Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

25 câu có lời giải Tổng hợp chương amin-aminoaxit-protein - Đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.85 KB, 8 trang )

Tổng hợp chương amin-aminoaxit-protein - Đề 1
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Propan-2-amin (isopropyl amin) là một amin bậc hai
B. Tên gọi thông dụng của benzen amin (phenyl amin) là anilin
C. Có bốn đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N
D. Dãy đồng đẳng amin no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2n+3N
Câu 2: Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4).
Thứ tự tăng dần lực bazơ là :
A. 3 < 2 < 1 < 4.
B. 3 < 1 < 2 < 4.
C. 1 < 2 < 3 < 4
D. 4 < 1 < 2 < 3
Câu 3: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X) , ta cho X tác dụng với
A. HCl, NaOH
B. Na2CO3, HCl
C. HNO3, CH3COOH
D. NaOH, NH3.
Câu 4: Axit glutamic không có tính chất nào sau đây?
A. Phản ứng với C2H5OH
B. Phản ứng với HNO2
C. Phản ứng với Cu(OH)2
D. Phản ứng thủy phân
Câu 5: Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi
đúng của peptit trên là
A. Ala-Ala-Val.
B. Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly.
D. Gly-Val-Ala.
Câu 6: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng
phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 3


B. 1
C. 4
D. 2
Câu 7: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
Câu 8: đecapeptit có công thức là : Ala-Gly-Tyr-Trp-Ser-Lys-Gly-Leu-Met-Gly. Khi thủy
phân không hoàn toàn peptit này thì có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptit có chứa Gly ?
A. 3


B. 4
C. 5
D. 6
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol
tương ứng là 2 : 3. Tên gọi của amin đó là :
A. etylmetylamin
B. đietylamin
C. đimetylamin
D. metylisopropylamin
Câu 10: Khi đốt cháy một trong các chất thuộc dãy đồng đẳng ankylamin (amin no, đơn chức
mạch hở), thì tỉ lệ thể tích VCO2 :VH2O = X biến đổi như thế nào ?
A. 0,4 ≤ X < 1,2
B. 0,8 ≤ X < 2,5
C. 0,4 ≤ X < 1.
D. 0,4 ≤ X ≤ 1
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng, thu được 22 gam CO2 và 14,4 gam H2O. CTPT của 2 amin là:
A. CH3NH2, C2H7N
B. C2H7N, C3H9N
C. C3H9N, C4H11N
D. C4H11N, C15H13N
Câu 13: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin, 2 chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M
thu được 18,975 gam muối. Thể tích (lít) HCl phải dùng là
A. 0,25
B. 0,5
C. 0,125
D. 1
Câu 14: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam
và tỉ lệ về số mol là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được
dung dịch chứa bao nhiêu gam muối ?
A. 36,2 gam.
B. 39,12 gam
C. 43,5 gam.
D. 40,58 gam.
Câu 15: Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức (được trộn với số mol bằng nhau) tác
dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây chưa
chính xác?
A. Nồng độ mol của dung dịch HCl bằng 0,2M.
B. Số mol của mỗi amin là 0,02 mol


C. Công thức của hai amin là CH5N và C2H7N.

D. Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin.
Câu 16: 1 mol anpha - amino axit X tác dụng vừa đủ với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm
lượng clo là 28,287%. CTCT của X là
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOH.
D. H2NCH2CH(NH2)COOH.
Câu 17: X là một aminoaxit tự nhiên (có 1 nhóm NH2 trong phân tử), 0,05 mol X tác dụng
với 0,1 mol HCl tạo dung dịch Y. Cho Y sinh ra tác dụng vừa đủ với 0,15 mol NaOH tạo 5,55
gam muối hữu cơ Z. X là:
A. axit aminoaxetic
B. axit β-aminopropionic
C. axit α- aminopropionic
D. axit α -aminoglutaric
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và
CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa
đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,10.
B. 0,04
C. 0,06
D. 0,05
Câu 19: X có chứa nhóm amino và có công thức phân tử là C3H7O2N. Khi cho X phản ứng
với dung dịch NaOH, thu được muối C2H4O2NNa. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH(CH3)-COOH.
B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COOCH3.
D. CH3-NH-CH2-COOH
Câu 20: Hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2HyNO2 vừa tác dụng được với dung dịch
axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, khi tác dụng với dung dịch bazơ thì xuất hiện khí. Giá
trị của y là

A. 5
B. 7
C. 3
D. 4
Câu 21: Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (p-HO-C6H4-CH2-CH(NH2)COOH) (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn thu
được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m

A. 49,2
B. 52,8
C. 43,8
D. 45,6


Câu 22: Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam glixin (axit aminoaxetic).
Peptit ban đầu là :
A. đipeptit
B. tripeptit
C. tetrapeptit
D. pentapeptit
Câu 23: Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml)
thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch
Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X là :
A. H2N-C2H4-COOH
B. H2N-CH2-COOH
C. H2N-C3H6-COOH
D. H2N-C3H4-COOH
Câu 24: X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung
dịch HCl 0,125M; còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với NaOH thì cần 25 gam dung dịch
NaOH 3,2%. Số nhóm NH2 và số nhóm COOH trong X lần lượt là
A. 1 và 1

B. 2 và 2
C. 2 và 1
D. 1 và 2
Câu 25: Thực hiện tổng hợp tetra peptit từ 5,0 mol glixin 4,0 mol alanin và 7,0 mol axit 2aminobutanoic. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng tetrapeptit thu được là
A. 1236 gam
B. 1164 gam
C. 1452 gam
D. 1308 gam

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : A
Ý A sai vì propan-2-amin có công thức phân tử CH3–CH(NH2)–CH3
=> Đây là amin bậc 1 vì chỉ có 1 H trong nhóm NH3 bị thay thế bởi gốc hidro cacbon.
=> Đáp án A
Câu 2: Đáp án : A
vì gốc phenyl hút e và gốc metyl đẩy e và lực bazo phụ thuộc vào mật độ electron trên
nguyên tử N: mật độ càng cao, lực bazơ càng mạnh và ngược lại nên ta có thứ tự:
3<2<1<4
=> Đáp án A
Câu 3: Đáp án : A
Chứng minh tính lưỡng tính => cho tác dụng với axit và bazo
Ý B (muối và axit), ý C (2 axit), ý D (2 bazo) đều không thỏa mản


=> Đáp án A
Câu 4: Đáp án : D
Ta có axit glutamic có 1 nhóm -NH2 và 2 nhóm –COOH. Do đó nó phản ứng được với rượu
etylic (ý A); phản ứng với axit HNO2 (ý B) đồng II hidroxit (ý C). Axit glutamic khong thủy
phân.
=> Đáp án D

Câu 5: Đáp án : B
Đây là peptit do đó ta để ý các peptit nối với nhau bởi liên kết CONH:
H2NCHCH3CO-NHCH2CO-NHCHCH(CH3)2COOH
=> Tên gọi của amin là Ala-Gly-Val
=> Đáp án B
Câu 6: Đáp án : D
Theo bài ra ta tìm được phân tử khối của chất hữu cơ đã cho là 59 đvC. => C3H9N
Đồng phân:
CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin
=> Đáp án D
Câu 7: Đáp án : C
Bậc của ancol là bậc của cacbon mà nhóm –OH liên kết với, còn bậc của amin là số nguyên
tử H được thay thế bởi gốc hidrocacbon
=> Ý C đúng vì cả 2 chất đều bậc II
=> Đáp án C
Câu 8: Đáp án : D
Các tripeptit chứa Gly có thể thu được là: : Ala-Gly-Tyr; Gly-Tyr-Trp; Ser-Lys-Gly; Lys-GlyLeu; Gly-Leu-Met; Leu-Met-Gly
=> Đáp án D
Câu 9: Đáp án : A
Theo bài ra, ta có tỉ lệ C:H là 2 : 6 hay 1 : 3
Kết hợp với đáp án ta có công thức phân tử của amin là C3H9N, theo bài ra amin no bậc 2
nên amin đó là etylmetylamin
=> Đáp án A
Câu 10: Đáp án : C
Công thức chung của ankylamin là CnH2n+3N với amin no, đơn chức, mạch hở và n lớn hơn
hoặc bằng 2.
Với n = 2 thì X = 0,4. Cho x chạy từ 2 tới dương vô cùng rồi tình giới hạn, ta được 0,4 £ X <
1
=> Đáp án C
Câu 11: Đáp án : B



ý A sai vì ancol đa chức phải có ít nhất 2 nhóm –OH ở liền kề nhau mới thỏa mãn
Ý B đúng, khí đó là N2
Ý C sai, benzen không tác dụng với nước brom
Ý D sai, ra khí N2, còn ở nhiệt độ thấp mới tạo ra muối điazoni
=> Đáp án B
Câu 12: Đáp án : B
Theo bài ra, ta có nCO2 = 0,5 mol, nH2O = 0,8 mol.
Xét n trung bình: 2n/(2n+3) = 0,5/0,8
=> n trung bình = 2,5
=> C2H7N, C3H9N
=> Đáp án B
Câu 13: Đáp án : A
Bảo toàn khối lượng => mHCl = 18,795 – 9,85 = 9,125
=> V HCl = (9,125 : 36,5 ) :1 = 0,25 lít
=> Đáp án A
Câu 14: Đáp án : B
Dựa vảo tỉ lệ mol và khối lượng, ta tìm được số mol từng chất:
n metylamin = 0,12, n etylamin = 0,24 và n propylamin = 0,12
=> Tổng số mol amin là 0,48 => nHCl = 0,48
=> Tổng khối lượng muối là: m muối = 21,6 + 0,48.36,5 = 39,12 gam
=> Đáp án B
Câu 15: Đáp án : D
Bảo toàn khối lượng: mHCl = 2,98 – 1,52 = 1,46 => nHCl = 0,04 mol => CM HCl = 0,2 => ý
A đúng
Vì amin đơn chức và trộn với số mol hằng nhau nên số mol mỗi amin là 0,04 : 2 = 0,02 mol
Từ đó ta tìm được công thức 2 amin là CH5N và C2H7N. => ý C đúng
Ý D sai vì C2H7N có 2 đồng phân nên tên gọi khác nhau
=> Đáp án D

Câu 16: Đáp án : A
Chỉ có ý A và C thỏa mãn điều kiện anpha amino axit (Ala và Gly).
Ta có M muối Y = 125,5 => M X = 89 => X là Ala
=> Đáp án A
Câu 17: Đáp án : C
Theo bài ra sau phản ứng 1 thì HCl dư 0,05 mol
=> M Z = 5,55 : 0,05 mol = 111 đvC
=> M X = 111 – 22 = 89 đvC
=> X là Alanin (chú ý amino axit tự nhiên thì gốc NH2 ở vị trí anpha)
=> Đáp án C


Câu 18: Đáp án : C
Ta có nCO2 = 1,2 mol; nH2O = 1,35 mol. => amino axit là no, đơn chức (vì axit có nCO2 =
nH2O)
Đặt công thức chung là amino axit là CmH2m+1O2N, viết phương trình đốt cháy ta có:
CmH2m+1O2N + xO2 -> mCO2 + (2m+1)/2 H2O
a mol
ma
(2m+1)a/2
=> 2(nH2O – nCO2) = (2m+1)a – 2ma = a
=> Số mol amino axit là: n = 2 (1,35 – 1,2) = 0,3 mol => chiếm 3/5
=> Với 0,1 mol X phản ứng thì có 0,06 mol amino axit
nHCl = 0,06 mol
=> Đáp án C
Câu 19: Đáp án : C
Theo bài ra, X ban đầu có 3 C nhưng say khi phản ứng với NaOH thu được muối có 2C, do
đó X phải là este của amino axit
=> Đáp án C
Câu 20: Đáp án : B

Vừa tác dụng với axit (có 1 nhóm NH2), vừa tác dụng với bazo (có nhóm COO) và xuất hiện
khí
=> Công thức CH3COONH4 hoặc HCOOCH3NH3
=> Đáp án B
Câu 21: Đáp án : D
Theo bài ra, ta có: nNaOH=0,5 mol; Đặt n glutamic = x mol; n tyrosin = y mol
Ta có hệ : x = y và 147x + 181y = 32,8
=> x = y = 0,1mol
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH +2NaOH--------->NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COONa+2H2O
0,1------------------------------------------------------------------------------>0,2
HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH+2NaOH---------->NaO-C6H4-CH2-CH(NH2)COONa+2H2O
0,1----------------------------------------------------------------------------->0,2
theo bao toàn khối lượng
m rắn = m axit + mNaOH - mH2O = 32,8 + 0,5*40 - (0,2+0,2)*18 = 45.6(g)
=> Đáp án D
Câu 22: Đáp án : C
Ta có n glixin = 90 : 75 = 1,2 mol, nH2O = 0,9 mol, tỉ lệ 3:4
=> Tetrapeptit
=> Đáp án C
Câu 23: Đáp án : B
Theo bài ra, ta có nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol nên muối gồm có 0,1 mol muối amino
axit và 0,1 mol NaCl.


=> Khối lượng muối amino axit: 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7.
=> M muối aminoaxit = 97 <=> H2N - R - COONa => R = -CH2=> X là: H2N - CH2 - COOH
Đáp án B
Câu 24: Đáp án : D
Số mol HCl = 0,08.0,125 = 0,01 mol; số mol NaOH = 25.0,032/40= 0,02 mol
+ Số

mol aminoaxit = số mol HCl → có 1 nhóm NH2.
+ Số mol NaOH = 0,02; gấp đôi số
mol aminoaxit → có 2 nhóm COOH
=> Đáp án D
Câu 25: Đáp án : A
Theo bài ra, ta có tổng số mol amino axit là 5 + 4 +7 = 16 mol
=> Tổng số mol nước là 16 : 4 . 3 = 12 mol
=> Tổng khối lượng tetrapeptit thu được là
m = 5.75+ 4.89+7.103 - 12.18 = 1236 gam
=> Đáp án A



×