Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 110 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Phạm Thị Thu Trang

Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số
truyện ngắn hiện đại)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số
: 60 22 01

Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh

Hà Nội - 2008

-0-


Mục lục

Mở đầu

5

Chương 1. Cơ sở lý thuyết

9

1.1. Một số vấn đề về “diễn ngôn” và “phân tích diễn ngôn”


1.1.1. Mối quan hệ giữa “diễn ngôn” và “văn bản”

9
9

1.1.2. Mối quan hệ giữa “phân tích diễn ngôn” và “phân tích văn bản”
1.2. Một số vấn đề cơ bản về “diễn ngôn hội thoại” và phân tích “diễn ngôn hội
thoại”
1.2.1. Thế nào là “diễn ngôn hội thoại”?
1.2.2. Cấu trúc hội thoại
1.2.2.1. Cấu trúc chung
1.2.2.2. Các yếu tố cấu tạo
1.2.3. Một số vấn đề về phân tích “diễn ngôn hội thoại”
1.2.3.1. Ngữ cảnh

12
15

1.2.3.2. Đặc điểm các nhân vật giao tiếp
1.2.3.3. Các nguyên lý giao tiếp (lịch sự - cộng tác)
1.3. Một số vấn đề về “phân tích diễn ngôn phê phán”
1.4. Vấn đề “quyền thế” trong diễn ngôn phê phán
* Tiểu kết

25
27
32
35
39


Chương 2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong diễn ngôn hội thoại
trên một số phương tiện từ vựng

41

2.1. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong hội thoại thông qua hệ thống từ xưng hô
2.1.1. Quan hệ quyền thế biểu hiện qua nhóm từ xưng hô chính danh và không chính

41
43

danh
2.1.1.1. Một số nét về từ xưng hô chính danh và không chính danh trong tiếng Việt
2.1.1.2. Vai trò của nhóm từ xưng hô chính danh và không chính danh trong việc
biểu thị quan hệ quyền thế hội thoại
2.1.2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua các cặp xưng hô tương hỗ và phi
tương hỗ
2.1.2.1. Thế nào là xưng hô tương hỗ và phi tương hỗ?
2.1.2.2. Quan hệ quyền thế biểu hiện qua các cặp xưng hô tương hỗ và phi tương hỗ
2.1.3. Vai trò của ngôi thứ ba trong việc biểu thị quan hệ quyền thế

-2-

15
17
17
18
22
22


43
47
51
51
52
57


2.1.3.1. Một số nét về quan hệ giữa các vai giao tiếp với ngôi thứ ba trong hội thoại
2.1.3.2. Quan hệ quyền thế biểu hiện qua việc tạo lập/không tạo lập quan hệ với ngôi
thứ ba
2.2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong hội thoại thông qua việc sử dụng các tiểu
từ tình thái
2.2.1. Vài nét về đặc điểm các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt

57
59
64
65

2.2.2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong hội thoại thông qua các tiểu từ tình thái
trong tiếng Việt
2.2.2.1. Tiểu từ tình thái mang sắc thái khiêm nhường, mềm mỏng
2.2.2.2. Tiểu từ tình thái mang sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát

67
68
72

* Tiểu kết


76

Chương 3. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong diễn ngôn hội thoại
trên một số phương diện ngữ pháp và cách thức tổ chức hội thoại

78

3.1. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trên phương diện ngữ pháp
3.1.1. Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua các kiểu phát ngôn mệnh lệnh, cầu
khiến, vô nhân xưng...
3.1.2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua các kiểu câu chủ động/bị động,
cách nói trực tiếp/gián tiếp, câu đưa đẩy...
3.2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trên phương diện cách thức tổ chức hội thoại

78
78
85
90

3.2.1. Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua sự xuất hiện các lối nói chêm xen,
hiện tượng tranh lời/cướp lời
3.2.2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua việc tuân thủ các nguyên lý hội
thoại (nguyên lý cộng tác, nguyên lý lịch sự)

90
95

* Tiểu kết


102

Kết luận
Tài liệu tham khảo

104
110

-3-


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử của mình, ngôn ngữ học đã chứng kiến sự hình
thành và phát triển của rất nhiều trường phái cũng như các đường hướng nghiên
cứu mới, đó là một nhu cầu tất yếu đảm bảo cho dòng chảy ngôn ngữ học luôn
tràn đầy sức sống. Với tiền đề ấy, phân tích diễn ngôn phê phán (critical
discourse analysis - CDA) là một đường hướng nghiên cứu tuy ra đời khá muộn,
vào những năm 70 của thế kỷ XX, song nó đã chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của
mình với đông đảo giới nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới. Mục đích của
đường hướng nghiên cứu mới mẻ này không chỉ dừng lại ở việc miêu tả mà còn
đưa ra những lý giải về quá trình kiến tạo, tồn tại và hoạt động của diễn ngôn;
trên cơ sở đó nó thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong việc tổ chức mạng lưới
quan hệ quyền thế xã hội. Nói như vậy cũng có nghĩa là, trong phân tích diễn
ngôn phê phán, một khái niệm tối quan trọng không thể bỏ qua là “quyền thế”
(power); có thể hiểu “quyền thế” là vấn đề cốt lõi trong đường hướng phân tích
này.
ở Việt Nam, cho đến nay vẫn còn khá ít những công trình nghiên cứu quan
tâm đến vấn đề quyền thế trong các diễn ngôn (đặc biệt là trong các diễn ngôn
hội thoại) theo hướng tiếp cận của phân tích diễn ngôn phê phán. Mặt khác, phần

lớn những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các tiền
đề có tính lý luận, chưa đưa ra được những biểu hiện sinh động trên phương diện
ngôn ngữ của mối quan hệ quyền thế vốn rất phức tạp giữa các nhân vật giao tiếp
trong thực tế xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại” (khảo sát

-5-


trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) trên cơ sở vận dụng lý thuyết phân
tích diễn ngôn phê phán làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2. Nhiệm vụ của luận văn
Với lý do lựa chọn đề tài như trên, nhiệm vụ chính của luận văn là lần lượt
mô tả những biểu hiện sinh động của mối quan hệ quyền thế giữa các nhân vật
giao tiếp trên ba phương diện ngôn ngữ cơ bản. Đó là phương diện từ vựng, ngữ
pháp và cách thức tổ chức hội thoại. Trên cơ sở kết quả tư liệu thu nhận được,
luận văn sẽ đánh giá áp lực quyền thế giữa các vai giao tiếp chi phối việc lựa
chọn và sử dụng ngôn ngữ hội thoại của các bên tham gia, đồng thời khẳng định
sự tồn tại cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của mối quan hệ quyền thế đặc biệt này
trong giao tiếp xã hội nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các cuộc hội thoại thực tế được rút
ra từ một số tác phẩm văn học hiện đại. Phạm vi nghiên cứu của công trình này
là đặc điểm các vai giao tiếp, những biểu hiện của mối quan hệ quyền thế giữa
các nhân vật tham gia cuộc thoại thông qua các phương tiện ngôn ngữ cụ thể.
Còn những biểu hiện của mối quan hệ trên thông qua các phương tiện phi ngôn
ngữ cử chỉ, giọng điệu, ánh mắt… không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Luận văn sử dụng tư liệu khảo sát chủ yếu trên những nguồn sau:
- Truyện ngắn Tường thành, Võ Thị Xuân Hà, NXB Hội nhà văn, 2004.
- Truyện ngắn Mùa hè vội vã, Nguyễn Đình Chính, NXB Hà Nội, 2004.

- Tập truyện ngắn Hồi ức tuổi mười ba, Hữu Đạt, NXB Hà Nội, 2004.
- Tập truyện ngắn Thiếu phụ đồng trinh, Phan Cao Toại, NXB Hà Nội, 2002.

-6-


- Tập truyện ngắn 5 cây bút nữ, Nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2004.
- Tập truyện ngắn Cô giúp việc kén chồng, Đỗ Thị Hồng Vân, NXB Hà Nội,
2008.
Đây là các tác phẩm truyện ngắn hiện đại trong đó có nhiều đoạn hội thoại
với những bối cảnh giao tiếp khác nhau, với các vai giao tiếp khác nhau… sẽ
cung cấp cho luận văn khối tư liệu phong phú, đa chiều về mối quan hệ quyền
thế giữa các nhân vật giao tiếp biểu hiện thông qua các phương tiện ngôn ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong công trình này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu
là phương pháp phân tích miêu tả. Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng một số
thủ pháp nghiên cứu truyền thống khác như thống kê, so sánh, đối chiếu… nhằm
phục vụ hiệu quả cho mục đích nghiên cứu của mình.
5. Đóng góp của luận văn
Với đề tài “Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội
thoại” (khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại), luận văn mang lại
một số ý nghĩa lý luận và thực tiễn cơ bản sau:
5.1. ý nghĩa lý luận
Bằng việc khảo sát các cuộc thoại được rút ra từ một số tác phẩm truyện
ngắn hiện đại, luận văn là sự thể nghiệm việc vận dụng lý thuyết phân tích diễn
ngôn phê phán khi nghiên cứu về vấn đề quyền thế. Thông qua kết quả nghiên
cứu, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn một số khái niệm cơ bản có tính lý
luận của đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán khi áp dụng vào thực tế
phân tích diễn ngôn hội thoại nói riêng, trong phân tích diễn ngôn nói chung.


-7-


5.2. ý nghĩa thực tiễn
Tính thực tiễn của luận văn thể hiện ở việc vận dụng kết quả nghiên cứu
nhằm đưa ra những kiến giải cũng như những đề xuất, định hướng trong việc tạo
lập và nhận hiểu các diễn ngôn hội thoại trong các tác phẩm văn học hiện đại nói
riêng, trong diễn ngôn hội thoại nói chung. Cũng trên cơ sở đó, người tham gia
giao tiếp có thể lựa chọn được những chiến lược sử dụng ngôn ngữ hiệu quả nhất
để xác lập hay thay đổi mối quan hệ quyền thế với người đối thoại, từ đó duy trì
và điều khiển cuộc thoại để đạt tới đích giao tiếp cuối cùng.
Mặt khác, do đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đoạn hội thoại
được rút từ các tác phẩm văn học hiện đại của nhiều tác giả khác nhau, nên luận
văn cũng nêu lên một số nhận xét về phong cách tác giả, về dụng ý của nhà văn
khi khắc họa hình tượng nhân vật, mô tả mạng lưới quan hệ giữa các nhân vật
trong tác phẩm thông qua ngôn ngữ đối thoại. Điều này sẽ giúp độc giả có cơ sở
tiếp cận tác phẩm cũng như các nhân vật một cách mới mẻ và toàn diện hơn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được
bố cục gồm ba chương cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong diễn ngôn hội thoại trên
một số phương diện từ vựng
Chương 3. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong diễn ngôn hội thoại trên
một số phương diện ngữ pháp và cách thức tổ chức hội thoại

-8-


Chương 1

Cơ sở lý thuyết
1.1. Một số vấn đề về “diễn ngôn” và “phân tích diễn ngôn”
1.1.1. Mối quan hệ giữa “diễn ngôn” và “văn bản”
Cho đến nay đã có khá nhiều định nghĩa được đưa ra cho khái niệm “diễn ngôn” song
vẫn chưa thực sự có một định nghĩa hoàn chỉnh nhất. Người nghiên cứu do đó phải tuỳ thuộc
vào mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, góc độ tiếp cận… mà lựa chọn một định
nghĩa có tính chất làm việc. Tuy nhiên trước hết cần nói đến người đầu tiên đề xướng ra khái
niệm này. Z. Harris (1952) trong công trình “Discourse analysio - Phân tích diễn ngôn” đã đưa
ra khái niệm “diễn ngôn” với cách hiểu là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu (Z. Harris, 1952,
trích theo Nguyễn Hoà, 2003). Có thể nói, với việc đề ra khái niệm này, Harris đã góp phần
quan trọng giúp ngôn ngữ học văn bản còn non trẻ xác định được nền móng phát triển của
mình là hướng vào nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ. “Diễn ngôn” và “văn bản” là hai khái
niệm không thể bỏ qua trong nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản nói chung, trong phân tích
diễn ngôn nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế để phân định rạch ròi hai khái niệm này lại không
hề đơn giản. Có khi chúng được coi là hai khái niệm có cấu trúc xác định tách biệt hoàn toàn,
thuộc hai quá trình, có khi khái niệm này là sự biểu hiện cụ thể, là bộ phận của khái niệm kia;
cũng có khi chúng lại được dùng thay thế cho nhau như hai khái niệm đồng nghĩa hoàn toàn.
Chúng ta có thể nhìn lại quan điểm của một vài tác giả tiêu biểu để có cơ sở phân định rõ hơn
về hai khái niệm này.
Trước hết, hai tác giả Brown & Yule quan niệm rằng “văn bản như là thuật ngữ khoa
học để chỉ dữ liệu ngôn từ của một hành vi giao tiếp”, hay “văn bản là sự thể hiện của diễn
ngôn”. Còn khi xử lý diễn ngôn như là “sản phẩm” hay “tiến trình” thì các tác giả lại khẳng
định: “diễn ngôn - như - một tiến trình”. Trong khi đó, David Nunan về cơ bản cũng có
khuynh hướng phân biệt rạch ròi hai khái niệm này nhưng lại diễn đạt cụ thể hơn. Theo ông,
thuật ngữ “văn bản” được dùng để chỉ bất kỳ cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao
tiếp; sự kiện đó tự nó có thể liên quan đến ngôn ngữ nói (một cuộc hội thoại, một bài thuyết

-9-



giáo) hoặc ngôn ngữ viết (một bài thơ, một mẩu truyện). Còn về thuật ngữ “diễn ngôn”, ông
cho rằng nó được dùng để giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh.
Một tác giả khác là Crystal thì lại phân biệt “diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn
ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch
lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể”. Tác giả này đồng
thời cũng nhận định “văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới
dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó
thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như
một cuộc thoại, một tờ áp phích” (dẫn theo David Nunan, Dẫn nhập phân tích diễn ngôn,
1997). Như vậy, ở đây mặc dù tác giả không đồng nhất hai khái niệm trên song dường như
cũng không có sự phân định rành mạch ranh giới giữa chúng, văn bản trở thành sản phẩm của
diễn ngôn và trong nhiều trường hợp thậm chí có thể thay thế được cho nhau.
ở Việt Nam cũng có khá nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này và lẽ tất yếu cũng tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau, hoặc có khi là sự thay đổi về quan điểm của cùng một tác giả trong
những giai đoạn khác nhau. Tiêu biểu là tác giả Diệp Quang Ban trong các công trình nghiên
cứu của mình đã nhận định mối quan hệ giữa hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản” qua các
giai đoạn như sau: (1) Văn bản được dùng để chỉ chung các sản phẩm của ngôn ngữ (product)
viết và ngôn ngữ nói có mạch lạc và liên kết; (2) Có sự đối lập giữa diễn ngôn và văn bản: sử
dụng văn bản để chỉ sản phẩm ngôn ngữ viết và diễn ngôn chỉ ngôn ngữ nói; (3) Diễn ngôn
được dùng như văn bản ở ý nghĩa (1). (trích theo Nguyễn Hoà, 2003)
Còn tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong một công trình mới đây, sau khi điểm qua một
số quan điểm khác nhau về hai khái niệm này thì lại bày tỏ quan điểm cá nhân: “thuật ngữ
diễn ngôn (discours) và văn bản (text) thường được coi là đồng nghĩa với nhau để chỉ các sản
phẩm của ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, trong đó, diễn
ngôn thường được hiểu là bao hàm văn bản, còn văn bản thiên về sản phẩm viết nhiều hơn”
(Nguyễn Thiện Giáp, 2004: 169). Có thể thấy, tác giả một mặt đồng nhất hai khái niệm trên
song mặt khác ngay sau đó lại có tỏ ra lúng túng khi nhấn mạnh sự phân biệt tương đối giữa
chúng.

- 10 -



Một trong số các tác giả khác ở Việt Nam cũng dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này
là tác giả Nguyễn Hoà. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông tỏ ra nhấn mạnh sự phân
biệt hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản”. Theo ông, “văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ
ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp
xã hội cụ thể”; trong khi đó “diễn ngôn như là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh
thống nhất có mục đích không giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ
thể”. Mặc dù đã đưa ra sự phân biệt hai khái niệm như trên song tác giả cũng thừa nhận rằng
trong thực tế sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối vì theo cách hiểu đó, trong văn bản sẽ
xuất hiện một vài đặc trưng của diễn ngôn và ngược lại trong diễn ngôn cũng nhiều khi tồn tại
các thuộc tính của văn bản. Theo ông, thực chất đây không phải là hai thực thể độc lập, hoàn
toàn tách biệt nhau mà chỉ là một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong bối cảnh
giao tiếp cụ thể. Nói cách khác, tuỳ theo quan điểm của người nghiên cứu mà ngôn ngữ sẽ
được coi là “văn bản” khi được xem xét từ góc độ hình thức, và được coi là “diễn ngôn” khi
xem xét dưới góc độ hành chức.
Trong khá nhiều quan điểm đã trình bày ở trên cũng như các quan điểm khác hiện có,
chúng tôi nhận thấy mỗi quan điểm đều có những nhân tố hợp lý trong cách diễn giải của mình.
Tuy nhiên, trong công trình này, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu phù hợp với đối tượng
và mục đích nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi chủ trương theo quan điểm của tác giả Nguyễn
Hoà với tư cách như một định nghĩa có tính chất làm việc. Điều này cũng không có nghĩa
chúng tôi phủ nhận các quan điểm khác, vì ngay bản thân mỗi tác giả trong các luận điểm của
mình cũng đều có sự dung hoà tương đối với các quan điểm khác.
1.1.2. Mối quan hệ giữa “phân tích diễn ngôn” và “phân tích văn bản”
Như trên chúng ta đã thấy, sự phân biệt giữa hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản”
tưởng như đơn giản song lại khá phức tạp, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần tranh luận
thêm. Mặc dầu vậy, sự phân biệt này vẫn là cần thiết trong quá trình nghiên cứu sâu thuộc địa
hạt diễn ngôn; mặt khác nó cũng tất yếu dẫn tới hệ quả là sự phân biệt giữa hai khái niệm
“phân tích diễn ngôn” và “phân tích văn bản” mà thiết nghĩ chúng ta không thể không bàn đến
ở đây.


- 11 -


Trước tiên, với việc xác định “diễn ngôn như một tiến trình”, hai tác giả Brown & Yule
khẳng định quan điểm rằng nhà phân tích diễn ngôn cần quan tâm đến chức năng hay mục
dích của một mẩu dữ liệu ngôn ngữ và cách thức dữ liệu đó được người phát cũng như người
nhận xử lý. Biện luận sâu hơn, hai tác giả cho rằng, nhà phân tích sẽ phải nghiên cứu từng từ,
từng câu xuất hiện trong dữ liệu thành văn của diễn ngôn, để tìm cho được bằng chứng về sự
nỗ lực của người phát (người nói/người viết) trong việc chuyển giao thông điệp đến người
nhận (người nghe/người đọc). Đồng thời chúng ta cũng cần tìm hiểu bằng cơ chế nào, lý do tại
sao mà người nhận có thể hiểu được chính xác thông điệp chuyển giao tới trong một ngữ cảnh
cụ thể; đồng thời các yêu cầu trở lại của người nhận trong một ngữ cảnh cụ thể bằng cách nào
có thể chuyển giao trở lại người phát, để từ đó ảnh hưởng đến kết cấu của diễn ngôn tiếp theo
của người phát. Như vậy, có thể thấy rõ ràng là phương hướng nghiên cứu này chủ trương lấy
chức năng giao tiếp của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu chính, và vì thế nó mô tả các hình
thức ngôn ngữ không ở dạng tĩnh mà như các phương tiện động nhằm thể hiện ý nghĩa. (Dẫn
theo Brown & Yule, 2002:48)
Một tác giả khác - David Nunan với việc xác định hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn
bản” như đã trình bày ở trên, cũng đồng thời xác nhận phân tích diễn ngôn liên quan đến việc
nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (ngôn ngữ hành chức) - khác với phân tích văn
bản là thiên về nghiên cứu các thuộc tính cấu trúc của ngôn ngữ, bị tách khỏi các chức năng
giao tiếp của chúng. Tác giả cũng biện luận thêm rằng, cũng giống như các nhà ngữ âm học,
ngữ pháp học, nhà phân tích diễn ngôn cũng cần quan tâm đến việc nhận diện những cái đều
đặn và những khuôn mẫu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, nhà phân tích diễn
ngôn còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn cả là đạt đến mục đích cuối cùng của
công việc phân tích: vừa chỉ ra, vừa giải thuyết mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với
những ý nghĩa và những mục đích được diễn đạt qua diễn ngôn. Như vậy, ở đây tác giả đã căn
cứ vào đối tượng của nhà phân tích là ngôn ngữ xét về mặt cấu trúc hình thức thuần tuý (phân
tích văn bản) và ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (phân tích diễn ngôn) để phân biệt hai khái

niệm trên.
Trong thực tế điều này không hề đơn giản như vậy. Ngay bản thân tác giả trong khi đối
chiếu những đặc trưng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cũng đã thừa nhận không có sự

- 12 -


khác biệt tuyệt đối giữa hai hình thức nói và viết vì những đặc điểm có xu hướng gắn với ngôn
ngữ nói đôi khi có thể xuất hiện trong ngôn ngữ viết và ngược lại. Điều này cũng có thể hiểu
rằng, trong quá trình ta tiến hành phân tích văn bản (ngôn ngữ viết) thì không thể chỉ căn cứ
đơn thuần vào những đặc điểm hình thức mà còn phải xem xét đến cả những đặc trưng của nó
trong hành chức; và cũng tương tự như vậy đối với phân tích diễn ngôn. (Dẫn theo David
Nunan, 1998: 21)
Trong khi đó, tác giả Đỗ Hữu Châu, một người nghiên cứu khá nhiều về dụng học
cũng quan tâm đến mối quan hệ văn bản - diễn ngôn thì cho rằng: “Diễn ngôn là lời của từng
người nói ra trong một cuộc giao tiếp”; “... Tuỳ theo đường kênh, hay tuỳ theo dạng ngôn ngữ
được sử dụng mà chúng ta có diễn ngôn nói hay diễn ngôn viết. Chúng tôi sẽ gọi diễn ngôn
viết là các văn bản”. Tác giả cũng cho rằng, diễn ngôn có cả hình thức và nội dung nhưng cả
hai đều chịu tác động của ngữ cảnh. Do vậy, phân tích diễn ngôn là phân tích cả các yếu tố
hình thức của diễn ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết
học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các yếu tố kèm lời và phi lời, theo tác giả, cũng
được xem là các yếu tố thuộc hình thức của phát ngôn. Về nội dung, tác giả cho rằng diễn
ngôn bao gồm nội dung thông tin và nội dung miêu tả. Hai thành tố nội dung này có thể hiện
diện tường minh qua các yếu tố ngôn ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc tồn tại khiếm diện
trong đích giao tiếp của đối phương. Như vậy, phân tích diễn ngôn một cách đầy đủ, toàn diện
cần xét đến cả hai mặt hình thức và nội dung của diễn ngôn.
Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích quan điểm của tác giả David Nunan, tác giả Nguyễn
Hoà lại cho rằng, mối quan hệ giữa phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản cũng có sự tương
đồng như mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản. Bởi theo ông, không nên nhìn nhận đây là
hai bộ môn riêng biệt mà về thực chất chỉ nên xem xét đó là hai mặt của quá trình phân tích

ngôn ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Với việc xác định như vậy, tác giả chủ
trương quy các yếu tố như liên kết, cấu trúc đề thuyết, cấu trúc thông tin, cấu trúc diễn ngôn…
thuộc về địa hạt phân tích văn bản; đồng thời những yếu tố như mạch lạc, các hành động ngôn
từ, vận dụng tri thức nền, cách thức xử lý từ trên xuống hay từ dưới lên… sẽ thuộc địa hạt của
phân tích diễn ngôn. (Dẫn theo Nguyễn Hoà, 2003: 35)

- 13 -


1.2. Một số vấn đề cơ bản về “diễn ngôn hội thoại” và “phân tích diễn ngôn hội
thoại”
1.2.1. Thế nào là “diễn ngôn hội thoại”?
Trong thực tế đời sống, chúng ta hàng ngày không ngừng tạo ra vô vàn các cuộc hội
thoại khi tiến hành giao tiếp. Bởi vậy, có thể nói hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất,
cơ bản nhất của con người; đồng thời hội thoại cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngôn ngữ khác. Khi giao tiếp hai chiều cũng tức là chúng ta đã tạo ra một hội thoại trên cơ sở
tương tác qua lại giữa một bên là người nói và một bên là người nghe, kết hợp với sự luân
phiên lượt lời, thay đổi vai trò trong suốt quá trình giao tiếp. Hội thoại khi được thực hiện bởi
hai bên là song thoại; khi được thực hiện bởi ba bên là tam thoại; thậm chí có hội thoại gồm
rất nhiều vai giao tiếp, ta có đa thoại. Tuy nhiên, song thoại được coi là hình thức hội thoại cơ
bản và phổ biến nhất, mang đậm những đặc trưng của một cuộc hội thoại. Do đó ở đây chủ
yếu bàn đến một số vấn đề chính yếu của song thoại, trên cơ sở đó có thể hình dung bức tranh
khái quát nhất về các đặc trưng của “diễn ngôn hội thoại”.
Trước khi đưa ra được cách hiểu đầy đủ nhất về “phân tích diễn ngôn hội thoại” thì
chúng ta không thể bỏ qua một khái niệm cơ bản của bất kỳ một hội thoại nào, đó là “cuộc
thoại”. Để tham gia một cuộc thoại, người tham gia giao tiếp phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ
bản nhất là nguyên tắc luân phiên lượi lời và nguyên tắc liên kết. Điều đó có nghĩa là, trong
khi người này nói thì người kia nghe rồi mới phản hồi trở lại, không cùng nói đồng thời. Hai
bên tham gia phải luân phiên nói một cách uyển chuyển, nhịp nhàng. Mặt khác, các lượt lời
tham gia phải đảm bảo sự liên kết với nhau để cùng tạo ra tính liên kết của cả cuộc thoại. Mặc

dù trên thực tế không có sự quy định hay xác định một cách chặt chẽ từ trước thứ tự người nói
và cách thức luân phiên lượt lời hay cách thức liên kết lượt lời, song việc tuân thủ hai nguyên
tắc này dựa trên sự tự nguyện của các bên tham gia giao tiếp là điều kiện tiên quyết tạo nên
một cuộc thoại.
Ngoài hai đặc điểm trên, cuộc thoại còn luôn bao gồm tính có mục đích, một hay nhiều
chủ đề khác nhau. Đích của cuộc thoại có thể được thể hiện tại lời, cũng có thể nằm ngoài lời.
Mỗi bên tham gia giao tiếp có thể nhằm tới một đích khác nhau, hoặc cùng hướng về một đích
nhất định, nhưng dù thế nào thì cũng tồn tại tính có mục đích trong cuộc thoại đó. Bên cạnh đó,

- 14 -


để cuộc thoại thành công thì người nghe và người nói còn phải tôn trọng các nguyên lý hội
thoại, đó là nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự (sẽ bàn đến trong phần sau).
Để nghiên cứu cuộc thoại, bên cạnh các đặc điểm nội tại của cuộc thoại như đã giới
thiệu ở trên, chúng ta cũng cần lưu ý tới một số đặc điểm bên ngoài của cuộc thoại, đó là số
lượng người tham dự, quan hệ giữa những người tham dự, và chu cảnh (không gian, thời gian
diễn ra cuộc thoại). Khi xác định được những yếu tố này có thể dễ dàng hơn trong việc phân
tích các đặc trưng cuộc thoại. Ví như số lượng người tham dự nếu quá đông có thể tạo ra các
cuộc thoại chính và thoại phụ, hoặc chi phối số lượng chủ đề, mục đích của cuộc thoại. Hoặc
giả các bên tham gia giao tiếp nếu không có quan hệ cá nhân từ trước sẽ xác định một quan hệ
bình đẳng khi giao tiếp, từ đó chi phối các đặc điểm cuộc thoại; điều này khác rất nhiều so với
khi hai bên tham gia giao tiếp đã bị ràng buộc từ trước bởi quan hệ cá nhân nào đó.
Một vấn đề nữa là thời gian và không gian diễn ra cuộc thoại. Thông thường không xác
định thời gian tối thiểu hay tối đa của một cuộc thoại (trừ trường hợp các cuộc hội thảo theo giờ
định sẵn) nhưng cần đảm bảo là thời gian đó là xác định và diễn ra liên tục, không bị gián đoạn
hay đứt quãng. Đồng thời, không gian cuộc thoại cũng góp phần chi phối đặc điểm lượt lời của
người tham gia giao tiếp. Ví như nếu cả hai bên tham gia giao tiếp không cùng hiện diện trong
một không gian xác định thì sẽ hạn chế hoặc không cần thiết sự có mặt của các yếu tố phi lời
như điệu bộ, cử chỉ, mỉm cười… Ngược lại, khi cả hai bên tham gia giao tiếp ở một không gian

xác định, hoặc không gian có tính nghi thức như công sở hay một không gian không có tính
nghi thức cao như quán cafe hay công viên… sẽ chi phối các đặc điểm cuộc thoại khác nhau.
Hoặc như khi đã xác định được một không gian nhất định thì sẽ tăng cường sự hiện diện của
các yếu tố có tính quy chiếu như các từ chỉ xuất, các đại từ… Như vậy có thể thấy, các yếu tố
bên ngoài mặc dù không trực tiếp tạo nên cuộc thoại song chúng cũng có ảnh hưởng đáng kể
đến cấu trúc, tính chất cuộc thoại và đặc điểm các bên tham gia giao tiếp.
1.2.2. Cấu trúc hội thoại
Để tìm hiểu được cấu trúc của một hội thoại thì cũng là chúng ta đi tìm hiểu cấu trúc
ngôn ngữ của một cuộc thoại; điều đó có nghĩa là chúng ta cần xác định được mạng lưới quan
hệ của hệ thống các đơn vị ngôn ngữ cấu thành nên cuộc thoại đó, đồng thời cũng cần xác

- 15 -


định những yếu tố bên trong quan yếu, yếu tố bên ngoài không quan yếu nhưng có ảnh hưởng
đến cấu trúc cuộc thoại.
1.2.2.1. Cấu trúc chung
Có thể nói bất kỳ một cuộc thoại nào bao giờ cũng có phần mở đầu và phần kết thúc.
Trong thực tế giao tiếp, người mở đầu hay kết thúc một cuộc thoại thường là tự nguyện, chủ
động, song nhất định có. Bởi vậy, theo đó đương nhiên ta có phần mở thoại là phần mở đầu
cuộc thoại, và phần kết thoại là phần kết thúc một cuộc thoại. Ngoài hai phần cơ bản trên, cấu
trúc một cuộc thoại còn luôn bao gồm một phần chính yếu nữa là phần thân thoại. Như vậy, về
đại thể, cấu trúc chung của một cuộc thoại bao gồm ba phần: Mở thoại - Thân thoại - Kết thoại.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng đây không phải là cấu trúc cứng nhắc vì trên thực tế giao tiếp,
không phải bao giờ ranh giới giữa các phần này cũng được xác định rõ ràng.
1.2.2.2. Các yếu tố cấu tạo
Khi tiến hành xây dựng cấu trúc cuộc thoại nói riêng, cấu trúc hội thoại nói chung,
chúng ta cần tìm hiểu đặc trưng của các yếu tố tạo nên cấu trúc đó. Trước hết đó là lượt lời (A:
turn; P: tours). Lượt lời là đơn vị cơ bản của hội thoại, nó được xây dựng trên cơ sở những
lượt lời có trước đó. Lượt lời được xác định là một lần nói xong của một bên giao tiếp trong

khi các bên kia không nói, để rồi khi có lời hồi đáp là đánh dấu một lượt lời tiếp theo. Lượt lời
sẽ không được hình thành khi nhiều người cũng nói một lúc (trừ trường hợp đồng thanh hô
khẩu hiệu). Việc xác định lượt lời cũng tức là có sự xuất hiện của luân phiên lượt lời, các bên
tham gia giao tiếp có sự luân phiên liên tục, chủ động về lượt lời hồi đáp để đảm bảo hội thoại
không bị gián đoạn. Đây cũng là một nguyên tắc của cuộc thoại đã được đề cập ở phần trên.
Sự luân phiên lượt lời trong hội thoại hoạt động theo cơ chế chuyển giao lượt lời, còn gọi là sự
trao lời. Khi người nói đang giữ lượt lời, nếu không còn ý định tiếp tục nói sẽ chủ động
chuyển lời cho các bên khác đang tham gia hội thoại. Sự chuyển lời này có thể là trực tiếp
bằng lời, sự chỉ định, hoặc chuyển bằng hình thức gián tiếp như ngữ điệu, lời xác nhận kết
thúc lượt lời của mình để có tính chất thông báo cho các bên khác tiếp tục nhận lượt lời để hồi
đáp, duy trì cuộc hội thoại.
Trong các cuộc song thoại, ở lượt lời thường không có những dấu hiệu, thông báo để
chỉ định rõ ràng đối tượng nghe tiếp nhận sự trao lời vì lúc này chỉ có một người nghe duy

- 16 -


nhất. Tuy nhiên, trong những cuộc tam thoại hay đa thoại thì trong lượt lời cần có sự xác định
rõ ràng hoặc có tính chất định hướng đối tượng tiếp nhận sự trao lời là ai. Mặt khác, để đối
tượng tiếp nhận lượt lời hồi đáp thoả mãn yêu cầu của người trao lời thì người trao lời cũng
cần tính đến các yếu tố như tâm lý, tính cách, trình độ, hứng thú… của đối tượng để đưa ra sự
trao lời phù hợp nhất. Trong quá trình tương tác hội thoại, cả hai bên tham gia sẽ cùng theo
dõi lượt lời của đối phương để có sự hồi đáp chuẩn xác. Bởi vậy, khi trao lời, nếu càng nắm rõ
được các đặc tính, tâm lý… liên quan đến đối tượng thì sự trao lời càng diễn ra thành công,
góp phần tạo nên thành công của cuộc thoại.
Cũng vì lẽ đó mà thường khi bắt đầu hội thoại, đặc biệt là hội thoại giữa những người
mới quen hay quan hệ sơ, người ta thường sử dụng những lời mào đầu có tính chất thăm dò
đối tượng. Trong cấu trúc hội thoại, những lời mào đầu như vậy có thể gọi là phần mở thoại
(bắt đầu một cuộc thoại). Phần mở thoại có tác dụng tạo không khí thân mật ban đầu cho cuộc
thoại. Nó có thể được hồi đáp hoặc không hồi đáp đúng với chủ đề được đưa ra song nó có tác

dụng thông báo cho người mở thoại sự hợp tác hay không hợp tác của đối tượng. Lượt lời mở
thoại do đó trong cấu trúc hội thoại có phần ít giá trị hơn các lượt lời tiếp theo, nó có thể bị
“bỏ qua” để đi ngay vào chủ đề chính của cuộc thoại.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt hành động trao lời với hành động tranh lời (cướp lời/
ngắt lời). Hành động tranh lời có thể được hiểu là khi người đang giữ lượt lời còn chưa nói
xong hoặc còn có ý định nói tiếp, chưa chủ động chuyển lời đã bị người kia tiếp lời, tranh lời
một cách vô tình hay cố ý. Như vậy, lượt lời đã được chuyển giao một cách bị động. Trong
giao tiếp, hành động tranh lời bị coi là vi phạm nguyên tắc hội thoại, vi phạm phép lịch sự, đặc
biệt là trong song thoại. Hành dộng tranh lời còn bao gồm cả các lời chêm xen, hùa theo người
nói, khiến lượt lời bị đứt quãng, mất tự nhiên. Khi xuất hiện lời chêm xen, mặc dù lúc này coi
như đã có sự luân phiên lượt lời nhưng về nội dung chủ đề của lượt lời bị lời chêm xen giãn
cách vẫn có sự liên kết. Việc hiểu rõ hiện tượng này sẽ liên quan đến quá trình tìm hiểu cấu
trúc hội thoại. Muốn vậy, chúng ta còn cần liên hệ hình thức nói này với văn hoá, tập quán,
tâm lý của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Bởi trên thực tế lối nói này là do các quy tắc xã
hội, vị thế xã hội, phong tục… của những người tham gia giao tiếp đảm bảo cho nó điều kiện
xuất hiện.

- 17 -


Trong nghiên cứu cấu trúc hội thoại, một đơn vị quan trọng tiếp theo đó là cặp thoại.
Trong hội thoại, các hành vi ngôn ngữ không đứng độc lập mà liên hệ với nhau khá chặt chẽ,
hành vi này kéo theo sự xuất hiện và tồn tại hành vi kia; tương tự lượt lời này kéo thao sự xuất
hiện và tồn tại của lượt lời kia. Sự liên hệ chặt chẽ giữa các lượt lời như vậy tạo nên khái niệm
cặp thoại. Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai,
do đó cấu trúc tổ chức các lượt lời trong cặp thoại thường phải tuân theo những quy tắc chặt
chẽ. Cặp thoại thường bao gồm hai phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau, giữa chúng tồn tại
một sự liên kết ngầm ẩn nhưng lại rất khăng khít: một kiểu phát ngôn đòi hỏi một kiểu phát
ngôn hồi đáp riêng tương ứng: hỏi - đáp; chào - chào; đề nghị - đáp ứng; ra lệnh - thi hành…
Hai phát ngôn trong cặp thoại sẽ do hai người khác nhau tạo ra, có thể gọi là vế thứ nhất và vế

thứ hai (theo cách gọi của tác giả Nguyễn Thiện Giáp). Tuy nhiên, do chủ đề, tính chất và
nhiều yếu tố khách quan khác nhau mà hai vế này có thể đứng liền kề nhau hoặc cách xa nhau,
tức là bị xen giữa bởi một cặp thoại khác. Khoảng cách của hai vế trong một cặp thoại có thể
được xác định thậm chỉ bởi ba, bốn cặp thoại, song trên thực tế số lượng cặp thoại xen giữa
phải đảm bảo không làm đối tượng nghe quên đi vế đầu tiên của cặp thoại bị giãn cách.
Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, trong một cuộc thoại không phải tất cả các cặp thoại
đều có chung một giá trị, vai trò. Tuỳ theo chủ đề của cuộc thoại mà các cặp thoại có thể được
phân thành cặp thoại chính yếu và thứ yếu (có tác giả còn gọi là cặp thoại chủ hướng và cặp
thoại củng cố). Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, cặp thoai chính yếu sẽ có nhiệm vụ hướng
vào chủ đề của cuộc thoại; còn cặp thoại thứ yếu chỉ có tác dụng bổ sung thông tin, củng cố
cho cặp thoại chính yếu. Ngoài ra, các cặp thoại thứ yếu còn có tác dụng tạo lập và duy trì các
mối quan hệ giao tiếp, không khí giao tiếp trong hội thoại, do đó các cặp thoại mở đầu hay kết
thúc một cuộc thoại thường là các cặp thoại thứ yếu. Khi nghiên cứu các loại cặp thoại này,
mặc dù chúng không đóng vai trò lớn làm nên nội dung chính của hội thoại song lại rất có ý
nghĩa khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phong tục, tập quán, tâm lý người sử dụng
thông qua hội thoại. Tuy nhiên, trong các cuộc thoại không phải bao giờ cũng có đầy đủ cả cặp
thoại chính yếu và thứ yếu; nhiều trường hợp các cặp thoại trong cuộc thoại đều bình đẳng với
nhau, cùng nói về một chủ đề chung theo một đích nhất định. Cũng cần nói thêm rằng, trong

- 18 -


trường hợp này việc tổ chức, sắp xếp các cặp thoại rất có thể lại nhằm một ý nghĩa ngầm ẩn
nào đó, ý nghĩa đó có thể nằm ngoài cấu trúc ngôn ngữ, thuộc về lĩnh vực xã hội, tâm lý…
Xét về mối quan hệ giữa hai lượt lời trong cặp thoại, thường thì lượt lời thứ nhất sẽ
có/đòi hỏi sự xuất hiện của lượt lời thứ hai tương ứng, “ưa dùng”, hoặc cũng có thể ngược lại
xuất hiện lượt lời không như mong muốn là lượt lời “ít dùng”. Những lượt lời “ưa dùng”
thường gồm cấu trúc ngôn ngữ có tính khuôn mẫu, nghi thức thường thấy, thì ngược lại, lượt
lời “ít dùng” thường có cấu trúc phức tạp hơn mà hiệu quả giao tiếp lại không cao. Tuy nhiên,
loại lượt lời này còn được gọi là lượt lời “được đánh dấu” do nó có khả năng tiềm ẩn sự xuất

hiện một cuộc thoại mới hoặc báo hiệu sự tiếp diễn của cuộc thoại. Cũng như vậy, lượt lời “ưa
dùng” có thể gọi là lượt lời “không được đánh dấu” do nó báo hiệu sự kết thúc hoặc sắp kết
thúc cuộc thoại đó. Trong thực tế hội thoại, những lượt lời ưa dùng thường thấy như: đề nghị đáp ứng; xin lỗi - chấp nhận; mời - nhận lời…; trong khi đó những lượt lời “ít dùng” thường
gặp như: yêu cầu - từ chối; buộc tội - thanh minh; ra lệnh - không thi hành…
Bên cạnh các lượt lời chủ yếu như trên, trong thực tế giao tiếp còn có thể xuất hiện một
loại lượt lời đặc biệt nữa, đó là lượt lời chêm xen. Loại lượt lời này có thể có nội dung hoàn
toàn không tương thích với chủ đề hội thoại song nó lại được coi là cần thiết trong những
không gian và thời gian cụ thể nhất định. Việc tạo ra lời chêm xen có thể do người đang trực
tiếp giữ lượt lời tạo nên, cũng có thể do người kia tạo nên, nhưng nó có tác dụng góp phần duy
trì không khí hội thoại, hoặc để bào chữa cho một hiện tượng, sự kiện nào vừa chen ngang
cuộc thoại, cũng có thể nó nhằm củng cố cho một nội dung được bàn đến trong hội thoại. Sự
xuất hiện của những lời chêm xen này đặc biệt hữu ích trong trường hợp cuộc hội thoại giữa
những người không đối diện trực tiếp, như gọi điện thoại,… Mặt khác trong nghiên cứu hội
thoại, nhiều trường hợp lời chêm xen còn là dụng ý của người giao tiếp, là một trong các chiến
lược giao tiếp quan trọng.
1.2.3. Một số vấn đề về “phân tích diễn ngôn hội thoại”
1.2.3.1. Ngữ cảnh
Có thể nói, ngữ cảnh là một trong những nhân tố giao tiếp quan trọng không thể bỏ qua
trong phân tích diễn ngôn, đặc biệt là phân tích diễn ngôn hội thoại. Cho đến nay cũng còn tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau về ngữ cảnh. Theo tác giả David Nunan, ngữ cảnh có nhiệm vụ

- 19 -


quy chiếu tình hướng gây ra diễn ngôn và tình huống trong đó diễn ngôn được gắn vào. Theo
đó ngữ cảnh bao gồm hai kiểu: một là ngữ cảnh ngôn ngữ, tức là gồm tất cả các yếu tố ngôn
ngữ bao quanh hoặc đi kèm với sản phẩm diễn ngôn đang được phân tích; hai là kiểu ngữ cảnh
phi ngôn ngữ, bao gồm tất cả các yêu tố ngoài ngôn ngữ tạo nên môi trường nền rộng mà diễn
ngôn xuất hiện như các kiểu sự kiện giao tiếp, đề tài, mục đích giao tiếp, những người tham
dự… và những hiểu biết cơ sở, những giả định làm cơ sở cho sự kiện giao tiếp.

Một tác giả khác cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu về Dụng học và phân tích hội
thoại, tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì lại chủ trương phân biệt ngữ cảnh với hoàn cảnh nói
năng. Theo đó, tác giả quan niệm rằng, ngữ cảnh là những từ bao quanh hay đi kèm theo một
từ, tạo cho nó tính xác định về nghĩa; trong khi đó, hoàn cảnh nói năng lại được hiểu là tình
huống, bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: được giải thích bằng các thông số như ai nói,
nói bao giờ, nói ở đâu, nói với ai và vì sao nói. Ngoài ra, còn có một nhóm các tác giả quan
niệm ngữ cảnh bao gồm ngữ cảnh tình huống (context of situation) và ngữ cảnh văn hoá
(context of culture). Trong đó, ngữ cảnh tình huống được hiểu là ngữ cảnh của một hiện tượng
ngôn ngữ, của một trường hợp văn bản cụ thể. Nói cách khác, ngữ cảnh tình huống chính là
thế giới xã hội, tâm lý mà trong một thời điểm nhất định ở đó người ta sử dụng ngôn ngữ. Ngữ
cảnh tình huống có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thế của những người tham gia giao tiếp, sự
hiểu biết về không gian, thời gian giao tiếp, đồng thời nó còn bao gồm cả sự chấp nhận ngầm
của các bên tham gia giao tiếp về tất cả những quy ước, tiền đề… được coi là đương nhiên
trong cộng đồng có người nói và người nghe.
Khác với tất cả những yếu tố trên, ngữ cảnh văn hoá được hiểu là phân tích ngữ cảnh
của ngôn ngữ với tư cách một hệ thống, điều đó cũng có nghĩa là ngữ cảnh văn hoá sẽ bao gồm
hàng loạt các nhân tố văn hoá bên ngoại sự kiện giao tiếp như phong tục, tập quán, các chuẩn
mực xã hội, lịch sử, tri thức nền về tự nhiên, chính trị…; tức là toàn bộ những yếu tố tạo nên
nền văn hoá của cộng đồng dân tộc của các bên tham gia giao tiếp và của sự kiện ngôn ngữ
đang diễn ra. Như vậy có thể thấy, các tác giả theo hướng này đều cho rằng ngữ cảnh tình
huống hay ngữ cảnh văn hoá đều là những hiện tượng phi ngôn ngữ. Cũng bởi vậy, người ta
chú ý đến một khái niệm nữa là văn cảnh. Theo đó văn cảnh được hiểu là các yếu tố ngôn ngữ
bao quanh hoặc đi kèm với hiện tượng ngôn ngữ đang xét. Tức là nếu ta xét một từ thì văn

- 20 -


cảnh của nó sẽ là các từ bao quanh nó; nếu ta xét một câu thì văn cảnh của nó sẽ là những câu
đằng trước hay theo sau nó.
Tác giả Đỗ Hữu Châu khi bàn đến khái niệm ngữ cảnh còn đưa ra một khái niệm “ngữ

huống giao tiếp”. Theo tác giả, ngữ cảnh là một khái niệm động, do đó khi tất cả các yếu tố tạo
nên ngữ cảnh có sự tác động tổng hợp ở vào một thời điểm nhất định của cuộc giao tiếp và
được nhân vật giao tiếp ý thức được thì tạo nên ngữ huống giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà
ngữ cảnh chi phối diễn ngôn; có thể nói rõ hơn tức là, bất kỳ sự thay đổi nào của các yếu tố tạo
nên ngữ cảnh được người đang giao tiếp chú ý và hành động theo thì sẽ tạo nên ngữ huống
giao tiếp. Bên cạnh đó, tác giả này cũng quan niệm ngữ cảnh được hiểu theo nghĩa khá rộng:
ngữ cảnh bao gồm các nhân tố có mặt trong một cuộc thoại nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Theo
đó, ông cho rằng ngữ cảnh sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố như nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài
diễn ngôn (đề tài diễn ngôn - thế giới khả hữu và hệ quy chiếu, hoàn cảnh giao tiếp, thoại
trường, ngữ huống giao tiếp).
Đến đây có thể thấy, mặc dù là một khái niệm quan trọng và thường gặp trong phân
tích diễn ngôn, song ngữ cảnh vẫn được quan niệm theo nhiều hướng khác nhau tuỳ theo góc
độ của người nghiên cứu. Tuy nhiên tựu trung lại có thể hiểu ngữ cảnh theo hai cách: Theo
nghĩa rộng, ngữ cảnh bao gồm toàn bộ các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ bao quanh, làm
nền và cũng quy định sự xuất hiện và tồn tại của sự kiện giao tiếp; và theo nghĩa hẹp, ngữ
cảnh chỉ được hiểu là toàn bộ các yếu tố ngôn ngữ bao quanh hay đi kèm theo sự kiện ngôn
ngữ đang được xét. Như vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và góc độ
nghiên cứu mà có thể lựa chọn và sử dụng khái niệm ngữ cảnh theo những cách khác nhau.
1.2.3.2. Đặc điểm các nhân vật giao tiếp
Trong một cuộc thoại, nhân vật giao tiếp có thể được hiểu là những người tham gia
giao tiếp, tương tác với nhau bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, phát ngôn
của cuộc thoại. Các nhân vât giao tiếp sẽ được xác định vai giao tiếp ngay từ khi bắt đầu cuộc
thoại, và đặc điểm các vai giao tiếp này có thể được thay đổi trong tiến trình hội thoại.
Các nhân vật giao tiếp được quy định, ràng buộc lẫn nhau bởi một quan hệ chặt chẽ, đó
là quan hệ liên nhân. Mối quan hệ này được xét theo hai trục, đó là trục dọc - trục vị thế xã hội
(còn gọi là trục quyền lực) và trục ngang - trục thân sơ. Trước hết, ta cần biết rằng vị thế xã

- 21 -



hội của nhân vật giao tiếp được xác lập bằng các nhân tố khách quan như tuổi tác, giới tính,
nghề nghiệp, chức vụ… Trong thực tế hội thoại, rất nhiều trường hợp tất cả các giá trị trên trục
này đều xuất hiện đồng thời quy định việc sử dụng, tạo lập ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp.
Do đó, vấn đề được đặt ra là cần ưu tiên giá trị nào trước, hay nói cách khác là sắp xếp các hệ
giá trị theo thứ bậc. Điều này không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan giữa các nhân vật
giao tiếp trong phạm vi hẹp mà nhiều khi nó còn phụ thuộc vào cả một ngữ cảnh văn hoá rộng,
các chế định, quy ước xã hội của cộng đồng bản ngữ mà các nhân vật giao tiếp thuộc về. Ví dụ
đối với người Việt, khi các giá trị cùng xuất hiện đồng thời thì yếu tố tuổi tác thường được đề
cao, đó là do văn hoá Việt chú trọng “kính lão đắc thọ”; trong khi đó đối với người phương
Tây thì giá trị này chỉ có tính chất thứ yếu.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng, mối quan hệ giữa hai trục quyền lực và trục thân - sơ
nhiều khi là quan hệ tỷ lệ nghịch. Nói cách khác, khi khoảng cách về quyền lực giữa các nhân
vật giao tiếp càng lớn thì khoảng cách thân mật càng nhỏ (mức độ thân - sơ càng giảm). Ví dụ,
khi quan hệ giữa hai nhân vật giao tiếp là giám đốc và nhân viên thì mức độ thân mật sẽ giảm
hẳn so với quan hệ giữa hai nhân viên với nhau. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp bố là
giám đốc còn con là nhân viên đối thoại với nhau, thì khi ấy mức độ thân mật vẫn được giữ
nguyên, thậm chí là thân mật hơn nhiều so với cuộc hội thoại giữa người con - nhân viên, với
một nhân viên khác trong công ty. Điều này cũng có thể suy ra rằng, trong tiến trình giao tiếp,
vị thế xã hội của các nhân vật giao tiếp là cố định, bất biến (trong một bối cảnh giao tiếp);
trong khi mức độ thân sơ lại có thể thay đổi, thương lượng được.
Ngoài ra, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp trong hội thoại còn bị chi phối bởi vị thế
giao tiếp của mỗi cá nhân. Vị thế giao tiếp được xác lập ngay khi bắt đầu hội thoại song nó có
thể thay đổi trong quá trình giao tiếp, mạnh yếu khác nhau; có thể nói đó là một biến “động”.
Vị thế giao tiếp này có tính độc lập tương đối so với vị thế xã hội và mức độ thân - sơ giữa các
nhân vật giao tiếp. Trong tiến trình hội thoại, nhân vật giao tiếp nào ở vị trí chủ động về đề tài,
hướng phát triển của cuộc thoại, biết cách điều khiển cuộc thoại theo mục đích của mình thì
người đó sẽ có vị thế giao tiếp mạnh, và ngược lại. Ví dụ, khi vị giám đốc khiển trách một
nhân viên thì giám đốc ở vào vị thế giao tiếp mạnh vì có quyền lấn át, chi phối cuộc thoại; tuy
nhiên, ngược lại, trong ngữ cảnh là các nhân viên chất vấn vị giám đốc thì lúc này vị thế giao


- 22 -


tiếp ở trên đã bị đảo ngược. Ví dụ này chứng tỏ vị thế giao tiếp không phải bao giờ cũng đi
liền với vị thế xã hội hay trục quyền lực.
Trong quá trình giao tiếp, các nhân vật giao tiếp thể hiện các vị thế của mình thông qua
rất nhiều dấu hiệu ngôn ngữ cũng như phi ngôn ngữ, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ đề cập đến
các dấu hiệu ngôn ngữ. Thứ nhất, các nhân vật giao tiếp sẽ tuỳ thuộc vào vị thế của mình mà
lựa chọn hệ thống từ xưng hô thích hợp. Có thể coi đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên
dễ nhận biết nhất về vị thế giữa các nhân vật giao tiếp.
Thứ hai, số lượng và chất lượng các lượt lời mà các nhân vật giao tiếp thực hiện trong
quá trình hội thoại cũng bộc lộ vị thế giao tiếp của từng người. Ví dụ, người ở vị thế cao
thường có xu hướng nói nhiều hơn, dài hơn những người ở vị thế thấp hơn; đôi khi người ở vị
thế cao còn có thể tranh lời, cướp lời người đối thoại mà không gặp phải sự phản kháng nào từ
phía đối phương (trường hợp sếp khiển trách nhân viên).
Thứ ba, cách thức tổ chức cuộc thoại cũng là một dấu hiệu thể hiện vị thế của các nhân
vật giao tiếp, như việc ai là người mở đầu hay kết thúc cuộc thoại, ai thường xuyên là người
mở thoại, bắt đầu các cặp thoại…
Thứ tư, việc tuân thủ nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự hay không trong quá
trình hội thoại cũng là một dấu hiệu dễ nhận biết. Người cố tình vi phạm hoặc vi phạm nhiều
lần các nguyên lý trên trong cuộc thoại, chứng tỏ có một vị thế cao hơn so với đối phương và
ngược lại.
Như vậy, có thể nói đặc điểm của các nhân vật giao tiếp trong hội thoại có tính chất
quyết định đến việc tạo lập các lời nói, phát ngôn trong cuộc thoại. Vị thế xã hội, vị thế giao
tiếp, mức độ thân mật… tất cả các yếu tố đó đều sẽ quy định chặt chẽ việc sử dụng ngôn ngữ,
cấu trúc hội thoại. Do đó, khi nghiên cứu diễn ngôn, đặc biệt là diễn ngôn hội thoại không thể
bỏ qua nhân tố này.
1.2.3.3. Các nguyên lý giao tiếp (lịch sự - cộng tác)
Khi tiến hành phân tích diễn ngôn hội thoại, bên cạnh những nhân tố giao tiếp đã nêu
trên thì cũng không thể bỏ qua các nguyên lý giao tiếp hội thoại, đặc biệt là nguyên lý cộng tác

và nguyên lý lịch sự. Muốn hội thoại diễn ra thành công, bản thân những người tham gia giao
tiếp cũng phải tuyệt đối tôn trọng hai nguyên lý cơ bản này.

- 23 -


* Nguyên lý cộng tác
Trước hết nói đến nguyên lý cộng tác người ta không thể không nói đến H.P Grice, bởi
ông chính là người đề xướng và phát triển nguyên lý này. Nguyên lý cộng tác có thể được hiểu
một cách đơn giản bằng chuỗi lời sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của mình ở giai đoạn mà
cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi và
mình đã chấp nhận tham gia”. Trong các công trình của mình, ông đã cụ thể hoá nguyên lý
cộng tác ở bốn phương châm cơ bản:
Một là phương châm về lượng:
1. Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như nó được đòi hỏi cho mục
đích của cuộc thoại.
2. Đừng đóng góp lượng tin của mình nhiều hơn nó được đòi hỏi.
Hai là phương châm về chất:
1. Đừng nói điều mà mình tin là sai
2. Đừng nói điều mà mình không có bằng chứng chính xác.
Ba là phương châm về quan hệ: Hãy đóng góp những điều có liên quan.
Bốn là phương châm về cách thức: Hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là:
- Tránh tối nghĩa
- Tránh mơ hồ
- Ngắn gọn
- Mạch lạc
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân, 2000, 130)
Để cho hội thoại được diễn ra suôn sẻ và đạt đến đích cuối cùng, các nhân vật giao tiếp
cần tuân thủ các phương châm cơ bản trên. Những trường hợp vi phạm một trong các phương
châm hội thoại đều có thể dễ dàng nhận thấy và nó sẽ làm chệch hướng hoặc phá huỷ cuộc

thoại. Mặc dù vậy, trong thực tế giao tiếp cũng cần tỉnh táo phân biệt sự vi phạm nguyên lý
cộng tác đó là vô tình hay cố ý. Bởi rất nhiều trường hợp, người tham gia giao tiếp cố tình vi
phạm một trong các phương châm hội thoại để đạt tới một hành vi ngữ dụng nào đó. Đây cũng
là một trong những chiến lược giao tiếp hay được sử dụng và đem lại hiệu quả khá cao. Lúc
này, người vi phạm nguyên lý đã cố tình sử dụng phương tiện ngôn ngữ để tạo nên hàm ý,

- 24 -


hoặc để tạo nên một tác động mới vào đối tượng tiếp nhận. Như vậy, khi một người “không
tuân thủ” một phương châm hội thoại nào đó, ta cần suy xét xem liệu người đó có muốn đạt
tới một điều gì với hành vi ngôn ngữ đó không; tức là sự vi phạm có chủ đích đó có nhằm tới
một hiệu quả ngữ dụng hay không.
Tuy nhiên, khi đưa ra các phương châm hội thoại này, bản thân Grice cũng thừa nhận
rằng trong thực tế giao tiếp hoàn toàn có thể bổ sung thêm những phương châm khác. Đồng
thời ông cũng lưu ý rằng giá trị của những phương châm này không phải đều như nhau mà có
những phương châm cần được chú ý, tôn trọng hơn các phương châm kia. Bên cạnh đó, cũng
cần thấy rằng, các yếu tố mà Grice đưa ra không phải là bất di bất dịch và có tính phổ quát,
đúng với toàn bộ các ngôn ngữ thuộc mọi nơi trên thế giới. Bởi ngôn ngữ phản ánh văn hoá,
mà văn hoá của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng, khu biệt, do đó
nguyên lý cộng tác của Grice cũng có thể thay đổi theo từng nền văn hoá. Chúng ta chỉ có thể
thừa nhận rằng, những phương châm của Grice có thể xem là những chuẩn cứ để ta dựa vào đó
mà nhận ra đặc trưng của những nguyên tắc hội thoại có hiệu lực chi phối các cuộc hội thoại ở
những nền văn hoá khác nhau.
Như vậy, mặc dù không phải không có những hạn chế nhất định và không tránh khỏi
còn tồn tại nhiều ngộ nhận, phê phán lý thuyết của Grice song chúng ta vẫn cần nhìn nhận
đúng giá trị của lý thuyết này. Nguyên lý và những phương châm cộng tác của ông có tác dụng
giúp nhận biết và lý giải những hàm ngôn của phát ngôn. Nói cách khác, lý thuyết này đã cố
gắng lý giải cách người nghe làm thế nào có thể đi từ bình diện những cái được nói ra sang
bình diện của các nghĩa hàm ẩn.

* Nguyên lý lịch sự
Trong quá trình hội thoại, người tham gia giao tiếp bên cạnh việc tuân thủ nguyên lý
cộng tác, còn phải chú ý đến một nguyên lý có vai trò quan trọng không kém, đó là nguyên lý
lịch sự. Nếu như nguyên lý cộng tác quan tâm đến quan hệ trao đổi thông tin của cuộc hội
thoại, thì nguyên lý lịch sự lại đặc biệt quan tâm đến quan hệ liên cá nhân giữa những người
tham gia giao tiếp. Tính tế nhị, tính lịch sự trên cơ sở đó sẽ có tác động quan trọng tới các hiện
tượng, quy luật và cấu trúc ngôn ngữ; nói cách khác nó sẽ có ảnh hưởng rất mạnh đến các phát

- 25 -


ngôn trong quá trình giao tiếp. Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về
phép lịch sự.
Trước hết, theo lý thuyết của hai tác giả Lakoff và Leech thì lịch sự được xem như
những quy tắc đối với quan hệ liên cá nhân. Từ đó, Lakoff nêu lên ba loại quy tắc lịch sự: Một
là quy tắc lịch sự quy thức, có tính phi cá nhân, tức là không được áp đặt. Quy tắc này thường
phát huy tác dụng trong những hội thoại mà người tham gia giao tiếp thường đã được xác định
khá rõ về khoảng cách giao tiếp: vị thế và cương vị xã hội cao thấp rạch ròi, hội thoại có tính
nghi thức (giữa giám đốc và người công nhân, thầy hiệu trưởng và học sinh…). Quy tắc thứ
hai là dành cho người đối thoại sự lựa chọn. Quy tắc này thường được áp dụng trong những
ngữ cảnh mà các bên tham gia hội thoại có cương vị xã hội và quyền lực gần như tương đương
(giữa những người mới quen biết, người mua hàng và người bán hàng…). Quy tắc thứ ba của
Lakoff là khuyến khích tình cảm bạn bè. Quy tắc này thường được vận dụng trong trường hợp
người tham gia giao tiếp có mối quan hệ thân tình, gần gũi với nhau như bạn bè, vợ chồng…
Như vậy, quan điểm về phép lịch sự của Lakoff và Leech liên quan chặt chẽ tới lợi ích hay tổn
thất gây ra cho người nghe, do đó mục đích cuối cùng của nguyên tắc này có thể hiểu là tối
thiểu hoá những lối nói bất lịch sự và tối đa hoá những lối nói lịch sự.
Cũng bàn đến phép lịch sự nhưng một số tác giả lại thể hiện quan điểm của mình trên
cơ sở khái niệm “thể diện”, “giữ thể diện”. Goffman là người đầu tiên đề xướng ra khái niệm
“thể diện” song những người có công phát triển khái niệm này là hai tác giả Brown và

Levinson. Trong công trình nghiên cứu của mình (1978), Brown và Levinson đã chủ trương
phân biệt thể diện âm tính và thể diện dương tính, còn gọi là thể diện tiêu cực và thể diện tích
cực. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập, còn thể
diện dương tính là nhu cầu được liên thông với người khác. Hai hình thức âm tính và dương
tính của thể diện có quan hệ chặt chẽ, thậm chí là cộng sinh nhau trong cuộc thoại. Do đó một
người nếu vi phạm thể diện âm tính của dối phương cũng có nguy cơ xâm phạm thể diện
dương tính của họ. Tuy nhiên cũng không ngoại trừ trường hợp một người cố tình làm tổn hại
lịch sự âm tính của mình sẽ đồng thời có khả năng làm tăng thể diện dương tính của mình (nếu
hành động đó được đối phương chấp nhận) hay làm mất nốt thể diện dương tính của mình (nếu
hành động đó bị đối phương từ chối).

- 26 -


×