Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi HSG lớp 5 huyện Nho Quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 6 trang )

ĐÈ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài: 120 phút)

Họ và tên học sinh: ......................................................................................................
PHẦN I: Đọc đoạn viết sau và khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
Rừng xuân
Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan
vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều
góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa
có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh ra
khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch
với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa to như cái
quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc
của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bão, …
Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đốm
lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá
già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang
như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc
rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt
sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa …
(Ngô Quân Miện, trích Tiếng gà rừng)
Câu 1: Bài văn tả cảnh gì?
A. Cảnh rừng vào mùa đông.
B. Cảnh rừng vào mùa thu.
C. Cảnh rừng vào mùa xuân.
Câu 2: Tác giả chọn tả những chi tiết, đặc điểm nổi bật nào của cảnh Rừng xuân?
A. Màu sắc xanh non của các loại cây.
B. Âm thanh trong trẻo của tiếng chim.
C. Chuyển động nhẹ nhàng của nắng và gió.


Câu 3: Vì sao tác giả lại nói: “ Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh”?
A. Vì rừng mùa xuân rất đông vui.
B. Vì rừng mùa xuân cây đâm chồi, nảy lộc rất vui mắt.
C. Vì rừng mùa xuân có nhiều sắc xanh khác nhau rất vui mắt.
Câu 4: Những sắc xanh non tơ trong rừng là của cây gì?
A. Cây quéo, cây vải, cây cời.
B. Những mầm cây bụ bẫm, lá cời non, lá sưa, lá ngõa.
C. Cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bão, …
Câu 5: Trong câu: “…có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc
…”, phương án nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ chiếu trong câu trên?
A. rọi, soi.
B. tỏa, xuyên.
C. xuyên, vờn.
Câu 6: Ý chính của bài văn là gì?
A. Miêu tả rừng xuân với nhiều loài cây.
B. Miêu tả từng loại cây trong rừng theo mùa.
C. Cảm nhận tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp tươi non, sống động của sắc màu rừng xuân.
Câu 7: Ngoài màu xanh, rừng xuân còn được tô điểm bởi những màu sắc nào của lá hoa?
A. Màu đỏ, đố vàng, đốm tía, màu trắng, màu vàng rực chói chang của những chùm hoa như
ngọn lửa.
B. Màu đỏ, màu vàng, đốm tía, màu lam, màu hồng.
C. Màu hồng và những tia ngũ sắc ngời ngời …


Câu 8: Trong đoạn: “ … vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng”, từ nào dưới đây trái nghĩa với
từ mỏng:
A. thưa
B. dày
D. vón
Câu 9: Câu cuối đoạn 1: “Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc

của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bão, …”
được liên kết với các câu trên bằng cách nào?
A. Bằng từ nối.
B. Bằng cách lặp từ.
C. Bằng cách thay thế từ ngữ.
Câu 10: Các dấu phẩy trong câu văn trên (câu 9) có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm trạng ngữ.
B. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.
C. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm rõ nghĩa cho cụm từ những tán lá.
Câu 11: Câu: “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ”, từ em có tác dụng gì?
A. Thay thế danh từ.
B. Thay thế động từ.
C. Thay thế tính từ.
D. Dùng để xưng hô.
Câu1 2: Thành ngữ “Hương đồng cỏ nội” nghĩa là gì?
A. Mùi của đồng ruộng
B. Mùi của đồng ruộng và cỏ cây.
C. Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung.
Câu 13: Từ nào có thể thay thế cho từ tróc trong câu: “Những bông lúa đã tróc hết hạt được
nhô ra khỏi răng chiếc kẹp làm bằng hai thanh gỗ”.
A. bóc
B. lóc
C. rụng
Câu 14: Gạch một gạch dưới những từ viết đúng chính tả:
- xúm xít, súm sít, xúm sít.
- xuất xắc, xuất sắc, suất xắc.
- xay xưa, say xưa, say sưa.
Câu 15: Tìm 4 từ ngữ miêu tả ánh sáng có cấu tạo như từ lấp lánh (láy âm đầu l)?
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..


Câu 16: Gạch một gạch dưới cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau của tác giả Trần Đăng
Khoa:
Thu về lạnh lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau nổi gió nghe như mưa rào.
Câu 17: Hãy đặt dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy vào vị trí cho thích hợp trong đoạn văn sau:
Mới đây toà báo có một liên hoan nho nhỏ. Ngài Tôm người thích nói một mình mà tôi đã
kể với các bạn bận tiếp khách nên giao cho bọn tôi lo giùm khoản bánh ga tô. Vì vội, ngài chỉ
đưa một mảnh giấy nhỏ, trên đó ghi: “Cô Giên nướng anh Smith mời cô Kít cắt Giôn thu dọn
khách ra về anh Pê-tơ cùng tôi tiễn”. Chúng tôi xúm vào đọc. Đến khi hiểu được nội dung phân
công thì khách đã về mất rồi!

2. Cảm thụ văn học:
Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, tác giả Đặng Hiển viết:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?


3. Tập làm văn:
Thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, để có một môi trường xanh - sạch - đẹp, mỗi người
chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Em cũng đã có một việc làm tốt bảo vệ môi
trường. Hãy kể lại cho bạn em nghe về việc làm đó của em. (Bài viết khoảng từ 20 đến 25 dòng).







×