BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TÔN VÂN TRANG
SO SÁNH PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN Ý
NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ ANH –
VIỆT SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ CHỈ CƠ THỂ
CON NGƢỜI (GIỚI HẠN Ở KHUÔN MẶT)
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ
Hà Nội - 2003
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TÔN VÂN TRANG
SO SÁNH PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN Ý NGHĨA
CỦA CÁC THÀNH NGỮ ANH – VIỆT SỬ DỤNG
CÁC YẾU TỐ CHỈ CƠ THỂ CON NGƢỜI (GIỚI
HẠN Ở KHUÔN MẶT)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 50408
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.,TS. Trần Trí Dõi
Hà Nội - 2003
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa của luận văn
6. Cấu trúc của luận văn
7. Cái mới của luận văn
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN
VĂN
1.1.
Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu
1.2.
Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu
1.3.
Phương pháp so sánh đối chiếu
1.4.
So sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của thành ngữ
1.5.
Tiểu kết chương 1
CHƢƠNG 2: THÀNH NGỮ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ CHỈ CƠ THỂ
CON NGƢỜI (GIỚI HẠN Ở KHUÔN MẶT) TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT
2.1.
Khái niệm cơ bản về thành ngữ
2.2.
Vắn tắt vài nét về tình hình nghiên cứu thành ngữ trong Tiếng Anh
và Tiếng Việt.
2.3.
Xác định thành ngữ sử dụng các yếu tố chỉ cơ thể con người (giới
hạn ở khuôn mặt) (TNBPCTKM ) và tiêu chí phân loại TNBPCTKM
2.4.
Phân loại TNBPCTKM
2.5.
Tiểu kết chương 2
4
CHƢƠNG 3: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT
3.1.
Những nhận xét về sự phân bố của TNBPCTKM
3.2.
Những nhận xét về cấu trúc của TNBPCTKM
3.3.
Những nhận xét về ngữ nghĩa của TNBPCTKM
3.3.1. Mối liên hệ giữa ý nghĩa và hình ảnh của các TNBPCTKM trong
Tiếng Anh và Tiếng Việt
3.3.2. Tích cực hay không tích cực khi sử dụng các TNBPCTKM
3.3.3. Sử dụng các TNBPCTKM theo nghĩa trực tiếp hay gián tiếp của các
thành ngữ này
3.4.
Tiểu kết chương 3
CHƢƠNG 4: MỘT VÀI SUY NGHĨ TRONG VIỆC SỬ DỤNG THÀNH
NGỮ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ CHỈ CƠ THỂ CON NGƢỜI (GIỚI
HẠN Ở KHUÔN MẶT) TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
4.1.
Ứng dụng trong khi chuyển dịch thành ngữ từ Tiếng Việt sang Tiếng
Anh.
4.2.
Ứng dụng trong giảng dạy
4.3.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
PHẦN PHỤ LỤC
5
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY VÀ VIẾT TẮT
A. Quy ước trình bày ví dụ bằng hai thứ tiếng:
1. Các thành ngữ dẫn chứng đều được sắp xếp theo trật tự: tiếng Anh – tiếng
Việt. Phần trực dịch từng từ được để trong ngoặc kép sau dấu ngoặc đơn của
các thành ngữ tiếng Anh. Nghĩa của thành ngữ được để dưới dạng in nghiêng
sau dấu gạch nối.
Ví dụ: Get somebody’s nose out of joint (“cho mũi của ai ra khỏi khớp
nối”) – khinh người như mẻ, khinh khỉnh như chĩnh mắm thối, khinh người
như rác.
2. Các ví dụ được trích dẫn trong luận văn được trình bày theo trật tự như sau:
Tiếng Anh - Tiếng Việt
Các thành ngữ trong ngữ cảnh được gạch dưới
Ví dụ:
At last, Mr. Smith came upon the rare stamp he had been seeking at an
auction. Since many other stamp collection would also be bidding for it, he
realized that he would have to pay through the nose in order to have it.
Cuối cùng thì ông Smith cũng nhìn thấy con tem hiếm ở cuộc bán đấu
giá mà ông tốn bao công tìm kiếm. Nhưng cũng có nhiều người sưu tầm muốn
mua nên ông nhận thấy chắc mình sẽ phải mất tiền đống mới hi vọng mua
được nó.
B. Quy ước viết tắt.
Trong luận văn, chúng tôi viết tắt một số theo cách dùng lần đầu là đầy
đủ, từ lần dùng thứ hai trở đi là từ viết tắt. Ví dụ: ngôn ngữ (NN), tiếng Anh
(TA). Chúng tôi có viết tắt một số từ như sau:
TNBPCTKM:
Thành ngữ bộ phận cơ thể con người (giới hạn ở khuôn
mặt)
TNBPCTCN:
Thành ngữ bộ phận cơ thể con người
BPCTCN:
Bộ phận cơ thể con người
6
NN:
Ngôn ngữ
TA:
Tiếng Anh
TV:
Tiếng Việt
NNN:
Ngôn ngữ nguồn
NNĐ:
Ngôn ngữ đích
NND:
Ngôn ngữ dịch
VBĐ:
Văn bản đích
7
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1
Các đơn vị chỉ bộ phận cơ thể con người (giới hạn
ở khuôn mặt) tiếng Anh và tiếng Việt
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ TNBPCTKM
Bảng 2.1
Bảng thống kê TNBPCTKM
Sơ đồ 3.1
Sự phân bố TNBPCTKM
Sơ đồ 3.2
Sụ phân bố TNBPCTKM theo từng tiểu nhóm
Bảng 3.1.
Cấu trúc của TNBPCTKM trong tiếng Anh và
tiếng Việt
Bảng 3.2
Cấu trúc của TNBPCTKM trong tiếng Anh và
tiếng Việt (tiếp theo)
Sơ đồ 3.3
Cấu trúc TNBPCTKM ở tiếng Anh và tiếng Việt
Bảng 3.3
Phân loại TNBPCTKM trên mối liên hệ giữa ngữ
nghĩa và hình ảnh trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Bảng 3.4
Thống kê các trường hợp về mối liên hệ giữa hình
ảnh và ý nghĩa thành ngữ.
Bảng 3.5
Bảng thống kê ý nghĩa của các thành ngữ có sử
dụng các bộ phận trên khuôn mặt con người
Bảng 3.6
Bảng thống kê cách dùng TN trong tiếng Anh và
tiếng Việt
Bảng 4.1
Cách chuyển dịch từ TV sang TA
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, nhu cầu kiến thức ngôn ngữ (NN) nói chung và ngoại ngữ nói
riêng trong xã hội hiện đại ngày càng cao do mở rộng giao lưu văn hoá, kinh
tế, xã hội của Việt Nam với nước ngoài, nhất là với các nước nói tiếng Anh
(TA).
Để đáp ứng nhu cầu học, sử dụng và giảng dạy TA chuyên sâu, bên cạnh
việc giảng dạy TA theo các trình độ khác nhau, việc hiểu và sử dụng các
thành ngữ TA cũng rất là quan trọng. Một người có trình độ ngoại ngữ tốt
không chỉ có kiến thức về ngôn ngữ mình học, mà còn phải nắm vững cả NN
của dân tộc mình, kiến thức về đất nước, phong tục tập quán sinh hoạt, kiến
thức về văn hoá xã hội. Thành ngữ (TN), tục ngữ của các thứ tiếng là nguồn
tài liệu vô tận giúp ta tìm hiểu sâu sắc về đất nước, con người của NN mình
nghiên cứu, học tập. Do đó, luận văn này cố gắng tập trung nghiên cứu so
sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của các thành ngữ Anh – Việt sử dụng các
yếu tố chỉ cơ thể con người (giới hạn ở khuôn mặt) (TNBPCTKM), nhằm
giúp cho người sử dụng ngoại ngữ hiệu quả hơn.
Hiện nay đã có những nghiên cứu so sánh đối chiếu TN, nhưng những
nghiên cứu về so sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của các thành ngữ Anh –
Việt sử dụng các yếu tố chỉ cơ thể con người (giới hạn ở khuôn mặt) thì chưa
có. Có thể nói đây là một luận văn đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này một
cách tương đối có hệ thống trên nền của hai ngôn ngữ Anh và Việt. Việc chọn
đề tài nghiên cứu so sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của các thành ngữ
Anh – Việt sử dụng các yếu tố chỉ cơ thể con người (giới hạn ở khuôn mặt)
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn học tập và giảng dạy ở các trường đại học
chuyên ngữ.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
9
Mục đích của luận văn là mô tả sự giống nhau và khác biệt của
TNBPCTKM trong các thứ tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện ngữ
nghĩa, cấu trúc, phong cách.
Từ đó, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Khảo sát và đối chiếu TNBPCTKM Anh, Việt trong ngữ cảnh.
- Đưa ra các tiêu chí phân loại, các nhận xét khách quan về phương thức sử
dụng TNBPCTKM trong Tiếng Anh và Tiếng Việt để có thể làm rõ đặc trưng
dân tộc về tư duy của người Anh và người Việt trong phạm vi sử dụng
TNBPCTKM.
- Đưa ra các chỉ dẫn trong sử dụng TN các thứ tiếng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là TNBPCTKM của tiếng Anh và
tiếng Việt và phương thức thể hiện ý nghĩa của các TNBPCTKM của Tiếng
Anh và tiếng Việt. Đây là những TN thông dụng trong cuộc sống hàng ngày
của Anh hoặc Bắc Mỹ, được dùng phổ biến trong các sách học TA viết cho
người nước ngoài, trong từ điển TN tiếng Anh và tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào TNBPCTKM trong các
thứ tiếng Anh và tiếng Việt. Về tư liệu khảo sát luận văn chỉ giới hạn tài liệu
nghiên cứu trong phạm vi những TN được coi là thông dụng (theo COBUILD
CORPUS và theo khảo sát kiến thức TN của người bản ngữ), hoặc những
thành ngữ có thể gây hiểu sai nghĩa đối với người Việt học tiếng Anh. Tất cả
những TN có chú giải “cổ” (trong từ điển), hoặc chưa gặp (trong khảo sát)
đều không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này, mặc dù có thể được
đề cập khi cần thiết.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được áp dụng trong luận văn này là phương pháp
đối chiếu và phương pháp miêu tả.
Phương pháp so sánh đối chiếu:
10
TN TA là những đơn vị TN của ngôn ngữ nguồn (NNN). Tiếng Việt là
TN của ngôn ngữ đích (NNĐ).
Đối chiếu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều
ngôn ngữ để “phát hiện ra những nét giống nhau về cấu trúc, chức năng và
hoạt động của các phương tiện ngôn ngữ được nghiên cứu” [26;48], đồng thời
cũng chú ý cả cái khác nhau, xác định, nhận diện chúng.
Phương pháp miêu tả
Miêu tả trong ngôn ngữ học là phương pháp nghiên cứu một hay nhiều
ngôn ngữ ở một giai đoạn phát triển nhất định, chủ yếu tập trung vào phân
tích ngữ pháp. “Phương pháp miêu tả nhìn nhận ngôn ngữ như một hệ thống
cấu trúc” [5;68]. Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là đối
chiếu phương thức thể hiện ý nghĩa của hai ngôn ngữ. Để đối chiếu được,
trước hết chúng tôi tiến hành miêu tả một cách đầy đủ và phân tích một cách
chi tiết các TNBPCTKM trong tiếng Anh và tiếng Việt. Những miêu tả và
phân tích này dựa trên cơ sở lý thuyết của ngữ pháp hiện đại. Chúng sẽ làm cơ
sở cho chúng tôi so sánh tìm ra những sự giống nhau và khác nhau về nhóm
từ này trong hai ngôn ngữ, sau đó tiến hành khảo sát một số TN cụ thể.
Mục đích cuối cùng của luận văn là tìm ra những đặc điểm tương đồng và
dị biệt của TN Tiếng Anh và tiếng Việt và đưa ra những chỉ dẫn ngôn ngữ
học, đất nước và văn hoá đối với những người sử dụng các thứ tiếng trên.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn sẽ đóng góp một phần cho việc giảng dạy và học tập ngoại
ngữ ở các trường đại học chuyên ngữ.
Mặc dù nghiên cứu so sánh đối chiếu về thành ngữ tiếng Anh và tiếng
Việt gần đây đã được quan tâm, và đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên
sâu về TN, song cho đến nay chưa có nghiên cứu so sánh phương thức thể
hiện ý nghĩa của TNBPCTKM trong tiếng Anh và tiếng Việt.
11
Thông qua việc xác định nét tương đồng và dị biệt giữa hai
TNBPCTKM ở tiếng Anh và tiếng Việt, luận văn này có thể đóng góp một
phần cho việc giảng dạy và học tập ở các trường đại học chuyên ngữ có hiệu
quả hơn, và đóng góp một phần không nhỏ trong việc tìm hiểu văn hoá, đất
nước, con người của hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh thông qua việc
nghiên cứu TNBPCTKM.
Như vậy, luận văn có ý nghĩa thực tế thực sự. Kết quả nghiên cứu cũng
như ngữ liệu của luận văn có thể được áp dụng cho quá trình giảng dạy trong
các trường chuyên ngữ hoặc được sử dụng như tài liệu tham khảo cho công
tác giảng dạy và dịch thuật TN.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 100 trang chính. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận
văn bao gồm 4 chương:
Chƣơng 1 Một số tiền đề lý thuyết phục vụ cho luận văn;
Chƣơng 2 Thành ngữ sử dụng các yếu tố chỉ cơ thể con người (giới hạn ở
khuôn mặt) trong tiếng Anh và tiếng Việt;
Chƣơng 3 So sánh đối chiếu TNBPCTKM của tiếng Anh và tiếng Việt.
Chƣơng 4 Một vài suy nghĩ trong việc sử dụng TNBPCTKM trong tiếng
Anh và tiếng Việt.
7. Cái mới của luận văn
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu mảng TNBPCTKM từ góc độ ngữ
nghĩa và phương thức thể hiện, qua đó tìm cách nhận dạng TN trên cơ sở đặc
điểm văn hoá và tư duy dân tộc của mỗi cộng đồng người bản ngữ.
12
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN
VĂN
1.1. Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu
Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu, với tư cách là một
phân ngành của ngôn ngữ học, có những tiền đề lý luận của nó.
Đã từ lâu, con người hướng sự chú ý của mình không chỉ giới hạn ở những
ngôn ngữ riêng lẻ, mà đồng thời một lúc vài ngôn ngữ. Chính điều đó đã dẫn
đến việc xuất hiện nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng nghiên cứu so sánh.
Khá quen thuộc với lịch sử ngôn ngữ học là: ngôn ngữ học so sánh – lịch sử,
ngôn ngữ học khu vực và loại hình học. Song việc phân chia ngôn ngữ học
đối chiếu (contrastive linguistics) thành một phân ngành độc lập thì mãi tới
gần đây mới có và còn không ít những vấn đề tranh luận.
Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh nói
chung. Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ bất luận ngôn ngữ đó cùng hay
khác loại hình và ngữ hệ. Song phải nói rằng, nghiên cứu đối chiếu hình thành
một cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con người để nắm ngoại ngữ
một cách nhanh chóng, tốt hơn. Chính các yêu cầu của việc học và dạy ngoại
ngữ là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành phân ngành khoa học
này. Nhà ngôn ngữ học Pháp Di Pietơrô đã viết trong cuốn “Cấu trúc ngôn
ngữ qua đối chiếu” rằng: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ kinh nghiệm dạy
tiếng. Mỗi người học và dạy ngoại ngữ dễ dàng nhận ra một điều là trong
nhiều trường hợp tiếng mẹ đẻ đã cản trở không nhỏ việc hiểu và nắm thuần
thục ngoại ngữ. Vì vậy, việc tích luỹ những tri thức và kinh nghiệm sẽ giúp ta
khắc phục một cách có hiệu quả khó khăn này” [12; 41].
L.V. Secha cũng cho rằng nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp cho việc
học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn tiếng mẹ
đẻ, vì “việc nghiên cứu đó giúp chúng ta thâm nhập vào thực chất của các quá
trình ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn các quy luật điều khiển các quá trình
13
này” [24; 26]. Không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta có thể đồng ý với nhận
định rằng: “Mặc dầu nghiên cứu đối chiếu viện dẫn cái lý do chủ yếu ở sự cần
thiết cho giáo học pháp ngoại ngữ với sự phát hiện những khác nhau cơ bản
giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của người học, chúng ta không thể không tính
đến tầm quan trọng của việc phân tích đối chiếu như một phương thức đánh
giá các định đề cũng như những đòi hỏi của chính lý luận ngôn ngữ học”
[41,76].
1.2. Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu
Lịch sử phát triển của những tri thức khoa học bao giờ cũng là một quá
trình liên tục và có tính kế thừa. Nội dung của các thuật ngữ nghiên cứu đối
chiếu cũng được xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó. Ở
đây, trước hết cần nói đến mối quan hệ tương ứng trong cách dùng các thuật
ngữ: ngôn ngữ học so sánh, ngôn ngữ học đối chiếu.
Trong nghĩa thường dùng, hai từ so sánh và đối chiếu không khác nhau
nhiều về ý nghĩa. “So sánh” là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự,
hoặc khác biệt nhau về số lượng, kích thước, phẩm chất, còn “Đối chiếu” là
so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau. Đối chiếu nguyên bản với
bản dịch (Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên).
Như đã thấy, không hẳn định nghĩa trên đây là hoàn toàn chính xác,
nhưng chúng đã cho ta ý niệm về nội dung nghĩa các từ đang nói đến. Nếu
đưa nội dung này vào cách hiểu nội dung các kết hợp thuật ngữ “ngôn ngữ
học so sánh”, “ngôn ngữ học đối chiếu” là hoàn toàn không chính xác. Cách
hiểu nội dung thuật ngữ cần chính xác và có tính quy định hơn cách hiểu
thông thường.
Trong ngôn ngữ học, các thuật ngữ tiếng Việt: ngôn ngữ học so sánh tương
ứng với tiếng Anh Comparative linguistics. Đó là thuật ngữ để chỉ một phân
ngành của ngôn ngữ học và cái nội dung từ “so sánh” được hiểu một cách rất
xác định. Việc xem xét kỹ những tài liệu ngôn ngữ học cho thấy một số nhà
14
ngôn ngữ có ý thức phân biệt Ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa rộng với
ngôn ngữ học so sánh – lịch sử.
Trong trường hợp thứ nhất thuật ngữ “so sánh” dường như chủ yếu chỉ
nhấn mạnh cách tư duy, về việc sử dụng so sánh như một phương pháp chung
của tư duy; và vì vậy, người ta cũng có thể nói: so sánh – lịch sử, so sánh loại
hình, so sánh đối chiếu v. v...
Song trường hợp thứ hai, thuật ngữ so sánh được dùng với nội dung
khái niệm ngôn ngữ học so sánh – lịch sử. Đây cũng là cách dùng có tính chất
rút gọn.
Thuật ngữ đối chiếu, đối sánh thường được dùng để chỉ phương pháp
hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ.
Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau
hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc nghiên cứu
chủ yếu là nguyên tắc đồng đại.
Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu người ta dùng phổ biến thuật
ngữ so sánh (comparative) để chỉ ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa rộng và
nghĩa hẹp của từ này. Dần dần về sau thuật ngữ so sánh cũng dùng để chỉ cả
nội dung đối chiếu.
Trong ngôn ngữ học Anh, những thuật ngữ truyền thống được dùng
tương đối lâu dài. Chẳng hạn, trong các công trình của Haliday, Mackinton,
Tơrêvưn và một số tác giả khác, cho mãi đến 1964, vẫn dùng thuật ngữ so
sánh – comparative. Và ngay cả Elic mãi đến 1966 vẫn dùng thuật ngữ
comparative với nghĩa đối chiếu. Cho đến gần đây thuật ngữ “ngôn ngữ học
đối chiếu” – contrastive linguistics mới được dùng với nghĩa của nó một cách
phổ biến tức là chỉ một phân ngành nghiên cứu riêng – nghiên cứu đối chiếu.
Trong phần lớn tài liệu viết bằng các tiếng châu Âu cho thấy có sự
chuyển dần phân biệt so sánh đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh lịch sử với
15
ngôn ngữ học đối chiếu. Việc dùng phân biệt đối chiếu và tương phản thì
không thật sự thể hiện rõ ràng.
Trong thực tiễn nghiên cứu, hàng loạt các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ,
việc phân tách ra cái giống nhau và khác nhau trong đối chiếu là rất khó. Nó
được thực hiện một cách đồng thời. Xác định cái khác nhau phải biết cái
giống nhau cùng tồn tại giữa các sự vật. Song bao giờ cái khác nhau cũng dễ
nhận thấy hơn. Vấn đề là ổn định hướng mục đích của các công trình nghiên
cứu. Tìm cái chung hay cái riêng, cái phổ quát hay loại biệt, nhằm mục đích
lý luận hay thực tiễn và cả phạm vi ứng dụng nào? Trả lời các câu hỏi đó là ở
các công trình cụ thể, của các nhà nghiên cứu cụ thể. Nói chung, nghiên cứu
đối chiếu giúp ta xác định cái giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về
mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng.
1.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp đối chiếu hay phương pháp ngôn ngữ học đối chiếu có
một hệ thống nguyên tắc, thủ pháp nghiên cứu riêng. Nó khác với phương
pháp miêu tả và phương pháp so sánh – lịch sử. Nhưng đồng thời, phương
pháp nghiên cứu này có kế thừa và sử dụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên
cứu miêu tả và so sánh – lịch sử. Chính điều này tạo ra đặc điểm riêng, lợi thế
và triển vọng của phương pháp nghiên cứu đối chiếu.
Trước hết chúng ta hãy xem xét một số đặc điểm chủ yếu của phương
pháp đối chiếu.
1. Xác lập cơ sở đối chiếu: Xác lập cơ sở đối chiếu là xác định đối tượng
nghiên cứu cụ thể, định rõ đặc điểm đối tượng và định hướng các hoạt động,
các bước nghiên cứu nhất định.
Cơ sở đối chiếu là những giống nhau và khác nhau hay những tương đồng
và loại biệt của phạm vi đối tượng được khảo sát. Thông thường các ngôn
ngữ, các hiện tượng càng giống nhau thì càng có nhiều điểm chung, dấu hiệu
16
chung. Nếu như hai hay một số ngôn ngữ, hiện tượng càng khác nhau thì
những điểm khác, dấu hiệu khác càng nhiều.
Cơ sở đối chiếu của phương pháp đối chiếu không chỉ khác với phương
pháp so sánh – lịch sử (đều là so sánh ngoài – giữa các ngôn ngữ với nhau)
mà còn phân biệt đối chiếu và đối lập. Trong ý nghĩa phương pháp đối chiếu
là dùng cho đối chiếu các hiện tượng, phạm trù của các ngôn ngữ khác nhau
để tìm giống và khác nhau; trong trường hợp chỉ có khác nhau thì có thể hiểu
là tương phản. Còn đối lập dùng cho sự đối chiếu các hiện tượng trong cùng
một ngôn ngữ. Trong nghĩa riêng, đối lập là khác nhau ở hai cực trong một
phạm vi, như: danh từ và động từ, chủ ngữ và vị ngữ, nguyên âm và phụ âm,
thể hoàn thành và không hoàn thành ...
Đối chiếu phân biệt ngôn ngữ - lời nói trong biểu hiện hiện tượng không
đối lập chúng, vì có hiện tượng chuyển hoá chức năng. Ở đối chiếu người ta
không thừa nhận các cặp ngang nhau mà thừa nhận các cặp đối chiếu có giống
và khác nhau mà thường giống nhau hoàn toàn là rất hiếm thấy.
2. Phạm vi đối chiếu: Trong xác định phạm vi thường được phân giới theo các
nguyên tắc sau:
Phân biệt đối chiếu ngôn ngữ và đối chiếu dấu hiệu. Đối chiếu ngôn ngữ
quy định phạm vi nghiên cứu là các ngôn ngữ khác nhau. Đó là cách đối chiếu
tổng thể, đại quan hoặc bao quát chung. Việc chọn ngôn ngữ đối chiếu cũng
có hai khả năng chính. 1) Lấy một ngôn ngữ làm cơ sở chỉ đạo, ngôn ngữ này
là ngôn ngữ đối tượng cần phân tích, làm sáng tỏ. Ngôn ngữ (hay các ngôn
ngữ) còn lại sẽ là phương tiện, là điều kiện cho phép làm sáng tỏ đặc điểm
của ngôn ngữ đối tượng. Ngôn ngữ đối tượng cần được tập trung làm sáng tỏ
có thể hoặc là chỉ có ý nghĩa cho nó, hoặc là có thể có đại diện cho một số
ngôn ngữ khác. Nó là cá thể riêng biệt và cũng có thể là cái mẫu, là tiêu điểm
chú ý của việc nghiên cứu xét về nhiều mặt. Chẳng hạn trong quá khứ ở
phương tây tiếng Latinh đã làm tiêu điểm, là cơ sở để đối chiếu với tiếng
17
Pháp, tiếng Đức, các tiếng Slavơ. 2) Khả năng thứ hai là cả hai hay các ngôn
ngữ đối chiếu đều được chú ý như nhau. Trường hợp như thế gọi là phân tích
đối chiếu song ngữ.
Trong phân tích đối chiếu song song, phạm vi các vấn đề đối chiếu là ở cả
hai ngôn ngữ. Nó được chú ý đồng đều về tất cả các mặt ở ngôn ngữ đưa vào
nghiên cứu. Khả năng này được vận dụng để tìm cái chung và riêng ở các
ngôn ngữ được nhiều nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các phổ quát và ứng dụng
thực tiễn trong phiên dịch. Thường những phân tích như thế được tiến hành
đối với các ngôn ngữ cùng loại hình, các ngôn ngữ có cùng hoặc gần gũi về
ngữ hệ. Ví dụ: những nghiên cứu đối chiếu song song tiếng Bun-ga-ri và tiếng
Ba-lan, tiếng Nga và tiếng Bun-ga-ri v. v...
Phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu là phạm vi tất yếu phải có đối với
mọi sự nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu thường được tiến
hành trên các bình diện chính yếu sau đây:
Đối chiếu phạm trù nhằm vào việc làm sáng tỏ đặc điểm thể hiện các phạm
trù ở ngôn ngữ được nghiên cứu như phạm trù: thời, thế, xác định, không xác
định; phạm trù số, giống, cách, đa nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa...
Đối chiếu cấu trúc, hệ thống nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm, cấu tạo, những
đặc điểm giống, khác, đặc trưng của các hệ thống lớn, hệ thống con được
nghiên cứu như hệ thống âm vị, hình vị, hệ thống từ loại, hệ thống câu đơn,
câu phức v.v...
Đối chiếu chức năng và hoạt động nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm hoạt
động, hành chức của các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ.
Đối chiếu phong cách nhằm làm sáng tỏ hoạt động của các phong cách chức
năng, những nét chung và riêng của các thể hiện phong cách chức năng ở
ngôn ngữ được đối chiếu.
18
Đối chiếu lịch sử – phát triển có quan hệ với nghiên cứu lịch đại. Phạm vi
đối chiếu này nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát triển và các quá trình biến
đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu
vừa liên quan chặt chẽ với nghiên cứu so sánh – lịch sử, vừa quan hệ với loại
hình học lịch đại.
Một số phương thức đối chiếu chủ yếu. Để thực hiện nghiên cứu đối chiếu
các ngôn ngữ người ta thường sử dụng một số phương thức chủ yếu sau đây:
Phương thức đồng nhất/ khu biệt cấu trúc, đồng nhất/ khu biệt chức năng,
đồng nhất/ khu biệt hoạt động, đồng nhất/ khu biệt phong cách, đồng nhất/
khu biệt phát triển và đồng nhất/ khu biệt xã hội – lịch sử ngôn ngữ.
Phương thức đồng nhất/ khu biệt cấu trúc thừa nhận rằng ngôn ngữ là một
cấu tạo có tính cấu trúc – hệ thống. Khi đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ nhất
thiết phải đối chiếu các yếu tố, các đơn vị, các cấp độ, các mặt cấu tạo nên cái
tổ chức cấu trúc – hệ thống đó. Chẳng hạn đối chiếu ngữ âm - âm vị, mặt hình
thái học v.v... Khi thực hiện phân tích đối chiếu thường bắt đầu đồng thời hai
khâu kế tiếp nhau. Phân tích đối lập (đối chiếu trong) các đơn vị, các hiện
tượng ở cả hai ngôn ngữ theo một quan điểm lý luận thống nhất và sau đó
thực hiện đối chiếu trên cơ sở các kết quả đạt được (đối chiếu đối lập ngoài –
giữa các ngôn ngữ). Cũng có thể tổng hợp các bước phân tích đối chiếu cấu
trúc theo công thức: đối lập (phân tích) - đối chiếu.
Phương thức đối chiếu chức năng thực hiện xác định mặt giống, khác nhau
về chức năng của các hiện tượng; sự kiện ở các ngôn ngữ. Trong tiếng Việt,
Nga, Bun-ga-ri, Đức có trọng âm từ. Nhưng chức năng của trọng âm trong
tiếng Nga, tiếng Bun-ga-ri giống nhau nhiều hơn. Ví dụ trọng âm có chức
năng biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa sắc thái tu từ –
biểu cảm v.v... Cùng một hiện tượng mà khả năng hoàn thành chức năng,
phạm vi hoạt động không giống nhau. Điều đó cũng có thể áp dụng cho dấu
hiệu khu biệt âm vị dài, ngắn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Sự đối lập a (dài/
19
ngắn) i (dài/ngắn) trong tiếng Anh có ý nghĩa âm vị học, còn trong tiếng Việt
thì lại không có giá trị ấy.
Phương thức đồng nhất/ khu biệt hoạt động góp phần xác định sự thông
dụng, tính phổ biến hay hạn chế của các hiện tượng, sự kiện ngôn ngữ đều có
trong các ngôn ngữ đối chiếu. Phương thức này chỉ rõ các hiện tượng ngôn
ngữ xét về mặt phương diện nào đó là giống nhau (đều có) trong các ngôn
ngữ, nhưng ở ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến, hoạt động mạnh còn ở
ngôn ngữ khác thì ngược lại. Chẳng hạn trong địa hạt từ vựng – ngữ nghĩa,
tiếng Bun-ga-ri, tiếng Việt đều có một số từ vay mượn từ tiếng Ấn - Âu
(Pháp, Latinh...) song số lượng từ mượn tiếng Pháp, Latinh trong tiếng Bunga-ri khá nhiều, còn từ tiếng Nga cổ trong tiếng Bun-ga-ri không thể gọi là
vay mượn vì chúng có vốn từ gốc Slavơ cổ chung.
Phương thức đồng nhất/ khu biệt phong cách nhằm làm sáng tỏ những đặc
điểm thể hiện, vận dụng phong cách chức năng ở mỗi ngôn ngữ. Phương thức
này có thể tiến hành qua nhiều giới hạn: cùng một phong cách thể loại như thi
ca, báo chí, chính luận, tiểu thuyết, khoa học kỹ thuật v.v... hoặc cùng một
phương tiện tu từ biểu cảm như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ v.v... Phức tạp hơn cả
là đối chiếu hai hệ thống phương tiện thông tin văn bản và các thể loại văn
phong thuộc về các thời kỳ xã hội lịch sử văn hoá khác nhau. Trong trường
hợp này, đối chiếu phong cách không giới hạn ở tiêu chuẩn ngôn ngữ tín hiệu
mà cả ngôn ngữ - tâm lý, ngôn ngữ - xã hội, tâm lý học – xã hội. Phạm vi đối
chiếu của phương thức này có quan hệ với phương thức đồng nhất xã hội –
lịch sử.
Phương thức đồng nhất/ khu biệt phát triển dùng để xác định đặc điểm và
chiều hướng phát triển của các ngôn ngữ. Phương thức này giả định rằng: mỗi
ngôn ngữ, xét về bình diện động, luôn luôn có thay đổi, phát triển. Sự phát
triển ngôn ngữ thể hiện ở các thay đổi cấu trúc nội bộ, phạm vi hoạt động,
20
chức năng của nó trong quan hệ với những điều kiện, hoàn cảnh xã hội ở diện
tiến trình.
Phương thức đồng nhất/ khu biệt xã hội, lịch sử quy định, xem xét các
hiện tượng ngôn ngữ, không chỉ trong quan hệ với xã hội – lịch sử mà chủ
yếu là bình diện xã hội lịch sử trong vận dụng, sử dụng một hiện tượng này
khác của hệ thống ngôn ngữ. Cùng những từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, trắng và
các hiện tượng, tượng trưng không giống nhau đối với các xã hội – ngôn ngữ,
dân tộc – ngôn ngữ khác nhau. Phương thức đồng nhất xã hội lịch sử trong
vận dụng ngôn ngữ sẽ cho chúng ta biết cái chung, cái riêng. Chính nhờ xác
định được những đặc trưng đó mà cho phép chúng ta không chỉ xác định được
loại hình phong cách chức năng mà cả loại hình giao tiếp – văn hoá ngôn
ngữ, giúp chúng ta hiểu ngôn ngữ qua lăng kính văn hoá và ngược lại văn hoá
qua hiện thực ngôn ngữ.
1.4.So sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của thành ngữ
Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ rất biện chứng. Từ lâu các nhà ngôn
ngữ học và văn hoá học đã nhìn thấy và nghiên cứu mối quan hệ này. Mối
quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ được thể hiện trong tất cả các cấp độ của
ngôn ngữ. Đặc biệt, thành ngữ là một trong những lĩnh vực thể hiện rất rõ mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá.
Để góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ
trong thành ngữ, chúng tôi sẽ phân tích hình ảnh mắt và mặt trong thành ngữ
Việt – Anh để làm ví dụ.
Khảo sát thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy đa số thành ngữ mắt và
mặt trong tiếng Việt tập trung miêu tả vẻ bề ngoài của con người (cổ cong
mặt lệnh, đầu trâu mặt ngựa, mặt ủ mày chau, mặt sứa gan lim, con mắt là
mặt đồng cân, da ngà mắt phượng, mắt cú da lươn, mắt sắc như dao cau...).
Không chỉ sử dụng mắt và mặt để miêu tả vẻ bề ngoài, người Việt còn dùng
mắt và mặt để miêu tả tâm sinh lý của con người (đỏ như mắt cá chày, ham
21
lợi trước mắt quên hoạ sau lưng, chướng tai gai mắt, tay bắt mặt mừng, tắm
khi nào vuốt mặt khi ấy, ngoảnh mặt làm ngơ...).
Mắt trong tiếng Việt, ngoài chức năng miêu tả chức năng thị giác, mắt còn
được sử dụng miêu tả đánh giá con người, thái độ của con người (ví dụ: coi
đời bằng nửa con mắt, khuất mắt cho qua, sáng con mắt chặt đầu gối, nhắm
mắt bước qua...).
Tương tự như thành ngữ tiếng Việt, mắt (eye) trong tiếng Anh cũng được
sử dụng khá nhiều trong số lượng TNBPCTKM. Song, khác với thành ngữ
tiếng Việt, các TN TA có từ chỉ mắt chỉ tập trung miêu tả các hoạt động liên
quan tới chức năng thị giác của đôi mắt (ví dụ: cast an eye over something đặt mắt vào cái gì - nhìn lướt qua, keep one’s eye peeled for something – xem
xét một cách cẩn thận, tinh mắt, catch somebody’s eye – bắt mắt...). TN TA
cũng có miêu tả thái độ của con người, nhưng số lượng không đáng kể (ví dụ:
do something in the eye – xúc phạm hoặc làm nhục ai, find favour in
somebody’s eye – giành được thiện cảm của ai....). TN TA khác với TN TV là
hầu như không miêu tả tâm sinh lý con người.
Mặt (face) trong các TN TA thường dùng để miêu tả quan điểm, thái độ
(ví dụ: laugh in somebody’s face – cười vào mặt ai, coi thường người khác,
cut off one’s nose to spite one’s face – cắt mũi để trả đũa mặt – làm một hành
động dại dột, uống dấm để đỡ khát, set face against somebody – nhất quyết
chống lại ai...). Thành ngữ có từ chỉ mặt trong tiếng Anh hầu như không miêu
tả vẻ bề ngoài cũng như đánh giá con người như ở các thành ngữ tiếng Việt.
Chúng tôi đồng ý kiến với Bùi Khắc Việt về sự khác nhau giữa tính biểu
trưng và tính hình ảnh. Bùi Khắc Việt cho rằng: “Khái niệm biểu trưng rộng
hơn khái niệm tính hình ảnh. Do sự vật hoặc tính hình ảnh có một số phẩm
chất nào đó chung với điều nó biểu trưng gợi cho ta một ý niệm về nội dung
biểu hiện. Mối quan hệ giữa sự vật hoặc hình ảnh với ý nghĩa biểu trưng
trong nhiều trường hợp có tính chất ước lệ” [27]. Xét trong thành ngữ tiếng
22
Việt thì thành tố chỉ mắt và mặt biểu trưng cho con người. Do đó, thành ngữ
tiếng Việt đều bị chi phối bởi sắc thái nghĩa là con người, nên tập trung vào
miêu tả vẻ bề ngoài của con người, hoặc đánh giá tính cách của con người.
Trong tiếng Anh, do người Anh nhìn hình ảnh mắt và mặt có khác nên tính
biểu trưng trong thành ngữ cũng khác. Trước tiên, mắt bao giờ cũng được
người Anh coi là “cửa sổ tâm hồn”, nên các thành ngữ cũng bị chi phối bởi
sắc thái nghĩa như vậy, các thành ngữ có từ chỉ mắt tập trung miêu tả các hoạt
động liên quan tới chức năng thị giác của đôi mắt. Mặt được người Anh coi
đơn thuần chỉ là một bộ phận cơ thể con người, vì vậy nghĩa biểu trưng của
mặt trong tiếng Anh cũng khác với mặt trong các thành ngữ tiếng Việt, nó
không còn mang nghĩa biểu trưng là con người để mô tả vẻ bề ngoài, đánh giá
tính cách của con người nữa, mà mặt được sử dụng theo đúng ý nghĩa chức
năng của khuôn mặt.
Qua so sánh thành tố mắt và mặt trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta
thấy sự khác biệt văn hoá rất lớn giữa hai nền văn hoá này, trong khi sự tương
đồng là rất nhỏ. Điều này lý giải sự khác nhau trong ngữ nghĩa và cũng như
trong cách sử dụng các thành ngữ có chung hình ảnh là mắt và mặt. Để khắc
phục “rào cản” này, trong giảng dạy ngoại ngữ, nhất thiết phải coi yếu tố văn
hoá là một yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức cho người học.
1.5. Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn nêu một vài nét khái quát về phương pháp so
sánh đối chiếu. Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu
so sánh chung. Song ngôn ngữ học đối chiếu hình thành rất lâu sau hai ngành
ngôn ngữ học so sánh là ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học khu
vực (ngữ vực) và loại hình học. Là một ngành mới ra đời nên ngôn ngữ học
đối chiếu vẫn đang là một ngành nghiên cứu gây nhiều tranh cãi.
Trong chương này, chúng tôi cũng trình bày khái niệm về thuật ngữ so
sánh đối chiếu. Cho tới nay vẫn còn có nhiều tranh cãi về thuật ngữ so sánh
23
đối chiếu. Song khái niệm được sử dụng nhiều là: “nghiên cứu đối chiếu giúp
ta xác định được cái giống nhau và khác nhau của ngôn ngữ về mặt cấu trúc,
hoạt động và sự phát triển của chúng.”
Trong chương này, chúng tôi cũng trình bày phương pháp so sánh đối
chiếu và có đưa ra một số ví dụ so sánh đối chiếu thành ngữ có những từ chỉ
mắt và mặt trong tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp so sánh đối chiếu.
24
CHƢƠNG 2: THÀNH NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CON NGƢỜI (GIỚI HẠN
Ở KHUÔN MẶT) TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Khái niệm cơ bản về thành ngữ
Trước hết, về vị trí, TN thuộc bộ môn từ vựng học với các đối tượng
nghiên cứu là chính các đơn vị TN. Về cấu trúc, TN có diện mạo giống như
cụm từ nhưng là cụm từ đặc biệt. Là cụm từ bởi vì TN phải bao gồm ít nhất là
hai từ trở lên. Là cụm từ đặc biệt bởi TN có tổ chức cấu trúc nghiêm ngặt,
thường không được tự do thêm bớt hoặc thay đổi trật tự từ trong kết cấu. TN
có những đặc tính như có tính cố định cao, có tính biểu trưng, có nghĩa tổng
thể, và thường được dùng như những đơn vị có sẵn trong NN, cả trong NN
hội thoại thường nhật hoặc NN hội thoại của các nhân vật trong các tác phẩm
văn học, đồng thời có tính biểu cảm cao.
Có hàng trăm các định nghĩa khác nhau về TN ở các thứ tiếng khác nhau
trên thế giới. Tuy nhiên, đã là TN thì phải thoả mãn hầu hết các tiêu chí dưới
đây:
1. Những TN thực sự là những TN có nghĩa tổng thể hoặc gần như tổng thể
mang tính biểu trưng, nghĩa là, các từ thành phần có mối liên hệ nghĩa gần
như hoà quyện vào nhau và làm mất đi những nét nghĩa riêng của từng từ nếu
chúng đứng độc lập trong bối cảnh khác;
2. Những TN được coi là TN thực sự có thể có một cấu trúc chệch khỏi mô
hình cấu trúc bình thường trong NN. Nhưng không phải tất cả những kết cấu
“chệch hướng” đó đều là TN.
3. Nhìn chung, TN không dễ dàng chấp nhận việc tự do thêm bớt vào cấu trúc
của mình.
Như vậy, có thể chấp nhận một TN là một ngữ phức hợp có nghĩa tổng
thể thống nhất, mang tính biểu trưng cao, có hình thức cơ bản cố định và
trong từng trường hợp cụ thể có ý nghĩa phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu TN trong tiếng Anh và tiếng Việt
25
Có thể nói, TN TA đã được nghiên cứu khá hệ thống với các cách tiếp
cận khác nhau, phong phú và đa dạng. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu TN TA
đã phát triển hướng đi của mình là nghiên cứu TN từ góc độ NN học chức
năng, khác hẳn với lối đi truyền thống của các nhà nghiên cứu TN TV.
Cũng như các thứ tiếng khác, TN TA được các nhà nghiên cứu quan
tâm với ý kiến khác nhau về khái niệm, cấu trúc, và phân loại. Nhìn chung các
TN TA có cấu trúc thành phần cố định bao gồm có ít nhất là hai từ trở lên với
cấu trúc có thể là một cụm từ hoặc một câu. Trong Anh ngữ có một số tác giả
như Hockett (1958), Katz và Postal (1963) cho rằng TN cũng chỉ có thể bao
gồm một từ và khó được đại đa số chấp nhận. Hockett (1958) cho rằng ngữ
cảnh là điều kiện tiên quyết để xác định một TN thực sự là một TN hay
không, mặc dù ông không để ý tới một thực tế là TN cũng có thể là những tổ
hợp từ có khả năng kết hợp cố định (fixed collocation).
Trên thực tế, đại đa số các tác giả (Wood, 1986; Cowie et al. 1975,
1983; Long et al., 1979; Smith, 1925; Malkiel, 1959; Weinreich, 1969;
Makkai, 1972; Fernando và Flavell, 1981; Strassler, 1982; Pawley và Syder,
1983; Pawley, 1986) cho rằng TN là một biểu ngữ đa từ (multiword
expression) với những đặc điểm ngữ pháp khác hẳn với các cụm từ tự do khác
đó là tính TN, hay còn gọi là tính thống nhất về nghĩa (semantic unity) và tính
cố định hoặc tương đối cố định của các từ thành phần. Nói cách khác một tập
hợp từ càng có ít khả năng thay đổi một trong các từ thành phần bao nhiêu,
tập hợp từ đó càng có nhiều khả năng là TN bấy nhiêu. Một số những đặc
điểm khác nhau nữa là biểu ngữ đa từ có số lượng từ hạn chế, trong khi đó,
cụm từ tự do có số lượng mở rộng không hạn định. Tuy nhiên, trong bao
nhiêu trường hợp, TN có thể hiểu theo hai cách cả nghĩa bóng và nghĩa đen.
Ví dụ one in the eye (“một trong mắt” (nghĩa đen) và “thất bại ê chề” (nghĩa
thành ngữ;); play it by ear (“chơi nó bằng tai” (nghĩa đen) và “tuỳ cơ ứng
biến” (nghĩa bóng). Những TN như thế này được Makkai (1972) gọi là những