Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

50 câu có lời giải Lý thuyết và bài tập về lipit – chất béo cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.94 KB, 17 trang )

Cơ Bản - Lý thuyết và bài tập về Lipit – Chất béo (Đề 1)
Bài 1. Chọn đáp án đúng:
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.
B. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
Bài 2. Chất béo (hay còn gọi là lipit) được định nghĩa là:
A. Muối của các axit béo.
B. Hỗn hợp của các glixerol và các axit béo.
C. Hỗn hợp các axit béo.
D. este của glixerol và các axit béo.
Bài 3. Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol ?
A. Muối
B. Este đơn chức
C. Chất béo
D. Etyl axetat
Bài 4. Câu nào dưới đây đúng ?
A. Chất béo là chất rắn không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của gilxerol với axit.
Bài 5. Dãy các axit béo là
A. axit axetic, axit acrylic, axit propionic.
B. axit panmitic, axit oleic, axit axetic.
C. axit fomic, axit axetic, axit stearic.
D. axit panmitic, axit stearic, axit oleic.
Bài 6. Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein
B. tristearin
C. tripanmitin
D. stearic


Bài 7. Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit
linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Vậy CTCT nào không đúng trong các
công thức sau:


A.

B.

C.

D.
Bài 8. Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau:
A. Phân hủy mỡ.
B. Thủy phân mỡ trong kiềm.
C. Phản ứng của axit với kim loại.
D. Đehiđro hóa mỡ tự nhiên.
Bài 9. Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. glixerol và axit béo.
B. glixerol và muối natri của axit béo.
C. glixerol và axit cacboxylic.
D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic.
Bài 10. Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol ?
A. Dầu vừng.
B. Dầu ôliu.
C. Dầu gan cá.
D. Dầu luyn.
Bài 11. Để biến một dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. hiđro hóa.
B. cô cạn ở nhiệt độ cao.

C. xà phòng hóa.
D. làm lạnh.
Ni
Bài 12. Axit X + 2H2 → axit Y. Tên gọi của axit X và Y lần lượt là:
A. Axit panmitic; axit oleic.
B. Axit linoleic và axit oleic.
C. Axit oleic và axit steric.


D. Axit linoleic và axit stearic.
Bài 13. Chỉ ra điểm không đúng của các axit béo thường gặp:
A. Đều là axit cacboxylic đơn chức.
B. Có mạch dài không phân nhánh.
C. Đều là các axit cacboxylic no.
D. Có số chẵn nguyên tử Cacbon trong phân tử.
Bài 14. Dầu mỡ để lâu bị ôi, thiu là do chất béo bị
A. cộng hiđro thành chất béo no.
B. khử chậm bởi oxi không khí.
C. thủy phân với nước trong không khí.
D. oxi hoá chậm thành các chất có mùi khó chịu.
Bài 15. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng).
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Bài 16. Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo
A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.
C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Bài 17. Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp ba axit béo C17H35COOH, C17H33COOH,
C17H31COOH có thể thu được tối đa bao nhiêu chất béo khác nhau ?
A. 21.
B. 18.
C. 16.
D. 19.
Bài 18. Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật
chất béo bị thuỷ phân thành
A. axit béo và glixerol.
B. axit cacboxylic và glixerol.
C. CO2 và H2O.
D. NH3, CO2, H2O.
Bài 19. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số
loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6.
B. 5.


C. 3.
D. 4.
Bài 20. Để biến một số dầu thành mỡ rắn, mỡ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau
đây ?
A. Hiđro hóa (Ni, to).
B. Cô cạn ở nhiệt độ cao.
C. Làm lạnh.
D. Xà phòng hóa.
Bài 21. Hãy chọn công thức cấu tạo đúng để mô tả chất béo:

A.


B.

C.

D.
Bài 22. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất ?
A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Axit béo là các axit monocacboxylic mạch cacbon không phân nhánh.
C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa và là
phản ứng thuận nghịch.
D. Phương pháp thông thường sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với
dung dịch NaOH hoặc KOH.
Bài 23. Trong thành phần của một số dầu để pha sơn có este của glixerol với các axit không
no C17H33COOH (axit oleic), C17H31COOH (axit linoleic). Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu
trieste khác nhau của glixerol với các gốc axit trên?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2


Bài 24. Trong cơ thể người chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây ?
A. NH3 và CO2.
B. NH3, CO2, H2O.
C. CO2, H2O.
D. NH3, H2O.
Bài 25. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit ?

A.


B.

C.

D.
Bài 26. Mỡ tự nhiên là
A. Este của axit panmitic và đồng đẳng.
B. Muối của axit béo.
C. Hỗn hợp của các triglixerit khác nhau.
D. Este của axit oleic và đồng đẳng, ...
Bài 27. Este X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH đun nóng thu được
glixerol và natri axetat. CTPT của X là
A. C6H8O6
B. C9H12O6
C. C9H14O6
D. C9H16O6
Bài 28. Để phân biệt hai chất béo: triolein và tripanmitin. Người ta sẽ dùng dung dịch
A. NaOH.
B. Brom.
C. HCl.
D. CuSO4.


Bài 29. Có tất cả bao nhiêu triglixerit khi thuỷ phân hoàn toàn tạo glixerol và 2 axit là axit
oleic và axit stearic ?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 6
Bài 30. Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol ?

A. Dầu vừng.
B. Dầu ôliu.
C. Dầu gan cá.
D. Dầu luyn.
Bài 31. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Bài 32. Có hai bình không nhãn đựng riêng biệt hai loại chất lỏng: dầu bôi trơn máy, dầu
thực vật. Cách đơn giản nhất để phân biệt hai chất lỏng trên là phương án nào dưới đây ?
A. Cho dung dịch KOH dư vào.
B. Cho Cu(OH)2 vào.
C. Đun nóng với dung dịch NaOH dư.
D. Đun nóng với dung dịch KOH dư, đề nguội, rồi cho thêm từng giọt dung dịch CuSO4.
Bài 33. Hãy biểu diễn công thức cấu tạo đơn giản nhất của axit linolenic (axit octađeka9,12,15-trienoic). Chọn đáp án đúng
A.
B.
C.
D.
Bài 34. Các chất: (1) dầu bôi trơn động cơ, (2) mỡ lợn, (3) sáp ong, (4) xà phòng, (5) dầu
thực vật. Những chất nào có chứa cùng một loại nhóm định chức (xét chất hóa học là thành
phần hoá học chính của chất)?
A. (2), (3) và (5).
B. (1), (2) và (3).
C. (1), (3) và (5).
D. (2), (3) và (4).


Bài 35. Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên,

có thể chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím.
B. nước và dd NaOH.
C. dung dịch NaOH.
D. nước brom.
Bài 36. Cho vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa 3 ml dầu ăn, nhỏ tiếp dung dịch
NaOH vào và đun nóng nhẹ. Hiện tượng quan sát được là:
A. Tạo kết tủa Cu(OH)2 và không tan trong dầu ăn.
B. Tạo kết tủa Cu(OH)2 và Cu(OH)2 tan tạo dung dịch có màu xanh thẫm.
C. Tạo kết tủa Cu(OH)2 sau đó kết tủa bị tan trong NaOH dư.
D. Tạo kết tủa Cu(OH)2, lắng xuống dầu ăn nổi lên trên.
Bài 37. Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH,
dung dịch Br2, dung dịch NaOH, dung dịch KMnO4/H+. Trong điều kiện thích hợp, số
trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Bài 38. Cho chất béo X có công thức cấu tạo như sau:

Khi cho X tác dụng lần lượt với: dung dịch KOH, to; dung dịch Br2; H2 (xt: Ni, to); O2. Số
trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 39. Tính chất của lipit được liệt kê như sau: (1) chất lỏng; (2) chất rắn; (3) nhẹ hơn nước;
(4) tan trong nước; (5) tan trong xăng; (6) dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm hoặc axit;
(7) tác dụng với kim loại kiềm giải phóng H2; (8) dễ cộng H2 vào gốc axit.
Số tính chất đúng với mọi loại lipit là

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 40. Có các nhận định sau:
(1) Chất béo là những este.


(2) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(3) Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết
hiđro với nước và nhẹ hơn nước.
(4) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất
béo rắn.
(5) Chất béo lỏng thường là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Số nhận định đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Bài 41. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(b) Ở động vật, chất béo tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, chất béo tập trung nhiều
trong hạt, quả...
(c) Khi đun nóng glixerol với các axit béo, có H2SO4, đặc làm xúc tác, thu được chất béo.
(d) Axit panmitic, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của chất
béo trong hạt, quả.
Số phát biểu không đúng là
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Bài 42. Cho các nhận định sau:
(a) Lipit là chất béo.
(b) Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
(c) Lipit là este của glixerol với các axit béo.
(d) Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng
hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit,
photpholipit....
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 43. Cho các nhận định sau:
(a) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic cacbon dài, phân nhánh.
(c) Chất béo chứa các gốc axit no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
(d) Các este không tan trong nước và nổi lên trên mặt nước là do chúng không tạo được liên
kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.


(e) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(g) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác niken trong nồi hấp thì chúng chuyển thành
chất béo rắn.
Số nhận định không đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Bài 44. Cho các phát biểu về chất béo:

(a) Chất béo là este 3 lần este (trieste, triglixerit) của glixerol (glixerin) với các axit
monocacboxylic mạch dài, có số cacbon chẵn và không phân nhánh;
(b) chất béo rắn thường không tan trong nước, nặng hơn nước;
(c) dầu (dầu thực vật) là một loại chất béo trong đó có chứa các gốc axit cacboxylic không
no;
(d) các loại dầu (dầu ăn, dầu nhờn v.v…) đều không tan trong nước cũng như trong các dung
dịch HCl, NaOH;
(e) chất béo (rắn cũng như lỏng) đều tan trong dung dịch KOH, NaOH;
(g) có thể điều chế chất béo nhờ phản ứng este hoá giữa glixerol và axit monocaboxylic mạch
dài;
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 45. Có các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon
(khoảng từ 12-24C) và không phân nhánh.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là
dầu.
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Bài 46. Cho các phát biểu sau:

(a) Số nguyên tử cacbon của chất béo là số lẻ;
(b) Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng một chiều;


(c) Nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ động thực vật để lâu bị ôi thiu là do nối đôi C=O bị
oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành sản phẩm có mùi khó chịu;
(d) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng điều chế xà phòng, glixerol và chế biến
thực phẩm;
(e) Lipit bao gồm chất béo, sáp, gluxit và photpholipit.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Bài 47. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có khả năng hoà tan Cu(OH)2.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Chất béo và dầu mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố .
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Bài 48. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là

A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Bài 49. Cho các phát biểu sau:
1. Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
2. Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là xà phòng.
3. Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác niken trong nồi hấp thì chúng chuyển thành
chất béo rắn.
4. Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit béo không no trong phân tử.
5. Lipit là chất béo.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 1
C. 4


D. 2
Bài 50. Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ phân htoàn este no, đơn chức mạch hở trong dd kiềm thu được muối và ancol.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xt H2SO4 đặc) là p/ứ thuận nghịch.
(3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (xt H2SO4 đặc), nguyên tử O của phân
tử H2O có nguồn gốc từ axit.
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số ngtử cacbon chẵn.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
Câu 2: Đáp án D
Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
Câu 3: Đáp án C
Thủy phân chất béo sẽ thu được glixerol
Câu 4: Đáp án B
A sai do chất béo có thể là chất lỏng, ví dụ: dầu thực vật
B đúng
C sai do trong mỡ bôi trơn còn có các tạp chất chứa các nguyên tố như S, P...
D sai, chất béo là trieste của glixerol với axit béo
Câu 5: Đáp án D
Các axit béo là axit panmitic, axit stearic, axit oleic.
Câu 6: Đáp án A
Đây là este của glixerol với axit oleic
Như vậy, tên là triolein
Câu 7: Đáp án A
A sai do trong công thức có cả axit panmitic
Câu 8: Đáp án B


Xà phòng có thể được điều chế bằng cách thủy phân mỡ trong môi trường kiềm
Câu 9: Đáp án A
đun nóng chất béo với H2SO4 sẽ thu được axit béo và glixerol (phản ứng thủy phân trong
axit)
Câu 10: Đáp án D
Dầu luyn được điều chế từ các parafin của dầu mỏ chứ không phải là este của axit béo và
glixerol

Câu 11: Đáp án A
Để biến dầu thành mỡ ta thực hiện hidro hóa dầu
Câu 12: Đáp án D
Do cộng 2 H2 nên axit phải có 2 pi trong mạch C
Như vậy, chất thỏa mãn là Axit linoleic và axit stearic.
Câu 13: Đáp án C
Axit béo thường gặp có thể là không no, ví dụ axit oleic
Câu 14: Đáp án D
Dấu mỡ bị ôi là do nối đôi C=C trong gốc axit của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không
khí tạo thành peoxit, chất này sẽ bị phân hủy thành các anđehit có mùi khó chịu
Câu 15: Đáp án B
Triolein có thể phản ứng với H2O và NaOH (thủy phân) và H2 (cộng vào nối đôi trong gốc
axit)
NHư vậy, đáp án đúng là B
Câu 16: Đáp án B
Do chứa các gốc axit béo không no nên dầu thực vật ở trạng thái lỏng
Câu 17: Đáp án B
Đặt chất béo lần lượt là 1, 2, 3
Các chất béo có thể thu được:
111, 112, 113, 121, 122, 123, 131, 132, 133, 212, 213, 222, 223, 232, 233, 313, 323, 333
Câu 18: Đáp án A
thuyphan
→ Axit béo + Glixerol
Chất béo 
Câu 19: Đáp án A
Các este có thể tạo thành là:


(C17 H 33COO )3 C3 H 5 ;(C15 H 31COO )3 C3 H 5
(C17 H 33COO ) 2 (C15 H 31COO )C3 H 5 (2 − cong − thuc)

(C15 H 31COO) 2 (C17 H 33COO )C3 H 5 (2 − cong − thuc )
vậy có tất cả tối đa 6 trieste được tạo thành
Câu 20: Đáp án A
Để biến dầu thành mỡ ta thực hiện quá trình hidro hóa dầu.
Câu 21: Đáp án D
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo
Câu 22: Đáp án D
A: lipit còn gồm chất béo, sáp, steroit... trong đó chỉ có chất béo là treste của axit béo và
grixerol
B: thiếu mạch cacbon dài
C: không thuận nghịch
Câu 23: Đáp án C
Câu 24: Đáp án C
Trong cơ thể chất béo bị oxi hóa thành CO2 và H2O
Câu 25: Đáp án A
Câu 26: Đáp án C
Mỡ tự nhiên là hỗn hợp của các triglixerit khác nhau.
Câu 27: Đáp án C
X không tác dụng với Na nên X không có nhóm OH cũng như COOH
Tác dụng với NaOH thu được ancol và muối nên là este 3 chức của glixerol và axit axetic
CTPT của X:

C9 H14O6

Câu 28: Đáp án B
Nhận thấy 2 chất khác nhau ở chỗ 1 chất có nối đôi trong mạch C còn chất còn lại không có
Như vậy, khi cho brom tác dụng với 2 chất thì chất nào làm mất màu brom là olein, chất còn
lại là panmitin
Câu 29: Đáp án B
Triglixerit gồm gốc ancol glixerin R: -H2C-CH(-)-CH2- nối với các gốc axit oleic và stearic,

gọi là 1, 2.


ta có các triglixerit thỏa mãn là: R-112, R-121, R-221, R-212.
Như vậy có 4 chất thỏa mãn. ( chú ý câu "thành phần có...." nên không có các TH R-111 hay
R-222).
Vậy đáp án đúng là B.
Câu 30: Đáp án D
Dầu luyn đc điều chế từ các parafin của dầu mỏ chứ không phải là este của axit béo và
glixerol
Câu 31: Đáp án D
D sai vì sản phẩm thu được là muối của axit báo và glixerol
Câu 32: Đáp án C
Dùng NaOH dư:
* Dầu bôi trơn là hh các hidrocacbon nên không td vs NaOH  dd phân lớp.
* Dầu thực vật là este td vs NaOH tạo muối  tạo dd đồng nhất.
Câu 33: Đáp án B
Axit linoleic có CTCT là:
C-C-C=C-C-C=C-C-C=C-C-C-C-C-C-C-C-COOH
Câu 34: Đáp án A
(1) Là hh các hidrocacbon.
(2) Nhóm chức là este
(3) Nhóm chức là este
(4) Là hh muối của các axit béo.
(5) Nhóm chức là este
Câu 35: Đáp án A
Cho 3 chất vào H2O thì chất không tan là triolein
Cho quỳ tím vào 2 chất còn lại, chất nào làm quỳ hóa đỏ là axit axetic
Chất còn lại là glixerol
Câu 36: Đáp án B

Ban đầu thì sẽ có phản ứng

CuSO4 + NaOH → Cu (OH )2 + Na2 SO4

Dầu ăn cũng sẽ tác dụng với NaOH tạo glixerol và muối của axit béo.
Cu(OH)2 sỉnh ra tạo phức tan màu xanh thẫm với glixerol
Câu 37: Đáp án B


Triolein có CT là:

(C17 H 33COO)3 C3 H 5

Triolein có phản ứng với: Br2 , NaOH , KMnO4
Câu 38: Đáp án D
X là chết béo, các axit béo gồm axit stearic, oleic và linoleic.
Như vậy, phản ứng thủy phân chính là cái đầu tiên -COO- (triglixerin), tức là phản ứng với
KOH, to.
Thêm nữa, chú ý vào 2 axit không no, nối đôi C=C chính là nơi mấu chốt
để xảy ra các phản ứng hóa học ở gốc hđc
Theo đó, nó có thể làm mất màu dung dịch Br2; làm no C=C bằng H2 (xt Ni, to).
► Note: ta biết dầu mỡ để trong không khí sẽ bị chuyển hóa: do O2 tấn công vào
nối đôi C=C tạo thành các peroxit có mùi khó chịu.
Vậy cả 4 TH đều có phản ứng xảy ra. Ta chọn D
Câu 39: Đáp án C
Các tính chất đúng là (3); (5); (6)
(1) sai với chất béo no
(2) sai với chất béo không no
(4) sai với chất béo
(7) sai với chất béo

(8) sai với chất béo no.
Câu 40: Đáp án B
(1) đúng vì chất béo là trieste của glixerol với axit béo
(2) Sai vì este không tan trong nước là do không tạo liên kết hidro với nước.
(3) đúng.
(4) đúng
(5) đúng
Câu 41: Đáp án A
Ý D sai vì axit panmitic và axit stearic là các axit no, thường có trong thành phần mỡ động
vật.
Câu 42: Đáp án A
(a) Sai. Có nhiều chất là lipit chứ không riêng chất béo.
(b) Sai.
(c) Sai. Chất béo mới là este của glixerol với các axit béo.
(d) Đúng.
Câu 43: Đáp án B
(a) sai vì este không tan trong nước là do không tạo liên kết hidro với nước.
(b) sai vì axit phải không phân nhánh


(c) sai vì chất béo chứa gốc axit no ở dạng rắn.
(e) sai vì phản ứng xà phòng hóa là phản ứng 1 chiều.
Câu 44: Đáp án D
a) đúng.
(b) sai vì chất béo nhẹ hơn nước.
(c) đúng
(d) đúng
(e) sai, vì chất béo không tạo liên kết hidro với các chất trên.
(g) đúng
Câu 45: Đáp án C

(1),(2),(4) và (6) đúng
(3) sai vì chất béo có thể là chất rắn
(5) sai, đó là phản ứng không thuận nghịch

Câu 46: Đáp án A
Phát biểu đúng là
a) Số nguyên tử cacbon của chất béo là số lẻ;
(b) Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng một chiều;
(d) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng điều chế xà phòng, glixerol và chế biến
thực phẩm;
[c sai là nối đôi C=C; e sai thừa gluxit)
Câu 47: Đáp án D
(a) Đúng
(b) Đúng vì đun chất béo với NaOH sẽ tạo ra glixerol => phản ứng được với Cu(OH)2
(c) Đúng vì thủy phân chất béo trong MT axit là pu thuận nghịch, trong MT kiềm là pu 1
chiều
(d) Sai vì khác thành phần nguyên tố. Dầu mỡ bôi trơn tạo thành từ các hidrocacbon
Câu 48: Đáp án B
Dễ dàng nhận thấy tất cả các phát biểu trên đều đúng
Câu 49: Đáp án D
Số phát biểu đúng là: 3;4
Câu 50: Đáp án A
(5) sai vì các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn
(khoảng từ 12C đến 24C)


Có 4 phát biểu đúng là (1), (2), (3), (4)




×