Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi và đáp án thi thử làn 2 trường THCS Nguyễn Thiện Thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.26 KB, 8 trang )

Trờng THCS Nguyễn Thiện Thuật

--------------------------

Đề thi thủ vào lớp 10 PTTH
Môn: ngữ văn

Thời gian: 120 phút (không kể giao đề)
---------------------------------------------(Dành cho thí sinh có số báo danh chẵn)

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Chọn đáp án trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau và ghi vào bài làm.
Câu1 . Đoạn trích Cảnh ngày xuân đợc kết cấu theo cách nào?
A. Theo trình tự nguyên nhân - kết quả.
B. Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
C. Theo trình tự không gian của cảnh.
D. Kết hợp trình tự thời gian, không gian.
Câu 2. Trong các bài thơ sau đây, bài thơ nào sáng tác sau năm 1975 ?
A. Bếp lửa.
B. ánh trăng.
C. Đoàn thuyền đánh cá.
D. Đồng chí.
Câu 3. Dòng nào sau đây cha thể coi là câu ?
A. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
B. Tất cả học sinh trờng THCS Hùng Vơng quận Đống Đa, Hà Nội.
C. Anh thanh niên là một ngời yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công
việc.
D. Ông lão đứng dậy ra về.
Câu 4. Cụm từ đầu sát bên đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đợc
dùng để nói về điều gì ?
A. Những ngời lính gần nhau về không gian.


B. Những ngời lính có chung ý nghĩ, lí tởng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5. Trong các dòng sau, dòng nào có từ Hán - Việt?
A. câu hát, gió khơi, mặt trời, đoàn thuyền, ra khơi.
B. hòn lửa, luồng sáng, đánh cá, bụng biển, cá song.
C. cá đé, buồm trăng, thế trận, cá thu, đoàn thuyền.
D. buồm trăng, luồng sáng, mặt trời, biển Đông, cá song.
Câu 6. Dòng nào dới đây kể đúng sự thiếu thốn của ngời lính trong bài thơ Đồng
chí của Chính Hữu ?
A. Thiếu chăn, thiếu mũ, áo rách, quần vá.
B. Thiếu mũ, thiếu chăn, thiếu khăn, áo rách .
C. Thiếu giày, thiếu áo trấn thủ, thiếu khăn len .
D. Thiếu chăn, áo rách, quần vá, không có giày.


Câu 7. Trong các đề bài sau, đề bài nào không thuộc đề bài nghị luận về một sự việc,
hiện tợng đời sống?
A. Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nơng trong Chuyện ngời con gái Nam
Xơng.
B. Cảm nghĩ của em về một tấm gơng vợt khó.
C. Suy nghĩ của em về những con ngời không chịu thua số phận.
D. Giới thiệu một tấm gơng vợt khó.
Câu 8. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá !
B. Này, hãy đến đây nhanh lên !
C. Mọi ngời, kể cả nó, đều không tin vào điều đó.
D. Tôi đoán chắc là thế nào ngày mai, anh ta sẽ đến.
II. Tự luận:
Câu 1: (1 điểm)

Hãy trả lời ngắn gọn tình huống của truyện Chiếc lợc ngà của Nguyễn Quang
Sáng.
Câu 2: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn theo hình thức qui nạp ( khoảng 12 đến 15
dòng ) cảm nhận cái hay của khổ thơ sau:
Không kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xớc
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trớc,
Chỉ cần trong xe có một trái tim
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật )

Câu 3 (5,0 điểm)
Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
Làng của Kim Lân khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
---------------Hết---------------

Họ tên thí sinh:..
Số báo danh:..Phòng thi số:

Chữ ký của cán bộ coi thi số 1


Hớng dẫn chấm thi thử vào lớp 10 PTTH
năm học 2009 - 2010

Trờng THCS Nguyễn Thiện Thuật

--------------------------

Môn: Ngữ văn (đề chẵn)
---------------------------------------------I.Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Thí sinh chép đợc 8 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25

điểm
Câu
Đáp án

1
D

2
B

3
B

4
C

5
C

6
D

7
A

8
C

II.Phần Tự luận
Câu 1( 1, 0 điểm )

Truyện ngắn Chiếc lợc ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện sâu sắc, cảm
động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong hai tình huống éo le.
- Sau tám năm xa cách, ông Sáu về thăm nhà nhng thật trớ trêu bé Thu không
nhận cha. Đến khi em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm tha thiết thi ông Sáu lại
phải ra đi.
0,5 điểm
- ở căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thơng, mong nhớ con vào việc làm
chiếc lợc ngà để tặng con, nhng chiếc lợc cha gửi tới tay con thi ông Sáu hy
0,5 điểm
sinh.
Câu 2( 2,0 điểm)
Học sinh viết đợc đoạn văn cảm nhận khổ thơ theo hình thức quy nạp theo
đúng yêu cầu: đủ về độ dài, đúng về nội dung.
+ Về nội dung: (có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lý) cần
đảm bảo đợc các ý cơ bản sau:
- Hình ảnh những chiếc xe bị bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá, 2,0 điểm
một lần nữa đợc nhà thơ nhắc đến. Những chiếc xe không chỉ không có kính
mà không có đèn, không có mui xe và thùng xe đầy vết đạn.
- Bất chấp tất cả, hình ảnh đoàn xe vẫn vợt lên bom đạn, hăm hở hứng ra
tiền tuyếnvới tình cảm thiêng liêng vì miền Nam.
- Hình ảnh trong xe có một trái tim là một hình ảnh đẹp là cội nguồn
của sức mạnh, là phẩm chất anh hùng, là lòng yêu nớc. Là khát vọng giải
phóng miền Nam của ngời lính lái xe Trờng Sơn.
+ Về nghệ thuật: khổ thơ sử dụng nghệ thuật đối lập giữa khó khăn vật chất
và tinh thần, hình ảnh hoán dụ sâu sắc.
* Cách cho điểm:
+ Điểm 2,0: văn rõ ràng trong sáng, có năng lực cảm thụ, có thể còn mắc
một vài lỗi nhỏ.
+ Điểm 1,0: trình bày đợc một nửa số ý yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi
về diễn đạt, câu, chữ viết.

+ Điểm 0: không trình bày đợc ý nào theo yêu cầu trên.


Câu 3. ( 5 điểm )
1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận phân tích về nhân vật văn học.
- Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi.
2. Về kiến thức: Đề bài yêu cầu phân tích tình yêu làng, yêu nớc của nhân vât ông Hai. Học
sinh có thể có cách phân tích khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau :
* Trớc khi nghe tin làng theo giặc :
- Ông đang trong phấn khởi, vui mừng trớc những tin thắng trận của ta khi ở phòng thông tin.
* Khi nghe tin làng theo giặc ;
- Thoạt đầu nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ ngời đàn bà tản c nói ra, ông lão bàng hoàng,
sững sờ, nghi ngờ, không thể tin đợc.
- Khi cái tin ấy đợc khẳng định chắc chắn, ông lão buộc phải tin. Tâm trạng ông Hai bị ám
ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.
- Luôn sống trong tâm trạng nơm nớp, lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên chốn biệt ở trong nhà.
- Tủi thân, thơng con, thơng dân làng chợ Dầu và thơng thân mình phải mang tiếng là dân
làng Việt gian.
- Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng,quyết liệt hơn khi mụ
chủ nhà báo sẽ đuổi hết ngời làng chợ Dầu khỏi nơi sơ tán.
- Ông lão cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đờng sinh sống.
- Bị đẩy vào đờng cùng, tâm trạng vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm đợc đẩy đến đỉnh
điểm.
- Định quay về làng, nhng hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ.
- Tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến; tự nhủ mình Làng
thì yêu thật nhng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
* Khi nghe tin làng theo giặc đợc cải chính.
- Vui mừng, phấn khởi, đi thông báo khắp nơi.
- Chia quà cho các con.

B. Tiêu chuẩn cho điểm:
Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn
đạt tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận (có thể còn một vài sai sót nhỏ).
Điểm
Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt
3 hoặc 4 và chữ viết đọc đợc, có chỗ văn viết cha thật gọn, mắc không quá 5 lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Nắm cha chắc phơng pháp phân tích một đoạn thơ. Bài làm có chép ở một
Điểm 2 tài liệu nào đó một vài đoạn nhng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng,
mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1 Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung cũng nh phơng pháp.
Điểm 5

--------------- Hết --------------


Trờng THCS Nguyễn Thiện Thuật

--------------------------

Đề thi thủ vào lớp 10 PTTH
Môn: ngữ văn

Thời gian: 120 phút (không kể giao đề)
---------------------------------------------(Dành cho thí sinh có số báo danh lẻ)

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Chọn đáp án trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau và ghi vào bài làm.
Câu1. Dòng nào sau đây là nội dung chính của đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa
Trịnh của Phạm Đình Hổ?

A. Phản ánh mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị.
B. Miêu tả thói ăn chơi xa xỉ của các quan lại hầu cận.

C. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời LêTrịnh.
D. Phản ánh đời sống cơ cực của nhân dân lao động.
Câu 2. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào sáng tác trong cuộc kháng chiến chống
Pháp ?
A. Làng.
B. Bếp lửa.
C. Lặng lẽ Sa Pa.
D. Đoàn thuyền đánh cá.
Câu3. Dòng nào sau đây cha thể coi là câu ?
A. Nguyễn Du, nhà thơ thiên tài của nớc ta.
B. Trờng tôi vừa đợc xây dựng khang trang.
C. Cái quạt quay suốt đêm ngày.
D. Các bạn học sinh đang lao động.
Câu 4. Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thờng xuyên của những ngời
dân chài trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận?
A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
B. Dàn đan thế trận lới vây giăng.
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Câu 5. Trong các dòng sau, dòng nào có từ Hán - Việt?
A. nghêu ngao, trời đất, làm ăn, thong thả.
B. trời đất, thong thả, thỉnh thoảng, vui vầy.
C. làm ăn, vui vầy, thong thả, trời đất.
D. thong thả, trời đất, danh lợi, nghêu ngao.
Câu 6. Lời ru trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ của
Nguyễn Khoa Điềm là lời của ai?
A. Lời của tác giả.



B. Lời của ngời mẹ.
C. Lời của tác giả và lời của ngời mẹ.
D. Cả ba ý trên đều sai.
Câu 7. Văn bản nghị luận không có tính chất nào sau đây?
A. Có lí lẽ chặt chẽ.
B. Đợc trình bày theo mẫu.
C. Có lập luận sắc sảo.
D. Có dẫn chứng sinh động.
Câu 8. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần gọi đáp ?
A. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá !
B. Dạ, cháu sẽ về chiều nay.
C. Có lẽ, tôi sẽ phải nghỉ học.
D. Trời ơi, cuộc đời thật đáng buồn !
II. Tự luận:
Câu 1: (1,0 điểm )
Hãy trả lời ngắn gọn về tình huống của truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long.
Câu 2: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn theo hình thức diễn dịch ( khoảng 12 đến 15 dòng )
cảm nhận cái hay của hai câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển nh hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyễn đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 3 (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của bé Thu trong truyện ngắn Chiếc

lợc ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

---------------Hết---------------

Họ tên thí sinh:..
Số báo danh:..Phòng thi số:

Chữ ký của cán bộ coi thi số 1


Hớng dẫn chấm thi thử vào lớp 10 PTTH
năm học 2009 - 2010

Trờng THCS Nguyễn Thiện Thuật

--------------------------

Môn: Ngữ văn (đề lẻ)
----------------------------------------------

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Thí sinh chép đợc 8 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25
điểm
Câu
Đáp án

1
C

2
A


3
A

4
C

5
D

6
C

7
B

8
B

II.Phần Tự luận
Câu 1( 1, 0 điểm )
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đợc xây dựng 0,75 điểm
bắt đầu từ tình huống cuộc gặp gỡ tình cờ, bất ngờ, ngắn ngủi giữa ông hoạ
sĩ, bác lái xe, cô kỹ s trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm khí
tợng trên đỉnh núi Yên Sơn.
- Với tình huống này, nhân vật anh thanh niên, nhân vật chính hiện lên qua 0,25 điểm
cái nhìn và ấn tợng của các nhân vật, đặc biệt là ông hoạ sĩ.
Câu 2( 2,0 điểm)
Học sinh viết đợc đoạn văn cảm nhận khổ thơ theo hình thức diễn dịch theo
đúng yêu cầu: đủ về độ dài, đúng về nội dung.

+ Về nội dung: (có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lý) cần
đảm bảo đợc các ý cơ bản sau:
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đợc miêu tả thật độc đáo , ấn tợng
trong khung cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ lúc hoàng hôn .
- Sau lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống, nhà thơ Huy Cận đã có
một sự liên tởng thật bất ngờ: vũ trụ nh một ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh 2.0 điểm
cửa, những sóng biển là then cửa.
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong không khí sôi nổi, khí thế, vui mừng,
phấn chấn tràn ngạp tiếng hát.
+ Về nghệ thuật: khổ thơ sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hoá.
* Cách cho điểm:
+ Điểm 2,0: văn rõ ràng trong sáng, có năng lực cảm thụ, có thể còn mắc
một vài lỗi nhỏ.
+ Điểm 1,0: trình bày đợc một nửa số ý yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi
về diễn đạt, câu, chữ viết.
+ Điểm 0: không trình bày đợc ý nào theo yêu cầu trên.
Câu 3: (5,0 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:


Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật, có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn
đạt tốt, không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng.
B. Yêu cầu kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết truyện ngắn Chiếc lợc ngà của Nguyễn Quang Sáng, thí sinh phải
chỉ ra và phân tích đợc diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm
nhà với các ý cơ bản sau:
- Hoàn cảnh câu chuyện
+ Ông Sáu đi kháng chiến xa nhà nhiều năm, cha biết mặt con gái.
+ Tám năm sau, một lần về thăm nhà trớc khi đi công tác xa, ông Sáu gặp con nhng

bé Thu nhất định không chịu nhận ông là cha.
- Diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu
+ Gặp cha, Thu tỏ vẻ ngờ vực, lãng tránh, lạnh nhạt...
+ Không gọi ông Sáu là ba trong mọi tình huống, bỏ về nhà bà ngoại
+ Thu ơng ngạnh, cứng đầu, chứng tỏ Thu rất yêu cha, một ngời cha trong tâm trí
không có vết sẹo nh ông Sáu.
+ Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ngời cha: đợc bà ngoại trò chuyện và
giải thích khuyên nhủ, Thu thay đổi thái độ, trớc khi ba lên đờng, Thu cất tiếng gọi Ba
+ Tình cảm của bé Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ và cũng thật dứt khoát, rạch ròi. ở bé
Thu có những nét cứng cỏi, cá tính đến ơng ngạnh nhng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét
hồn nhiên, ngây thơ và tình yêu thơng cha sâu sắc.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Quang Sáng thật đặc sắc
C. cách cho điểm:

- Điểm 5,0: bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ trong
diễn đạt.
- Điểm 3,0: bài làm trình bày đợc khoảng một nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn
mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1,0: bài làm trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: bài làm lạc đề hoàn toàn.
* Lu ý:
1. Những bài làm chép nguyên văn hoặc gần nh nguyên văn ở một tài liệu nào đó thì
nhất thiết không cho quá điểm trung bình (3,0 điểm/ 5,0 điểm)
2. Điểm toàn bài của thí sinh là điểm của bốn câu cộng lại.
3. Tuyệt đối không làm tròn điểm dới mọi hình thức.
4. Bài làm có nhiều câu. Vì vậy các đồng chí giám khảo đặc biệt chú ý khi cộng điểm
toàn bài, không cộng thiếu, thừa điểm của thí sinh.

---------------Hết---------------




×