Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh nam định luận văn ths biến đổi khí hậu (chương trình đào tạo thí điểm) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN

MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2015


ĐẠ I HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN

MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: chương trình đào tạ o thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Kim Thái

Hà Nội – 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả chưa từng được
cơng bố bởi các tác giả khác. Các trích dẫn được thực hiện đầy đủ và trung thực.

Học viên

Nguyễn Thị Lệ Huyền


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giả ng dạy trong
chương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu Khóa QH-2013 – Khoa Sau đại học, Đại học
Quốc gia Hà Nội , những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về đánh
giá tác động của Biến đổi khí hậu làm cơ sở cho tơi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS .TS Nguyễn Thị Kim Thái đã tận tình hướng dẫn
cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong q trình thực hiện luận văn có
giai đoạn khơng được thuận lợi nhưng những gì Cơ đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi
nhiều kinh nghiệm trong thời gian làm việc của hai cơ trị.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đang giảng dạy tại Khoa Sau
Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội, các cán bộ của Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn
cịn có những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Thầy/Cơ

và các anh chị học viên để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn/.

4


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................................................7
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................................10
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................11
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................... 11
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 12
3. Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 13
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 13
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 13
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT THẢI RẮN VÀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................................................................................15
1.1 Tổng quan về chất thải rắn ............................................................................... 15
1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu .......................................................................... 18
1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và chất thải rắn ....................................... 27
1.4 Các nghiên cứu về chất thải rắn và biến đổi khí hậu ...................................... 29
1.5 Tổng quan về khu vực nghiên cứu.................................................................... 33
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................38
2.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 38
2.2 Phương pháp thu thập thôn g tin, số liệu .......................................................... 38
2.2.1 Nghiên cứu tài liệu........................................................................................ 38
2.2.2 Khảo sát thực địa .......................................................................................... 38
2.2.3 Phỏng vấn ..................................................................................................... 39

2.2.4 Tham khảo ý kiến chuyên gia ....................................................................... 39
2.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 40
2.3.1 Ma trận đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương cho hoạt động
xử lý chất thải rắn .................................................................................................. 40
2.3.2 Phương pháp tính lượng phát thải khí nhà kính ........................................... 43
2.3.3 Phương pháp tính khối lượng chất thải phát sinh ........................................ 44
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................47
3.1 Nhận dạng biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định .............................................. 47
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định ...... 55
3.3 Tác động của hoạt động xử lý chất thải rắn tới biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam
Định ........................................................................................................................... 62
5


3.4 Tác động của biến đổi khí hậu tới các hoạt động xử lý chất thải rắn tại tỉnh
Nam Định .................................................................................................................. 70
3.5 Đề xuất giải pháp ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH và nước biển
dâng tới hoạt động xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định .................. 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................95
PHỤ LỤC.........................................................................................................................................................101
Phụ lục 1: Mẫu Phiếu Điều Tra dành cho Cơ quan quản lý môi trường .....................................101
Phụ lục 2: Mẫu Phiếu Điều Tra dành cho cán bộ quản lý bãi chôn lấp chất thải và cộng đồng dân
cư khu vực quanh bãi....................................................................................................................................107
Phụ lục 3: Mẫu Phiếu Điều Tra dành cho Công ty Môi trường đô thị Nam Định ....................110
Phụ Lục 4: Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát .......................................................................113

6



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BCL

Bãi chôn lấp

CTR

Chất thải rắn

CO2e

Carbon dioxde tương đương

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng


IPCC

Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

KT-XH

Kinh tế xã hội

NBD

Nước biển dâng

NAMA

Giải pháp hỗ trợ chống biến đổi khí hậu

LULUCF

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

VSMT

Vệ sinh môi trường

XNM


Xâm nhập mặn

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả phiếu điều tra, khảo sát tại tỉnh Nam Định ........................................... 39
Bảng 2.2: Giá trị hệ số hi ệu chỉnh cho CH4 (MCF) theo kiểu bãi chôn lấp CTR (IPCC,
2006).................................................................................................................................... 44
Bảng 3.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định ...................................................................... 47
Bảng 3.2: Nhiệt độ TB mùa hè của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 (0C) so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) .......................................................... 48
Bảng 3.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời
kỳ 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao ................. 48
Bảng 3.4: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định .............................................................................. 49
Bảng 3.5: Lượng mưa TB của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 1999 theo kịch bản phát thải trung bì nh (B2)...................................................................... 49
Bảng 3.6: Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm
1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao...................... 51
Bảng 3.7 : Kịch bản nước biển dâng cho thành phố Nam Định đến năm 2030................... 52
Bảng 3.8 : Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2 )
khu vực tỉnh Nam Định ....................................................................................................... 52
Bảng 3.9 : Nhận dạng các xu hướng biến đổi khí hậu đặc trưng tại tỉnh Nam Định .......... 54
Bảng 3.10: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại khu đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh
Nam Định ............................................................................................................................ 55
Bảng 3.11: Thành phần CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn các huyện/TP Nam Định ...... 56
Bảng 3.12: Tổng hợp hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn .............................................. 57
Bảng 3.13 : Dự tính khối lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn 2011 – 2015 .................. 61
Bảng 3.14: Thành phần cơ bản của khí bãi rác .................................................................. 63

Bảng 3.15 : Thành phần chất thải rắn đô thị tại Nam Định dùng để tính DOC ................... 64
Bảng 3.16: Khối lượng CTR chôn lấp hàng năm tại bãi rác ............................................... 65
Bảng 3.17 : Thơng số đầu vào để tính phát thải khí nhà kính theo LandGEM .................... 66
Bảng 3.18: Khối lượng phát sinh khí nhà kính từ bãi chơn lấp chất thải ........................... 66
Bảng 3.19 : Kết quả tính tốn lượng khí nhà kính phát sinh từ bã i chôn lấp Làng Man giai
đoạn 2001 – 2013 ................................................................................................................ 67
Bảng 3.20: Dự tính khối lượng phát sinh khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải .............. 67
Bảng 3.21 : Các yếu tố biến đổi khí hậu tác động tới các cơng trình xử lý chất thải rắn .... 71
Bảng 3.22 Khả năng xảy ra các yếu tố BĐKH tỉnh Nam Định .......................................... 72
8


Bảng 3.23: Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 2000 - 2013 ............... 73
Bảng 3.24: Khả năng tác động của BĐKH đến các cơng trình xử lý CTR ứng dụng công
nghệ đốt theo kịch bản đối với nhiệt độ .............................................................................. 76
Bảng 3.25: Khả năng tác động của BĐKH đến các cơng trình xử lý CTR ứng dụng công
nghệ sinh học (CNSH) theo kịch bản đối với nhiệt độ ....................................................... 76
Bảng 3.26: Tổng lượng mưa khu vực tỉnh Năm Đinh giai đoạn 2000 – 2013.................... 77
Bảng 3.27 : Các hiểm họa thiên tai thường xảy ra ở tỉnh Nam Định ................................... 83
Bảng 3.28: Khối lượng đất, đá trượt, sạt lở, xói mịn, rửa trơi hệ thống thủy lợi, đê sông, đê
biển, vùng bối tỉnh Nam Định qua các năm ........................................................................ 83
Bảng 3.29: Ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH đến công tác quản lý chất thải rắn ............. 84
Bảng 3.30: Mức độ rủi ro các yếu tố BĐKH đến hoạt động quản lý CTR ......................... 85
Bảng 3.31 : Đánh giá năng lực thích ứng của bãi chơn lấp, cơng trình xử lý CTR tỉnh Nam
Định với BĐKH .................................................................................................................. 86
Bảng 3.32 : Tính dễ bị tổn thương của hệ thống xử lý CTR tỉnh Nam Định ....................... 86

9



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình hoạt động CTR đơ thị tại Việt Nam .......................................... 16
Hình 1.2:Thành phần chất thải rắn của Việt Nam (Nguồn [14]) ........................................ 17
Hình 1.3: Phát thải KNK từ lĩnh vực chất thải năm 2000 ................................................... 20
Hình 1.4: Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực chất thải ................................. 21
Hình 1. 5: Phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 theo lĩnh vực ................... 22
Hình 1.6: Phát thải/hấp thụ khí nhà kính năm 2010 và ....................................................... 22
Hình 1.7:Phát thải khí nhà kính từ chất thải hữu cơ (Nguồn [18]) ..................................... 28
Hình 1.8: Mối quan hệ giữa hoạt động xử lý chất thải rắn ................................................ 28
Hình 1.9: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định ...................................................................... 34
Hình 3.1: Bản đồ lượng mưa hàng năm tỉnh Nam Định 50
Hình 3.2: Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng Sông Hồng ứng với mực nước biển
dâng 1m (Nguồn [4]) ........................................................................................................... 53
Hình 3.3: Nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ
ngập chìm từ 2 -4m trong vịng 100 năm tới ( Nguồn: ICEM) ............................................. 53
Hình 3.4: Xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với Kịch bản NBD B2 ....................... 54
Hình 3.5: Tỷ lệ thu gom CTR tại các huyện, thành phố tỉnh Nam Định (Nguồn [37]) ...... 56
Hình 3.6: Bãi chơn lấp hở .................................................................................................... 57
Hình 3.7: Vị trí các Bãi chơn lấp CTR trên ảnh vệ tinh ...................................................... 61
Hình 3.8: Dự tính khố i lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn 2011 – 2025..................... 62
Hình 3.9: Khí nhà kính (GHG) từ dịng lưu chuyển của chất thải răn đơ thị (MSW) (Nguồn
[41]) ..................................................................................................................................... 63
Hình 3.10: Ước tính khí phát thải từ bãi chơn lấp Làng Man, Lộc Hịa, Nam Định .......... 67
Hình 3.11: Dự tính lượng CO2 và CH4 phát sinh từ bãi chơn lấp chất thải Nam Định từ
2011 - 2025.......................................................................................................................... 68
Hình 3.12: Các tác động tiêu cực từ bãi chôn lấp hở (Nguồn [14]) .................................... 70
Hình 3.13: Phát thải khí metan trong rác thải đ ơ thị (Nguồn [14]) .................................... 70
Hình 3.14: Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 2000 -2013 ................ 73
Hình 3.15: Nhiệt độ cao nhất t ại khu vực Nam Định giai đoạn 2000 -2013 ...................... 74
Hình 3.16: Nhiệt độ thấp nhất tại khu vực Nam Định giai đoạn 2000 -2013 ..................... 74

Hình 3.17: Tổng lượng mưa các năm từ 2000 đến 2013 ..................................................... 77
Hình 3.18: Số ngày có mưa trong các năm 2000 – 2013 tại Nam Định ............................ 78
Hình 3.19 : Lượng mưa ngày lớn nhất khu vực Nam Định giai đoạn 2000 - 2013 ............ 78
Hình 3.20: Vị trí BCL CTR nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của Nước biển dâng ........... 80
Hình 3.21 : Thu hồi khí để làm nhiên liệu từ bãi rác .......................................................... 88
10


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời
sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây
ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với
công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Việt Nam là một trong những quốc gia được cảnh báo bị tác động nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu , đặc biệt là với 3.260km đường bờ biển đi qua 28 tỉnh thành, tập trung
51,53% dân số cả nước. Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012, cuối thế kỷ 21 nhiệt độ
có thể tăng từ 2,5 – 3,70 C, nước biển dâng khoảng 1m, theo đó khoảng 39% diện tích
đồng bằng sơng Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng Sơng Hồng và Quảng Ninh, trên
2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TP. Hồ Chí Minh bị
ngập trong nước. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ tác động nặng nề đến sản xuất, đời
sống, môi trường, kết cấu hạ tầng cơ sở, sức khỏe cộng đồng và đe dọa thành quả xóa đói
giảm nghèo, an ninh lương thực, sự phát triển b ền vững, cũng như việc thực hiện các mục
tiêu Thiên niên kỷ và sự bền vững của đất nước. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung
bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí
hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, bảo đảm phát
triển bền vững, đồng thời tích cực tham gia vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảm
nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất là những mục tiêu trọng tâm trong

chiến lược phát triển đất nước.
Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sơng
Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu,
đông). Hàng năm, Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình
quân từ 4 – 6 cơn/năm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan: tăng nhiệt độ; thay đổi lượng
mưa; tăng tần xuất, mức độ rét đậm, rét hại… kết hợp với nước biển dâng, xâm nhập mặn
đang gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tài nguyên nước, đảm bảo vệ sinh môi
trường; đe dọa an ninh lương thực của tỉnh. Các trận bão lũ dồn dập gây sạt lở tuyến đê
11


sông, bãi bồi dẫn đến mất đất canh tác, đe dọa cuộc sống người dân vùng bãi, ven đê. NBD
kết hợp bão lũ là nguyên nhân sạt lở đê biển, bãi bồi ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sản
xuất trong đó có hoạt động xử lý chất thải rắn của tỉnh Nam Định .
Các hoạt động xử lý chất thải rắn (bãi chôn lấp chất thải, công nghệ ủ sinh học,
công nghệ đốt..) là nguy ên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ, lượng
mưa. Và chính những biến đổi khí hậu này lại tác động trực tiếp đến hoạt động xử lý chất
thải rắn, các bãi chôn lấp và là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, sinh thái nghiêm trọng.
Đặc biệt đối với các khu vực đồng bằng ven biển, là các khu vực có nhiều bãi chơn lấp
chất thải rắn, đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính vì vậy,
đề tài “ Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Nam Định” là rất thiết thực và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu
Xác định mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chất thải rắn, ảnh
hưởng của các hoạt động xử lý chấ t thải rắn tới biến đổi khí hậu và tác động của các yếu tố
biến đổi khí hậu đối với hoạt động xử lý chất thải, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với các hoạt động xử lý chất thải rắn tại
tỉnh Nam Định.
b. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu sau đã được giải quyết:
-

Tổng quan tài liệu về biến đổi khí hậu và chất thải rắn.

-

Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng kỹ thuật môi trường và các
kịch bản biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định.

-

Hiện trạng cơng tác quản lý chất thải rắn tại tỉnh Nam Định.

-

Nghiên cứu tác động qua lại giữa BĐKH và hoạt động xử lý CTR trên địa bàn tỉnh
Nam Định.

-

Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với
các bãi chôn lấp chất thải rắn tại tỉnh Nam Định.

12


3. Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các
đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại tỉnh Nam Định trong hoạch định phát

triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổ i khí
hậu.
Các kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để nghiên cứu các
phương án giảm nhẹ và ứng phó với tác động của biển đổi khí hậu và nước biển dâng. Từ
đó, đề xuất các giải pháp về mặt kỹ thuật, cơng nghệ, quản lý vận h ành và ch ính sách nhằm
hạn chế tác động ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính cũng như giảm thiểu rủi ro đầu tư
đối với các hệ thống chôn lấp chất thải rắn tại các tỉnh, thành phố giai đoạn 2014 – 2030.
4. Đối tượng và p hạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Nam Định.
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chất
thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, vì lý do thời gian, tính chất đề tài và nguồn
tài liệu hạn chế nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và
hoạt động xử lý chất thải rắn thơng qua tính tốn lượng phát thải khí nhà kính phát tán vào
khí quyển .
5. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp trả lời cho các câu hỏi sau :
(1) Lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động xử lý chất thải r ắn?
(2) Các yếu tố của biến đổi khí hậu tác động như thế nào tới hoạt động xử lý chất
thải rắn?
(3) Giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chất thải rắn có mối quan hệ như thế
nào?
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần bắt buộc (mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo), luận
văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu, mối quan hệ giữa hoạt động xử lý chất thải rắn và
biến đổi khí hậu, khu vực nghiên cứu.
13



Chương này tác giả sẽ trình bày các cơng trình nghiên cứu, bài báo, hội nghị/hội
thảo, các nhận định của chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn;
Mối quan hệ hệ giữa chất thải rắn và biến đổi khí hậu; tổng quan chung về khu vực
nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này tác giả sẽ nêu nội dung và các phương pháp được sử dụng cho quá
trình nghiên cứu luận văn.
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
Chương này tác giả sẽ mô tả sự vật, đối tượng khảo sát thông qua các chỉ tiêu, biến
số khảo sát, trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

14


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT THẢI RẮN
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2015 định nghĩa chất thải trong Điều 3 - mục 12 cụ
thể "Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các
hoạt động khác".
Theo Nghị định số 38/2015/ND - CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ,
Chất thải rắn là chất thải ở th ể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác . Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là
rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người .
Chất thải rắn l à bao gồm các chất ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con
người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng khơng cịn hữu ích hay khi con người khơng
muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân c ư đô thị
cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp, khai
khống [25].

Ngồi ra, còn một số khái niệm khác: Chất thải rắn (Solid Waste) là tồn bộ các loại
vật chất khơng phải dạng lỏng và khí được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại
của cộng đồng v.v…)
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn
2

Theo Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đơ
thị phát sinh trên tồn quốc khoảng 35.100 tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng
CTR sinh hoạt chiếm 60 – 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị, tỷ lệ này lên đến
90%). Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ đơ thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ
10 - 16% mỗi năm.
Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải sinh hoạt bao gồm thực phẩm thừa hoặc
quá hạn sử dụng, chất thải từ nhà bếp, giấy, thuỷ tinh, kim loại... Theo thành phần của chất
thải sinh hoạt có thể phân ra các loại chính nh ư sau:
15


Chất thải hữu cơ có khả năng tái chế làm phân bón vi sinh: thức ăn thừa, quá hạn sử
dụng, chất thải nhà bếp (rau, củ, quả), lá cây...
Chất t hải có thể tái chế: Nhựa, thuỷ tinh, kim loại, giấy...
Chất thải khác còn lại: Tro xỉ, sành sứ, đất cát...
Nguồn phát sinh và hệ
thống lưu giữ rác

Hệ thống thu
gom

Hộ gia đình
 Túi nylon, túi giấy

 Sọt rác nhựa/kim loại.
 Thùng chứa rác ….

URENCO
Các công ty
tư nhân
Xe đẩy tay
Xe tải nhỏ

Chợ bán lẻ
 Túi nylon
 Thùng chứa rác

Công nghiệp, thương mại
và cơ quan hành chính.
 Thùng chứa bằng
nhựa/kim loại.

Đường phố, nơi công cộng
 Túi nylon .
 Thùng chứa…

Y tế
 Túi nylon
 Thùng chứa đặc biệt

Trạm trung
chuyển
URENCO
Trạm trung

chuyển
Điểm thu gom

URENCO
Các công ty
tư nhân

Hệ thống vận
chuyển
URENCO
Các công ty
tư nhân
Xe tải chuyên
dụng
Xe tải ép rác

Hệ thống xử lý

Ủ phân bón

Bãi rác hở/ Bãi
chơn lấp hợp vệ
sinh.

URENCO
Các công ty
tư nhân

Xe tải nhỏ
Xe tải ép rác


Bãi chôn
lấp

Xe tải nhỏ
Xe tải ép rác
s truck

URENCO
Các công ty
tư nhân

URENCO
Các công ty
tư nhân

Xe tải chuyên
dụng

Xe tải chuyên
dụng

URENCO

URENCO

Xe tải chuyên
dụng

Thiêu đốt


Xe tải chuyên
dụng

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình hoạt động CTR đô thị tại Việt Nam
(Nguồn: [41])

1.1.3 Thành phần chất thải rắn
Giá trị thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo
điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải đóng vai trị quan trọng nhất
trong việc quản lý rác thải.

16


Bảng 1.1: Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng
của chất thải rắn sinh hoạt
% khối lượng

Chất thải

% thay đổi

Mùa mưa

Mùa khô

Giảm

Tăng


Chất thải thực phẩm

11,1

13,5

Giấy

45,2

40,0

11,5

Nhựa dẻo

9,1

8,2

9,9

Chất hữu cơ khác

4,0

4,6

15,0


Chất thải vườn

18,7

24,0

28,3

Thủy tinh

3,5

2,5

28,6

Kim loại

4,1

3,1

24,4

Chất trơ và chất thải khác

4,3

4,1


4,7

Tổng cộng:

100

100

21,6

(Nguồn: [55])

THÀNH PHẦN CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM
17%
Chất hữu cơ
Giấy
Nhựa

5%

Nilon

1%

Cao su, đồ da

2%
53%


3%

Vải
Gỗ

2%

Thủy tinh
Kim loại

4%

Sành sứ
5%

Gạch đá, sỏi, bê tơng …
3%
5%

Hình 1.2:Thành phần chất thải rắn của Việt Nam (Nguồn [14])
Bảng 1.2: Độ ẩm rác sinh hoạt ở Việt Nam
Thành phần

STT

Khoảng giao động

Độ ẩm %

1


Thực phẩm

50 - 80

70

2

Giấy

4 - 10

6

3

Carton

4-8

5

17


Khoảng giao động

Thành phần


STT

Độ ẩm %

4

Nhựa

1–4

2

5

Vải

6 – 15

10

6

Cao su

1-4

2

7


Da

2 - 12

10

8

Rác vườn

30 - 80

60

9

Gỗ

15 - 40

20

10

Thành phần khác

4 - 10

6


(Nguồn [14])

Bảng 1.3: Thành phần hóa học trong rác thải đơ thị
Loại

Chất
thải
hữu


CT
vô cơ

Thành Phần

C%

H%

O%

N%

S%

Tro

Chất thải thực phẩm

48.0


6.4

37.6

2.6

0.4

5.0

Giấy

43.5

6.0

44.0

0.3

0.2

6.0

Lá cây, cỏ

47.8

6.0


38.0

3.4

0.3

4.5

Plastic

60.0

7.2

22.8

-

-

10.0

Vải, giẻ

55.0

6.6

31.2


4.6

0.15

2.45

Gỗ, củi

49.5

6.0

42.7

0.2

0.1

1.5

Cao su

78.0

10.0

-

2.0


-

10.0

Da

60.0

8.0

11.6

10.0

0.4

10.0

Các CHC khác

26.3

3.0

2.0

0.5

0.2


68.0

Thủy tinh

0.5

0.1

0.4

<0.2

-

98.8

Kim loại

4.5

0.6

4.3

<0.1

-

90.5


(Nguồn [54])

1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.2.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các q trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
18


động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển
hay trong khai thác sử dụng đất.[ 5]
Theo công ước khung của Liên Hợp Quố c về Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là
những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong mơi trường vật lý
hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu,
có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của
nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
1.2.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân khách quan (do
sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ
đạo trái đất, sự thay đổi vị trí, quy mơ của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu
và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. Nhóm ngun nhân chủ quan (do sự
tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và
sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính.
Như vậy, biến đổi khí hậu khơng chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính
(sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhi ều nguyên nhân khác. Có rất nhiều bằng chứng

khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với q trình
tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ ngun
cơng nghiệp (UNDP, 2008). Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển
sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất
khơng thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư
thừa trong bầu khí quyển (UNDP, 2008).
a) Tình hình phát thải khí nhà kính (KNK) tồn cầu
- Trong 35 năm (l970 - 2004), phát thải khí CO 2 tăng 80% và chiếm 77% tổng
lượng khí nhà kí nh nhân tạo của năm 2004. Mức tăng lớn nhất trong phát thải khí nhà kính
trong thời gian nói trên là từ lĩnh vực năng lượng (145% ), tiếp đến là trực tiếp từ lĩnh vực
giao thông (l20%), công nghiệp (65%), sử dụng đất. thay đổi sử dụng đất và rừng (40%).
Trong thời kỳ 1970 -2000, phát thải khí nhà kính trực tiếp từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
19


tăng 27%, từ xây dựng tăng 26% (nếu tính cả phát thải gián tiếp do sự: dụng điện năng
trong xây dựng, mức tăng là 75%).

Hình 1.3: Phát thải KNK từ lĩnh vực chất thải năm 2000
(Nguồn [8])

Bảng 1.4: Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực chất thải
Đơn vị: nghìn tấn
Phát thải

Hạng mục
CO2
Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải

NE


Phát thải CH4 từ nước thải công nghiệp
Phát thải CH4 từ nước thải sinh hoạt

CH4
238,324

65,429

5.005
1.617

325,085

6.827

65,429

Tổng

CO2tđ

77,005

Phát thải N2O từ chất thải con người
Phát thải CO2 từ đốt chất thải

N2
O


640,413

5,928

1.838

NE

65

5,928

15.352

(Nguồn [8])

Tổng lượng phát thải KNK từ lĩnh vực chất thải trong năm 2010 là 15.352 nghìn
tấn CO2 tương đương, trong đó chủ yếu phát thải từ nước thải sinh hoạt là 6.827 nghìn
tấn CO2 tương đương, chiếm 44,5% và phát thải từ các bãi chôn lấp rác là 5 triệu tấn
CO2 tương đương, chiếm 32,6% ( Hình 1.4).
20


Hình 1.4: Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực chất thải
(Nguồn [8])

b) Nguyên nhân của sự tăng hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển
- Sản xuất và tiêu thụ năng lượng, chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ,
khí thiên nhiên) tăng hơn 30 lần kể từ năm 1750 đến năm 2000 và thải vào khí quyển khí
điơxit Cácbon (trung bình từ 6,4 tỷ tấn Các bon/năm trong những năm 1990 lên 7,2 tỷ tấn

các bon /năm trong thời kỳ 2000 - 2005).
- Suy giảm rừng, nhất là rừng nhiệt đới làm giảm khả năng hấp thụ khí CO 2 trong
khí quyển (lượng phát thải khí CO 2 liên quan đến thay đổi sử dụng đất tăng trung bình từ
1,6 tỷ tấn C/năm trong những năm 1990 lên 1,8 tỷ tấn C /năm trong thời kỳ 2000 - 2005).
- Sản xuất nông nghiệp làm tăng phát thái khí CH4 và N2O.
- Sản xuất và sử dụng hóa chất, đã thải vào khí quyển các chất CFC S, HCFCS là
những chất khí nhà kí nh có tiềm năng nóng lên tồn cầ u cao gấp nhiều lần khí CO 2 đồng
thời là những chất phá hủy lớp ơzơn tầng bình lưu.
- Các hoạt động khác trong đó có đốt và chơn lấp rác thải .
Bảng 1.5: So sánh tổng phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 [8]
Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương
Lĩnh vực

2000

2010

25,6

52,8

141,1

3,8

10,0

21,2

Nơng nghiệp


52,4

65,1

88,3

LULUCF

19,4

15,1

-19,2

Chất thải

2,6

7,9

15,4

103,8

150,9

246,8

Năng lượng


1994

Các q trình cơng nghiệp

Tổng

(Nguồn [8])
21


Hình 1. 5: Phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 theo lĩnh vực
(Nguồn [8])

Uớc tính tổng lượng phát thải khí nhà kính trong bốn lĩnh vực năng lượng, nông
nghiệp, LULUCF (sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp) và chất thải vào năm
2020 là 466 triệu tấn CO 2 tương đương và vào năm 2030 tăng lên 760,5 triệu tấn CO 2
tương đương.
Bảng 1.6: Phát thải khí nhà kính năm 2010
và ước tính phát thải cho các năm 2020 và 2030
Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương
Lĩnh vực
Năng lượng
Nơng nghiệp
LULUCF
Chất thải
Tổng

2010
141,1


2020
381,1

2030
648,5

88,3

100,8

109,3

-19,2

-42,5

-45,3

15,4

26,6

48,0

225,6

466,0

760,5


(Nguồn [8])

Hình 1.6: Phát thải/hấp thụ khí nhà kính năm 2010 và
ước tính cho các năm 2020 và 2030 (Nguồn [8])
22


Như vậy, với các chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thực tiễn phát triển
bền vững hiện nay, phát thải khí nhà kính tồn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong vài
thập kỷ tới.
1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm (IPCC, 2007) [Error! Reference
source not found.]:
-

Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển tồn
cầu.

-

Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và bang tan.

-

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.

-

Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần

hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh, địa, hóa khác.

-

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất l ượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển.

Tuy nhiên, sự gia tăng n hiệt độ trung bình tồn cầu và mực nước biển dâng thường
được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
1.2.4 Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên tồn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây:
gia tăng mực nướ c biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khơ hạn,
tai biến, suy thối kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ
hệ sinh thái . Những ảnh hưởng của BĐKH đến các khu vực trên thế giới có thể được minh
chứng cụ thể như sau:
Bảng 1. 7: Tác động của BĐKH trên thế giới

Châu Phi

- Vào năm 2020, khoảng từ 75 - 250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn về
nước do BĐKH.
- Vào năm 2020, ở một số nướ c, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước mưa có
thể giảm tới 50%. Sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu Phi sẽ bị thiệt
hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực và tăng
tình trạng suy dinh dưỡ ng.
- Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng
trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ 5%10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Năm 2080, diện tích đất khơ cằn và bán khơ cằn ở châu Phi sẽ tăng từ 5%23



Châu Á
-

8% theo các kịch bản khí hậu.
Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á,
Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm.
Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á, Đông
Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển.
BĐKH kết hợp đơ thị hố, cơng nghiệp hố và phát triển kinh tế nhanh
chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và mơi trường.
Sự hồnh hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên
quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn.

- Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một số
điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có rạn san hơ Great Barrier và các vùng
nhiệt đới ẩm ướt ở Qu eensland, Úc.
- Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền nam
và đông Úc, tại miền Bắc và một số vùng Đông New Zealand .
Úc và New
Zealand

- Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền đông nam
Úc và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán và cháy rừng xảy ra
nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New Zealand sẽ được hưởng
những lợi ích ban đầu.
- Vào năm 2050, phát triển ven biển thuộc Úc và New Zealand sẽ làm tăng
nguy cơ mực nước biển dâng, tăng tần suất và cường độ của bão, lũ ven
biển.
- BĐKH sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực. Các tác động tiêu cực bao

gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt ven biển thường xuyên
hơn và xói mịn mạnh hơn (do bão lớn và mực nước biển dâng cao).
- Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che phủ của
tuyết giảm và suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm 2080, ở một số khu
vực tỷ lệ suy giảm là 60% tuỳ theo các kịch bản phát thải).

Châu Âu

- Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí hậu BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán) nghiêm trọng hơn
và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụ ng nướ c, tiềm năng thuỷ điện, du
lịch và năng suất cây trồng.
- BĐKH cũng sẽ làm tăng mối nguy hiểm tới sức khoẻ vì các đợt sóng nhiệt
và tần suất cháy rừng tự nhiên.

Bắc Mỹ

- Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt mùa
đông và giảm lưu lượ ng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh vì tài
ngun nước phân bổ khơng đều diễn ra khốc liệt hơn.
- Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, BĐKH ở mức vừa phải sẽ nâng
24


tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm từ 5%-20%,
nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng.
- Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách thức lớn
hơn vì trong suốt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về số lượng, cường
độ và thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ. Các cộng đồng và nơi cư
trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp lực do
các tác động của BĐKH.


Các
cực

vùng

- Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm độ dày và diện tích của các sông băng,
mũ băng và băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái tự nhiên gây
ảnh hưở ng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm các loài chim di cư, động vật có vú
và các lồi ăn thịt.
- Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác động do
thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp.
- Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối sống
truyền thống của các cộng đồng bản địa.

Các
nhỏ

đảo

- Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dơng bão, xói lở và các thảm họa
ven biển khác, đe dọa các hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng, nơi ở và các
điều kiện hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng trên đảo.
- Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển và làm suy giảm các rạn
san hô ven biển, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa phương.
- Vào giữa thế kỷ này, BĐKH sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở nhiều đảo
nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Nam Định Dương khơng có đủ nước để
đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít.
- Do nhiệt độ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn, đặc biệt ở
các đảo nằm ở vĩ độ trung và cao.


(Nguồn [ 52])

1.2.5 Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở nước ta, BĐKH thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và
thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào
mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có
cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều c ơn bão có quỹ đạo di chuyển bất
thường, phức tạp, khó dự đốn và mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn. Cùng với sự
nóng lên của bề mặt Trái Đất, nhiệt độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên.
Hiện tượng BĐKH ở nước ta đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh
vực liên quan đến đời sống con người, nhất là vấn đề sức khỏe, BĐKH cũng gây ra những
tác động xấu đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch,
dịch vụ... đều chịu những tác động tiêu cực từ hiện tượ ng BĐKH gây ra. Bên cạnh đó,
25


×