Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.76 KB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN
TRƢỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
-------------***-------------

CHUYÊN ĐỀ
HƢỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM
DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH VĂN HỌC

Họ và tên : ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trƣờng THCS Lý Tự Trọng – huyện Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc.

Bình Xuyên, tháng 11 năm 2015


Đối tượng học sinh bồi dưỡng: p 9
Số tiết bồi dưỡng: 09
A. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
I. Kiến thức cơ bản trong SGK
1.Văn nghị luận.
2. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3. Nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ).
4. Các văn bản thơ, truyện được học trong chương trình Ngữ văn THSC.
5. Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh…
II. Kiến thức nâng cao, mở rộng
1. Kiến thức về văn học sử.
2. Kiến thức về lí luận văn học.
3. Kiến thức về kiểu bài so sánh văn học.
4. Một số tác phẩm văn học ngoài chương trình.
B. Hệ thống các dạng bài tập đặc trƣng của chuyên đề
1. So sánh các văn bản


Đây là trường hợp đề bài yêu cầu học sinh phân tích các văn bản trong thế
đối sánh v i nhau. Đề bài có thể không trực tiếp yêu cầu so sánh, nhưng khi làm
bài, học sinh phải chú ý hư ng t i mục tiêu so sánh đó. Các văn bản so sánh có
thể là các tác phẩm trọn vẹn, cũng có thể là các đoạn trích.
Ví dụ 1:
Cảm nhận của em về hai bài thơ sau:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng, Ngữ văn 8, tập 2 –
NXBGD Việt Nam, 2012)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Hồ Chí Minh, Rằm tháng Giêng, Ngữ văn 7, tập 1–
NXBGD Việt Nam, 2012)

1


Ví dụ 2:
Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), nhà thơ í
Bạch viết:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Ngữ văn 7, tập 1 – NXBGD Việt Nam, 2012)

Trong bài thơ Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh viết:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Ngữ văn 7, tập 1 – NXBGD Việt Nam, 2012)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai bài thơ trên.
Ví dụ 3:
Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập 2 –
NXBGD Việt Nam, 2012)

2


Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
(Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 –
NXBGD Việt Nam, 2012)
2. So sánh một hình ảnh, một khía cạnh nội dung tư tưởng hoặc bút pháp nghệ
thuật… trong các văn bản.
Thực chất đây là một dạng nhỏ của dạng so sánh các văn bản, nhưng đề
bài yêu cầu cụ thể về phương diện so sánh, vấn đề so sánh. Các văn bản cần so
sánh có thể là hai, cũng có thể là một nhóm văn bản.
Ví dụ 1:
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nông dân trư c
Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm: Lão
Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân).
Ví dụ 2:
Cảm nhận về nét đẹp ân tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai
bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Ví dụ 3:
Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí
(Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Ví dụ 4:
Khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trư c 1945 qua hai đoạn
thơ sau:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
(Thế ữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD Việt
Nam, 2012)
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
3


Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD
Việt Nam, 2012)
Ví dụ 5:
Trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình qua các tác phẩm: Bếp
lửa (Bằng Việt), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Mây và sóng (R.Tago).
C. Hệ thống các phƣơng pháp cơ bản, đặc trƣng để giải các dạng bài tập
trong chuyên đề
1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp gợi mở, phân tích, giảng bình.
3. Phương pháp liên hệ, so sánh.
4. Phương pháp thảo luận nhóm.
5. Phương pháp viết văn nghị luận
D. Hƣớng dẫn cách làm dạng bài so sánh văn học
I. Một số vấn đề lƣu ý về dạng bài
1. Khái quát dạng bài so sánh văn học
- Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba l p nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn” .
Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như:

phân tích, bác bỏ, bình luận. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một
cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một dạng bài nghị luận
bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về
một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi…. Trong chuyên đề này chúng ta nghiên cứu
vấn đề ở góc nhìn thứ ba.
- So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay
nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, k
lưỡng, r nét và sâu sắc hơn. Dạng bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách
thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi
trữ tình, vẻ đẹp nghệ thuật,… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác
phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các
tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào
lưu, trường phái văn học khác nhau.
- Mục đích cuối cùng của dạng bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ
giống và khác nhau giữa các văn bản, các tác giả, từ đó thấy được những mặt kế
thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng văn bản; thấy được vẻ đẹp
riêng của từng văn bản; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không
dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng đánh giá, lí giải
4


nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất
cần thiết đối v i người học văn, nhất là học sinh giỏi.
2.Quy trình và cách làm bài dạng bài so sánh văn học
2.1. Quy trình
- Trư c hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh.Trên đại
thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.Tùy
từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ
khác nhau như: ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề
tài, chủ đề, tư tưởng...

- Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bư c này
đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt
thật nổi bật, r nét, tránh nói chung chung, mơ hồ. Khi nhận xét về điểm giống
và khác nhau, giáo viên cũng cần định hư ng cho các em tìm trên các bình diện
để so sánh như :
+ Thời đại, hoàn cảnh ra đời
+ Đề tài, chủ đề
+ Nội dung tư tưởng
+ Đặc sắc nghệ thuật
+ Vị trí đóng góp của tác phẩm, tác giả.....
Nếu các em đối chiếu hai đối tượng (văn bản) được so sánh trên các bình
diện trên để khái quát vấn đề, chắc chắn các em sẽ tìm thấy điểm giống và khác
nhau. Vì người ra đề thi dạng so sánh thường dựa trên những vấn đề có liên
quan t i nhau để ra đề.
- Tiếp theo là đánh giá, nhận xét và có thể lí giải nguyên nhân của sự giống và
khác nhau đó. Bư c này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững
vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy
tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục. Đây là một luận điểm khó nhất trong bài
viết.
2.2. Cách thức làm bài
Đứng trư c một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn
đề, song đối v i dạng đề so sánh văn học, dù là so sánh hai chi tiết, hai tác
phẩm, hai đoạn trích, hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thông
thường có hai cách:
a. Phân tích theo kiểu nối tiếp:
V i cách này, người viết cần lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả
về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
*Mở bài:
- Dẫn dắt

- Gi i thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

5


*Thân bài
- àm r đối tượng so sánh thứ nhất (bư c này vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận, đặc biệt là thao tác lập luận phân tích)
- àm r đối tượng so sánh thứ hai (bư c này vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận đặc biệt là thao tác lập luận phân tích)
- Đánh giá nâng cao:
+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện
như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bư c này vận dụng kết hợp nhiều
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập
luận so sánh)
+ ý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng
thi pháp của thời kì văn học...
*Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Những liên hệ mở rộng
Tuy nhiên v i cách làm này, học sinh cũng có thể triển khai theo các
bư c sau (Phần thân bài):
- Phân tích những điểm chung của các đối tượng so sánh
- Phân tích những điểm riêng của từng đối tượng so sánh
- Đánh giá nâng cao (bình giá, so sánh, lí giải...)
b. Phân tích song song :
V i cách làm này, người viết cần song hành so sánh trên mọi bình diện
của hai đối tượng. Tức là tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt
phân tích từng luận điểm kết hợp v i việc lấy song song dẫn chứng của cả hai

văn bản để chứng minh. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt
chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề. Mô hình khái quát của kiểu bài
này như sau:
*Mở bài
- Dẫn dắt
- Gi i thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
*Thân bài
- Điểm giống nhau
+ uận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ uận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ uận điểm .....
- Điểm khác nhau
+ uận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ uận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ uận điểm .....
*Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
6


- Những liên hệ mở rộng.
Mỗi cách làm đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế không
phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã
trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào
và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của
phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ hoặc thêm một phần nào đó cho hợp v i
yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.
II. Hƣớng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài văn
1. Mở bài
Đối v i dạng đề so sánh văn học, học sinh thường lúng túng khi viết mở

bài vì liên qua t i hai tác giả, hai tác phẩm. Các em thường mắc phải lỗi gi i
thiệu tuần tự hai tác giả, hai tác phẩm một cách rời rạc khiến người chấm có cảm
giác như có hai mở bài. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh cách mở bài:
+ Các em nên bắt đầu từ những điểm chung có liên quan đến hai tác giả, hai tác
phẩm, thời đại, đề tài, các nhận định liên quan...để dẫn dắt vào vấn đề
+ Để có một mở bài hay, các em cần mở bài ngắn gọn, đầy đủ (các thông tin cơ
bản), độc đáo (gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề mình sẽ viết) và phải
tự nhiên.
Ví dụ 1:
Đề bài: Khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trư c 1945 qua
hai đoạn thơ sau:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
(Thế ữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập 2 –
NXBGD Việt Nam, 2012)
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 –
NXBGD Việt Nam, 2012)
Có thể mở bài v i các ý sau:
- Gi i thiệu thơ ca trư c Cách mạng tháng Tám v i những khuynh hư ng, trào
lưu khác nhau

7


- Gi i thiệu hai bài thơ, đoạn thơ: Nhớ rừng (Thế ữ) và Khi con tu hú (Tố
Hữu) là những tác phẩm tiêu biểu trong thơ ca giai đoạn đó. Hai bài thơ đều nói
lên khát vọng tự do cháy bỏng của các nhân vật trữ tình. Điều đó được thể hiện
sâu sắc ở hai khổ thơ của hai tác phẩm.
Ví dụ 2:
Đề bài: Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng
chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Có thể mở bài v i các ý sau:
- Người chiến sĩ là đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam
- Cùng viết về một đề tài, hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu
đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) cho ta cảm nhận được những nét đặc sắc
về hình tượng người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống M
cứu nư c.
2.Thân bài
Thân bài được xem là phần quan trọng nhất trong một bài viết vì nó
chiếm số lượng điểm nhiều nhất của toàn bài. Chính vì vậy mà phần này giáo
viên không chỉ trang bị kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, kiến thức sâu,
rộng về tác phẩm mà phải hư ng dẫn cho các em các kĩ năng viết bài: lập dàn ý,
cách bám sát yêu cầu đề cũng như là nghệ thuật hành văn, kĩ thuật xoáy trọng
tâm để khi thực hành các em làm được bài ở phong độ tốt nhất.
Khi lập dàn ý phần thân bài, tùy theo cách phân tích, học sinh sẽ tìm các
luận điểm, luận cứ và sắp xếp theo hệ thống hợp lí.
Ví dụ 1:
Đề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nông dân
trư c Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm:
Lão Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân).
Dàn ý phần thân bài có thể như sau (trình bày theo kiểu nối tiếp):

a. Hai tác phẩm cho thấy vẻ đẹp chung của người nông dân Việt Nam:
- Cần cù chịu khó, một đời chăm lo làm ăn: ão Hạc khi còn sức lực thì cày thuê
cuốc mư n, khi già yếu vẫn đem chút hơi tàn còn lại để lao động kiếm sống; ông
Hai phải xa làng Chợ Dầu đi tản cư, vẫn hăng hái lao động, vỡ đất trồng sắn để
“ăn vào những tháng đói sang năm”…
- Có lòng nhân ái cao cả, có phẩm chất lương tâm trong sạch: lão Hạc yêu
thương con, lương thiện, tự trọng; ông Hai cũng là người yêu thương con, yêu
thương làng Chợ Dầu, tự trọng khi nhận thức được điều nhục nhã, xấu hổ của
người dân một làng phản động.
b. Hai tác phẩm cho thấy vẻ đẹp riêng của người nông dân Việt Nam của từng
giai đoạn lịch sử
* ão Hạc là hình ảnh người nông dân trư c Cách mạng tháng Tám. Lão nghèo
đói, bất hạnh, bị sự đói khổ đẩy đến bư c đường cùng song vẫn ánh lên những
phẩm chất cao đẹp của người nông dân dư i xã hội xưa.
- ão là người cha có tình yêu con sâu sắc
8


+ uôn nh thương con, ân hận vì không lo được hạnh phúc cho con
+ Chắt chiu dành dụm tiền cho con
+ Chết để giữ mảnh vườn cho con
- ão là người nhân hậu, lương thiện, tự trọng
+ Yêu thương con chó Vàng như yêu thương con cháu của mình
+ Cả đời không lừa dối ai, ân hận vì bán chó, dù đói khổ đến đâu cũng không
làm điều xằng bậy
+ Để tiền làm ma vì không muốn phiền lụy đến làng xóm
+ Chọn cái chết đau đ n vật vã để giữ lương tâm và phẩm giá trong sạch
* Ông Hai mang vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám
- Cách mạng đã đem đến cho ông những suy nghĩ và hành động m i. Được sống

trong tự do, được làm chủ, thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân
phong kiến, ông hể hả vui mừng và hiểu r trách nhiệm của mình trư c làng
xóm, trư c cách mạng.
- Ông Hai là người nông dân thuần hậu như bao người nông dân khác, mang
trong mình tình yêu làng quê thật bình dị mà sâu sắc.
+ Ông hay khoe làng v i một niềm say mê, tự hào đặc biệt
+ Ông không muốn xa làng đi tản cư
+ Ở nơi tản cư ông luôn nh về làng, luôn nghe ngóng tin tức về cái làng thân
yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Ông Hai là người nông dân luôn quan tâm đến tình hình thời sự kháng chiến,
có tình yêu làng quê thống nhất v i tình yêu nư c
+ uôn nghe ngóng tin tức kháng chiến
+ Xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng theo giặc
+ Hả hê vui sư ng khi nghe tin cải chính về làng
c. Đánh giá
- Người nông dân ở hai thời kì đều mang những nét đẹp đặc trưng tiêu biểu cho
truyền thống nông dân Việt Nam.
- Hai nhân vật đã cho ta thấy được sự phát triển về nhận thức của người nông
dân. Trư c Cách mạng, đó là những người nông dân nghèo, chưa có nhận thức
đầy đủ về giai cấp; sau đó, người nông dân đã đi theo cách mạng, tham gia
kháng chiến. Vẻ đẹp đó càng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là tình yêu làng, yêu
nư c gắn liền v i cách mạng và kháng chiến, không thỏa hiệp v i kẻ thù, không
đội trời chung v i bọn Việt gian và bọn xâm lược.
- Hai nhân vật được khắc họa thành công nhờ ngòi bút đầy tài năng của các nhà
văn am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn và người nông dân, gắn bó nặng lòng
v i làng quê Việt Nam, làm cho hình ảnh người nông dân trở nên đẹp đẽ, ngời
sáng.
Ví dụ 2:
Đề bài: Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng hai bài thơ Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) và Con cò (Chế an

9


Viên) là hai tác phẩm có những khám phá nghệ thuật riêng, thể hiện cảm xúc trữ
tình riêng của mỗi nhà thơ. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dàn ý phần thân bài có thể như sau (trình bày theo kiểu song song):
a. Sự giống nhau giữa hai bài thơ
- Về hoàn cảnh sáng tác: Cả hai bài thơ đều được viết sau Cách mạng tháng
Tám.
- Về đề tài: Cả hai bài thơ đều viết về người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong
thời đại m i: yêu con, yêu nư c, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
- Về nghệ thuật thể hiện: đều vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao, dân ca.
b. Sự khác biệt
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ: Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ chủ yếu dùng thể
thơ 8 chữ phù hợp v i âm điệu hát ru. Bài Con cò sử dụng thể thơ tự do v i các
câu dài ngắn khác nhau để diễn tả sự phong phú của hình tượng con cò và cảm
xúc của nhà thơ.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh:
Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Ngôn ngữ giản dị, hàm
súc, giàu sức gợi. Hình ảnh trung tâm là người mẹ Tà Ôi vừa địu con trên lưng
vừa tham gia kháng chiến. Đây là hình ảnh có tính sáng tạo độc đáo, chân thực
cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ.
Bài Con cò: Hình ảnh trung tâm là hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ.
Con cò trong ca dao được đưa vào thơ Chế an Viên một cách sáng tạo qua các
biện pháp nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc. Con cò là biểu tượng cho lòng mẹ, biểu
tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa lời ru đối v i cuộc đời mỗi con
người. Nhiều câu thơ mang đậm chất triết lí, suy tưởng.
+ Giọng điệu:

Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: sáng tác theo điệu ru
con của người Tà Ôi, kết hợp v i điệp khúc tạo âm điệu tha thiết, ngọt ngào như
lời ru.
Bài Con cò: sử dụng hình ảnh ca dao, âm điệu lời ru được thể hiện qua
hình thức thơ tự do nên chất giọng vừa bay bổng vừa sâu lắng, vừa dân tộc vừa
hiện đại.
- Về cảm xúc trữ tình:
+ Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được viết năm 1971, khi tác
giả đang tham gia chiến đấu ở chiến trường. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến cuộc
sống và chiến đấu của những người phụ nữ Tà Ôi. Bài thơ thể hiện niềm xúc
động, tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của người phụ nữ, là lời ngợi ca dành cho
những bà mẹ hết lòng yêu con, hết lòng vì kháng chiến.
+ Bài Con cò được viết năm 1962. Đây là những cảm nhận, suy ngẫm và cũng là
những lời ngợi ca về tình mẫu tử thiêng liêng, là suy tư sâu xa về tình mẹ và ý
nghĩa của lời ru đối v i cuộc sống mỗi con người.
10


c. Đánh giá:
- Cả hai bài thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về người phụ nữ, tự hào
về họ.
- Nét riêng của từng bài thơ cho thấy sự sáng tạo của tác giả, góp phần làm
phong phú hơn đời sống thơ ca dân tộc.
3. Kết bài
- Kết bài là khâu cuối cùng để hoàn thành bài viết. Một số em học sinh thường
xem nhẹ kết bài, chỉ cần có “đóng lại” bằng cách tóm lại một vài ý đã trình bày
ở trên là được. Đứng trư c thực trạng đó nên giáo viên cần hư ng dẫn cho học
sinh cách kết bài, nhất là cách kết bài của dạng đề so sánh vốn mang tính đặc thù
riêng.
- Một kết bài đúng nguyên tắc, hay, không chỉ ngắn gọn, khép lại những vấn đề

đã bàn luận ở trên mà học sinh có thể kết bài mở, kết bài phát triển, kết bài theo
hư ng nâng cao, mở rộng để gợi ra nhiều suy nghĩ liên tưởng m i nơi người đọc
Ví dụ 1: Kết bài cho đề “Khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại
trư c 1945 qua hai đoạn thơ trong bài Nhớ rừng và Khi con tu hú” có thể có
các ý:
- Hai nhà thơ, hai phong cách khác khau nhưng đều nói lên lòng khao khát tự do
cháy bỏng, thể hiện tâm sự chung, khát vọng chung của một dân tộc đang chìm
trong đêm đen nô lệ ở những năm trư c Cách mạng tháng Tám.
- Các tác giả đã khơi gợi trong mỗi chúng ta lòng yêu tự do, yêu cuộc sống và ý
thức trách nhiệm đối v i đất nư c quê hương.
Ví dụ 2: Kết bài cho đề “Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong
hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm
Tiến Duật)” có thể có các ý:
- Hai bài thơ đã hoàn chỉnh bức chân dung người chiến sĩ trong hai cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc
- Hình tượng người chiến sĩ đã làm sống lại trong lòng người đọc về một thời
gian khổ nhưng oanh liệt hào hùng, khắc sâu niềm tự hào về con người và đất
nư c Việt Nam.

E. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề
ĐỀ 1: Đề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nông dân
trư c Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm:
Lão Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân).
Dàn bài tham khảo
I. Mở bài
- Gi i thiệu về hình ảnh người nông dân trong văn học Việt Nam
11


- Dẫn dắt đến hình ảnh người nông dân trong hai tác phẩm: Lão Hạc (Nam Cao)

và Làng (Kim ân), đánh giá sơ bộ về hình tượng.
II. Thân bài
1. Hai tác phẩm cho thấy vẻ đẹp chung của người nông dân Việt Nam
- Cần cù chịu khó, một đời chăm lo làm ăn: ão Hạc khi còn sức lực thì cày thuê
cuốc mư n, khi già yếu vẫn đem chút hơi tàn còn lại để lao động kiếm sống; ông
Hai phải xa làng Chợ Dầu đi tản cư, vẫn hăng hái lao động,vỡ đất trồng sắn để
“ăn vào những tháng đói sang năm”…
- Có lòng nhân ái cao cả, có phẩm chất lương tâm trong sạch: lão Hạc yêu
thương con, lương thiện, tự trọng; ông Hai cũng là người yêu thương con, yêu
thương làng Chợ Dầu, tự trọng khi nhận thức được điều nhục nhã, xấu hổ của
người dân của một làng phản động.
2. Hai tác phẩm cho thấy vẻ đẹp riêng của người nông dân Việt Nam của từng
giai đoạn lịch sử
a. ão Hạc là hình ảnh người nông dân trư c Cách mạng tháng Tám. ão nghèo
đói, bất hạnh, bị sự đói khổ đẩy đến bư c đường cùng song vẫn ánh lên những
phẩm chất cao đẹp của người nông dân dư i xã hội xưa.
- ão là người cha có tình yêu con sâu sắc
+ uôn nh thương con, ân hận vì không lo được hạnh phúc cho con
+ Chắt chiu dành dụm tiền cho con
+ Chết để giữ mảnh vườn cho con
- ão là người nhân hậu, lương thiện, tự trọng
+ Yêu thương con chó Vàng như yêu thương con cháu của mình
+ Cả đời không lừa dối ai, ân hận vì bán chó, dù đói khổ đến đâu cũng không
làm điều xằng bậy
+ Để tiền làm ma vì không muốn phiền lụy đến làng xóm
+ Chọn cái chết đau đ n vật vã để giữ lương tâm và phẩm giá trong sạch
b. Ông Hai mang vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám.
- Cách mạng đã đem đến cho ông những suy nghĩ và hành động m i. Được sống
trong tự do, được làm chủ, thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân

phong kiến, ông hể hả vui mừng và hiểu r trách nhiệm của mình trư c làng
xóm, trư c cách mạng.
- Ông Hai là người nông dân thuần hậu như bao người nông dân khác, mang
trong mình tình yêu làng quê thật bình dị mà sâu sắc.
+ Ông hay khoe làng v i một niềm say mê, tự hào đặc biệt
+ Ông không muốn xa làng đi tản cư
+ Ở nơi tản cư ông luôn nh về làng, luôn nghe ngóng tin tức về cái làng thân
yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Ông Hai là người nông dân luôn quan tâm đến tình hình thời sự kháng chiến,
có tình yêu làng quê thống nhất v i tình yêu nư c
+ uôn nghe ngóng tin tức kháng chiến
12


+ Xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng theo giặc
+ Hả hê vui sư ng khi nghe tin cải chính về làng
3. Đánh giá
- Người nông dân ở hai thời kì đều mang những nét đẹp đặc trưng tiêu biểu cho
truyền thống nông dân Việt Nam.
- Hai nhân vật đã cho ta thấy được sự phát triển về nhận thức của người nông
dân. Trư c Cách mạng, đó là những người nông dân nghèo, chưa có nhận thức
đầy đủ về giai cấp; sau đó, người nông dân đã đi theo cách mạng, tham gia
kháng chiến. Vẻ đẹp đó càng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là tình yêu làng, yêu
nư c gắn liền v i cách mạng và kháng chiến, không thỏa hiệp v i kẻ thù, không
đội trời chung v i bọn Việt gian và bọn xâm lược.
- Hai nhân vật được khắc họa thành công nhờ ngòi bút đầy tài năng của các nhà
văn am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn và người nông dân, gắn bó nặng lòng
v i làng quê Việt Nam, làm cho hình ảnh người nông dân trở nên đẹp đẽ, ngời
sáng.
III. Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam qua hai tác phẩm
- Những liên hệ mở rộng.
ĐỀ 2: Khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trư c 1945 qua hai đoạn
thơ sau:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
(Thế ữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập 2 –NXBGD Việt
Nam, 2012)
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD
Việt Nam, 2012)

13


Dàn bài tham khảo
I. Mở bài
- Gi i thiệu các trào lưu văn học giai đoạn 1930 – 1945
- Dẫn dắt đến hai tác giả, hai tác phẩm, hai đoạn thơ và vấn đề nghị luận: khát
vọng tự do; đánh giá sơ bộ vấn đề
II.Thân bài

1. Đôi nét khái quát
- Khát vọng tự do là khao khát, ư c muốn có được tự do; thoát khỏi tình cảnh tù
túng, mất tự do; mong muốn được sống đúng v i lí tưởng, hoài bão, giá trị bản
thân, không bị trói buộc bởi hoàn cảnh.
- Do hoàn cảnh lịch sử và xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, dân tộc ta
chìm trong bóng đêm nô lệ. Con người bị áp bức bóc lột, cuộc sống mất tự do.
Vì vậy, khát vọng tự do là khát vọng cháy bỏng của mọi tầng l p nhân dân, đặc
biệt là tầng l p trí thức.
2. Phân tích khát vọng tự do trong hai đoạn thơ
a. Điểm tương đồng: cả hai đoạn thơ đều thể hiện khát vọng tự do
- Tâm trạng đau khổ, căm uất, ngột ngạt của những thân phận bị tù đày, mất tự
do trong cảnh nô lệ tăm tối của đất nư c
- Hư ng đến cuộc sống tự do bên ngoài, muốn thoát khỏi cảnh tù ngục, mất tự
do
- Khát vọng tự do ở hai đoạn thơ đều được thể hiện trong những vần thơ giàu
nhạc điệu, hình ảnh
b. Điểm riêng, độc đáo:
* Đoạn thơ trong Nhớ rừng
- Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ gián tiếp qua tâm sự của con hổ bị nhốt trong
vườn bách thú, qua đó nói lên tâm sự thầm kín của người dân mất nư c
+ Sự uất ức, căm hờn, chán ghét cuộc sống mất tự do: gậm một khối căm hờn,
nằm dài trông ngày tháng dần qua…
+ Ý thức về thân phận bị tù đày: nhục nhằn, tù hãm, làm trò lạ mắt, thứ đồ
chơi…
- Khát vọng tự do được thể hiện qua thể thơ 8 chữ đậm chất lãng mạn, dạt dào
cảm xúc, gieo vần liền, m i mẻ về ngôn từ, độc đáo về hình ảnh.
* Đoạn thơ trong Khi con tu hú
- Khát vọng tự do được thể hiện ở:
+ Tâm trạng căm uất của người chiến sĩ trong cảnh tù đày khi nghe hè về ở thế
gi i bên ngoài nhà lao – một thế gi i tự do tươi đẹp và căng tràn nhựa sống: Ta

nghe hè dậy bên lòng
+ Cách ngắt nhịp thơ độc đáo: Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi!,
+ Những từ ngữ mạnh: đạp tan phòng, chết uất,từ cảm thán làm sao, thôi, ôi,
qua hình ảnh tiếng chim tu hú – tiếng gọi của tự do… Tất cả như truyền đến
14


người đọc cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao cháy bỏng muốn thoát ra
khỏi cảnh tù ngục, trở về v i cuộc sống tự do bên ngoài.
- Khát vọng tự do được thể hiện qua những vần thơ lục bát giản dị mà tha thiết,
chứa chất tâm trạng.
3. Đánh giá
- Thế ữ và Tố Hữu là những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945. Do sự giác ngộ cách mạng khác nhau nên mỗi nhà thơ có khuynh
hư ng sáng tác riêng, có cách riêng trong việc thể hiện cái tôi cá nhân. Thơ Thế
ữ là thơ m i nên chủ yếu hư ng t i giải phóng cái tôi cá nhân, đề cao bản ngã.
Đoạn thơ trong Nhớ rừng là những vần thơ lãng mạn, đại diện cho khát vọng tự
do, tâm sự của cả một l p trí thức bế tắc trư c thời cuộc. Trong khi đó, thơ Tố
Hữu thể hiện tiếng nói đấu tranh cách mạng theo khuynh hư ng vô sản, có nội
dung tư tưởng tiến bộ. Đoạn thơ trong Khi con tu hú là là những vần thơ cách
mạng đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, đại diện cho khát vọng đấu tranh vì độc lập tự do
của dân tộc – một lí tưởng cao cả của thời đại, là tiếng nói đấu tranh của những
chiến sĩ cộng sản kiên trung.
- Sự khác nhau trong cách thể hiện khát vọng tự do ở hai đoạn thơ còn cho thấy
những nét riêng trong dấu ấn sáng tạo của nghệ sĩ.
III. Kết bài
- Khẳng định khát vọng tự do trong hai đoạn thơ
- Những liên hệ mở rộng.
ĐỀ 3:
Hình ảnh người cha trong hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao), Chiếc lược

ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Dàn bài tham khảo
I. Mở bài
- Gi i thiệu về đề tài tình cảm gia đình trong văn học
- Dẫn dắt đến vần đề nghị luận: Hình ảnh người cha trong hai văn bản: Lão Hạc
(Nam Cao), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
II. Thân bài
1. Nét chung về hình ảnh người cha trong hai văn bản
- Hai văn bản cùng hư ng về một đề tài: thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử của con
người Việt Nam. ão Hạc và ông Sáu đều là những người cha có tình yêu con
sâu sắc.
- Hình ảnh người cha trong hai văn bản được khắc họa bằng thể loại truyện
ngắn, lối viết chân thực, cảm động, cách xây dựng tình huống độc đáo, hấp dẫn.
2. Nét riêng về hình ảnh người cha ở từng văn bản
a. Lão Hạc
15


- Tác phẩm Lão Hạc viết trư c Cách mạng tháng Tám. Truyện làm nổi bật hình
ảnh người cha nghèo khổ bất hạnh nhưng có lòng yêu con sâu sắc. Người cha ấy
đã dành hết tình yêu thương cho con, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng cho con
(Phân tích qua các hành động, việc làm, suy nghĩ, lời nói của lão Hạc: lão day
dứt ân hận vì không lo được hạnh phúc cho con, dành dụm tiền cho con, chết để
giữ trọn mảnh vườn cho con…)
- Sống trong xã hội cũ, người cha ấy thương con nhưng bế tắc vì quá nghèo khổ.
Đó là người cha đáng thương. Cái chết của lão Hạc thật cao thượng, nhưng xót
xa; tương lai của đứa con cũng mù mịt.
- Người cha trong Lão Hạc được khắc họa bằng bút pháp hiện thực thấm đẫm
tinh thần nhân đạo, tạo tình huống bất ngờ, miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
b. Ông Sáu

- Tác phẩm Chiếc lược ngà viết giữa lúc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác
liệt. Truyện làm nổi bật vẻ đẹp của người cha – chiến sĩ cách mạng. Đó là người
cha có tình yêu con sâu sắc trong mọi cảnh ngộ, trong mọi khoảnh khắc của
cuộc đời (Phân tích qua các hoàn cảnh của nhân vật: trên đường về thăm nhà,
khi nhìn thấy con, những ngày ở nhà, buổi sáng chia tay, ở chiến trường, đặc
biệt là hành động làm chiếc lược, trư c lúc hi sinh...)
- Người cha ấy hết lòng yêu con nhưng không quên nhiệm vụ chiến đấu. Cái
chết của ông Sáu không phải là biểu hiện của sự bế tắc mà là cái chết vinh quang
cho đất nư c, cho con. Bé Thu sau này trở thành một nữ giao liên, bư c tiếp con
đường của cha – một người cha, người chiến sĩ đáng khâm phục, tự hào.
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng nhân vật ông Sáu bằng lối viết riêng: tạo
kịch tính, miêu tả tính cách người cha Nam bộ mạnh mẽ mà đằm thắm, chọn chi
tiết đắt giá, ngôn ngữ đạm chất Nam bộ. Truyện tuy có buồn nhưng không bi
thương, vẫn có niềm lạc quan cách mạng.
3. Đánh giá
Tình phụ tử là đề tài quen thuộc, nhưng v i tài năng và tấm lòng của
mình, các tác giả đã có những đóng góp riêng, tạo dựng nên những hình tượng
văn học độc đáo thể hiện được tình cảm mang tính nhân bản, bền vững này.
III. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của hình ảnh người cha trong hai văn bản
- Những liên hệ mở rộng.
ĐỀ 4: Cảm nhận của em về hai bài thơ sau:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
16


(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng, Ngữ văn 8,

tập 2 – NXBGD Việt Nam, 2012)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Hồ Chí Minh, Rằm tháng Giêng, Ngữ văn 7,
tập 1 – NXBGD Việt Nam, 2012)
Dàn bài tham khảo
I. Mở bài
- Gi i thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Người
- Gi i thiệu hai bài thơ Ngắm trăng, Rằm tháng Giêng và nêu đánh giá sơ bộ
II. Thân bài
1. Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt:
+ Bác bị bắt giam trong nhà lao của chính quyền Tưởng Gi i Thạch (năm 1942
– 1943)
+ Hoàn cảnh sáng tác đó cho ta thấy một tư thế ngắm trăng hết sức độc đáo, biểu
lộ một phong thái ung dung chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo
- Bài thơ cho ta thấy tâm hồn giàu rung động trư c vẻ đẹp của thiên nhiên:
+ Thông thường người ta chi ngắm trăng khi lòng thanh thản, thư thái, có điều
kiện vật chất đủ đầy (rượu, cờ, hoa). Ở đây, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị
tù đày, gian khổ thiếu thốn đủ bề: Trong tù không rượu cũng không hoa
+ Trư c vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn người tù rung động và hết sức bối rối.
Câu thơ dịch chưa thể hiện được sự bối rối rất nghệ sĩ ấy(nại nhược hà – biết
làm thế nào). Mặc dù không tả nhưng qua tâm trạng con người mà cảm nhận
được vẻ đẹp diệu kì của đêm trăng, cảm nhận được tâm hồn thi nhân dạt dào,
tinh tế, thơ mộng.
+ Nghệ thuật đối, phép nhân hóa đã đem lại vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ, thể hiện
sự tri âm tri kỉ giữa Bác và trăng.
- Bài thơ cho ta cảm nhận được tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản

+ Bác đã có cuộc vượt ngục tinh thần để ngắm trăng: người tù quên đi cảnh ngộ
“thân tù” của mình, say sưa ngắm trăng qua song sắt., thưởng thức vẻ đẹp vĩnh
hằng của trăng.
+ Người và trăng bất chấp sự ngăn cách của nhà tù, đến v i nhau hòa quyện, dạt
dào cảm xúc. Không còn nhà lao, không còn tù ngục, chỉ có thi nhân đang
thưởng ngoạn trăng trong không gian khoáng đạt.
17


Như vậy, bài thơ đã thể hiện phong thái ung dung, lạc quan, luôn vượt lên
trên hoàn cảnh và làm chủ hoàn cảnh của Bác; thể hiện r bản lĩnh kiên cường,
tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh tù đày.
2. Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng giêng
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, khi đó
Bác là Chủ tịch nư c đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ cho ta cảm nhận một tâm hồn thi nhân dạt dào cảm xúc trư c vẻ đẹp
thiên nhiên
+ Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ tươi đẹp, trong sáng: cảnh xuân phơi ph i,
sức xuân ngập tràn cả đất trời, sông nư c, tràn ngập cả con thuyền nơi Bác đang
bàn việc quân, việc nư c
+ Nghệ thuật điệp ngữ độc đáo tạo ấn tượng về cảnh đêm xuân bát ngát v i ánh
trăng chiếu sáng cả đất trời, dòng sông…
- Bài thơ cho ta cảm nhận được tấm lòng yêu nư c thiết tha sâu nặng của Bác.
+ Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, ta càng thấy r tấm lòng yêu nư c
thiết tha của vị Chủ tịch nư c đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trường
kì gian khổ, bận trăm công nghìn việc, phải đối mặt v i bao khó khăn thử thách,
nhưng vẫn ung dung lạc quan, vẫn say sưa ngắm khung cảnh thiên nhiên đất
nư c tươi đẹp, bình dị.
+ Ở Bác, lòng yêu nư c, yêu thiên nhiên hòa quyện thật tuyệt vời.
3. Đánh giá

- Cả hai bài thơ đều có vẻ đẹp của thiên nhiên: vầng trăng
- Cả hai bài thơ đều toát lên hình ảnh đẹp của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí
Minh: có tình yêu tha thiết v i thiên nhiên đất nư c, có tấm hồn khoáng đạt,
thanh cao, giàu cảm xúc; có bản lĩnh, cốt cách, phong thái ung dung tự tại của
người chiến sĩ luôn làm chủ trong mọi hoàn cảnh.
- Cả hai bài thơ được tạo nên bởi những nét nghệ thuật đặc sắc: ngôn ngữ tinh
luyện, hàm súc, trong sáng; hình ảnh thơ giàu sức gợi, có sự kết hợp hài hòa
giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc (trong
nguyên tác chữ Hán).
III. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của hai bài thơ
- Những liên hệ mở rộng.
ĐỀ 5:
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn
Thành Long) và nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh
Khuê) trong sự đối sánh để làm nổi bật vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

18


Dàn bài tham khảo:
I. Mở bài
- Dẫn dắt:Văn học cách mạng giai đoạn 1965 – 1975 tập trung vào hai đề tài l n
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống nhất
đất nư c.
- Gi i thiệu hai nhân vật trong hai văn bản và nêu đánh giá sơ bộ
II. Thân bài
1. Vẻ đẹp chung của hai nhân vật
- Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành ong và Những ngôi sao xa xôi của ê

Minh Khuê cùng ra đời trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go, quyết liệt của
dân tộc, các tác phẩm đều hư ng vào phản ánh hiện thực đất nư c những năm
bảy mươi của thế kỉ XX. Hai nhân vật đều có hoàn cảnh sống, chiến đấu và làm
việc vô cùng gian khổ, hiểm nguy. Họ đã cùng dân tộc chia sẻ những gian nan
thử thách của thời đại.
- Hai tác phẩm đã xây dựng được những con người điển hình trong hoàn cảnh
điển hình, mang vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam trong lao động và
chiến đấu, mang chủ nghĩa yêu nư c, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ là
những con người sống đẹp, giàu lí tưởng, nhiệt tình, lạc quan yêu đời, nguyện
hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nư c. Các tác giả đều hư ng t i thể hiện vẻ
đẹp của cuộc sống m i: đánh giặc giữ nư c và xây dựng Tổ quốc
- Anh thanh niên và Phương Định được khắc họa thành công qua thể loại truyện
ngắn, cách kể chuyện hấp dẫn làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.
2. Vẻ đẹp riêng của mỗi nhân vật
a. Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa: là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ
trẻ trên mặt trận lao động sản xuất xây dựng đất nư c.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình sống và làm việc trên đình Yên Sơn
cao 2600m (thuộc Sa Pa – ào Cai), quanh năm mây phủ, cô đơn, công việc
nhàm chán, đơn điệu…
- Vẻ đẹp phẩm chất:
+ Có lí tưởng cao đẹp, yêu nghề, ý thức được công việc của mình là có ích cho
đất nư c, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc hăng say, luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ.
+ Có lối sống đẹp, mộc mạc, bình dị, hồn nhiên,yêu con người, yêu cuộc sống:
Đối v i anh em trong cùng ê kíp, hệ thống làm việc: anh khâm phục, yêu
mến.
Đối v i bản thân: anh sống ngăn nắp, nền nếp, yêu đời (trồng hoa, nuôi
gà), tự giác học tập nâng cao trình độ (đọc sách).
Đối v i mọi người (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ): anh tiếp đón
niềm nở, nồng hậu, hiếu khách (tặng quà).

Anh khiêm tốn, thật thà: thấy mình chưa xứng đáng được ca ngợi, chân
thành gi i thiệu cho ông họa sĩ vẽ những người xứng đáng hơn.
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
19


+ Anh thanh niên được đặt trong tình huống gặp gỡ các nhân vật, từ đó nhân vật
được soi chiếu từ nhiều góc độ làm nổi bật những vẻ đẹp đáng khâm phục.
+ Nhân vật anh thanh niên không được đặt tên riêng, không xuất hiện ngay từ
đầu tác phẩm, chỉ hiện ra một lúc rồi lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và
cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa. Anh hiện ra như để cho mọi người cảm nhận
được rằng: trong cái bình dị, bình thường của cuộc sống, vẫn có những con
người ngày đêm lặng thầm cống hiến cho đất nư c.
b. Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi: là hình ảnh tiêu biểucủa
thế hệ trẻ trên mặt trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: đầy gian khổ, hiểm nguy, ác liệt.
+ Ở trong một cái hang dư i chân cao điểm, giữa vùng trọng điểm bắn phá hàng
ngày của máy bay Mĩ.
+ Chạy trên cao điểm cả ban ngày, đo khối lượng đất lấp hố bom, phá bom nổ
chậm. Đó là một công việc phải mạo hiểm v i cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm và
bình tĩnh hết sức.
- Vẻ đẹp của nhân vật:
+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối v i công việc, gan dạ dũng cảm, không sợ hi
sinh vì đất nư c
+ uôn đoàn kết, thương yêu đồng chí đồng đội.
+ Có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật Phương Định được lựa chọn vừa là nhân vật chính, vừa là nhân vật
kể chuyện (người chứng kiến sự việc và tự bộc lộ nội tâm, tâm trạng) khiến câu
chuyện trở nên chân thực, sống động, hấp dẫn.

+Ngôn ngữ trẻ trung phù hợp v i nhân vật kể chuyện.
3. Đánh giá
- Các nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, người lao
động xây dựng đất nư c, người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Mỗi nhân vật được khám phá ở vẻ đẹp riêng nhưng đều nhằm tập trung ca ngợi
vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
III. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của hai nhân vật
- Những liên hệ mở rộng.
ĐỀ 6: Cùng miêu tả cảnh ra khơi đánh cá, năm 1939, Tế Hanh viết:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
(Quê hương- Ngữ văn 8,Tập 2)
20


Năm 1958, Huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá - Ngữ văn 9, Tập một)
Nhận xét về hai đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng:
“Đều là khúc ca về thiên nhiên, về lao động nhưng mỗi đoạn thơ mang một vẻ
đẹp riêng và qua sự miêu tả, người đọc còn có thể nhận ra được cái không khí
của từng thời đại.”
Em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Dàn bài tham khảo
I. Mở bài:
- Gi i thiệu về Tế Hanh và Huy Cận – hai nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca hiện
đại Việt Nam và hai bài thơ Quê hương, Đoàn thuyền đánh cá
- Trích dẫn ý kiến về hai đoạn thơ và nêu đánh giá sơ bộ
II.Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
Ý kiến khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ trong sự
đối sánh: là những vần thơ đẹp ngợi ca thiên nhiên, con người bằng những nét
vẽ riêng của nghệ sĩ. Qua mỗi đoạn thơ, người đọc còn nhận ra được không khí
của thời đại, phản ánh cuộc sống thời đại.
2. Chứng minh:
a. Hai đoạn thơ đều là khúc tráng ca về thiên nhiên, về lao động:
- Ca ngợi sự thanh bình và êm ả của sông nư c, của biển trời đã tạo điều kiện lý
tưởng cho người dân chài có thể ra khơi đánh cá (trời trong, gió nhẹ; sóng đã
cài then).
- Ca ngợi sự mạnh mẽ, khỏe khoắn và sự hào hứng, nhiệt tình của con người
trong lao động (dân trai tráng, hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo; câu hát
căng buồm…)
b. Mỗi đoạn thơ mang một vẻ đẹp riêng:
* Về nội dung:
- Nếu như thiên nhiên trong đoạn thơ của Tế Hanh hiện lên v i vẻ đẹp của buổi
sáng trong trẻo, mát lành thì trong đoạn thơ của Huy Cận lại là vẻ đẹp của buổi
hoàng hôn trên mặt biển v i ánh mặt trời đỏ rực…
- Vẻ đẹp lao động trong đoạn thơ của Tế Hanh được tô đậm v i sức mạnh thể
chất (dân trai tráng, bơi thuyền, phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt) còn trong
21


đoạn thơ của Huy Cận lại được tô đậm ở sức mạnh tinh thần (câu hát căng

buồm).
* Về nghệ thuật:
- Đoạn thơ của Tế Hanh làm người đọc ấn tượng bởi thể thơ tám chữ v i cách
dùng các động từ mạnh và cách so sánh bất ngờ …
- Đoạn thơ của Huy Cận lại hấp dẫn người đọc bởi thể thơ bảy chữ v i cách
miêu tả độc đáo (mặt trời xuống biển, câu hát căng buồm), cách dùng hình ảnh
giàu sức gợi (sóng cài then, đem sập cửa)…
c. Qua sự miêu tả, người đọc còn có thể nhận ra được cái không khí của từng
thời đại
- Đoạn thơ của Tế Hanh được sáng tác trư c Cách mạng. Tác giả là một nhà thơ
trong phong trào Thơ m i v i hồn thơ lãng mạn dồi dào. Những sáng tạo bay
bổng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một hồn thơ lãng mạn.
- Đoạn thơ của Huy Cận được sáng tác vào thời kì cả miền Bắc bư c vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, không khí lao động tập thể và niềm vui của con
người sống trong xã hội m i được thể hiện khá r (cả đoàn thuyền ra khơi trong
câu hát ngân vang…).
3. Đánh giá
Hai đoạn thơ cho ta thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, không khí lao động của
con người v i những dấu ấn sáng tạo khác nhau của các tác giả.
III. Kết bài:
- Khẳng định ý kiến
- Những liên hệ mở rộng
*********************

CÁC ĐỀ BÀI HỌC SINH TỰ LÀM
Đề 1: Cảm nhận về nét đẹp ân tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai
bài thơ: Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Đề 2: Đánh giá về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ, có ý kiến nhận xét như sau:
“Hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật) đã thể hiện r đặc điểm chung mang tính chất truyền thống và

những nét riêng có tính chất phân định về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ”.
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 3: Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua hai tác phẩm Chiếc
lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) và Nói với con (Y Phương)
Đề 4: Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng hai bài thơ Khúc hát ru những em bé
lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) và Con cò (Chế an Viên) là hai tác
22


phẩm có những khám phá nghệ thuật riêng, thể hiện cảm xúc trữ tình riêng của
mỗi bài thơ.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 5: Phân tích, so sánh hình ảnh trăng trong ba bài thơ: Đồng chí (Chính
Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Đề 6: Khi đọc truyện Chiếc lá cuối cùng (O. Hen- ri) và Chuyện người con gái
Nam Xương (Nguyễn Dữ), có ý kiến cho rằng: “Chiếc bóng trên tường đã giết
chết Vũ Nương nhưng chiếc lá trên tường lại cứu sống Giôn- xi”.
Hãy trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên.
Đề 7: Cảm nhận hai đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cản những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt)
Nắng trong mắt những ngày thơ bé

Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Rủ rau má rau sam...
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
Bà tựa lưng vào nguồn cội lặng thinh
Gầy như khói trên ban thờ tiên tổ
Da mặt ngoại như vỏ cây tróc lở
Mắt nheo nhìn tươi mẩy những chồi non
Tôi là mầm lá lon ton
Nảy trong lòng mẹ vuông tròn bà mang
Run trên gốc rễ cũ càng
Tôi trong dáng ngoại, bóng làng chở che.
(Trích Thời nắng xanh-Trương Nam Hương)
23


Đề 8: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua hai bài thơ: Bếp lửa (Bằng Việt),
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm)
Đề 9: Hình ảnh người bà trong hai bài thơ: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Bếp
lửa (Bằng Việt)
Đề 10: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống M cứu
nư c qua hai tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật),
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
*********************


KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ Ở ĐƠN VỊ NHÀ TRƢỜNG
Chuyên đề đã được chúng tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy đội tuyển
HSG môn Ngữ văn l p 9 năm học 2014 – 2015.Trư c khi thực hiện chuyên đề,
các em còn rất lúng túng, chưa tìm ra cách làm bài hợp lí, thường sa vào so sánh
vụn vặt, lộn xộn hoặc phân tích đơn thuần các văn bản so sánh. Sau khi thực
hiện chuyên đề, các em đã biết tìm hư ng đi cho mình trong từng đề bài cụ thể,
thao tác nhanh hơn trong việc tìm ý, lập dàn bài và viết bài.
Kết quả cụ thể hai bài kiểm tra như sau:
Trư c khi vận dụng chuyên đề:
Giỏi

Khá

Yếu

Trung bình

Số
học
sinh

Tổng
số

%

Tổng
số


%

Tổng
số

%

Tổng
số

%

11

0

0

3

27,2

5

45,6

03

27,2


Sau khi vận dụng chuyên đề:
Giỏi

Khá

Yếu

Trung bình

Số
học
sinh

Tổng
số

%

Tổng
số

%

Tổng
số

%

Tổng
số


%

11

02

18,1

06

54,7

03

27,2

0

0

24


×