Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

25 câu có lời giải Lý thuyết và bài tập về lipit – chất béo nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.22 KB, 10 trang )

Nâng Cao - Lý thuyết và bài tập về Lipit – Chất béo (Đề 1)
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 6
mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 3,36 lít dung dịch Br2 0,5M. Giá trị
của a gần nhất với
A. 0,245
B. 0,285
C. 0,335
D. 0,425
Bài 2. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH
và C15H31COOH; số loại chất béo (chứa đồng thời 3 gốc axit béo khác nhau) tối đa có thể tạo
thành là
A. 10
B. 12
C. 24
D. 40
Bài 3. Đun nóng hỗn hợp axit oxalic với hỗn hợp ancol metylic, ancol etylic (có mặt H2SO4
đặc xúc tác) có thể thu được tối đa bao nhiêu hợp chất hữu cơ có chứa chức este ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Bài 4. Khi đun nóng hỗn hợp gồm axit stearic, axit oleic và axit linoleic với glixerol thì thu
được tối đa bao nhiêu trieste có khối lượng phân tử bằng 884u:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 5. Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4
mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên
hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(b + 3a).


B. V = 22,4 (4a – b).
C. V = 22,4(b + 6a).
D. V = 22,4(b + 7a)
Bài 6. X là 1 loại triglixerit hỗn tạp có chứa các gốc axít của 2 axit béo Y và Z. Đốt cháy
hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 (đktc) với V = 22,4.(b + 6a). Hai
axít béo Y, Z không thể là


A.
B.
C.
D.

axit panmitic ; axit stearic
axit oleic ; axit linoleic
axit stearic ; axit linoleic
axit panmitic; axit linoleic

Bài 7. (Đề NC)Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong NaOH dư người ta thu được hỗn
hợp hai muối natri oleat và natri stearat theo tỉ lệ mol 1:2. Khi đốt cháy a mol X thu được b
mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là:
A. b – c = 2a
B. b = c + a
C. b – c = 4a
D. b – c = 3a
Bài 8. Cho m gam chất béo tạo bởi axit stearic và axit oleic tác dụng hết với dung dịch
NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 109,68 gam hỗn hợp 2 muối. Biết 1/2 dung dịch X
làm mất màu vừa đủ 0,12 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là
A. 132,90.
B. 106,32.

C. 128,70.
D. 106,80.
Bài 9. Khi thủy phân một triglixerit X ta thu được các axit béo là axit oleic, axit panmitic,
axit stearic. Để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X cần thể tích O2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) là
A. 20,16 lít.
B. 16,128 lít.
C. 15,68 lít.
D. 17,472 lít.
Bài 10. (Đề NC) Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 ml dung dịch
KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của
m là
A. 19,32.
B. 19,88.
C. 18,76.
D. 7,00.
Bài 11. Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một loại chất béo cần 1,2 gam NaOH. Từ 1 tấn chất
béo trên đem nấu với NaOH thì lượng xà phòng nguyên chất có thể thu được là
A. 1028 kg.
B. 1038 kg.
C. 1048 kg.
D. 1058 kg.


Bài 12. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam một trieste X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam
natri linoleat (C17H31COONa) và m gam natri oleat. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 8,82; 6,08.
B. 10,02; 6,08.
C. 5,78; 3,04.
D. 9,98; 3,04.
Bài 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X chứa tristearin, tripanmitin, axit stearic và

axit panmitic. Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá
m gam X (hiệu suất 80%) thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 2,484.
B. 0,828.
C. 1,656.
D. 0,92.
Bài 14. Cho a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br2 . Đốt a mol X được b mol
H2O và V lít CO2 .Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là:
A. V = 22,4.(4a - b)
B. V = 22,4.(b + 5a)
C. V = 22,4.(b + 6a)
D. V = 22,4.(b + 7a)
Bài 15. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa axit stearic, axit panmitic và các
triglixerit của các axit này). Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) và
15,66 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (hiệu suất phản ứng bằng 90%) thì thu được khối
lượng glixerol là
A. 2,484 gam.
B. 1,242 gam.
C. 1,380 gam.
D. 2,760 gam.
Bài 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit
panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam
nước. Xà phòng hoá m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 0,414 gam
B. 1,242 gam
C. 0,828 gam
D. 0,46 gam
Bài 17. Cho 0,25 mol tripanmitin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng,
thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 9,2.

B. 4,6.
C. 14,4.


D. 23.
Bài 18. Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp 3 muối natri oleat;
natri sterat và natri linoleat. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên
hệ giữa a, b, c là
A. b – c = 5a.
B. b – c = 7a.
C. b – c = 4a.
D. b – c = 6a.
Bài 19. Hiđro hoá hoàn toàn m (gam) trioleoylglixerol thì thu được 89 gam
tristearoylglixerol. Giá trị m là
A. 88,4 gam
B. 87,2 gam
C. 88,8 gam
D. 78,8 gam
Bài 20. Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn
hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82
gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là
A. axit panmitic và axit oleic.
B. axit panmitic và axit linoleic.
C. axit stearic và axit linoleic
D. axit stearic và axit oleic.
Bài 21. Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần dùng V lít
dd NaOH 2M, đun nóng. Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng.
Giá trị của V là:
A. 0,130.
B. 0,135.

C. 0,120.
D. 0,125.
Bài 22. Một chất béo chứa este của axit panmitic và axit stearic và các axit béo tự do đó.
Đốt cháy hoàn toàn chất béo đó thu được 0,5 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Thủy phân chất béo
trên thu được khối lượng glixerol là
A. 9,2 gam.
B. 9 gam.
C. 18,4 gam
D. 4,6 gam.
Bài 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14
mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH
thì khối lượng muối tạo thành là :


A.
B.
C.
D.

23,00 gam.
20,28 gam.
18,28 gam.
16,68 gam.

Bài 24. Một loại chất béo được tạo thành bởi glixerol và 3 axit béo là axit panmitic, axit
oleic và axit linoleic. Đun 0,1 mol chất béo này với 500 ml dung dịch NaOH 1M sau phản
ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X (trong quá trình cô cạn
không xảy ra phản ứng hóa học) còn lại m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 91,6.
B. 96,4.

C. 99,2.
D. 97.
Bài 25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam nước.
Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 2,5 M. Giá trị của V là
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0,4.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
nBr2 = 3,36 x 0,5 = 1,68 mol.
nCO2 − nH 2O = 0, 6 = nchatbeo

 số liên kết pi trong chất béo:
Số liên kết pi trong mạch cacbon( trừ đi lk pi trong 3 nhóm R-COO): 7 – 3 = 4
⇒ ncb = 1, 68 : 4 = 0, 42mol → Chọn D.
Câu 2: Đáp án B
Có 4 axit mà cần 3 gốc axit khác nhau để tạo este, ta có CT:
⇒ C43 = 12
Câu 3: Đáp án C


Các chất thu được
HOOC − COOCH 3
HOOC − COOC2 H 5
CH 3OOC − COOCH 3
C2 H 5OOC − COOC2 H 5
CH 3OOC − COOC2 H 5


Câu 4: Đáp án D
HD: Có thể giải quyết theo hướng sau, trước hết ta biết:
gốc stearic C17H35COO-: M = 283, gốc oleic C17H33COO-: M = 281, gốc linoleic
C17H31COO-: M = 279.
trieste = gốc C3H5 liên kết với các gốc trên → tổng M các gốc = 884- 41 = 843 = 281 × 3 =
283 + 281 + 279.
Thật chú ý TH trieste tạo bởi cả 3 gốc axit thì có 3 đồng phân ( R-1,2,3; R-1,3,2 và R-2,1,3 ).
Do đó, tối đa sẽ có 4 trieste thỏa mãn ycbt.→ chọn D
Câu 5: Đáp án C
k = 4 + 3 = 7 ⇒ nX =

nCO2 − nH 2O
7 −1

V
−b
22, 4
=
= a ⇒ V = 22, 4(b + 6a )
6

Câu 6: Đáp án A
n = nH 2O + 6nX ⇔ nCO2 − nH 2O = (7 − 1) nX
Từ biểu thức: CO2
Như vậy, trong X có tổng cộng 7 liên kết π
Trừ đi 3 liên kết trong COO thì trong các gốc axit có 4 liên kết π
Ta thấy, đáp án A, 2 axit đề không có liên kết trong gốc hidrocacbon nên không thỏa mãn.
Câu 7: Đáp án D
X : (C17 H 33COO(C17 H 35COO )2 )C3 H 5
Số liên kết pi trong X là: 1 + 3 = 4

⇒ nCO2 − nH2O = 3n X ⇒ b − c = 3a

Câu 8: Đáp án B
nC17H33COONa = 2 x nBr2 = 2 x 0,12 = 0,24 mol
→ mC17H35COONa = 109,68 - 0,24 x 304 = 36,72 gam → nC17H35COONa = 36,72 : 306 = 0,12 mol.


Vì nC17H33COONa = 2 x nC17H35COONa → X là (C17H33COO)2(C17H35COO)C3H5
→ m = 0,12 x 886 = 106,32 gam
Câu 9: Đáp án D
X có công thức phân tử là C55 H104 O6
nX =
nO2 =

8, 6
= 0, 01
860
2nCO2 + nH 2O − 6nX

= 0, 78
2
⇒ VO2 = 0, 78.22, 4 = 17, 472
Câu 10: Đáp án B
Thủy phân: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → glixerol + 3C17H35COOK + KOH dư.
ntristearin = 0,02 mol → nKOH cần = 0,06 mol → còn dư 0,01 mol.
Do đó chất rắn thu được sẽ gồm: 0,06 mol C17H35COOK và 0,01 mol KOH
→ m = 19,88 gam. → Chọn B.
p/s: bài này cần chú ý tỉ lệ, chất rắn chú ý có KOH còn dư và cũng đừng quên K = 39 khác
Na = 23.
Câu 11: Đáp án A

10 gam chất béo + 1,2 gam NaOH
nNaOH = 0,03 mol.
Giả sử chất béo là (RCOO)3C3H5
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
-----------------------0,03-------------------------0,01
Theo BTKL: mRCOONa = 10 + 0,03 x 40 - 0,01 x 92 = 10,28 gam.
• 10 gam chất béo tác dụng với NaOH thu được 10,28 gam xà phòng.
10, 28.1000
= 1028kg
10
1000 kg chất béo tác dụng với NaOH thu được
→ Chọn A.
Câu 12: Đáp án A


nC3H5(OH)3 = 0,92 : 92 = 0,01 mol; nC17H31COONa = 3,02 : 302 = 0,01 mol.
→ nC17H33COONa = 3 x nC3H5(OH)3 - nC17H31COONa = 3 x 0,01 - 0,01 = 0,02 mol
→ mC17H33COONa = 0,02 x 304 = 6,08 gam.
X là (C17H31COO)(C17H33COO)2C3H5
→ a = 0,01 x 882 = 8,82 gam
Câu 13: Đáp án B
nCO2 = 0,6 mol; nH2O = 0,58 mol
Gọi công thức trung bình của triglixerit và axit tự do là:(CnH2n + 1COO)3C3H5 và CnH2n +
1COOH với số mol lần lượt là: x, y mol.
 x(3n + 6) + x( n + 1) = 0, 6

Ta có hpt:  x(3n + 4) + y ( n + 1) = 0,58 → x = 0,01 mol
Mà n(CnH2n + 1COO)3C3H5 = nC3H5(OH)3 = 0,01 mol
Do H = 90% →


mC3 H5 ( OH )3 = 0, 01.92.90% = 0,828 gam

Câu 14: Đáp án D
X có 5 liên kết pi ở gốc và 3 lk pi ở chức -> 8 lk pi
Như vậy:
V
(8 − 1) nX = nCO2 − nH 2O ⇔ 7 a =
− b ⇔ V = 22, 4.(b + 7 a )
22, 4
Câu 15: Đáp án B
nCO2 − nH 2O
ntriglixerit =
= 0, 015
2
⇒ mglixerol = 0, 015.0,9.92 = 1, 242

Câu 16: Đáp án A
nCO2 = 0,3 mol; nH2O = 0,29 mol
Gọi công thức trung bình của triglixerit và axit tự do là (CnH2n + 1COO)3C3H5 và CnH2n + 1 với
số mol lần lượt là x, y mol.
 x (3n + 6) + x (n + 1) = 0,3

Ta có hpt:  x (3n + 4) + y (n + 1) = 0, 29 → x = 0,005 mol
n(CnH2n + 1COO)3C3H5 = nC3H5(OH)3 = 0,005 mol
Do H = 90% → mC3H5(OH)3 = 0,005 x 92 x 90% = 0,414 gam


Câu 17: Đáp án D
nC3H5(OH)3 = n(C15H31COO)3C3H5 = 0,25 mol
→ mC3H5(OH)3 = 0,25 x 92 = 23 gam

Câu 18: Đáp án A
Thủy phân X trong NaOH thu được hh 3 muối C17H33COONa, C177H35COONa và
C17H31COONa
→ X là (C17H33COO)(C17H35COO)(C17H33COO)C3H5
→ Số liên kết π trong X là 1 + 2 + 3 = 6.
→ nCO2 - nH2O = 5nX → b - c = 5a
Câu 19: Đáp án A
n(C17H35COO)3C3H5 = 89 : 890 = 0,1 mol.
o

Ni ,t
→ (C17H35COO)3C3H5
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 

0,1 mol-------------------------------------0,1 mol
→ m = 0,1 x 884 = 88,4 gam
Câu 20: Đáp án B
Ta có nCO2 = 0,55, nH2O = 0,49 mol
Gọi số liên kết đôi C=C trong gốc axit là k → ak = nBr2 = 0,04 mol
Tổng số liên kết π trong X là π C=C + π C=O = k + 3
Luôn có nCO2 - nH2O = (k + 3-1)a → 0,06 = 0,04+ 2a → a = 0,01 , k= 4
Vì cứ 1 mol X phản ứng với 4 mol Br2 → trong có 2 gốc axit chứa 2 nối đôi ( axit linoleic) và
1 axit no ( Axxit pamitic hoặc axit steatic) → loại A, D
Nhẩm số C = 0,55: 0,01 = 55 = 3 (C3H5) + 16 (C15H31COO)+ 2. 18 (C17H31COO)
Vậy 2 axit béo thu được là axit pamitic và axit linoleic.
Câu 21: Đáp án D
7,36
nC3 H5 ( OH )3 =
= 0, 08
92

nNaOH = 3nC3 H 5 (OH )3 + nH 2O = 3.0, 08 + a = a + 0, 24


Bảo toàn khối lượng:
70 + 40.(a + 0, 24) = 72, 46 + 7,36 + 18a ⇒ 22a = 0, 22 ⇒ a = 0, 01
⇒ nNaOH = 0, 25 ⇒ V = 0,125(l )
Câu 22: Đáp án A
Các axit panmitic và stearic đều có 1 π trong phân tử nên khi đốt sẽ thu được

nCO2 = nH 2O

este có 3 nhóm COO nên có 3 π trong phân tử
⇒ 2nglixerol = nCO2 − nH2O ⇒ nglixerol = 0,1 ⇒ m = 9, 2
Câu 23: Đáp án C

Bảo toàn khối lượng: mcb = 1.14.44 + 1, 06.18 − 1, 61.32 = 17, 72( g )
6n + 2nO2 = 2nCO2 + nH 2O
Bảo toàn oxi: cb
⇒ 6ncb = 1,14.2 + 1, 06 − 1, 61.2 = 0,12 ⇒ ncb = 0, 02
nNaOH = 3ncb = 0, 06; nC3 H5 (OH )3 = ncb = 0, 02
Bảo toàn khối lượng:
mcb + mNaOH = mmuoi + mC3H 5 (OH )3
⇒ mmuoi = 17, 72 + 0, 06.40 − 0, 02.92 = 18, 28( g )
Câu 24: Đáp án B
Chất béo + NaOH  Chất rắn + Glixerol
=>m = 856.0,1 + 0,5.40 – 92.0,1 = 96,4
Câu 25: Đáp án B
Ta có nCO2 = 5,7 mol,nH2O = 5
Nhận thấy nCO2- nH2O = 0,7 = 7 nX → Trong X có 8 liên kết π gồm 3 liên kết π CO và 5 liên kết
π C=C

Nếu 0,1 mol X phản ứng với Br2 → nBr2= 5nX = 5. 0,1 = 0,5 mol → V= 0,2 lít



×