TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2009 - LẦN II
MÔN LỊCH SỬ- KHỐI C
Thời gian: 180 phút
PHẦN CHUNG (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH)
Câu I: (3 điểm)
Sau cách mạng tháng Tám 1945, “ trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc ”,
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết khó khăn, bảo vệ
độc lập dân tộc
Câu II: (4 điểm)
Khi đánh giá về thành công của cách mạng tháng Tám 1945, một nhà nghiên cứu
đã nhận xét: “ cách mạng tháng Tám diễn ra và thành công trong 15 ngày là kết quả của
15 năm chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu tranh của Đảng ”
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy chứng minh nhận định trên?
PHẦN RIÊNG (THÍ SINH CHỈ ĐƯỢC LÀM CÂU IIIa HOẶC IIIb)
Câu III. a (Theo chương trình không phân ban) (3 điểm)
Các giai đoạn phát triển chính và những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản từ
1945- 2000?
Câu III. b (Theo chương trình phân ban) (3 điểm)
Hãy trình bày những nội dung cơ bản của đường lối cải cách ở Trung Quốc từ
1978 đến 2000. Liên hệ với công cuộc cải cách của nước ta hiện nay?
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
GỢI Ý TÓM TẮT ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Gợi ý đáp án
I * Tóm lược những khó khăn mà nhà nước Việt Nam DCCH phải đương đầu
sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công trên các mặt: kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hoá- xã hội. Từ đó nổi bật rõ tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
của dân tộc sau ngày 02/09/1945
* Các biện pháp giải quyết khó khăn:
- Với những khó khăn trước mắt: Đảng đề ra những biện pháp kiên quyết để
giải quyết như:
+ Diệt giặc đói qua phong trào “bình dân học vụ”
+ Diệt giặc dốt: xây dựng “hũ gạo tiết kiệm”, phong trào tăng gia sản xuất”
+ Giải quyết khó khăn về tài chính: xây dựng “quỹ Độc lập”, “Tuần lễ vàng”
+ Củng cố chính quyền DCND: tổ chức cuộc Tổng tuyển cử ngày
06/01/1946, xây dựng Quân đội quốc gia Việt Nam
=> Tác dụng: + Củng cố bộ máy chính quyền còn non trẻ.
+ Tạo ra tiểm lực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp
- Với nguy cơ đe doạ của giặc ngoại xâm:
+ Tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở miền
Nam để giam địch, ngăn chặn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng.
+ Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền
Bắc: thực hiện chủ trương tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với nhiều kẻ
thù cùng một lúc. Đảng chủ trương nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân
quốc một số quyền lợi kính tế- chính trị nhưng cũng kiên quyết từ chối
những yêu sách vô lý, trừng trị trấn áp bọn phản cách mạng. Những biện
pháp trên đã hạn chế thấp nhất các hoạt độnn phá hoại của Tưởng và bè lũ
tay sai.
+ Với âm mưu tiến quân ra Bắc của thực dân Pháp: ta thực hiện chủ trưong
“hoà để tiến”, kí “hiệp định Sơ bộ” với Pháp để gián tiếp đẩy 20 vạn quân
Trung Hoa Dân quốc về nước. Để tranh thủ them thời gian hoà hoãn, ta ký
tiếp với Pháp bản “Tạm ước Việt- Pháp” (14/09/1946)
II - Sự chuẩn bị của Đảng ta cho CMT8 là sự chuẩn bị công phu, lâu dài và
nhiều mặt, trong đó có những yếu tố quan trọng: lực lượng, tổ chức và các
hình thức lãnh đạo và đấu tranh.
- Thí sinh cần giải thích rõ:
+ CMT8 diễn ra trong 15 ngày là trong khoảng thời gian từ 14 đến
28/08/1945.
+ Sự chuẩn bị 15 năm của Đảng là trong khoảng thời gian từ 1930-1945
(tính từ khi Đảng ra đời đến khi CMT8 thành công)
- Dùng những sự kiện chính của cách mạng Việt Nam qua 3 cao trào cách
mạng để chứng minh vai trò và sự chuẩn bị của Đảng:
+ Cao trào cách mạng 1930-1931: là cao trào cách mạng đầu tiên, là giai
đoạn Đảng tập dượt hình thức đấu tranh và hình thức tổ chức chính quyền
Xô Viết kiểu mới.
+ Cao trào dân chủ 1936-01939: là cao trào đấu tranh công khai. Qua cao
trào, Đảng được rèn luyện về lực lượng, cán bộ lãnh đạo cũng như các hình
thức đấu tranh dân chủ công khai. Cao trào còn đánh dấu sự ra đời và hoạt
động của các hình thức mặt trận đầu tiên: Mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương
(3/1938).
+ Cao trào vận động Cách mạng tháng Tám: là sự chuẩn bị toàn diện của
Đảng trên mội phương diện: các hình thức mặt trận để tập hợp lực lượng
chính trị của quần chúng (đặc biệt là vai trò của Mặt trận Việt Minh); tổ
chức và xây dựng lực lượng vũ trang; hoàn thiện chủ trưong, đường lối lãnh
đạo đấu tranh của Đảng (thông qua Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939
và Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941); sự chuẩn bị chu đáo
kết hợp với việc chớp thời cơ cách mạng; sự kết hợp linh hoạt giữa hình
thức đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để giành chính quyền trong
CMT8
III.a Thí sinh nêu tóm tắt 4 giai đoạn và những thành tựu của nền kinh tế Nhật
Bản: + Từ 1945- 1952
+ Từ 1952- 1973
+ Từ 1973- 1991
+ Từ 1991- 2000
Trong đó nổi bật rõ những thành tựu trong giai đoạn từ 1952- 1973 và lý
giải rõ những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật
III.b * Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc;
- Hoàn cảnh: 12/1978, Đặng Tiểu Bình đề xướng đường lối đổi mới, đến
9/1982 được nâng lên thành “đường lối chung”.
- Nội dung; Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm; tiến hành cải cách và mở
cửa; chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
XHCN; xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
- Thành tựu: tóm tắt một số thành tựu nổi bật của Trung Quốc về kinh tế,
khoa học- ký thuật, văn hoá- giáo dục và đối ngoại với các sự kiện tiêu biểu
* Liên hệ với công cuộc mở cửa của nước ta hiện nay: thí sinh nêu tóm tắt
nội dung Đại hội VI của Đảng, những bài học từ công cuộc mở của của
Trung Quốc đã được Đảng học hỏi trong công cuộc cải cách cùng những kết
quả đạt được