Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi và đáp án môn Sử TN THPT Giáo dục thường xuyên 03/6/2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.16 KB, 3 trang )

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011
Môn thi : LỊCH SỬ - Giáo Dục Thường Xuyên

Đề
Câu I: (3,0 điểm)
Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945) và hệ quả của
những quyết định đó.
Câu II: (4,0 điểm)
Trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng Sàng Đông Dương (5 - 1941).
Câu III: (3,0 điểm)
Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975).
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I :
* Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945) :
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa
quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên xô sẽ tham gia chống
Nhật bản ở châu Á sau khi đánh bại phát xít Đức từ 2 đến 3 tháng.
- Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia
phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
* Hệ quả:
- Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3
cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường
được gọi là Trật tự hai cực Ianta.
Câu II:
* Nội dung của hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sàng Đông
Dương (5 - 1941) :
- Ngày 28/1/1941, Mĩ rút về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người trực tiếp triệu
tập và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hàng Trung ương Đảng tại Pác Bó ( Hà Quảng


- Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941.
- Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân
tộc, tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô,
giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
- Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật, sẽ thành lập Chính phú Nhân
Dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt
Minh thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương và giúp đỡ việc thành
lập Mặt trận ở các nước Lào, Campuchia, thay tên các Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc.
- Hội nghị xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần
tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn
đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại.
- Hội nghị chính thức bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới, bầu Trường Chinh làm
Tổng Bí thư.


* Ý nghĩa :
- Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương được đề
ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939, nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng
là độc lập dân tộc về đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy :
+ Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết.
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược : chống đế quốc
và phong kiến.
+ Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể: tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
- Hội nghị lần thư 8 có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Động viên toàn đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.
+ Với chủ trương của hội nghị, Mặt trận Việt Minh ra đời, qua đó Đảng xây dựng
được khối đoàn kết toàn dân vững chắc. Tiếp đó, lực lượng vũ trang lần lượt ra đời, căn

cứ địa cách mạng được lập, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ chuẩn bị tiến tới
Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Câu III:
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt
Nam :
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,
đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng
đắn, sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạnh Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và
cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết
hợp quân sự - chính trị - ngoại giao.
- Nhân dân ta ở 2 miền giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu
dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất
nước nhà. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu
của cuộc chiến đấu ở 2 miền.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi còn nhờ sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau
trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù chung của 3 dân tộc Đông Dương; Sự đồng tình,
ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới,
nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân
dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc
Mĩ.
* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống
Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau Cách mạng tháng
Tám - 1945; chấm dứt ách thống trị của người thực dân, đế quốc. Trên cơ sở đó, hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử
dân tộc: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên Chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của nhân dân ta, thất bại của đế quốc Mĩ đã tác động mạnh đến tình hình
nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là
đối với phong trào giải phóng dân tộc.

- Thắng lợi đó "Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói


lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX,
một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".
Thầy Đoàn Văn Đạo
Trung tâm luyện thi ĐH Vĩnh Viễn



×