Khóa luận tốt nghiệp
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 1
Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước - nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3% [3].Nước thiên nhiên bao gồm các
nguồn nước, các loại nước của các nguồn thiên nhiên như sông, ngòi, hồ ao,
suối,…Có thể nói nước thiên nhiên là một hệ dị thể nhiều hợp phần, vì nước thiên
nhiên luôn luôn chứa một lượng nào đó các chất tan và không tan, có nguồn gốc vô
cơ cũng như hữu cơ. [2]
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân tự nhiên gây ô nhiễm và
suy thoái nước ngầm như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng sắt, mangan, nhôm,
đồng, magie, flo…và canxi là một trong những nguyên tố thường hiện diện trong
nước thiên nhiên khi nước chảy qua những vùng có nhiều đá vôi, thạch cao… nước
thường có độ cứng và độ kiềm khá cao. Thông thường hàm lượng canxi có trong
nước từ 0 đến vài trăm mg/l. Chính sự có mặt của canxi hình thành nên
canxicacbonat, theo thời gian tích tụ có thể tạo nên một màng vẩy cứng bám vào
mặt trong các ống dẫn, bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn. Tuy nhiên lớp màng
này lại gây nguy hại cho những thiết bị sử dụng ở nhiệt độ cao như bình đun, ống
dẫn, nồi hơi… và các dụng cụ nhà bếp. Khi nấu ăn làm rau, thịt khó chín gây lãng
phí nhiên liệu, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của con người. [2]
Có nhiều phương pháp xác định hàm lượng canxi trong nước, tôi chọn phương
pháp chuẩn độ conplexon sẽ cho kết quả tốt, đơn giản, nhanh, và phù hợp với điều
kiện phòng thí nghiệm. Nhưng các nguyên tố kim loại tác dụng với axit etylen
diamin tetra axetic (EDTA) sẽ gây ảnh hưởng đến việc xác định nồng độ của canxi
trong nước. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình xác định canxi trong nước bằng EDTA. Áp dụng trên một số mẫu nước ngầm
tại địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 2
Khóa luận tốt nghiệp
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả thu được của đề tài nhằm tìm ra các yếu tố gây cản trở đến việc xác
định canxi trong nước. Từ đó, tìm ra cách loại trừ yếu tố ảnh hưởng cho phù hợp
trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Quy trình phân tích đơn giản, ít tốn chi phí nên có thể áp dụng vào phân tích
các yếu tố ảnh hưởng trên một số mẫu nước bề mặt trong địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 3
Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tài nguyên nước và vai trò của nó
1.1.1. Tài nguyên nước [3]
Trái đất có khoảng 361 triệu km2 diện tích các đại dương (chiếm 71% diện
tích bề mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỷ km3, trong đó
nước khác chỉ chiếm 91 triệu km3 (6,1%), còn 93,9% là nước biển và đại dương.
Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km3 (1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn
lại ở dạng đóng băng ở hai cực trái đất (hơn 70% lượng nước ngọt). Lượng nước
thực tế con người có thể sử dụng được là 4,2 triệu km3 (0,28% thủy quyển).
Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động và chuyển trạng thái
(lỏng, rắn, khí), tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển: nước bốc hơi,
ngưng tụ và mưa. Nước vận chuyển trong các quyển, hòa tan và mang theo nhiều
chất dinh dưỡng, chất khoáng và một số chất cần thiết cho đời sống của động và
thực vật. Nước ao, hồ, sông và đại dương… nhờ năng lượng mặt trời bốc hơi vào
khí quyển, hơi nước ngưng tụ lại rồi mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Nước chu
chuyển trong phạm vi toàn cầu, tạo nên các cán cân cân bằng nước và tham gia vào
quá trình điều hòa khí hậu trái đất. Hơi nước thoát từ các loài thực vật làm tăng độ
ẩm không khí. Một phần nước mưa thấm qua đất thành nước ngầm và nước mặt đều
hướng ra biển để tuần hoàn trở lại, đó là chu trình nước. Tuy nhiên lượng nước ngọt
và nước mưa trên hành tinh phân bố không đều. Hiện nay hằng năm trên toàn thế
giới mới chỉ sử dụng khoảng 4000 km3 nước ngọt, chiếm khoảng hơn 40% lượng
nước ngọt có thể khai thác được.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 4
Khóa luận tốt nghiệp
Chu trình tuần hoàn nước trên trái đất
1.1.1.1. Nước mặt [5]
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi, ao hồ) của một vùng lãnh thổ hay
một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và
lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60%
và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh
mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và
còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm
tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống
sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã,
sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 5
Khóa luận tốt nghiệp
km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, sông Thái Bình và sông Ba cũng xấp
xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần
lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước
ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ
xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ
thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó
đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3,
9,6%).
1.1.1.2. Nước ngầm [6]
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá
tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá,
được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của
nguồn nước mặt, nước mưa… nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài
chục mét, hay hàng trăm mét.
Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn luôn là
nguồn nước được ưa thích. Vì các nguồn nước mặt thường hay bị ô nhiễm và lưu
lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Chất lượng nước ngầm
thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như không có các
hạt keo hay các hạt lơ lửng, vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp.
Các nguồn nước ngầm hầu như không chứa rong tảo, một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các
tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa, các quá
trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá
tốt, có nhiều chất bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi
các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa thấm vào
đất.
Ngoài ra, nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con người. Các
chất thải của con người và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất thải hoá học, và
việc sử dụng phân bón hoá học… tất cả những loại chất thải đó theo thời gian nó sẽ
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 6
Khóa luận tốt nghiệp
ngấm vào nguồn nước, tích tụ dần và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đã có không
ít nguồn nước ngầm do tác động của con người đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu
cơ khó phân huỷ, các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các hoá chất độc hại như các kim
loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu và không loại trừ cả các chất phóng xạ.
1.1.2. Vai trò của nước
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí
hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người
trong sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản
xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp.
1.1.2.1. Vai trò của nước với sức khỏe con người [3]
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật.
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành,
50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi
nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thu sử
dụng tốt lương thực, thực phẩm ... đều cần có nước.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trong
năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở không quá
năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng glycogen,
toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prôtêin để duy trì sự sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ
cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20- 22% nước sẽ dẫn
đến tử vong.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia: Khoảng 80% thành phần mô
não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần,
khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa
prôtêin và enzymer để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp
khó khăn. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố
xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả. Nhiều
nghiên cứu cũng cho thấy: nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt
dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủ nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ
đó giảm nguy cơ viêm khớp. Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 7
Khóa luận tốt nghiệp
động thường xuyên, bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn
đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ung thư: uống nước nhiều hằng ngày giúp
làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu
thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành của các loại sỏi: đường tiết niệu,
bàng quang, niệu quản... Nước cũng là một biện pháp giảm cân hữu hiệu và đơn
giản, nhất là uống một ly nước đầy khi cảm thấy đói hoặc trước mỗi bữa ăn. Cảm
giác đầy dạ dày do nước (không ca-lo, không chất béo) sẽ ngăn cản sự thèm ăn và
quan trọng hơn nước kích động quá trình chuyển hóa, đốt cháy nhanh lượng ca-lo
vừa hấp thu qua thực phẩm. Nếu mỗi ngày uống đều đặn sáu ly nước thì một năm
có thể giảm hai kg trọng lượng cơ thể.
1.1.2.2. Vai trò của nước đối với con người và nền kinh tế quốc dân [3]
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống
con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trường
nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ
(tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò
trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước.
Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ
thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống
tinh thần cho dân (một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể không
có máu).
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Đối với cây
trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt,
ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất...
Tóm lại, nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất
cần thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau.
1.2. Canxi và dư lượng của nó trong môi trường
1.2.1. Giới thiệu về Canxi
Theo lượng phân bố trong vỏ Trái Đất, Ca chiếm vị trí thứ năm trong các
nguyên tố (sau oxi, silic, nhôm và sắt).
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 8
Khóa luận tốt nghiệp
Kí hiệu: Ca
Số thứ tự: 20
Nguyên tử khối: 40,078đvc
Cấu hình electron: [Ar] 4s2
Bán kính nguyên tử: 1,8Ao
Cấu trúc tinh thể: Caα có mạng lập phương tam diện.
Caβ có mạng lưới lục phương.
Canxi thuộc chu kỳ 4, phân nhóm IIA trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Số oxi hóa đặc trưng là +2. Tuy vậy trong một số trường hợp có thể có số oxi
hóa +1, như trong CaCl, hợp chất này được tạo nên từ hỗn hợp CaCl 2 và Ca nung
nóng ở 1000oC.
Canxi có độ dẫn điện cao vì vùng s và vùng p trong kim loại kiềm thổ đã che
phủ nhau tạo thành 1 vùng chứa có đủ electron làm cho kim loại dẫn điện tốt.
Canxi gồm 12 đồng vị bền từ 38Ca đến 49Ca. Ca thiên nhiên gồm 6 đồng vị bền
với số khối là 40, 42, 43, 44, 46 và 48.
1.2.1.1. Tính chất vật lý
Canxi là một kim loại màu xám bạc,
mềm.
tnc = 842oC; ts = 1,495oC (trong
chân không, thăng hoa ở 845oC).
1.2.1.2. Tính chất hóa học
Canxi có hoạt tính hóa học cao ở nhiệt độ thường, dễ bị oxi hóa trong không
khí. Tác dụng được với tất cả các nguyên tố phi kim, tác dụng mạnh với nước, khử
mạnh các oxit.
Canxi được điều chế bằng phương pháp điện phân canxi clorua nóng chảy.
dùng nhôm khử canxi oxit ở nhiệt độ cao và trong chân không cao. Nó cháy với
ngọn lửa màu vàng-đỏ và tạo thành một lớp nitrua che phủ có màu trắng khi để
ngoài không khí.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 9
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Nguồn gốc xuất hiện của canxi
Canxi ở dạng kim loại đã được nhà hoá học và vật lí học Anh Đâyvy
(H. Davy; 1778 - 1829) tách được lần đầu tiên (1808) bằng phương pháp điện phân.
1.2.3. Vai trò của canxi
1.2.3.1. Đối với đất và cây trồng
Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ
quan của cây. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua của đất
cũng như việc khử độc do sự có mặt của các cation (Na+, Al3+, ...) trong nguyên sinh
chất của tế bào. Cùng với photpho, canxi là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất
và chất lượng cây họ đậu.
Canxi được coi là nguyên tố dinh dưỡng "vua" trong đất với rất nhiều chức
năng trong đất và cây trồng: [7]
- Kích thích rễ và lá cây phát triển.
- Hình thành các hợp chất cấu thành màng tế bào, làm cây trở nên cứng cáp.
- Giúp làm giảm hàm lượng đạm Nitrat trong cây.
- Giúp tăng cường hoạt tính của một số hệ thống men trong cây.
- Giúp trung hòa các axit hữu cơ trong cây.
- Rất cần thiết cho sự phát triển của hạt đậu.
- Ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất cây trồng nhờ làm giảm độ chua trong
đất, do đó làm giảm sự gây độc của mangan, sắt, đồng, nhôm (nếu hàm lượng cao).
- Gián tiếp làm tăng năng suất cây trồng nhờ tăng cường sự phát triển của bộ
rễ, kích thích hoạt động của vi sinh vật, kích thích sự hữu dụng của Molipden và
việc hút các nguyên tố dinh dưỡng khác.
- Rất cần thiết đối với vi khuẩn cố định đạm.
1.2.3.2. Đối với người và động vật
Canxi có vai trò chủ yếu cấu tạo nên bộ xương (bộ xương chứa 99% lượng
hợp chất canxi có trong cơ thể). Canxi trong máu chi phối sự cân bằng axit - kiềm
của máu và cần thiết cho sự đông máu. Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi
tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 10
Khóa luận tốt nghiệp
Canxi là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt
rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng.
Thừa canxi có thể dẫn đến sỏi thận. Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn canxi.
1.2.3.3. Ứng dụng khác
Chất khử trong việc điều chế các kim loại khác như uran, ziriconi hay thori.
Chất chống ôxi hóa, chống sulfua hóa hay chống cacbua hóa cho các loại
hợp kim chứa hay không chứa sắt.
Một chất tạo thành trong các hợp kim của nhôm, beryli, đồng, chì hay magiê.
Nó được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong
xây dựng.
Một số chế phẩm được dùng trong y học.
1.2.4. Tác hại của canxi
1.2.4.1. Đối với môi trường nước
Hàm lượng ion canxi trong nước cao gây ra hiện tượng nước cứng.
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng:
• Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong
nước.
• Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối
cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước.
• Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các muối
axit mạnh của canxi và magie.
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do canxi
và magiê phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất,
nước cứng có thể tạo lớp cáu cặn trong các lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau:
Độ Đức (odH): 1odH = 10 mg CaO/l nước.
Độ Pháp (of ): 1of = 10 mg CaCO3/0,7l nước.
Độ Anh (oe ): 1oe = 10 mg CaCO3/0,7l nước.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 11
Khóa luận tốt nghiệp
Đông Âu ( mgđl/l): 1 mgđl/l = 2,8odH.
Tuỳ theo giá trị độ cứng, nước được phân loại thành:
Độ cứng < 50 mg CaCO3/l : nước mềm.
50 – 150 mg CaCO3/l : nước trung bình.
150 – 300 mg CaCO3/l : nước cứng.
> 300 mg CaCO3/l : nước rất cứng.
● Tác hại của nước cứng:
Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao,
ngược lại, độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần
chính tạo ra độ cứng tạm thời là các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và
Mg(HCO3)2, chúng là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định, không bền.
Chúng dễ dàng bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các muối kết tủa:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
Mg(HCO3)2 → MgCO3 + H2O + CO2
Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa
trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận
và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của
động mạch.
Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm
qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa ta mới thấm được
thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối bicacbonat.
1.2.4.2. Đối với môi trường đất
Canxi tồn tại trong môi trường dưới dạng vôi
Làm chai đất : Đất chua có nhiều nguyên nhân (chua vì dư thừa axít do bón
phân hóa học nhất là các loại phân sunphát, chua do các vi sinh vật thải ra, chua do
rễ cây tiết ra trong quá trình hấp thu dinh dưỡng). Khi bón các loại phân sunphat
quá nhiều sẽ tạo ra dư lượng chất axit sunphuaric H2SO4 làm chua đất, sau đó lại
dùng vôi để khử chua nên sẽ có phản ứng hóa học sau:
Ca(OH)2 +H2SO4 = CaSO4 +2H2O
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 12
Khóa luận tốt nghiệp
tức tạo ra “thạch cao “gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây. Hiện tượng chai đất
còn do nhiều nguyên nhân khác nhưng ở đây chỉ nói về vôi.
Tiêu diệt các vi sinh vật có lợi (lẫn có hại) cho đất : Trong đất có rất nhiều vi
sinh vật có lợi cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng (các vi sinh vật mắt thường
không nhìn thấy nhưng bà con nông dân sẽ thấy khi bón vôi như con giun đất chết
liền khi gặp vôi).
Làm mất chất dinh dưỡng :
- Vôi khi gặp các lọai phân bón chứa nitơ (N) sẽ làm mất nitơ, khi gặp lân
(P2O5) sẽ biến lân thành quặng phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các
loại phân vô cơ như Uree, SA, NPK, DAP, lân, ... đều kỵ vôi.
- Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn …chứa 1
chất rất quan trọng là Axit humic (đây là chất cực quý với tất cả các lọai cây trồng).
Axit humic rất dễ tan. Nếu ở dạng humat kali, humat natri, humat amôni thì càng
tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành humat canxi là chất không tan trong nước
và cây không hấp thu được.
1.2.4.3. Đối với người động vật
Thiếu canxi ở súc vật non làm chậm sinh trưởng, thiếu trầm trọng thì gây còi
xương; ở súc vật trưởng thành, gây xốp xương.
Thiếu canxi cũng ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trứng, sữa. Sự đồng
hoá canxi phụ thuộc vào lượng vitamin D và sự cân bằng giữa canxi và photpho.
Lượng canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sỏi mật, táo
bón, tăng canxi trong máu.
1.3. Các phương pháp phân tích thể tích [4]
1.3.1. Phương pháp chuẩn độ axit - bazơ (phương pháp trung hòa)
Phương pháp chuẩn độ axit - bazơ dựa trên phản ứng trao đổi proton giữa
dung dịch chuẩn và dung dịch định phân để xác định nồng độ của các axit và bazơ.
Các phản ứng dùng trong phương pháp này đều thỏa mãn các yêu cầu của phản ứng
dùng trong phân tích thể tích. Các dung dịch chuẩn dùng trong phương pháp này
thường là các dung dịch axit mạnh hoặc bazơ mạnh. Trong quá trình chuẩn độ nồng
độ của các ion H+ và OH- thay đổi, tức là pH của dung dịch này thay đổi. Vì vậy, để
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 13
Khóa luận tốt nghiệp
xác định điểm tương đương người ta thường dùng những chất mà màu sắc của
chúng thay đổi theo pH của dung dịch. Những chất này được gọi là chất chỉ thị
axit - bazơ hoặc chất chỉ thị pH. Đường biểu diễn sự phụ thuộc của pH trong quá
trình chuẩn độ vào thể tích dung dịch chuẩn thêm vào hoặc lượng chất định phân đã
được chuẩn độ được gọi là đường định phân. Người ta thường dựa vào đường định
phân để chọn chất chỉ thị thích hợp nhất.
1.3.2. Phương pháp chuẩn độ tạo phức
Các phương pháp chuẩn độ tạo phức dựa trên phản ứng tạo phức của các chất.
Trong phân tích thể tích, người ta thường dùng các phương pháp chuẩn độ tạo phức
sau đây:
- Phương pháp thủy ngân II: Phương pháp này dựa trên phản ứng tạo phức
bền giữa ion Hg2+ với các anion clorua, bromua, iodua và xianua. Thí dụ:
Hg2+ + Cl-
HgCl+
HgCl+ + Cl-
HgCl2
Hg2+ + 4I-
HgI42-
- Phương pháp bạc: Phương pháp này dựa trên phản ứng tạo phức của ion Ag+
và ion xianua.
Ag+ + 2CN-
Ag(CN)-2
- Phương pháp complexon: Phương pháp này dựa trên phản ứng tạo phức của
các ion kim loại với nhóm thuốc thử hữu cơ có tên chung là complexon.
Complexon là những dẫn xuất của axit aminopolycacboxilic. Trong số các
thuốc thử đó thì complexon III (muối đinatri của axit etylenđiamin - tetraaxetic) là
hợp chất được sử dụng phổ biến nhất. Các complexon nói chung và complexon III
nói riêng tạo phức bền với hàng chục ion kim loại. Các phản ứng tạo phức này thỏa
mãn các điều kiện của các phản ứng dùng trong phân tích, do đó, ngày nay phương
pháp complexon là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tích thể
tích.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 14
Khóa luận tốt nghiệp
1.3.3. Chuẩn độ kết tủa
Phương pháp chuẩn độ kết tủa dựa trên việc sử dụng các phản ứng tạo thành
các hợp chất khó tan (kết tủa). Các phản ứng kết tủa được sử dụng phải thỏa mãn
các yêu cầu sau:
- Kết tủa được tạo thành trong phản ứng chuẩn độ phải thực tế không tan, tức
là phản ứng phải hoàn toàn và theo một tỉ lượng xác định.
- Tốc độ tạo thành kết tủa phải đủ lớn, tức là không tạo thành dung dịch quá
bão hòa.
- Phản ứng phải chọn lọc, nghĩa là ảnh hưởng của các quá trình cộng kết, hấp
phụ, kết tủa theo phải không đáng kể.
- Phải có chất chỉ thị thích hợp để xác định được điểm tương đương. Tuy số
lượng các phản ứng kết tủa rất nhiều nhưng thường không thỏa mãn các yêu cầu
trên nên đa số các phản ứng đó chỉ được áp dụng trong phân tích định tính, rất ít
được áp dụng trong phân tích định lượng. Trong thực tế phân tích, người ta thường
chỉ dùng các phương pháp chuẩn độ kết tủa sau:
- Phương pháp bạc, trong đó dùng dung dịch chuẩn AgNO3 để chuẩn độ các
ion halogenua Cl-, Br-, I- và thioxianat SCNAg+ + X- = AgX↓
Ngoài ra còn dùng phương pháp kết tủa tạo thành các muối ít tan của Hg (I)
như Hg2Cl2, Hg2I2 và phản ứng tạo thành kết tủa K2Zn3[Fe(CN)6]. Nhưng ở đây
chúng ta chỉ xét đến phương pháp bạc là phương pháp chuẩn độ kết tủa có nhiều
ứng dụng thực tiễn.
1.3.4. Phương pháp chuẩn độ oxi hóa - khử
Trong các phương pháp chuẩn độ oxi hóa - khử người ta thường tiến hành
phản ứng chuẩn độ là phản ứng trao đổi electron giữa dung dịch chuẩn chứa chất
oxi hóa (hoặc khử) với dung dịch phân tích chứa chất khử (hoặc chất oxi hóa). Để
nhận ra điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ người ta cũng dùng các chất chỉ
thị.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 15
Khóa luận tốt nghiệp
C 0 C H 3 PO4
V2 V1 C
V0
Để tính sai số chỉ thị khi chuẩn độ hỗn hợp các axit đa bazơ như trường hợp
này, cách tốt nhất, ít bị nhầm lẫn khi tính toán là dựa vào thể tích dung dịch chuẩn
ứng với điểm cuối và điểm tương đương.
Nếu gọi Vo và Vtđ là thể tích dung dịch chuẩn ứng với điểm cuối và điểm
tương đương thì sai số (tương đối) chỉ thị là:
S
VC Vtđ
Vtđ
1.4. Một số phương pháp xác định canxi
1.4.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử [8]
Xác định canxi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
- Dùng ngọn lửa của hỗn hợp không khí/axetylen và hệ số pha loãng phân
tích nước có hàm lượng canxi từ 3 – 50 mg/l.
- Dùng ngọn lửa của hỗn hợp khí nitơ/axetylen và hệ số pha loãng phân tích
nước có hàm lượng canxi từ 2 – 20 mg/l.
Để giảm sự nhiễu, thêm lantan clorua (nếu dùng ngọn lửa không khí/axetylen)
hoặc thêm cesi clorua (nếu dùng ngọn lửa của hỗn hợp oxit nitơ/axetylen) trước khi
đo canxi.
Lấy 10ml lantan clorua (LaCl3) 20g La/l nếu dùng ngọn lửa của hỗn hợp
không khí/axetylen, hoặc 10ml dung dịch cesi clorua (CsCl) 20g Cs/l nếu dùng ngọn
lửa của hỗn hợp oxit nitơ/axetylen vào một loạt 7 bình định mức một vạch 100ml.
Dùng các pipet thêm 0; 2,5; 5; 10; 15; 20 và 25ml dung dịch mẫu chứa canxi và
thêm axit clohydric tới vạch. Tiến hành đo ở bước sóng 422,7 nm.
1.4.2. Phương pháp chuẩn độ complexon [1]
Phép chuẩn độ complexon dựa trên sự tạo phức bền và tan trong nước của
complexon với các ion kim loại. Trong đó tiêu biểu nhất là Trilon B, nó chính là
muối hai lần thế của axit etylen điamin tetraaxetic.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 16
Khóa luận tốt nghiệp
NaOOC
CH2
CH2
N
HOOC
CH
CH
COOH
N
CH2 COONa
CH2
Viết tắt là Na2H2Y
Chỉ thị của phương pháp là Eriocrom đen T (viết tắt là ET-OO) hay Murexit.
Vì phức của chỉ thị với kim loại kém bền hơn phức của Trilon B với kim loại nên
khi cho dung dịch trilon B xuống dung dịch chứa phức kim loại với chỉ thị (MeInd),
thì phức này bị phá huỷ và ion kim loại sẽ tạo phức với Trilon B.
Toàn bộ quá trình chuẩn độ được mô tả bằng sơ đồ sau:
- Cho chỉ thị (Eriocrom đen T) vào dung dịch chứa ion kim loại thì ion kim
loại phản ứng với chỉ thị:
Me2+ + HInd2- = MeInd- + H+
Xanh
Đỏ nho
Sau đó chuẩn dung dịch chứa ion kim loại bằng Trilon B thì ion kim loại tự do
sẽ phản ứng với Trilon B.
Me2+ + H2Y2- = MeY2- + 2H+
Sau khi hết ion kim loại tự do thì:
H2Y2- + MeInd- = MeY2- + HInd2- + H+
Đỏ nho
Xanh da trời
Khi dung dịch chuyển từ đỏ nho sang xanh da trời thì dừng chuẩn độ với
phương pháp này và cần lưu ý mấy điểm sau:
- Vì Trilon B phản ứng với các ion kim loại có hoá trị khác nhau đều giải
phóng ra 2H+:
- Mọi phản ứng chuẩn độ đều sinh ra H+ nên ta phải thêm hỗn hợp đệm amoni
vào để ổn định pH của dung dịch, hỗn hợp đệm amoni có pH = 8 -10, như vậy màu
của phức bền.
- Phép chuẩn độ thường hay dùng để xác định độ cứng của nước vì trong nước
có rất nhiều Ca2+, Mg2+.
- Tính toán theo phương pháp chuẩn độ trực tiếp:
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 17
Khóa luận tốt nghiệp
N Me2
VTrilonB.NTrilonB
VMe2
Cơ chế tạo phức giữa Me2+ và Trilon B được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Như vậy ion kim loại liên kết với Trilon B nhờ hai liên kết chính với hai nhóm
axêtát và hai liên kết phối trí với 2 nguyên tử N nên phức này đủ bền không màu và
tan trong nước.
1.4.3. Phương pháp chuẩn độ permanganat [1]
1.4.3.1. Bản chất và điều kiện áp dụng của phép đo
Người ta dùng dung dịch chuẩn gốc H2C2O4 để xác định nồng độ KMnO4 vì
bản thân KMnO4 không phải là chất gốc:
2KMnO4 5H 2 C2 O4 3H 2 SO4 K 2 SO4 2MnSO4 10CO2 8H 2 O
Do đó phải chuẩn độ trực tiếp bằng H2C2O4. Khi H2C2O4 phản ứng hết thì
dung dịch KMnO4 dư sẽ nhuốm dung dịch thành màu hồng nhạt, lắc không tan thì
dừng chuẩn độ. Ta tính nồng độ KMnO4 theo công thức:
N KMnO4
VH 2C2O4 .N H 2C2O4
VKMnO4
Từ KMnO4 người ta có thể xác định Fe2+, HI, H2O2 theo cơ chế tương tự.
Vì E0MnO4-/Mn2+= 1,51V có giá trị khá lớn, nên MnO4 là chất oxi hoá mạnh, do
đó không được chuẩn độ trong môi trường HCl mà phải chuẩn độ trong môi trường
H2SO4.
Mặt khác, để phản ứng chuẩn độ xảy ra nhanh ta phải đun nóng dung dịch
trước khi chuẩn độ lên tới 60 – 700C.
1.4.3.2. Ứng dụng
Ứng dụng quan trọng của phép đo là việc xác định nồng độ Ca2+ trong dung
dịch (thậm chí cả Pb2+).
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 18
Khóa luận tốt nghiệp
Đầu tiên kết tủa Ca2+ bằng lượng C2O42- dư:
Ca2+ + C2O42- = CaC2O4↓
(1)
Sau đó đem lọc rửa và hoà tan kết tủa bằng H2SO4 nóng:
CaC2O4 + H2SO4 = CaSO4 + H2C2O4
(2)
Cuối cùng chuẩn độ lượng H2C2O4 giải phóng ra bằng KMnO4 theo phản ứng
trên:
2KMnO4 5H 2 C 2 O4 3H 2 SO4 K 2 SO4 2MnSO4 10CO2 8H 2 O
Theo các phương trình phản ứng trên thì:
VN Ca2 VN C O 2 VN MnO
2
N Ca2
4
4
VMnO .N MnO
4
4
V
2
Ca
1.4.4. Ưu điểm của phương pháp complexon
Phương pháp chuẩn độ complexon cho kết quả tốt để kiểm tra và ứng dụng
thông thường. Phương pháp chuẩn độ complexon đơn giản, nhanh và tiện lợi hơn
phương pháp permanganate. Vì vậy, tôi chọn phương pháp chuẩn độ complexon để
xác định canxi trong nước cho đề tài nghiên cứu.
1.5. Phương pháp chuẩn độ complexon [1]
Có nhiều phương pháp chuẩn độ complexon, nhưng thường gặp 3 phương
pháp sau.
1.5.1. Chuẩn độ trực tiếp
Phương pháp chuẩn độ complexon đơn giản nhất là phương pháp chuẩn độ
trực tiếp. Trong phương pháp này, người ta điều chỉnh pH thích hợp của dung dịch
chuẩn độ bằng một hệ đệm và sau đó thêm dung dịch chuẩn độ cho đến khi dung
dịch chuẩn từ buret, thường là complexon III Na2H2Y, vào dung dịch chuẩn độ cho
đến khi đổi màu của chất chỉ thị từ màu của phức kim loại chỉ thị sang màu của chất
chỉ thị ở trạng thái không tạo phức. Để ngăn ngừa sự tạo phức hidroxit kim loại ở
pH chuẩn độ người ta thường thêm các chất tạo phức tương đối yếu.
Ví dụ: Dùng hỗn hợp đệm NH3 + NH4Cl duy trì ở pH = 10 khi chuẩn độ Zn2+,
Cu2+, Ni2+,… để giữ các ion này trong dung dịch ở trạng thái phức ammoniac.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 19
Khóa luận tốt nghiệp
1.5.2. Chuẩn độ ngược
Trong trường hợp không thể chuẩn độ trực tiếp được.
Ví dụ: Không thể có chất chỉ thị thích hợp cho kim loại xác định, khi phản ứng
tạo phức giữa ion kim loại và EDTA xảy ra quá chậm, hoặc ở pH chuẩn độ kim loại
bị kết tủa dưới dạng hidroxit kim loại, thì phải sử dụng phương pháp chuẩn độ
ngược. Trong trường hợp này người ta thêm vào dung dịch cần chuẩn một lượng
chính xác EDTA lấy dư và thiết lập điều kiện (nhiệt độ, pH) để ion kim loại M1
phản ứng hoàn toàn với EDTA. Sau đó chuẩn độ lượng EDTA dư bằng một dung
dịch chuẩn ion kim loại M2 lấy dư từ buret cho đến khi đổi màu chất chỉ thị từ màu
của dạng chỉ thị không tạo phức sang màu của phức chỉ thị - kim loại M2.
1.5.3. Chuẩn độ thay thế
Khi không thể chuẩn độ trực tiếp kim loại M1 bằng EDTA thì có thể thay thế
M1 bằng một lượng tương đương kim loại M2 có thể chuẩn độ trực tiếp bằng EDTA.
Muốn vậy, người ta cho một lượng dư dung dịch complexonat M2 (M2Y) vào dung
dịch chuẩn độ và sau khi phản ứng trao đổi:
M2Y +M1 → M1Y + M2
K’=
M' Y
1
'
M 2Y
Xảy ra thì chuẩn độ M2 bằng EDTA
1.6. Một số chỉ thị hay dùng trong chuẩn độ complexon [4]
1.6.1. Eriocrom đen T (kí hiệu: ETOO, NET)
Đó là muối của axit (1-oxi-2-naphtylazo)-6-nitro-2-naphtol-4-sunfonic.
Công thức cấu tạo của chất chỉ thị là:
OH
OH
O 3S
N
N
O 2N
Công thức của ET-OO
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 20
Khóa luận tốt nghiệp
H2O
O
O 3S
OH 2
O
M
N
N
O 2N
Công thức phức MIndET-OO là chất màu, chất chỉ thị tự do có màu khác nhau phụ thuộc pH của
dung dịch hòa tan nó. Chất chỉ thị là đa axit H3Ind. Khi pH = 6 chất chỉ thị có màu
đỏ nho, trong dung dịch có pH nằm trong khoảng 7 - 11 nó có màu xanh biếc, khi
pH = 11,5 nó có màu đỏ da cam. Vì H3Ind có pK1 = 6,3; pK2 = 11,5.
ET-OO tạo phức đỏ hoặc hồng với các ion kim loại Mg2+, Zn2+, Cd2+ thường
được dùng để chuẩn độ trực tiếp các ion đó trong môi trường có pH = 10 dùng hỗn
hợp đệm NH3 – NH4+. Ngoài ra nó còn được dùng để định phân gián tiếp các ion
kim loại khác như định phân Ni2+, Pb2+ bằng phương pháp chuẩn độ ngược với
muối Zn2+ (pH = 10), chuẩn độ Ca2+ ở pH = 10 bằng cách thêm phức MgY2- vào.
1.6.2. Murexit (Kí hiệu: MUR)
Murexit là muối amoni của axit pupuric C8H5O6N5. Trong môi trường axit
mạnh amoni H4Ind- có công thức cấu tạo như sau:
O
NH
C
C
CH N
OC
NH
O
C
CO
C
C
O
NH
NH
O
Anion H4Ind- của Murexit trong dung dịch axit mạnh, axit pupuric là đa axit
có pK1 = 0, pK2 = 9,2, và pK3 = 10,9. Nên màu của các dạng của chất chỉ thị phụ
thuộc vào pH của dung dịch.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 21
Khóa luận tốt nghiệp
Trong dung dịch nước có pH < pK2 chất chỉ thị có màu đỏ tím, trong khoảng
pH từ pK2 - pK3 có màu tím hoa cà và khi pH = pK3 chất chỉ thị có màu xanh tím.
Murexit tạo phức với các ion kim loại sau: với Ca2+ khi pH = 12 phức màu đỏ;
với Co2+, Cu2+ và Ni2+ khi pH trong khoảng 7 - 9 (dung dịch đệm amoniac) phức có
màu da cam; với ion Ag+ trong dung dịch đệm NH3 pH = 10 - 11,5 phức có màu đỏ.
Murexit là chất chỉ thị tốt cho việc chuẩn độ trực tiếp các ion Ca2+, Cu2+, Ni2+
và Ag+.
1.7. Chuẩn bị mẫu nước [2]
1.7.1. Lấy mẫu nước
Lấy mẫu nước để phân tích là một khâu đầu tiên của quá trình phân tích nước.
Các nguyên tắc chủ yếu cần được đảm bảo khi lấy mẫu nước là:
- Mẫu nước lấy phải đại diện cho toàn bộ nước ở địa điểm nghiên cứu.
- Thể tích của mẫu cần phải đủ dễ phân tích các thành phần cần thiết bằng các
phương pháp đã được lựa chọn.
- Việc lấy và bảo quản, vận chuyển mẫu cần được thực hiện như thế nào để
không làm thay đổi hàm lượng của các cấu tử cần xác định hoặc tính chất của nước.
Trước khi đi lấy mẫu cần phải biết rõ các công việc phải làm, các chỉ tiêu cần
xác định (phần mẫu xác định kim loại hòa tan, kim loại huyền phù, tổng số hoặc
kim loại chiết bằng axit). Điều này cho phép ta xác định các kim loại trong mẫu
theo yêu cầu.
1.7.2. Bảo quản mẫu nước
Mẫu nước bảo quản ngay sau khi lấy mẫu bằng cách thêm axit hóa mẫu đến
pH < 2 với axit HNO3 đậm đặc. Lọc mẫu nếu có cặn hay loại bỏ các hạt lơ lửng.
Thông thường axit hóa bằng 1,5ml axit. Nếu mẫu có dung lượng đệm cao hoặc mẫu
có hàm lượng kiềm cao cần tăng lượng axit đến 5ml. Axit hóa bằng axit tinh khiết,
bảo quản mẫu trong kho hoặc tủ giữ ẩm cho tới khi đem phân tích.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 22
Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Dụng cụ, hóa chất
2.1.1. Dụng cụ
- Máy đo pH, cân phân tích.
- Bình định mức các loại.
- Pipet các loại có chia độ chính xác đến 0,05ml.
- Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh…
- Buret 10ml độ chính xác đến 0,05ml.
- Bình tam giác 250ml.
2.1.2. Hóa chất
Hóa chất tkpt: NaOH, ZnSO4.7H2O, MnSO4, NaCl, AlCl3, CuSO4.5H2O,
CaCl2, NH4Fe(SO4).12H2O, KCN.
Axit H2SO4, HCl đặc.
Chỉ thị Murexit.
Complexon III.
Nước cất.
2.2. Pha chế dung dịch chuẩn và các dung dịch khác
2.2.1. Pha dung dịch chuẩn complexon III 0,01M
Cân 1,8612g C10H14N2O2Na2.2H2O – complexon III (hay Trilon B) hòa tan
hoàn toàn trong nước cất. Sau đó định mức thành 500ml ta được dung dịch chuẩn
complexon III 0,01M. Bảo quản dung dịch thu được trong bình polyetylen có nút
kín, và định kỳ kiểm tra nồng độ của nó.
2.2.2. Pha dung dịch chuẩn Ca2+ 200mg/l
Cân 0,2775g CaCl2 hòa tan hoàn toàn trong nước cất thêm vào 5ml HCl đặc.
Sau đó định mức thành 500ml ta được dung dịch Ca2+ 200mg/l. Muốn có các dung
dịch nồng độ nhỏ hơn ta tiếp tục pha loãng dung dịch gốc ở trên bằng nước cất.
2.2.3. Pha dung dịch NaOH 8M
Cân 160,0004g NaOH hòa tan trong nước cất, làm nguội. Sau đó thêm nước
cất đến 500ml ta được dung dịch NaOH 8M. Muốn có các dung dịch nồng độ nhỏ
hơn ta tiếp tục pha loãng dung dịch gốc ở trên bằng nước cất.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 23
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.4. Chỉ thị murexit
Chỉ thị Murexit (Amino pupuerat), dạng rắn trong NaCl: Trộn 0,2g murexit
với 100g NaCl đã được sấy khô, nghiền nhỏ, mịn hỗn hợp trong cối thủy tinh sạch.
Đựng hỗn hợp chất chỉ thị trong lọ thủy tinh có màu nâu, nút mài nhám.
2.2.5. Dung dịch Cu2+ 1000mg/l
Cân 0,9762g muối đồng CuSO4.5H2O hòa tan bằng nước cất, thêm vào 5ml
H2SO4 đặc. Sau đó thêm nước cất đến thể tích 250ml thu được Cu2+ 1000mg/l.
Muốn có các dung dịch nồng độ nhỏ hơn ta tiếp tục pha loãng dung dịch gốc ở trên
bằng nước cất.
2.2.6. Dung dịch Fe3+ 1000mg/l
Cân 2,1518g muối Fe3+ (NH4Fe(SO4).12H2O ) hòa tan bằng nước cất, thêm
vào 5ml H2SO4 đặc. Sau đó thêm nước cất đến thể tích 250ml thu được Fe3+
1000mg/l. Muốn có các dung dịch chuẩn nồng độ nhỏ hơn ta tiếp tục pha loãng
dung dịch gốc ở trên bằng nước cất.
2.2.7. Dung dịch Mn2+ 1000mg/l
Cân 0,6863g MnSO4 hòa tan bằng nước cất, thêm vào 5ml H2SO4 đặc. Sau đó
thêm nước cất đến thể tích 250ml thu được Mn2+ 1000mg/l. Muốn có các dung dịch
chuẩn nồng độ nhỏ hơn ta tiếp tục pha loãng dung dịch gốc ở trên bằng nước cất.
2.2.8. Dung dịch Zn2+ 1000mg/l
Cân 1,1038g muối kẽm (ZnSO4.7H2O) hòa tan bằng nước cất, thêm vào 5ml
H2SO4 đặc. Sau đó thêm nước cất đến thể tích 250ml thu được Zn2+ 1000mg/l.
Muốn có các dung dịch chuẩn nồng độ nhỏ hơn ta tiếp tục pha loãng dung dịch gốc
ở trên bằng nước cất.
2.2.9. Dung dịch Al3+ 1000mg/l
Cân 1,2361g AlCl3 hòa tan bằng nước cất, thêm vào 5ml HCl đặc. Sau đó
thêm nước cất đến thể tích 250ml thu được Al3+ 1000mg/l. Muốn có các dung dịch
chuẩn nồng độ nhỏ hơn ta tiếp tục pha loãng dung dịch gốc ở trên bằng nước cất.
2.2.10. Dung dịch KCN 10%
Cân 2,5g KCN hòa tan trong 25ml NaOH 0,01M thu được KCN 10% có
pH = 10 - 12.
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 24
Khóa luận tốt nghiệp
2.3. Chọn thuốc thử thích hợp
Để xác định canxi bằng phương pháp complexon có thể sử dụng nhiều thuốc
thử. Phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm và có thể chuẩn độ canxi trong môi
trường NaOH hoặc KOH có pH cao, tạo phức bền nên Murexit được chọn làm chất
chỉ thị. Murexit tạo phức càng cua đỏ với canxi phức này kém bền hơn so với phức
của canxi với complexon, khi chuẩn độ tại điểm tương đương thì chất chỉ thị chuyển
từ màu hồng (phức kim loại và chỉ thị) sang đỏ tía tại điểm tương đương. Để nhận
biết điểm tương đương thì so sánh màu với mẫu trắng (chỉ thị ở trạng thái tự do
trong môi trường pH thích hợp).
2.4. Nội dung nghiên cứu
Thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định canxi trong
nước bằng EDTA
- Khảo sát ảnh hưởng của pH.
- Khảo sát ảnh hưởng của Cu2+, có ảnh hưởng (Bảng 3.5 và hình 3.1)
- Khảo sát ảnh hưởng của Fe3+, không ảnh hưởng (Bảng 3.6 và hình 3.2)
- Khảo sát ảnh hưởng của Mn2+, không ảnh hưởng (Bảng 3.7 và hình 3.3)
- Khảo sát ảnh hưởng của Zn2+, có ảnh hưởng (Bảng 3.8 và hình 3.4)
- Khảo sát ảnh hưởng của Al3+, không ảnh hưởng (Bảng 3.9 và hình 3.5)
Đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp.
Đánh giá sai số thống kê của phương pháp.
Xây dựng quy trình phân tích canxi trong nước.
Áp dụng quy trình phân tích một số mẫu nước thực tế.
2.5. Thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định canxi
trong nước bằng EDTA
2.5.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
Qua tham khảo tài liệu [2], [4] thì các ion Fe3+, Mn2+, Al3+, Cu2+, Zn2+ ngăn
cản sự chuẩn độ vì đều tạo phức bền với complexon.
2.5.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH
Canxi complexonat bền hơn magie complexonat khi pH của dung dịch nằm
trong khoảng 12 – 13, canxi complexonat bền vững trong khi đó magie
SVTH : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp : 08CHP
Trang: 25