Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.66 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

DƯƠNG NGỌC LINH

Phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro
tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức
tài chính vi mô tại Việt Nam

luËn v¨n th¹c sÜ
KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Hµ néi – 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

DƯƠNG NGỌC LINH

Phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro
tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức
tài chính vi mô tại Việt Nam
Mã số

: 60.34.05

luËn v¨n th¹c sÜ
KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Tự



Hµ néi - 2006


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO VÀ CÁC SẢN
PHẨM TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO CHO PHỤ NỮ NGHÈO TRONG CÁC
TỔ CHỨC TCVM TẠI VIỆT NAM .......................................................................... 7
1.1.TCVM và hoạt động giảm nghèo tại Việt Nam .................................................... 7
1.1.1.Khái quát về hoạt động giảm nghèo ................................................................... 7
1.1.1.1.Nghèo đói ....................................................................................................................7

1.1.1.2.Thực trạng nghèo đói ...................................................................................... 8
1.1.1.4.Các hoạt động của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ giảm
nghèo.

.................................................................................................................. 9

1.1.2.Những vấn đề cơ bản về TCVM tại Việt Nam ................................................ 11
1.1.2.1.TCVM là gì? ................................................................................................. 11
1.1.2.3.Những nhà cung cấp TCVM ở Việt Nam ..................................................... 12
1.1.2.3.Những đặc điểm chính của TCVM tại Việt Nam ......................................... 16
1.1.2.4.Kết quả và đóng góp của hoạt động TCVM trong hoạt động giảm nghèo ...............19

1.2.Rủi ro, cách thức đối phó với rủi ro và các sản phẩm tài chính quản lý rủi ro: .. 23
1.2.1.Rủi ro và áp lực kinh tế: ................................................................................... 23
1.2.1.1.Tính dễ bị tổn thƣơng và nghèo đói .............................................................. 23

1.2.1.2.Rủi ro và áp lực kinh tế ................................................................................. 24
1.2.1.3.Các biện pháp đối phó với rủi ro ................................................................... 27
1.2.2.Các sản phẩm tài chính quản lý rủi ro:............................................................. 29
1.2.2.2.Khái niệm: ..................................................................................................... 29
1.2.2.2.Các loại sản phẩm tài chính quản lý rủi ro:................................................... 30
1.2.3.Tổ chức TCVM và sản phẩm tài chính quản lý rủi ro: .................................... 32
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO, ÁP LỰC KINH TẾ VÀ CÁC SẢN PHẨM
TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO CHO PHỤ NỮ NGHÈO TRONG CÁC TỔ
CHỨC TCVM TẠI VIỆT NAM ............................................................................... 35
2.1.Thực trạng rủi ro và áp lực kinh tế mà phụ nữ nghèo trong các tổ chức TCVM
gặp phải và cách thức họ sử dụng để đối phó với vấn đề này. .................................. 35


2

2.1.1.Giới thiệu về đợt khảo sát ................................................................................ 35
2.1.2. Khái quát về hai tổ chức TCVM đƣợc chọn để khảo sát ............................... 35
2.1.3. Kết quả khảo sát: ............................................................................................ 36
2.1.3.1. Những rủi ro và áp lực kinh tế chính ........................................................... 36
2.1.3.2.Những biện pháp đƣợc sử dụng để đối phó với rủi ro và áp lực kinh tế ...... 45
2.2.Tình hình cung cấp các sản phẩm tài chính quản lý rủi ro hiện nay cho phụ nữ
nghèo ở Việt Nam ..................................................................................................... 57
2.2.1.Bảo hiểm .......................................................................................................... 57
2.2.1.1.Giới thiệu bảo hiểm ....................................................................................... 57
2.2.1.2.Các sản phẩn bảo hiểm hiện có ở Việt Nam: ................................................ 58
2.2.2. Tiết kiệm ......................................................................................................... 69
2.2.2.1. Giới thiệu...................................................................................................... 69
2.2.2.2. Các sản phẩm tiết kiệm hiện có ở Việt Nam. ............................................... 69
2.2.2.3. Nhận xét về việc cung cấp sản phẩm tiết kiệm cho các hộ gia đình có thu
nhập thấp ở Việt Nam ............................................................................................... 72

2.2.3. Vay vốn khẩn cấp ............................................................................................ 78
2.2.3.1. Giới thiệu: .................................................................................................... 78
2.2.3.2. Các nhà cung cấp vốn vay khẩn cấp: ........................................................... 79
2.2.3.3. Nhận xét về việc cung cấp vốn vay khẩn cấp cho ngƣời có thu nhập thấp . 79
2.3.Kết quả thử nghiệm hai sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tại hai tổ
chức TCVM .......................................................................................................... 81
2.3.1. Thử nghiệm sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhận do Quỹ hỗ trợ phụ nữ
huyện Ninh Phƣớc (Ninh Thuận) thực hiện .............................................................. 81
2.3.1.1. Giới thiệu về tổ chức thực hiện .................................................................... 81
2.3.1.2. Giới thiệu về sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhân .................................. 82
2.3.1.3. Kết qủa đạt đƣợc .......................................................................................... 83
2.3.2. Thử nghiệm sản phẩm tiết kiệm linh hoạt do Quỹ Tình Thƣơng (TYM) thực
hiện

................................................................................................................ 85

2.3.2.1. Giới thiệu về tổ chức thực hiện .................................................................... 85
2.3.2.2. Giới thiệu về sản phẩm thử nghiệm ............................................................. 86


3

2.3.2.3. Kết quả đạt đƣợc .......................................................................................... 86
2.3.2.4. Các thách thức khi nhân rộng sản phẩm ...................................................... 87
CHƢƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN
PHẨM TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÁC TỔ CHỨC TCVM TẠI
VIỆT NAM ………………………………………………………………………..86
3.1.Phƣơng hƣớng, mục tiêu, giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội, XĐGN và
hoạt động TCVM của nƣớc ta trong thời gian tới………………………………… 86
3.1.1.Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội và XĐGN………………………….86

3.1.2.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo…………………...87
3.1.3.Định hƣớng và giải pháp chủ yếu phát triển ngành, lĩnh vực đảm bảo sự tăng
trƣởng bền vững và xoá đói giảm nghèo…………………………………………...88
3.1.4. Địn h hƣớng v à chiến lƣợc hoạt đ ộng của T CVM ở n ƣớc ta trong
thời gian t ới … …… ………… ……… … ………… ……… … ………… …92
3.2.Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro
cho phụ nữ nghèo ở nông thôn và hoạt động TCVM chính thức ở nƣớc
ta…………………… ................................................................................................ 95
3.2.1.Những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm quản lý rủi ro trong các tổ chức
TCVM

................................................................................................................ 95

3.2.1.1.Phát triển sản phẩm Tiết kiệm với những loại hình phù hợp với phụ nữ
nghèo

................................................................................................................ 95

3.2.1.2.Phát triển hình thức vốn vay khẩn cấp ........................................................ 101
3.2.1.3.Phát triển sản phẩm Bảo hiểm với một số loại hình và cách làm phù hợp . 106
3.2.1.4.Giải pháp về qui trình phát triển sản phẩm mới .......................................... 113
3.2.2.Những kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TCVM chính thức tại
Việt Nam .............................................................................................................. 114
3.2.2.1.Đối với Chính phủ: ...................................................................................... 115
3.2.2.2.Đối với các nhà tài trợ ................................................................................. 117
3.2.2.3.Đối với NHNN ............................................................................................ 118
3.2.2.4.Đối với các tổ chức TCVM ......................................................................... 119
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 121



4

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Đảng và Chính phủ Việt Nam coi chính sách XĐGN là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu, là nội dung quan trọng, đồng thời là một trong những biện pháp nhằm
thực hiện thắng lợi chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ những năm 90 của
thế kỷ XX, các hoạt động XĐGN đã đƣợc triển khai ở một số tỉnh/ thành phố và đến
năm 1994 đã trở thành phong trào ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc với sự
tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ và
các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, phong trào này đã huy động đƣợc sự tham gia rộng
rãi và tích cực của cộng đồng và của bản thân ngƣời nghèo. Những kết quả đạt đƣợc
trong XĐGN là hết sức to lớn, đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mặc dù vậy,
tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao, đến năm 2002 tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam là 14,3%
(theo chuẩn nghèo của Bộ lao động thƣơng binh xã hội). Còn theo chuẩn nghèo
chung của quốc tế, năm 2002 tỷ lệ nghèo của Việt nam là 28,9%.
Những nghiên cứu phát triển gần đây đã chỉ ra rằng, để có thể đạt đƣợc mục tiêu
XĐGN bền vững, cần thiết phải giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thƣơng của những
ngƣời có thu nhập thấp (ngƣời nghèo và cận nghèo) trƣớc những rủi ro trong cuộc
sống. Phụ nữ nghèo đặc biệt dễ bị tác động bởi những rủi ro do họ thiếu khả năng
tài chính và thiếu các tài sản khác. Một sự cố nhỏ nhƣ ốm đau cũng có thể gây ra tác
động bất lợi đến cuộc sống của họ. Điều này đặc biệt đúng tại Việt Nam nơi mà một
tỷ lệ lớn dân số (45%) sống gần mức nghèo đói, và một sự cố nhỏ có thể đẩy họ trở
lại cảnh đói nghèo. Việc đáp ứng đúng và kịp thời các sản phẩm tài chính để phụ nữ
nghèo vƣợt qua hay tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro mà họ gặp phải trong cuộc
sống hàng ngày vẫn là vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức tài
chính chính thức và các tổ chức khác cần xem xét. Vấn đề là phải nghiên cứu xem
họ đang gặp phải những loại rủi ro gì, các biện pháp họ thƣờng sử dụng để giải
quyết các rủi ro này; sự hỗ trợ hiện nay của các tổ chức tài chính chính thức, các tổ



5

chức khác đối với họ và từ đó xem xét khả năng đẩy mạnh các sản phẩm tài chính
đó trong thời gian tới.
Với những lý do trên đây, học viên đã lựa chọn vấn đề “Phát triển sản phẩm tài
chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức TCVM tại
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua ở nuớc ta đã có một số nghiên cứu, bài viết đề cập đến hoạt
động của các Tổ chức TCVM trong việc hỗ trợ các hoạt động cho ngƣời nghèo. Tuy
nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến tác động và ảnh hƣởng của
hoạt động tài chính qui mô nhỏ với việc giúp ngƣời dân thoát khỏi đói nghèo mà
chƣa có đề tài nào nghiên cứu việc bảo vệ ngƣời dân và giúp họ tránh tái nghèo
bằng các các sản phẩm tài chính để có thể giảm bớt đƣợc tình trạng dễ bị tổn thƣơng
của họ. Vì vậy luận văn sẽ kế thừa các các kết quả nghiên cứu trên, đồng thời tập
trung phân tích sâu thêm về các rủi ro mà phụ nữ nghèo thƣờng gặp phải, các sản
phẩm tài chính giúp họ giảm bớt các rủi ro này, và đặc biệt luận văn sẽ tập trung
phân tích về khả năng phát triển các sản phẩm này trong các tổ chức TCVM.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Về mặt lý luận:
3.1.1. Nghiên cứu sự cần thiết của việc quản lý rủi ro và áp lực kinh tế xảy ra đối
với phụ nữ nghèo
3.1.2. Làm rõ những vấn đề về sản phẩm tài chính quản lý rủi ro đối với phụ nữ
nghèo
3.2. Về mặt thực tiễn:
3.2.1. Nghiên cứu thực trạng rủi ro, việc cung cấp sản phẩm tài chính quản lý rủi ro
và xác định khả năng phát triển sản phẩm này trong các tổ chức TCVMtại
Việt Nam

3.2.2. Đề xuất giải pháp thực hiện để phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro
trong các tổ chức TCVM tại Việt Nam


6

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Nghiên cứu khả năng phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ
nghèo ở nông thôn trong các tổ chức TCVM tại Việt Nam
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm khả năng và đề xuất giải
pháp phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro trong các tổ chức TCVM ở
Việt Nam trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Học viên sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các lý thuyết về
rủi ro và sản phẩm tài chính quản lý rủi ro cho các hộ gia đình nghèo. Kết hợp với
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các số liệu khảo sát về rủi ro thƣờng xảy ra đối
với phụ nữ nghèo ở hai tổ chức TCVM; nghiên cứu về tình hình cung cấp các sản
phẩm tài chính quản lý rủi ro hiện nay cho các hộ nghèo; và kết quả thí điểm một
vài sản phẩm tài chính quản lý rủi ro để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
Đƣa ra các đề xuất và giải pháp để phát triển các sản phẩm tài chính quản lý rủi
ro đối với phụ nữ nghèo ở các tổ chức TCVM ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và các sản phẩm tài chính quản lý
rủi ro cho ngƣời có thu nhập thấp.
Chƣơng 2: Thực trạng rủi ro và các sản phẩm tài chính quản lý rủi ro cho phụ nữ
nghèo trong các tổ chức TCVM tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các sản phẩm tài chính quản

lý rủi ro trong các tổ chức TCVM tại Việt Nam.


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ RỦI RO VÀ CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO
CHO PHỤ NỮ NGHÈO TRONG CÁC TỔ CHỨC TCVM TẠI VIỆT NAM
TCVM và hoạt động giảm nghèo tại Việt Nam
1.1.1. Khái quát về hoạt động giảm nghèo
1.1.1.1. Nghèo đói
a. Khái niệm:
Khái niệm nghèo đói theo tiêu chuẩn chung quốc tế (cũng đƣợc Việt Nam thừa
nhận): "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn
những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ
phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của các địa phƣơng” [25]
b. Tiêu chí xác định
 Theo tiêu chuẩn quốc tế:
- Đói nghèo mức thấp (đói nghèo về lƣơng thực, thực phẩm): dựa vào mức tiêu
dùng lƣơng thực, thực phẩm nhằm đảm bảo năng lƣợng tối thiểu quy định chung
cho các nƣớc đang phát triển là 2.100calo/ngày/ngƣời [25]
- Đói nghèo mức cao (đƣờng đói nghèo chung): gồm cả đói nghèo về lƣơng thực

thực phẩm và phi lƣơng thực, thực phẩm [25]
 Theo tiêu chuẩn của Việt Nam:
Việt Nam xác định tiêu chí nghèo dựa trên giá trị thu nhập bình quân đầu ngƣời
hàng năm. Cụ thể, theo qui định của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã
hội (số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH) ngày 1/11/2000 thì chuẩn nghèo áp dụng cho
thời kỳ 2001-2005 theo bình quân thu nhập đầu ngƣời là: 80.000đ/ngƣời/tháng ở

các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn; 100.000đ/ngƣời/tháng ở các vùng đồng
bằng nông thôn; 150.000đ/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị [25]


8

1.1.1.2. Thực trạng nghèo đói
a. Tỷ lệ đói nghèo ở nƣớc ta đã giảm mạnh qua các năm nhƣng vẫn còn khá cao và

vẫn đƣợc xếp vào nhóm các nƣớc nghèo trên thế giới. Theo kết quả điều tra mức
sống dân cƣ (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế):
Tỉ lệ nghèo đói (%)

1993
24,9
58,1

Tỷ lệ nghèo đói lƣơng thực
Tỷ lệ nghèo đói chung

Năm
1998
15
37,4

2002
10,9
28,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo chuẩn nghèo của Chƣơng trình XĐGN Việt Nam (giai đoạn 2000-2005)
đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo (chiếm 17,2% tổng số hộ cả nƣớc);
năm 2005 còn khoảng 1,2 triệu hộ (chiếm 8%) [25]. Nhƣng nếu áp dụng theo chuẩn
nghèo mới đƣợc thông qua từ 1/1/2006 tƣơng đƣơng với chuẩn nghèo của quốc tế
(200.000đ/ngƣời/tháng đối với nông thông và 260.000đ/ngƣời/tháng với khu vực
thành thị) thì dự kiến chúng ta sẽ có 4,3 triệu hộ nghèo, tƣơng đƣơng khoảng 27%
dân số cả nƣớc [16].
b. Đói nghèo ở nƣớc ta tập trung ở khu vực nông thôn: Số hộ nghèo ở khu vực
nông thôn chiếm 90,5% tổng số hộ nghèo toàn quốc, trong đó: nông thôn miền
núi chiếm 28% tổng hộ nghèo toàn quốc; nông thôn đồng bằng chiếm 62,5%
tổng số hộ nghèo toàn quốc [25].
c. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh: Một bộ phận
lớn dân cƣ nằm giáp ranh mức nghèo do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về
chuẩn nghèo cũng khiến họ rơi xuống ngƣỡng nghèo và làm tăng tỉ lệ nghèo.
Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những
ngƣời nghèo (phần lớn từ nông nghiệp) rất bấp bênh và dễ bị tổn thƣơng trƣớc
những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều hộ gia đình tuy có mức
thu nhập ở trên ngƣỡng nghèo, khi có những dao động về thu nhập cũng có thể
khiến họ trƣợt xuống ngƣỡng nghèo.


9

d. Nghèo đói tập trung ở vùng có điều kiện sống khó khăn: Đa số ngƣời nghèo sinh
sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt nhƣ vùng núi, vùng sâu, vùng chịu ảnh hƣởng lớn của thiên tai, điều
kiện thiên nhiên không thuận lợi.
1.1.1.3. Nguyên nhân nghèo đói: Có 3 nhóm nguyên nhân dƣới đây:
a. Nhóm nguyên nhân chủ quan từ ngƣời nghèo: Ngƣời nghèo thƣờng thiếu nhiều
nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực, nhƣ

thiếu vốn hoặc không có khả năng tiếp cận nguồn vốn, thiếu kiến thức, đông
con, neo đơn, thiếu sức lao động hoặc không có việc làm, rủi ro, ốm đau, tai nạn,
lƣời nhác, mắc các tệ nạn xã hội (cờ bạc, rƣợu chè, nghiện hút...)
b. Nhóm nguyên nhân dễ bị tổn thƣơng do ảnh hƣởng của thiên tai và các rủi ro
khác: Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thƣơng bởi những khó khăn hàng ngày
và những biến động bất thƣờng xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng.
Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó
có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Các rủi ro
trong kinh doanh đối với ngƣời nghèo cũng rất cao do họ không có trình độ tay
nghề và thiếu kinh nghiệm.
c. Nhóm nguyên nhân do tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách (tự
do hoá thƣơng mại, cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc ...): nhƣ kinh tế thị trƣờng
và sự phân hoá giàu nghèo, chƣa đầu tƣ thoả đáng cho kết cấu hạ tầng, thiếu
chính sách ƣu đãi về tín dụng, tạo việc làm....
1.1.1.4. Các hoạt động của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ
giảm nghèo.
Cùng với việc khuyến khích làm giàu, thì XĐGN là một chủ trƣơng, một quyết
sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, một trong những mục tiêu đƣợc ƣu tiên hàng
đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc ta trong những năm vừa
qua. Để đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện, Đảng và
Nhà nƣớc phải có những chính sách, chủ trƣơng phù hợp nhằm giảm tỉ lệ nghèo đói
trong nhân dân, rút ngắn và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sự phân hoá giàu nghèo. Vấn


10

đề XĐGN đã đƣợc nhiều lần đề cập tới trong các văn kiện quan trọng của đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành TW khoá
IX đã nêu rõ định hƣớng về XĐGN trong thời gian tới: “Tiếp tục đẩy mạnh công tác
XĐGN, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chống tái

nghèo và giảm nghèo bền vững trên cơ sở tổ chức phối hợp lồng ghép chương trình
XĐGN với chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Sớm ban hành cơ chế,
chính sách, giải pháp để khuyến khích các tỉnh nghèo, huyện nghèo, xã nghèo, hộ
nghèo trên cơ sở đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo
đói...” [3]. Chính phủ đã chính thức đề ra Chƣơng trình XĐGN với tƣ cách là một
Chƣơng trình Quốc gia. Các biện pháp đƣợc đề ra gồm có giải quyết vấn đề đất đai
cho các hộ nông dân; mở rộng các quỹ tín dụng cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi; xây
dựng các loại công trình thiết yếu; tạo điều kiện cho các đối tƣợng nghèo đƣợc
hƣởng các dịch vụ xã hội; điều tra xác định các hộ nghèo đói do mất khả năng lao
động để tiến hành trợ cấp. Để thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải pháp cơ bản vẫn là
các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội tổng thể ở các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Tuy nhiên giải pháp này phải kết hợp với việc tác động trực tiếp tới những đối
tƣợng nghèo, hỗ trợ họ về vốn, về tƣ liệu sản xuất, kinh nghiệm sản xuất để tự các
đối tƣợng này có thể vƣơn lên, vƣợt qua nghèo đói. Do đó, quan điểm cơ bản khi
thực hiện chƣơng trình này là không phải cấp phát, cho không theo kiểu cứu tế, mà
là tạo ra các tiền đề để hộ nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo đói bằng chính sức lao
động của họ, theo đúng quan điểm của ngƣời xƣa: “cho cần câu hơn cho xâu cá”.
Mặc dù ngân sách Nhà nƣớc còn hạn hẹp, song Nhà nƣớc đã đầu tƣ cho các
chƣơng trình quốc gia phục vụ xóa đói giảm nghèo thông qua chƣơng trình đầu tƣ
cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo (Chƣơng trình 133, 135). Từ khi có Chƣơng trình
xóa đói giảm nghèo (1992) đến năm 2000, Nhà nƣớc đã đầu tƣ thông qua các
chƣơng trình quốc gia có liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo khoảng
21.000 tỷ đồng. Riêng trong hai năm 1999 và 2000 gần 9.600 tỷ đồng (Ngân sách
nhà nƣớc đầu tƣ trực tiếp cho chƣơng trình 3.000 tỷ đồng; lồng ghép các chƣơng
trình, dự án khác trên 800 tỷ đồng; huy động từ cộng đồng trên 300 tỷ đồng;
nguồn vốn tín dụng cho vay ƣu đãi hộ nghèo trên 5.500 tỷ đồng) [25]


11


Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo đã đƣợc thành lập nhằm cung cấp tín dụng
ƣu đãi cho ngƣời nghèo. Nguồn vốn huy động của cộng đồng dân cƣ, các tổ
chức và cá nhân trong nƣớc cũng tăng đáng kể.
Tổng nguồn vốn cho ngƣời nghèo vay đạt 5.500 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà nƣớc
còn có sự hỗ trợ đáng kể cho đời sống đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn với số
tiền trên 70 tỷ đồng và cho gần 90.000 hộ vay vốn sản xuất [25]
Với những nỗ lực vƣợt bậc, tỷ lệ nghèo đói chung ở nƣớc ta đã giảm từ trên
70% vào năm 1990 xuống khoảng 32% vào năm 2000 (giảm trên 1/2 tỷ lệ hộ
nghèo so với năm 1990) [25]. Về điểm này, Việt Nam đã đạt đƣợc Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ do Quốc tế đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo trong giai
đoạn 1990-2015.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về TCVM tại Việt Nam
1.1.2.1. TCVM là gì?
a. Giới thiệu chung và bối cảnh ra đời
Vào đầu những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập Chƣơng trình quốc
gia về XĐGN trong đó tín dụng đƣợc nhìn nhận nhƣ một công cụ chiến lƣợc. Hỗ trợ
tín dụng từ Chính phủ đƣợc thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng truyền thống
NHNo&PTNT, thông qua một thể chế cho vay chính sách đƣợc bao cấp NHCSXH 1,
thông qua các chƣơng trình tín dụng có định hƣớng, hoặc các dự án hỗ trợ phát
triển. Với cách vận hành còn nặng về hành chính, lệ thuộc vào ngân sách quốc gia,
việc cung cấp tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng truyền thống vẫn chƣa theo
kịp nhu cầu của đông đảo ngƣời nghèo, chƣa kể các ngân hàng đòi hỏi ngƣời vay
phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một điều kiện mà chỉ có một phần ba
các hộ nông dân có thể thoả mãn. Việc đƣa chƣơng trình tín dụng – tiết kiệm vào
các dự án phát triển tổng hợp đã chứng tỏ đƣợc vai trò quan trọng là công cụ XĐGN
hiệu quả, không chỉ trong việc cấp vốn mà còn trên phƣơng diện chuyển giao kinh
nghiệm, kiến thức. Do vậy, trong suốt thập kỷ 90, thế kỷ XX cho tới nay, ở Việt
Nam bên cạnh các tổ chức tài chính chính thức, các tổ chức CTXH, các tổ chức xã
1


Trƣớc kia là Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo


12

hội và các tổ chức phi chính phủ đã tham gia rất tích cực vào công cuộc xoá đói
giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chƣơng trình tín dụng tiết
kiệm quy mô nhỏ (dƣới đây gọi tắt là TCVM). Đến tháng 12/2004, theo thống kê
không chính thức của Nhóm công tác TCVM Việt Nam, hiện có khoảng 2.900
chƣơng trình dự án đang hoạt động tại 132 huyện, 36 tỉnh/thành phục vụ 351.289
ngƣời nghèo với số vốn hơn 369 tỷ đồng [8]. Chính sự thành công không nhỏ này
đã gây ảnh hƣởng sâu sắc đến các nhà hoạt định chính sách. Sự đóng góp của
TCVM đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và công cuộc XĐGN nói riêng
đã đƣợc ghi nhận bằng việc ra đời Nghị định số 28/2005/NĐ – CP ngày 09/3/2005
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại
Việt Nam. Nghị định này đã hình thành một khuôn khổ pháp lý cho loại hình hoạt
động đang phát triển rất nhanh này.
b. Khái niệm TCVM:
Theo Nghị định 28/2005/NĐ –CP ngày 09/3/2005: „Tài chính quy mô nhỏ là
hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ
gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và ngƣời nghèo‟
[20].
1.1.2.3. Những nhà cung cấp TCVM ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những nhà cung cấp tài chính ở nông thôn có thể nhóm lại thành ba
nhóm chính: chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Các nhóm này đều cung
cấp các dịch vụ TCVM cho hộ nghèo, tuy nhiên phƣơng pháp và mức độ tiếp cận
khác nhau.
a. Khu vực chính thức:
Gồm hoạt động của các tổ chức tài chính hoạt động theo Luật các tổ chức tín
dụng và Luật hợp tác xã, nhƣ NHNo&PTNT; NHCSXH.

 NHNo&PTNT: Sau khi tách ra Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, cho những hộ
nghèo vay không phải là nhiệm vụ chính của NHNo&PTNT. Nhƣng với lợi thế
về mạng lƣới rộng khắp trên cả nƣớc mà không một tổ chức Ngân hàng nào ở
Việt Nam có đƣợc, NHNo&PTNT cũng thực hiện cho các hộ nghèo vay. Vốn


13

vay của NHNo&PTNT chủ yếu cung cấp cho những ngƣời nông dân ở khu vực
nông thôn. Mức vốn cho vay dƣới 10 triệu đồng không đòi hỏi tài sản thế chấp.
Thời hạn vay thƣờng là 6 tháng và có thể đƣợc gia hạn thêm 6 tháng nữa. Lãi
suất từ 0,8% đến 1,2%/tháng, phụ thuộc lãi suất thị trƣờng [8]. Việc hoàn trả
theo nhiều phƣơng thức nhƣ trả hết một lần hoặc trả dần từng phần. Báo cáo
phát triển Việt Nam 2004 của Ngân hàng thế giới đã đánh giá “Việc đáo nợ là
phổ biến nhƣng phải trả lãi phạt cao hơn cho những phần nợ chậm trả” [1].
 NHCSXH Việt Nam. NHCSXH đƣợc thành lập năm 2002, tiếp nhận chƣơng
trình cho vay món nhỏ cho các đối tƣợng chính sách và các chƣơng trình cho
vay trực tiếp của giai đoạn trƣớc đƣợc quản lý bởi các Ngân hàng thƣơng mại
thuộc sở hữu nhà nƣớc (NHTMNN) và các tổ chức khác, trong đó có Ngân hàng
phục vụ ngƣời nghèo trƣớc đây. Ngân hàng đã thiết lập 61 chi nhánh và 600
phòng giao dịch ở 64 tỉnh thành trong cả nƣớc. Mục đích chủ yếu của NHCSXH
là cung cấp tín dụng ƣu đãi cho các hộ nghèo và những đối tƣợng xã hội và
chính sách theo qui định. Mức vay tối đa không cần tài sản thế chấp đối với hộ
nghèo là 7 triệu đồng, và 10 triệu đồng nếu có tài sản thế chấp. Lãi suất là
0,5%/tháng và ở những vùng khó khăn, vùng núi là 0,45%/tháng. Thời hạn dựa
trên kế hoạch đầu tƣ của ngƣời vay nhƣng thông thƣờng không quá 60 tháng
[14]. Việc hoàn trả lãi theo tháng, quí tuỳ theo thoả thuận của hai bên. Với món
vay nhỏ, gốc trả một lần cuối kỳ.
 Quỹ TDND. Quỹ TDND đƣợc thiết lập đầu tiên vào năm 1993. Mô hình quỹ
dựa trên hệ thống Caisse Populaire của Quebec, Canada. Quỹ TDND là tổ chức

tín dụng nông thôn thành lập tại xã để cung cấp dịch vụ tài chính cho các hộ
nông dân tại địa phƣơng. Đến tháng 12 năm 2004, hệ thống quĩ TDND có 905
quĩ ở các cấp cơ sở, vùng và trung ƣơng với 966.540 thành viên. Tổng dƣ nợ
vốn là 5,1 nghìn tỉ đồng (330 triệu USD), mức vay trung bình là 5,3 triệu đồng.
Lãi cho vay tín dụng của quỹ dao động trong khoảng 1,1 đến 1,3%/tháng [8]
 Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam (TKBĐ). Công ty dịch vụ TKBĐ
đƣợc thành lập năm 1999 và hoạt động dƣới quyền của Tổng cục Bƣu chính
viễn thông Việt Nam. Chức năng chính của của công ty là cung cấp sản phẩm


14

tiết kiệm cho bộ phận dân cƣ Việt Nam chƣa đƣợc phục vụ đầy đủ (nông dân,
phụ nữ và ngƣời nghèo) để huy động tiết kiệm cho việc đầu tƣ phát triển của
chính phủ. Năm 2001, công ty đã có 539 chi nhánh, 500.000 tài khoản tiết kiệm
và dƣ tiết kiệm đạt 3,8 nghìn tỉ đồng, khoản tiết kiệm trung bình là 7,6 triệu
đồng [8].
b. Khu vực bán chính thức


Khu vực này gồm hoạt động cung cấp dịch vụ TCVM của các tổ chức phi chính
phủ, các chƣơng trình tín dụng - tiết kiệm của các tổ chức CTXH nhƣ Hội phụ
nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên v.v… Những tổ chức TCVM này đƣợc coi là
khuyến khích ngƣời nghèo hơn là hƣớng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính sâu
rộng hơn và thích hợp hơn so với khu vực tài chính chính thức.



Từ năm 2001, khu vực này đã đƣợc khảo sát nhƣng không đầy đủ. Báo cáo phát
triển của Ngân hàng thế giới (World Bank) năm 2004 cho biết: có khoảng 57 tổ

chức phi chính phủ quốc tế đang hỗ trợ hoạt động TCVM tại Việt Nam. Trong
đó hai tổ chức TCVM lớn là Quỹ Tình Thƣơng (TYM) do TW Hội LHPNVN
thành lập năm 1992 và Quỹ trợ vốn cho ngƣời nghèo tự tạo việc làm (CEP) do
Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1992 là hai tổ chức
dẫn đầu của TCVM về qui mô và thành tích hoạt động [19]



Ở thời điểm cuối năm 2004, theo số liệu khảo sát không chính thức, hoạt động
TCVM đang có mặt tại 36 tỉnh (57%), 132 huyện/thị (23%), và 2.900 xã/phƣờng
(27%) trên toàn quốc, và đã tiếp cận tới 351.298 khách hàng. Tổng tài sản của
các chƣơng trình này là 396.618 triệu đồng, tổng dƣ nợ là 369.309 triệu đồng, và
tổng tiền tiết kiệm huy động là 120.210 triệu đồng [8]


15

c. Khu vực phi chính thức
Có 3 loại hình các nhà cung cấp tín dụng cho hộ nghèo tại khu vực này:
 Họ/hụi: Họ/hụi là hình thức phổ biến của các hội tín dụng và tiết kiệm quay
vòng tại Việt Nam, đã tồn tại qua nhiều thế hệ nhƣng chƣa bao giờ đƣợc công
nhận một cách chính thức. Họ/hụi là các nhóm tiết kiệm và tín dụng gồm 5 đến
20 thành viên, đƣợc thiết lập trên cơ sở tự nguyện của các cá nhân tham gia. Mỗi
nhóm huy động tiết kiệm từ chính các thành viên trong nhóm và chỉ dùng để
cung cấp vốn cho các thành viên trong nhóm. Thành viên có thể đóng họ bằng
tiền mặt từ 50.000đ đến 1.000.000đ hàng tháng, hoặc bằng hiện vật (có thể bằng
thóc nếu ngƣời chơi là nông dân) theo mùa vụ, khoảng từ 4-6 tháng/lần. Các
quyết định về lãi suất, thành viên và mức vốn cho vay có thể do tất cả các thành
viên cùng thoả thuận, hoặc bằng cách bỏ thăm hay bỏ thầu, hoặc chỉ do ngƣời
chủ họ/hụi quy định. Hai hình thức chung của họ/hụi là “hình thức tín dụng” và

„hình thức hỗ trợ” - loại thứ nhất nhằm kiếm thêm thu nhập từ lãi, còn loại thứ
hai nhằm hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên. Hiện tại không có các số liệu
chính thức nào về số lƣợng các nhóm họ/hụi đang tồn tại hoặc tổng số vốn do
các nhóm này huy động [8].
 Họ hàng, bạn bè, láng giềng: Các khoản vay từ bạn bè hoặc họ hàng có hình
thức linh hoạt, và thƣờng không có lãi, thƣờng phụ thuộc vào quan hệ cá nhân
giữa ngƣời vay và ngƣời cho mƣợn, hoặc nguồn thu nhập của ngƣời vay.
 Người cho vay lãi: Có 3 loại hình cho vay tƣ nhân. Kiểu cho vay “truyền thống”
bao gồm việc cho vay trên cơ sở tin tƣởng lẫn nhau, sử dụng các thủ tục đơn
giản mà không hề có bất kỳ một hợp đồng vay vốn bằng văn bản nào. Loại hình
cho vay truyền thống này thƣờng là cho vay ngắn hạn bằng tiền mặt, đôi khi chỉ
trong vài ngày. Kiểu thứ hai là cho vay thông qua các hiệu cầm đồ, loại hình này
cũng tƣơng tự nhƣ kiểu thứ nhất, nhƣng ngƣời cho vay thƣờng yêu cầu ngƣời
vay phải cầm cố tài sản hoặc đất đai. Kiểu thứ ba là hình thức cho vay của các
tiểu thƣơng, các nhà cung cấp vật tƣ và các đại lý tiếp thị ở khu vực địa phƣơng.
Hình thức cho vay này đang ngày càng trở nên thông dụng và có thể thực hiện
bằng tiền mặt hoặc hàng hoá. Những tƣ nhân cho vay tiền có đặc điểm hoạt


16

động đa dạng và linh hoạt. Các khoản cho vay của họ thƣờng nhỏ và ngắn hạn
(đƣợc xác định theo mùa vụ hoặc theo ngày). Lãi suất cho vay thƣờng dao động
từ 4-10%/tháng [8].
1.1.2.3. Những đặc điểm chính của TCVM tại Việt Nam
a. Sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị-xã hội trong lĩnh vực TCVM,
đặc biệt là Hội phụ nữ.
Ở hầu hết các nƣớc, các tổ chức phi chính phủ (PCP) là “những ngƣời tiên
phong” trong hoạt động TCVM. Tại Việt Nam, phòng trào này đƣợc triển khai
thông qua bộ máy của các tổ chức CTXH, đặc biệt là Hội phụ nữ [21]. Sở dĩ Hội

phụ nữ đƣợc các tổ chức lựa chọn là đối tác chính để thực hiện các chƣơng trình
TCVM do có những ƣu điểm:


Hội phụ nữ là tổ chức đoàn thể đại diện trực tiếp quyền lợi của phụ nữ - đối
tƣợng hƣởng lợi chính của các chƣơng trình TCVM.



Hội phụ nữ có tổ chức đầy đủ, chặt chẽ ở tất cả các cấp, thậm chí ở tận các thôn
xóm. Hoạt động của các chƣơng trình TCVM thƣờng gắn liền với tổ chức, hoạt
động của Hội phụ nữ.



Cán bộ Hội phụ nữ là những ngƣời rất nhiệt tình và có trách nhiệm với công
việc, đặc biệt là sâu sát với ngƣời nghèo.
Bên cạnh những ƣu điểm trên, việc chọn Hội phụ nữ làm đối tác thực hiện

chƣơng trình TCVM cũng có những hạn chế:


Hội phụ nữ không phải là tổ chức chuyên về hoạt động ngân hàng., cán bộ Hội
phụ nữ không đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng, tài chính



Hội phụ nữ thƣờng bận nhiều công việc riêng của Hội và tham gia vào nhiều
hoạt động của các ban ngành khác tại địa phƣơng. Hình thức làm việc kiêm
nhiệm khiến quỹ thời gian họ dành cho hoạt động của chƣơng trình TCVM bị

hạn chế và giảm sự chuyên tâm vào công việc. Hơn nữa, họ rất có thể thay đổi vị
trí công tác do sự điều chuyển cán bộ. Do vậy, các chƣơng trình có thể gặp khó
khăn trong quá trình thực hiện hoặc tăng chi phí đào tạo lại cán bộ.


17



Hầu hết các chƣơng trình TCVM không thể triển khai một cách độc lập khỏi cơ
cấu tổ chức chung và chính sách hoạt động của các tổ chức CTXH.
Trong bối cảnh chƣa có khung pháp lý cho hoạt động TCVM thì cách lựa chọn

Hội phụ nữ là đối tác là hợp lý. Nó giúp tiết kiệm chi phí do có thể sử dụng đƣợc cơ
sở vật chất và nguồn nhân lực sẵn có của họ và vì vậy, cũng tiết kiệm đƣợc thời
gian triển khai chƣơng trình. Tuy nhiên Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ban hành
ngày 09/3/2005 đã qui định khá rõ ràng về tiêu chuẩn của các chức danh quản lý
của các tổ chức TCVMvà hạn chế về nguồn lực hiện nay của các chƣơng trình
TCVM là những thách thức lớn nhất cần vƣợt qua để chuyển đổi theo Nghị định 28.
b. TCVM tập trung ở nông thôn hơn là ở thành thị với phụ nữ nghèo là đối
tượng chính
Đặc trƣng thứ hai của lĩnh vực TCVM của Việt Nam là đại đa số khách hàng là
phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn và chỉ triển khai tại một hoặc vài tỉnh với số lƣợng
vài huyện và vài chục xã. Hơn nữa, các điểm chƣơng trình thƣờng rải rác không tập
trung.
c. Phương pháp tổ chức hoạt động của các tổ chức TCVM đa dạng và phù hợp
với người nghèo.
 Phương pháp cho vay qua nhóm được sử dụng phổ biến trong các chương trình
TCVM: Các chƣơng trình TCVM không cho vay trực tiếp đến từng cá nhân mà
thông qua các nhóm. Việc thành lập các nhóm theo nguyên tắc tự nguyện. Tự

các thành viên nhận nhóm và bầu ngƣời lãnh đạo của nhóm. Các chƣơng trình
TCVM luôn cố gắng hƣớng tới việc trao quyền chủ động cho nhóm. Nhóm đƣợc
tham gia thảo luận, ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến nhóm vay,
đặc biệt là việc bình xét vốn vay. Ở một số chƣơng trình, nhóm tự huy động và
quản lý tín tiền tiết kiệm.
 Món vay nhỏ, thời hạn ngắn, sử dụng chủ yếu cho mục đích sản xuất kinh doanh
tạo thu nhập là đặc điểm phổ biến của các chương trình: Sản phẩm cho vay của
các chƣơng trình TCVM tƣơng đối đa dạng. Tuy nhiên, một đặc điểm chung là
món vay nhỏ và thời hạn ngắn. Mức vay ban đầu phổ biến nhất từ 1-3 triệu đồng
với thời hạn dƣới 12 tháng. Một hình thức cũng đƣợc nhiều chƣơng trình áp


18

dụng là tăng dần món vay theo các chu kỳ vay vốn. Theo cách này, các chƣơng
trình mong muốn ngƣời nghèo quen dần với việc sử dụng các món vay từ nhỏ
đến lớn, tăng hiệu quả việc sử dụng vốn vay. Ngoài ra, các chƣơng trình đều
hƣớng ngƣời vay sử dụng vốn vào mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh tăng
thu nhập mà không đƣợc dùng cho mục đích tiêu dùng [21]
 Trả dần vốn - một phương thức phù hợp với người nghèo: Phƣơng pháp trả nợ
dần bao gồm cả gốc và lãi đƣợc áp dụng phổ biến ở các chƣơng trình TCVM.
Phổ biến nhất là cách trả nợ dần theo tháng, cá biệt có một vài chƣơng trình trả
dần theo tuần hoặc qui định ân hạn hai tháng đầu chƣa phải trả. Với cơ chế trả
vốn dần, tiền dùng để trả nợ không hoàn toàn từ nguồn thu trực tiếp do các hoạt
động đƣợc đầu tƣ từ vốn vay mang lại mà đƣợc ngƣời vay kiếm từ nhiều nguồn
khác nhau nhƣ bán gà, trứng gà, các sản phẩm nông nghiệp, chạy chợ, làm nghề
phụ, làm thuê, v.v ….Kinh nghiệm từ các chƣơng trình TCVM chứng minh rằng
cơ chế trả dần tỏ ra rất phù hợp với ngƣời nghèo.
 Tiết kiệm là một hợp phần không thể thiếu trong các chương trình TCVM: Hầu
hết các chƣơng trình TCVM đều có hoạt động tiết kiệm. Các chƣơng trình huy

động tiết kiệm chỉ trong phạm vi các thành viên tham gia chƣơng trình. Với
chính sách và sản phẩm tiết kiệm phù hợp với ngƣời nghèo các chƣơng trình
TCVM đã làm đƣợc điều các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn hiện nay
chƣa làm đƣợc. Điều này có đƣợc là do:
- Họ hoạt động ngay tại cộng đồng, thậm chí tận các thôn xóm thông qua các
nhóm vay vốn. Tiết kiệm là là hợp phần không thể thiếu gắn liền với dịch vụ
cung cấp vốn vay.
- Các chƣơng trình TCVM huy động những món gửi tiết kiệm rất nhỏ vài nghìn
đồng nhƣng thƣờng xuyên hàng tuần, hàng tháng với thủ tục gửi rất đơn giản.
d. Ngân hàng cho vay các đối tượng chính sách do Nhà nước hỗ trợ vốn
 Đặc trƣng nổi bật của lĩnh vực TCVM ở Việt Nam là sự tồn tại của một ngân
hàng cho vay chính sách chính thức trên thị trƣờng TCVM, đó là NHCSXH.


19

Quyết định thành lập NHCSXH2 đã tạo ra một Ngân hàng phi lợi nhuận cung
cấp đầy đủ các loại hình sản phẩm và dịch vụ tài chính ở mức giá bao cấp.
Ngoài ra, Ngân hàng này còn đƣợc miễn trừ đối với nhiều điều khoản quy định
khác điều chỉnh hoạt động của các NHTMNN và sẽ không chịu tác động của
khung điều tiết đƣợc đề xuất dành cho các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
 Nguồn vốn vốn của NHCSXH ngày càng đƣợc mở rộng kể từ khi thành lập vào
năm 2003. Theo báo cáo, ngân hàng có 1.515 nghìn tỉ đồng vốn điều lệ từ Ngân
sách Nhà nƣớc và dự kiến sẽ đƣợc rót thêm 3,5 nghìn tỉ đồng vốn điều lệ. Nguồn
vốn của thể chế này còn đƣợc bổ sung bởi nguồn đóng góp bắt buộc với tỉ lệ 2%
tiền gửi VNĐ từ các NHTMNN. Theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2004 và
kế hoạch năm 2005 của NHCSXH tính đến hết tháng 12/2004, Ngân hàng có
tổng nguồn vốn là 15,4 nghìn tỉ đồng [14].
 Với nguồn vốn dồi dào, NHCSXH đƣợc đặt vào vị trí chiếm thị phần thống trị
trong thị trƣờng TCVM. Tuy nhiên, lãi suất cho vay ƣu đãi mà NHCSXH đang

sử dụng có khả năng gây ra hai tác động không lành mạnh:
- Đẩy các tổ chức TCVM ra khỏi thị trƣờng và không khuyến khích các ngân
hàng thƣơng mại và các tổ chức TCVM mới tham gia thị trƣờng. Việc các tổ
chức TCVM hiện hành và các chủ thể thƣơng mại mới có tiềm năng bị đẩy khỏi
lĩnh vực TCVMcó thể dẫn đến một kết cục là một thị trƣờng các dịch vụ tài
chính không có tính cạnh tranh cho ngƣời nghèo, trong khi đó, lãi suất cho vay
đƣợc trợ cấp đồng nghĩa với việc NHCSXH sẽ không có khả năng trang trải các
chi phí và do đó, sẽ luôn phải dựa vào nguồn kinh phí của chính phủ để duy trì
hoạt động.
- Tăng thái độ trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào bao cấp của các hộ nghèo.
1.1.2.4. Kết quả và đóng góp của hoạt động TCVM trong hoạt động giảm
nghèo
a. Tăng cường việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo
 Hình thành một mạng lưới dịch vụ tài chính cung cấp cho người nghèo:
2

NHCSXH đƣợc thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 với điều lệ đƣợc phê duyệt
vào ngày 22/1/2003


20

- Sự xuất hiện của các mô hình TCVM, đặc biệt là sự hình thành của các tổ chức
TCVM bán chính thức đã làm thay đổi bối cảnh các dịch vụ tài chính. Ở nƣớc ta
trong 15 năm qua, các tổ chức TCVM bán chính thức đã tạo nên một kênh cung
cấp thay thế bên cạnh khu vực tài chính chính thức. Những tổ chức TCVM này
thƣờng nhằm đến các địa bàn kém phát triển và đối tƣợng khách hàng chính là
phụ nữ.
- Các đánh giá chƣơng trình thực hiện tại một vài huyện cho thấy các tổ chức
TCVM phục vụ một lớp dân cƣ nghèo hơn so với các tổ chức chính thức cùng

hoạt động tại các huyện này. Ví dụ, Tổ chức Tiết kiệm và Tín dụng do tổ chức
CECI (Canada) hỗ trợ ở huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hoá hiện phục vụ 48,1%
hộ nghèo, so với 27,2% của NHCSXH và 47% của NHNo&PTNT. Tại các địa
phƣơng khó khăn nhƣ miền núi và vùng sâu, vùng xa, các tổ chức TCVM có xu
hƣớng vƣơn tới số lƣợng các hộ nghèo còn lớn hơn 52% ở huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La và 47% ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, so với tỉ lệ 42% ở Sơn
La và 26% ở Đông Triều của NHNo&PTNT và NHCSXH cộng lại [8]
- Sử dụng số liệu của 7 tổ chức TCVM đang hoạt động ở 60 xã vùng miền núi khó

khăn, biểu đồ dƣới đây cho thấy tỉ lệ phần trăm khách hàng vay vốn từ các tổ
chức TCVM là 43% so với 27% của NHCS và 30% của NHNo [8]
Biểu đồ 1.1: Thị phần của các tổ chức cho vay ở 60 xã có hoạt động của các tổ chức TCVM

Nguồn: Nghiên cứu của ILO [8]


21

 Đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ tài chính của người nghèo thông qua cách
tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm:
- Các tổ chức TCVM, do có quan hệ gắn kết chặt chẽ với các tổ chức CTXH nhƣ
Hội LHPN, thƣờng có cấu trúc tổ chức phân làm nhiều cấp khác nhau, từ nhóm
đến cụm, thôn, xã rồi đến huyện, tỉnh, trong khi đó các tổ chức tài chính chính
thức hoạt động thông qua các chi nhánh chỉ vƣơn tới đƣợc thấp nhất là cấp xã.
Cán bộ của các tổ chức TCVM là ngƣời địa phƣơng và đóng tại cộng đồng, điều
đó có nghĩa là:
 Khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách dễ dàng, nhanh
chóng và thuận tiện hơn.
 Các cán bộ có thể giám sát hiệu quả hơn và có thể đáp ứng các nhu cầu của
khách hàng tốt hơn.

- Trong các đánh giá sử dụng phƣơng pháp tham gia đối với cộng đồng dân cƣ ở
một số huyện, các khách hàng thƣờng đánh giá các tổ chức TCVM ở vị trí số
một về chất lƣợng dịch vụ và sản phẩm, NHNo&PTNT đứng thứ hai và
NHCSXH đứng cuối bảng. Chất lƣợng dịch vụ và sản phẩm bao gồm các điều
kiện để xét cho vay, mức vốn, lãi suất, kỳ hạn, các thủ tục vay vốn và điều kiện
thanh toán. Một số lí do vì sao khách hàng đánh giá cao sản phẩm và chất lƣợng
dịch vụ của tổ chức TCVM bán chính thức có thể là: (a) các sản phẩm do các tổ
chức TCVM cung cấp phù hợp hơn với nhu cầu và khả năng hoàn trả của ngƣời
nghèo; và (b) các tổ chức TCVM đóng gần với cộng đồng hơn và có thể cung
cấp khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng và thuận tiện hơn. Một lí do quan trọng
khác khiến tỉ lệ khách hàng hài lòng với các tổ chức TCVM có liên quan đến
khả năng cung cấp nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh vốn vay ngắn
hạn, các tổ chức TCVM còn cung cấp các khoản vay khẩn cấp/bổ sung, vốn vay
mùa vụ, các khoản vay từ trung hạn đến dài hạnvới mức vốn lớn hơn. Ví dụ CEP
đang thử nghiệm vốn vay xây nhà, trong khi đó TYM cung cấp một dạng sản
phẩm bảo hiểm vi mô thông qua quỹ tƣơng trợ thành viên, cho phép các khách
hàng có thể nhận đƣợc những quyền lợi nhất định trong trƣờng hợp đau ốm hay
tử vong của bản thân khách hàng hay ngƣời trong gia đình.


22

- Các tổ chức TCVM thƣờng là kênh chính để huy động tiết kiệm từ ngƣời nghèo,
do họ đóng ở cộng đồng và sẵn sàng chấp nhận các khoản tiền gửi rất nhỏ.
Khoản tiền gửi tối thiểu ở các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam là 100.000đ
và 50.000đ đối với Công ty dịch vụ tiết kiệm bƣu điện, trong khi đó, giao dịch
tiết kiệm trung bình của TYM là 10.000đ [8]
- Các dịch vụ phi tài chính chiếm một phần quan trọng trong các hoạt động của
các tổ chức TCVM. Những dịch vụ này bao gồm đào tạo về các kỹ năng kinh
doanh cơ bản và thông tin về chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản, dinh dƣỡng

cho trẻ em v.v…Các khách hàng cho biết sự khác biệt chủ yếu giữa các tổ chức
TCVM và NHNo&PTNT là ở mức độ đào tạo liên tục và trợ giúp kỹ thuật do
các tổ chức TCVM cung cấp sau khi giải ngân, một dịch vụ mà các khách hàng
đánh giá cao vì nó đã giúp họ cải thiện đƣợc các kỹ năng quản lý kinh doanh và
có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn.
b. Các tác động kinh tế - xã hội


Đa dạng hoá nguồn thu nhập của các hộ gia đình đồng thời giảm rủi ro và
nguy cơ bị thương tổn về kinh tế:
Các khoản cho vay của TCVM cho phép các hộ nghèo mở rộng hoạt động kinh

tế hiện thời của họ và tăng thu nhập. Ví dụ nhƣ, 34% các khách hàng của tổ chức
Tầm nhìn thế giới sử dụng vốn để tăng qui mô sản xuất. Trong khi đó, các khảo sát
khách hàng của Quỹ Tình Thƣơng cho thấy, các khách hàng trƣớc kia chƣa bao giờ
ra khỏi luỹ tre làng hiện đang bán các sản phẩm của họ ở nhiều chợ khác nhau ở các
tỉnh. Với việc đa dạng hoá các nguồn thu nhập, các hộ gia đình không chỉ tăng mức
thu nhập mà còn giảm đƣợc các rủi ro khi thị trƣờng địa phƣơng của họ bị ế ẩm.
Thu nhập gia đình tăng giúp các hộ gia đình có thể chịu đƣợc các chi phí đột xuất
trong trƣờng hợp ốm đau hay tai nạn. Ngoài ra, thành phần tiết kiệm bắt buộc trong
các chƣơng trình TCVM đã khuyến khích và tập cho khách hàng thƣờng xuyên tiết
kiệm một số tiền nhỏ để cải thiện khả năng đối phó với các rủi ro bất ngờ xuất phát
từ đời sống hàng ngày hoặc từ công việc kinh doanh của họ [8]


Góp phần vào việc đạt được mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo:


23


- Đa số các đánh giá thực hiện về các chƣơng trình TCVM tại Việt Nam đã nhận

định TCVM đã giúp ngƣời nghèo tăng thu nhập cải thiện chất lƣợng cuộc sống
- Các đánh giá tác động do Quỹ CEP, tổ chức Tầm nhìn thế giới và chƣơng trình

TCVM tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thực hiện sau 5 năm đều cho thấy sự gia
tăng về số lƣợng các hộ khách hàng thoát khỏi cấp độ “nghèo nhất” để trở thành
các hộ nghèo trung bình và ít nghèo hơn. Tỉ lệ suy dinh dƣỡng cũng giảm hẳn
trong số các hộ gia đình khách hàng so với con số này ở các hộ không phải là
khách hàng [8]
- Các đánh giá tác động cho thấy nhà ở của các khách hàng đƣợc cải thiện và mức

độ mua sắm tài sản mới tăng theo thời gian khách hàng tham gia chƣơng trình
TCVM.
- Tiếp cận với TCVM đã giúp tăng thu nhập, điều này có nghĩa là các hộ nghèo

đang ở vị trí tốt hơn để có thể chi trả đƣợc các chi phí thuốc men chi gia đình và
chi phí học hành cho con cái. Không có khoản thu nhập tăng thêm này, các hộ
nghèo thƣờng phải tiêu lạm vào phần tiết kiệm, vay mƣợn từ gia đình, bạn bè
hoặc thậm trí tồi tệ hơn họ phải bán một số tài sản.
1.2. Rủi ro, cách thức đối phó với rủi ro và các sản phẩm tài chính quản lý rủi
ro:
1.2.1. Rủi ro và áp lực kinh tế:
1.2.1.1. Tính dễ bị tổn thƣơng và nghèo đói
a. Quá trình thoát khỏi đói nghèo đƣợc thực hiện bằng hai việc: tạo thu nhập và
tích lũy tài sản. Trong quá trình đó, một cú sốc nhƣ ốm đau, hay một thành viên
lao động qua đời hoặc gặp hỏa hoạn có thể nhanh chóng làm ngƣời nghèo hoặc
gia đình họ quay trở lại điểm đầu tiên của quá trình đó. Thực tế ngƣời nghèo
phải đối mặt với hai vấn đề chính: khó khăn để tạo thu nhập thƣờng xuyên và dễ
bị các cú sốc về kinh tế, tự nhiên, hay chính trị.

b. Dễ bị tổn thƣơng và nghèo đói là hai yếu tố ảnh hƣởng lẫn nhau. “Dễ bị tổn
thƣơng là sự bất lực của một hộ gia đình đối phó với những rủi ro và áp lực kinh
tế” [27]. Nó là nguyên nhân của đói nghèo và cũng là kết quả của đói nghèo. Dễ


×