Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu quất Thành phố Hội An, Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 65 trang )

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

-1-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-2-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Tinh dầu là một hỗn hợp các chất có giá trị cao trong các lĩnh vực y tế, mỹ
phẩm, thực phẩm...
Từ thời cổ đại, trong các cung điện hay các gia đình quyền quý ở Ai Cập, Trung
Hoa, Hi Lạp... tinh dầu đã được chưng cất và sử dụng.
Trong lĩnh vực Y học, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được rất nhiều hợp chất
có tác dụng chữa bệnh, ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể
người và động vật, giúp cho việc điều chỉnh một số chức năng của tế bào. Tuy
nhiên những hợp chất tổng hợp thường có những tác dụng phụ. Vì thế hiện nay
khuynh hướng sử dụng thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo mộc an toàn và ít độc
ngày càng được ưa chuộng.
Ở Việt Nam nguồn dược liệu phong phú sẵn có, với nền y học cổ truyền phát
triển nên việc nghiên cứu các hoạt chất tự nhiên trên cơ sở kết hợp y học cổ truyền


với y học hiện đại đã được các nhà khoa học quan tâm.
Địa hình Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều cây tinh dầu có giá trị.
Trong đó có nhiều cây trồng đại trà ở các nông trường hay ở quy mô hộ gia đình và
có cả những cây mọc hoang dại đều là nguồn tinh dầu quý có giá trị kinh tế cao.
Cho nên việc nghiên cứu xác định thành phần hóa học được tách ra từ các loại cây
này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.
Cây quất có những quả tròn trĩnh với màu đỏ da cam, chín mọng trông rất đẹp
không những làm đẹp cảnh quan ngày tết, mong muốn năm mới gặp nhiều may
mắn, phát đạt mà còn là vị thuốc hay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân
gian.
Hiện nay người ta đã tìm ra nhiều tác dụng chữa bệnh to lớn của quả quất. Đặc
biệt, trong vỏ quả quất, dược liệu có vị chua, hơi ngọt, the, mùi thơm, tính ấm,

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-3-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

không độc có tác dụng điều khí, chữa ho, nôn mửa, tiêu đờm, giải rượu, trướng
bụng, ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, dạ dày...
Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng tinh dầu được tách ra từ vỏ quả quất có
ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên của vỏ quả quất, chúng tôi chọn đề tài: Xác

định thành phần hóa học trong tinh dầu quất Thành phố Hội An - Quảng
Nam.

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-4-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tinh dầu:
1.1.1. Khái niệm: [3]; [5]; [8]; [12];
Tinh dầu còn được gọi là tinh du hay hương du, là hỗn hợp của nhiều hợp chất
bay hơi, có mùi thơm hay mùi hắc khó chịu mà ta có thể tách được từ các loài cây
hay loài vật.
Tinh dầu là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử
dụng trở lại trong hoạt động sống của cây. Tinh dầu do các mô chứa tế bào tiết ra và
trữ lại. Tinh dầu có trong lông tiết, ống nhựa mủ và túi tiết...
Thành phần của tinh dầu: Có thể là hiđrocacbon béo hoặc thơm và những dẫn
xuất của nó như ancol, anđehit, xêton, este, ete..., ngoài ra còn có một số hợp chất
của sunfua và nitơ. Thành phần phổ biến trong tinh dầu là monotecpen.
Tinh dầu là một hỗn hợp các chất có giá trị cao trong các lĩnh vực y tế, mỹ
phẩm, thực phẩm, xuất khẩu.
- Trong y dược: Tinh dầu được dùng thuốc xoa bóp và thuốc chữa bệnh...
- Trong công nghiệp mỹ phẩm: Người ta sử dụng tinh dầu để sản xuất nước hoa,

phấn và các loại kem xoa...
- Trong công nghiệp thực phẩm: Tinh dầu được dùng để sản xuất nước giải khát,
chất gia hương cho bánh kẹo, rượu mùi, chế biến các món ăn...
- Trong công nghiệp tiêu dùng: Tinh dầu được dùng sản xuất thuốc đánh răng,
xà phòng thơm...
1.1.2. Tính chất vật lý của tinh dầu: [1]; [3]; [8]; [12]
Tinh dầu nói chung có một số tính chất khác với các hóa chất tổng hợp hoặc hợp
chất thiên nhiên khác, đó là:

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-5-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

- Ở nhiệt độ thường, tinh dầu thường tồn tại ở các trạng thái lỏng, không có màu
như tinh dầu quất hoặc có màu vàng nhạt như tinh dầu lá tràm và một số ít tinh dầu
có màu, như tinh dầu ngải cứu (màu xanh), tinh dầu thym (màu đỏ), tinh dầu thạch
xương bồ (màu đỏ sẩm), tinh dầu quế (màu nâu thẩm), tinh dầu diếp cá, tinh dầu sả
(màu vàng đậm)...
- Tinh dầu có nhiệt độ sôi cao (150 - 2000C). Tinh dầu rất dễ bay hơi và hòa tan
chất cao su. Vì vậy đựng tinh dầu trong những chai nhỏ, có nút kín và không được
dùng nút cao su mà phải dùng nút thủy tinh...
- Mỗi loại tinh dầu có một tính năng và mùi hương riêng biệt vô cùng độc đáo.
Mùi thơm của tinh dầu chính là do sự bay hơi và khả năng tác động nhất định của

một số chất thơm vào khứu giác.
- Khi ta nhỏ một giọt tinh dầu lên giấy thì trên giấy sẽ có một vết trong giống
như ta nhỏ giọt dầu mỡ lên giấy. Nhưng sau một thời gian rất ngắn, vết trong trên
giấy sẽ mất đi do tinh dầu bay hơi hết. Điều này giúp ta phân biệt giữa tinh dầu và
dầu mỡ.
- Tinh dầu thường nhẹ hơn nước (d<1g/ml) như tinh dầu bạc hà, tràm, sả, quất...
nhưng có một số tinh dầu lại nặng hơn nước (d>1g/ml) như tinh dầu đinh hương,
tinh dầu quế...
- Hầu hết tinh dầu không tan hoặc rất ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung
môi hữu cơ như: Benzen, clorofom, etanol... Cho nên có thể dùng các dung môi này
để chiết suất một số tinh dầu từ các nguồn nguyên liệu có chứa tinh dầu.
- Tinh dầu không phải là một chất nguyên chất mà là hỗn hợp của rất nhiều chất.
Tất cả những tính chất chung của tinh dầu đã được nêu ở trên, có thể dựa vào đó
để phân biệt các hợp chất tổng hợp với các hợp chất thiên nhiên.
1.1.3. Phân bố của tinh dầu: [12]
Cây chứa tinh dầu phân bố khá rộng, đã tìm thấy trong hơn 60 họ thực vật có
tinh dầu. Các họ có nhiều cây chứa tinh dầu là: Pinaceae, Lauraceao, Myrtaceae,
Lamiaceae, Umbeliferae, Rutaceae, Asteraceae, Rosaceae, Zingiberaceae.
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-6-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

Trong cây, tinh dầu có thể ngụ trú ở mọi bộ phận của cây: Cánh hoa, rễ, vỏ trái

cây, cuống, hạt, nhựa cây, quả, lá, vỏ cây, gỗ...
1.1.4.

Đại cƣơng về Tecpenoid: [11]; [12]

1.1.4.1. Thành phần cơ bản và tính chất chung của các loại hợp chất
tecpen:
Tecpen là một nhóm hợp chất tự nhiên mà phân tử của nó được cấu tạo bởi một
hoặc nhiều đơn vị isopren (

) theo kiểu “đầu nối đuôi” và chúng có chung

một nguồn gốc sinh tổng hợp.
đuôi

đầu

Isopren (C5H8)

Ocimen (C10H16)

Dựa vào số đơn vị isopren để chia các tecpen thành:
Monotecpen (C10), số đơn vị isopren là 2.
Sesquitecpen (C15), số đơn vị isopren là 3.
Ditecpen (C20), số đơn vị isopren là 4.
Tritecpen (C30), số đơn vị isopren là 6.
Tetratecpen (C40), số đơn vị isopren là 8.
Polytecpen (C5n), số đơn vị isopren là n.
Hầu hết hợp chất tecpen có cấu trúc vòng với một số nhóm chức như OH,
cacbonyl. Đặc tính chung của chúng là ít tan trong nước, ngoại trừ chúng kết hợp

với các oza tạo thành glycozit tan trong chất béo.
Về mặt hóa học, hiện tượng đồng phân trong tecpen rất phổ biến, nên có thể gặp
cả 2 dạng đồng phân trong cùng một cây. Ngoài ra hầu hết chúng có cấu trúc vòng
và vòng xicloankan thường là dạng ghế nên có cấu hình khác nhau tùy thuộc vào
các nhóm thế xung quanh.
Về mặt phân bố trong tự nhiên, tecpen có mặt trong hầu hết các lớp từ thực vật
bậc thấp như tảo, nấm đến thực vật bậc cao và cả trong động vật, vi khuẩn.
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-7-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

Nhưng mỗi nhóm tecpen có sự phân bố đặc trưng. Monotecpen là thành phần
chủ yếu của tinh dầu đã tìm thấy trong hơn 60 họ thực vật, nhưng tập trung chủ yếu
trong khoảng 10 họ. Serquitecpenoid phân bố đặc trưng trong họ Asteraceae.
Ngoài khái niệm tecpen người ta còn dùng khái niệm tecpenoid để bao hàm
rộng rãi các sản phẩm thoái biến tự nhiên và các dẫn xuất tự nhiên hay tổng hợp các
tecpen. Tuy nhiên khi sử dụng thì hầu như không có sự phân biệt rõ ràng về ranh
giới giữa hai khái niệm này.
1.1.4.2. Một số monotecpen: [11]
a/ Mạch hở:

CH2OH


α-Myrcen

Oximen

Geraniol

CHO

Geranial

OH

CH2OH

CHO

β-Myrcen

Linalool

Xitronella

CHO

OH

SVTH: Ngô Thị Minh
Trúc
xitronellol


Nerol

Neral

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-8-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

b/ Mạch vòng:
* Đơn vòng:
CH3

H3C

HO

CH2

H3C

CH2

H3C

CH2


OH
CH3

H3C

CH3

CH3

γ-terpineol

α-terpineol

β-terpineol

Limonen

CH3
OH

CH3

CH3

CH3

CH3

O


O
OH
CH3

H3C

H3C

δ-terpineol

CH2

H3C

Cavon

CH3

O
H3C

CH3

Pulegon

Piperiton

* Nhị vòng:


O

O

α-pinen

1.1.4.3.

β-pinen

Verbenon

Campho

Monotecpen một vòng - Limonen:

a/ Monotecpen một vòng: [11]
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-9-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

Phần lớn các monotecpen một vòng có khung 1-metyl-4-isopropyl-xiclohexan,
còn được gọi là khung “p-methan”.

Về phương diện cấu dạng ta có thể coi các monotecpen một vòng này là dẫn
xuất thế hai lần của xiclohexan. Ở các dẫn xuất no của p-methan vòng có thể có
một cấu dạng ghế, và điều này cũng phù hợp với các quan sát về hóa lập thể của
phản ứng, trừ trường hợp các vòng có cầu nối oxi, như ở cineol và ascaridol. Ta có
thể dự đoán là các vòng với một nối đôi sẽ có cấu dạng nữa ghế, trong khi hai nối
đôi trong vòng sẽ có tác dụng làm cho vòng có cấu tạo hầu như phẳng.
Các nhóm thế như cacbonyl hoặc nối đôi ngoại vòng có tác dụng làm cho vòng
phẳng hơn.
Các nguyên tử cacbon của khung p-methan được đánh số theo quy tắc chung
của danh pháp hóa học.

7
1
2

6

3

5

9

4

8

10

Về phương diện lí thuyết có thể tồn tại mười bốn đien có khung p-methan, và tất

cả các hiđrocacbon này đều đã được tổng hợp ra. Trong số đó tuy nhiên chỉ có sáu
chất là chắc chắn xuất hiện trong thiên nhiên, đó là limonen, terpinolen, α-terpinen,
γ-terpinen, α-phellandren và β-phellandren. Tất cả sáu đien này có thể chuyển hóa
lẫn nhau với sự có mặt của axit, của bazơ, hoặc trên các bề mặt như silicagel, hoặc
khi bức xạ, như biểu diễn trong hình 1.1.

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

limonen

Lớp 08CHD

terpinolen

γ-terpinen


Luận văn tốt nghiệp

-10-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

Mặc dầu khung p-menthan thường dễ hình thành thông qua việc đóng vòng các
monotecpen không vòng hoặc bằng cách mở vòng tất cả các loại monotecpen hai
vòng trong các phản ứng ionic hoặc nhiệt phân, quá trình này không dễ thực hiện
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD



Luận văn tốt nghiệp

-11-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

ngược lại. Khung p-methan dường như có thể đại diện cho cấu trúc monotecpen
bền vững nhất. Chỉ ở các phản ứng có năng lượng tương đối cao, thí dụ phản ứng
nhiệt hoặc bức xạ quang hóa, thì vòng mới có thể bị phá vỡ, và ngay khi đó sản
phẩm cũng thường đóng vòng lại.

b/ Limonen: [11]
Limonen thuộc monotecpen.
Limonen là thành phần chính của tinh dầu vỏ quả quất.
CTPT: C10H16
CTCT:
CH3

H3 C

CH2

Limonen là một hydrocacbon.
Limonen còn có tên gọi: 1-metyl-4-prop-1-en-2-yl-xiclohexen.
Limonen xuất hiện dưới dạng d, dạng l hoặc dạng dl trong nhiều tinh dầu.
Thí dụ: d-limonen có với hàm lượng tới trên 90% trong tinh dầu lấy từ vỏ quả
một số loài cam chanh, l-limonen và dl-limonen xuất hiện trong tinh dầu thông,
hàm lượng có khi tới trên 80%.
Ta còn có thể thu được limonen bằng cách đồng phân hóa α- hoặc β-pinen dưới

tác dụng của các chất xúc tác axit.
a/ Tính chất vật lí:
- Là chất lỏng có mùi thơm dễ chịu.
- Phân tử khối: 136,24 g/mol
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-12-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

- Nhiệt độ sôi: 1760C.
- Không tan trong nước, tan trong ancol, ete, clorofom, dầu thảo mộc.
b/ Tính chất hóa học:
Vì có hai nối đôi nên phân tử limonen có thể phản ứng theo nhiều cách khác
nhau.
- Phản ứng hiđrat hóa:
Phản ứng hiđrat hóa limonen xúc tác bởi axit xảy ra chủ yếu ở nối đôi vinylic và
cho α-terpineol, mặc dầu ở một chừng mực nhất định phản ứng cũng xảy ra ở nối
đôi trong vòng để tạo β-terpineol.

CH3

CH3

H2 O


+
H3C

H+

CH2

H3C

α-terpineol

Limonen
CH3

HO

CH3

H+

H2 O

+
H3C

OH
CH3

CH2


H3C

Limonen

CH2

β-terpineol

- Phản ứng cộng hiđroclorua:
Phản ứng cộng hiđroclorua cũng xảy ra theo hướng như ở phản ứng hiđrat hóa,
nhưng trường hợp này dẫn xuất đihiđroclorua rất dễ hình thành.
CH3
Cl

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

+

CH3

Lớp 08CHD

2HCl
Cl


Luận văn tốt nghiệp

-13-


GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

- Phản ứng oxi hóa:
Do có khả năng phản ứng cao nên các phản ứng oxi hóa limonen thường không
diễn ra một cách đồng nhất. Chẳng hạn phản ứng oxi hóa cảm quang của limonen
đã cho một hỗn hợp các hidro peoxit, khử hóa hỗn hợp này đã cho một hỗn hợp sáu
ancol.

OH

HO

HO

HO

HO

HO

Sự tạo thành sáu ancol này phù hợp với sơ đồ phản ứng chung:

H

H

H

O


OOH

H

K

OH

H

Khi vắng mặt một chất cảm quang phản ứng xảy ra theo hướng khác, hai ancol
có nối đôi ngoại vòng không hình thành, và ta nhận được hai carveol dưới dạng
raxemat. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

.

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-14-

..

OH


OH

+

.
.

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

OH
OH

+

1.1.5. Các phƣơng pháp chiết tách tinh dầu từ dƣợc liệu: [6]; [12]
1.1.5.1.

Phƣơng pháp hóa lý:

a/ Chƣng cất:
* Chưng cất đơn ở áp suất thường:
Trong trường hợp cần tinh chế một chất lỏng, tách nó ra khỏi tạp chất rắn không
bay hơi, ta chỉ cần tiến hành chưng cất ở áp suất thường (chưng cất đơn giản), nghĩa
là chuyển chúng sang pha hơi trong một bình cất có nhánh rồi ngưng tụ hơi của nó
bằng ống sinh hàn vào một bình hứng khác. Thường được áp dụng để tinh chế các
chất thô. Trong hữu cơ, thường được áp dụng đuổi dung môi để tách tinh dầu.
* Chưng cất đơn ở áp suất thấp:
Khi cần chưng cất một chất lỏng dễ phân hủy ở nhiệt độ cao, người ta phải dùng
phương pháp chưng cất dưới áp suất thấp, tức là dùng bơm hút để giảm áp suất trên
bề mặt chất lỏng. Vì chất lỏng dễ sôi khi áp suất riêng phần đạt đến áp suất khí

quyển, nên bằng cách này người ta có thể giảm được nhiệt độ sôi của nó một cách
đáng kể, tránh được hiện tượng phân hủy hay cháy nổ. Nhờ phương trình Claparon
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-15-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

– Clausius, người ta có thể tính được sự phụ thuộc áp suất hơi của một chất vào
nhiệt độ. Tuy nhiên, có thể áp dụng quy luật thực nghiệm gần đúng như sau: Khi áp
suất khí quyển trên bề mặt chất lỏng giảm đi một nữa, thì nhiệt độ sôi nó hạ thấp đi
khoảng 150C.
* Chưng cất phân đoạn:
Phương pháp chưng cất phân đoạn dùng để tách hai hay nhiều chất lỏng có nhiệt
độ sôi khác nhau tan lẫn hoàn toàn vào nhau, dựa trên nguyên tắc có sự phân bố
khác nhau về thành phần các cấu tử giữa pha lỏng và pha hơi ở trạng thái cân bằng
(ở cùng nhiệt độ), Như vậy bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình bay hơingưng tụ, bay hơi- ngưng tụ... ta dần dần có thể thu được cấu tử A có nhiệt độ sôi
thấp hơn ở dạng gần tinh khiết. Vì vậy ta dùng phương pháp tinh luyện bằng cách
lắp trên bình chưng cất một cột cao có nhiều đĩa (cột Vigrơ) giúp cho việc tái tạo
quá trình bay hơi ngưng tụ trên. Nhờ vậy chất lỏng A dễ bay hơi dần dần thoát lên
trên, ở trạng thái ngày càng tinh khiết, còn chất B có nhiệt độ sôi cao hơn, ngưng tụ
trở lại bình chưng. Hiệu quả của các cột được tính bằng “số đĩa lý thuyết”.
* Chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước:
Phương pháp này dùng để tinh chế các chất không tan trong nước. Phương pháp
này dựa theo nguyên tắc: Khi hai hay nhiều chất lỏng không trộn lẫn với nhau nằm

trong một hỗn hợp, áp suất chung của chúng bằng tổng áp suất riêng phần p = p 1 +
p2, nghĩa là nó luôn lớn hơn áp suất riêng phần của bất kì cấu tử nào. Do đó nhiệt
độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt độ sôi của cấu tử có nhiệt độ sôi của cấu tử có
nhiệt độ sôi thấp nhất. Tỉ lệ hơi cất sang bình ngưng (về số mol) sẽ bằng tỉ lệ áp
suất hơi riêng phần của chúng ở nhiệt độ sôi của hỗn hợp. Nhờ vậy ta có thể tính
toán được lượng nước cần thiết để lôi cuốn hết chất cần tinh chế.
b/ Trích ly: Trích ly có thể dùng dung môi bay hơi hoặc dung môi không bay
hơi.
1.1.5.2. Phƣơng pháp cơ học: Dùng các quá trình cơ học để khai thác tinh dầu
như ép, bào nạo...

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-16-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

1.1.5.3. Phƣơng pháp kết hợp: Khai thác tinh dầu bằng cách kết hợp giữa quá
trình hóa lý và quá trình cơ học, hoặc sinh hóa (lên men) và cơ học.
Trong đề tài này, để tách tinh dầu vỏ quất tôi đã sử dụng phương pháp chưng
cất lôi cuốn hơi nước.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tinh dầu:
1.1.6.1. Giống và sự di truyền:
a/ Hạt giống:
Hầu hết các cây tinh dầu đều trồng bằng hạt, ngoại trừ một số cây được

trồng bằng căn cành, chiết cành hoặc cấy mô. Khi gieo trồng bằng hạt, để đạt hiệu
suất nảy mầm cao cho các loại hạt cần phải khảo sát điều kiện nhiệt độ.

b/ Di truyền:
Sự nghiên cứu về di truyền trên những cây tinh dầu bắt đầu được chú ý đến
từ những năm 1920. Người ta tìm cách thông qua việc sử dụng những kết quả về di
truyền học để có một loài cây tinh dầu mới có thành phần hóa học như ý.
Đầu tiên người ta đã nghĩ đến sự lai giống trong công nghiệp (ghép cây, thụ
phấn…) để làm thay đổi thành phần hóa học, cũng như hàm lượng tinh dầu của các
cây đời F1. Hiện nay với những tiến bộ trong công nghệ sinh học người ta có cung
cấp các giống cây tinh dầu điều khiển được thành phần hóa học và hàm lượng tinh
dầu thông qua con đường nuôi cấy mô.
Về thành phần hóa học, qua sự lai tạo nhiều cây ở thế hệ F1, F2, F3… người
ta đã có được một loại tinh dầu có thành phần hóa học đạt yêu cầu đề ra. Trong
tương lai, thị trường về cây tinh dầu sẽ quan tâm đến những cây cung cấp tinh dầu
hầu như chỉ chứa chủ yếu một cấu phần, là kết quả của những tiến bộ về di truyền
học.

1.1.6.2. Đất đai, phân bón:
a/ Đất đai:
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-17-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành


Nơi trồng của cây tinh dầu có ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hóa học
và hàm lượng tinh dầu. Đối với tinh dầu vỏ các loại quả có múi như quất, chanh,
bưởi, cam… thành phần bách phân limonen và hàm lượng tinh dầu thay đổi rõ theo
nơi trồng.
Tóm lại, khi khảo sát tinh dầu của một loài thực vật nào, chúng ta cũng phải
luôn luôn chú ý đến nơi trồng, nơi mọc của chúng. Do đó, ngoài việc ghi nhận về
địa phương, đôi khi còn phải chú ý đến địa thế đất, thành phần đất, nơi thu hái
chúng.

b/ Phân bón:
Phân bón rất cần thiết cho cây cối nói chung và cây tinh dầu nói riêng. Phân
bón chủ yếu là phân đạm. Khi bón phân đạm chất lượng của cây sẽ tăng lên, thí dụ
như tăng tính nhạy cảm với con trùng chống lại bệnh tật và giúp đỡ những chuyển
hóa phức tạp trong cây, như kéo dài thêm thời gian sinh trưởng, tăng chiều cao, số
cành, số lá, nói chung là làm tăng sinh khối của cây.
Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón trên sinh khối của cây từ
đó đưa đến kết quả của hàm lượng tinh dầu. Tùy theo loại cây và nơi trồng, lượng
phân đạm có thể dùng đến 200kg/hecta để hiệu suất tinh dầu đạt cực đại.

1.1.6.3. Môi trƣờng:
a/ Thời tiết:
Thời tiết trong năm có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng và hàm
lượng tinh dầu, nhất là trên các cây có đời sống ngắn. Với các cây tinh dầu mà
nguyên liệu cung cấp tinh dầu là phần trên mặt đất thì thời điểm thu hái tốt nhất là
khi những hoa đầu tiên bắt đầu nở.
Đối với tinh dầu vỏ các loại quả có múi như quất, chanh, bưởi, cam… thì
hàm lượng tinh dầu sẽ nhiều hơn nếu thu hái vào mùa hè, các mùa khác thì thu được
lượng tinh dầu ít hơn.
Thành phần hóa học cũng bắt đầu thay đổi tùy theo thời tiết của mỗi năm.

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-18-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

b/ Ánh sáng:
Vận tốc phát triển của hầu hết các cây tinh dầu được kiểm soát bởi sự kết
hợp giữa nhiệt độ và độ dài của ngày.

1.1.6.4. Thời điểm thu hái:
Thời điểm thu hái nguyên liệu cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hàm lượng
và chất lượng của tinh dầu. Thời điểm được chọn tùy theo độ tuổi của cây, độ chín
của nguyên liệu và giờ thu hái trong ngày.
Tóm lại, khi khảo sát một cây tinh dầu, trong những điều kiện có thể chúng
ta nên khảo sát tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng tinh
dầu của cây, để có thể biết được thời điểm thu hoạch nào là tối ưu, có nghĩa là lúc
đó hàm lượng và chất lượng tinh dầu được cao nhất.
1.1.7. Bảo quản tinh dầu:
- Tinh dầu dễ kết hợp với oxi của không khí để thành chất nhựa, trong không
khí thủy phân cho ra các chất có mùi khác nhau. Những hiện tượng oxi hóa hay
thủy phân này thường xảy ra ở nhiệt độ cao có nhiều hơi nước, ánh sáng. Do đó để
bảo quản tinh dầu thì phải đóng kín, không để nơi nóng, tránh ánh sáng trực tiếp
của mặt trời, bụi bặm. Không để sản phẩm ngấm nước và các sản phẩm khác rơi
vào, như thế sẽ làm hỏng tinh dầu.

- Tinh dầu dễ bay hơi nên đựng tinh dầu trong các lọ có miệng nhỏ, khô.
- Tinh dầu hòa tan cao su nên không dùng nút cao su để đậy lọ đựng tinh dầu mà
phải dùng nút thủy tinh để đậy lọ đựng tinh dầu.
1.2. Khái quát về họ Rutaceae: (họ cam)
1.2.1. Phân loại:
Họ cam (Rutaceae) chia làm hai phân họ:

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-19-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

- Phân họ Rutoideae: Lá noãn rời nhau, bộ nhị theo kiểu đảo lưỡng nhị đầy đủ
hoặc giảm, quả đại.
- Phân họ Aurantioideae: Lá noãn dính, bộ nhị đa thể, quả loại cam.
Trên thế giới họ Rutaceae có khoảng 160 chi. Ở Việt Nam:
+ có gần 30 chi: Acronychia, Aegle, Atalantia, Boennighausenia, Citrus,
Clausena,

Euodia,

Feroniella,

Fortunella


(Citrofortunlla),

Glycosmis

(Hesperethusa), Limnocitrus, Limonia, Luvunga (Lavanga), Maclurodendron,
Micromelum, Murraya, Naringi, Paramignya, Phellodendron, Pleiopermium, Ruta,
Severinia, Skimmia, Tetradium, Thoreldra, Toddalia, Triphasia, Zanthoxylum.
+ có khoảng 110 loài.
1.2.2. Đặc điểm sinh thái của một số cây chi cam chanh (chi Citrus), họ cam
(họ Rutaceae):
Chi cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ cam (Rutaceae), có
nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam châu Á. Các loại cây
trong chi này là các cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, cao tới 0,5-15m tuỳ loại, với
thân cây có gai và các lá thường xanh mọc so le có mép nhẵn. Hoa mọc đơn hay
thành ngù hoa nhỏ, mỗi hoa có đưòng kính 2-4cm với 5 (ít khi 4) cánh hoa màu
trắng, mỗi hoa có rất nhiều nhị hoa. Hoa thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả
là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều
dài 4-30 cm và đường kính 4-20 cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp
vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước.
Chi này là quan trọng về mặt thương mại do nhiều loài (hoặc cây lai ghép), đuợc
trồng để lấy quả (trừ cây quất còn để làm cảnh).
- Citus limonia Osbeck (chanh):
Là loài cây nhỡ, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai. Lá hình trứng, dài từ 5,5cm
đến 11cm, rộng từ 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa, mọc so le, mép khía
răng. Hoa màu trắng, phớt tím, thơm, mọc đơn độc hay từng chùm từ 2 đến 3 hoa.
Quả hình cầu, chia làm nhiều múi. Vỏ quả chanh mỏng nhẵn, màu vàng nhạt hoặc
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD



Luận văn tốt nghiệp

-20-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

xanh, vị rất chua, có nhiều tinh dầu. Lá và vỏ quả vò ra có mùi tinh dầu thơm mát.
Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả
ăn hoặc làm gia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rễ cây để làm thuốc.
- Citrus Sinensis L. Osbeck (cam):
Cam là loài cây nhỡ, cao đến khoảng 10m, cành có gai. Lá thường xanh dài
khoảng 4 đến 10 cm.
+ Citrus limonimedica (cam thanh yên): Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao từ 2,5m
đến 5m, có cành không đều, rẽ đôi, gai ngắn, nhánh non, nhuốm màu tim tím. Lá
không rụng, xoan thuôn, có răng cưa ở mép. Hoa thơm, to, màu trắng ở trong, màu
tím đỏ nhiều hay ít ở ngoài, với 30 - 40 nhị, tập hợp ở nách các lá. Quả rất to 12-20
x 8-12cm, xoan thuôn, màu vàng chanh khi chín, thường rất sần sùi, da rất dày, mùi
dịu và thơm, vỏ trong trắng dịu, nạc không nhiều, màu trăng trắng hơi chua.
+ Citrus nobilis (cam sành): Là giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây
có phẩm chất trái thơm ngon, trồng được ở nhiều loại đất, màu sắc trái xanh vàng,
bề mặt vỏ sần, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, thịt trái màu cam, mềm, nhiều nước.
Lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình 250g, ít hạt.
+ Citrus aurantium sinense (cam mật): Cây 5 tuổi cao trung bình 5m, tán hình
cầu, cây phân cành nhiều, ít gai. Lá có màu xanh đậm, eo lá nhỏ, tán cây thoáng.
Cây ra 2-3 vụ trái/năm. Số trái đạt từ 1.000-1.200 trái, trọng lượng trung bình 240250 g. Vỏ trái dày 3-4 mm, trái mọng nước, khi chín có màu vàng, thơm, ngọt, ít
chua, nhiều hạt. Cam mật là một giống có năng suất cao.
- Citrus reticulata (quýt):
Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có gai. Lá đơn, mọc so le, phiến

lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép. Hoa nhỏ, màu trắng, ở
nách lá. Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần
sùi, không dính với múi nên dễ bóc, cơm quả dịu, thơm, hạt xanh.
- Citrus maxima C.gandis (bƣởi):
Bưởi là loài cây to, cao từ 10-13m, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt
của thân đôi khi có chảy nhựa. Cành có gai dài, nhọn. Lá hình trứng, dài từ 11-12
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-21-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa đều, mọc
thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tuỳ theo giống.
- Citus japonica Thumb (quất):
Cây nhỏ 1-5m, có gai. Cành lá sum suê, lá đơn mọc so le, màu lục sẫm bóng,
hình trái xoan hay tròn dài, cuống có cánh rất nhỏ. Chùm hoa gắn ở nách lá hay ở
ngọn, hoa có màu trắng, cánh hoa dài 7-9mm; nhị 15-20. Quả nhỏ hình cầu, rộng
1,5-3,5cm, màu vàng da cam bóng, có 5-6 múi, nạc chua, hạt có màu xanh.
1.2.3. Tinh dầu trong một số cây họ Rutaceae:
- Mỗi loài cây chứa tinh dầu cho một loại tinh dầu đặc trưng. Tinh dầu phân bố
trong mọi bộ phận của cây: Cánh hoa, rễ, vỏ trái cây, cuống, hạt, nhựa cây, quả, lá,
vỏ cây…
- Tinh dầu vỏ cam: Có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng của phần vỏ quả.
- Tinh dầu vỏ bưởi: Có màu vàng nhạt, mùi gỗ nhẹ.

Tinh dầu trong hai vị này không có vị đắng hoặc có vị đắng nhẹ (thành phần của
tinh dầu có chứa Tecpen), cay, ngọt, có tính sát trùng phản ứng trung tính với giấy
quỳ.
- Tinh dầu vỏ quất: Trong suốt, vị cay ngọt, có mùi thơm đặc trưng dễ chịu.
- Tinh dầu vỏ chanh: Không màu, vị hăng cay nhẹ, mùi thơm tự nhiên đặc
trưng.
- Tinh dầu vỏ quýt: Có màu vàng nhạt, vị hăng cay nhẹ, mùi thơm tự nhiên đặc
trưng dễ chịu.
1.3. Cây quất và giá trị sử dụng:
1.3.1. Cây quất:
Cây Quất tên kí hiệu là: Citus japonica Thumb. Cây quất còn được gọi là kim
quất, quất vàng, sơn quýt, hạnh, kim đàn, kim táo, quýt sữa bò, cam thọ tinh, chanh
quật, người miền nam gọi là cây tắc…, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản.

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-22-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

Cây nhỏ 1-5m, có gai. Cành lá sum suê, lá đơn mọc so le, màu lục sẫm bóng,
hình trái xoan hay tròn dài, cuống có cánh rất nhỏ, dày và cứng. Chùm hoa gắn ở
nách lá hay ở ngọn, hoa trắng, cánh hoa dài 7-9mm; nhị 15-20. Quả nhỏ hình cầu,
rộng 1,5-3,5cm, màu vàng da cam bóng, có 5-6 múi, nạc chua, hạt có màu xanh.
1.3.2. Giá trị sử dụng của cây quất:

Cây quất có rất nhiều ứng dụng, ngoài ứng dụng lớn nhất là làm đẹp cảnh quan
trong những ngày tết, với mong ước năm mới sẽ gặp được nhiều điều tốt lành thì
cây quất còn có tác dụng dược lý rất quan trọng, cụ thể:
* Hạt quất: Có vị đắng, chát, tính bình, chữa táo bón, trị ho, rắn cắn, cầm máu.
* Rễ quất: Có vị đắng, tính ôn, được dùng để chữa ho.
* Lá quất: Có vị cay ngọt, tính ôn, chữa nhức đầu, kích thích tiêu hóa, trung hòa
bớt vị béo của thức ăn để giúp ăn ngon miệng và còn có tác dụng tăng cường
chuyển hóa làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nếu không có lá chanh,
nhân dân ta cũng có thể thay bằng lá quất tươi chứa nhiều tinh dầu có tính sát
khuẩn, tiêu đờm sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.
* Quả quất: Là loại trái cây rất có ích cho sức khỏe.
- Quả quất có chứa các chất antioxidants có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn
thương. Chất xơ trong quả quất có tên gọi là pectin làm giảm lượng cholesterol
trong máu, có lợi cho tiêu hóa, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết
áp. Quả quất có chứa hai chất rất quan trọng với làn da là vitamin C và Limonene.
Vitamin C hoạt động giúp tăng lớp collagen trong da. Limonene là một chất chống
oxi hóa đặc biệt được tìm thấy trong vỏ quả giúp làn da luôn mịn màng, tươi trẻ.
Tác dụng chủ yếu của quả quất là làm tan đờm, trị ho. Quả quất giúp tiêu hóa
tốt, chữa bệnh ăn uống khó tiêu, chán ăn, đau chướng bụng, kích thích tiêu hóa.
Chữa hậu sản, phù nề, vàng da. Ức chế phát sinh ung thư gan, phổi, đại tràng, dạ
dày và khối u của ung thư vú. Quất là một loại quả giải rượu rất tốt.
- Tinh dầu trong vỏ quả quất: Được dùng làm gia vị trong thực phẩm, hương
thơm trong nước hoa, chất tẩy rửa dầu mỡ và tẩy rửa nói chung. Chất tẩy rửa từ tinh
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp


-23-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

chất quất rất hiệu quả, thân thiện với môi trường và ít độc hại, đồng thời có mùi
thơm dễ chịu.

CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU
VÀ THỰC NGHIỆM
2.1. Mở đầu
2.1.1 Tìm hiểu thực vật học, phƣơng pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch quất
ở Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Tên khoa học: Citrus japonica Thumb.
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-24-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

- Tên thường gọi: Kim quất, quất vàng, sơn quýt, kim đàn, kim táo, quýt sữa bò,
cam thọ tinh, cây tắc, chanh quật…
- Giới: Plantae

-Ngành:Magnoliophyta
- Lớp: Magnoliopsida

- Phân lớp: Rosidae
- Bộ: Sapindales
- Họ: Rutaceae
- Chi: Citrus

Cây nhỏ 1-5m, có gai. Cành lá sum suê.
- Lá đơn, mọc so le có mép nhẵn, màu lục sẫm bóng, hình trái xoan hay tròn
dài, cuống có cánh rất nhỏ, dày và cứng.
- Chùm hoa gắn ở nách lá hay ở ngọn. Mỗi hoa có 4-5 cánh, cánh hoa màu
trắng, dài 7-9mm, mỗi hoa có 15-20 nhị. Hoa có mùi thơm rất mạnh.
- Quả nhỏ hình cầu, rộng 1,5-3,5cm, khi còn tươi có màu xanh, chín có màu
vàng da cam, quả mọng, mỗi quả có 5-8 múi, nạc chua, hạt có màu xanh, mỗi múi
có 1-3 hạt.
2.1.2. Thời vụ trồng:

SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


Luận văn tốt nghiệp

-25-

GVHD: GVC.ThS. Võ Kim Thành

Thông qua việc nghiên cứu tài liệu và trực tiếp tìm hiểu qua người nông dân
trồng quất, chúng tôi nhận thấy quất được trồng quanh năm, nếu trồng mới nên
chọn phương pháp chiết cành là tốt nhất và thực hiện vào đầu mùa mưa.
2.1.3. Đất trồng:

- Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông
thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5 ÷ 6. Có thể trồng quất trực tiếp trên đất,
nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu… Tốt nhất nếu muốn trồng vào chậu thì
trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.
- Quá trình làm đất: Đất được cày, xới, trộn đều. Sau đó tiến hành lên liếp cao,
thiết kế mương nước xung quanh, liếp rộng 4-6m, mương rộng khoảng 1,5m. Mặt
liếp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát
triển và có thể chết.
2.1.4. Ƣơm giống:
Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả. Do vậy, nên trồng
mới bằng phương pháp chiết cành. Chọn cành chiết từ cây mẹ khỏe mạnh, không có
biểu hiện bệnh đảm bảo cho cây con sau này khỏe mạnh, khả năng phát triển tốt,
đậu quả nhiều. Cần chọn cành khỏe, cành tơ, mọc xiên, da vỏ còn xanh, tán đều.
Chọn cành sau này chỉ cho một thân là tốt nhất. Tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5
ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ
thoát nước. Nên chiết vào tháng 2-4 và tháng 8-9 âm lịch. Cành chiết khoảng 1-2
năm tuổi là có thể đem trồng được.
2.1.5. Quá trình trồng và thu hoạch:
* Quá trình trồng:
Sau khi đã lên liếp, dùng xẻng đào các hố kích thước 60cm×60cm×60cm, các
hố cách nhau khoảng 1,5-3m, cho nhánh quất đã chiết vào hố, mỗi hố một nhánh,
sau đó phủ đất lên.
SVTH: Ngô Thị Minh Trúc

Lớp 08CHD


×