Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Ẩn dụ trong tiếng anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng việt trên tư liệu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển hình trên cơ thể người luận văn ths ngôn ngữ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

TRẦN THỊ HẢI VÂN

ẨN DỤ TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁC THỦ PHÁP
CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
(TRÊN TƯ LIỆU NGHĨA ẨN DỤ CỦA CÁC TỪ NGỮ
CHỈ MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐIỂN HÌNH TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 60 22 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN HỒNG CỔN

Hà Nội, 2007


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ xảy ra ở tất cả ngôn ngữ nói chung và
tiếng Việt nói riêng. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trường từ vựng nhưng
mạnh nhất là các từ trong trường chỉ bộ phận cơ thể người. Rất nhiều từ chỉ
bộ phận cơ thể người được dùng để gọi tên các sự vật hiện tượng trong thế
giới xung quanh con người. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là quan
điểm lấy con người làm trung tâm để nhận thức thế giới. Nhờ có ẩn dụ mà
việc biểu đạt của văn bản trở nên có sắc thái và không bị nhàm chán. Hiện


tượng này đã được đề cập đến từ xa xưa của văn minh loài người. Người ta đã
thấy nó từ rất lâu trong lịch sử ở các ghi chép của Aristotle, Platon (văn minh
Hy Lạp).
Có thể nói, ẩn dụ là một trong những nhân tố tạo nên bản sắc của ngôn
ngữ. Trong tiếng Việt, cũng như trong tiếng Anh, ẩn dụ là một trong những
biện pháp tu từ được sử dụng với tần suất đáng chú ý. Việc xử lý hay chuyển
dịch các ẩn dụ giữa tiếng Anh sang tiếng Việt thường gặp khó khăn chính là
do việc gìn giữ bản sắc của mỗi ngơn ngữ. Thủ pháp chuyển dịch từ tiếng
Anh sang tiếng Việt đều đã được các dịch giả trong và ngoài nước đề cập
trong các bài nghiên cứu hoặc các bài phát biểu trong các hội thảo như: “Đặc
điểm không tương đương ở các ngôn ngữ đối dịch trong từ điển song ngữ và
dịch thuật” (Nguyễn Trọng Báu - 1993), “Lý luận dịch thuật trước hiện tượng
di chuyển đảo thành tố cú pháp” (Lưu Văn Lăng - 1993), “Dịch văn học và
văn học dịch” (Thuý Toàn - 1996)…. Tuy nhiên những thủ pháp chuyển dịch
được đề cập đến trong các bài viết nói trên chỉ dừng lại ở việc đưa ra một lý
thuyết chuyển dịch nói chung mà khơng đi vào khảo sát các đối tượng cụ thể,
điều đó dẫn tới việc người dịch thường lúng túng và loay hoay với các giải
pháp. Chẳng hạn, khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, việc tìm các tương

1


đương ẩn dụ để dịch một cách có hiệu quả là một vấn đề không đơn giản do
sự ảnh hưởng của các nhân tố: đặc trưng văn hố - ngơn ngữ, hàm ý của tác
giả văn bản nguồn, đặc trưng xã hội hoặc ngữ cảnh của văn bản.
Để góp phần tìm hiểu về những tương đương và khác biệt của ẩn dụ
trong tiếng Anh và tiếng Việt và cách thức chuyển dịch các ẩn dụ Anh - Việt,
chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Ẩn dụ trong tiếng Anh và các thủ pháp
chuyển dịch sang tiếng Việt”(trên tư liệu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một
số bộ phận điển hình trên cơ thể người) làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ
chỉ một số bộ phận điển hình trên cơ thể người trong tiếng Anh (có liên hệ với
tiếng Việt). Tuy nhiên vì thời gian và phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ xem
xét các ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh ở 6 từ chính là body,
head, face, eye, tongue, heart.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
- Góp phần làm sáng tỏ thêm đặc trưng của các ẩn dụ trong tiếng Anh
qua nghĩa ẩn dụ của một số từ ngữ chỉ các bộ phận cơ thể người.
- Tìm hiểu những tương đồng và khác biệt trong nghĩa ẩn dụ của các từ
ngữ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt, và cách thức
chuyển dịch các ẩn dụ này từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Tổng quan các lí thuyết về ẩn dụ trên cơ sở một số lí thuyết về ẩn dụ.
Trên cơ sở đó thống nhất các thuật ngữ, quan điểm ẩn dụ và phương pháp tiếp
cận để nghiên cứu ẩn dụ.
- Tìm hiểu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển hình trên
cơ thể người trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt).

2


- Tìm ra các tương đương khi chuyển dịch các ẩn dụ nói trên từ tiếng
Anh sang tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu chung (phương pháp luận), luận văn tiếp
cận đến đối tượng nghiên cứu chủ yếu là bằng phương pháp quy nạp: Thông
qua việc phân tích, mơ tả nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ cụ thể chỉ các bộ phận

cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt để rút ra những nhận xét về những
tương đồng và khác biệt trong nghĩa ẩn dụ của hai ngơn ngữ.
Trong q trình nghiên cứu, tác giả luận văn cũng sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác nhau để phân tích, mơ tả tư liệu
và rút ra các nhận xét, kết luận trong đó đóng vai trị quan trọng là các
phương pháp mơ tả, phân tích ngữ nghĩa, so sánh đối chiếu và thống kê.
Tư liệu của luận văn bao gồm 561 phát ngôn có chứa các từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể người được lấy từ các văn bản tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra,
luận văn cũng sử dụng một số tư liệu được lấy từ Internet, khẩu ngữ hoặc từ
cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm ba chương:
Chương I: Lịch sử vấn đề và một số khái niệm có liên quan đến đề tài.
Chương II: Khảo sát các ẩn dụ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người
trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt).
Chương III: Các thủ pháp chuyển dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang
tiếng Việt (trên tư liệu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển
hình trên cơ thể người).

3


Chương I
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

1.1 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ trong tiếng Anh
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ, ẩn dụ đã được nghiên

cứu dưới những góc độ khác nhau.
Người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về ẩn dụ là Aristotle, triết
gia người Hy Lạp. Trong cuốn Thi học (Poetics), ông cho rằng ẩn dụ là sự áp
dụng cho một sự vật nào đó một cái tên vốn thuộc về một sự vật khác.
Ông đã đưa ra lý thuyết về phép so sánh rút gọn (substitution theory) ,
theo đó ẩn dụ được xem như một phép so sánh rút gọn bằng cách loại
bỏ từ so sánh “như là”, “là”…
Ví dụ, ẩn dụ (1) Men is a wolf (Người là chó sói), là sự rút gọn từ phép
so sánh: Men are like a wolf (Con người giống như là chó sói).
Khác với Aristotle, một số triết gia cổ đại khác lại nhìn ẩn dụ như là
một hình thức trang trí cho ngơn ngữ và họ không chú ý nhiều cách sử dụng
của ẩn dụ. Chẳng hạn, Platon (triết gia người Hy Lạp – 2500 trước Công
Nguyên) đã kịch liệt phê phán việc sử dụng ẩn dụ, ông cho rằng ẩn dụ: “chỉ
miêu tả cái gì như nó vốn thế”. Quan điểm này còn được sự ủng hộ trong một
thời gian dài của các triết gia Samuel Parker (1666), John Lock (1690).
Đầu thế kỷ XIX, các nhà văn và các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn khác
về ẩn dụ. Họ muốn tìm hiểu sâu hơn, nghiên cứu ứng dụng ẩn dụ vào đời
sống thực tế, cố gắng đưa ra những lý thuyết đúng đắn về ẩn dụ (Sigmund
Freud, Milton Erickson).
Nhưng phải đến thế kỷ XX, mới thực sự có một sự bùng nổ của các lý

4


thuyết ẩn dụ. Ivan A. Richards (nhà văn Anh, 1936), một trong người sáng lập
ra chủ nghĩa phê bình văn học hiện đại, đã đề cao tầm quan trọng của ẩn dụ.
Trong tập bài giảng về tu từ học (The Philosophy of Rhetoric, 1965), ông cho
rằng, ẩn dụ gồm hai phần, phần thứ nhất là cái dùng để so sánh (vehicle phương tiện so sánh), phần thứ hai là đối tượng so sánh (tenor - chủ đề hay cái
được so sánh). Chúng ta sẽ thấy rõ qua ví dụ sau đây:
(2)


All the world’s a stage.
(Tất cả thế giới là một sân khấu)

Trong ví dụ trên, the world (thế giới) là chủ đề hay cái được so sánh,
còn a stage (sân khấu) là cái dùng để so sánh.
Theo ông, ẩn dụ không chỉ nằm trong các từ được dùng mà nằm trong
sự liên hệ giữa các ngữ cảnh được tạo nên bởi nền tảng so sánh, chủ đề, đối
tượng so sánh. Ông còn chỉ ra vai trò của ẩn dụ trong việc tạo ra so sánh chứ
không đơn thuần chỉ là phản ánh sự so sánh, đặc biệt là nhấn mạnh đến sự
khác nhau giữa chúng.
Lý thuyết ẩn dụ của Richards cho thấy ẩn dụ không chỉ xuất hiện duy
nhất ở một từ nào mà có mặt và liên quan đến mọi đơn vị của cấp độ từ vựng.
Tiếp thu quan điểm đó của Richards, Max Black (1962) cho rằng ẩn dụ
không phải là một từ độc lập. Theo ông, ẩn dụ không phải là một từ mới, một
cách gọi tên sự vật mới và ý nghĩa của ẩn dụ không thể hiện trong một từ mà
được biểu đạt bằng cả một câu. ẩn dụ không phải gọi tên một sự vật mà là một
sự trình bày, nó giống một diễn ngơn có nghĩa chứ khơng phải là một từ.
Nếu như Richards nghiên cứu ẩn dụ ở cấp độ từ vựng thì Black hướng
đến nghiên cứu ẩn dụ ở cấp độ câu. Ông đã đưa ra một lý thuyết mới về ẩn dụ,
đó là lý thuyết tương tác về ẩn dụ (The interaction theory). Lý thuyết này cho
rằng đối tượng so sánh và cái để so sánh đều có một loạt những điểm giống nhau.
Lý thuyết tương tác của Black đã đưa ra cái nhìn rất mới về ẩn dụ thể

5


hiện ở ba lĩnh vực:
1. Suy nghĩ được tiếp nhận như là một phép ẩn dụ.
2. Ẩn dụ cũng có thể tạo ra sự tương tự, so sánh giữa mọi thứ.

3. Ẩn dụ được tạo ra trong sự tương tác giữa hai phạm trù và trong đó
ẩn dụ được sử dụng.
Trọng tâm của lý thuyết này nói đến những ẩn dụ tiểu thuyết, ẩn dụ văn
học có tính sáng tạo.
Quan điểm của Black nhận được sự ủng hộ của John (1981), Ricoeur
(1987), Ortony (1993). Nhưng phải đến khi lý thuyết nhận thức về ẩn dụ của
Lakoff và John (1980) xuất hiện thì ẩn dụ mới được nghiên cứu sâu hơn và
thực tế hơn. Lý thuyết này là sự mở rộng lý thuyết tương tác của Black
(1962). Lý thuyết này chỉ ra rằng hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta
tức là chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là có tính ẩn dụ. Theo hai
ơng, hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc một cách ẩn dụ, nói cách
khác đó là những khái niệm văn hoá phổ biến. Điều này tạo cho ẩn dụ một vai
trò quan trọng trong việc xác định cách chúng ta tiếp cận thế giới và cách
chúng ta suy nghĩ, hành động. Với cách nhìn này, ẩn dụ được xác định như là
sự liên kết giữa một phạm trù nguồn và một phạm trù đích. Chúng ta xem xét
ví dụ sau:
(3)

Life is a journey.
(Cuộc đời là một chuyến đi)

Ẩn dụ này gồm có phạm trù nguồn (a source domain) là journey - chuyến
đi và phạm trù đích (a target domain) là life - cuộc đời. Giữa hai phạm trù này có
một mối liên hệ giao thoa vì đặc điểm của chuyến đi và đặc điểm cuộc đời có
những điểm chung (Lakoff và Turner 1989). Vì vậy, một số đặc điểm của chuyến
đi được sử dụng để nhấn mạnh một số đặc điểm của cuộc đời.
Theo các tác giả của lý thuyết tri nhận về ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980;

6



Lakoff và Turner, 1990; Lakoff, 1993) thì hệ thống ý niệm của con người có
nguồn gốc chủ yếu từ những kinh nghiệm thuộc về cơ thể con người nhưng được
đặt lên một phạm trù trừu tượng hơn (more abstract categories). Hai ông đã phân
biệt ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) với những cách diễn đạt thông thường
(ẩn dụ ý niệm vẫn cịn có sự hàm ẩn), ví dụ như cách diễn đạt: At the crossroad
of life: Ở ngã ba cuộc đời, Dead-end in life: Điểm cuối của cuộc đời. Có thể là
những phần của sự hàm ẩn trong ẩn dụ: Life is a journey - Cuộc đời là một
chuyến đi
Tiếp thu quan điểm của Lakoff và Johnson (1980) có Kaplan (1990),
Forceville (1994, 1996), Rohrer (2000).
Nhưng lý thuyết về ẩn dụ của Lakoff và Johnson (1980) còn gây rất
nhiều tranh cãi. Chẳng hạn, Indurkhya (1982), Kennedy (2000) phê bình nó
đã khơng giải thích được sự sáng tạo tiềm ẩn của ẩn dụ và có một cái nhìn q
cơng thức, cứng nhắc về ẩn dụ. Green và Kennedy (1997), Chiappe (1998),
Maasen và Weingart (2000) thì tranh luận rằng, những kinh nghiệm liên quan
đến con người chỉ là một phần nhỏ tạo nên ẩn dụ mà thôi.
Các lý thuyết thay thế (Aristotle), lý thuyết tương tác (Black, 1962), lý
thuyết tri nhận về ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980) đã phản ánh những cái
nhìn khác nhau về bản chất, vai trò của ẩn dụ. Xét một cách tồn diện, mặc
dù có sự khác nhau như vậy nhưng những lý thuyết trên đã đưa ra những
nguyên tắc cơ bản và khái niệm, công cụ cần thiết trong nghiên cứu ẩn dụ.
Ngồi ra, trong các cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ cịn xuất hiện nhiều
quan điểm khác về ẩn dụ. Chẳng hạn, Mary Hass (1966) quan niệm ẩn dụ như
là sự liên tưởng có tính chất hệ thống, một liên tưởng rất giống và gần với các
mơ hình khoa học. Nelson Gootman (1968) lại nhấn mạnh tính hệ thống của
ẩn dụ. Năm 1987, Kittay đã dùng lý thuyết về trường ngữ nghĩa để phát triển
các quan niệm của Black (1962) và Gootman (1968) lên một tầm cao mới.

7



Ông cho rằng ẩn dụ đã chuyển cấu trúc ngữ nghĩa từ một phạm trù, một
trường ngữ nghĩa gốc sang trường ngữ nghĩa của chủ đề, điều đó dẫn đến việc
sẽ có một cấu trúc mới trong các trường của chủ đề. Gibbs (1979) đã đưa ra
một miêu tả chung nhất về ẩn dụ. Theo đó, ẩn dụ là một cách diễn đạt có hai
phạm trù ý niệm (knowledge fields - phạm trù kiến thức), trong đó ý niệm này
được hiểu dựa vào ý niệm kia. Dựa trên quan điểm của Giggs (1979),
Fauconnier (1996) cho rằng hai phạm trù này được coi như là phạm trù nguồn
và phạm trù đích, trong đó nguồn là phần thực tế được nói đến, đích là phần
được sử dụng để nói đến thực tế. Thực tế, hai phạm trù này thậm chí cịn giải
thích lẫn cho nhau.
Nếu Backman (1991) và Tepper (1993) dựa vào lý thuyết đầu tiên của
Aristotle, thì Tepper dựa trên khái niệm chuyển nghĩa để đưa ra lý thuyết thay
thế hiện đại hơn (The substitution theory): ẩn dụ được dùng làm thay đổi nghĩa
của một từ, nói một cách ẩn dụ (bóng bẩy) thì ẩn dụ là cách dùng làm cho một từ
có nghĩa tiêu cực được thể hiện với một nghĩa tốt đẹp hơn. Đây là một lý thuyết
hiện đại về ẩn dụ nhấn mạnh sự tương tác giữa hai phạm trù, hai khái niệm.
Những nghiên cứu hiện đại về ẩn dụ đã chỉ ra rằng ẩn dụ không chỉ là
một phương tiện tu từ học và có tính hình thức mà chắc chắn là có liên quan
tới cách suy nghĩ và hiểu về thế giới của con người. Sự chuyển nghĩa dường
như là một trong những tiêu chí được chấp nhận nhất của ẩn dụ nhưng Searle
(1979) đã đặt câu hỏi về sự chuyển nghĩa này. Theo ông, chừng nào mà sự
tương tác giữa hai phạm trù còn tồn tại thì nghĩa của một trong hai phạm trù
đó cịn nguyên vẹn. Sadock (1979), Rumelhart (1979) và Recanati (2001)
cũng đặt câu hỏi liệu có một sự phân biệt duy nhất nào về loại hình giữa ẩn dụ
và biểu thức có nghĩa đen. Dựa vào Goodman (1968) và Searle (1979),
Sperber, Wilson (1986) đã phản đối những sự phân biệt các hình thái của
ngơn ngữ ẩn dụ (bóng bẩy). Thay vào đó họ coi ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, cải


8


dung như là một hiện tượng thống nhất đơn nhất. Có thể nói, ẩn dụ đã thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Trong tất cả các biện pháp tu
từ, ẩn dụ thường được sử dụng phổ biến nhất, là vì ẩn dụ thường làm sinh
động ngơn ngữ thơng thường. Ngồi ra, ẩn dụ cịn tạo nên những nghĩa mới
cho phép người viết thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ, kinh nghiệm… những
điều vốn không dễ có được những từ ngữ thể hiện chính xác. Vì vậy, chúng
rất cần thiết trong mọi mặt của hoạt động ngôn ngữ. Quả thật, ẩn dụ là một
biện pháp tu từ hiệu quả, giúp người ta “nói ít hiểu nhiều” đặc biệt ẩn dụ rất
dễ tiếp cận với người nghe. Ẩn dụ là dấu hiệu của những tư tưởng tuyệt vời:
“điều vĩ đại nhất cho đến nay là nắm vững được ẩn dụ” (Poetics-Aristotle).
1.2. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ trong tiếng Việt
“Trong tiếng Việt những bản sắc độc đáo cũng là bản sắc của các từ”
[ĐHC: 6, 13]. Ẩn dụ cũng góp phần khơng nhỏ tạo nên bản sắc độc đáo đó
của tiếng Việt. Trong tiếng Việt, ẩn dụ cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm
của các học giả và có nhiều bài nghiên cứu về nó. Cho đến nay, trong Việt
ngữ học, ẩn dụ thường được xem xét trên ba góc độ:
1.2.1. Ẩn dụ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa
Theo Cù Đình Tú, về mặt nội dung ẩn dụ tu từ giống với so sánh tu từ,
phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại (cơ sở hình
thành lên ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ là nét tương đồng), về hình thức ẩn dụ tu
từ khác với so sánh tu từ ở điểm chỉ phô bày một đối tượng, dùng để biểu thị,
đối tượng định nói đến được biểu thị thì ẩn đi, người nghe phải tự tìm ra đối
tượng bị ẩn đi trong câu nói. Ẩn dụ tu từ có chức năng là cơng cụ diễn đạt để
bày tỏ tình cảm và cũng là cơng cụ thể hiện nhận thức sâu sắc về đối tượng.
Tóm lại, ẩn dụ tu từ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng
để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về nét
tương đồng giữa hai đối tượng [1, 280].

Ví dụ, trong câu ca dao:

9


(4)

Tằm ơi say đắm nơi đâu

Mà tằm bỏ nghĩa cành dâu khơng nhìn.
Tằm và cành dâu là những ẩn dụ, hệ quả của phép ẩn dụ hoá (so sánh
ngầm). Phép so sánh ngầm chỉ cịn hiển ngơn vế cái so sánh đó là tằm và cành
dâu cịn cái được so sánh và cái so sánh đều bị ẩn đi. Tằm và cành dâu trong
ví dụ này đã được nhân hố. Ta nhận biết được điều này nhờ tằm và cành dâu
được kết hợp với các từ ngữ biểu thị hành vi và tâm trạng của con người như:
say đắm, bỏ nghĩa chứ khơng nhìn vào lời gọi tằm ơi [17, 23].
Cũng trên quan điểm đó, Nguyễn Hữu Đạt (2001) nhận xét: “Ẩn dụ là
kiểu so sánh khơng nói thẳng ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép
ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên
văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Vậy thực chất của phép
ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư
duy và ngôn ngữ dân tộc” [21, 409]. Chẳng hạn chúng ta có câu sau:
(5)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.
(Ca dao)

Đọc cả câu ca dao, ta mới hiểu rằng đó là lời người con trai, muốn biết
về người con gái, sở dĩ ta hiểu được điều đó là do văn cảnh tạo ra, và do hành

động hỏi của chàng trai với cơ gái. Hình ảnh “mận” và “đào” ta ngầm được
hiểu là người con trai và người con gái. Vậy trong trường hợp này ẩn dụ
không nằm trong cơ cấu nghĩa của từ mà là kết quả của hiện tượng chuyển
nghĩa do văn cảnh.
Theo Trần Trí Dõi - Hữu Đạt - Đào Thanh Lan (1998): “Ẩn dụ là cách
nói gián tiếp về các sự vật, hiện tượng. Ẩn dụ thực chất được hình thành từ biện
pháp so sánh nhưng đó chỉ là so sánh một vế - so sánh ngầm” [50, 81]. Ví dụ:
(6)

Thuyền về có nhớ bến chăng

10


Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(ca dao)
Có thể hiểu câu ca dao trên gián tiếp nói về con người mặc dù trên bề
mặt văn bản chỉ xuất hiện những từ thuyền, bến. Thuyền ở đây thể hiện hình
ảnh chàng trai, bến là biểu tượng hình ảnh cơ gái. Việc “khăng khăng” chờ
đợi thuyền của bến giúp cho người đọc hiểu rằng đó là hình ảnh của con
người, người con gái quyết tâm chờ đợi người con trai. Vậy thuyền và bến là
các ẩn dụ về con người.
Dưới góc độ một biện pháp tu từ ngữ nghĩa thì ẩn dụ thường được khảo
sát trong những ngữ cảnh cụ thể gắn liền với văn bản. Ẩn dụ tu từ là một
trong những phép tu từ được dùng rộng rãi trong các phong cách tiếng Việt
đặc biệt là trong khẩu ngữ, trong ngôn ngữ văn chương.
Hơn nữa, ẩn dụ không chỉ được dùng trong văn học mà còn được sử
dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.2.2. Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa từ vựng
Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Ẩn dụ là

một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt,
những thuộc tính... giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. Chẳng hạn ta
có T là tên gọi cho đối tượng Đ1 (tất nhiên T có nghĩa S1). Khi cần gọi tên cho
một đối tượng Đ2 nào đó người ta thấy Đ1 và Đ2 có những nét, những mặt nào
đó giống nhau, nên dùng T gọi luôn cho cả Đ2. Lúc này, một nghĩa S2 tương
ứng được xác lập trong T. Vậy ở đây đã diễn ra một phép ẩn dụ” [27, 176].
Chúng ta sẽ thấy rõ hơn quá trình chuyển nghĩa ẩn dụ qua ví dụ dưới đây: Từ
“chân” trong tiếng Việt có nghĩa đen là bộ phận dưới cùng của cơ thể người
hay động vật, dùng để đi, đứng như chân người, chân hổ, chân gà...Trên cơ sở
so sánh nhiều sự vật khác nhau có hình dạng tương tự người ta đã chuyển
“chân” sang gọi tên cho những bộ phận giống nó ở một số vật: chân tủ, chân

11


giường, ... (những tên gọi sau này đã khác rất xa so với “chân người”).
Theo Đỗ Hữu Châu: “Ẩn dụ là một hình thức ngữ âm h, x và y là
những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (x là ý nghĩa biểu vật chính của
A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi chính A của x để gọi tên y
(để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau” [6, 156].
Các sự vật được gọi tên (x, y) khơng có liên hệ khách quan, chúng
thuộc những phạm trù hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tuỳ
thuộc vào nhận thức chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng.
Ẩn dụ không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một hiện tượng ngôn
ngữ, vừa là kết quả cách tiếp cận thực tế của dân tộc, vừa là kết quả của
những quy luật điều khiển sự tạo nghĩa mới cho từ. Ví dụ như: Khi nói "đầu
bài", “cổ chai”, “lòng thuyền”, “miệng núi lửa”, "lõi của vấn đề”, khơng phải
là những sự vật này có hình dáng giống như sự vật chính mà là vì tương quan
vị trí của chúng với các sự vật khác (như so với cả bài viết, so với cả cái chai,
so với con thuyền, ngọn núi…), cũng giống như tương quan vị trí của các sự

vật vừa nói so với tồn bộ cơ thể hay so với một cái cây [6, 159].
Như vậy, ẩn dụ từ vựng là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Ẩn
dụ từ vựng là nguồn tạo nên những tên gọi chứ không phải là loại ẩn dụ nhằm
phát hiện những sắc thái nghĩa, nó khơng tác động vào trực giác để gợi mở mà
tác động vào cách nhìn để chỉ xuất.
Theo góc độ này, trong tiếng Việt, ẩn dụ mới chỉ được nghiên cứu,
khảo sát ở đơn vị từ vựng – là các từ, ẩn dụ trên quan hệ ngữ nghĩa trong từ.
1.2.3. Ẩn dụ tri nhận
Theo truyền thống văn học và tu từ học, ẩn dụ thường được coi là một
trong hai (cùng với hoán dụ) kiểu chính của phép dùng từ theo nghĩa bóng, được
xây dựng dựa trên những khái niệm về tương tác và sự so sánh giữa nghĩa đen và
nghĩa bóng của từ ngữ, chẳng hạn: chân núi (so với chân người), ánh sáng chân lý
(so với ánh sáng mặt trời). Nhưng chúng ta chưa thấy được ẩn dụ cịn có mặt trong

12


ngôn ngữ đời thường hàng ngày và nhất là như một cơng cụ tri nhận mạnh mẽ để
ý niệm hố các phạm trù trừu tượng.
Theo Lý Toàn Thắng (2005), trong quan niệm truyền thống, ẩn dụ ln
mang tính quy ước do được tạo thành trong một cộng đồng văn hoá ngơn ngữ
và được từ vựng hố trong các hình thức từ ngữ, điển hình là các từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể người, hầu hết được dùng theo lối ẩn dụ như thế này [25, 29].
Ví dụ: đầu trang giấy, đầu hàng, đầu giường; cổ áo sơ mi; mặt núi, mặt sông,
mặt đồng hồ; mắt bão, mắt khoai tây; vai áo, cành cây…
Ẩn dụ không chỉ xem xét ở riêng phạm vi từ ngữ mà còn phải xét ở các
phạm vi tư duy và hành động, ta sẽ có ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor).
Theo Lý Tồn Thắng, từ góc nhìn tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là một sự
chuyển đi hay một sự đồ hoạ cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực
hay mô hình tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mơ hình tri nhận đích.

Thơng thường các phạm trù ở mơ hình nguồn cụ thể hơn, cịn các phạm trù ở
mơ hình đích thì trừu tượng hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào kinh
nghiệm của mình về con người, sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý
niệm hố các phạm trù trừu tượng. Ví dụ:
(7)

Nguồn

Đích

Sinh vật nguy hiểm

tức giận

Chiến tranh

tranh luận

Ra đi

cái chết

Hành trình

cuộc đời

Cây cỏ

con người
[25, 30]


Có thể nhận xét rằng các mơ hình tri nhận về các hiện tượng trừu tượng
đều được dựa trên những kinh nghiệm cơ sở, hay cụ thể hơn, dựa trên những
thuộc tính nổi trội của các phạm trù ở cấp cơ sở.

13


Như vậy, ẩn dụ tri nhận là một trong những hình thức ý niệm hố, một
q trình tri nhận biểu hiện và hình thành những khái niệm mới mà khơng có
nó thì khơng thể nhận được tri thức mới. Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp
ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá
thể và những lớp đối tượng khác nhau.
Lý thuyết về ẩn dụ của ngôn ngữ học tri nhận cho chúng ta thấy ẩn dụ
là phương thức tư duy quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày của con
người, là hiện tượng ngơn ngữ chính tắc. Ẩn dụ là quá trình tri nhận phổ biến
nhất, nổi trội nhất nhằm liên kết khái niệm với ngơn ngữ, nó khơng tồn tại
trong bản thân ngơn ngữ mà trong chính tâm trí của chúng ta. Ngơn ngữ kí
gửi trên ẩn dụ và là hướng đạo sinh của ẩn dụ.
2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1. Khái niệm ẩn dụ
Như trên đã phân tích, ẩn dụ được xem xét dưới ba góc độ là ẩn dụ tu
từ, ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tri nhận. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tiếp cận
đến ẩn dụ từ vựng. Chúng tôi lấy quan niệm về ẩn dụ từ vựng của Đỗ Hữu
Châu làm cơ sở để nghiên cứu cho luận văn này. Quan niệm này được trình
bày như sau: “Cho ẩn dụ một hình thức ngữ âm h, x, và y là những ý nghĩa biểu
vật. A vốn là tên gọi của x (x là ý nghĩa biểu vật của A). Phương thức ẩn dụ là
phương thức lấy tên gọi chính A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x
và y giống nhau” [6, 156-157].

Ví dụ từ các từ chỉ bộ phận cơ thể người như chân, tay, cổ, má… chúng
ta có các kết hợp từ như: chân trời, tay ghế, cổ lọ, má phanh… Những từ này
xuất hiện như những ẩn dụ từ vựng, được tạo nên bằng việc thay thế một tên
gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm. Chẳng hạn trường hợp
tay ghế: bộ phận giống về vị trí (tay người: ở hai bên thân người - tay ghế: ở
hai bên thân ghế) và chức năng (để vịn), do vị trí và chức năng giống hai cánh

14


tay người nên được gọi là tay (tay ghế), kết quả của sự giống nhau này là thực
tế có hai từ đồng âm: tay người, tay ghế.
Như vậy, xét về bản chất, ẩn dụ nằm trong một khái niệm rộng hơn
mà truyền thống ngữ văn học Việt Nam gọi là thể tỷ (tức là so sánh ngầm).
Ẩn dụ được hiểu là so sánh ngầm, không hiển ngôn, nghĩa là, trong cấu trúc
so sánh ẩn đi cái được so sánh và từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh. Ví dụ,
trong câu ca dao:
(8)

Tằm ơi say đắm nơi đâu
Mà tằm bỏ nghĩa cành dâu khơng nhìn

Tằm và cành dâu là những ẩn dụ, hệ quả của phép ẩn dụ hoá (so sánh
ngầm). Nếu kí hiệu phép so sánh là: “A t như B” thì ở phép so sánh ngầm chỉ
cịn hiển ngơn vế B, vế cái so sánh đó là tằm và cành dâu còn A, t và từ ngữ
so sánh đều bị ẩn đi. Tằm và cành dâu trong ví dụ này đã được nhân hoá. Ta
nhận biết được điều này nhờ tằm và cành dâu được kết hợp với các từ ngữ
biểu thị hành vi và tâm trạng của con người như: say đắm, bỏ nghĩa chứ
khơng nhìn vào lời gọi tằm ơi [18, 23-24].
2.2. Phân biệt ẩn dụ với các phƣơng thức chuyển nghĩa khác

2.2.1. Phân biệt ẩn dụ với so sánh
So sánh (simile) và ẩn dụ (metaphor) là hai biện pháp tu từ điển hình
của ngơn ngữ được dùng theo cách bóng bẩy. So sánh là cách miêu tả một
điều gì đó, đối tượng đem ra so sánh thường chỉ một cách rõ ràng, cụ thể tới
một đối tượng khác.
Người viết hay dùng phép so sánh vì sự so sánh giúp người đọc dễ
dàng hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ đang nói đến, làm cho bài viết sinh
động hơn và phép so sánh tạo nên một hình ảnh sống động, thực tế hơn.
Vậy phép so sánh được hiểu như sau: so sánh là một phép tu từ giống ẩn
dụ, so sánh những đối tượng khác nhau sử dụng các từ “as”, “like” làm sự kết

15


nối hai điều đem ra so sánh, nhằm mục đích miêu tả điều gì đó. Cần lưu ý rằng,
phép so sánh khơng chỉ trực tiếp .sự vật này chính là một sự vật khác. Xét ví dụ
sau:
(9) The boy imitates like a parrot.
(Thằng bé bắt chước như con vẹt)
Khi đọc câu trên, không thể hiểu rằng thằng bé là con vẹt mà từ “like”
(như) đã kết nối việc so sánh thằng bé - con vẹt ở một điểm tương đồng: nói
nhiều. Vậy phép so sánh cho người đọc hiểu một hình ảnh rất sinh động thằng
bé nói nhiều như con vẹt.
(10)

His temper as explosive as a volcano.
(Tính khí anh ta hung dữ như núi lửa)
[77, 8]

Tương tự như vậy, tính khí anh ta được đem ra so sánh với núi lửa ở

nét giống nhau quan trọng là rất hung dữ và thất thường. Điểm tương đồng
đem ra so sánh đã thể hiện đầy đủ, toàn diện ý tưởng của người viết: miêu tả
tính cách một người.
Đặc điểm chính của so sánh là sự so sánh mở giữa hai vật, sự tương
đồng giữa hai vật đem ra so sánh thể hiện rất rõ ràng, không hàm ẩn, được thể
hiện bởi những từ “as” “like’’, ví dụ: as pretty as a picture (đẹp như tranh)
So sánh và ẩn dụ rất hay bị nhầm lẫn vì bản chất chúng khá giống nhau
nên việc phân biệt giữa so sánh và ẩn dụ là thực sự cần thiết. Theo chúng tôi
so sánh và ẩn dụ khác nhau ở bốn điểm cơ bản sau đây:
a) So sánh là việc sử dụng “as”, “like” để thể hiện quan hệ so sánh giữa
hai điều khác nhau, tạo nên sự so sánh trực tiếp gọi là so sánh mở (open
comparision), gợi ý điều này giống một điều khác. Ví dụ:
(11) The surface of the water looked as smooth as glass.
(Mặt nước lặng như gương)

16


(12) Her gaze was like ice.
(Cái nhìn của cơ ấy như băng)
(13) A good book is like a good meal.
(Một quyển sách tốt giống như một bữa ăn ngon)
Ở ví dụ (13), phép so sánh cho ta hiểu một quyển sách cũng có thể rất
bổ ích và thoả mãn con người như một bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế người ta
hay nói: “A book is food for thought”, sách là món ăn (thực phẩm) cho tư duy
chứ khơng nói như ẩn dụ trên vì so sánh đồ ăn và văn học là khơng tương
xứng nhưng ví dụ trên vẫn được chấp nhận vì có thể từ một cái nhìn nào đó
chỉ ra rằng đồ ăn và văn học (food - book) là một, giống y hệt nhau. Đặc biệt
trong trường hợp một người đọc đang rất cần thông tin, cần mọi chi tiết để
tiêu hoá cho sự ham đọc sách của bộ não thì với người đó văn học khơng chỉ

tương tự thức ăn mà văn học chính là thức ăn.
- Ẩn dụ không sử dụng “as”, “like” để thể hiện quan hệ so sánh giữa
hai điều khác nhau, ẩn dụ tạo nên một sự so sánh ngầm (hàm ẩn - hidden
comparison), gợi ý điều này là một điều khác, nói một điều này nhưng thể
hiện một điều khác, có thể hiểu ẩn dụ là một sự thay thế. Người ta rất hay
nhầm so sánh và ẩn dụ vì bản chất chúng khá giống nhau. Chúng ta hãy quan
sát ví dụ dưới đây:
(14) A wire is a road for electron.
(Tạm dịch: Dây thép là con đường dẫn điện).
Đây là một ẩn dụ, khi đọc ta hiểu rằng điện thường dùng dây thép để
dẫn truyền như là đường bộ được sử dụng để đi lại.
- Ẩn dụ thiết lập mối quan hệ ngay tức khắc, nó để lại sau câu nói nhiều
hình ảnh liên tưởng, nó là dạng nói tắt, đặt hai thứ không giống nhau ở cạnh
nhau và làm cho chúng ta nhận thấy sự giống nhau giữa chúng. Ví dụ:
(15) Her gaze was icy.

17


(Cái nhìn của cơ ấy thật lãnh đạm)
Lưu ý rằng, trong thực tế “like” đơi lúc cịn được thể hiện với hàm ý là
sự giống nhau (the same) nếu câu nói xuất hiện “like” với nghĩa trên thì đó
khơng phải là một phép so sánh mà là một phép ẩn dụ.
Vì vậy, nếu câu sử dụng “to be like” hoặc “to be as” thì có thể đó là
phép so sánh, cịn nếu câu nói sử dụng “to be” khơng có “as”, “like” thì đó là
phép ẩn dụ.
b) Ẩn dụ là một sự ngang bằng còn so sánh là một sự xấp xỉ
Với bản chất đó, thực tế xuất hiện nhiều ẩn dụ giống nhau. Ví dụ:
(16) A road is a road for cars.
(Xa lộ là đường dành cho xe cộ)

(17) A wire is a road for electrons.
(Dây điện là đường cho điện đi qua)
(18) A vien is a road for blood cells.
(Mạch máu là đường máu chảy)
(19) The sea is a road for ships.
(Biển là con đường lưu thông của tàu bè)
(20) The railway is a road for trains.
(Đường sắt là đường của tàu hoả)
Để chỉ rõ hơn những sự hoán đổi như thể này chúng ta xem một số
cách sử dụng rất phổ biến như: Shipping lane/ highway lane /bowling
alley/lane (Tạm dịch: đường biển/ đường cao tốc/ đường bóng), Electric line/
railway line/ gas line /(Tạm dịch: đường điện, đường sắt, đường dẫn ga),
Electron flow/ blood flow (Tạm dịch: dòng điện, dịng máu)
So sánh rất khó mở rộng như vậy.
c) Ẩn dụ ln ln có thể được mở rộng tối đa trong khi so sánh luôn
tiến đến sự giới hạn của nó.

18


d) Nếu câu nói cần sự giải thích kỹ hơn đó là phép so sánh, so sánh
ln có tính thơ, rất bóng bẩy và được dùng phổ biến trong văn thơ. Ẩn dụ
ln diễn tả sự thực hiển nhiên. Ngồi việc sử dụng trong văn học, ẩn dụ còn
được dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày đến nỗi nhiều khi chúng ta
không nhận thức được việc sử dụng chúng. Ví dụ:
(21) That salesman was a shark.
(Người bán hàng là con cá mập)
(22) Your letter was buried under my paper.
(Thư của bạn dưới tập giấy của tôi)
Việc sử dụng ẩn dụ và so sánh trong thực tế khơng có quy tắc.Việc sử

dụng chúng phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng người viết muốn đạt tới qua
câu văn, câu thơ, phụ thuộc vào cách gieo vần của bài thơ, trật tự của từ ngữ.
Nhưng tóm lại, đây là hai phương pháp rất hiệu quả trong viết văn, thơ, việc
sử dụng chúng gợi hình ảnh rất ấn tượng, cuối cùng phép ẩn dụ và phép so
sánh tạo nên tính miêu tả rất lớn so với văn xuôi.
2.2.2. Phân biệt ẩn dụ với hoán dụ (Metonymy)
Cùng với ẩn dụ (metaphor) và cải dung (synecdoche), hoán dụ
(metonymy) là dạng quen thuộc nhất của tu từ học cổ đại bắt nguồn từ thời
Hy Lạp cổ.
Trong tu từ học cũng như từ vựng học, hoán dụ được xem là việc sử
dụng một đặc trưng riêng lẻ để nhận dạng một thực thể phức tạp hơn, và được
gọi là sự đặt tên hay định danh (denomination).
Cụ thể hơn, trong tu từ học hoán dụ là một sự thay thế một từ này cho
một từ khác có mối quan hệ liên tưởng với nhau. Hoán dụ xuất hiện dựa trên
sự liên tưởng chứ không phải sự so sánh.
Chẳng hạn như trong ví dụ dưới đây:
(23) “The White House said...”
(Nhà Trắng nói...)

19


(T/ c Time, tháng 3/2005: 33)
Thuật ngữ “White House” ở đây nói đến chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, nếu
dùng hốn dụ “Nhà Trắng” thay cho thuật ngữ “Chính phủ Mỹ” làm cho câu
văn có hình ảnh và sinh động hơn. Trong hốn dụ này, hình ảnh Nhà Trắng,
nơi làm việc của tổng thống đã được dùng thay thế hình ảnh tổng thống và các
phụ tá của tổng thống. “Nhà Trắng” không phải là tổng thống hay nhân viên
của tổng thống nhưng hình ảnh đó có mối quan hệ chặt chẽ với họ….
(24) Nixon bombed Ha Noi. (Nixon ném bom Hà Nội)

Khi đọc câu trên chắc chắn người đọc sẽ hiểu khơng phải đích thân
tổng thống Nixon ném bom Hà Nội mà thực chất là lực lượng quân sự do
Nixon đứng đầu thực hiện hành động này. Tổng thống Nixon chỉ là người đại
diện cho lực lượng quân sự. Tuy nhiên cách nói như trên làm cho câu văn để
lại một ấn tượng mạnh mẽ.
Xét ví dụ sau:
(25) The Omelet left without paying.
(Món ốp lết rời nhà hàng mà khơng trả tiền).
Trong câu trên, người nói khơng có ý định nói đến món trứng ốp lết rời
nhà hàng mà nói đến một khách hàng nào đó sau khi ăn đã cố tình khơng trả
tiền cho món ốp lết. Điểm mấu chốt cho mối liên hệ của hoán dụ, trong
trường hợp này là mối quan hệ giữa khách hàng và thực đơn của anh ta. Nên
lưu ý rằng món trứng ốp lết sẽ chỉ có thể được hiểu như thế vì có bối cảnh phù
hợp cịn bình thường con người khơng được gọi là trứng ốp lết như vậy.
Trong ngôn ngữ học tri nhận, hoán dụ là một đặc trưng cơ bản của nhận
thức. Có một hiện tượng phổ biến là mọi người lấy một hình ảnh, khái niệm,
biểu tượng đã quen thuộc, rất dễ hiểu để thay thế cho một điều khác định nói
đến hay thay thế cho một phần của biểu tượng được nhắc đến. Ví dụ:
(26) The pen is mighter than the sword.

20


(Ngòi bút mạnh hơn gươm giáo)
Trong (26), cái bút (pen) thay thế cho việc xuất bản, viết lách còn
thanh gươm (sword) thể hiện cho sức mạnh quân sự.
(27)

No one is sure what Moscow’s response will be.
(Không ai biết phản ứng từ phía Moscow sẽ như thế nào)


Trong (27) Moscow được dùng thay thế cho nhà cầm quyền Nga phản
ứng trước một hành động có tính quốc tế.
Vậy sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ nằm ở bản chất của mối quan
hệ giữa hai nhân tố thay thế và được thay thế. Nếu như trong ẩn dụ, đối tượng
thay thế (tenor) và phương tiện so sánh (vehicle) được xác lập dựa trên sự
tương tự thì hốn dụ lại kết nối chúng bằng các phương tiện tri nhận.
Chúng ta hãy so sánh “to fish pearls” và “fishing for information”: “to
fish pearls” (câu ngọc trai) là một hốn dụ được hình thành từ “fishing” có
nghĩa là việc câu cá. Việc chuyển ý nghĩa từ “fishing fish” (câu cá) sang
“fishing pearls” (câu ngọc trai) là dựa trên mối quan hệ liên tưởng giữa đại
dương và những con thuyền. Tuy nhiên cần hiểu ý định ẩn sâu của người nói
chứ khơng nên hiểu qua nghĩa đen của câu nói vì thực tế khơng bao giờ dùng
cần câu cá hoặc lưới để lấy ngọc trai.
Trái lại, “fishing for information” (câu tin) lại là một ẩn dụ vì “fishing”
lại chuyển tải khái niệm của “fishing” (câu cá) là đang đợi chờ, hy vọng tóm
được những thông tin đang cần. Khái niệm “fishing” (câu cá) trong câu này
lại thể hiện một khái niệm khác.
Từ đó thấy rằng, ẩn dụ tạo nên một phần cách suy nghĩ của chúng ta,
cách hiểu về thế giới của con người. Nhiều lúc nó được sử dụng phổ biến đến
nỗi chúng ta không nhận được ra rằng đang sử dụng ẩn dụ. Chẳng hạn như:
(28) Life is not a bed of roses.
(Cuộc sống không phải là một cái giường phủ đầy hoa hồng)

21


(Tạm dịch: cuộc sống không phải lúc nào cũng trải thảm đỏ đón chúng ta)
Cịn hốn dụ thể hiện sự liên tưởng, sự gần gũi trong tư duy chúng ta
v.v... Điều quan trọng là những điều được thể hiện trong hốn dụ đều thuộc về

một nhóm, một dạng, một kiểu, một loại... như trong các ví dụ dưới đây:
(29) She was a girl of twenty summers
(= She was twenty years old)
Mỗi mùa là một năm, vậy khi nói: cơ gái đó 20 mùa hè. Người ta có thể
liên tưởng và hiểu là: cơ gái đó 20 tuổi.
(30) Ireland have beaten France (Nước Ireland đánh bại nước Pháp)
Trong (30) người ta lấy tên đất nước thay thế cho đội bóng của nước
đó, mỗi đất nước có một đội bóng đại diện, nên người đọc vẫn hiểu dụng ý
của câu nói: Đội bóng Ireland đánh bại đội bóng Pháp.
2.2.3. Phân biệt ẩn dụ với cải dung (Synecdoche)
Cải dung là một danh từ, xuất phát từ tiếng Hy Lạp với 2 nét nghĩa:
1) Một kỹ xảo có tính ẩn dụ của việc đặt tên một phần cụ thể khi hướng
đến cái tổng thể.
2) Đặt tên cái tổng thể để chỉ ra một bộ phận cụ thể.
Cải dung (Synecdoche) là một phương thức tu từ học, thể hiện một loại
ẩn dụ mà trong đó:
+ Dùng một phần của cái gì đó để thể hiện tồn bộ cái đó, chẳng hạn
dùng bộ phận thay thế cho tổng thể. Ví dụ:
(31) The house was built by 40 hands.
(Ngơi nhà được xây bởi 20 người)
Trong ví dụ (31), hands (đôi bàn tay) thể hiện workers (người công nhân)
[62, 19]
(32) Mouths to feed. (Những cái mồm đòi ăn)

22


Trong ví dụ (32), mouth (cái mồm) thay thế cho hungry person (người đói).
(33) There were some new faces at the meeting
(Xuất hiện một số khuôn mặt mới tại cuộc họp)

Trong câu (33) cần phải hiểu new faces (những khuôn mặt mới) thay
thế cho new people (những người mới).
[84, 54]
+ Dùng tổng thể thay thế cho một bộ phận. Ví dụ như:
(34) “Chào buổi tối, Vua nhạc Rock and Roll Elvis Presly đã mất vào
ngày hôm nay. Hưởng dương tuổi 42. Ơng được tìm thấy tại nhà của mình ở
Mernphin trong tình trạng ngừng thở. Người quản lý và bệnh viện đã cố
gắng cứu ông nhưng thất bại. Bác sĩ riêng đã tuyên bố ông chết vào lúc 3h
chiều nay".
(Bản tin tối của đài NBC).
Trường hợp này, tổng thể bệnh viện (hospital) được dùng để đại diện
cho một trong những bộ phận của nó: bác sĩ chữa trị và nhân viên y tế (the
attending physician and heath care workers).
(35) Troops halt the drivers.
(Quân đội đã chặn những người lái xe)
(Troops: quân đội thay thế cho soldiers: binh lính)
+ Dùng một kiểu thể hiện cho một loại và ngược lại. Xét các ví dụ sau:
(36) “Give us this day our daily bread”
(Hãy cho chúng tơi bánh mì ăn hàng ngày).
Bread (Bánh mì) thể hiện lương thực và có thể cả những thứ thực phẩm
khác cần thiết cho cuộc sống.
(37) No creature (person) would believe that story.
Creature (sinh vật) thể hiện person (con người)

23


(38) The animal came closer.
(Con vật đến gần hơn)
Animal (con vật) có thể là một loại vật cụ thể: con chó, con rắn, con cá voi…

+ Chất liệu làm một sản phẩm thay thế cho sản phẩm đó
(39) She were gold (chain) around her neck.
(Cô ta đeo (dây chuyền) vàng ở cổ)
[72, 59]
Vàng là chất liệu thay thế cho dây chuyền bằng vàng mà cơ ta đang
đeo.
Mặc dù có kiểu quan hệ thay thế như nhau nhưng giữa ẩn dụ
(metaphor) và cải dung (synedoche) có sự khác biệt nhất định.
Trước hết ẩn dụ thường hướng đến một lối nói bóng bẩy (figure
speech), một từ được dùng để thể hiện một đối tượng (object) hoặc một khái
niệm, nó khơng thể hiện nghĩa đen mà ám chỉ sự so sánh giữa hai vật, hai
điều. Chẳng hạn:
(40) “A mighty fortress is our God”
(Một pháo đài vĩ đại là Chúa của chúng ta).
A mighty fortress được dùng với nghĩa pháo đài đã phát triển mở rộng ý
nghĩa, một cái gì đó được xem như là đại diện cho một cái khác, một biểu
tượng, đó là pháo đài vĩ đại đại diện cho Chúa.
Cải dung khơng có ý nghĩa (sense) mở rộng như vậy, do đó nó khơng
thể ứng dụng như ẩn dụ. Chẳng hạn chúng ta có thể dùng white hair (tóc bạc)
thể hiện người già, the Pentagon (lầu năm góc) thể hiện văn phòng làm việc,
hoặc chiến lược gia hàng đầu làm việc trong tồ nhà Pentagon của Bộ Quốc
Phịng Mĩ.
Cũng cần phân biệt cải dung (Synecdoche) với hoán dụ (Metonymy).

24


×