TỔNG HỢP CACBOHYDRAT ĐỀ 1
Câu 1: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. xenlulozơ.
D. fructozơ.
Câu 2: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và:
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. CH3CHO.
Câu 3: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Tráng gương, tráng phích.
B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC.
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
Câu 5: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác
dụng được với Cu(OH)2 là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 6: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa
tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3
B. 5
C. 1
D. 4
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 1kg saccarozo được
A. 0,5 kg glucozo, 0,5kg fructozo
B. 0,326 kg glucozo, 0,326 kg fructozo
C. 0,526 kg glucozo, 0,526 kg fructozo
D. 1,0 kg glucozo.
Câu 8: Lên men 1,08kg glucozo chứa 20% tạp chất thu được 0,368 kg rượu. Hiệu suất là
A. 83,33%
B. 70%
C. 60%
D. 50%
Câu 9: Cho glucozơ lên men rượu với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra
vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng
nồng độ là 3,21%. Khối lượng glucozơ đã dùng là
A. 67,5 g.
B. 135 g
C. 192,86 g.
D. 96,43 g.
Câu 10: Lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân 1kg khoai chứa 20% tinh bột (hiệu suất đạt
81%) là:
A. 162g
B. 180g
C. 81g
D. 90g
Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn
hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42
gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag tạo thành là :
A. 2,16 gam
B. 3,24 gam.
C. 1,08 gam
D. 0,54 gam
Câu 12: Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g
Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ
trong hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,05 mol và 0,15 mol
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol
D. 0,05 mol và 0,35 mol.
Câu 13: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch X.
Chia X thành hai phần bằng nhau:
• Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam kết tủa
• Phần 2: Thủy phân hoàn hoàn được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa hết với 40 gam Br2
trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 273,6 gam
B. 102,6 gam
C. 136,8 gam
D. 205,2 gam
Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hóa sau : CO2 → X→Y→ Z→ T→ PE. Các chất X, Y, Z là
A. . tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
B. tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
C. tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
D. tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.
Câu 15: Cho sơ đồ : Tinh bột → A1 → A2→ A3→ A4 → CH3COOC2H5. A1, A2, A3, A4 có
CTCT thu gọn lần luợt là
A. C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
B. C12H22O11, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
C. glicozen, C6H12O6 , CH3CHO , CH3COOH.
D. C12H22O11 , C2H5OH , CH3CHO, CH3COOH.
Câu 16: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy
phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3
dư, thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa h, a và b là:
A. h = (b-2a) / 2a
B. h = (b - a)/ 2a
C. h = (b-a)/a
D. h = (2b - a)/a
Câu 17: Tiến hành 2 thí nghiệm:
- Thủy phân hoàn toàn a mol saccarozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng
tráng gương được x1 mol Ag.
- Thủy phân hoàn toàn a mol mantozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng
tráng gương được x2 mol Ag.
Mối liên hệ giữa x1 và x2 là:
A. x1 = x2
B. x1 = 2x2
C. 2x1 = x2
D. 4x1 = x2
Câu 18: Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng
glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng
riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 200C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
A. 71 kg
B. 74 kg
C. 89 kg
D. 111kg
Câu 19: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic
(hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được
hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình
lên men giấm là
A. 20%
B. 10%
C. 80%.
D. 90%
Câu 20: Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn có đủ lượng CO2 cho phản ứng
quang hợp để tạo ra 500 gam tinh bột thì cần thể tích không khí là bao nhiêu lít?
A. 1382716,05 lít
B. 1402666,7 lít
C. 1382600,0 lít
D. 1492600,0 lít
Câu 21: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn
bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước
vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối
lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 486
B. 297
C. 405
D. 324
Câu 22: Từ m kg nho chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 200.
Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí 10% lượng đường. Tính giá trị
của m là?
A. 860,75kg
B. 8700,00kg
C. 8607,5kg
D. 869,56kg
Câu 23: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813
kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành: 6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + 6O2. Trong 1 phút, mỗi cm² lá
xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào
phản ứng tổng hợp glucozơ. Một ngày nắng trong 11 giờ, diện tích lá xanh là 1 m² thì khối
lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 90,12
B. 86,12
C. 88.27
D. 80,54
Câu 24: Xenlulozo trinitrat được điều chế từ xenlulozo và axit nitric đặc có xúc tác axit
sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozo trinitrat, cần dựng dùng dịch chứa m kg axit
nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là :
A. 30 kg
B. 42kg
C. 21kg
D. 10kg
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : B
Tiền tố đi ở đây có nghĩa là 2, do đó đáp án đúng là B saccarozo gồm 1 gốc glucozo và 1 gốc
fructozo là 2 monosaccarit, còn xenlulozo là polisaccarit nên không thỏa mãn
Câu 2: Đáp án : A
Phản ứng lên men rượu => tạo ra rượu etylic
Câu 3: Đáp án : A
Ý A sai, các monosaccarit không thể thủy phân (như glucozo hay fructozo)
Ý b, c, d đúng
Câu 4: Đáp án : B
Sản xuất PVC là chất dẻo, là poli vinyl clorua => không phải ứng dụng của glucozo
Câu 5: Đáp án : A
Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc COOH là axit, hoặc phải có ít
nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm glixerol, glucozơ và
axit fomic.
Câu 6: Đáp án : A
Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc COOH là axit, hoặc phải có ít
nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm axit axetic,
grixerol, glucozo.
Câu 7: Đáp án : C
Ta có 1 mol saccarozo thủy phân tạo ra 1 mol glucozo và 1 mol fructozo, do quá trình thủy
phân có thêm nước nên khối lượng mới chắc chắn phải lớn hơn khối lượng saccarozo ban đầu
Câu 8: Đáp án : A
Phương trình lên men: C6H12O6 -> 2C2H5OH + 2 CO2
Theo lý thuyết, số kg rượu thu được phải là: 1,08 . 80% : 180 . 2 . 46 = 0,4416 kg
Tuy nhiên thực tế chỉ thu được 0,368 kg, do đó hiệu suất là:
H = 0,368 : 0,4416 = 83,33%
Câu 9: Đáp án : D
C6H12O6 (lên men) = 2 C2H5OH + 2 CO2 (1) CO2 + NaOH = NaHCO3 (2) Từ m kg nho
chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 200. Biết khối lượng riêng
của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí 10% lượng đường. Tính giá trị của m ?
CO2 + 2 NaOH = Na2CO3 + H2O (3)
Đặt số mol NaHCO3 = a (mol); số mol Na2CO3 = b (mol).
Theo phản ứng (2)(3) thì tổng số mol NaOH = a + 2b (mol).
Theo giả thiết, lượng NaOH này bằng: 2 x 0,5 = 1 (mol).
Vậy có phương trình (I) là a + 2b = 1.
Tổng khối lượng 2 muối = 84a + 106b (gam).
Khối lượng dung dịch NaOH ban đầu: 2000 x 1,05 = 2100 (g) (vì 2 lít = 2000 ml).
Theo phản ứng (2)(3), tổng số mol CO2 = a + b => tổng khối lượng CO2 = 44(a + b) (gam).
Tổng khối lượng dung dịch thu được: 2100 + 44(a + b) (gam).
Nồng độ muối trong dung dịch thu được (phương trình II): (84a + 106b) : [2100 + 44(a + b)]
= 3,21%
Từ (II) ta nhân chéo, rồi chuyển vế đổi dấu, thu được phương trình (III): 82,5876a +
104,5876b = 67,41
Từ hệ (I)(III) ta được a = 0,5 và b = 0,25. Tổng số mol CO2 = a + b = 0,5 + 0,25 = 0,75
(mol).
Theo (1), số mol glucôzơ = một nửa số mol CO2 = 0,75 : 2 = 0,375 (mol).
Vì hiệu suất lên men đạt có 70% nên khối lượng glucôzơ đã dùng là: 0,375 x 180 x 100 : 70
= 96,43 (gam).
Câu 10: Đáp án : B
Ta có: 1 mol tinh bột thủy phân thu được 1 mol glucozo
=> m glucozo = 1 . 20% : 162 . 81% . 180 = 0,18 kg = 180 gam
Câu 11: Đáp án : C
Tổng số mol 2 chất trong X là 0,01 mol mà sau khi thủy phân chỉ có 0,015 mol glucozo (phản
ứng được với brom).
Gọi số mol mantozo là a, số mol saccarozo là b thì a + b = 0,01 và 2a + b = 0,015 mol
=> a = b = 0,005 mol => lượng bạc thu được là 0,01 mol tức 1,08 gam do chỉ có mantozo
phản ứng
Câu 12: Đáp án : A
nAg = 0,4 mol, suy ra tổng số mol glucozo và fructozo là 0,2 mol.
nBr2 = 0,05 mol => số mol glucozo trong hỗn hợp cũng là 0,05 mol, => số mol fructozo là
0,15 mol
Câu 13: Đáp án : C
Phần 1 chỉ có mantozo tác dụng với AgNO3, nAg = 0,1 mol nên n mantozo là 0,05 mol.
Phần 2 có n Br2 = 0,25 mol trong đó glucozo từ mantozo phản ứng là 0,1 mol. => số mol
saccarozo là 0,15 mol
=> m = (0,15.342 + 0,05 . 342) . 2 = 136,8 gam
Câu 14: Đáp án : B
CO2 quang hợp thành tinh bột, lên men ra glucozo, từ glucozo lên men ra rượu rồi tách nước
tạo ra etilen
Câu 15: Đáp án : A
A1 là glucozo, A2 là rượu etylic, A3 là anđehit axetic và A4 là axit axetic
Câu 16: Đáp án : A
Hiệu suất thủy phân là h thì số mol glucozo sau phản ứng là 2.a.h và số mol mantozo dư là
a(1-h).
=> Số mol Ag là: b = 2.2.a.h + 2.a.(1-h) => b = 2ah + 2a
=> h = (b-2a)/2a
Câu 17: Đáp án : C
Ta có Phản ứng 1 cho a mol glucozo, phản ứng 2 cho ra 2 mol glucozo nên lượng bạc thu
được ở phản ứng 2 gấp đôi phản ứng 1
Câu 18: Đáp án : D
Theo bài ra, ta có m dd ancol = 60000.0,789 = 47340(g)
=> mAncol nguyên chất = 0,96.47340 = 45446,4(g)
=> nC2H5OH = 45446,4/46 = 988(mol)
C6H12O6 --> 2C2H5OH (H = 80% = 0,8)
=> nC6H12O6 = 988/(2.0,8) = 617,5(mol) => m = 111,15(kg)
Câu 19: Đáp án : D
C6H12O6 --> 2C2H5OH + 2CO2
nC6H12O6 = 180/180 = 1 mol
=> nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol
=> Có 0,16 mol C2H5OH tham gia pư lên men giấm
C2H5OH + O2 --> CH3COOH + H2O
Trung hòa hỗn hợp này cần 720 ml NaOH 0,2 M
CH3COOH + NaOH --> CH3COONa + H2O
nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol
H = 0,144/0,16 = 90%
Câu 20: Đáp án : A
6nCO2 => (C6H10O5)n
500/27........500/162 mol
=> thể tích CO2 cần = 500/27 * 22.4 / 0.03% = 1382716,05 lít
Câu 21: Đáp án : C
Theo bài ra, ta có:
m(giảm) = m(kết tủa) - m(CO2)
=> m(CO2) = 198(g) => nCO2 = 4.5(mol)
(C6H10O5)n ---> nC6H12O6 ---> 2nC2H5OH + 2nCO2
4.5/(2n)..................................... ...
m(tinh bột) = 4.5 * 162 = 364.5(g)
mà H = 90% => m(tinh bột thực tế) = 405(g)
Câu 22: Đáp án : D
Theo bài ra ta có số mol rượu:
nC2H5OH = 1000 . 20% . 0,8 : 46 = 80/23 mol
=> Số mol glucozo trong nho là: 80/23 : 2 : 0,9 = 400/207.
=> Số kg nho: m = 400/207 : 40 . 100 . 180 = 869,565 kg
Câu 23: Đáp án : C
6C02 + 6H20 =>C6H1206+602
1cm2=10^-4 m2
2813kJ=2813000J=1mol C6H1206
Trong 1 phút ở 10^-4 m2 lá:
Lượng glucozơ tổng hợp=2.09*10%/100%=0.209 J
Trong 660 phút(6h->17h) và 1m2 lá:
=> glucozơ tổng hợp =0.209*660/10^-4=1379400 J
=> nC6H1206=1379400/2813000=0.49mol
=> mC6H1206=0.49*180=88.27(g)
Câu 24: Đáp án : C
Phương trình :
[ C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) ---H2SO4.to--> [ C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
nHNO3=3n[C6H7O2(ONO2)3] = 3*29.7/297= 0,3
Do hiệu suất chỉ đạt 90% nên
mHNO3=0.3*63/0.9=21kg