ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CAO THỊ THU HẰNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: GS.TS. Cao Văn Cấp
Hà nội - 2005
MỤC LUC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 4
Chương 1 ....................................................................................................... 8
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP ............................................................................................... 8
1.1. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ..........8
1.1.1. Cơ cấu kinh tế ...............................................................................................................8
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................................................................... 11
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn ..................................................................................................................... 13
1.2.1. Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................ 14
1.2.2. Sự cần thiết phải CDCCKT nông nghiệp........................................................................ 16
1.2.3. Nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................... 20
1.3. Kinh nghiệm CDCCKT nông nghiệp của một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (nằm giáp danh với
Hưng Yên) ................................................................................................................................ 26
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Bình .......................................................................................... 26
1.3.2. Kinh nghiệm của Hải Dương........................................................................................ 28
1.3.3. Kinh nghiệm của Hà Nam............................................................................................ 31
Chương 2 ..................................................................................................... 35
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HƯNG YÊN
TRONG THỜI GIAN TỪ 1997 ĐẾN 2004 ........................................................ 35
2.1. Các nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên .. 35
2.1.1. Điều kiện địa lý - kinh tế tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 35
2.1.2. Về nguồn tài nguyên thiên nhiên ................................................................................. 36
2.1.3. Tài nguyên nhân lực.................................................................................................... 39
2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống .............................................. 39
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên ............................................ 41
1
2.2.1. Khái quát tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................ 41
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. ..................................................................... 44
2.2.3. Thực trạng cơ cấu lao động ....................................................................................... 50
2.2.4. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ................................................. 52
2.2.5. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vùng ........................................................................... 57
2.3. Khái quát những thành tựu và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
Hưng Yên ................................................................................................................................. 66
2.3.1. Những thành tích nổi bật ............................................................................................ 66
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó ........................................................................ 69
Chương 3 ..................................................................................................... 72
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP CỦA HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................ 72
3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hưng Yên.............................. 72
3.1.1. Phương hướng ngành trồng trọt................................................................................. 72
3.1.2. Phương hướng chuyển dịch ngành chăn nuôi.............................................................. 75
3.1.3. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp phục
vụ cho nông nghiệp .............................................................................................................. 77
3.1.4. Phương hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế - đời sống. 79
3.2. Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hưng Yên trong
thời gian tới ............................................................................................................................. 81
3.2.1. Quy hoạch, phân vùng phát triển nông nghiệp nhằm khai thác lợi thế của mỗi tiểu vùng
............................................................................................................................................ 82
3.2.2. Giải pháp về đầu tư .................................................................................................... 86
3.2.3. Ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. ........................................ 90
3.2.4. Xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phù hợp với nền nông
nghiệp Hưng Yên ....... 94
3.2.5. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp .......................................... 96
3.2.6. Giải pháp về thị trường ............................................................................................... 99
3.2.7. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................... 101
KẾT LUẬN ................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 105
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109
2
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CDCCKT
: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CD
: Chuyển dịch
CNH, HĐH
: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CDCC
: Chuyển dịch cơ cấu
CCKT
: Cơ cấu kinh tế
TBCN
: Tư bản chủ nghĩa
KT - XH
: Kinh tế - xã hội
SL
: Số lượng
VAC
: Vườn, ao, chuồng
LAC
: Lúa, ao, cá
LA
: Lúa, ao
VA
: Vườn, ao
KHCN
: Khoa học công nghệ
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
TT
: Trang trại
CAQ
: Chuồng, Ao, Quất
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam vốn là một nước nông
nghiệp, với khoảng 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp, 80% dân
số sống ở nông thôn, nên việc phát triển nông nghiệp, nông thôn có tầm quan
trọng đặc biệt. Bởi vậy, từ 1986 đến nay Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển nông nghiệp, nền nông nghiệp
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần vào sự ổn định chính
trị - xã hội ở nông thôn... Tuy vậy, nhìn tổng thể thì cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nước ta chuyển dịch còn chậm chạp, nền nông nghiệp phát triển chưa
bền vững.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hưng
Yên, có diện tích 923km2 với hơn 1,1 triệu dân, vươn lên từ khó khăn của một
tỉnh nghèo mới được tái lập (từ 01/01/1997). Những năm qua Hưng Yên đã
đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế kinh tế-xã hội nói chung và trong
nông nghiệp nói riêng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã mang lại
những kết quả tích cực với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất t hời kỳ 19972004 đạt bình quân 5,5% (theo giá so sánh năm 1994). Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng sản phẩm: cây lương thực-rau quả,
cây công nghiệp-chăn nuôi từ 48%, 23%, 29% năm 1997 sang 34,53%,
29,63%, 35,84% năm 2004. Nông nghiệp Hưng Yên bước đầu đã mang sắc
thái của một nền nông nghiệp hàng hoá.
Tuy nhiên đến nay, nông nghiệp Hưng Yên vẫn chưa thoát khỏi tình
trạng độc canh, sản xuất nhỏ, ruộng đất chia nhỏ, manh mún gây cản trở cho
việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp, hiệu quả thấp. ở nông thôn tình
trạng nông dân nghèo còn nhiều, và đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm.
2
Vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nêu ra các giải pháp
nhằm đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp ở Hưng Yên là cần thiết và là chủ đề
của luận văn thạc sỹ của tôi.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và CCKT nông nghiệp
nói riêng là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nghiên cứu, và đã được
công bố kết quả trên các sách báo, tạp chí. Đó là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm" (luận án PTS khoa học kinh tế của
Lương Ngọc Cừ); "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn"
của tác giả Nhân Đạo; "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Phú
Yên" (Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế của Trịnh Thị Nga năm 1999); Đỗ
Thanh Phương - "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tây Nguyên theo
hướng sản xuất hàng hoá"; Lê Đình Thắng - "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn - lý luận và thực tiễn" năm 1998. Hội thảo khoa học: "Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam" do Uỷ Ban Kế Hoạch Nhà
nước (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu tư) tổ chức tháng 11 năm 1994. Những chủ
trương giải pháp lớn phát triển nông nghiệp nông thôn trong trong thời kỳ
CNH, HĐH đất nước - Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng, tháng 4 năm
1998, Nông nghiệp Đồng Nai chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH - Giáo sư,
tiến sỹ Hồ Văn Vĩnh, 1998... và nhiều công trình khác.
Tuy vậy, đến nay còn ít công trình nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên một cách toàn diện dưới góc độ kinh tế chính
trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Từ việc hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, luận văn làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh
3
tế nông nghiệp ở Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn.
Trên cơ sở đó nêu ra phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ
Thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hưng
Yên nhằm rút ra những vấn đề có tính cấp thiết cần phải giải quyết.
- Đề xuất phương hướng cơ bản giải pháp chủ yếu để chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa vào những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị Mác Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp,
nông thôn và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp... Thể hiện trong các
văn kiện của các Đại hội Đảng lần thứ VII - VIII - IX và các Nghị quyết của
UBND tỉnh Hưng Yên về chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
các phương pháp phổ biến khác của khoa học kinh tế chính trị. Đặc biệt chú ý
đến phương pháp khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp những kinh nghiệm thực
tiễn.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4
Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về CDCCKT nông nghiệp.
Với địa bàn là lãnh thổ tỉnh Hưng Yên - một tỉnh thuần nông nằm trong vùng
Đồng Bằng Sông Hồng. Thời gian từ 1997 đến hết tháng 12/2004.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu giảng dạy các bộ môn khoa học kinh tế có liên quan với đề tài luận văn
và có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát
triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về CDCCKT nông
nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng CDCCKT nông nghiệp ở Hưng Yên trong thời
gian từ 1997 đến nay.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh CDCCKT
nông nghiệp ở Hưng Yên trong thời gian tới
5
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Khái niệm "cơ cấu" được dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ các
mối quan hệ hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là một tập hợp
mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định, Các
Mác viết: "Cơ cấu là sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của
quá trình sản xuất xã hội" [21, tr.102].
Cơ cấu kinh tế trong giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin viết: "Cơ
cấu kinh tế quốc dân là tổng thể các cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh
tế. Trong hệ thống các cơ cấu đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất".
Nhìn chung, các quan niệm đều tập trung phân tích bản chất CCKT trên
các cách nhìn khác nhau:
Một là, Coi CCKT là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong hệ thống,
các quan hệ này không phải là quan hệ riêng lẻ mà là quan hệ tổng thể hữu cơ.
Các quan hệ đó không chỉ là quan hệ tỷ lệ về lượng mà là quan hệ về chất
lượng, quan hệ về cấu trúc bên trong.
Hai là, CCKT bao gồm các bộ phận cấu thành nền kinh tế, các nhóm
ngành, các khu vực, các thành phần nằm trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Ba là, CCKT biểu hiện trong những điều kiện không gian, thời gian về
tự nhiên, kinh tế , xã hội nhất định.
Bốn là, CCKT tồn tại từ các quan hệ về lượng, tỷ lệ trong các yếu tố
cấu thành nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ.
6
Trên cơ sở đó có thể xác định khái niệm CCKT như sau: CCKT là một
phạm trù kinh tế thể hiện các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền
kinh tế quốc dân. Nói đến cơ cấu kinh tế là nói đến mối quan hệ tỷ lệ giữa
các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Mối quan hệ này phản ánh cả về
mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố hợp thành.
Cơ cấu kinh tế là một khái niệm rộng, phức tạp, luôn luôn biến động.
Việc xác định đúng khái niệm CCKT góp phần làm rõ nội dung CCKT và
phương hướng CDCCKT ở Việt Nam. Do cách tiếp cận, mục đích đối tượng
nghiên cứu khác nhau mà chúng ta hiểu CCKT khác nhau. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu CCKT phải gắn với điều kiện không gian, thời gian cụ thể mới có
thể xác định được một cách khoa học CCKT đang tồn tại và xu hướng vận
động của nó. Đó là vấn đề cần đặt ra đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước và các địa phương nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, phát
huy được nguồn nhân lực vốn có, phát triển các vùng, nâng cao đời sống nhân
dân, khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, giữa thành thị và
nông thôn. Cơ cấu kinh tế có những đặc trưng sau:
* Cơ cấu kinh tế là phạm trù khách quan.
Tính khách quan của CCKT thể hiện ở chỗ, trình độ phát triển của phân
lao động xã hội và lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành
CCKT[23,Tr6]. Một CCKT như thế nào, xu thế chuyển dịch nó ra sao phụ
thuộc vào những điều kiện khách quan: tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định.
Tương ứng với những điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định tất yếu có một cơ cấu phù hợp.
Theo Các Mác: trong sự phân công xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu
không sao tránh khỏi, một tất yếu thầm kín, yên lặng. Điều đó nói lên rằng, ở
mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, mỗi điều kiện cụ thể đều có thể xác định một
cơ cấu kinh tế hợp lý [21].
7
* Cơ cấu kinh tế có tính lịch sử và xã hội cụ thể
Ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, tính hợp lý của cơ cấu kinh tế mỗi
nước, mỗi vùng phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội khác
nhau. Ngay cả những nước, những vùng có trình độ phát triển lực lượng sản
xuất như nhau và sự giống nhau của các quan hệ xã hội, tỷ lệ trong cơ cấu
kinh tế không hẳn bao giờ cũng dẫn đến những quan hệ về chất như nhau giữa
các nền kinh tế [23, tr.6].
Từ đây cho thấy, trong cơ cấu kinh tế hiện hữu luôn luôn xuất hiện
những tiền đề cho sự xuất hiện CCKT mới và CCKT không phải là“bất
định”, “cố định” mà luôn có sự biến động. Tính biến động của CCKT là một
quá trình, quá trình đó làm cho CCKT chuyển dịch theo hướng hoàn thiện
hơn.
Cơ cấu kinh tế quốc dân được cụ thể hoá qua từng loại cơ cấu cụ thể.
Nền kinh tế có các loại cơ cấu cụ thể chủ yếu như: cơ cấu ngành kinh tế,
CCKT theo vùng và cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Giữa các loại cơ cấu đó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau,
làm điều kiện cho nhau trong quá trình phát triển, trong đó cơ cấu theo ngành
kinh tế có vai trò quyết định.
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một ngành
sản xuất vật chất có vai trò hết sức to lớn. CCKT nông nghiệp là bộ phận cấu
thành hết sức quan trọng trong CCKT quốc dân và có ý nghĩa rất lớn đến sự
phát triển của mỗi nước [20, tr.120]. Quá trình hình thành CCKT nông nghiệp
được xác lập khi có sự xuất hiện của phân công lao động xã hội lần thứ nhất,
nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế mang tính độc lập tương đối, gồm có
trồng trọt và chăn nuôi. Trong cơ cấu trồng trọt gồm các loại cây: cây lương
thực, cây hoa màu, cây công nghiệp, trong đó, còn phân công chuyên môn
hoá theo những ngành nhỏ như: lúa, rau, cây có dầu, cây lấy sợi, cây lấy gỗ...
8
Cũng tương tự, trong chăn nuôi lại phân ra: chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia
cầm... Trong tất cả các bộ phận được cấu thành đó, luôn có sự vận động và
phát triển, có sự tác động qua lại lẫn nhau, quan hệ tỷ lệ với nhau theo một tỷ
lệ nhất định, trong từng thời kỳ tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất tương ứng hình thành nên một CCKT nhất định.
Có thể hiểu phạm trù CCKT nông nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh
tế bao gồm các quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều
kiện cụ thể nhất định. Nó được biểu hiện bằng sự tương quan về số lượng và
chất lượng của các mối quan hệ trên. Song với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật sẽ làm thay đổi cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp, làm tăng năng suất
lao động, thúc đẩy sự phân công lại lao động xã hội, hình thành các vùng
chuyên canh cũng như các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới [23,
tr.10].
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng mang những nét đặc trưng của CCKT
nói chung, song do ảnh hưởng của các đặc điểm sản xuất nông nghiệp nên nó
cũng có những nét đặc thù riêng [20, tr.120-121]:
Một là, CCKT nông nghiệp mang tính khách quan và được hình thành
do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Hai là, Nó không cố định mà luôn luôn biến đổi, chuyển dịch phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội, với sự phát triển của khoa học công nghệ diễn
ra trong từng tời kỳ.
Ba là, CCKT nông nghiệp không khép kín mà ngày càng mở rộng,
quan hệ qua lại với nhau trong quá trình phân công và hợp tác lao động.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Trước hết, là phụ
thuộc vào thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông-lâm- ngư
nghiệp. Thứ hai, CCKT nông nghiệp phụ thuộc vào nhóm kinh tế và tổ chức.
Trong nhóm này, vấn đề về thị trường và nguồn lực đất đai, tài nguyên,
9
khoáng sản... có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặt khác, hệ thống chính sách
kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng ảnh hưởng to lớn đến quá trình hình thành,
biến đổi CCKT. Đặc biệt, trong nhóm này sự quản lý của Nhà nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng bằng các chủ trương, chính sách sẽ tạo cho nền nông
nghiệp thuần nông khép kín phát triển theo CCKT mở hình thành các vùng
chuyên canh hàng hoá, đa ngành, đa canh, chuyên môn hoá sản xuất . Thứ ba,
Sự tác động của khoa học-công nghệ đặc biệt là hệ thống công nghệ cao như:
công nghệ sinh học, công nghệ gen... làm cho nông nghiệp chuyển dịch đúng
định hướng CNH, HĐH. Thứ tư, Phải kể đến yếu tố con người. Đây là yếu tố
có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng CCKT hợp lý. Ngoài ra, trong nền
kinh tế thị trường hiện nay CCKT nông nghiệp còn chịu sự tác động mạnh mẽ
của các quy luật thị trường: Quy luật giá trị; Quy luật cung - cầu; cạnh tranh.
Vì thế, xây dựng CCKT nông nghiệp đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn sự vận
động của các quy luật khách quan, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể,
tránh chủ quan duy ý chí để một mặt xác định đúng đắn CCKT nông nghiệp
của giai đoạn hiện tại cả về mặt định tính và định lượng, mặt khác dự báo mô
hình kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tương lai [23, tr.11-12].
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
* Quan niệm về sự chuyển dịch CCKT nói chung
Tuỳ theo điều kiện, phạm vi, biện pháp thay đổi CCKT mà người ta có
thể sử dụng các thuật ngữ khác nhau: Biến đổi CCKT, điều chỉnh CCKT,
song trong đó thuật ngữ chuyển dịch CCKT mang ý nghĩa khái quát nhất. Đó
là sự thay đổi CCKT do sự thay đổi các chính sách và về các mặt xã hội gây
ra, nó có thể được thực hiện một cách chủ động, có ý thức hoặc xảy ra do điều
kiện khách quan.
Có thể quan niệm sự chuyển dịch CCKT là sự biến đổi và vận động
phát triển của các bộ phận cấu thành nó làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ
10
và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian dưới tác động của những
nhân tố kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế nhất định.
1.2.1. Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch CCKT nhằm biến đổi CCKT sao cho phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới,
cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Đó là quá trình thay đổi, điều
chỉnh các yếu tố trong cấu trúc kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện khách
quan của nền kinh tế, nhằm phát triển kinh tế đạt trình độ tăng trưởng
nhanh, hiệu quả và bền vững.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là sự thay đổi cấu trúc kinh tế nông
nghiệp dựa trên sự thay đổi cơ cấu của các ngành, các vùng, các thành phần
kinh tế. Sự biến đổi này được quy định bởi sự thúc đẩy của lực lượng sản
xuất và làm cho tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành CCKT không
đồng đều.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là quá trình
tiến hành cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tăng dần các hoạt động sản xuất theo
hướng đa ngành, đa nghề, phát triển nông nghiệp toàn diện theo lối sản xuất
hàng hoá, hình thành các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp tập trung, chuyên
canh, gắn với công nghiệp chế biến và áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ
vào sản xuất, nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá chủ lực với khối lượng
lớn, chất lượng cao. Hay nói một cách khác, đây là quá trình thay đổi phương
pháp, công cụ và công nghệ sản xuất chủ yếu là thủ công, tập quán canh tác
theo lối sản xuất nhỏ bằng các phương pháp, công cụ và công nghệ sản xuất
tiên tiến, hiện đại đạt kết quả cao. Trong đó, thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí
hoá, sinh học hoá là những nội dung then chốt nhất và tương ứng với nó là giá
trị sản lượng hàng hoá nông sản, sản lượng cây, con tăng lên nhanh chóng.
Quá trình CDCCKT nông nghiệp phải nhằm vào [23, tr.17]:
11
+ Khai thác và sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh của nông nghiệp
trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương.
+ Khai thác có hiệu quả các tiềm năng nông nghiệp: đất đai, rừng
biển...
+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải góp phần tạo nên khối lượng
của cải vật chất ngày càng lớn, đồng thời cơ cấu sản phảm nông nghiệp phải
đa dạng, phong phú.
+ Đặc biệt, CDCCKT phải góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh
tế- xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.
Để đánh giá trình độ và hiệu quả của việc CDCCKT nông nghiệp, cần
phải sử dụng hệ thống các chỉ tiêu như: Cơ cấu giá trị tổng sản phẩm, cơ cấu
lao động, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu sử dụng đất, năng suất cây trồng, vật
nuôi, năng suất lao động... Tuy nhiên, tuỳ theo mục tiêu và phạm vi nghiên
cứu cũng như nguồn tư liệu cho phép mà có sự lựa chọn cho thích hợp.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác
động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan:
(1) Vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.
Cơ cấu kinh tế của một nước, một vùng bao giờ cũng dựa vào ưu thế về
vị trí địa lý và khí hậu... Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau và thời tiết
khác nhau thì việc xác định CCKT cũng khác nhau.
(2) Trình độ khoa học- công nghệ.
Có thể nói sự tiến bộ của KHCN có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự CD
CCKT. Đây là nhân tố chủ yếu, giữ vai trò quyết định trong quá trình CNH, HĐH.
(3) Lực lượng lao động
Con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và
CDCCKT. Mặc dù, CCKT mang tính khách quan, song quá trình CDCCKT
12
nhanh hay chậm, phù hợp hay không phù hợp lại còn do sự tác động chủ quan
của con người.
(4) Nhân tố chính trị và tổ chức
Ở đây muốn nói tới đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong từng thời kỳ, đặc biệt là các chính sách vĩ mô, đều có ảnh hưởng
quan trọng đến sự hình thành và CD CCKT nông nghiệp.
Các nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác động
đến CDCCKT, do đó, nhất thiết phải được tính đến trong quá trình CDCCKT
nông nghiệp.
1.2.2. Sự cần thiết phải CDCCKT nông nghiệp
Để tăng tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo ra cơ cấu hợp lý nhất
cần phải CD CCKT nông nghiệp, sự cần thiết đó xuất phát từ những yêu cầu
chủ yếu sau:
Thứ nhất, CDCCKT nông nghiệp xuất phát từ vai trò, vị trí của nông
nghiệp trong đời sống KT - XH.
Nông nghệp có vai trò rất quan trọng, nếu không muốn nói nông nghiệp
là khởi đầu của sự phát triển. Chú ý đến nông nghiệp trong quá trình CD
CCKT là xu hướng được áp dụng phổ biến trong những năm gần đây ở nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối với nước ta, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có
vai trò hết sức quan trọng:
*) Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn của CNH, HĐH, vì
đầu ra cho công nghiệp chính là nông nghiệp, nông thôn.
Thật vậy, muốn công nghiệp phát triển phải có thị trường, thị trường
chủ yếu là nông dân, có nâng cao được sức mua của nông dân thì mới có đầu
ra cho công nghiệp. Với một thị trường đông dân và sức mua hiện nay còn rất
thấp, thì tiềm năng có thể khai thác là rất lớn. Có thể nói, sức mua của nông
13
dân có vai trò rất quan trọng, đôi khi là quyết định đối với qui mô và tốc độ
phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Kinh nghiệm các nước và thực tiễn
nước ta trong những năm đổi mới đã và đang chứng minh mối quan hệ nhân
quả đó. Chẳng hạn, những năm được mùa, được giá, thu nhập của nông dân
tăng, thì sức mua của xã hội tăng theo và ngược lại. Để thoát khỏi tình trạng
đó, đòi hỏi phải rất coi trọng CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH,
tạo thêm việc làm cho người lao động, từ đó thu nhập của nông dân được
nâng lên và sức mua của thị trường cũng được cải thiện.
*) Nông nghiệp, nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các
ngành công nghiệp, các ngành kinh tế khác để thực hiện CNH, HĐH.
*) Nông nghiệp, nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho
đời sống xã hội và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Trong các cuộc Cách mạng công nghiệp thì công nghiệp và nông
nghiệp luôn đi đôi với nhau, vì thế nếu không phát triển nông nghiệp thì sẽ
không thể phát triển công nghiệp. Phát triển nông nghiệp là tiền đề để CNH
đất nước.
CDCCKT nông nghiệp còn nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Thực hiện
CNH-HĐH đất nước tạo thế và lực để chủ động hội nhập kinh tế với khu vực
và thế giới.
Thứ hai, CDCCKT nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với việc tăng
trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, góp phần quan trọng
thực hiện CNH, HĐH đất nước. Điều quan trọng là CD CCKT nông nghiệp sẽ
tác động đến việc phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao năng suất lao
động, khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai, sức lao động, cơ sở vật chất
hiện có và sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.
14
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ góp phần chuyển nền nông nghiệp
từ tự cung tự cấp độc canh, thuần nông sang kinh tế hàng hoá, đa canh, đa
dạng hoá.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm
hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Chuyển từ sản
xuất cho nhu cầu trong nước sang sản xuất để xuất khẩu, tăng thị trường nông
sản hàng hoá trong cả nước.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ làm thay đổi tương quan giữa nông
- lâm - ngư nghiệp. Trong đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng chăn nuôi,
thuỷ sản tăng lên. Mối quan hệ giữa nông - lâm - ngư nghiệp sẽ đạt trình độ
và hiệu quả cao hơn.
Thứ ba, CDCCKT nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu của CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta trong Đại hội VIII/1996 nhằm đưa nông nghiệp nước ta trở thành
nền nông nghiệp tiên tiến, kinh tế nông thôn phát triển bền vững, có cơ sở...
hiện đại, có CCKT hợp lý, có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương khoá IX đã đưa ra Nghị quyết về “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn kỳ 2001-2010”. Nghị quyết Trung ương 5 chỉ rõ:
“CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình CDCCKT nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường;
thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu
KHCN, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ
vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ,
hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường” [18, tr.42].
CNH,HĐH nông nghiệp là quá trình CDCCKT nông nghiệp theo
hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch
15
vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh
thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng
nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, văn hoá của nhân dân ở nông thôn [18, tr.43].
Theo cách hiểu trên, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình
hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý và ứng dụng những thành tựu của
khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, nhằm xoá bỏ CCKT nông thôn truyền thống, tạo sự tăng trưởng cao và
lâu bền, đưa khu vực nông thôn phát triển bền vững. Và như vậy, CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn không chỉ đơn giản bao gồm phát triển công nghiệp
nông thôn và HĐH một số công đoạn của sản xuất nông nghiệp như cơ giới
hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá và sinh học hoá, mà nó còn bao gồm toàn bộ
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống vật chất và tinh thần ở
nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại và phương thức tổ
chức quản lý tiên tiến và CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
Thứ tư, sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường là một đòi hỏi
khách quan đối với sự CD CCKT nông nghiệp.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quá trình xây dựng CCKT
dựa trên những tính toán mang nặng tính chủ quan của Uỷ ban kế hoạch Nhà
nước, tuy có "tham khảo" thị trường nhưng chưa xuất phát từ yêu cầu của thị
trường, cấu trúc kinh tế của thời kỳ bao cấp trở nên kém hiệu quả, do vậy tất
yếu phải xây dựng CCKT mới phù hợp hơn. Ở đây thị trường đã đặt yêu cầu
cho việc CD CCKT nông nghiệp, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải gắn với
nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. CD CCKT nông nghiệp nếu
không xuất phát từ yêu cầu khách quan của thị trường thì dẫn đến kém năng
động và hiệu quả.
1.2.3. Nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
16
Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội IX của Đảng (4/2001) nêu rõ định
hướng cho việc phát triển các ngành và các vùng là "Phát triển và CDCCKT
theo hướng CNH, HĐH. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế,
tăng sức cạnh tranh CDCCKT, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế
mạnh trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng
an ninh, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường
ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu" [16, tr.26].
Hội nghị TW 5 khoá IX (18/03/2002) đã ra Nghị quyết về "Đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn thời kỳ 2001-2010" đã chỉ rõ nội dung
tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn bao gồm: CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn là quá trình CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản
xuất nông nghiệp lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện
tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động trong các ngành công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi
trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quy hoạch sản xuất phù
hợp. Xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn [13, tr.42-43].
*) Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Một là, CD CCKT nông nghiệp- nông thôn theo hướng sản xuất hàng
hoá và mở rộng sự phân công hợp tác.
Đây là xu thế tất yếu, tiến bộ và phù hợp với xu thế phát triển chung
của các nước kém phát triển trên thế giới. Kinh tế nông nghiệp là một khu vực
kinh tế ra đời rất sớm và đã trải qua nhiều lần chuyển dịch. Sự chuyển dịch
lần đầu tiên là từ kinh tế sinh tồn sang kinh tế tự cấp, tự túc. Tiếp theo là từ
kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hoá giản đơn. Sau đó, chuyển từ
kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường.
17
Đó là con đường tất yếu, không còn cách nào khác khi muốn thu nhập
của kinh tế nông nghiệp, nông thôn và của người dân được nâng lên.
CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đảm bảo cho nền kinh
tế vận động đúng mục tiêu, năng suất, chất lượng, hiệu quả. Quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn tất yếu phải xoá bỏ tự cung, tự cấp trong phạm
vi làng, xã tiến tới mở rộng sự hợp tác với các vùng trong nước và quốc tế. Từ
đó, sẽ giúp nông dân nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
Hai là, CDCCKT nông nghiệp theo hướng chuyển từ độc canh thuần
nông sang đa canh, đa dạng hoá ngành nghề, gắn nông nghiệp với công
nghiệp chế biến và dịch vụ.
Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã khẳng định “đặc biệt coi trọng
CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông - lâm - ngư
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản…” [14, tr.86-87].
Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) khẳng định:
“Chuyển dịch mạnh CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các
vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất cao,
chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất là công
nghệ sinh học, gắn với chế biến, tiêu thụ…” [16].
Nông nghiệp có cơ cấu nội tại rất phức tạp, biểu hiện ở các bộ phận
cấu thành hệ thống nông nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận
ấy. Sự hình thành và vận động của cơ cấu nông nghiệp phụ thuộc vào các
yếu tố kinh tế và tổ chức, khoa học và công nghệ, tự nhiên và xã hội… Với
tiềm năng đa dạng về sinh thái, nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển một
nền nông nghiệp toàn diện.
Như vậy, muốn cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng cao,
không có con đường nào khác là phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay những loại cây con có năng suất
18
thấp, giá trị thấp bằng những loại cây, con có năng suất cao, giá trị lớn, các
hoạt động dịch vụ cho nông nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở thâm
canh tăng năng suất, sản phẩm có chất lượng cao, tạo ra một sự chuyển biến
rõ rệt theo hướng sản xuất đa dạng, khai thác lợi thế các vùng sinh thái, hình
thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá.
Do đó, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá không thể tách rời sự
phát triển của các ngành kinh tế có liên quan như công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ, góp phần làm thay đổi CCKT và bộ mặt nông thôn, thu hút
lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có
ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu
quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho dân cư
nông thôn. Vì vậy, thực hiện nội dung CDCCKT nông nghiệp, nông thôn còn
phải giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành sản xuất ngoài
nông nghiệp.
Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hoá hướng vào xuất khẩu là nội
dung quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, là một
định hướng quan trọng mà Đảng ta xác định hiện nay. Phát triển công nghiệp
chế biến và các hoạt động dịch vụ trên địa bàn nông thôn sẽ tạo điều kiện cho
trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có năng suất, chất lượng
cao và phát triển mạnh để phá vỡ trạng thái khép kín, trì trệ, lạc hậu vốn có
của nền nông nghiệp nhỏ ở nước ta, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân, tạo cơ sở cho công nghiệp phát triển.
Việc phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn sẽ cho phép mở
rộng khả năng khai thác các tiềm lực kinh tế của từng địa phương và phù hợp
với xu hướng CDCCKT nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Sự phát triển
ngành nghề và làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy CDCCKT nông thôn theo
19
hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất
công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm cả các
hoạt động dịch vụ cho sản xuất (làm đất, tưới tiêu, vốn, dịch vụ đầu vào và
đầu ra) và dịch vụ đời sống (cung cấp các hang hoá công nghệ phẩm, sản
phẩm văn hoá, phát triển chợ…) sẽ tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất yêu cầu của
phát triển kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của dịch vụ chính là quá trình hoàn
thiện sự phân công lao động xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế
hàng hoá. Phát triển dịch vụ còn đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của
nhân dân và yêu cầu mở cửa với bên ngoài, đồng thời còn là biện pháp tạo ra
việc làm trong nông thôn.
Đẩy mạnh công nghiệp chế biến để tạo ra giá trị gia tăng của nông sản
hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho dân cư nông thôn là nhiệm vụ
cấp bách của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Một
nền nông nghiệp đa ngành, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm nhưng nếu
không có công nghiệp chế biến thì hiệu quả cuối cùng sẽ không cao.
Ba là, CDCCKT nông nghiệp phải theo hướng chuyển từ kỹ thuật thủ
công lạc hậu, sản xuất theo tập quán thói quen cũ sang CCKT dựa trên kỹ
thuật công nghệ hiện đại.
Khi phân tích sản xuất hàng hoá TBCN, Các Mác đặc biệt lưu ý cấu tạo
hữu cơ tư bản. Trong quá trình CNH, xu hướng chung ở các nước TBCN là
cấu tạo hữu cơ tăng nhanh. Còn ở các quốc gia nông nghiệp như nước ta, kinh
tế kém phát triển, cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp hết sức thấp, sản xuất
nông nghiệp phần lớn sử dụng kỹ thuật thủ công lạc hậu và kinh nghiệm cổ
truyền nên năng suất lao động kém là đương nhiên. Từ đó, gây nên những tổn
thất sau thu hoạch chế biến sản phẩm và làm giảm giá trị hàng hoá.
Để xây dựng CCKT nông nghiệp dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại,
cần phải tiến hành phân công lại lao động và chuyên môn hoá sản xuất. Kỹ
20
thuật và công nghệ hiện đại chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở lao động đã được
phân công và có trình độ chuyên môn cao. Ở nước ta, CNH-HĐH nông
nghiệp được thực hiện từ điểm xuất phát thấp, điều kiện khó khăn. Vì vậy,
phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, vật tư , kỹ thuật thích hợp, kết hợp với
việc cải tiến, HĐH các công nghệ đang sử dụng. Đó chính là giải pháp để phá
vỡ tư duy bảo thủ, trì trệ dựa vào kinh nghiệm cổ truyền, coi thường KHCN ở
một số vùng nông thôn hiện nay.
21
*) Xu hƣớng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp
và thuỷ sản. Trong quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng của
nông nghiệp tuy có giảm xuống, nhưng vai trò, vị trí của nông nghiệp không
hề giảm sút, mà trái lại nó luôn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống KT - XH. Đó là ngành cung cấp những nông sản hàng hoá về lương
thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp tồn tại và phát triển giữ vững cân bằng sinh thái đảm
bảo môi trường sống cho con người.
Mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền
nông nghiệp hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và
sức cạnh tranh cao trên cơ sở áp dụng những thành tựu KHCN hiện đại, đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu
đẹp, dân chủ, văn minh, CCKT hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ
tầng KT - XH phát triển ngày càng hiện đại.
Do vậy, CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH phải được diễn
ra theo xu hướng dưới đây:
Phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá toàn diện bao gồm trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. Từ đó, ưu tiên đầu tư khai thác các nguồn
lực để nâng dần tỷ trọng các ngành nghề: nông - lâm - thuỷ sản trong cơ cấu
nông nghiệp theo nghĩa rộng; nuôi trồng trong cơ cấu ngành thuỷ sản; trồng,
chăm sóc và bảo vệ rừng trong ngành lâm nghiệp, chăn nuôi trong ngành
nông nghiệp; cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm trong ngành trồng
trọt.
+) Hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá, tập trung qui mô lớn
(trên cơ sở khai thác và phát huy đầy đủ các tiềm năng, lợi thế so sánh về đất
đai, mặt nước, khí hậu thời tiết…). Gắn sản xuất với chế biến để nâng cao
chất lượng hàng hoá, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
22