Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.89 KB, 116 trang )

Tr-ờng đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
----------------

TÔ THị KIM THOA

MảNG KịCH DựA TRÊN TíCH TRUYệN
DÂN GIAN CủA LƯU QUANG Vũ

luận văn thạc sĩ văn học

Hà Nội - 2011


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Làm việc, làm việc để chiến thắng thời gian và bóng tối” [63; 482], suốt
cuộc đời mình, Lưu Quang Vũ đã dốc hết bầu tâm huyết, thiêu đốt khối óc, con
tim để cống hiến tài năng và sức trẻ của mình cho sân khấu nước nhà. Tại sao
trong cuộc sống thường nhật, người ta vẫn nói đến ngôn từ “đóng kịch” như
một thuật ngữ? Phải chăng xét từ một góc nhìn nào đó, kịch không chỉ xuất hiện
với tư cách là một thể loại văn học mà còn đi sâu vào thói quen tiềm thức mỗi
người dân. “Văn học là cầu nối giữa nghệ thuật với thực tiễn cuộc sống”, mà

kịch là phương tiện hữu hiệu nhất đem lại cho người xem cảm giác được đắm
mình trong những hồi hộp, hứng khởi của chuyến du hành tìm tòi, khám phá
nhưng dễ dàng giản đơn hơn rất nhiều. Nam Cao đặt văn học nghệ thuật lên bàn
cân để tìm giá trị đích thực của văn chương với mục đích “nghệ thuật vị nghệ
thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh”. Nói đến thứ nghệ thuật đích thực càng đơn
giản, thuần chất bao nhiêu lại càng mang nặng sức gợi cảm của trí tuệ, tình
cảm, tài năng của người nghệ sĩ khi họ luôn căng mình ra,“thức nhọn giác
quan” để thâu nhận, nhào nặn hiện thực thành tác phẩm bất hủ cho đời. Kịch
khá kén chọn “độc giả” bởi khi cánh gà hạ xuống, bao “lớp áo” với những dáng
vẻ “thiên hình vạn trạng” được mở ra.
Văn học nghệ thuật khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống và quay trở lại
phục vụ cuộc sống. Cách khai thác hiện thực cuộc sống được các kịch tác gia

lựa chọn theo gu thẩm mĩ của riêng mình, mang đậm màu sắc cá nhân, dấu ấn
chủ quan. Tất nhiên, dù có độc đáo đến thế nào chăng nữa thì con đường mà họ
đi vẫn tuân theo những quy luật, chuẩn mực nhất định của“lãnh địa nghệ
thuật”. Trở về cội nguồn hoặc đi sâu khám phá hiện thực cuộc sống đang diễn
ra trước mắt là những hướng tìm tòi, chứa đựng nhiều tiềm năng, có sức lôi
cuốn đặc biệt với các nhà viết kịch.
Là một nghệ sĩ với năng khiếu bẩm sinh và khả năng cảm thụ nghệ thuật,
bên cạnh những vở kịch lấy đề tài từ lịch sử hay hiện đại thì sự xuất hiện của
những vở kịch lấy đề tài từ tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ cũng là biểu
2



hiện của một tài năng lớn trong nghệ thuật.Tìm hiểu về mảng kịch này, chúng
tôi được hiểu hơn về tầm vóc, suy nghĩ, hành trình “hồi hương”, say mê “vốn
cổ” của một kịch tác gia biết trân trọng, làm mới cái cũ, đã dẫn dắt độc giả đi từ
bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhìn vào khối lượng tác phẩm đồ sộ mà tác giả
để lại trong một thời ngắn, chúng ta càng cảm nhận hết sự cảm kích trong lời
nhận xét của Phan Ngọc: “ Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này
của Việt Nam, là một nhà văn hoá” [57;149]. Là ngọn cờ tiên phong “khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, Lưu Quang Vũ đã
tìm thấy trong vốn cổ “những ý tưởng con người hiện đại phải kính nể” để xây
dựng lên những vở kịch toả sáng cho đến tận hôm nay và mai sau.
Nhìn lại những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho nền sân khấu nước nhà,
đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu viết về con người và kịch Lưu

Quang Vũ. Gần đây PGS.TS Lưu Khánh Thơ, PGS.TS Lý Hoài Thu cho ra mắt
công chúng cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm, công trình này đã
tổng lược toàn bộ những giá trị nghiên cứu về Lưu Quang Vũ từ trước tới nay.
Từ năm 2005 -2006, trích đoạn vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang
Vũ được đưa vào giảng dạy chính thức ở lớp 9 THCS, trích đoạn Hồn Trương
Ba - da hàng thịt dạy ở lớp 12 chương trình phân ban thí điểm, nay đã được
giảng dạy chính thức ở THPT. Việc tuyển chọn các văn bản kịch của Lưu
Quang Vũ đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học như là một
sự khẳng định giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nhân sinh của các vở kịch trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Ngoài hai trích đoạn
trên, cho đến nay, kịch vẫn chưa được tìm hiểu nhiều và sâu trong nhà trường,
cũng như chưa có được vị trí xứng đáng với giá trị đích thực của nó. Với đề tài

này, chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình giúp
người đọc đến gần hơn với thể loại được xếp hạng “đẳng cấp”, đồng thời có
được cái nhìn toàn diện về mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian nói riêng
cũng như những đóng góp tích cực của Lưu Quang Vũ cho nền kịch nói nước
nhà.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Có nhiều ý kiến cho rằng: sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế
kỉ XX là sân khấu của riêng Lưu Quang Vũ. Kèm theo đó là hàng trăm bài báo

và công trình nghiên cứu viết về những đóng góp tích cực của ông trong việc
“làm mới” nền kịch nói nước nhà. Để tránh “dẫm lên bước chân của người đi
trước”, việc hệ thống lại những kết quả nghiên cứu về Lưu Quang Vũ từ trước
tới nay là thao tác cần thiết đối với người viết. Chúng tôi thiết nghĩ, bất kì người
làm công tác nghiên cứu khoa học nào cũng phải tìm cho mình hướng đi đúng
đắn, hạn chế tới mức tối đa sự chắp nhặt lại kết quả nghiên cứu của người đi
trước. Chúng ta học hỏi được điều này từ nguyên tắc “sống và làm việc hết
mình” của kịch tác gia Lưu Quang Vũ. Ông nhắc nhở mọi người về yêu cầu
khắt khe của sự sáng tạo nghệ thuật qua những trang kịch bản mới mẻ, giàu giá
trị tư tưởng nghệ thuật của mình.
Điểm lại những tư liệu, hồi ức do người thân và bạn bè của ông cung cấp,
chúng ta thấy tò mò về một cậu bé Lưu Quang Vũ với tâm hồn nhạy cảm, tinh

tế và dễ xúc động cho tới khi tiếng tăm “nổi như cồn” trên các sàn diễn sân
khấu một thời. Đó là quá trình phấn đấu thật không dễ dàng. Tìm về tuổi thơ
ông, người ta dự đoán về sự bùng nổ, tỏa sáng của một tài năng với thiên hướng
văn thơ, hội họa. Được thừa hưởng dòng máu và trái tim yêu văn chương nghệ
thuật từ người cha, nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, cộng với nhiệt
huyết, nghị lực phi thường của mình, Lưu Quang Vũ đã viết tên mình lên nhiều
lĩnh vực mà ở lĩnh vực nào tác giả cũng gặt hái được những thành công nhất
định. Năng khiếu hội họa, sự thăng hoa cất cánh của tâm hồn đa cảm cộng với
sự động viên, chia sẻ của người bạn đời - nữ sĩ Xuân Quỳnh đã giúp nghệ sĩ
từng bước tiến xa hơn trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Xuân
Quỳnh - Lưu Quang Vũ, họ yêu nhau, đến với nhau và bù đắp cho nhau, cùng
nhau vượt qua thử thách khắc nghiệt của cuộc sống đời thường. Thành công mà

cặp đôi Vũ - Quỳnh đạt được là kết quả của những đêm dài thức trắng khi mọi
người đã yên giấc nồng mà họ vẫn chong đèn để trải lòng mình trên từng trang
giấy.
4


Sau khi ông mất đi, hiện tượng Lưu Quang Vũ đã trở thành đề tài nóng hổi,
thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu trên phạm vi cả nước. Đã
20 năm trôi qua, chúng ta có đủ căn cứ và độ lùi thời gian cần thiết để khẳng
định giá trị bền vững của kịch Lưu Quang Vũ. Tuy nhiên, trước năm 1980, giới
nghiên cứu chỉ biết đến Lưu Quang Vũ như một tài năng thơ, một cây bút viết
truyện ngắn và một nhà báo tài năng.

Ngay từ năm 1966, những bài thơ của ông được đăng trên báo Nhân dân,
Quân đội nhân dân, Văn nghệ Quân đội…Khi ấy, nhà phê bình Hoài Thanh
không tiếc lời khi gọi đó là “một cây bút trẻ nhiều triển vọng”. Sau đó không
lâu, tập thơ Hương cây - Bếp lửa (in chung Bằng Việt) ra đời là sự tri ân của
tác giả với những người yêu mến thơ ông.
Năm 1968, truyện ngắn Thị trấn ven sông của ông đạt giải Ba cuộc thi viết
truyện ngắn trên báo Văn nghệ 1967 - 1968.
Năm 1979, cuốn Diễn viên và sân khấu (in chung với Vương Trí Nhàn và
Xuân Quỳnh), là tập hợp các bài viết về chân dung các nghệ sĩ. Một lần nữa,
độc giả đánh giá cao sự hiểu biết về sân khấu và những nhận xét tinh tế của
ông.
Năm 1979, vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 của Lưu Quang Vũ gặt hái

nhiều thành công khi tham dự Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
1980 với 5 giải nhất. Thành công của vở kịch đầu tay đã tiếp sức cho cây bút
của ông nhiều năng lượng để tiếp tục sáng tạo. Từ những năm 80, nhiều vở kịch
của Lưu Quang Vũ đã làm xôn xao như luận như: Cô gái đội mũ nồi xám
(1981), Người trong cõi nhớ (1982), Nguồn sáng trong đời (1984), Tôi và
chúng ta (1984), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1984), Người tốt nhà số 5
(1984), Lời nói dối cuối cùng (1985), Khoảnh khắc và vô tận (1986)…đã
khẳng định tài năng của một nhà viết kịch trẻ.
Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu có giá trị
quý báu về con người và sự nghiệp viết kịch của Lưu Quang Vũ:
Không lâu sau sự ra đi đột ngột của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, Nhà
xuất bản Thông tin cho ra mắt độc giả cuốn Lưu Quang Vũ - một tài năng, một

5


đời người do hai nhà nghiên cứu Ngô Thảo và Vũ Hà biên soạn. Với dung
lượng hơn 70 trang, cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về con đường
sáng tạo của Lưu Quang Vũ. Các tác giả khẳng định: “Hạt giống đã gieo vào
một mảnh đất tốt gặp thời tiết thuận hoà, lại có nội lực khoẻ đã nhanh chóng
phát triển. Và bóng rợp của tài năng Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mắt cho cả
một vùng sân khấu rộng lớn trải theo chiều dài đất nước trong một thập niên”
[18;53].
Trong cuốn Lưu Quang Vũ, tài năng và lao động nghệ thuật, PGS.TS
Lưu Khánh Thơ tỏ ra rất công phu, tâm huyết trong việc tập hợp được nhiều bài

viết, bài phê bình sắc sảo, đánh giá đúng mức về tài năng và ý thức lao động
nghệ thuật cần mẫn của Lưu Quang Vũ. Sự khách quan, khoa học của công
trình nghiên cứu này đã giúp người đọc có được cái nhìn đa chiều, đa diện, kể
cả những mặt còn hạn chế ở kịch tác gia. Trước sự ra đi đột ngột của ông, hầu
hết các tờ báo, tạp chí đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với người viết kịch
“tuổi trẻ tài cao” - một nhà viết kịch đã sống hết mình cho mọi người, vì con
người.
Năm 2000, Lưu Quang Vũ được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật. Năm 2003, Nhà xuất bản Sân khấu ra mắt độc giả cuốn Lưu Quang
Vũ - tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí Minh, giới thiệu ba vở kịch Tôi và
chúng ta, Lời thề thứ chín, Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Trong bài viết
Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam, nhà nghiên

cứu Lưu Khánh Thơ khẳng định: “ Trong lịch sử sân khấu nước ta, thời kỳ của
Lưu Quang Vũ có lẽ là thời kỳ sôi động, giàu sức sống nhất, thu hút đông đảo
người xem nhất. Những năm 80, kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện đã làm thay
đổi tư duy của người biểu diễn, cũng như công chúng yêu mến sân khấu”
[80;11].
Gần đây nhất, năm 2007, cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm
(Nhà xuất bản Giáo dục) của hai nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ - Lý Hoài
Thu, đã giới thiệu “khá đầy đủ và tương đối có hệ thống những bài viết về sự
nghiệp văn chương nghệ thuật và cuộc đời của tác gia” [63;48] Lưu Quang Vũ.
6



Thêm vào đó, người viết còn hệ thống một cách khoa học những bài sắc sảo của
nhiều nhà nghiên cứu về các mảng thơ - truyện ngắn - kịch của Lưu Quang Vũ.
Cuốn sách tuyển chọn được 75 bài, trong đó có tới 41 bài liên quan đến sáng tác
kịch của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm tập hợp được nhiều bài viết của các nhà
nghiên cứu tên tuổi như Phan Trọng Thưởng, Ngô Thảo, Lưu Khánh Thơ, Lý
Hoài Thu…về cuộc đời và sáng tác của nhà viết kịch. Đây là công trình nghiên
cứu công phu, hoàn chỉnh nhất về Lưu Quang Vũ từ trước tới nay, giúp độc giả
có được cái nhìn thấu đáo và đa diện hơn về kịch tác gia Lưu Quang Vũ.
Nhà nghiên cứu Ngô Thảo trong Con đường sáng tạo của một tài năng
đã đi từ việc nghiên cứu cụ thể để rút ra những kết luận sắc sảo, chính xác khi
ông khẳng định: “Đã có một phong cách kịch Lưu Quang Vũ” [63;264]. Cách
hiểu về khái niệm phong cách thì rất nhiều, nhưng theo Ngô Thảo, dấu hiệu

nhận diện hay “Nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và
âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề
tư tưởng các vở diễn” [57;82]. Điều này có nghĩa, Lưu Quang Vũ đã hiện đại
hóa, làm mới cái cũ, lấy cái xưa để nói tới cái nay, cái hiện tại. Đặc biệt, Giáo
sư Phan Ngọc còn khẳng định chắc chắn: “Có một kịch pháp Lưu Quang Vũ”,
hơn thế nữa “mà cả Đông Nam Á có thể tiếp thu” [63;267]. Có thể thấy, Phan
Ngọc đã đánh giá cao tính chuyên nghiệp và biệt tài biến mọi đề tài, hiện tượng
trong cuộc sống thành những vở kịch hấp dẫn nhưng cũng rất riêng chỉ có ở
Lưu Quang Vũ.
2.2. Lý giải về thành công của Lưu Quang Vũ cũng có nhiều ý kiến khác
nhau. Lê Minh Khuê cho rằng: “Anh là người tỉnh táo trước thành công…Vũ
là người luôn vắt kiệt bản thân mình cho công việc…nghiêm khắc với chính

mình. Nói chuyện với Vũ xong bao giờ tôi cũng muốn làm việc nhiều hơn”
[63;234]. Còn Giáo sư Phan Ngọc lại sớm nhận ra:“Điều kì lạ này không phải
do tài khôn khéo mà do trái tim của Vũ, đứa con có hiếu với cha mẹ, trung
thành với Tổ quốc. Vũ xứng đáng với câu thơ của Musset: Hãy vỗ vào trái tim
thiên tài là ở đấy” [63;266].

7


Bên cạnh những lí giải về hiện tượng Lưu Quang Vũ, giới nghiên cứu chú
ý nhiều hơn đến chất lượng các vở kịch của ông. Trong bài viết Lưu Quang Vũ
- những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người (trích Giao lưu Văn học và sân

khấu), Phan Trọng Thưởng tỏ ra rất cặn kẽ khi khẳng định:“Có những người từ
góc độ xã hội học cho rằng kịch Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng yêu cầu
thời sự được cả xã hội quan tâm, đưa được lên sân khấu những vấn đề quan
thiết, nóng bỏng của thực tiễn đời sống. Những người từ góc độ nghề nghiệp
sân khấu khác nhau thì cho rằng kịch của anh dễ dàn dựng, dễ diễn và dễ ăn
khách. Cũng có người từ góc độ sáng tác mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã gặp
đất. Lại không ít người từ phía chủ thể nghệ sĩ cho rằng đó là kết quả của tư
chất thông minh, của tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần mẫn, của
trách nhiệm người nghệ sĩ - công dân…Nhưng với trường hợp Lưu Quang Vũ
theo tôi nên hướng sâu vào sự tìm tòi về phía cá tính sáng tác, phía cá nhân
nhà văn” [65;140]. Đồng thời, nhà phê bình cũng đi đến kết luận: “Cái quan
trọng nhất của anh vẫn là ý thức nhà văn, vốn học tập tích lũy, là khả năng lao

động, khả năng đồng hóa thực sự” [65;141]. Những nhận định này sẽ không
thể có được ở một người có tầm nhìn hạn hẹp về con người Lưu Quang Vũ
cũng như các tác phẩm của ông. Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ rất mê
thơ và trước sau ông vẫn là một nhà thơ, cho nên Phan Trọng Thưởng đã phát
hiện được: “Chất thơ của đề tài, chất thơ của tư tưởng là đặc điểm nổi bật
nhất, quán xuyến sáng tác, làm nên thành công và tạo nên phong cách riêng”
[65;140] của Lưu Quang Vũ.
Tất Thắng cho rằng: “Sự hấp dẫn mà không rẻ tiền của kịch Lưu Quang Vũ
với những cốt truyện đầy bất ngờ và lo âu, với những lớp màu sinh động, những
lối thoát giàu chất sinh học và tính triết lý. Và đặc biệt ẩn giấu trong tất cả
những cái đó là những chủ đề, những vấn đề, những sự thật mà nhiều người
đang quan tâm” [57;260].

Tôn Thảo Miên phát hiện: “Hầu hết các vở còn lại ấn tượng sâu đậm trong
lòng công chúng là những vở động chạm đến vấn đề vừa nóng bỏng thời sự vừa

8


chứa đựng chiều sâu triết lý, mang ý nghĩa lâu dài, không bao giờ trở thành
xưa cũ” [42;712].
Phạm Vĩnh Cư khẳng định: “Chúng ta tìm thấy hai biến thể hiện đại của
một thể loại cổ xưa: bi hùng kịch và bi hài kịch” [10;11].
Rõ ràng, những cách tân, sáng tạo trong kịch Lưu Quang Vũ là mảnh đất
màu mỡ cho chúng tôi tìm tòi, nghiên cứu.

2.3. Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu chúng tôi không điểm lại những bài viết
về mảng kịch này. Bởi lẽ, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có một cái nhìn lạc
quan, tin tưởng vào sự thành công của mảng kịch.
Ngô Thảo trong Con đường sáng tạo của một tài năng đã chia kịch Lưu
Quang Vũ ra làm ba loại, bên cạnh mảng kịch dựa trên cốt truyện văn học và
mảng sáng tạo mới thì mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian tuy số lượng ít
nhưng đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Lưu Quang Vũ. “Riêng tôi
cứ tin là rồi cái vở kịch mượn tích xưa, nay (có nhiều thay đổi - tất nhiên) rồi sẽ
còn trên sân khấu một thời gian dài hơn” [18;65] - là suy ngẫm của Ngô Thảo
về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Phan Trọng Thưởng đã chỉ ra Phép ứng xử với cái chết trong kịch Lưu
Quang Vũ, đặc biệt là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt, vấn đề sống chết còn

được Lưu Quang Vũ nâng lên bình diện triết học - dựa trên nền cốt truyện dân
gian.
Cao Minh trong bài viết Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời
sống đã nêu “Từ một truyện cổ dân gian mang tính triết lý cao, Lưu Quang Vũ
sáng tác vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Vở kịch đi thẳng vào người
xem với vấn đề muôn thuở của con người, cũng là vấn đề cấp bách của cuộc
sống hiện tại” [57;174-175].
Phạm Thị Thành - người dàn dựng thành công nhiều vở kịch của Lưu
Quang Vũ cũng đặc biệt đề cao những tác phẩm của mảng kịch này:“Anh cũng
hay dùng các câu chuyện huyền thoại, cổ tích để viết lên những tâm sự của con
người hôm nay” [57;251-252].


9


Phạm Vĩnh Cư gọi Hồn Trương Ba, da hàng thịt là bi hùng kịch khi tác
giả của nó đã :“Đổ rượu mới vào bình cũ kể lại chuyện hài cổ như một bi kịch
triết lý thời nay với hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh - xã hội và
chiều kích bản thể - siêu hình” [10;118].
Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến khía cạnh nhân sinh của vở
kịch. Về vấn đề này, Phan Trọng Thưởng đưa ra nhận xét rất đắc địa: “Theo tôi,
khai thác triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt
vào lúc này, Lưu Quang Vũ và những nghệ sĩ thực hiện vở diễn đã làm cái việc
không phải là “Ôn cố tri tân” như ta thường nói mà là “Tri cố, tri tân”

[65;277].
Nhận định khái quát và sâu sắc nhất về mảng kịch này, có lẽ phải kể đến ý
kiến của nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ trong bài viết Sự khai thác mô típ
dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ: “Việc khai thác các mô típ dân gian, dựa
vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã
tạo cho kịch của anh sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trong số kịch bản của Lưu Quang Vũ, khối
lượng những vở khai thác trực tiếp từ cốt truyện dân gian không nhiều lắm,
nhưng hầu hết những vở kịch đó đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật tương đối cao”
[57;166]. Cũng giống như đại đa số các nhà nghiên cứu khác, Lưu Khánh Thơ
đánh giá cao và giành tình cảm đặc biệt cho vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt
vì giá trị nghệ thuật của nó.

“Lời nói dối cuối cùng cũng là một vở kịch khai thác vốn cổ dân gian mà
vẫn giàu ý nghĩa hiện đại của Lưu Quang Vũ”. Vở kịch Ông vua hoá hổ cũng
được phân tích theo hệ thống của những tác phẩm thuộc mảng kịch dựa trên
tích truyện dân gian.
Cuối cùng, Lưu Khánh Thơ kết luận: “Tài năng của nhà viết kịch một lần
nữa được khẳng định trong việc biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện của thời
hiện đại, nêu lên cái muôn đời trong những cái bình thường” [57;169]. Không
chỉ có vậy, trong Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu
Lưu Khánh Thơ còn đưa ra những nhận xét thật xác đáng về đóng góp của kịch
10



tác gia này đối với nền kịch Việt Nam và những lưu ý tới mảng kịch dựa trên
tích truyện dân gian, cụ thể là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Đoạn trích
Thoát ra nghịch cảnh thuộc cảnh 7 - cảnh cuối cùng của vở kịch đã được đưa
vào sách giáo khoa lớp 12 với ý nghĩa to lớn của nó. Rõ ràng với cách “diễn tả
sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của hồn
Trương Ba” đã tác động rất lớn đến suy nghĩ, nhận thức của học sinh phổ
thông. Từ đó, các em tự rút ra cho mình bài học về lẽ sống, tư chất đạo đức ở
đời.
Tác giả Đặng Hiển dành thời gian triển khai cụ thể hơn đặc điểm nổi bật
của kịch Lưu Quang Vũ từ những gì mà người đi trước thấy được qua bài viết
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt từ truyện cổ dân gian đến kịch Lưu Quang
Vũ - xét về mặt tư tưởng triết học”. Điều còn mãi trong lòng tác giả và trí nhớ

bạn đọc là:“Tư tưởng triết lý của Lưu Quang Vũ về con người vừa biện chứng
vừa lạc quan và cao thượng. Điều này cùng với tài năng sáng tạo nghệ thuật
của tác giả đã làm cho vở kịch có giá trị nhân văn cao, vươn tới tầm nhân loại.
Và đó cũng là những yếu tố làm cho vở kịch trở thành cổ điển” [21;423].
Trên đây là những bài viết, tài liệu mà chúng tôi đã sưu tầm và tìm hiểu.
Về mặt số lượng, có thể nói là nhiều và đảm bảo được tính liên tục của quá
trình nghiên cứu từ khi Lưu Quang Vũ còn sống cho đến nay. Tuy nhiên, nếu
xét về độ sâu thì còn cần nhiều công sức và thời gian nghiên cứu hơn nữa. Đối
với mảng kịch này, hầu như các tác giả mới dừng lại ở việc phân tích từng vở
riêng lẻ cụ thể, mà chưa có những nghiên cứu đánh giá ở tầm khái quát về mảng
đề tài này.
Khai thác hết vẻ đẹp của kịch Lưu Quang Vũ là thử thách lớn lao cho bất

kì nhà nghiên cứu nào. Cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm đã tập hợp
khá đầy đủ những bài viết quý báu về con người và sự nghiệp của Lưu Quang
Vũ. Đây là nguồn tài liệu vô cùng quý giá và cần thiết để người nghiên cứu có
cơ hội thực hiện được tham vọng của mình trong việc đi sâu khám phá một
cách toàn diện hơn về kịch Lưu Quang Vũ.

11


3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Mảng kịch dựa trên tích truyện

dân gian của Lưu Quang Vũ nên phạm vi đề tài được giới hạn trong 5 vở: Hồn
Trương Ba, da hàng thịt, Nàng Sita, Ông vua hoá hổ, Linh hồn của đá, Lời
nói dối cuối cùng. Trong khuôn khổ của luận văn, phạm vi nghiên cứu của
chúng tôi được khoanh vùng ở 5 kịch bản văn học của tác giả Lưu Quang Vũ,
chứ không phải là các vở diễn đã được dàn dựng bởi bàn tay các nhà đạo diễn
sân khấu.Vì 5 kịch bản này hoàn toàn thuộc về văn học, mang đặc trưng của
văn học nên vai trò duy nhất của Lưu Quang Vũ vẫn được đảm bảo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết chúng tôi sẽ tìm hiểu những chặng đường phát triển của Sân
khấu Cách mạng Việt Nam từ 1945 - 1975 cho tới khi kịch tác gia Lưu Quang
Vũ xuất hiện (sau 1975), để thấy được những đóng góp to lớn của ông trong
quá trình làm thay đổi bộ mặt sân khấu nước nhà.

Qua việc khảo sát, phân tích, so sánh các vở kịch trong mảng kịch dựa trên
tích truyện dân gian, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ những đặc điểm riêng
của mảng kịch này, và lấy đó làm cơ sở để hiểu rõ hơn về những cách tân độc
đáo trong kịch của Lưu Quang Vũ.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp hệ thống: đặt 5 trong số 53 vở kịch với phạm vi phản ánh
khác nhau, chúng tôi xem xét mối quan hệ của từng vở trong mảng kịch dựa
trên tích truyện dân gian trong một chỉnh thể chung để khai thác nét riêng, sự
độc đáo, giá trị đích thực và ý nghĩa phản ánh của các vở kịch .
* Phương pháp phân tích - tổng hợp: là phương pháp có tính chất quán
xuyến, xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằm tạo nên tính khách quan, lôgic trong
quá trình tổng hợp. Dựa trên kết quả của sự mổ xẻ, phân tích chúng tôi đi sâu lý

giải những thành công và đóng góp của ông trên các phương diện được đề cập.
Sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp lại để đi đến những kết luận cần thiết theo yêu
cầu của luận văn.
12


* Phương pháp so sánh: đây là việc làm quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ
hơn bản chất và vị trí của những vở kịch dựa trên tích truyện dân gian trong mối
tương quan đa chiều của nó.
* Phương pháp Xã hội học: trong từng phần cụ thể, chúng tôi cố gắng kết
hợp linh hoạt các phương pháp khác nhau để phân tích vấn đề. Phương pháp Xã
hội học giúp bản thân người viết khai thác và chú ý đúng mực tới các tác nhân

ảnh hưởng với cuộc đời và sự nghiệp Lưu Quang Vũ. Đặc biệt ở những vở kịch
có kết cấu mở, vai trò đồng sáng tạo của độc giả ít nhiều được đề cập đến.
5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở khai thác, bóc tách những tầng ý nghĩa ẩn sâu trong mỗi vở
kịch cũng như toàn bộ mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian, chúng tôi sẽ
cung cấp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những đặc điểm, sự hấp dẫn
và những cách tân, đổi mới của mảng kịch này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vị trí của Lưu Quang Vũ trong nền kịch Việt Nam hiện đại
Chương 2: Cốt truyện và Nhân vật trong mảng kịch dựa trên tích truyện
dân gian của Lưu Quang Vũ

Chương 3: Xung đột trong mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của
Lưu Quang Vũ

13


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG
NỀN KỊCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của Sân khấu Cách mạng Việt
Nam 1945-1975
Trong cuộc sống, khi xem xét bất kì một sự vật, hiện tượng nào, chúng ta

phải nhìn nhận chúng trong bối cảnh lịch sử xã hội đương thời và đánh giá đúng
mức vai trò của các tác nhân lịch sử đối với sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng ấy. Văn học nghệ thuật là bức tranh phản ánh cuộc sống muôn màu,
muôn vẻ - là tiếng nói cất lên từ sâu thẳm trái tim người nghệ sĩ - là cây đàn
muôn điệu đang ngân lên những cung bậc thanh âm trầm bổng để ca ngợi cuộc
đời. Không nằm ngoài quy luật tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng,
văn học cũng chịu sự chi phối và tác động mạnh mẽ của các tác nhân lịch sử.
Giữa chúng luôn tồn tại một sợi dây liên kết, móc xích và tác động qua lại lẫn
nhau để tồn tại, thúc đẩy nhau cùng phát triển.Và những câu chuyện về lịch sử
sân khấu cách mạng Việt Nam thời kì 1945-1975 sẽ giúp chúng ta có được cái
nhìn xuyên suốt hơn về tiến trình phát triển của lịch sử sân khấu cách mạng thời
kì này.

Trong cuộc sống, chắc ai trong mỗi chúng ta cũng hơn một lần nhắc đến
ngôn từ “đóng kịch” hay “kịch tính”. Vậy thế nào là kịch? Theo Từ điển Văn
học, Thuật ngữ Kịch được hiểu theo hai cấp độ:
Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của Văn học
(kịch, tự sự, trữ tình) kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để
diễn tả là chủ yếu, lại vừa để đọc. Vì vậy, kịch bản chính là phương diện văn
học của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của
các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm
thì không diễn tả bằng lời).
Ở cấp độ loại thể, thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch
cũng còn gọi là chính kịch [19;142-143].
14



Nhìn lại những bước đi của lịch sử những năm đầu thế kỉ XX, chúng ta
nhận thấy những biến động sâu sắc của lịch sử trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội. Lúc này, trên bình diện văn hóa đang tồn tại
“một bức tranh văn hóa mang màu sắc hỗn dung” với các cuộc tranh giành,
xâm lấn lẫn nhau giữa sân khấu nhà hát và sân khấu sân đình.“Như một sự hợp
lẽ lịch sử những yếu tố mới phù hợp với xu hướng tiến bộ dần dần được thừa
nhận cùng với sự rút lui âm thầm của cái bảo thủ, lạc hậu, trái với quy luật của
xã hội” [65;87]. Do vậy cũng là điều dễ hiểu và nên sớm chấp nhận một sự thật:
kịch đại diện cho cái mới, cho lực lượng mới, đã xuất hiện một cách đường
hoàng và tự tin với sức mạnh của riêng nó. Trên đây là bức tranh khái quát,

phản ánh rõ những bước đi chập chững của một nền Sân khấu non trẻ trước
những năm 1945.
Song cũng phải công nhận, hệ thống lý luận sân khấu cách mạng nước ta
giai đoạn 1945-1975 còn phát triển chậm chạp và phương pháp nghiên cứu còn
thiếu tính hợp lí. Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành đã chỉ ra:
“Nhìn chung các công trình lịch sử sân khấu mang tính sơ thảo và dành riêng
cho mỗi kịch chủng gặp nhau ở chỗ đều quan sát diễn biến của sự phát triển
từng bộ môn sân khấu và trình bày nó, riêng biệt tách rời với hoạt động của các
nền sân khấu cũng như không vạch ra những liên hệ, tương quan tác động”
[5;99]. Muốn giải cứu sự bế tắc, chậm chạp ấy cần sự phối hợp liên nghành,
khai thác được những mặt mạnh của sân khấu, lấy nó làm tiền đề cho sự “tỏa
sáng”.

Trải qua chặng đường lịch sử 30 năm (1945-1975) chìm trong khói lửa,
bom đạn kẻ thù, chúng ta đã tạo nên một trang sử hào hùng của dân tộc và kịch
nói cũng tạo dựng cho mình một trang sử riêng. Mặc dù ở nước ta, kịch nói ra
đời muộn hơn so với các loại hình khác nhưng những thành tựu mà nó đạt được
lại rất nhanh chóng và đáng kể. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kịch nói đã
làm tròn bổn phận, trách nhiệm của lực lượng cách mạng tiên phong, góp phần
thúc đẩy những mũi tiến công sắc bén, vượt qua chướng ngại vật và về đích
vinh quang. Hơn nữa, từ sau 1945, đã hình thành nền kịch nói thực sự dân chủ
15


và mang tính chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót và hạn

chế nhất định như: chưa có nhiều nhân vật mang tính chất điển hình, chưa thực
đi sâu vào mặt trái của cuộc chiến đấu...dẫu sao, đó cũng chỉ là hạn chế tất yếu
của một thời kì lịch sử. Rất đáng mừng là những hạn chế ấy đã được khắc phục
khi cuộc chiến đi qua, khi mỗi người dân - người nghệ sĩ có đủ thời gian cùng
nhìn nhận và suy ngẫm.
Từng bước đi chắc chắn của kịch nói đã góp phần tô đậm thêm bản sắc, giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Ba mươi năm - một chặng
đường, những đóng góp đáng ghi nhận của kịch nói đã góp phần tạo dựng một
nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Một vấn đề lý thú
nảy sinh: Tại sao kịch phát triển nở rộ ở miền Bắc nhưng lại trì trệ ở miền
Nam? Có phải chăng đó là hệ quả tất yếu mang tính chất đặc trưng vùng miền
của kịch?

1.2. Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ thuật
Trong khuôn khổ của phạm vi nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu và mổ
xẻ vấn đề cả ở chiều rộng lẫn bề sâu, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ “tài năng” và
đóng góp to lớn của Lưu Quang Vũ với nền kịch nói nước nhà.Văn học nghệ
thuật trong mỗi thời kì thường xuất hiện những gương mặt mà tên tuổi và tác
phẩm của họ đã thu hút được sự chú ý của người đọc, người xem trong một
khoảng thời gian nhất định. Sự nhạy cảm, thức nhận kịp thời khiến họ trở thành
gương mặt tiêu biểu cho cả một giai đoạn. Trong quy luật tồn tại của tự nhiên
và xã hội, những sự vật, hiện tượng mới luôn nảy sinh và làm mới chính cuộc
sống này. Đối với văn học nghệ thuật nói riêng, sự thăng hoa và dấu ấn của
người nghệ sĩ ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng có thể được coi như một “hiện
tượng”. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất của các hiện tượng là khác nhau, bởi

vậy sự tồn tại của hiện tượng trong lòng công chúng cũng không giống nhau.
Nói đến hiện tượng là phải tính đến yếu tố thời gian, nghĩa là không thể phủ
nhận quá trình khai sinh, phát triển, khẳng định vị trí của mình theo cách riêng
hoặc có thể là biến mất không để lại dấu vết. Muốn khẳng định giá trị bền vững

16


của “hiện tượng” nhất thiết phải được kiểm nghiệm bằng một phép thử “thời
gian”- cũng đồng nghĩa với cuộc sống, thời gian được duy trì, kéo dài.
Mọi sự so sánh chỉ mang tính chất tương đối nhưng có thể ví giá trị đích
thực của “hiện tượng” với hình ảnh “tảng băng trôi”(mà theo Hemmingguây

chỉ có 1 phần nổi và 7 phần chìm). Trong một thời gian đủ độ khi đã vượt qua
giới hạn lâm thời của cái gọi là “hiện tượng”, thì hiện tượng ấy không còn
mang ý nghĩa ban đầu của giai đoạn thử thách mà bản chất của hiện tượng sẽ
được chuyển giao sang một giai đoạn khác - tức phần chìm của tảng băng. Dư
âm, tên tuổi của những “hiện tượng” không chỉ là tiếng hò reo tức thời mà ăn
sâu vào tâm trí, trái tim, niềm say mê, sự ngưỡng mộ của đông đảo công chúng.
Quá trình “vượt ngưỡng” của các hiện tượng diễn ra không đơn giản, không thể
chỉ dựa vào yếu tố may mắn mà ẩn sau đó phải là sự bùng nổ, phát tiết của tài
năng thật sự. Tính bền vững và giá trị đích thực của nghệ thuật khi đã trải qua
thử thách và độ lùi thời gian nhất định sẽ được kiểm chứng và công nhận. Cũng
giống như những “ngôi sao rơi rớt trên bầu trời”, số rụng đi thì nhiều mà số trụ
được lại vô cùng ít ỏi. Vì vậy,“trong nghệ thuật chúng ta từng chứng kiến bao

nhiêu người tài hoa phát lộ rất rõ ràng nhưng không mấy khi kết đọng thành
tác phẩm”. Trong bài viết Tác phẩm lớn tại sao chưa? (đăng trên Báo văn
nghệ số 51 ngày 23/2/2006), nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cũng chỉ ra: "Không
thiếu những cây bút sau màn trình làng đầy ấn tượng, hứa hẹn nhiều triển vọng
nào đấy, nhưng rồi tài hoa ban đầu không cường tráng lên để thành tài năng,
trái lại cứ sa sút mai một dần. Những cái ra sau chỉ là sự pha loãng của cái ra
trước, thậm chí loãng đến mức khó tin. Có người bi quan đã ngờ vực: không
khéo cái tạng chính của người viết ở ta chỉ là “nhà văn của cái đầu tay”[45].
Tác giả tiếp tục chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự sa sút phong độ của người nghệ
sĩ sau những sáng tác đầu tay là do “vốn văn hóa, vốn sống và những kĩ năng
sáng tạo” không được nuôi dưỡng và bồi đắp thường xuyên, nên bước chân sau
cứ dẫm lại bước chân của người đi trước. Trong khi bản chất của sự sáng tạo

không cần “những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” mà
đòi hỏi ở người làm nghệ thuật khả năng sáng tạo đích thực. Nhà phê bình cũng
17


nêu lên quan điểm của mình về sự ra đời của một tác phẩm lớn, để minh chứng
cho vị trí của một tài năng đích thực. Tin hay không là tùy vào độc giả: “Để có
tác phẩm lớn còn một yếu tố bất khả tri, do đó, cũng bất khả luận: thiên định,
giời cho”[45].
Khi soi chiếu vào trường hợp của Lưu Quang Vũ, chúng ta thấy, ông là
một hiện tượng đích thực của Sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX.
Nếu không ra đi quá vội vàng khi tài năng còn đang nở rộ thì sự nghiệp và tên

tuổi của kịch tác gia này chắc còn tiến xa hơn nữa. Nói đến “hiện tượng Lưu
Quang Vũ”, chúng ta cần chú ý: sự bộc lộ bản chất của một tài năng ở nghệ sĩ là
rất sớm, và vì vậy, cho dù có gọi là “hiện tượng Lưu Quang Vũ” thì người đọc
cần phải hiểu ngay, hiện tượng ở đây không còn mang ý nghĩa bề nổi mà nó
thống nhất với tài năng, sức sống lâu bền của một cây bút. Sự đặc biệt là ở chỗ:
thông thường một hiện tượng “đến” và “đi” cũng rất nhanh. Còn Lưu Quang
Vũ, trong suốt thời gian sáng tác khá dài (gần 10 năm), nhưng ấn tượng mới
mẻ, lôi cuốn của cái buổi đầu đã tạo nên dấu ấn trong lòng độc giả thì vẫn mãi
vẹn nguyên. Nhà nghiên cứu Ngô Thảo nhận xét: “Sự phát lộ tài năng ở Vũ
không theo quy luật của sự hội tụ mà như lan tỏa trên một mặt bằng rộng rãi”
[15;62]. Bằng chứng là trong suốt 10 năm sáng tác với 53 vở kịch ở hầu khắp
các đề tài, chủ đề, Lưu Quang Vũ đã dẫn dắt người xem đi hết bất ngờ này tới

bất ngờ khác. Hiện tượng Lưu Quang Vũ ngày càng thu hút được sự chú ý của
mọi giới, mọi ngành trên phạm vi cả nước với nhịp độ nhanh và cường độ mạnh
khi tần suất các vở diễn của ông được dàn dựng trên sân khấu ngày càng lớn.
Thực tế đã chứng minh: “Sân khấu thủ đô Hà Nội, sân khấu Thành Phố Hồ Chí
Minh nhiều dịp chứng kiến sự chiếm lĩnh hầu hết vở diễn của Vũ trên sàn diễn”
[1;383]. Sau năm 1985, người ta nghi ngờ ở Lưu Quang Vũ “tinh hoa đã phát
tiết hết”, nhưng trên thực tế, khả năng sáng tạo của ông vẫn dồi dào như mới
ngày đầu. Đơn giản một lẽ, Lưu Quang Vũ là tài năng đích thực, một tài năng đi
theo con đường riêng của mình và không bao giờ lặp lại.
Muốn nhận thức đầy đủ, chính xác về hiện tượng Lưu Quang Vũ thì thao
tác không thể thiếu của người nghiên cứu là đặt đối tượng cần xem xét vào hệ
18



quy chiếu với lịch sử thời điểm ấy để nhận chân chính xác vấn đề. Nhìn lại lịch
sử giai đoạn này, chúng ta thấy còn nhiều điều phải đáng bàn. Những năm của
thập kỉ 80 - vẫn là thời kì hậu chiến, tuy hòa bình đã được lập lại nhưng những
tàn dư của cuộc chiến dai dẳng đã trở thành lực cản, kéo lùi công cuộc chuyển
mình của lịch sử. Sân khấu cách mạng giai đoạn này đang rơi vào tình trạng
nghèo nàn, đơn điệu như mảnh đất khô cằn đã bị khai thác, đào xới quá mức lại
không được chăm bón tưới tắm thường xuyên. Thế nên, dự báo về một mảnh
đất hoang hóa khô cằn không còn xa nữa. Trước tình thế ấy, sân khấu đã nhận
thức được vai trò quan trọng và cập nhật của nó với mỗi bước đi của lịch sử
nước nhà. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho các nghệ sĩ sân khấu

khai thác và phản ánh.
Chính thời điểm đó, Lưu Quang Vũ đặt chân và trình làng sân khấu bằng
tác phẩm đầu tay Sống mãi tuổi 17 (1979) do Nhà hát tuổi trẻ dàn dựng và
giành Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc 1980. Thành công
ban đầu không làm lu mờ hay thui chột tài năng, thậm chí còn hóa giải thành
sức mạnh, tiếp thêm nghị lực, niềm tin cho cây bút trẻ vững bước: vào nghề.
Muốn bước đi bằng chính đôi chân của mình, khối óc phải vững vàng và
tỉnh táo trên mỗi “bước đi dài”. Vốn là người thông minh, mẫn cảm nên nhiều
khi thoáng đọc một mẩu tin, một bài viết trên báo chí, thoáng nhìn thấy một sự
kiện, hoặc nghe được một chuyện gì đó, là trong ông đã có những “chớp sáng”
chủ đề và bộ óc giàu tưởng tượng. Lưu Quang Vũ dùng cách riêng của mình để
chuyển tải nội dung và đưa lại hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho mỗi vở kịch.

Nhanh chóng, kịp thời là lợi thế lớn để kịch Lưu Quang Vũ có thể xâm lấn trên
khắp mọi miền Tổ quốc. Tên tuổi và các vở diễn mới của ông liên tục được
trình làng. Lưu Quang Vũ đã trở thành một “hiện tượng lạ”- không những thu
hút được sự chú ý của báo giới mà còn chiếm được tình cảm, lòng ngưỡng mộ
của đông đảo công chúng khắp mọi nơi. Nhờ có kịch Lưu Quang Vũ, những
người làm sân khấu đã chinh phục được khán giả Thành phố Hồ Chí Minh bằng
sự lôi cuốn của một loại hình kịch nói khi người dân ở đây vốn đã quen hâm mộ
cải lương. Điều này có thể coi là một kì tích lớn. Cho nên, không lấy gì làm
19


ngạc nhiên khi: “Ở Sài Gòn dịp này đi ngả nào cũng đụng phải kịch Lưu

Quang Vũ”. Cũng không quá lời khi báo giới Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá
5 vở: Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân Trình), Lịch sử
và nhân chứng (Hoài Giao), Nhân danh công lý (Doãn Hoàng Giang, Võ
Khắc Nghiêm), Đỉnh cao mơ ước (Tất Đạt) “ như 5 cỗ xe tăng tiến vào với sức
mạnh của những chiếc xe giải phóng dinh Độc lập ngày nào” [63;311].
Tài năng và tinh thần lao động không biết mệt mỏi của Lưu Quang Vũ đã
mang lại niềm tin cho khán giả về sự đổi thay và vững bước đi lên của sân khấu
nước nhà. Sân khấu Việt Nam từ trong thời kì khó khăn, thử thách đã vững tin
hơn và hoàn toàn mang một chất lượng mới, màu sắc mới khi có sự đóng góp
của kịch tác gia Lưu Quang Vũ. Ông đem đến cho kịch một hơi thở, chất lượng
và đẳng cấp mới. Thử hình dung, sân khấu những năm qua nếu không có những
vở mới, vở về đề tài hiện đại của Lưu Quang Vũ? Câu trả lời là tùy vào mỗi

chúng ta. Một điều cần lưu ý là phạm vi phản ánh trong kịch Lưu Quang Vũ rất
rộng lớn nhưng thành công hơn cả ở mảng kịch hiện đại. Tinh thần lao động
cần mẫn, miệt mài, không quản khó khăn gian khổ của ông đã thay đổi tư duy,
thị hiếu thẩm mĩ cho cả người diễn, người phê bình và công chúng yêu kịch.
Mỗi vở kịch là lời tâm sự, chuyện trò, đối thoại tâm tình của một tâm hồn lớn
với người xem. Cho đến mãi sau này, chắc chắn những thông điệp mà Lưu
Quang Vũ muốn gửi gắm sẽ không bao giờ phai nhạt.
Đến đây, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ để khẳng định sự “vượt
ngưỡng” của thiên tài đã đi tới đích thắng lợi cuối cùng của cuộc hành trình.
Sau một thời gian “làm mưa làm gió trên sân khấu, nhất là sân khấu hội diễn”
thì mọi đòi hỏi với tài năng ấy bây giờ chỉ còn là vô nghĩa, bởi giờ đây ông đã
là “Người trong cõi nhớ”.

Mọi sự nghiên cứu, tìm tòi và khẳng định chỉ hời hợt, nhất thời nếu không
truy đến ngọn nguồn của mọi vấn đề. Ở phần trên, chúng tôi tập trung khai thác
khía cạnh “tài năng” của hiện tượng Lưu Quang Vũ và lấy đó làm tiền đề để
thấy được “con đường sáng tạo của một tài năng”.

20


Khi nói đến con đường sáng tạo của một tài năng là người viết đã thể hiện
cách nhìn của mình với độ lùi thời gian nhất định để soi chiếu lên tài năng, từ
đó đem lại cho độc giả những chia sẻ, đồng cảm. Con đường sáng tạo - nghĩa là
đã vượt lên trên ý nghĩa của một cụm từ chỉ không gian, thời gian mà bao quát

ý nghĩa của sự đa chiều, đa diện, luôn tìm tòi, phát hiện cái mới của những tài
năng. Đúng là: “Hãy vỗ vào trái tim thiên tài là ở đấy”, nhưng sự phát sáng của
một tài năng có hoàn toàn xuất phát từ yếu tố chủ quan? Chắc chắn phải có chỗ
cho yếu tố khách quan như: thời cơ, sự hanh thông, nhanh nhạy với thời cuộc.
Không hề ngẫu nhiên khi Lưu Quang Vũ mới đặt chân vào làng sân khấu đã
sớm gặt hái được những thắng lợi vang dội như vậy. Trên nấc thang của sự
thành công là kết quả của sự cộng hưởng giữa hai yếu tố: tài năng và lòng đam
mê nhiệt huyết với một đỉnh cao, một phong cách sáng tạo chuyên nghiệp.
Đánh giá về sức cống hiến phi thường của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học
nước nhà, bài viết Sức sáng tạo của một tài năng của PGS.TS Lý Hoài Thu là
một công trình mang tính tổng lược và hoàn chỉnh nhất về chặng đường nghệ
thuật của Lưu Quang Vũ từ một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình cho đến khi trở

thành một kịch tác gia hàng đầu của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ
trước. Những tài liệu quý giá của bài viết đã tạo cơ sở cho chúng tôi hiểu và
đánh giá đúng mức về tài năng Lưu Quang Vũ.
Trong guồng quay của lịch sử, dường như sân khấu đang đứng im trong sự
nghèo nàn, lạc hậu, cằn cỗi. Lúc này, sân khấu không thể làm một chiếc loa để
kêu gọi và tuyên truyền cho cách mạng nữa. Do vậy, tự nó phải tìm cách hòa
nhập với thời cuộc, làm mới chính mình bằng lối đi của riêng sân khấu. Trong
tình thế đó, một lối thoát được đặt ra:“ Ưu tiên cho những vở diễn đề tài hiện
đại”, song số lượng kịch bản về con người và cuộc sống mới lại vô cùng khan
hiếm. Bên cạnh đó, ở sân khấu, những rơi rớt của thói quen tải đạo vẫn còn,
cộng với thị hiếu nghệ thuật cũ kĩ mà chúng ta vẫn chưa cải tạo được, đang gây
ra cho sân khấu những bế tắc và khó khăn chồng chất. Thế nhưng, ánh sáng soi

đường của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã trở thành liều thuốc
cứu sinh cho vận mệnh nước nhà.
21


Với những tiền đề khách quan và chủ quan, số phận đã đưa đẩy bước chân
Lưu Quang Vũ trên con đường định mệnh bén duyên cùng Sân khấu. Nếu quan
niệm rằng tài năng chỉ xuất hiện đột ngột như một tia chớp thì quả là sai lầm.
Bởi vì “tài năng” là kết quả của một quá trình tích tụ, va chạm để tạo nên sự
bừng sáng. Ngô Thảo chỉ ra:“Có lẽ may mắn chỉ đến với Vũ một lần trong thời
điểm Vũ bước vào làng Sân khấu lúc thời tiết chính trị của đất nước đổi mới đã
tạo cho anh một khoảng không gian bao la để sáng tạo nghệ thuật, đồng thời số

lượng các đoàn nghệ thuật có nhu cầu kịch bản mới phù hợp với tình hình, đáp
ứng nhu cầu của công chúng” [18;52]. Ngoài tác động khách quan bên ngoài,
phải tính đến nội lực chủ quan trong trái tim Lưu Quang Vũ. Nếu Vũ thờ ơ với
thực tại, liệu cái tên Lưu Quang Vũ còn đến ngày nay?
Sự kết hợp sức mạnh của yếu tố nội lực và ngoại lực đã gặp gỡ, hội tụ tại
một điểm và phát tiết lên ngòi bút của ông. Giờ đây sân khấu nói chung và Lưu
Quang Vũ nói riêng đã ý thức được sứ mệnh lịch sử của bản thân, để rồi trằn
trọc, hóa thân, đồng điệu với mọi tâm hồn. “Đánh giá toàn diện về Lưu Quang
Vũ có thể còn quá sớm, còn phải chờ, chờ thời gian và công chúng khán giả
phán xét” [63;301]. Nhưng tấm gương về tinh thần lao động không ngừng nghỉ,
lao động để nuôi sống bản thân và gia đình, cao hơn hết là tình yêu, niềm đam
mê nghệ thuật của ông đã đủ để nói lên tất cả. Khi số lượng các nhà viết kịch

còn hạn chế, trách nhiệm lao động - sáng tạo của Vũ càng tăng lên gấp bội. Gia
nhập sân khấu kịch chỉ có chín năm ngắn ngủi, Lưu Quang Vũ đã để lại cho sân
khấu nước nhà hơn năm mươi kịch bản. Trung bình mỗi năm viết gần 6 vở
kịch. Hai năm 1984 và 1988 là những năm Lưu Quang Vũ sáng tác nhiều nhất,
chín vở mỗi năm. Hầu hết các vở kịch của ông đều được dàn dựng và diễn trên
sân khấu cả nước. Sức lao động nghệ thuật của ông thật đặc biệt. Điều khiến
nhiều người ngạc nhiên và khó lý giải thấu đáo, đó là sức viết và sữa kịch bản
rất nhanh, rất nhiều ở Lưu Quang Vũ. Theo lời kể của đạo diễn Phạm Thị
Thành, Lưu Quang Vũ có thể viết bốn vở một lúc. Xong bốn vở này lại đến bốn
vở khác. Đọc trực tiếp từ bản thảo của ông, người đọc mới hiểu hết quá trình
lao động của nhà văn. Các vở kịch đều viết liền một mạch rất nhanh, không viết
22



lại lần thứ hai. Sau đó, tác giả đọc lại, thêm, bớt, ngoằng lên, kéo xuống, có
những trang bản thảo gạch bỏ, chỉ còn lại vài ba dòng. Nét chữ đẹp, nhưng viết
tháu, nhiều chữ người đọc phải suy luận. Điều đó chứng tỏ mạch cảm xúc của
nhà viết kịch tuôn chảy dạt dào, mạnh mẽ đến mức phải lia ngòi bút thật nhanh
cũng không chắc đã kịp. Lưu Quang Vũ sáng tạo vì mục đích hướng tới giá trị
Chân - Thiện - Mĩ với thái độ làm việc “khiêm nhường, không bị thế giới sân
khấu ồn ào làm thay đổi nếp sống, không choáng ngợp trước những thành
công, gần như bao giờ Vũ cũng an phận làm một người lao động khổ sai. Tính
cả nể, không hiếu thắng, Vũ cứ lặng lẽ sống, lặng lẽ làm việc với cường độ cao
đến mức những người khỏe mạnh cũng cảm thấy chóng mặt” [63;314].

Mỗi tác phẩm của ông, dù ít hay nhiều đều mang trong đó tầm tư tưởng,
triết luận sâu sắc về cuộc sống, con người trong thời đại mới. Mỗi nhân vật đều
được Lưu Quang Vũ nhào nặn với cá tính riêng biệt nhưng vẫn chân thực, gần
gũi đến khó tin. Kịch Lưu Quang Vũ “không rẻ tiền” vì tính cách, nội tâm
phong phú, sự đan xen giữa chính nghĩa - gian tà, cái tốt - cái xấu, giữa cái
thiện - cái ác trong mỗi nhân vật mà không dễ gì nhận ra, định giá ngay được.
Thông qua mỗi vở kịch, ông gửi vào đó tiếng nói đồng cảm thiết tha của lương
tri, trái tim chân chính. Từ đó, người xem soi vào để nhìn nhận lại chính mình.
Những thông điệp mà Lưu Quang Vũ gửi gắm đã đánh thức lương tâm, tình
thương, trách nhiệm và vẻ đẹp chân chính, bản thiện vốn có trong mỗi con
người.
“Đến hẹn lại lên” cứ 5 năm một lần, anh em nghệ sĩ của sân khấu nước nhà

lại tụ họp để đua tài, đọ sức. Càng gần đến hẹn, các đoàn càng ráo riết đi săn
lùng kịch bản. Và Lưu Quang Vũ là cây bút được nhiều đơn vị trông chờ nhất.
Cũng nhờ đó mà cái tên Lưu Quang Vũ đã gây xôn xao dư luận qua hai kì Hội
diễn 1980, 1985, để vinh dự trở thành “ hiện tượng lạ của sân khấu” một thời.
Mỗi bước đi trong hành trình sáng tạo của Lưu Quang Vũ đã đạt tới cái
đích lớn lao nhất của mọi sự sáng tạo, đó chính là tấm lòng, sự ngưỡng mộ của
biết bao khán giả đối với ông. Con đường trước mắt ông hoàn toàn rộng mở.
Công thức rút ra từ thành công của Lưu Quang Vũ là sự kết hợp giữa một tài
23


năng đến độ “chín muồi” và tinh thần lao động nghệ thuật phi thường. Khiêm

nhường và lặng lẽ, thành công dưới ánh đèn sân khấu không làm người nghệ sĩ
ấy mất thăng bằng. Càng xem kịch của ông, người ta càng vững tin hơn ở sự
đốn ngộ, thức tỉnh lương tri ở mỗi con người. Chính sự nhạy bén, khả năng
nhào nặn chuyện đời và định hướng đấu tranh cho các giá trị Chân - Thiện - Mĩ
trong mỗi vở kịch của ông, đã khẳng chỗ đứng xứng đáng của kịch tác gia Lưu
Quang Vũ trong lòng công chúng.
Viết nhanh, viết nhiều nên chất lượng các vở kịch không đồng đều cũng là
lẽ đương nhiên. Có những vở mà dư âm của nó còn mãi với thời gian nhưng có
những vở rồi sẽ bị lãng quên. Đó cũng là lẽ tất nhiên vì sứ mệnh lịch sử rồi sẽ
được chuyển lên vai người khác. Tuy nhiên, với những gì Lưu Quang Vũ đã
làm được, chúng ta có quyền công nhận, trân trọng và giữ gìn.
Yếu tố góp phần làm nên phong cách của Lưu Quang Vũ chính là tính hiện

đại trong chủ đề, tư tưởng mà kịch của ông đã truyền tải được. Giữa lúc, có
nhiều vở của các tác giả vẫn không thoát khỏi được lối mòn của sự đơn điệu,
thoát li cuộc sống hiện tại tìm về quá khứ đã qua nhưng kịch của Lưu Quang
Vũ vẫn trụ vững được trong thời điểm cụ thể ấy.
Làm nên tính hiện đại trong chủ đề, tư tưởng của kịch Lưu Quang Vũ, một
phần là do sự nhạy cảm của ông với thời cuộc, khả năng chế biến sự kiện “thô”
để biến nó thành tình huống nghệ thuật mang tính phổ biến. Mối quan hệ giữa
nghệ thuật - cuộc sống, cá biệt - phổ biến được tác giả xử lí khéo léo, khiến
chúng xích lại gần nhau hơn trong sự hài hòa gắn kết. Lưu Quang Vũ biết khai
thác những xung đột, mâu thuẫn để tạo thành tình thế kịch. Tình huống kịch bất
ngờ không cần viện đến mâu thuẫn gay gắt nhưng vẫn đảm bảo kịch tính trong
từng vở của ông.

Giữa tình thế kịch, Lưu Quang Vũ xây dựng nên thế giới nhân vật sống
động, với đời sống nội tâm và chiều sâu suy nghĩ trong cá tính riêng của một
người từng trải. Khác với lẽ thường, bất kể nhân vật chính hay phụ đều được
ông để cho đất diễn rộng mở, khiến các nhân vật diễn thật với lòng mình hơn,
hoặc chí ít cũng không thừa thãi một cách vô duyên trên sân khấu thậm chí
24


nhiều vai diễn phụ trong kịch của ông vẫn được công chúng yêu mến và nhớ
mãi.
Để lý giải về “hiện tượng” Lưu Quang Vũ, trước tiên phải tính đến “tố
chất” của người nghệ sĩ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền

thống nghệ thuật. Sự ảnh hưởng tích cực từ người cha - nhà thơ - nhà viết kịch
Lưu Quang Thuận đã gieo vào tâm hồn Lưu Quang Vũ niềm đam mê cháy
bỏng: “Nghệ thuật thật là một con đường gian lao, nhưng như bố nói tối nay:
Người nghệ sĩ phải tìm ra cái đẹp trong mỗi sự việc của cuộc đời”[60;71-72].
Chính phẩm chất nghệ sĩ đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đích thực trong
một thời gian hạn hẹp của đời ông. Tuy nhiên, sự rèn giũa, tích luỹ kinh nghiệm
từ những năm tháng gắn bó với môi trường sân khấu sau khi rời xa quân ngũ
chính là giai đoạn sửa soạn, chuẩn bị cho ông nhập cuộc với sân khấu Việt
Nam, và trở thành nhà viết kịch “có một không hai” trong lịch sử sân khấu
đương đại. Ngoài ra lợi thế của người viết văn, làm thơ đã giúp Lưu Quang Vũ
nhanh nhạy trong việc khám phá các giá trị thẩm mỹ tươi mới đang lẩn khuất
trong ngổn ngang cuộc sống. Đó là chất thơ toát lên từ hành động, xung đột

kịch, được chắt lọc từ những hoàn cảnh khó khăn, từ những điều kỳ diệu của
cuộc sống. Phát hiện chất thơ của cuộc sống gần như là bản năng nghệ thuật của
Lưu Quang Vũ. Hơn nữa, thực tiễn cuộc sống thời kì đó đang bộc lộ những mâu
thuẫn, đòi hỏi phải phê phán, thay đổi những gì đã lạc hậu. Bắt đúng mạch của
cuộc sống, Lưu Quang Vũ đến và gắn bó với kịch trong sự hài hoà của cả 3 yếu
tố “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”.
Trên hành trình của sự sáng tạo, Lưu Quang Vũ đã làm tốt vai trò của một
sứ giả hòa bình, đấu tranh để chống lại sự bảo thủ, lạc hậu, giả dối. Thành công
có, thất bại cũng có nhưng rốt cuộc Lưu Quang Vũ đã đến được đích cuối cùng
để trở thành tác gia hàng đầu làm nên diện mạo cho sân khấu nước nhà trong
thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
1.3. Ý nghĩa của mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ

Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội thường nhạy cảm với
những biến đổi của đời sống. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, văn học đã
25


×