Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********************

BÙI THỊ NGA

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM
CÂU CHỮ “把” TRONG TIẾNG HÁN
(TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC MÔ HÌNH CÂU TƯƠNG ĐƯƠNG
CỦA TIẾNG VIỆT)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 50408

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS

Nguyễn Văn Khang

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Hà Nội - 2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********************

BÙI THỊ NGA

BÁO CÁO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ
VĂN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM
CÂU CHỮ “把” TRONG TIẾNG HÁN
(TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC MÔ HÌNH CÂU TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Hà Nội - 2005


MC LC
Phn m u.....................................................................................................6
1. Mc ớch v ý ngha ca lun vn..................................................................6
2. i tng v phm vi nghiờn cu..................................................................7
3. Nhim v ca lun vn...................................................................................7
4. Phng phỏp nghiờn cu................................................................................8
5. Cu trỳc ca lun vn.....................................................................................8
Chng 1: Lch s vn ................................................................................9
1. Tng quan tỡnh hỡnh nghiờn cu cõu ch t trc n
nay....................9
1.1. Giai on trc gii phúng (1949)..............................................................9
1.2.Giai on t 1950 n 1969.......................................................................11

1.3. Giai on nhng nm 70 v u nhng nm 80........................................14
1.4. Giai on nhng nm 90 ca th k 20.....................................................17
2. Nhng vn t ra hin nay i vi vic nghiờn cu cõu ch .........20
3. Nhn din cõu ch - đối t-ợng khảo sát của luận văn ........................ 21
3.1. Nguồn gốc của giới từ .......................................................................21
3.2. Cõu ch .............................................................................................27
Chương 2: Đặc điểm của câu chữ ...................................................... ..30
1. c im kt cu ca cõu ch ............................................................
30
1.1. Mô hình chung về kết cấu của câu chữ ........................................... .30
1.1.1. Mụ hỡnh chung.......................................................................................30
1.1.2. Mụ hỡnh cõu ch trong s dng giao tip.....................................33
1.1.3. Nhng im cn chỳ ý...........................................................................38

2


1.2. Cỏc thnh phn cõu ch .................................................................. .41
1.2.1. Thnh phn ch ng trong cõu ch .............................................. .41
1.2.2. Thành phần vị ngữ trong câu chữ ................................................. .44
1.2.3. Thnh phn tõn ng trong cõu ch .............................................. 50
1.2.4. Thành phần trạng ngữ trong câu chữ ........................................ ... 56
1.2.5.Thnh phn b ng trong cõu ch ..................................................61
1.2.6. Các thành phần liên quan khác sau động từ...........................................63
1.2.7. Nhận xét.................................................................................................65
2. Đặc điểm ngữ nghĩa và sử dụng của câu chữ .......................................66
2.1. c im ng ngha..................................................................................66
2.1.1. c im chung.....................................................................................66
2.1.2. Phõn loi ng ngha trong cõu ch ................................................66
2.2. c im s dng ca cõu ch .........................................................76

2.2.1. Đặc điểm chung.....................................................................................76
2.2.2. Chức năng của câu chữ ................................................................83
Chng 3: Cõu ch đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán: lỗi và
cách khắc phục...............................................................................................90
1. Câu chữ với câu tương đương trong tiếng Việt...................................90
2. Cỏc li thng gp ca sinh viờn Vit Nam khi s dng cõu ch .......95
2.1. Nhận xét chung.........................................................................................95
2.2. Những lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi sử dụng câu chữ ........... 95
2.2.1. Li sai v ý ngha...................................................................................95
2.2.2. Li sai v kt cu...................................................................................99

3


2.2.3. Lỗi sai về ngữ dụng..............................................................................112
3. Nguyên nhân gây lỗi và cách khắc phục....................................................114
3.1. Nguyên nhân gây lỗi...............................................................................114
3.2. Kiến nghị cách khắc phục lỗi..................................................................118
3.2.1. Kiến nghị về giảng dạy........................................................................118
3.2.2. Kiến nghị về biên soạn tài liệu giảng dạy............................................125
Kết luận.........................................................................................................132
Tài liệu tham khảo.......................................................................................134
Tư liệu trích dẫn...........................................................................................136

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của luận văn
Trong những năm gần đây, quan hệ giao lưu với Trung Quốc trên tất cả

các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật … đã và đang trở
thành một nhu cầu thiết thực của nước ta nhằm hoà nhập vào sự phát triển của
thế giới, đặc biệt là hoà nhập và theo kịp sự phát triển của các nước trong khu
vực châu Á. Ngoại ngữ là một trong những phương tiện để làm cho các mối
giao lưu thêm bền vững và sâu sắc. Nhu cầu học ngoại ngữ nói chung và tiếng
Hán nói riêng ngày càng phát triển. Khuynh hướng nghiên cứu đối chiếu các
vấn đề, các hiện tượng ngữ pháp hoặc các phạm trù của các ngoại ngữ với
tiếng Việt nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu cho việc giảng dạy ngoại ngữ
và dịch thuật ngày trở nên phổ biến. Tìm hiểu tiếng Hán từ góc độ lý luận,
đưa ra những định hướng nâng cao hiệu quả của việc học tiếng Hán với tư
cách là một ngoại ngữ đang là một nhu cầu cấp bách đối với người nghiên
cứu ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam hiện nay.
Khác với các ngôn ngữ tổng hợp tính, tiếng Việt và tiếng Hán đều thuộc
loại hình ngôn ngữ đơn lập, vì thế, bên cạnh những điểm giống nhau, thì cũng
có những điểm khác nhau, nhất là những điểm khác nhau rất tinh tế. Câu chữ
“把” là một trong những trường hợp như vậy. Câu chữ “把” là loại câu đặc
thù có tần số sử dụng tương đối cao trong tiếng Hán, có cách dùng khá phức
tạp. Cũng chính vì cách dùng phức tạp và những điểm khác xa so với tiếng
Việt của câu chữ “把” mà người nước ngoài nói chung và người Việt Nam
nói riêng, ngay cả những người có nhiều kinh nghiệm học tập và đã trải qua
thực tế nhiều năm sử dụng ngoại ngữ cũng không tránh khỏi sai sót trong quá
trình sử dụng loại câu đặc biệt này. Vì vậy, vấn đề đặt ra là học và sử dụng
câu chữ “把” như thế nào để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Ở Trung
Quốc, mặc dù câu chữ “把” được giới Hán ngữ học quan tâm từ những năm
đầu của thế kỷ 20 (1924) và trở thành một phần không thể thiếu trong các
sách ngữ pháp tiếng Hán, nhưng, cho đến nay, vẫn vắng bóng một công trình
tầm cỡ chuyên về khảo sát câu chữ “把”. Tình hình tiếng Hán ở Việt Nam với
tư cách là một ngoại ngữ cũng không ngoại lệ. Mặc dù, có cả một bề dày dạy
và học tiếng Hán, nhưng những công trình nghiên cứu, khảo sát về câu chữ “
5



把” trong sự đối chiếu với mô hình câu tiếng Việt phục vụ cho dạy học, cho
đến nay hầu như chưa có.
Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng tôi chọn khảo sát đặc điểm của câu
chữ “把” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này nhằm mục đích: giới thiệu
câu chữ “把”, hệ thống lại nó, tìm ra các mô hình câu tương đương trong
tiếng Việt, chỉ ra các lỗi sai, nguyên nhân và cách khắc phục để góp phần vào
đối chiếu ngữ pháp với tiếng Việt. Thông qua đó, tìm ra đặc thù trong tư duy
dân tộc thể hiện ở tư duy ngữ pháp, góp phần vào việc dịch thuật. Chúng tôi
hy vọng rằng, việc khảo cứu này phần nào giúp sinh viên Việt Nam có thêm
những hiểu biết nhất định về câu chữ “把”, từ đó tránh được những lỗi sai, sử
dụng một cách chuẩn mực và có hiệu quả loại câu đặc thù này trong mọi tình
huống giao tiếp cũng như dịch thuật, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học
tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ ở Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích và ý nghĩa nêu trên luận văn xác định đối tượng nghiên
cứu là: câu chữ “把” trong tiếng Hán hiện đại về cấu trúc và chức năng biểu
đạt của nó. Phạm vi nghiên cứu là câu chữ “把” trong hệ thống ngữ pháp
tiếng Hán và câu chữ “把” trong giao tiếp.
Tư liệu tham khảo là các từ điển Hán ngữ hiện đại, các nguồn tư liệu
giảng dạy ở các trường đại học lớn tại Trung Quốc và các công trình nghiên
cứu về vấn đề này của các học giả Trung Quốc. Như vậy, câu chữ “把” sẽ
được xét đến trên cả hai bình diện bản thể và ngữ dụng, tức là cả mặt tĩnh và
mặt động của nó.
3. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
(1) Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu câu chữ “把” từ trước
đến nay.
(2) Khảo sát đặc điểm của câu chữ “把” bao gồm: miêu tả, khái

quát khái niệm, đặc trưng kết cấu, đặc trưng ý nghĩa, đặc trưng
ngữ pháp, yêu cầu điều kiện, chức năng của câu chữ “把”.
(3) Đối chiếu câu chữ “把” với các mô hình câu tương đương trong
tiếng Việt.
6


(4) Chỉ ra các lỗi sai thường gặp của sinh viên Việt Nam, nguyên
nhân và cách khắc phục, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị
về phương pháp giảng dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: diễn dịch,
quy nạp, và phương pháp đối chiếu so sánh. Cụ thể là:
- Phân tích diễn giải các quan điểm về vấn đề câu chữ “把” từ năm 1924
đến nay và khái quát thành các luận cứ.
- Miêu tả hệ thống hoá các đặc điểm về cấu trúc, đặc trưng ý nghĩa, đặc trưng
ngữ pháp, yêu cầu điều kiện cũng như chức năng biểu đạt của câu chữ “把”.
- Trên cơ sở lý thuyết, kết hợp với kinh nghiệm thực tế nhiều năm làm
công tác giảng dạy tổng hợp lại các lỗi sai chủ yếu mà sinh viên Việt Nam
thường mắc khi sử dụng câu chữ “把”, phân tích nguyên nhân các lỗi sai, đưa
ra cách khắc phục.
- Quy nạp các điểm tương đồng và khác biệt của câu chữ “把” trong
tiếng Hán với một số đơn vị ngôn ngữ có chức năng tương đương trong tiếng
Việt .
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và giới thiệu tài liệu luận văn gồm ba
chương:
Chương một: Lịch sử vấn đề
Chương hai: Đặc điểm của câu chữ “把”
Chương ba: Câu chữ “把” đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán: lỗi

và cách khắc phục

7


Chương 1
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu câu chữ “把” từ trước đến nay
Câu chữ “把” là một loại câu cơ bản, phổ biến trong tiếng Hán hiện đại
và là một trong những hiện tượng ngữ pháp đặc trưng nhất của ngữ pháp tiếng
Hán. Vì thế, ngay từ năm 1924, nó đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà Hán ngữ học. Có thể coi đây là một trong những vấn đề nghiên cứu
lâu đời nhất trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán hiện đại trong vòng
80 năm qua. Xét về tiến trình và nội dung nghiên cứu có thể chia việc nghiên
cứu câu chữ “把” thành 4 giai đoạn sau:
1.1. Giai đoạn trước giải phóng (1924-1949)
Vấn đề nghiên cứu câu chữ “把” được đề cập đến đầu tiên trong tác
phẩm “新著国语文法” Văn pháp quốc ngữ mới)của tác giả Lê Cẩm Hy xuất
bản năm 1924. Tác giả đã tiến hành phân tích kết cấu câu chữ “把”. Theo Lê
Cẩm Hy thì tác dụng của câu chữ “把” trước hết nằm ở tân ngữ sau động từ.
Ví dụ:
(1) 我把一本書送給張先生。(Lê Cẩm Hy, 1955: 36)
(Tôi tặng một cuốn sách cho anh Trương)
(2)劉婆把她的女兒打份得如華技招展一般。(Lê Cẩm Hy, 1992: 183)
(Bà Lưu trang điểm rất đẹp cho cô con gái mình)
(3) 我們要把這一班 “貪官污史” 殺得干干淨淨。(Lê Cẩm Hy, 1932: 23)
(Chúng ta phải giết sạch bọn tham quan vô lại)
8



Lê Cẩm Hy cho rằng, tiếng Hán dùng chữ “把” để đề cập tân ngữ là do
ảnh hưởng từ văn học, nhu cầu tu từ, tình hình thực tế và những nhân tố khác.
Chẳng hạn, tân ngữ càng phức tạp thì càng phù hợp cho việc sử dụng câu chữ
“把 ”, các thành phần phụ của động từ càng nhiều thì càng thích hợp cho việc
sử dụng chữ “把” để chỉ mối quan hệ giữa động từ và tân ngữ. Sở dĩ có tình
hình như vậy là vì, thành phần phụ càng nhiều, tân ngữ càng phức tạp, thì
càng thích hợp cho dùng chữ “把” để gây sự chú ý đối với những thành phần
ở trước động từ. Thành phần phụ của động từ càng nhiều thì càng không thể
không dùng chữ “把” để nhấn mạnh tân ngữ ở trước động từ, v.v... Tất cả
những đặc điểm đó đều xuất phát từ yêu cầu tu từ của tiếng Hán hiện đại,
đồng thời nó cũng phù hợp với mạch tự nhiên của ngôn ngữ, làm cho ngữ khí
câu trở nên thông thoát hơn. Và cũng chính yêu cầu tu từ đã làm cho cách tổ
chức của tiếng Hán cận hiện đại có nhiều thay đổi. Có thể thấy, kết quả
nghiên cứu về câu chữ “把” của Lê Cẩm Hy đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấu trúc câu hữu quan với câu chữ “把” vào
cuối những năm 70 và thập niên 90.
Từ góc độ ý nghĩa ngữ pháp, Vương Lực đã cho ra đời thuyết“处置” (xử lý)
trong các tác phẩm như:“现代汉语语法”(Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại)(1943);
“中国语法理论”(Lý luận ngữ pháp tiếng Hán) (1944) và “中国语法要略”(Đề
cương ngữ pháp tiếng Hán) (1946), mở đầu cho trào lưu nghiên cứu về ý
nghĩa ngữ pháp của câu chữ “把” trong giới ngữ pháp học Trung Quốc. Theo
ông, hình thức “xử lý” ở đây được hiểu là sự sắp xếp, đối phó với người như
thế nào, hoặc xử lý sự vật, tiến hành sự việc như thế nào. Từ sau khi Vương

9


Lực đưa ra khái niệm này, mọi người đều cho rằng, tác dụng cơ bản của câu
chữ “把” là biểu thị sự xử lý của động từ vị ngữ đối với tân ngữ.
Cũng trong khoảng thời gian Vương Lực đưa ra thuyết “xử lý” thì Lã

Thúc Tương cũng đã cho ra đời thuyết “行为动词” Động từ hành vi), thuyết
“宾语有定” (Tân ngữ xác định) và thuyết “复杂谓语” (Vị ngữ phức tạp). Tác
giả đã đi sâu phân tích một cách toàn diện về các điều kiện đối với câu chữ
“把”, đó là hạn chế ý nghĩa của động từ, tính chất của tân ngữ, tính chất của
các thành phần khác trước và sau động từ vị ngữ trong câu chữ “把”. Với hai
tác phẩm:“汉语语法概括” (Tóm tắt ngữ pháp tiếng Hán) (1942) và “把字句
的用法研究” (Nghiên cứu cách dùng câu chữ “把”) (1948). Lã Thúc Tương
đã trở thành người đầu tiên có những nghiên cứu một cách tổng hợp về câu
chữ “把” trong tiếng Hán hiện đại. Lã Thúc Tương (1948) cho rằng, ý nghĩa
“xử lý” của động từ, tính xác định của tân ngữ đều là điều kiện tiêu cực, chỉ
có điều kiện thứ ba – thành phần trước và sau động từ mới có tính chất tích
cực thúc đẩy sự phát triển câu chữ “把” trong tiếng Hán hiện đại. Cách tiếp
cận nghiên cứu câu chữ “把” của Lã Thúc Tương đã khơi nguồn cho việc
nghiên cứu điều kiện cấu thành câu chữ “把”. Có thể thấy, thuyết “xử lý” của
Vương Lực và điều kiện nghiên cứu đối với câu chữ “把” của Lã Thúc Tương
đã hình thành hai trường phái nghiên cứu của giới ngữ pháp học.
1.2 Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1969
Vào những năm 50, 60 việc nghiên cứu câu chữ “把” bước sang giai
đoạn hai, phát triển theo hai chiều là chiều ngang và chiều dọc.
10


1.2.1. Phát triển theo chiều ngang: chủ yếu gồm các nội dung sau:
1/ Sửa đổi và bổ sung học thuyết của Lê Cẩm Hy, Vương Lực và Lã
Thúc Tương, tiến hành thảo luận về thuyết “xử lý”, từ đó hình thành ba
trường phái, trường phái chính, trường phái đối lập và trường phái những
người biện hộ cho quan điểm của trường phái chính.
Nói đến trường phái chính phải kể đến Vương Lực (1958). Vương Lực
đã kiên trì với thuyết “xử lý” và tiếp tục sửa đổi bổ sung, phát triển thuyết “xử
lý”. Trường phái thứ hai là trường phái ủng hộ trường phái chính, tiêu biểu là

tác phẩm “Câu chữ „把‟ và câu chữ „被‟” của Vương Hoàn (1957). Trường
phái thứ ba đối lập gồm: Hồ Phụ, Văn Luyện (1995) và Dương Đông Hán
(1958). Trong bài nói về “Vấn đề câu chữ „把‟”, Hồ Phụ, Văn Luyện cho rằng,
cách nói “xử lý” của Vương Lực là tương đối gượng ép. Bởi vì trong thực tế
ngôn ngữ, có rất nhiều câu không mang ý nghĩa xử lý cũng thường dùng câu
chữ “把” để biểu đạt.
Ví dụ:
(1) 牆上那枚釘子把我的衣服撕破了。
(Cái đinh ở trên tường đã cào rách cái áo của tôi mất rồi)
(2) 這次病把我折磨得苦了。
(Trận ốm lần này đã làm tôi vô cùng khổ sở)
Theo hai tác giả, nếu như căn cứ vào quan điểm của Vương Lực về khái
niệm câu chữ “把” thì 2 ví dụ trên rất khó lý giải. Trong bài: “论把字句”
(Bàn về câu chữ “把”), học giả Lương Đông Hán cho rằng, nếu xuất phát từ
quan điểm dùng câu chữ “把” để biểu thị xử lý thì những ví dụ sau sẽ rất khó
lý giải.
11


Ví dụ:
(3)他在吃飯的時候, 把 一塊沒有嚼蘭的牛肉卡在食道裡, 咽不下去。
(Lúc ăn cơm, anh ta bị nghẹn một miếng thịt bò ở thực quản, nuốt
không nổi)
(4) 我把那五百塊錢丟了, 要賠他。
(Tôi đánh mất năm trăm nghìn đồng đó rồi, phải đền cho anh ấy)
Chúng ta đều biết rằng dù là ai thì cũng không muốn miếng thịt nghẹn ở
cổ, cũng như vậy chẳng ai muốn đánh mất tiền để phải đền bù cả.
Trong cuốn: “略谈现代汉语语法” (Bàn về ngữ pháp tiếng Hán hiện
đại) (1955), tác giả Tống Ngọc Trụ cho rằng cái gọi là tác dụng “xử lý”, nhìn
vào mặt chữ mà nói không thể đơn giản lý giải là sự xử lý của người đối với

sự vật mà nên lý giải là ảnh hưởng tích cực của động tác mang tính tiêu biểu
cho vị ngữ. Động từ trong câu đối với thành phần bị động của giới từ “把”,
làm nảy sinh một sự biến hoá, một kết quả hoặc một trạng thái nào đó. Vì vậy,
“xử lý” ở đây là để chỉ mối quan hệ giữa động từ và đối tượng chịu sự tác
động của động tác, không nhất thiết là động tác mang tính mục đích của
người hoặc sự vật.
2/ Nghiên cứu câu chữ “把” từ nhiều phương diện. Nội dung chủ yếu
gồm:
- So sánh cách dùng của giới từ “把” (mang, đem) với các động từ khác
như “拿” (cầm, mang) và giới từ “用” (dùng), ví dụ như bài: “语文学习”
(Học tập ngữ văn) của Vương Lực (8 /1954), bài viết:“„把‟与„以‟的比较”

12


(so sánh giữa giới từ “把 ”với từ “以”) đăng trên tạp chí Ngữ văn Trung
Quốc (4/1960) của Lưu Thế Nho.
- Tìm hiểu từ tính của chữ “把”. Ví dụ như bài viết: “把字句的问题”
(Vấn đề về câu chữ “把 ”) của Vương Huệ, đăng trên tạp chí Ngữ văn
( 3/1959).
- Chỉ ra cách dùng câu chữ “把”, cách sửa lỗi sai, ví dụ như bài viết: “把
字句的用法” (Cách dùng câu chữ “把” ) trên tạp chí Học tập ngữ văn
(4/1954) và bài: “把字句的误用” (Những lỗi sai do dùng nhầm câu chữ “把”)
của Lý Nhân đăng trên tạp chí Học tập ngôn ngữ (4/1954).
- Tranh luận về tác dụng cú pháp của chữ“把”ví dụ như bài viết: “我们
要把祁连打通”(Chúng ta phải phá bỏ núi Kỳ Liên) của tác giả Tào Phong
đăng trên tạp chí Học tập ngữ văn (5/1957) thì cụm từ “ 把祁连山”là trạng
ngữ hay tân ngữ đưa lên trước là vấn đề còn đang tranh cãi.
- So sánh động từ mang tân ngữ trong các cấu trúc câu khác nhau, ví dụ
như bài: “‟被‟字句,‟把‟字句动词带宾语” (Động từ mang tân ngữ trong câu

chữ “被”và câu chữ “把”) của Lã Thúc Tương đăng trên tạp chí Ngữ văn
Trung Quốc (4/1965).
1.2.2. Phát triển theo chiều dọc: chủ yếu là bàn về nguồn gốc hình
thành và phát triển của câu chữ “把”.
Sau khi tham khảo bài viết: “论初期处置式” (Bàn luận về cách xử lý
ban đầu) của tác giả Chúc Mẫn Triệt (3/1958). “„把‟字句, „将‟字句, „被‟字

13


句”, (Câu chữ “把”, câu chữ “将”, câu chữ “被”) của tác giả Hướng Hỉ (1957)
và trên cơ sở quan điểm của Lã Thúc Tương (1948), vào năm 1958 Vương
Lực đã đi đầu trong việc bàn về sự hình thành và phát triển của thuyết “xử lý”.
Bài: “把字句 的起源”(Khởi nguồn của câu chữ “把”) của tác giả Qua Dặc
trên tạp chí Ngữ Văn Trung Quốc (5/1958) cũng đã đề cập đến vấn đề này.
1.3. Giai đoạn cuối những năm 70 và đầu những năm 80
Có thể coi trào lưu nghiên cứu về câu chữ “把” bước vào giai đoạn thứ
ba – giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Giai đoạn này đã xuất hiện hai
khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới là khuynh hướng nghiên cứu ngôn
ngữ ở trạng thái động và khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh.
Nghiên cứu câu chữ “把” cũng vì thế mà đi theo hai khuynh hướng này.
1.3.1 Nghiên cứu câu chữ “把 ” ở trạng thái tĩnh
Đây chính là sự nghiên cứu tiếp tục trong phạm vi ngữ pháp truyền
thống, đồng thời nội dung nghiên cứu có đề cập đến hai vấn đề mới. Đó là,
nghiên cứu về ý nghĩa ngữ pháp của câu chữ “把” và việc giảng dạy cũng như
điều kiện cấu thành câu chữ “把”. Nghiên cứu về ý nghĩa ngữ pháp của câu
chữ “把” gồm hai dạng chính:
1/ Nghiên cứu mối quan hệ ý nghĩa ngữ pháp giữa tân ngữ và động từ
vị ngữ của câu chữ “把”. Tiêu biểu là các tác phẩm: “把字句谓语中的方向”
(Phương hướng động tác trong vị ngữ của câu chữ “把”) của Chiêm Khai Đệ

trên Ngữ văn Trung Quốc (2/1983), tác phẩm: “把字句研究纵横观” (Quan
điểm nghiên cứu câu chữ “把” theo chiều dọc và chiều ngang) của Thiệu

14


Kính Mẫn trên tạp chí Thời báo ngữ Văn (7/1987), bài: “把字句的论谈”(Bàn
về câu chữ “把 ”) của Cảnh Sĩ Tuấn trên tạp chí Ngữ văn (5 /1988).
2/ Nghiên cứu về hàm nghĩa của câu chữ “把”. Các tác phẩm tiêu biểu
gồm: “对把字句的探讨” (Tìm hiểu về câu chữ “把”) của Phan Văn Ngu trên
tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ (tập 3/1978), bài: “略谈把字句的
语法作用” (Bàn về tác dụng ngữ pháp của câu chữ “把”) của Tống Ngọc Trụ
trên Nội san của trường Đại học Thiên Tân (3 /1979) và bài: “关于把字句的
两个问题” (Hai vấn đề liên quan đến câu chữ “把”) trên tạp chí Nghiên cứu
ngữ văn( 2 / 1981), bài viết: “从主题 - 平论的关点看把字句” (Xem xét câu
chữ “把” từ góc độ quan điểm bình luận) của Hứa Dư Long trên tạp chí Ngôn
ngữ nước ngoài (1/ 1989).
Nghiên cứu giảng dạy câu chữ “把” cho học sinh trong nước và học
sinh nước ngoài, tiêu biểu có: “把字句的教学” (Giảng dạy câu chữ “把”) của
tác giả Lã Văn Hoa trên tập 1 tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn
ngữ”(1977), bài: “留学生习作中的病句分析” (Phân tích những lỗi sai của
lưu học sinh khi làm bài tập về câu chữ “把”) của Đồng Tuệ Quân trên tập 3
tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ (1978), bài: “把字句教学中的两
个问题” (Hai vấn đề cần lưu ý trong quá trình giảng dạy câu chữ “把”) của
Hoàng Chấn Anh trên tạp chí Giảng dạy tiếng Hán thế giới (1/1989).

15


Vấn đề nghiên cứu về điều kiện cấu thành câu chữ “把” cũng được chia

thành hai trường phái:
Thứ nhất, phân tích tính độc lập của một bộ phận nào đó trong kết cấu
của câu chữ “把”. Tiêu biểu có bài viết: “浅谈把字句状语的位置” (Lược
bàn về vị trí của trạng ngữ trong câu chữ “把”) của Trình Nghi trên tập san
của Đại học Sư phạm Hà Nam (3/1983), bài: “„把‟与兼与词组” (“把” và từ
tổ kiêm ngữ) của Triệu Hải Cường và Lê Quốc Xưởng trên Tạp chí Ngữ văn
(6 /1983), bài viết: “„把‟字句中„把‟的宾语” (Tân ngữ của chữ “把” trong câu
chữ “把 ”) của Vương Hoàng trên tạp chí Ngữ văn Trung Quốc (1/ 1985).
Thứ hai, liên kết các thành phần có liên quan trong câu chữ “把” lại với
nhau sau đó tiến hành phân tích, khảo sát. Ví dụ, như liên kết giữa kết cấu chữ
“把” với động từ mang tân ngữ... tiêu biểu cho trường phái nghiên cứu này là
bài viết: “略论„把‟字结构的句法地位” (Bàn về vị trí cú pháp của kết cấu
chữ “把 ”) của Hình Phúc Nghĩa trên tạp chí Ngữ văn (5 /7918), bài: “谓语另
带宾语的„把‟字句” (Câu chữ “把” có vị ngữ mang tân ngữ khác) của Tống
Ngọc Trụ trên tạp chí Văn học ngôn ngữ (6/1981), bài: “把字句略谈” (Lược
bàn về câu chữ “把”) của Cảnh Sĩ Tuấn trên tập san Ngữ văn (5/1988), bài
viết: “把字句中动态助词的略谈” (Bàn về trợ từ động thái “過” trong câu
chữ “把”) của Sử Kim Sinh trên tạp chí Học tiếng Hán ( 3/1988).
1.3.2. Nghiên cứu câu chữ “把 ” ở trạng thái động

16


Đây là hướng nghiên cứu mới chưa từng xuất hiện trong hai giai đoạn
nghiên cứu trước, nó bao gồm hai mặt:
1/ Nhận xét đánh giá về hoạt động nghiên cứu câu chữ “把”, gồm hai
công trình. Trong bài viết: “把字句研究概况”(Khái quát hoạt động nghiên
cứu câu chữ “把”) đăng trên tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ
(5/1978), tác giả Vũ Tư Trứ và Trịnh Đức đã giới thiệu các bài liên quan đến
câu chữ “把”, tìm hiểu điều kiện dùng câu chữ “把”. Trong bài: “把字句研究

纵横观” (Những quan điểm trong nghiên cứu câu chữ “把”) đăng trên Thời
báo ngữ văn (7/1987), tác giả Thiện Kính Mẫn đã bàn về lịch sử, hiện trạng
nghiên cứu câu chữ “把” và tiến hành sửa đổi bổ sung một số học thuyết.
2/ Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ cũng như điều kiện hạn chế giữa
câu chữ “把” cùng các kết cấu khác và mối liên hệ ý nghĩa ngữ pháp ẩn sâu
trong câu chữ “把”. Ví dụ như bài: “动补格句式” (Mô hình câu có kết cấu
động bổ) của Lý Lâm Định trên Ngữ văn Trung Quốc (2/1980), bài viết: “„在
黑板上‟ 写字及相关句式” (“Viết chữ trên bảng” và mẫu câu liên quan) của
Chu Đức Hy đăng trên tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ (1/1981).
Các bài viết trên đều trên cơ sở thảo luận các kết cấu khác để đề cập đến câu
chữ “把”. Ví dụ bài: “„把‟字句与„主谓宾‟句的转换及条件” (Điều kiện và
cách chuyển đổi giữa câu chữ “把” và câu “chủ, vị, tân”) của Phó Vũ Hiền
trên tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ (1/1981), bài: “兼语式转换成
„把‟字句式之条件初探” (Lược bàn về điều kiện chuyển từ câu kiêm ngữ

17


sang câu chữ “把”) của Vương Trương đăng trên nội san của Học viện Sư
phạm Hán Trung (1/1981), công trình: “„把‟字句及其变换句式” (Câu chữ
“把” và mô hình câu chuyển đổi) (1985) của Thiệu Kính Mẫn, bài: “„把‟字句
的特指问句式” (Câu chữ “把” nghi vấn đặc chỉ) và “„把‟字句的正反问句
式”(Câu chữ “把” nghi vấn chính phản) của Hồ Trịnh Luận đăng trên tạp chí
Học tiếng Hán (3/1988)... Tất cả các bài viết trên đều tập trung bàn về cách
chuyển từ câu chữ “把” sang các kết cấu ngữ pháp khác.
1.4. Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX
Những năm 90 của thế kỷ XX là giai đoạn thảo luận sôi nổi nhất về câu
chữ “把”. Không chỉ số lượng công trình nghiên cứu tăng lên gấp nhiều lần
mà nội dung nghiên cứu còn phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Giai
đoạn này có ba đặc điểm đáng chú ý như sau:

1/ Làm nổi bật sự so sánh và mối liên hệ của trường phái nghiên cứu
theo chiều ngang, thể hiện ở 3 mặt sau:
+ Về mặt kết cấu cú pháp chú trọng về mối liên hệ giữa các thành phần
trong câu chữ “把”, mối liên hệ giữa trợ từ động thái với động từ vị ngữ và
ngữ pháp. Ví dụ như bài: “把字句结构的语义及其语用分析”(phân tích ngữ
nghĩa và ngữ dụng của kết cấu chữ “把”) của Trương Vượng Hi đăng trên tạp
chí Nghiên cứu và giảng dạy (3/1991), bài: “把字句中的助态动词” (Trợ từ
động thái trong câu chữ “把”) của Vương Huệ trên tạp chí Học tiếng Hán
(1/1993), bài: “汉语状语的结构” (Kết cấu trạng ngữ tiếng Hán) của Đặng
Thủ Tín đăng trên tạp chí Học tiếng Hán (1/1994).
18


+ Về mặt nghiên cứu mẫu câu chuyển đổi không chỉ nghiên cứu điều
kiện chuyển đổi, so sánh câu chữ “把” với các mẫu câu khác mà còn đi sâu
nghiên cứu các hình thức đặc thù của câu chữ “把”. Ví dụ bài: “汉语 „把‟字
句和 „被‟字句新探” (Nét tìm hiểu mới về câu chữ “把” và câu chữ “被”
trong tiếng Hán) của Dịch Miên Trúc đăng trên báo Cầu thực học (4/1992),
bài: “„把‟, „被‟字句的类型及其句式转换”(Loại hình câu chữ “把”, câu chữ
“被” và cách chuyển đổi) của Lưu Tiếp Triệu đăng trên Tập san của Đại học
sư phạm Giang Tây (1/1997), bài: “兼语一般句和„把‟字句式的语义特正”
(Đặc trưng ngữ nghĩa của câu kiêm ngữ và câu chữ “把”) của Trình Kỳ Long
và Vương Tông Viêm trên tạp chí Nghiên cứu ngữ văn (1/1988), bài: “数量宾
语 „把‟字句” (Câu chữ “把” mang tân ngữ chỉ số lượng) của Lý Dụ Đức trên
tạp chí Học tiếng Hán (2 /1991).
+ Về mặt nghiên cứu giảng dạy, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu nội
dung giảng dạy câu chữ “把”, còn có bốn nội dung giảng dạy cho học sinh
dân tộc thiểu số, đối chiếu so sánh giữa tiếng Trung và tiếng Nhật. Ví dụ như
bài: “把字句课堂教学” (Giảng dạy câu chữ “把” trong nhà trường) của Trình
Tương Văn và Chu Thuý Lâm trên tạp chí Dạy tiếng Hán quốc tế (4/1992),

bài: “留学生 „把‟字结构的分析” (Cách phân tích kết cấu câu chữ “把” của
lưu học sinh) của Hùng Văn Tân trên tạp chí Dạy tiếng Hán quốc tế (1/1996),
bài: “语境理论在汉语教学中的运用” (Ứng dụng lý luận ngữ cảnh trong dạy
tiếng Hán) của Trương Dũng đăng trên tập san của Đại học Tân Cương
(1/1995), bài: “尽快走出 „把‟字句教学的误区” (Tránh mắc lỗi trong giảng
19


dạy câu chữ “把”) của Vương Quốc Hưng trên tạp chí Ngôn ngữ và phiên
dịch (3/1998), bài: “试论运用功能法教 „把‟字句” (Bàn về việc vận dụng
công năng ngữ pháp để giảng dạy câu chữ “把”) (1994) của Trình Kỳ Long...
2/ Tăng cường kết hợp giữa nghiên cứu đơn lẻ với nghiên cứu tổng hợp,
góc độ nghiên cứu ngữ pháp đa dạng. Ví dụ, trong bài: “现代汉语语法知识”
(Tri thức ngữ pháp tiếng Hán hiện đại) (1992) của Tống Ngọc Trụ, đã đề cập
đến ý nghĩa ngữ pháp và điều kiện sử dụng của câu chữ “把”, bài: “„把‟字句
的若干句法语义问题” (Một số vấn đề về ý nghĩa cú pháp của câu chữ “把”)
của Thôi Hy Lượng trên tạp chí Dạy tiếng Hán quốc tế (3/1995), tiến hành
nghiên cứu tổng hợp về ý nghĩa cú pháp của câu chữ “把”, bài: “把字句”
(Câu chữ “把”) của Hạ Tề Phúc đăng trên tạp chí Học ngữ văn (5/1991), trên
cơ sở nghiên cứu cấu trúc câu chữ “把” đưa ra 27 loại thuộc 16 nhóm cách
dùng khác nhau, bài: “语言类型学与汉语的 S -V-O 和 S- O-V ” (Tranh luận
về cấu trúc S -V-O và S- O-V của tiếng Hán và loại hình học ngôn ngữ) của
Tào Thông Tôn đăng trên Tập san của Đại học Sư phạm Thiên Tân (2/1996),
bài viết này đề cập đến câu chữ “把” từ góc độ loại hình học, bài: “„把‟字句
的构造过程与语义解释” (Quá trình hình thành và giải thích ngữ nghĩa câu
chữ “把”) của Thẩm Dương trên tạp chí Ngữ Văn Trung Quốc (6/1997)
nghiên cứu câu chữ “把” từ góc độ cấu trúc câu và ý nghĩa ngữ pháp, tác
phẩm: “论汉语语法历史” (Lược bàn lịch sử ngữ pháp tiếng Hán) (1992) của
Tôn Tích Tín, tác phẩm: “„把‟字句” (Câu chữ “把”) (1999) của Thực Điền
20



Quân – nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và ngữ nghĩa của câu chữ
“把” từ góc độ lịch sử, bài viết của Kim Lập Hâm: “„把‟字句的句法, 语义,
语境特正”(Đặc trưng ngữ cảnh, ngữ nghĩa, cú pháp câu chữ “把”) trên tạp
chí Ngữ Văn Trung Quốc (6/1997).
3/ Giảm bớt những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu câu chữ “把” và
tìm biện pháp giải quyết. Tiêu biểu có các bài viết và tác phẩm sau: bài viết:
“汉语语法研究所面临的挑战” (Những khó khăn trong việc nghiên cứu ngữ
pháp tiếng Hán) của Lục Kiểm Minh và Quách Thuế Đích trên tạp chí Dạy
tiếng Hán quốc tế (4/1998), tác phẩm: “现代汉语 „把‟字句工作的设计: 原则
与实践” (Xây dựng kế hoạch nghiên cứu câu chữ “把”: nguyên tắc và thực
tiễn) (1998) của Trịnh Định Âu, bài viết: “有关„把‟字句的若干探索” (Tìm
hiểu một số vấn đề có liên quan đến câu chữ “把”) của Trương Tế Khanh trên
tạp chí Nghiên cứu ngữ văn (1/2000).
2. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc nghiên cứu câu chữ “把”
Điểm lại tình hình nghiên cứu câu chữ “把” từ trước đến nay cho thấy,
việc nghiên cứu câu chữ “把” đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, theo các
nhà Hán ngữ học vẫn còn tồn tại ba vấn đề: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Ba vấn đề trên có liên quan đến nhau nhưng không thống nhất. Trong đó, ngữ
pháp và ngữ nghĩa là song song nhưng ngữ dụng lại là hình thức kết hợp của
ngữ pháp và ngữ nghĩa trong quá trình vận dụng ngôn ngữ thực tế. Ngữ dụng
bao hàm cả ngữ pháp và ngữ nghĩa nhưng nó không phải chỉ là kết hợp đơn
thuần của hai thành tố đó. Giải quyết một số vấn đề về kết cấu câu chữ “把”,

21


cách chuyển đổi từ câu chữ “把” sang các kết cấu khác, và đã đạt được những
thành quả nhất định, nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết.

Nguyên nhân là, trong khi nghiên cứu các hình thức kết cấu ngữ pháp các nhà
nghiên cứu đã không chú ý đến cơ sở ngữ nghĩa ẩn sâu trong mỗi kết cấu, nên
vẫn chưa giải quyết được về căn bản những vấn đề về mặt hình thức kết cấu.
Kể từ thuyết “xử lý” của Vương Lực năm 1943 cho đến nay hoạt động
nghiên cứu về ngữ nghĩa kết cấu chữ “把” không được tiếp tục duy trì thường
xuyên do việc nghiên cứu về ngữ nghĩa vẫn còn một số tồn tại nhất định. Vì
ngữ nghĩa là vấn đề trừu tượng, không có hình thức biểu hiện cụ thể, nên quan
điểm của các nhà nghiên cứu về câu chữ “把” là không thống nhất, vẫn chưa
có được quan điểm chung, rất nhiều vấn đề cơ bản chưa được giải quyết triệt
để. Chẳng hạn như: câu chữ “把” thể hiện ý nghĩa gì, điều kiện sử dụng và tác
dụng của câu chữ “把” là gì? Khi câu chữ “把” được chuyển đổi thành kết cấu
khác thì có thay đổi gì về mặt ngữ nghĩa không? Nghiên cứu về ngữ nghĩa của
câu chữ “把” là vấn đề nghiên cứu mấu chốt, bất kỳ một kết cấu ngữ pháp nào
cũng đều gắn liền với ý nghĩa ngữ pháp của nó và bất kỳ sự ứng dụng một
hình thức ngữ pháp nào đều dựa trên cơ sở ý nghĩa ngữ pháp của nó. Vì vậy, ý
nghĩa ngữ pháp luôn là mấu chốt cho việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại
của câu chữ “把”. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ngữ pháp của nước ngoài
cũng đang đi sâu tìm cách nghiên cứu về ngữ nghĩa, giới nghiên cứu ngữ pháp
trong nước cũng đã chú ý tới tầm quan trọng của vấn đề ngữ nghĩa. Xu thế
nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ cũng chuyển từ nghiên cứu kết cấu câu sang
nghiên cứu ngữ nghĩa của câu. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin
và xu thế dạy và học tiếng Hán, vấn đề ngữ nghĩa của câu đã trở thành trọng
tâm nghiên cứu và được các nhà Hán ngữ học đặc biệt chú ý. Do hạn chế về

22


vấn đề ngữ nghĩa nên hiện nay việc nghiên cứu ngữ dụng của câu chữ “把”
còn nhiều hạn chế, hy vọng rằng cùng với sự phát triển của việc nghiên cứu
ngữ nghĩa, vấn đề ngữ dụng của câu chữ “把” ngày càng được nghiên cứu sâu

hơn.
3. Nhận diện câu chữ “把 ” - đối tượng khảo sát của luận văn
3.1. Nguồn gốc của giới từ “把 ”
Giới từ “把 ” trong tiếng Hán cũng giống như giới từ “将” có nguồn
gốc từ động từ, tức là do động từ hư hoá mà thành. Thời thượng cổ, “把 ” và
“将” đều là động từ. Khi đó, nó có nghĩa tương đương với động từ “拿” (cầm,
đem), có thể dùng làm trạng ngữ chỉ phương tiện.
Ví dụ:
(1) 把 真心 待你,你 倒 不信 了。 <=> 拿 真心 待你, 你 倒 不信 了。
(现代汉语 介词 研究: 8)
(Thật lòng đối xử với bạn, bạn lại không tin)
Sau đó, phạm vi sử dụng với nghĩa “xử lý” ngày càng rộng hơn, có
nghĩa tương đương với “让” (để cho); “使” (khiến cho).
(2) 怎么 把 特务 跑 了! (胡 附, 文炼 用 例)
(Sao lại để cho tên đặc vụ bỏ chốn!)
(3) 你 可 把 我 想 死 喽! (凤 生 用例)
(Em làm cho anh nhớ chết đi được)
(4) 要把廉洁奉公作为推荐考察,任用干部的重要条件。
23


(现代汉语介词研究: 25)
(Cần phải coi phẩm chất đạo đức liêm khiết công bằng là một điều kiện
quan trọng để tiến cử, khảo sát và tuyển dụng cán bộ)
Do yêu cầu phát triển của ngôn ngữ, động từ “把” dần dần hư hoá thành
giới từ, vì vậy chúng ta có câu chữ “把 ”. Mô hình là:
S + 把 + danh từ/ đoản ngữ danh từ/ đoản ngữ động từ + V...
Câu chữ “把 ” theo mô hình trên có tác dụng biểu đạt các ý nghĩa sau:
- Làm cho một sự vật đã xác định nào đó sau khi bị xử lý làm nảy sinh
một sự thay đổi hoặc biến hoá nào đó.

- Làm cho một sự vật đã xác định sau khi bị ảnh hưởng làm nảy sinh
một kết quả nào đó. Sau động từ thường mang bổ ngữ biểu thị kết quả, trạng
thái hoặc xu hướng.
- Đưa ra phương thức mà hành vi động tác dựa vào đó thi hành, có
nghĩa tương đương với “用” (dùng). Sau động từ có danh từ biểu thị nơi chốn .
- Biểu thị quan hệ đối xử, có nghĩa tương đương với “对”, “对待” (đối
đãi, đối xử).
Từ “把” là từ đa loại (một từ mang nhiều từ tính), ngoài từ loại là động
từ, giới từ như đã trình bày ở trên, còn là trợ từ. Khi “把” làm trợ từ, nó dùng
sau số từ “百”, “千”, “万” (trăm, ngìn, vạn) và lượng từ “丈”, “里”, “斤”,
“个”, “块”...... (trượng, dặm, cân, cái, đồng .....) để biểu thị số ước lượng gần
bằng một con số nào đó.

24


×