Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá phát thải khí nhà kính CO2 từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận đống đa và quậnthanh xuân, thành phố hà nội và đề xuất giải pháp kiểm soát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CO2
TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
ĐỐNG ĐA VÀ QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CO2
TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
ĐỐNG ĐA VÀ QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: Chƣơng trình thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG DƢƠNG TÙNG


Hà Nội, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của tác giả, trong đó có kế thừa một số
kết quả, hoạt động đƣợc thực hiện trong các đề tài, nhiệm vụ do chính tác giả tham
gia nghiên cứu và chủ trì thực hiện.
Các số liệu sử dụng trong Luận văn đƣợc thu thập bởi cá nhân tác giả, đảm
bảo tính trung thực, có dẫn nguồn chính xác và hợp pháp.

Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

i


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn khoa
học, TS. Hoàng Dƣơng Tùng - Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Môi trƣờng là ngƣời
đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện Luận văn. Thầy không những cho tôi kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà còn
truyền tâm huyết và thúc đẩy nhiệt huyết phấn đấu cho cán bộ trẻ nhƣ chúng tôi
không ngừng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học Đại học quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hỗ trợ,
hƣớng dẫn tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đồng nghiệp là cán bộ

Trung tâm Quan trắc môi trƣờng, Tổng cục Môi trƣờng trong suốt quá trình tôi thực
hiện bản Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong nƣớc và quốc
tế thuộc Chƣơng trình Sáng kiến không khí sạch châu Á (CAI-Asia) đã nhiệt tình
cung cấp thông tin và tài liệu liên quan.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn bè đồng
nghiệp và đối tác - những ngƣời đã cung cấp thông tin, hỗ trợ và đóng góp ý kiến,
giúp tôi hoàn thiện bản Luận văn này.
Và sau cùng nhƣng rất quan trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới gia đình, những ngƣời luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Cấu trúc Luận văn ................................................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3

1.1.

Tổng quan chung về Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu.......................... 3

1.1.1. Các khái niệm chung ........................................................................................ 3
1.1.2. Khí nhà kính và hiện trạng phát sinh khí nhà kính .......................................... 4
1.1.3. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam ...................................... 8
1.2.

Tổng quan về phát thải khí nhà kính .............................................................. 16

1.2.1. Phát thải khí nhà kính trên thế giới ................................................................ 16
1.2.2. Phát thải khí nhà kính ở Việt Nam ................................................................. 23
1.3.

Tổng quan về phát thải CO2 trong hoạt động giao thông .............................. 25

1.3.1 Trên thế giới ................................................................................................... 25
1.3.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 30
1.3.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ................................. 33
1.3.3.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 33
1.3.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 36
1.3.3.3. Hiện trạng môi trƣờng không khí trên địa bàn nghiên cứu .......................... 38
Chƣơng 2 ................................................................................................................... 41
ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 41
2.1.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 41

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 41

iii


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 41
2.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 41

2.3.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 41

2.3.1. Phƣơng pháp luận kiểm kê phát thải khí CO2 từ hoạt động giao thông
đƣờng bộ ........................................................................................................ 41
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 43
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 55
3.1.

Hiện trạng phát thải khí CO2 từ một số phƣơng tiện giao thông chính
trên địa bàn quận Thanh Xuân và quận Đống Đa .......................................... 55

3.1.1. Giới thiệu đặc điểm hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn nghiên
cứu .................................................................................................................. 55
3.2.2.Ƣớc tính lƣợng phát sinh khí CO2 từ các phƣơng tiện giao thông trên
địa bàn Quận Đống Đa và Thanh Xuân ......................................................... 68
3.2.3. Đánh giá hiện trạng phát thải khí CO2 từ hoạt động giao thông trên địa
bàn quận Thanh Xuân và Đống Đa ................................................................ 72
3.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và kiểm soát phát thải khí CO2 từ hoạt
động giao thông đƣờng bộ cho hai quận Thanh Xuân và quận Đống
Đa ................................................................................................................... 74

3.3.1. Các biện pháp vĩ mô ........................................................................................ 74
3.3.2. Các giải pháp kỹ thuật ..................................................................................... 75
3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của ngƣời tham
gia giao thông ................................................................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 80
Kết luận ..................................................................................................................... 80
Khuyến nghị .............................................................................................................. 81
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BĐKH
EU
GDP

Nghĩa của chữ viết tắt
Biến đổi khí hậu
Liên minh châu Âu
Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải

HƢNK


Hiệu ứng nhà kính

IPCC

Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

LULUCF

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

PTCGĐB

Phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiềm năng ấm lên toàn cầu của các loại kính nhà kính so với CO2 ...........7
Bảng 1.2. Diễn biến của nhiệt độ trên các châu lục trong thế kỷ 20 (0C) .................10
Bảng 1.3: Tổng quan về EU-28 và EU-15 giai đoạn 1990 - 2012 ............................18

Bảng 1.4. Tổng quan về EU-28 và EU-15, trong giai đoạn 2011 - 2012 .................19
Bảng 1.5. Phát thải KNK và mục tiêu phát thải của Nghị định thƣ Kyoto giai
đoạn 2008 - 2012...................................................................................21
Bảng 1.6. Phát thải khí nhà kính của các ngành do tiêu thụ năng lƣợng ..................23
Bảng 1.7. Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 1998 ..................................................24
Bảng 1.8. Tỷ lệ phát thải CO2 và một số khí nhà kính khác từ hoạt động giao
thông vận tải so với các ngành nghề khác ............................................30
Bảng 1.9 Diễn biến một số chỉ tiêu khí hậu tại trạm Láng giai đoạn 2005 2013 .......................................................................................................36
Bảng 1.10. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 2013 ..........................36
Bảng 1.10. Diễn biến dân số trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2013 ..........38
Bảng 1.11. Kết quả quan trắc chất lƣợng không khí trên địa bàn quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội năm 2014...........................................................38
Bảng 1.12. Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí ..............................39
tại khu vực quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2014 ....................................................39
Bảng 3.1. Thông tin về các tuyến đƣờng chính quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội .........................................................................................................55
Bảng 3.2. Thông tin một số tuyến đƣờng chính của quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội ............................................................................................57
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc lƣợng xe máy trên các tuyến đƣờng quận Đống
Đa ..........................................................................................................62
Bảng 3.4. Kết quả quan trắc xe ô tô con trên các tuyến đƣờng quận Đống Đa ........62
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc ô tô hạng nhẹ trên các tuyến đƣờng quận Đống
Đa ..........................................................................................................63

vi


Bảng 3.6. Kết quả quan trắc số lƣợng xe buýt và xe tải hạng nặng trên các
tuyến đƣờng quận Đống Đa ..................................................................64
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc lƣu lƣợng xe trên các tuyến đƣờng quận

Thanh Xuân ...........................................................................................66
Bảng 3.9. Ƣớc tính lƣợng phát thải khí CO2 từ các phƣơng tiện giao thông
chính trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội......................70
Bảng 3.10. Lƣợng phát thải CO2 từ một số phƣơng tiện giao thông trên địa
bàn nghiên cứu với khu vực Hà Nội .....................................................73
Bảng 3.11. Chỉ số phát thải CO2/đầu ngƣời của khu vực nghiên cứu ......................74

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quỹ đạo của Bão ở Tây bắc Thái Bình Dƣơng và Biển Đông .................14
Hình 1.2. Diễn biến của mực nƣớc biển tại trạm Hải văn Hòn Dấu
giai đoạn 1960 - 2005............................................................................15
Hình 1.3. Phát thải khí nhà kính của EU-28, năm 1990 - 2012 ................................17
(không bao gồm LULUCF .......................................................................................17
Hình 1.4. Phát thải khí nhà kính của EU-15 so với mục tiêu giai đoạn 2008 2012 (không bao gồm LULUCF .........................................................17
Hình 1.5. Xu hƣớng chung của lƣợng khí phát thải thay đổi hàng năm và ..............22
sự thay đổi tuyệt đối kể từ năm 1990 ........................................................................22
Hình 1.6. Sự phát thải khí nhà kính năm 2012 tại Mỹ ..............................................22
Hình 1.7. Phát thải khí CO2 từ lĩnh vực giao thông và các lĩnh vực khác
tại một số khu vực khác nhau trên thế giới ...........................................25
Hình 1.8. Ƣớc tính lƣợng phát thải khí CO2 từ hoạt động giao thông ở Châu
Á ............................................................................................................26
giai đoạn 2000 - 2030 ................................................................................................26
Hình 1.9. Tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm từ các phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ ...............................................................................................31
Hình 1.10. Tổng lƣợng thải CO2 của xe máy và ô tô hạng nhẹ tại Hà Nội
trong ......................................................................................................33

giai đoạn 2005 - 2009 ................................................................................................33
Hình 1.11. Vị trí của quận Thanh Xuân và quận Đống Đa .......................................35
trong khu vực thành phố Hà Nội ...............................................................................35
Hình 1.12. Diễn biến thu ngân sách trên địa bàn quận Đống Đa và
quận Thanh Xuân, Hà Nội giai đoạn 2005 - 2013 ................................37
Hình 2.2. Vị trí các điểm quan trắc mật độ xe trên các tuyến đƣờng giao
thông chính ............................................................................................46
Hình 3.1. Sơ đồ mạng lƣới đƣờng giao thông quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội .........................................................................................................56
viii


Hình 3.2. Sơ đồ mạng lƣới đƣờng giao thông Quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội ...................................................................................................57
Hình 3.3. Kết quả quan trắc xe ô tô trên các tuyến đƣờng quận Đống Đa ...............63
Hình 3.4. Phân bố xe tải hạng nhẹ trên các tuyến đƣờng quận Đống Đa .................65
Hình 3.5. Phân bố xe buýt và xe tải hạng nặng trên các tuyến đường quận Đống
Đa ..........................................................................................................65
Hình 3.6. Phân bố lƣợng xe máy trên các tuyến đƣờng chính
quận Thanh Xuân ..................................................................................67
Hình 3.7. Phân bố lƣợng ô tô con trên các tuyến đƣờng chính
quận Thanh Xuân ..................................................................................67
Hình 3.8. Phân bố xe tải hạng nhẹ và xe hạng nặng trên các tuyến nghiên cứu
quận Thanh Xuân ..................................................................................68
Hình 3.9. Tỷ lệ phát thải khí CO2 của một số phƣơng tiện giao thông chính
trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội .....................................69
Hình 3.11. Tỷ lệ phát thải khí CO2 của một số phƣơng tiện giao thông chính
trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ...............................71
Hình 3.12. Phát thải khí CO2 trên các tuyến đƣờng nghien cứu quận Đống Đa.......71
Hình 3.13. So sánh lƣợng phát thải khí CO2 từ các tuyến đƣờng nghiên cứu

và tổng lƣợng thải trên các tuyến đƣờng...............................................72

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH đã và đang trở thành vấn đề môi trƣờng toàn cầu
ảnh hƣởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo tính
toán của tổ chức y tế thế giới WHO Việt Nam đƣợc xếp vào một trong 10 nƣớc bị
ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi BĐKH và là nƣớc bị ảnh hƣởng thứ tƣ bởi nƣớc biển
dâng. Do đó, ứng phó với BĐKH trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Việt
Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nguyên nhân dẫn tới BĐKH đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới xác định
là do sự gia tăng nhanh chóng của các khí nhà kính nhƣ: CO2, NOx, CH4, hơi
H2O… trong bầu khí quyển. Trong số các khí nhà kính này khí CO2 đƣợc coi là khí
có có đóng góp nghiêm trọng nhất gây BĐKH do CO2 đƣợc phát sinh từ hầu hết các
hoạt động kinh tế, xã hội của con ngƣời và là khí có khối lƣợng phát thải hàng năm
lớn nhất. Cũng vì lý do trên các nhà khoa học trên thế giới đã thống nhất việc quy
đổi nồng độ các khí nhà kính về nồng độ khí CO2 khi nghiên cứu đánh giá về các
khí nhà kính nói chung.
Có nhiều nguồn khác nhau dẫn tới sự phát thải khí CO2 vào khí quyển nhƣ:
Hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, nông nghiệp… Trong đó, hoạt động
giao thông cũng đóng vai trò lớn vào phát thải khí CO2 do việc sử dụng và đốt cháy
một lƣợng lớn nhiên liệu hóa thạch. Chính vì vậy việc theo dõi, đánh giá phát thải
khí CO2 nói chung và phát thải khí CO2 nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu về BĐKH.
Thủ đô Hà Nội là một trong những khu vực có mật độ giao thông đông
đúc nhất của cả nƣớc. Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2013 khu vực Hà
Nội có tổng số 340.543 phƣơng tiện giao thông (Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2014)

đứng đầu cả nƣớc về số lƣợng giao thông đƣờng bộ. Số lƣợng phƣơng tiện giao
thông lớn không chỉ gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng mà còn
làm phát sinh một lƣợng lớn các loại khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng và
góp phần gia tăng phát thải khí nhà kính cho khu vực Hà Nội nói riêng cũng nhƣ
của cả nƣớc ta nói chung.
1


Từ những lý do trên tác giả lựa chọn thực hiện Luận văn về “Đánh giá hiện
trạng phát thải khí nhà kính CO2 từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận Đống
Đa và Thanh Xuân thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp kiểm soát”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm đánh giá đƣợc hiện trạng phát thải CO 2 từ
hoạt động giao thông đƣờng bộ của một số phƣơng tiện giao thông chính trên địa
bàn các quận Đống Đa và Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất, khuyến
nghị những biện pháp kiểm soát phát thải khí CO2 và bảo vệ môi trƣờng không khí
một cách phù hợp.
3. Cấu trúc Luận văn
Luận văn bao gồm các phần bắt buộc (Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị,
Tài liệu tham khảo đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2:Đối tƣợng-Nội dung- Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan chung về Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu
1.1.1. Các khái niệm chung

1.1.1.1. Hiệu ng nhà kính và hí nhà kính
Mặt trời là nguồn nhiệt duy nhất từ bên ngoài chiếu xuống Trái đất. Mặt trời
phát ra bức xạ sóng ngắn, chủ yếu ở dạng bức xạ ánh sáng và bức xạ tử ngoại. Khi
luồng bức xạ này đến Trái đất, 25% bức xạ khí quyển của Trái đất giữ lại, 25% bị
phản xạ lại vào không trung, phần bức xạ còn lại xuống tới mặt đất và đốt nóng bề
mặt Trái đất. Trái đất có nhiệt độ trung bình khoảng 150C, nên bức xạ phát xạ từ bề
mặt Trái đất là bức xạ sóng dài (tức là bức xạ hồng ngoại .
Có rất nhiều khí chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khí quyển (khí hiếm , nhƣng có
ảnh hƣởng lớn đến bức xạ khí quyển, ví dụ, hơi nƣớc (H2O) các khí O3, CFC,…
trong số này, có những chất vốn có sẵn trong khí quyển nhƣ: H2O, CO2… trong khi
một số khí khác, nhƣ CFC (chlorofluorocarbon-CFC là hoàn toàn do con ngƣời tạo
ra. Các khí chiếm tỷ lệ ít ỏi trong khí quyển nêu trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại
phát ra từ bề mặt trên Trái đất, đồng thời phản xạ, phát xạ một phần trở lại Trái đất.
Khi ấy, khí quyển đƣợc ví nhƣ là lớp vỏ kính của các nhà kính trồng cây ở xứ lạnh.
Khí quyển cho bức xạ sóng ngắn từ Mặt trời chiếu tới đi qua, nhƣng hấp thụ các tia
bức xạ sóng dài từ mặt đất phát ra và trở lại mặt đất. Hiện tƣợng này làm cho khí
quyển và bề mặt Trái đất ấm lên, giống nhƣ không khí ấm lên trong nhà kính. Vì
vậy, hiệu ứng này cũng đƣợc gọi là hiệu ứng nhà kính (HƢNK của Trái đất, còn
các khí có đặc tính giữ nhiệt phát ra của Trái đất đƣợc gọi là các khí nhà kính
(KNK).
Nhƣ vậy, khí nhà kính là tên gọi chung của một số loại khí trong thành phần
khí quyển nhƣ hơi nƣớc (H2O), dioxit cacbon (CO2), dinitơ oxit (N2O), mêtan
(CH4), chlorofluorocacbon (CFC … trong tầng thấp của khí quyển (khoảng 25km
từ mặt đất đến tầng bình lƣu . Các khí này hấp thụ và phát xạ trở lại mặt đất các bức
tử hồng xạ từ mặt đất phát ra, hạn chế lƣợng bức xạ của mặt đất thoát ra ngoài
không trung. Mật độ KNK ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái đất Tr
Quang H c và cộng s , 2011 .
3

ng



Hiệu ứng nhà kính là hiện tƣợng trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lƣu tồn
tại các KNK nhƣ H2O, CO2, N2O, CH4, CFC.. chỉ cho bức xạ sóng ngắn xuyên qua
và giữ lại nhiệt bức xạ của mặt đất dƣới dạng sóng dài, nhờ đó duy trì đƣợc nhiệt độ
trung bình trên mặt đất khoảng 150C (nếu không có KNK thì nhiệt độ là -180C đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển trên Trái đất. Hiệu ứng này giống nhƣ hiệu ứng giữ
nhiệt của mái nhà kính nên đƣợc gọi là hiệu ứng nhà kính đất Tr

ng Quang H c

và cộng s , 2011 .
1.1.1.2. i n đ i khí hậu
Theo Công ƣớc Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change định nghĩa biến đổi khí hậu là
"s thay đ i của khí hậu mà hoặc tr c ti p hoặc gián ti p do tác động của hoạt
động con ng ời dẫn đ n thay đ i thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là
những bi n thiên t nhiên của khí hậu đ ợc quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”.
Hay nói một cách đơn giản, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Sự biến đổi về trạng thái khí hậu đó xảy ra do
các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con ngƣời gây ra đối với các thành
phần của khí quyển (Tr

ng Quang H c và cs, 2011).

Trong quá khứ, khí hậu Trái đất đã có rất nhiều thay đổi một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, thuật ngữ BĐKH đƣợc dùng hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự nóng lên
toàn cầu do hoạt động của con ngƣời gây ra.
1.1.2. Khí nhà kính và hiện trạng phát sinh khí nhà kính

1.1.2.1. Phân loại và đặc tr ng của các khí nhà kính
*H in

c H2O)

 Ngu n gốc t nhiên: Nƣớc ở trạng thái lỏng bốc hơi.
 Ngu n gốc nhân tạo: Không đáng kể
 N ng độ: Biến đổi liên tục từ vùng này đến vùng khác. Không đáng kể ở các
vùng cực và sa mạc, có thể lên tới 4% thể tích không khí ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm.
 Thời gian t n tại: 9 - 10 ngày trong khí quyển.

4


 Tác động: Đóng vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh nhiệt độ trên Trái đất.
Khi nhiệt độ tăng, không khí có khả năng tích trữ nhiều hơi nƣớc hơn. Lƣợng
hơi nƣớc tăng lên này làm hiệu ứng nhà kính mạnh hơn. Tuy nhiên, vai trò
của hơi nƣớc đối với việc gây ra hiệu ứng nhà kính chƣa đƣợc nghiên cứu rõ.
* Dioxit Cacbon (CO2)
 Ngu n gốc t nhiên:
Phát thải khí động thực vật hô hấp, xác sinh vật phân hủy và phun trào núi lửa.
 Ngu n gốc nhân tạo:
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70 - 90% lƣợng CO2 vào khí
quyển. Năng lƣợng hóa thạch đƣợc sử dụng trong giao thông vận tải, chế tạo các
thiết bị điện nhƣ tủ lạnh, hệ thống điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng khác. Lƣợng
CO2 còn do hoạt động trong nông nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháy rừng , khai
hoang và công nghiệp. Mỗi năm con ngƣời thải vào khí quyển 22 tỷ tấn CO2 do đốt
năng lƣợng hóa thạch, trong đó việc đốt, phá rừng và sản xuất nông nghiệp đóng
góp khoảng 2 đến 9 tỷ tấn. Chặt phá rừng không chỉ làm cây không thể hấp thụ CO 2

trong khí quyển mà còn giải phóng khí CO2 lƣu trữ trong cây khi cây chết.
 N ng độ: Khoảng vài trăm ppm.
Kể từ cách mạng Công nghiệp vào giữa thế kỷ 18 đến nay, lƣợng khí CO2
trong khí quyển đã tăng lên 1,35 lần - mức tăng chƣa từng có trong lịch sử tự nhiên
của Trái đất. Năm 2005, nồng độ khí CO2 là 379 ppm (hay 0,0379%).
 Thời gian t n tại: Khoảng từ 5 - 200 năm trong khí quyển.
 Tác động: Là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính tăng cƣờng”
(hiệu ứng nhà kính do con ngƣời gây ra .
* Dinit Oxit (N2O)
 Ngu n gốc t nhiên: Đƣợc tạo ra khi vi khuẩn phân hủy hợp chất nitrat
trong đất và đại dƣơng.
 Ngu n gốc nhân tạo:
Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, hoạt động công nghiệp và nông nghiệp, sử
dụng các hóa chất, phân bón hóa học đã làm tăng lƣợng N2O trong khí quyển. Phần
lớn lƣợng phát thải khí N2O hàng năm (3 - 4,5 triệu tấn bắt nguồn từ nông nghiệp.

5


 N ng độ: Thấp hơn nhiều so với CO2. Nồng độ N2O trong khí quyển đã tăng
lên 1,18 lần so với thời k trƣớc cách mạng công nghiệp.
 Thời gian t n tại: 114 năm trong khí quyển.
 Tác động: Gây ra hiệu ứng nhà kính cao hơn CO2 gấp 298 lần.
Do khí N2O có thể tồn tại lâu trong khí quyển nên những hoạt động tạo ra khí
N2O ngày nay vẫn sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính trong nhiều thập kỷ tới.
* Mêtan (CH4)
 Ngu n gốc t nhiên:
Tăng lƣợng khí thải đất ngập nƣớc ở Bắc Cực và cận nhiệt đới là một trong
những nguyên nhân tự nhiên quan trọng nhất phát thải khí mêtan.
 Ngu n gốc nhân tạo:

Hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 70 - 80% lƣợng khí CH4 đƣợc thải
vào khí quyển. Sản xuất lúa nƣớc, chăn nuôi gia súc, rác thải, khai thác than đá,
khoan dầu mỏ và làm rò rỉ ống dẫn dầu khí đều liên quan đến sự phát sinh khí
mêtan.
 N ng độ:
Nồng độ của Mêtan đã tăng khoảng 150% từ năm 1750 và đến năm 1998,
mật độ trung bình của CH4 trên bề mặt Trái Đất là 1745 ppb. Mật độ của mêtan thay
đổi theo mùa, thấp nhất vào cuối mùa hè. Mỗi năm, trung bình lƣợng khí CH4 đƣợc
thải vào khí quyển là 500 triệu tấn.
 Tác động: Trung bình cứ 100 năm mỗi kg CH4 làm ấm Trái Đất gấp 23 lần 1 kg
CO2.
* Chlorofluorocacbon (CFC)
 Ngu n gốc t nhiên: Không có trong tự nhiên.
 Ngu n gốc nhân tạo: Các CFC đƣợc dùng trong các máy điều hòa nhiệt
độ/các máy làm lạnh trƣớc thập kỷ 1980, trong các quy trình làm sạch các
thiết bị điện tử dễ hỏng và là sản phẩm phụ của một số quá trình hóa học.
 Thời gian t n tại: Ngƣời ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15
năm để đi từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó
khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ôzôn trong thời gian
này.
6


Tóm lại, tiêu thụ năng lƣợng do đốt các nhiên liệu hóa thạch đóng góp
khoảng gần một nửa (46% vào khả năng nóng lên toàn cầu. Phá rừng nhiệt đới
đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9% tổng số các khí
thải gây ra lƣợng bức xạ cƣỡng bức làm nóng lên toàn cầu. Sản phẩm hóa học
(CFC, Halon… chiếm khoảng 24% và các nguồn khác nhƣ chôn rác dƣới đất, nhà
máy xi măng… chiếm khoảng 3%.
1.1.2.2. hả năng làm tăng nhiệt độ của các khí nhà kính

Với mỗi một loại khí nhà kính lại có khả năng làm tăng nhiệt độ Trái Đất
khác nhau. Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on
Climate Change - IPCC) đã nghiên cứu và đƣa ra các số liệu về tiềm năng nóng lên
toàn cầu của các loại khí nhà kính so với CO2 (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Tiề
Khí nhà kính

năng ấm ên t àn cầu của các
Ph

i kính nhà kính s với CO2
vi nă

20

100

500 năm

CO2

1

1

1

CH4

62


23

7

N2O

275

296

156

CF2HCL

4.300

1.700

520

CF3CHFCF3

5.600

3.500

1.100

CHF2CF3


5.900

3.400

1.100

CHF3

9.400

12.000

10.000

Ngu n: áo cáo đánh giá lần 3 của IPCC, 2001

1.1.2.3. Hiện trạng phát sinh khí nhà kính trên th gi i
Nồng độ CO2 trung bình toàn cầu năm 2005 là khoảng 379 phần triệu. Các
khí nhà kính có tính bền khác sẽ bổ sung thêm khoảng 75 phần triệu nữa vào trữ
lƣợng khí nhà kính toàn cầu, đƣợc đo theo hiệu ứng cƣỡng bức bức xạ. Tuy nhiên,
ảnh hƣởng thực tế của tổng các khí nhà kính do con ngƣời phát thải đƣợc giảm nhẹ
bởi hiệu ứng làm mát của các hạt vật chất lơ lửng.
Nồng độ khí CO2 trong khí quyển đang có xu thế tăng cao, mỗi năm tăng
thêm 1,9 phần triệu. Riêng đối với khí CO2, tốc độ tăng nồng độ hàng năm trong 10
7


năm qua đã nhanh hơn khoảng 30% so với mức tăng trung bình của cả 40 năm trở
lại đây. Trên thực tế, trong suốt 8.000 năm trƣớc thời k công nghiệp hóa, lƣợng

CO2 trong khí quyển chỉ tăng 20 phần triệu.
Khí quyển hiện nay có khoảng 750 tỷ tấn cacbon. Đại dƣơng chứa lƣợng
cacbon gấp khoảng 50 lần, sinh quyển trái đất khoảng 3 lần và lục địa khoảng 5 lần
nhiều hơn trong khí quyển. Số liệu về sản xuất năng lƣợng cho thấy nồng độ CO 2
tăng hàng năm khoảng 4,4% cho tới khi có cuộc khủng hoảng năng lƣợng năm
1975. Sau đó, mức tăng giảm dần vào khoảng năm 1980 mặc dù có biến động hàng
năm. Theo những đánh giá mới nhất, than và dầu hỏa góp phần thải CO2 gần tƣơng
đƣơng nhau (khoảng 40% , khí đốt khoảng 20%, tuy mức thải CO2 cho mỗi đơn vị
khối lƣợng của từng loại nhiên liệu có khác nhau.
Từ sau thời k tiền công nghiệp (1750 đến nay, hàm lƣợng khí CO 2 trong
khí quyển vốn rất ổn định vào khoảng 10.000 năm, tƣơng ứng với khoảng 280ppm
(phần triệu vào thời k 1000 - 1750, đã tăng lên 370ppm vào năm 2000, tƣơng ứng
với 31 (±4 %. Trong khi đó, lƣợng mêtan đã tăng lên 700ppb (phần tỷ vào thời k
1000 - 1750 đến 1750ppb vào năm 2000, tƣơng ứng với 151 (±25 %; khí dinitơ ôxit
tăng từ 270ppb thời k 1000 - 1750 đến 316ppb vào năm 2000, tƣớng ứng với 17
(±5 %, lƣợng ôzôn tầng đối lƣu tiếp tục tăng với tỷ lệ 35(±15 % so với thời k tiền
công nghiệp và thay đổi theo vùng. Các chất khí cacbon thuộc nhóm halogen không
có trong khí quyển thời k tiền công nghiệp, đã tăng rõ rệt trong khoảng năm chục
năm gần đây. Từ 1995, nồng độ các khí này đã giảm dần nhờ đƣợc kiểm soát bởi
Nghị định thƣ Montreal.
1.1.3. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. i n đ i khí hậu trên th gi i
* i n đ i khí hậu toàn cầu trong quá kh
Khí hậu Trái đất đã có những thay đổi trong quá khứ với quy mô thời gian từ
vài triệu năm đến vài trăm năm. Những vụ núi lửa phun trào mạnh đƣa vào khí
quyển một lƣợng khói bụi khổng lồ, ngăn cản ánh sáng Mặt trời xuống Trái đất, có
thể làm lạnh bề mặt Trái đất trong một thời gian dài. Sự thay đổi của dòng chảy đại
dƣơng cũng làm thay đổi sự phân bố của nhiệt độ và mƣa. Quá trình băng hà và

8



không băng hà bắt đầu xảy ra từ khoảng hai triệu năm trƣớc công nguyên. Trong
chu k này, nhiệt độ bề mặt Trái đất thƣờng biến động 5-70C. Tuy nhiên, có thể có
những biến động tới 10-150C ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao thuộc bán
cầu Bắc. Ở thời k không băng hà, khoảng 125.000 - 130.000 năm trƣớc công
nguyên, nhiệt độ trung bình bán cầu Bắc cao hơn thời k tiền công nghiệp 20C. Trái
đất đã trải qua thời k băng hà cuối cùng khoảng 18.000 năm trƣớc công nguyên.
Trong thời k này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc châu Á với mực
nƣớc biển thấp hơn hiện nay tới 120 m. Thời k băng hà này kết thúc vào khoảng
10.000 - 15.000 năm trƣớc công nguyên. Cách đây khoảng 12.000 năm, Trái đất ấm
lên đáng kể đến khoảng 10.500 năm trƣớc công nguyên, Trái đất lạnh đi đột ngột,
thời k lạnh này kéo dài khoảng 500 năm, rồi cũng đột ngột chấm dứt và ấm trở lại.
Khoảng 5.000 - 6.000 năm trƣớc, nhiệt độ không khí ở vĩ độ trung bình của bán cầu
Bắc cao hơn hiện nay 1 - 30C. Trong thời k cuối băng hà, nhiệt độ Trái đất có
những thay đổi nhỏ và không khí cũng ẩm hơn. Chẳng hạn, sa mạc Sahara trong
khoảng từ 12.000 đến 4.000 năm trƣớc công nguyên là vùng có cây cỏ, các loài cá
và chim thú. Từ khoảng 4.000 năm TCN, khí hậu Trái đất trở nên khô hạn, nhiều hồ
bị cạn. Có nhiều chứng cứ cho thấy, khoảng 5.000 - 6.000 năm trƣớc công nguyên,
nhiệt độ cao hơn hiện nay. Bắt đầu từ thế kỷ XIV, châu Âu trải qua thời k băng hà
nhỏ kéo dài khoảng vài trăm năm.
* i n đ i khí hậu hiện đại - nóng lên toàn cầu
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đƣợc thể
hiện qua sự biến đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa, thiên tai… cụ thể nhƣ sau:


i n đ i của nhiệt độ
Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dƣơng nhiệt độ có xu thế tăng

lên rõ rệt (Bảng 1.2). Độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,240C,

sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là 0,290C (giữa năm 1976 và năm 1977 , tốc
độ của xu thế biến đổi nhiệt độ cả thế kỷ là 0,750C, nhanh hơn bất k thế kỷ nào
trong lịch sử, kể từ thế kỷ 11 đến nay. Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 - 2005, nhiệt độ
tăng 0,640C ± 0,130C, gấp đôi thế kỷ 20. Rõ ràng là xu thế biến đổi nhiệt độ ngày
càng nhanh hơn.

9


Giai đoạn 1995 - 2006 có 11 năm (trừ 1996 đƣợc xếp vào danh sách 12 năm
nhiệt độ cao nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ kể từ 1850, trong đó nóng nhất là
năm 1998 và năm 2005. Riêng 5 năm 2001 - 2005 có nhiệt độ trung bình cao hơn
0,440C so với chuẩn trung bình của thời k 1961 - 1990. Đáng lƣu ý là, mức tăng
nhiệt độ của Bắc cực gấp đôi mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Nhiệt độ cực
trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả là giảm số đêm lạnh và
tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm đi chừng 0,070C mỗi thập kỷ.
Bảng 1.2. Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu lục trong thế kỷ 20 (0C)
Khu
1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990
v c
Bắc Mỹ -0,2 -0,3
0,2
0,3
0,2
0,1
0,0
0,2
0,5
Nam
-0,1 -0,2

0,0
0,2
0,1
0,2
0,1
0,0
0,2
Mỹ
Châu
-0,2 -0,1
0,0
0,1
0,2
0,0
0,1
0,0
0,4
Âu
Châu
-0,1
0,0
0,1
0,1
0,0
0,0
0,0
0,3
0,5
Phi
Châu Á

-0,2
0,0
0,0
0,1
0,1
0,1
0,0
0,3
0,7
Châu c 0,1
-0,1
0,0
0,0
-0,2
0,1
0,1
0,3
0,5
Toàn
-0,2
0,0
0,1
0,2
0,1
0,4
0,4
0,2
0,4
cầu
Lục địa

-0,2
0,0
0,1
0,2
0,1
0,0
0,0
0,3
0,5
Đại
-0,2
0,0
0,1
0,2
0,1
0,1
0,1
0,1
0,3
dƣơng

2000
0,7
0,4
0,8
0,7
0,9
0,5
0,7
0,8

0,6

Ngu n: áo cáo đánh giá lần 3 của IPCC, 2001



i n đ i của l ợng m a
Trong thời k 1901 - 2005 xu thế biến đổi của lƣợng mƣa rất khác nhau giữa

các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thời đoạn khác
nhau trên từng tiểu khu vực.
Ở Bắc Mỹ, lƣợng mƣa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhƣng lại
giảm đi ở Tây Nam nƣớc Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm
chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây.

10


Ở Nam Mỹ, lƣợng mƣa lại tăng lên trên lƣu vực Amazon và vùng bờ biển
Đông Nam nhƣng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây.
Ở Châu Phi, lƣợng mƣa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sahen trong thời đoạn
1960 - 1980.
Ở khu vực nhiệt đới, lƣợng mƣa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu
thế là 7,5% cho cả thời k 1901 - 2005. Khu vực có tính địa phƣơng rõ rệt nhất
trong xu thế biến đổi lƣợng mƣa là Australia do tác động to lớn của ENSO.
Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lƣợng mƣa tăng lên rõ rệt ở miền Trung
Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á.
Trên phạm vi toàn cầu lƣợng mƣa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 300N
thời k 1901 - 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990. Tần số
mƣa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lƣợng mƣa có xu thế giảm.

 Hạn hán và dòng chảy
Ở bán cầu Bắc, xu thế hạn hán phổ biến từ giữa thập kỷ 1950 trên phần lớn
vùng Bắc Phi, đặc biệt là Sahel, Canada và Alaska. Ở bán cầu Nam, hạn rõ rệt trong
những năm từ 1974 đến 1998. Ở miền Tây nƣớc Mỹ, mặc dù lƣợng mƣa có xu thế
tăng lên trong nhiều thập kỷ gần đây nhƣng hạn nặng xảy ra từ năm 1999 đến cuối
năm 2004.
Dòng chảy của hầu hết sông trên thế giới đều có những biến đổi sâu sắc từ
thập kỷ này sang thập kỷ khác và giữa các năm trong từng thập kỷ. Dòng chảy tăng
lên trên nhiều lƣu vực sông thuộc Mỹ song lại giảm đi ở nhiều lƣu vực sông thuộc
Canada trong 30 - 50 năm gần đây.
Trên lƣu vực sông Lena ở Xibiri cũng có sự gia tăng dòng chảy đồng thời
với nhiệt độ tăng lên và lớp băng phủ giảm đi. Ở lƣu vực Hoàng Hà, dòng chảy
giảm đi rõ rệt trong những năm cuối thế kỷ 20 do lƣợng nƣớc tiêu thụ tăng lên,
nhiệt độ và lƣợng bốc hơi tăng lên trong khi lƣợng mƣa không có xu thế tăng hay
giảm. Ở Châu Phi dòng chảy các sông ở Niger, Senegal và Dambia đều sa sút đi.


i n đ i của xoáy thuận nhiệt đ i

11


Trên phạm vi toàn cầu, biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới chịu sự chi phối
của nhiệt độ nƣớc biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của chính xoáy
thuận nhiệt đới.
Ở Đại Tây Dƣơng, từ thập kỷ 1970, có sự gia tăng về cƣờng độ và cả thời
gian tồn tại của các xoáy thuận nhiệt đới, liên quan tới sự tăng nhiệt độ nƣớc biển ở
vùng biển nhiệt đới. Ngay cả những nơi có tần số giảm và thời gian tồn tại ít đi thì
cƣờng độ xoáy thuận nhiệt đới vẫn có xu thế tăng lên.
Xu thế tăng cƣờng hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới rõ rệt nhất ở Bắc Thái

Bình Dƣơng, Tây Nam Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng.


i n đ i nhiệt độ ở các vùng c c và băng quyển
Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm

khối lƣợng băng trên phạm vi toàn cầu. Các quan trắc từ năm 1978 đến nay cho kết
quả là lƣợng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dƣơng giảm 2,7 (2,1 - 3,3)%
mỗi thập kỷ.
Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu cũng tan đi với khối lƣợng đáng kể. Ở
bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và nhiệt độ
trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng lên 300C so với năm 1982.
1.1.3.2. i n đ i khí hậu ở Việt Nam
* Th c trạng i n đ i khí hậu ở Việt Nam
 S thay đ i về nhiệt độ:
Theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia về BĐKH của Việt Nam thì tròn vòng
50 năm từ 1958 đến 2007 nhiệt độ trung bình ở nƣớc ta tăng từ 0,5 - 0,70C. Trong
đó, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các
vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn so với vùng khí hậu phía Nam.
Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000 cao hơn trung
bình năm của 3 thập kỷ trƣớc đó (1931 - 1960 . Nhiệt độ bình quân năm trong thập
kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn nhiệt độ
trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lƣợt là 0,8; 0,4 và 0,6. Năm 2007, nhiệt độ
trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là
0,8 - 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,50C
12


Giáo sƣ Lê Văn Khoa khi nghiên cứu về sự biến đổi nhiệt độ của Việt Nam
cũng đã chỉ rõ: Nhiệt độ trung bình năm trong vòng 100 năm qua của nƣớc ta tăng

khoảng 0,10C mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình của một số tháng mùa hè tăng trung
bình 0,1 -0,30C/thập kỷ, nhiệt độ mùa đôngcó xu hƣớng giảm đi ở các tháng đầu
mùa và tăng lên ở các tháng cuối mùa (Lê Văn hoa, 2010).
 S thay đ i về l ợng m a:
Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình năm trong 9 thập niên từ 1911 - 2000
là không rõ nét ở các thời k và các vùng khác nhau: Có giai đoạn lƣợng mƣa tăng,
có giai đoạn lại giảm. Lƣợng mƣa trung bình năm có xu hƣớng tăng ở các vùng khí
hậu miền Bắc và giảm ở các khu vực khí hậu miền Nam. Nếu tính trung bình cho cả
nƣớc, lƣợng mƣa trong 50 năm từ 1958 - 2007 đã giảm đi 2%.
Trong hai thập kỷ gần đây, lƣợng mƣa bình quân năm ở Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh có xu hƣớng giảm đi, trong khi đó ở Đà Nẵng lại có xu hƣớng tăng. Tuy
vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lƣợng mƣa giảm đi vào tháng VII, tháng VIII
và tăng lên vào tháng IX, X và XI. Số ngày mƣa phùn ở miền Bắc giảm đi một nửa,
từ trung bình 30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày trong
thập kỷ 1991 - 2000 (Lê Văn hoa, 2010).
 S thay đ i quỹ đạo ão
Trong những năm gần đây các cơn Bão có cƣờng độ mạnh thƣờng xuyên
xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển về phía Nam và mùa bão
thƣờng kết thúc muộn hơn so với trƣớc. Nhiều cơn bão có đƣờng đi dị thƣờng và
phức tạp hơn ( ộ Tài nguyên và Môi tr ờng, 2003).

13


Hình 1.1. Quỹ đ o của Bão ở Tây bắc Thái Bình Dƣơng và Biển Đông
 S thay đ i về không khí lạnh:
Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI . Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16
đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng hợp có số đợt không
khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III thấp dị thƣờng (0-1 đợt cũng rơi vào

2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997 . Một biểu
hiện dị thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không
khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ( ộ Tài nguyên và Môi tr ờng, 2008). Thêm
vào đó xu hƣớng gió mùa mùa đông không thể hiện rõ thành xu thế nhƣ trƣớc (Lê
Văn hoa, 2010).
 S thay đ i của m c n

c biển:

Theo số liệu quan trắc mực nƣớc biển tại các trạm Hải văn học dọc ven biển
Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển trung bình ở Việt Nam hiện
nay là khoảng 3 mm/năm (giai đoạn 1998 - 2003 , tƣơng đƣơng với tốc độ tăng
trung bình của thế giới. Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm

14


×