Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động cầu mong và chúc (qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam hiện đại) luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.64 KB, 118 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lê thị hoài mai

Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động cầu
mong và chúc (qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn việt nam hiện đại)
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ngời hớng dẫn khoa học:
GS. ts. Đỗ Thị Kim liên


2

Vinh - 2011


3

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tơi nhận được sự hướng dẫn
tận tình chu đáo của GS.TS Đỗ Thị Kim Liên, sự góp ý quý báu của thầy cô
giáo trong tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn đào tạo sau Đại học – Trường
Đại học Vinh cũng như sự động viên, khích lệ của bạn bè, người thân. Nhân
dịp này, cho phép chúng tôi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo hướng dẫn
cùng tập thể thầy cô tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa đào tạo sau Đại học và
bạn bè thân hữu.


Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Lê Thị Hoài Mai


4

MỤC LỤC
Trang


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hoà chung vào dòng chảy Văn học Việt Nam sau năm 1975, Hồ
Anh Thái xuất hiện như một nhà văn trẻ đầy triển vọng. Không tạo nên tiếng
vang lớn ngay từ khi ra mắt truyện ngắn đầu tay nhưng Hồ Anh Thái đã dần
dần từng bước tự khẳng định tên tuổi của mình trong lịng độc giả trong và
ngồi nước. Bước vào trang sách của Hồ Anh Thái, người đọc khơng bị
chống ngợp bởi ngơn từ hình ảnh, màu mè lơi cuốn mà dường như mỗi trang
văn của anh chất chứa những suy nghĩ, nỗi niềm tâm sự về cuộc sống. Hồ
Anh Thái là nhà văn đi nhiều, biết nhiều, ở anh có một kiến thức sâu rộng về
văn hoá xã hội, cộng với một trái tim nhạy cảm, đa mang. Vì thế, sáng tác của
Hồ Anh Thái đậm tính triết lí sâu sắc trên tầng bề mặt của lớp ngôn từ tưởng
như bơng đùa nhẹ nhàng. Có thể nói, chính những điều đó đã làm cho Hồ Anh
Thái có một vị trí riêng đặc biệt quan trọng trong lịng người đọc. Vì vậy, việc
đi sâu tìm hiểu các hành động ngơn ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái là
một việc cần thiết, có giá trị hữu ích.
1.2. Những năm gần đây, khi ngữ dụng học ra đời và phát triển ở nước

ta, việc vận dụng nó để đi vào tác phẩm văn chương đã đạt được những thành
cơng đáng kể. Chính điều đó đã thu hút sự quan tâm của đơng đảo các nhà
nghiên cứu và sinh viên trong cả nước. Khi nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh
Thái nhận thấy chưa có một tác giả nào nghiên cứu các hành động ngôn ngữ
qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn của ơng. Vì vậy, chúng tơi mạnh
dạn đi vào tìm hiểu các hành động ngơn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.


6

2. Lịch sử vấn đề
Là nhà văn đang thu hút sự chú ý của người đọc trong và ngoài nước
nên xung quanh sáng tác của Hồ Anh Thái có khá nhiều bài viết khác nhau.
Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, có thể chia những sáng tác của anh theo
hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính suy tư, trăn trở về
kiếp người.
Giai đoạn thứ hai: Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính hài hước, châm
biếm sâu cay.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra các ý kiến đánh giá dưới góc độ truyện
ngắn của Hồ Anh Thái.
a. Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính suy tư trăn trở về kiếp người
Trong bài viết “Dòng chảy” Hồ Anh Thái, tác giả Võ Anh Minh ở phần
lời bạt của truyện ngắn “Nói bằng lời của mình” đã trích dẫn lời của nhà văn Vũ
Bão: “Anh khơng đứng xa nhìn vào từng mảnh đời với đơi mắt dửng dưng của
một du khách. Anh hồ mình vào miền đất lạ theo dõi mạch đời, lần tìm nỗi niềm
của từng số phận khác nhau. Anh không chuộng lạ ghi chép những mảnh đời
phương xa, anh đã suy nghĩ về lẽ đời”. Từ đó Võ Anh Minh đưa ra nhận xét:
“Hồ Anh Thái viết về bi kịch, về nỗi đau bằng cái nhìn sắc sảo, trung thực khơng

phải của một kẻ dửng dưng ngoài cuộc mà anh đã viết bằng cả tấm lịng tràn
ngập tình thương; Thế nên, qua mỗi thân phận, Hồ Anh Thái đã không chỉ thấy
khổ đau mà anh còn tin tưởng để dựng lên trên nỗi đau đó một niềm tin, Hồ Anh
Thái khơng chỉ xót thương mà luôn luôn hi vọng” [32, tr.279]
Trong một truyện ngắn khác của Hồ Anh Thái viết về Ấn Độ, nhà văn
Ngơ Thị Kim Cúc viết: “Hành trình đi vào những thân phận người bất hạnh
luôn đưa tới những tiếng thở dài sâu tận bên trong nhất là khi những hình ảnh


7

được phản chiếu kia dường như thấy thấp thoáng gương mặt của chính mình,
gương mặt Việt Nam”
Có lẽ Hồ Anh Thái là người đi nhiều, biết nhiều, hiểu nhiều nên dù ở
đâu, mọi góc khuất trong cuộc sống cũng được anh phản ánh một cách sinh
động để rồi người đọc cũng phải trăn trở, suy nghĩ cùng anh.
b. Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính hài hước châm biếm sâu cay
Hồ Anh Thái là nhà văn tinh nhạy trong việc phát hiện ra những thói hư
tật xấu, đáng cười, đáng chê của con người và vạch nó ra bằng cái nhìn hài
hước. Nhưng cái cười trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thật sâu sắc, thâm thuý
đến mức xót xa.
Trong một bài phỏng vấn Hồ Anh Thái đã từng nói: “ Cuộc đời này
đúng là một nhà cười, chỉ có điều con người lại có xu hướng đi vào đó, đối
diện với gương mặt mình và khóc…Tơi chỉ muốn đưa ra trước người đọc một
tấm gương lồi để họ tự soi vào và tự hỏi: Đấy là ta hay không phải là ta? Tơi
khơng muốn làm cho ai phải khóc. Chỉ vì đối với tơi cuộc đời nhiều khi buồn
q, buồn q thì phải cười” [32, tr.279]
Trong bài viết “Có ai chẳng muốn đùa” của Ngô Thị Kim Cúc đăng
trên báo Thanh niên tháng 9 năm 2001 đánh giá: “Cười mà xót, cười mà đau,
cười mà chẳng thấy gì vui. Đó là giọng điệu riêng của Hồ Anh Thái trong tập

sách Tự sự 265 ngày. Có một Hồ Anh Thái tinh quái đến suồng sã, khi vẽ nên
một tập hợp chân dung kiểu như thế, khi bắt người đọc phải cười, phải đau
như thế” [33, tr.233]
Trong phần dư luận của truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Lê Quang
Toản trong bài Che dấu sự cô đơn viết: Đọc lại tự sự 265 ngày tôi đã tự hỏi,
phải chăng sau khi đã nghiêm túc trong văn chương, triết học và trong nghề
nghiệp, Hồ Anh Thái cần có nơi để đùa cợt, để xá sonpape hay là tác giả đã


8

q khéo léo che giấu sự cơ đơn của mình trong những tiếng cười rất đời?
[33, tr.239]
Còn tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bài “Giễu nhại ngôn ngữ thị
dân” lại viết về truyện ngắn “Bốn lối vào nhà cười” của Hồ Anh Thái đánh
giá: Người ta ấn tượng mạnh với ngôn từ nghệ thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng
trong “Bốn lối vào nhà cười”, đây là nét đặc sắc của tập truyện (…) ngôn từ
đối với anh như biểu tượng của nhịp sống gấp gáp đang từng giờ từng phút
cuốn con người theo dịng xốy của nó. Cái cười, cái nghịch lý phải được phơi
bày đến tận bản chất, từng ngóc ngách ở mọi dạng thái như người ta soi bằng
kính hiển vi. Do đó, chỉ dùng một chữ miêu tả với Hồ Anh Thái là không đủ
(…) Hồ Anh Thái đang đùa nghịch với ngôn ngữ [30, tr. 22]
Ngồi ra cịn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ khoá luận tốt nghiệp
khác của các học viên, sinh viên khi nghiên cứu về truyện ngắn Hồ Anh Thái
như: Ngữ nghĩa lời chuyển thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Nguyễn
Thị Diệp Anh (2009) Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của
Nguyễn Đình Thiện (2007), Những cách tân trong văn xuôi Hồ Anh Thái của
Hồng Th Hằng (2007)…
Tóm lại, nhìn một cách tổng qt các ý kiến trên chúng tơi nhận thấy
chưa có bài viết nào đi sâu vào tìm hiểu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại

của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái dưới góc độ ngữ học. Chính
vì vậy, chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận này để làm rõ các hành động ngôn
ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi chọn các câu chứa hành động nói qua
lời thoại nhân vật nữ trong tập truyện ngắn tiêu biểu Lũ con hoang của Hồ
Anh Thái, do Nxb Hội Nhà Văn Hà Nội tuyển chọn và giới thiệu, năm 1995
làm đối tượng nghiên cứu.


9

Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi đánh số La mã theo thứ tự từ nhỏ
đến lớn tương ứng với các truyện trong tập truyện như sau:
I. Gặp nhau có một lần
II. Có cặp mắt nhìn theo
III. Món tái dê
IV. Chàng trai ở bến đợi xe
V. Mảnh vỡ của đàn ơng
VI. Những cuộc kiếm tìm
VII. Nằm ngủ trên ghế băng
VIII. Ai là quỷ dữ
IX. Nói bằng lời của mình
X. Đi về phía mưa
XI. Sao anh khơng đến
XII. Cánh võng khơng người
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài này hướng đến hai mục đích chính
a. Góp phần làm sáng rõ lý thuyết hành động ngôn ngữ biểu hiện qua

lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Lũ con hoang của Hồ Anh Thái.
b. Góp phần giảng dạy, nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái – một
trong những nhà văn tiêu biểu sau 1975 trong tiến trình lịch sử văn học Việt
Nam với sự đổi mới nghệ thuật của ông.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đưa ra một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài này như lý thuyết
hội thoại, lý thuyết hành động ngôn ngữ…


10

- Miêu tả các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ đối sánh
với nhân vật nam trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, từ đó rút ra những nét khác
biệt về giới.
- Phân tích nội dung ngữ nghĩa của các hành động ngôn ngữ qua lời
thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
- Rút ra một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ Hồ Anh Thái qua
một số hành động ngôn ngữ khi xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn
của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các cuộc
thoại và các nhóm hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong 12
truyện ngắn của Hồ Anh Thái ở tập truyện Lũ con hoang.
- Phương pháp so sánh đối chiếu:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu lời thoại của
nhân vật nữ với lời thoại của nhân vật nam trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:

Trên cơ sở thống kê so sánh, đối chiếu chúng tơi tiến hành phân tích
các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ (trong sự đối sánh với hành
động ngôn ngữ của nhân vật nam); Phân tích nội dung ngữ nghĩa các hành
động ngơn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
6. Đóng góp của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại
nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái trên cơ sở lý thuyết ngữ dụng học
một cách hệ thống, góp phần làm rõ hơn đặc điểm ngơn ngữ qua lời thoại của
nhân vật nữ trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975.


11

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn sẽ trình bày
trong 3 chương.
Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong
truyện ngắn của Hồ Anh Thái.
Chương 3: Ngữ nghĩa lời thoại qua các hành động ngôn ngữ của nhân
vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.


12

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Xung quanh vấn đề hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại

Giao tiếp là một trong những hoạt động xã hội thường xuyên của con
người, trong đó giao tiếp hội thoại là hoạt động căn bản, phổ biến nhất của
ngơn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác .
Hội thoại là một trong những khái niệm trung tâm của Ngữ dụng học.
Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu ngơn ngữ học đi sâu vào vấn đề hội
thoại như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim
Liên, Trần Thị Thìn… Song các tác giả đều thừa nhận: Hội thoại là hoạt động
giao tiếp căn bản nhất, phổ biến nhất của sự hành chức ngơn ngữ. Trên cơ sở
đó khi đi tìm hiểu về khái niệm hội thoại các tác giả đều nhấn mạnh tới ba đặc
điểm cơ bản của hội thoại.
- Nhân vật giao tiếp
- Ngữ cảnh giao tiếp
- Sự tương tác trong hội thoại
Theo Đỗ Thị Kim Liên: "Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn
ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất
định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận
thức nhằm đi đến một đích nhất định" [19, tr.120]
Như vậy từ định nghĩa trên, chúng tôi thấy hội thoại là một trong những
hoạt động giao tiếp bằng lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một
ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ
hay hành vi nhận thức, nhằm đi đến một đích nhất định.


13

1.1.2. Một số nhân tố chi phối hội thoại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
1.1.2.1. Nhân vật
a. Khái niệm
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu: "Nhân vật trong hội thoại là những
người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng nhân vật để tạo

ra các lời nói, qua đó mà tác động vào nhau. Đó là sự tương tác bằng ngơn
ngữ" [7, tr.116]
Nhân vật văn học chính là hình tượng nghệ thuật được tác giả xây
dựng nên thơng qua những cử chỉ, hành động, lời nói,.... đặt trong một
hoàn cảnh nhất định. Trong văn học bao giờ cũng có sự tác động qua lại
giữa nhân vật này với nhân vật khác tạo nên các mối quan hệ đa chiều. Vì
vậy, hội thoại chính là hình thức, là phương tiện để nhân vật thể hiện cái tôi
đậm nét của mình.
Trong hội thoại các yếu tố như: thời gian, khơng gian, nội dung, tính
chất cuộc thoại,... có ý nghĩa quan trọng nhưng nếu khơng có nhân vật thì sẽ
khơng có hội thoại. Vì vậy, nhân vật chính là yếu tố quyết định có hội thoại
hay khơng. Tuy vậy, hội thoại trong tác phẩm văn học khác hội thoại trong
đời sống ở tính chủ đích của nhà văn.
b. Nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
Là nhà văn lớn lên và trưởng thành sau cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của dân tộc, Hồ Anh Thái không đi sâu vào khai thác đề tài người
phụ nữ trước và ngay sau chiến tranh. Thế giới nhân vật nữ trong truyện
ngắn của anh phần lớn là những người phụ nữ hiện đại, trẻ trung xinh đẹp.
Họ là những người phụ nữ có hoài bão, dám nghĩ, dám làm. Tuy xuất thân
từ các vùng miền khác nhau, trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau,
nhưng họ đều khát khao có một tình u trong sáng, chân thành. Đó là


14

Hạnh (Những cuộc tìm kiếm), Tuấn (Sao anh khơng đến), chị Hảo (Cánh
võng không người), Duyên (Mảnh vỡ của đàn ông)…
Bên cạnh những vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm kín đáo trong tình yêu
như Liên (Chàng trai ở bến đợi xe), Tuấn (Sao anh không đến) cũng phải kể
đến những tính cách mạnh mẽ quyết liệt trong cuộc sống đời thường cũng như

trong tình u, như Khốt (Chàng trai ở bến đợi xe), chị Thạch (Mảnh vỡ
của đàn ông) hay những mánh khoé của người đàn bà từng trải khi đã q am
hiểu người đàn ơng cần gì ở người đàn bà để có thể nương tựa mà sống dựa
vào nhau (Cơ Ba - Gặp nhau có một lần). Song có thể nói, dù nhân vật nữ ở
nét tính cách nào, Hồ Anh Thái cũng nhìn thẳng nhìn đúng vào sự thật để soi
chiếu, để người đọc nhìn thấy những mảng màu khác nhau trong cuộc sống.
Có như vậy văn chương mới chính là cuộc đời.
1.1.2.2. Ngữ cảnh
Hội thoại giữa các nhân vật bao giờ cũng xảy ra trong một ngữ cảnh
nhất định, vì thế khi phân tích hội thoại khơng thể tách rời ngữ cảnh. Theo Từ
điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học, thì khái niệm “ngữ cảnh” được hiểu
theo nghĩa hẹp: “Ngữ cảnh là tổng thể nói chung những đơn vị đứng trước và
sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn
vị đó trong chuỗi lời nói”[40, tr.135]
Ngữ cảnh bao gồm tình huống ngơn ngữ và ngữ cảnh tự nhiên xung
quanh (như thời gian, không gian) đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng
xử, các khía cạnh liên quan như, quan hệ, địa vị, trang phục của những người
tham thoại, địa điểm, nội dung của cuộc thoại… Ngữ cảnh gắn chặt với quá
trình hội thoại trong những trường hợp này, ngữ cảnh còn được gọi là ngơn
cảnh. Ngơn cảnh chính là điều kiện trước và sau phát ngôn để cho phép hiểu
đúng nghĩa của từ hay phát ngôn cụ thể. Dù là ngôn cảnh hay cảnh huống
ngồi ngơn ngữ thì cũng dễ can thiệp vào hành vi nói năng vì:


15

- Ngữ cảnh có tác dụng chế ước và “cưỡng chế” việc sử dụng ngơn ngữ
- Ngữ cảnh có tác dụng hỗ trợ việc lý giải hành vi ngôn ngữ
- Ngữ cảnh tạo cho lượng thông tin và ý nghĩa trở nên rõ ràng trong
ngữ cảnh

- Ngữ cảnh có yêu cầu và hạn chế đối với người nói
Quan tâm đến ngữ cảnh giao tiếp của nhân vật nữ trong tập truyện ngắn
Lũ con hoang của Hồ Anh Thái giúp chúng tôi giải nghĩa sâu sắc hơn chiến
lược giao tiếp của nhân vật nữ qua một số hành động ngôn ngữ.
1.1.2.3. Tương tác trong hội thoại
Theo Đỗ Hữu Châu, tương tác hội thoại được hiểu là: “Các nhân vật
giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau; tác động lẫn nhau đến cách ứng xử của từng
người trong quá trình hội thoại"
{9, tr.42}
Trước khi giao tiếp người nói và người nghe có thể có một khoảng cách
nhất định về mối quan hệ thân sơ, khác biệt về tính cách, quan điểm, địa vị…
Do đó, họ phải lựa chọn cho mình từ xưng hơ phù hợp với vai giao tiếp. Dần
dần trong cuộc hội thoại nhân vật sẽ tự hòa phối với nhau, hiểu nhau hơn, trở
nên thân mật hơn hoặc có thể đẩy cuộc thoại lên mức căng thẳng thù địch
nhau. Sự điều phối đó chính là tương tác trong hội thoại.
Trong tác phẩm văn học, sự tương tác giữa các nhân vật khi tham gia
hội thoại sẽ xảy ra theo chiều hướng khác nhau.
- Thứ nhất, sự tương tác giúp cho các nhân vật hiểu nhau hơn, trở nên
thân mật hơn.
Ví dụ như cuộc hội thoại giữa đôi thanh niên nam nữ (nữ đóng giả trai)
tình cờ quen biết nhau trên tàu rồi lại cùng nhau đi tìm người thân để đến lúc
lỡ việc đi xem mặt bạn gái của chàng trai.
[1] - Chỉ vì em mà anh lỡ làng hết cả.
- Mình quá lứa rồi hay sao?


16

- Em khơng nói thế. Nếu như khơng vướng em, thì giờ này anh có thể gặp
một tuyệt thế giai nhân nào đó. Và biết đâu ơng Tơ bà Nguyệt sẽ se duyên.

- Nhưng cũng biết đâu nhờ thế mà mình thốt được một mụ sư tử Hà
Đơng nào đó.
Cả hai cùng cười. Chuyện coi như xong.
{I, tr.12}
- Thứ hai sự tương tác giúp cho các nhân vật đi đến sự nhất trí có lợi
giữa các nhân vật.
[2] - Đây tên là Khốt, cịn anh tên gì? Có biết đá bóng khơng?
- Cịn phải nói.
- Thế thì xong ngay – Khốt chộp vai tơi, xốc dậy – anh vứt qch cái
sục với cái rổ ốc này đi. Chả là xí nghiệp của ông anh rể em chuẩn bị tham gia
đại hội khoẻ tồn ngành, nhưng bói mãi vẫn chưa ra mấy tay đá bóng cho nên
hồn. Vì thế ơng ấy phải lập mẹo, chiêu tập cầu thủ khắp nơi, khoác áo nhà
máy. Trong thời gian tới, các anh được ngày hai bữa cơm, ăn lương hợp đồng
và tiền bồi dưỡng. Hết ý chưa nào?
-Hết ý – tôi reo lên, trong đầu đã kịp phác ra một loạt dự định.
{IV, tr.60}
- Thứ ba tương tác làm cho hội thoại đi từ bất đồng dẫn đến xung đột,
ví dụ như trong đoạn hội thoại giữa đôi trai gái sau.
[3] - Mẹ em khơng bị ung thư gan như chuẩn đốn, nhưng cịn phải nằm
viện một thời gian nữa. Những hôm nguy kịch, mấy thằng bạn trai ái mộ em
đều đến bê bô đổ chậu, chỉ có anh là khơng. Chẳng biết anh nghĩ thế nào.
Tơi suy nghĩ trả lời:
- Vì tơi khơng phải là Vũ Tán Đường.
- Anh coi việc đó là xu nịnh, là hầu hạ hay sao? Anh là đồ vô nhân đạo.
Anh không yêu tôi.


17

- Tơi nói u cơ bao giờ? – Tơi cộc cằn hỏi lại, đẩy trả cô ta

chiếc xe đạp.
{IV, tr.70}
Như vậy, trong hội thoại tuỳ theo từng mục đích khác nhau của nhân
vật giao tiếp mà sự tương tác đó có thể diễn ra theo nhiều chiều hướng hoặc
tích cực, hoặc tiêu cực.
1.1.3. Các dạng hội thoại thường gặp trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
a. Đơn thoại
Đơn thoại là một dạng hội thoại, trong đó lời thoại của nhân vật phát ra
hướng tới người nghe nhưng khơng có lời đáp trực tiếp. Một điều dễ nhận
thấy trong đơn thoại là người nghe không đáp lại trực tiếp bằng ngôn ngữ mà
thông qua các hành động hoặc cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ.
Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, phần lớn dạng đơn thoại thể hiện
trong kiểu lời trần thuật của nhân vật, nghĩa là lời nói của nhân vật có xen một
yếu tố kể của mình, của người.
Chẳng hạn lời nói của Hồn về Khải (anh trai của mình)
[4] -Em mới nghĩ ra điều này: Anh giống như cái đèn kia kìa
Tơi hơi chuyếnh chống và vui, nên chẳng hiểu mình mày ngang mũi dọc ra
làm sao mà lại giống cái đèn. Kệ nó, cái thằng mới hăm tư hăm lăm tuổi mà
nói câu nào cũng như cụ non
{IV, tr.65}
Ở cuộc thoại trên chỉ có nhân vật Hồn phát ngơn. Khi Hồn nói Khải
cũng giống như cây đèn kia, nghĩa là cái đèn ấy khơng tự sáng, nó chỉ sáng
lên khi có ánh sáng từ nơi khác chiếu vào.
Trong truyện ngắn Mảnh vỡ của đàn ơng có đoạn:
[5] Chị ghé lại gần nhìn đơi cẳng chân lơng lá của tơi mà bảo:


18

" Phải biết chọn bạn mà chơi". Tôi ngừng đọc, nhìn chị như hỏi."Đừng

chơi với những thằng khơng có lơng chân". Tôi càng ngơ ngác:" Bọn ấy, rặt
một lũ hèn". Rồi chị thở dài, mắt nhìn xa xăm: " Nói trộm vía, chồng tơi ngày
trước cũng vậy"
{V, tr.79}
b. Song thoại
Song thoại là dạng thoại chủ yếu và được quan tâm nhiều nhất của lý
thuyết hội thoại.
Theo Nguyễn Đức Dân: "Nếu khơng có chú thích gì đặc biệt thì thuật
ngữ hội thoại được hiểu là song thoại ”
[11, tr.77]
Đây là dạng hội thoại diễn ra giữa hai nhân vật mà lời của người trao
hướng đến người nghe và có sự đáp lại bằng hành vi ngơn ngữ. Trong đó giữa
người trao lời và người đáp lời phải có sự luân phiên lượt lời.
Song thoại gồm có 3 yếu tố: Lời trao, lời đáp và sự tương tác.
Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái chúng tôi nhận thấy lời thoại của các
nhân vật chủ yếu là ở dạng song thoại.
Ví dụ:
[6] Cửa hé mở, gương mặt một cô gái nhuận hồng ánh đèn toả ra từ
ngọn đèn bão cầm tay.
- Anh đấy à! Ơi ban ngày thì em có thể mời anh vào nhà được.
- Tại sao không phải bây giờ?
- Mẹ em cấm
- Cả gia đình em mà sợ một mình anh hay sao?
- Không, mẹ em sống ở cuối đường cơ. Em chỉ có một mình {V, tr.86}


19

Ở đoạn thoại trên, qua lời dẫn là sự xuất hiện của hai nhân vật Bảo và
Duyên trong lần gặp gỡ đầu tiên tại nhà, mỗi lời trao đáp của hai nhân vật đều

hướng vào nội dung, khơng có hiện tượng bị dẫm đạp, chồng lên nhau.
Ở một đoạn thoại khác:
[7] - Em biết chiều nay anh đi đâu rồi – Hương nói giọng khơ khan.
Tưởng anh sẽ làm ra vẻ ngạc nhiên, rồi dò hỏi. Nhưng anh Tứ chỉ khẽ
khàng gật đầu rất thành thực:
- Thế à?
- Chả phải chiều nay, mà mấy hôm rồi, anh theo sau một người đàn bà –
Hương dồn giọng.
Anh chối ngay đi, không phải đâu, điều em nhìn thấy chỉ là sự trùng hợp
ngẫu nhiên. Hoặc là......
- Đúng vậy đấy – Anh Tứ buồn bã xác nhận.
{X, tr.214-215}
c. Tam thoại
Tam thoại là sự xuất hiện của ba nhân vật giao tiếp trong một thời gian,
điểm hẹn cụ thể.
Ví dụ
[8] - Ơi, anh diễn hay q, anh nói được nhiều q
- Nói? – Tơi sững sờ vì Lam nghĩ như mình
- Vâng, những tiếng nói khơng dùng đến lời – Lam nhắc lại
Long cười hồ hởi:
- Chưa hoàn toàn tốt đâu, cái đoạn bám tường trèo lên mình hồi hộp
nên động tác hơi hấp tấp. Lẽ ra phải thế này cơ – Long làm một vài động tác
dứt khoát.


20

Em cũng nghĩ thế - Lam sung sướng kêu lên – nhưng nói chung là khơng
hề gì phải khơng anh? Mai chủ nhật, thế nào anh Ký cũng đến nhà em chơi, cả
anh nữa nhé

.{IX, tr.181}
Ví dụ trên cùng xuất hiện 3 nhân vật giao tiếp: Lam, Ký và Long
Cả 3 nhân vật đều trong tâm trạng vui sướng sau tiết mục kịch câm vừa
được biểu diễn. Vì vậy nội dung của cuộc hội thoại hướng vào đó là ngơn ngữ
của các động tác. Ở ngoài đời, Lam thấy Long rất nghèo về ngôn ngữ, nhưng
khi lên sân khấu, Lam lại thấy điều đó ngược lại ở Long, chính suy nghĩ đó đã
tạo cho ba người trở nên thân thiết hơn.
D. Đa thoại
Dạng thức này là lời của nhiều nhân vật đan xen vào nhau trong một
ngữ cảnh hội thoại cụ thể, thường gọi là lời của đám đông.
Qua khảo sát truyện ngắn của Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy đó là sự đan
xen của nhiều nhân vật trong một đám đơng khơng xác định tên.
Ví dụ
[9] - Ối giời, sếp về, sếp mới đã về!
Mặc dù đã được biết trước là tiểu đội có mười bốn cơ gái, Hoạt vẫn hoa
cả mắt khi thấy các cô vứt rổ rá, xoang chảo, chạy ùa tới.
- Sếp mới đẹp trai ra trị.
- Cơ mà khơng cao dáng. Mày trơng, mắt kia là si phải biết.
- Niềm ao ước bấy lâu nay đã thoả nỗi chờ mong - Một cô hát.
{II, tr.25}
Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, các dạng hội thoại trên nhiều khi
không xuất hiện độc lập mà đan cài vào nhau: Có khi đơn thoại xen song
thoại, xen đa thoại... Tuy nhiên trong q trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy


21

song thoại là dạng hội thoại cơ bản trong đa số các cuộc thoại của truyện ngắn
Hồ Anh Thái.
1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ

1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
Ngôn ngữ ngay từ khi ra đời đã thực hiện một chức năng quan trọng,
chức năng giao tiếp của cả xã hội lồi người. Khi chúng ta giao tiếp bằng
ngơn ngữ nghĩa là ngơn ngữ đang hành chức. Vậy, nói năng cũng là một
dạng hành động, hoạt động tác động đến người khác - được gọi là hành
động ngôn ngữ.
Theo JL. AuStin, có 3 loại hành động ngơn ngữ:
a. Hành động tạo lời
Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như
ngữ âm, vốn từ, quy tắc kết hợp để tạo thành những phát ngơn hồn chỉnh về
hình thức và nội dung.
Ví dụ : - Anh mời cơm chưa ?
Phát ngôn trên do các từ: Anh / mời / cơm / chưa tạo nên

phát

ngôn nghi vấn.
- Đóng cửa lại cho tơi!

Phát ngơn cầu khiến.

b. Hành động mượn lời
Hành động mượn lời là hành động mượn phương tiện ngơn ngữ, hay
nói một cách khác là mượn các phát ngôn để gây ra sự tác động hay hiệu quả
ngồi ngơn ngữ đối với người nghe. Hiệu quả này khơng đồng nhất ở những
người nghe khác nhau.
Ví dụ: Trên tờ báo thể thao đưa tin: 14h ngày mai trên sân vận động Mỹ
Đình diễn ra trận chung kết giữa 2 đội bóng Hồng Anh Gia Lai gặp T & T Hà
Nội. Khi đọc tin này người thì vui sướng vội vàng đi đặt vé để cổ vũ cho đội



22

bóng của mình, người thì thất vọng vì đội bóng u thích của mình khơng lọt
vào vịng chung kết, người khơng thích bóng đá thì tỏ ra thờ ơ,...
Như vậy, cùng đọc một thông tin nhưng hiệu quả đến tai người nghe là
hoàn toàn khác nhau.
c. Hành động ở lời
Hành động ở lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Hiệu quả của chúng gây những sự tác động trực tiếp về ngôn ngữ, gây phản
ứng với người nghe. Đặc trưng của hành động tại lời là vừa thể hiện ý định
của người nói vừa có tính quy ước. Nghĩa là người nghe khi nhận được phát
ngôn ở lời, dù thực hiện hay không thực hiện, người đó cũng khơng cịn vơ
can như trước khi chưa nghe câu nói đó.
Ví dụ: - Bạn cầm cho tơi quyển sách nhé

là hành động ở lời

-Ừ
Hiệu quả của hành động ở lời được thể hiện qua từ "Ừ " người trả lời
phát ngôn.
Trong đề tài này, đối tượng chúng tôi tìm hiểu là hành động ở lời qua
lời thoại của nhân vật nữ. Vì thế, ở phần này chúng tơi đi sâu nghiên cứu
nhóm hành động ở lời.
1.2.2. Điều kiện sử dụng hành động ở lời
Theo Đỗ Hữu Châu: Điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện
mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh
của sự phát ngơn ra nó [8, tr.111]
Theo Đỗ Thị Kim Liên: Điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những nhân
tố cần thiết cho phép thực hiện hành động ở lời nhất định trong một ngữ cảnh

giao tiếp cụ thể [18, tr.82]
Theo J. R. Searle, có 4 điều kiện sử dụng hành động ở lời.


23

a) Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành
động ngôn ngữ.
b) Điều kiện chuẩn bị: Bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn
về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói
với người nghe.
c) Điều kiện chân thành: Chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của
người phát ngơn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ
giữa người nói với người nghe như xác tín địi hỏi niềm tin vào điều mình xác
tín, mệnh lệnh địi hỏi mong muốn, hứa hẹn địi hỏi ý định người nói,...
d) Điều kiện căn bản: Là điều kiện đưa ra trách nhiệm mà người nói
hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành động ở lời đó được phát ra.
1.2.3. Phân loại các hành động ở lời
Việc phân loại hành động ngôn ngữ căn cứ vào phản ứng qua lại ảnh
hưởng giữa những người tham gia giao tiếp.
- Phân loại của J.L. Austin
J.L. Austin chia các loại hành động ngôn ngữ thành 5 phạm trù sau:
(1) Phán xử: Là hành vi cuối cùng được đưa ra dựa trên một q trình
tính tốn, phân tích, đánh giá để đi đến kết luận xử trắng án, nêu đặc điểm,
phân loại.
(2) Hành xử: Là những hành vi đưa ra để thực hiện mang tính chất
quyết định như: ra lệnh, bổ nhiệm, đặt tên, khai mạc, bế mạc,...
(3) Cam kết: Là những hành vi mang tính chất ràng buộc như: Hứa hẹn,
bày tỏ lòng mong muốn – khơng những thế cịn đặt trong các quy ước, tham
gia một phe nhóm.

(4) Trình bày: Hành vi này dùng để trình bày những quan niệm, dẫn
dắt, lập luận như: Khẳng định, phủ định, phản bác,...


24

(5) Ứng xử: Là hành vi cư xử thể hiện thái độ, tình cảm một cách trực
tiếp như: Xin lỗi, cảm ơn, phê phán, chia buồn.
- J. R. Searle đưa ra 12 tiêu chí phân loại hành động ngơn ngữ, trong số
đó có 4 tiêu chí cơ bản nhất (Tiêu chí đích ở lời, tiêu chí hướng khớp ghép,
tiêu chí trạng thái tâm lý và tiêu chí nội dung mệnh đề) để phân loại 5 phạm
trù hành động ở lời, đó là:
(1) Tái hiện: Thuộc nhóm này gồm các động từ: Kể, thơng báo, giải
trình, giới thiệu,...
(2) Điều khiển: Thuộc nhóm này gồm các động từ: Ra lệnh, yêu cầu,
hỏi, cho phép, dặn dị, mời mọc,...
(3) Cam kết: Thuộc nhóm này gồm các động từ như: Hứa hẹn, biếu,
thoả thuận,...
(4) Biểu cảm: Thuộc nhóm này gồm các động từ như: Vui thích, khó
chịu, mong muốn, cảm ơn, xin lỗi, khen,...
(5) Tuyên bố: Thuộc nhóm này gồm những động từ: Tuyên bố, buộc
tội, bác bỏ, từ chối.
1.3. Vấn đề giới tính và hành động ngôn ngữ của nhân vật nữ
(trong quan hệ với nhân vật nam)
1.3.1. Khái niệm về giới
Theo Từ điển tiếng việt [1999-2000 Nxb Văn Hóa thơng tin, tr.341] thì
giới tính chỉ "Đặc điểm cấu tạo cơ thể và của tâm lý làm cho có chỗ khác nhau
giữa nam và nữ, giữa giống đực và giống cái". Nói cách khác giới tính là sự
khác biệt giữa giống đực và giống cái trong việc duy trì và sinh sản các yếu tố
di truyền tự nhiên (mặt sinh học) nhưng giới tính cũng bao hàm trong nó là

"sự thay đổi về quan niệm và đời sống, vị thế ở cả gia đình cũng như ở ngồi
xã hội giữa nam và nữ (mặt xã hội)" [Nguyễn Văn Khang, 1999, tr .144,145].
Khi nói đến giới là nói đến điều kiện và xã hội quy định, vai trò và hành vi xã


25

hội của mỗi giới không phải là bất biến mà thay đổi khi các điều kiện quy
định về chúng thay đổi.
Dưới đây là những kết quả trắc nghiệm khách quan về tần suất lời nói,
số lần ngắt lời, cách thức yêu cầu trong giao tiếp, đề tài lựa chọn trong hội
thoại giữa nam và nữ.
a. Về tần suất lời nói giữa nam và nữ
Theo điều tra của Sheng Haibing thì số lời nói trung bình của 2 giới
trong vịng một phút có sự khác nhau.
Số lời nói trung bình của 2 giới trong vòng một phút
(Trên cứ liệu băng ghi âm lời nói trong thời gian 10,5h) (p< 0,01)
Tổng số lời nói
Nam
Nữ
Tổng cộng

(Trong 1')
357,4
256,1
631,5

Tần suất
59,4%
40,6%

100%
(Dẫn theo 16, tr.25)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho chúng ta thấy trên thực tế nam nói
nhiều hơn so với nữ tới hơn 100 lần trong một phút.
b. Số lần ngắt lời trong giao tiếp của 2 giới
Dưới đây là bảng thống kê về tần suất ngắt lời giữa 2 giới nam và nữ
trong giao tiếp
Nam
Nữ
Tổng cộng

Số lần ngắt lời
135
44
179

Tần suất
75,4%
24,6%
100%
(Dẫn theo 16, tr.26)

Trong một cuộc hội thoại nam giới thường ở trong vị thế chủ động
quyết định nội dung trong cuộc thoại đó, chính vì vậy, số lần ngắt lời của nam
giới cũng nhiều hơn gấp 3 lần so với nữ giới.
c. Cách thức yếu cầu của 2 giới trong giao tiếp



×