Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý rủi ro tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 110 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH





PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH






Hà Nội – 2015




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH





PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG




Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một
công trình nào khác.









LỜI CẢM ƠN


Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo-
Tiến sĩ Trần Thị Lan Hƣơng là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình
hƣớng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi
nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cục
Phát triển Doanh Nghiệp- Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ; Tổng cục Thống kê đã giúp đỡ

tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin cho luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.





TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên luận văn: “Phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực Điện tử tại Việt
Nam hiện nay”.
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Anh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Lan Hƣơng
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
*Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng phát triển của CNPT thuộc
ngành Công nghiệp Điện tử ở Việt Nam, mục đích của luận văn là đi sâu, làm rõ những
cơ sở khoa học và đề xuất những giải pháp tích cực góp phần nâng cao chất lƣợng nâng
cao năng lực cạnh tranh của CNPT thuộc ngành Công nghiệp Điện tử trong bối cảnh
toàn cầu hóa nhƣ hiện nay. Thông qua đó sẽ giúp phát triển CNPT, làm gia tăng giá trị
kinh tế và thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và CNPT trong

lĩnh vực Điện tử nói riêng, góp phần đấy nhanh quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa (CNH- HĐH) và phát triển bền vững của đất nƣớc.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển công nghiệp phụ trợ
trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực
Điện tử tại Việt Nam hiện nay; chỉ ra nguyên nhân của những ƣu điểm, tồn tại, thiếu
sót đồng thời rút ra những kinh nghiệm trong hoạch định phát triển công nghiệp phụ
trợ trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam trong tƣơng lai.
- Dự báo về công tác quy hoạch và đề xuất phƣơng hƣớng cũng nhƣ các giải
pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lƣợng phát triển công nghiệp phụ
trợ trong lĩnh vực Điện tử trong giai đoạn hiện nay.



Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển
CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử
giai đoạn từ 2007 đến nay, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi,
nhằm nâng cao chất lƣợng phát triển ngành công nghiệp này.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ kết,
tổng kết, đánh giá về thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực Điện
tử tại Việt Nam hiện nay


MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục bảng biểu ii

Danh mục hình iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển CNPT 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 8
1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 11
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển CNPT trong lĩnh vực điện tử 13
1.2.1. Khái niệm CNPT và CNPT ngành điện tử 13
1.2.2. Vai trò của việc phát triển CNPT và CNPT lĩnh vực Điện tử 20
1.2.3. Điều kiện và nội dung phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử 24
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm 29
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Phƣơng pháp luận 38
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 38
2.2.1. Phương pháp phân tích 38
2.2.2. Phương pháp tổng hợp 39
2.2.3. Phương pháp so sánh 40
2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu 40
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 41
2.4. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu 41
2.5. Các công cụ đƣợc sử dụng 42
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNPT TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN
TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 43


3.1. Chính sách phát triển CNPT ngành Điện tử ở Việt Nam hiện nay 43
3.2 Thực trạng phát triển CNPT ngành Điện tử tại Việt Nam hiện nay 49
3.2.1. Những thành tựu trong phát triển CNPT ngành Điện tử tại Việt Nam hiện

nay 49
3.2.2. Những tồn đọng yếu kém trong phát triển CNPT ngành Điện tử tại
Việt Nam hiện nay 57
3.3 Đánh giá thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân của thực trạng phát triển
CNPT trong lĩnh vực Điện tử 67
3.3.1. Đánh giá về thành tựu của việc phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện
tử hiện nay: 67
3.3.2. Đánh giá về các hạn chế của việc phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện
tử tại Việt Nam hiện nay 68
3.3.3. Lý giải cho những thành công trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử
tại Việt Nam 70
3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện
tử tại Việt Nam 72
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
CNPT TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030 77
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến quy hoạch và phát triển CNPT 77
4.1.1. Bối cảnh thế giới hiện nay 77
4.1.2. Bối cảnh trong nước 78
4.2 Một số quan điểm phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử cơ bản: 83
4.3. Giải pháp hoàn thiện phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam
hiện nay 85
4.3.1. Xây dựng Quy hoạch và chiến lược phát triển cho ngành CNPT trong
lĩnh vực Điện tử 85
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách và định hướng phát triển CNPT trong
lĩnh vực Điện tử 86


4.3.3. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển CNPT trong lĩnh vực
Điện tử với hoạt động của các doanh nghiệp điện tử 88

4.3.4. Phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao đặc thù cho CNPT lĩnh vực
Điện tử 89
4.3.5. Tập trung vào các giải pháp khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng 91
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1.
APEC
Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng
2.
ASEAN
Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
3.
CNPT
Công nghiệp phụ trợ
4.
CNĐT
Công nghiệp Điện tử
5.
TTBQ
Tăng trƣởng bình quân
6.

CNH-HĐH
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
7.
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
8.
Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
9.
JETRO
Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản
10.
KCN
Khu công nghiệp
11.
KCX
Khu chế xuất
12.
GTSX
Giá trị sản xuất
13.
TĐĐQG
Tập đoàn đa quốc gia
14
CSDL
Cơ sở dữ liệu
15
KH-CN
Khoa học – Công nghệ
16

AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
17
TPP
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái
Bình Dƣơng

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Tình hình ngành CNĐT và CNPT trong lĩnh vực
điện tử ở một số nƣớc ASEAN
31
2
Bảng 3.1
Số lƣợng doanh nghiệp CNPT ngành Điện tử
2006-2013
53
3
Bảng 3.2
Lao động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ
tùng điện tử
53

4
Bảng 3.3
Mục tiêu và tỷ lệ thực tế nội địa hóa của một số
ngành trong CNPT
64









iii

DANH MỤC HÌNH

STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 3.1
Tổng doanh thu công nghiệp phụ trợ điện tử
Viêt Nam
51
2
Hình 3.2
Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất điện điện tử

52
3
Hình 3.3
Giá trị sản xuất công nghiệp một số ngành công
nghiệp (tỷ đồng)
54
4
Hình 3.4
Kim ngạch xuất khẩu linh kiện máy vi tính, sản
phẩm linh kiện điện tử theo tháng, giai đoạn
2010-2012
56
5
Hình 3.5
Cơ cấu ngành CNĐT Việt Nam (%)
59
6
Hình 3.6
Cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực Điện tử tại Việt
Nam (tỷ lệ:%)
61
7
Hình 3.7
Nhu cầu về lao động có tay nghề tại công ty
TNHH Panasonic Industrial Devices Việt Nam
67


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Khoa học-công nghệ
và quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở rộng nhƣ hiện nay, các nền kinh tế quốc gia,
khu vực đang có xu hƣớng hợp nhất và trở thành một bộ phận quan trọng trong
mạng lƣới hợp tác phân công lao động toàn cầu. Trình độ phân công lao động quốc
tế và phân chia, chuyên môn hóa quá trình sản xuất đã đạt đến mức cao. Các sản
phẩm công nghiệp hầu hết không còn đƣợc sản xuất toàn vẹn tại một không gian
vào cùng một thời gian mà đƣợc phân chia thành các công đoạn khác nhau ở nhiều
vùng miền châu lục khác nhau. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ (CNPT) hay còn
đƣợc gọi là Công nghiệp hỗ trợ đã ra đời với nội dung cơ bản là chuyên môn hóa
sâu sắc các công đoạn trong quá trình sản xuất, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy các
doanh nghiệp sản xuất trong việc phát triển kinh tế cũng nhƣ tham gia chuỗi cung
ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
CNPT là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh
kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp
các sản phẩm hoàn chỉnh là tƣ liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Một điểm đặc
trƣng là CNPT chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đảm nhiệm. Qua
20 năm đổi mới Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ chuyển sang kinh tế
thị trƣờng và bƣớc đầu hội nhập vào kinh tế thế giới, tuy vậy tỉ lệ giá trị gia tăng trong
sản xuất công nghiệp lại có dấu hiệu đi xuống. Một trong những lý do đã đƣợc đề cập
và đem ra mổ xẻ là sự yếu kém của CNPT. Sự manh mún trong cách thức thiết lập vận
hành các ngành CNPT cho một số ngành nhƣ Da giày, Dệt may, Điện tử… đã khiến
bộ mặt của CNPT nƣớc ta đang thực sự chƣa khởi sắc mặc dù các công ty điện tử, may
mặc, lắp ráp ô tô… lớn đã thiết lập nhiều nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Đi
kèm cùng sự xây dựng và lắp ráp các nhà máy chế tạo đó là sự kì vọng vào việc cắt
giảm chi phí vận chuyển và rủi ro đồng thời giúp tạo ra cơ hội lớn cho các nhà cung
cấp phụ tùng trong nƣớc phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên,
điều này đem lại không ít thách thức cho ngành CNPT ở Việt Nam, đặc biệt là khi Việt


2

Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng Mại Thế Giới WTO, dƣới guồng quay khắc nghiệt,
các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ của Việt Nam vẫn loay hoay tìm đƣờng hội
nhập và đang đứng trƣớc nguy cơ là khối chịu thiệt thòi nhiều nhất khi sản xuất còn
nhiều manh mún, các sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chất lƣợng và tiêu chuẩn
quốc tế, chi phí sản xuất cao.
Với lĩnh vực điện tử, vốn đầu tƣ trong nƣớc vào lĩnh vực này còn chƣa nhiều
mà nguồn đầu tƣ chính chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI; cơ cấu sản phẩm cũng
mất cân đối nghiêm trọng khi mới chỉ dừng ở sản xuất sản phẩm dân dụng, thiếu
nhiều sản phẩm điện tử chuyên dụng (chỉ chiếm 10-12% cơ cấu hàng hóa của
ngành) và công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp cũng nhƣ nguyên vật liệu
đang phụ thuộc phần lớn vào nhà cung cấp nƣớc ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc).
Đặc biệt, Việt Nam hiện vẫn chƣa có một cơ sở sản xuất nào tham gia vào việc sản
xuất vật liệu điện tử. Điều này một phần nào chứng tỏ sự yếu kém về năng lực cạnh
tranh của ngành công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp Điện tử (CNĐT)
trong nƣớc. Những doanh nghiệp FDI thực sự mong muốn tìm cơ hội đầu tƣ lâu dài
và hợp tác với Việt Nam nhƣng lại gặp phải những trở lực rất lớn là ngành CNPT
nói chung và CNPT trực thuộc ngành CNĐT của Việt Nam còn quá yếu và chƣa có
độ chuyên môn hóa cao. Điều này dẫn đến việc mặc dù các doanh nghiệp FDI đầu
tƣ vào Việt Nam nhƣng vẫn phải nhập khẩu vật tƣ linh kiện từ nƣớc ngoài đồng thời
phải kéo theo những nhà lắp ráp từ chính nƣớc họ sang khiến giá trị gia tăng do các
công ty Việt Nam tạo ra không đáng là bao. Trong thời gian qua, nhà nƣớc cũng đã
có định hƣớng ƣu đãi cho ngành công nghiệp rất quan trọng này tuy nhiên những ƣu
đãi này chƣa rõ ràng và đang dƣới hình thức cào bằng. Đối tƣợng đƣợc hƣởng nhiều
ƣu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội mà chiếm tới 70% là các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Doanh nghiệp FDI). Thực trạng này đòi hỏi nhà
nƣớc nói chung và các nhà quản lý kinh tế cũng nhƣ những nhà hoạch định chính
sách nói riêng cần có chính sách ƣu tiên hàng đầu phù hợp với tình hình của ngành
CNPT trong lĩnh vực điện tử để thúc đẩy quá trình hoạt động của các doanh nghiệp

này, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nƣớc.

3

Xuất phát từ thực tế đó, em xin chọn đề tài “Phát triển Công nghiệp phụ trợ
trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
Quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội với mong
muốn đánh giá thực trạng phát triển của CNPT thuộc ngành CNĐT ở Việt Nam hiện
nay và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp khắc phục những yếu kém còn tồn đọng.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Làm thế nào để ngành CNPT thuộc ngành
CNĐT ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế gắt gao
nhƣ hiện nay?
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
*Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng phát triển của CNPT
thuộc ngành CNĐT ở Việt Nam, mục đích của luận văn là đi sâu, làm rõ những cơ
sở khoa học và đề xuất những giải pháp tích cực góp phần nâng cao chất lƣợng,
nâng cao năng lực cạnh tranh của CNPT thuộc ngành CNĐT trong bối cảnh toàn
cầu hóa nhƣ hiện nay. Thông qua đó sẽ giúp phát triển CNPT, làm gia tăng giá trị
kinh tế và thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và CNPT
trong lĩnh vực Điện tử nói riêng, góp phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa (CNH- HĐH) và phát triển bền vững của đất nƣớc.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của CNPT trong lĩnh vực Điện tử
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử hiện
nay; chỉ ra nguyên nhân của những ƣu điểm, tồn tại, thiếu sót, đồng thời, rút ra
những kinh nghiệm trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử sau này.
- Dự báo về quy hoạch phát triển và đề xuất phƣơng hƣớng cũng nhƣ các giải pháp
chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lƣợng CNPT trong lĩnh vực Điện tử hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tƣợng
CNPT trong lĩnh vực Điện tử chính là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Các vấn
đề liên quan đến căn cứ xác định chính sách phát triển CNPT trên cả lý luận và thực

4

tiễn cũng đƣợc xem xét để làm sáng rõ hơn đối tƣợng chính là CNPT trong lĩnh vực
Điện tử.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn một số doanh nghiệp sản xuất linh
kiện phụ trợ trong ngành CNĐT ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và một số khu công
nghiệp lớn ở miền Bắc.
- Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng phát triển CNPT trong
lĩnh vực Điện tử giai đoạn từ 2007 đến nay.
4. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển
CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử
giai đoạn từ 2007 đến nay, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi,
nhằm nâng cao chất lƣợng phát triển ngành công nghiệp này.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ kết,
tổng kết, đánh giá về việc phát triển CNPT nói chung và phát triển CNPT trong lĩnh
vực Điện tử nói riêng.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển CNPT
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay
Chƣơng 4. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển CNPT trong lĩnh vực
Điện tử ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ TRONG LĨNH VỰC
ĐIỆN TỬ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển CNPT
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, vấn đề phát triển CNPT, đặc biệt là CNPT trong
các ngành công nghiệp chủ chốt nhƣ Điện tử, Cơ khí, Da giầy là chủ đề nghiên cứu
của nhiều môn khoa học.
Khái niệm CNPT lần đầu đƣợc xuất hiện tại Nhật Bản vào năm 1985 và đã có
rất nhiều nghiên cứu ra đời nhằm phân tích các đặc điểm cũng nhƣ khả năng phát
triển của các ngành CNPT. Cụ thể, tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho
các doanh nghiệp của Nhật Bản đã đƣợc phân tích, đánh giá trong “Chi nhánh các
nhà lắp ráp Nhật Bản ở Châu Á” (Japanese-Affiliated Manufactures in Asia) do Tổ
chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) thực hiện năm 2003. Báo cáo chỉ ra
rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Ma-lay-xi-a
đã sử dụng hệ thống thầu phụ một cách rất hiệu quả với sự giúp sức của các doanh
nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tƣ của Nhật Bản.
Liên quan đến CNPT cho ngành công nghiệp điện tử, Goh Ban Lee (1998),
“Liên kết giữa các TĐĐQG và các ngành CNHT nội địa” (Linkage between the
Multinational Corporations and Local Supporting Industries) đã đánh giá cao vai trò
của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết của chính
phủ Malayxia giữa các tập đoàn điện tử gia dụng của Nhật Bản với các doanh
nghiệp nội địa sản xuất linh kiện cho ngành điện tử.
Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002), “Multinational
cooperation and technological effort by local firm: a case study of the Malaysia
Electronics and Electrical Industry” (Tập đoàn đa quốc gia và nỗ lực công nghệ

của doanh nghiệp địa phƣơng: trƣờng hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và
điện tử Malaysia). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những giải pháp phát triển CNPT

6

cho ngành CNĐT và đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng từ phía chính phủ trong
việc hỗ trợ đổi mới và phát huy sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa nhằm cung
ứng hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển.
Năm 2003, tổ chức Năng suất châu Á (Asian productive organization) đã đúc
kết kinh nghiệm phát triển CNPT trong cuốn: “Đẩy mạnh CNPT: các kinh nghiệm
của châu Á” (Strengthening of supporting industries: Asian experiences). Đây là tài
liệu hữu ích cho các nƣớc đang phát triển về chính sách phát triển CNPT qua các
thời kì ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với một số nội dung chính: thu hút đầu tƣ
nƣớc ngoài vào phát triển CNPT, quy định về tỷ lệ nội địa hóa và các hỗ trợ mạnh
mẽ hiệu quả từ phía chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp nhƣ là điều kiện tiên
quyết để phát triển CNPT.
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), (2004), tổng hợp, xây dựng báo
cáo điều tra khảo sát: “Survey report on overseas business operations by Japanese
manufacturing companies” (Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nƣớc ngoài của các
công ty lắp ráp Nhật Bản). Báo cáo đã phân tích thực tế quá trình sản xuất của chi
nhánh thuộc các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia,
Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ đƣợc hình thành với vai trò mạnh mẽ của
các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tƣ từ Nhật Bản. Đó chính là các
doanh nghiệp phụ trợ. Hệ thống thầu phụ này cung cấp các nguyên liệu, linh kiện,
phụ tùng cho các nhà sản xuất, lắp ráp tại các nƣớc châu Á nhƣ: Thái Lan,
Malaysia, Indonesia. Hệ thống thầu phụ trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử đã
có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành CNĐT.
Trong “CNPT ở Việt Nam từ định hướng đến kế hoạch hành động thông qua
mối liên kết giữa Việt Nam và Monozukuri Nhật Bản” (Vietnamese Supporting
Industries From Master Plan to Action Plan through Vietnam-Japan Monozukuri

Partnership) của Kenichi Ohno (VDF) (2008) tác giả đã nêu rõ đƣờng hƣớng và kế
hoạch thực hiện việc phát triển CNPT nói chung tại Việt Nam. Tác giả nêu ra đề
xuất cho một chính sách hợp lý cũng nhƣ xây dựng một nền CNPT năng động sáng
tạo thông qua việc tăng cƣờng các mối quan hệ trong chính các doanh nghiệp thực

7

hiện chức năng cung cấp các sản phẩm phụ trợ trên thị trƣờng. Điều đó sẽ giúp nâng
cao năng lực cạnh tranh cũng nhƣ chất lƣợng của các sản phẩm mà các doanh
nghiệp này cung cấp.
Trong hội thảo phát triển CNPT của diễn đàn phát triển CNPT APEC tại Hà
Nội tháng 8/2012 (APEC Supporting Industries Workshop) diễn giả Park Kim Sung
trong “Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Hàn Quốc: từ số 0 đến sự thịnh
vượng” (Experiences of Korea’s Industrial Growth: From nothing to Prosperity) đã
phân tích rất rõ cách thức chính phủ và ngƣời dân Hàn Quốc vƣợt qua các khó khăn
trở ngại ban đầu trong công cuộc đƣa ngành công nghiệp của Hàn Quốc phát triển
vƣợt bậc nhƣ hiện nay, trong đó đánh giá rất cao vai trò của việc phát triển các
ngành CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Hàn Quốc theo hƣớng chuyên môn hóa và
mang tính đồng bộ rất cao.
Goodwill consultant JSC và Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) trong
“Khảo sát dựa trên so sánh về bối cảnh, chính sách và kết quả đạt được cho sự
phát triển các ngành CNPT tại châu Á” (Survey on comparison of backgrounds,
policy and measures on outcome for development of supporting industries in Asian)
Nhà xuất bản Giao thông vận tải (2012) đã đi sâu vào phân tích Ma-lay-xi-a và Thái
Lan là hai trong số các nƣớc Asean có rất nhiều chƣơng trình dành cho CNPT từ
năm 1980. Thông qua việc phân tích các vấn đề nhƣ bối cảnh, tổ chức chính sách,
ảnh hƣởng chính sách kết quả đạt đƣợc…các tác giả đã đƣa ra những so sánh với
Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực trạng CNPT tại Việt Nam, những thành tựu và
bất cập về khung chính sách. Từ đó các tác giả đƣa ra bảy phát hiện chính từ kết quả
so sánh ví dụ khủng hoảng-chất xúc tác cho chính sách; tác động qua lại giữa lợi ích

quốc gia và lợi ích nƣớc ngoài thời kì toàn cầu hóa; xúc tiến mở và xúc tiến bắt
buộc ….Từ những phân tích đó, các tác giả chỉ ra các nét tƣơng đồng và sự khác
biệt về chính sách của hai quốc gia này, song dù bằng cách nào mỗi quốc gia đều
thiết lập cho mình một phƣơng thức hoạch định chính sách công nghiệp tiên tiến mà
Việt Nam có thể đúc rút và học hỏi đƣợc rất nhiều điều.


8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Tính đến nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về CNPT trong nhiều lĩnh vực
khác nhau nhƣ Ô tô, Cơ khí và cả lĩnh vực Điện tử, cụ thể nhƣ:
Báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh CNPT ở Việt Nam”
(2004) do JETRO thực hiện đƣợc coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về CNPT ở Việt
Nam. Trong báo cáo đó, tác giả khẳng định CNPT ở Việt Nam đã đƣợc hình thành
mặc dù tại thời điểm này khái niệm CNPT ở Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ, nhận
thức của các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp còn chƣa cao.
Năm 2004, trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, Nguyễn Kế Tuấn với “Phát
triển CNPT trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” đã đề cập tổng quát
về khái niệm, vai trò cũng nhƣ các nhân tố tác động đến phát triển CNPT, thông qua
đó tác giả đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNPT đặc biệt là cho
Việt Nam.
Năm 2007, chính phủ đã phê duyệt “Quy cách phát triển CNPT Việt Nam
đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” do bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo. Trong
quy hoạch này lần đầu tiên khái niệm CNPT đƣợc chính thức hóa ở Việt Nam.
Trong quy hoạch này, vai trò của CNPT trong lĩnh vực Điện tử đƣợc nhấn mạnh,
cùng với đó là một số các đề xuất, giải pháp nhằm phát triển ngành CNPT quan
trọng này của quốc gia. CNPT trong lĩnh vực Điện tử đƣợc ƣu tiên là một trong top
5 ngành CNPT cần đƣợc sự đầu tƣ quan tâm thích đáng của Nhà nƣớc.
Liên quan đến CNĐT Việt Nam, năm 2005, trong cuốn sách “Cải thiện hoạch

định chính sách công nghiệp ở Việt Nam”, Mitarai với chƣơng “Các vấn đề của ngành
CNHT ở các nước Asean và khuyến nghị với Việt Nam” đã phân tích bài học về tận
dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia ở các nƣớc ASEAN khi phát triển CNĐT.
Nguyễn Hoàng Ánh (chủ nhiệm) (2008) trong “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu
và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” (Đề tài khoa
học cấp bộ, Đại học Ngoại Thƣơng) đã chỉ rõ trong chiến lƣợc phát triển các ngành
công nghiệp, Việt Nam nên lựa chọn, định hƣớng phát triển ngành CNĐT trở thành
ngành mũi nhọn, mang tính đột phá chiến lƣợc vì có nhiều ƣu thế và lợi thế cạnh

9

tranh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, trong chuỗi giá trị toàn cầu Việt
Nam nên tập trung vào công đoạn sản xuất, là khâu có thể tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ
của các tập đoàn điện tử quốc tế chứ chƣa nên tham gia vào khâu thiết kế, phân phối
của chuỗi giá trị. Trong quá trình đó, ở công đoạn sản xuất, Việt Nam cần đầu tƣ
nhiều hơn vào hệ thống các sản phẩm hỗ trợ phục vụ cho mục đích phát triển CNĐT.
Trƣơng Thị Chí Bình, (2010), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành
điện tử gia dụng ở Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ kinh tế trƣờng Đại học Kinh tế quốc
dân. Tác giả đã phân tích các luận cứ lý thuyết và thực tiễn về cách thức phát triển
CNPT ngành điện tử gia dụng. Làm rõ bản chất, thành phần, các nhân tố ảnh hƣởng
đến CNPT, từ đó khẳng định quan điểm đúng đắn về phát triển CNPT dựa trên
mạng lƣới của “lý thuyết trò chơi”, với vai trò tích cực của các TĐĐQG và các nhà
cung ứng quốc tế. Tác giả đồng thời xác định phạm vi của CNPT ngành điện tử gia
dụng bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính: linh kiện điện điện tử, linh kiện kim loại,
linh kiện nhựa và cao su. Tác giả nghiên cứu lý do CNPT ngành điện tử gia dụng ở
Việt Nam chƣa phát triển và khẳng định, CNPT ngành điện tử gia dụng có thể phát
triển khi Việt Nam tham gia đƣợc vào các lớp cung ứng trong mạng lƣới sản xuất
của các TĐĐQG. Trên cơ sở các luận cứ này, luận án kiến nghị một số giải pháp cụ
thể để phát triển CNPT trong ngành điện tử gia dụng: Xây dựng định hƣớng phát
triển CNPT ngành điện tử gia dụng Việt Nam với việc tập trung cung ứng các linh

kiện kim loại và nhựa cho các lớp cung ứng trong mạng lƣới sản xuất của các
TĐĐQG, từ đó đề xuất chƣơng trình phát triển CNPT ngành điện tử gia dụng.
Vũ Chí Lộc, (2010) “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình
phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển”, Tạp chí
thƣơng mại số 19 đã phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các ngành
CNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò
của công ty đa quốc gia và khẳng định vai trò ngày một quan trọng của CNPT Việt
Nam trong quá trình phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.

10

Viện nghiên cứu quản lý TW-Trung tâm thông tin tƣ liệu trong bài “Phát
triển ngành Công nghiệp phụ trợ điện tử - thực trạng, định hướng và giải pháp”
(2010) đã phân tích rất kỹ vai trò, thực trạng cũng nhƣ đề xuất các định hƣớng giúp
hỗ trợ phát triển CNPT nói chung tại nƣớc ta. Trong bài viết này, vai trò của CNPT
trong sự phát triển kinh tế nói chung đƣợc nhấn mạnh gồm 3 điểm: tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo
hƣớng vừa mở rộng vừa thâm sâu; thu hút dòng vốn đầu tƣ kích thích phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nƣớc cũng nhƣ góp phần thúc đẩy chuyển giao công
nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Trƣơng Đình Tuyển (2011) “Phát triển công nghiệp phụ trợ, kiến nghị cách
tiếp cận và chính sách cho Việt Nam” - Bài viết trong kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Chính sách tài chính phát triển công nghiệp phụ trợ” do Viện Chiến lƣợc và chính
sách tài chính (Bộ tài chính) tổ chức. Bài viết đã phân tích rõ thực trạng phát triển
CNPT ở Việt Nam hiện nay cũng nhƣ vị trí của CNPT trong chuỗi giá trị, từ đó chỉ
ra việc lựa chọn sản phẩm CNPT cho Việt Nam. Đặc biệt, trong phần giải pháp tổ
chức sản xuất các sản phẩm CNPT và những ƣu đãi cho ngành này, tác giả đã đƣa
ra mô hình tổ chức sản phẩm CNPT theo hình thang với bốn giai đoạn mà ở đó Việt
Nam mới ở giai đoạn III và IV với những sản phẩm đƣợc sản xuất có độ phức tạp

không cao. Do đó Việt Nam cần tạo điều kiện cho CNPT phát triển lên đỉnh hình
thang thông qua việc xây dựng, ban hành nghị định, luật về CNPT cũng nhƣ chƣơng
trình hành động quốc gia về CNPT.
Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách công nghiệp – Bộ Công thƣơng
(2010), “Nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều
kiện hội nhập”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã đƣa ra những vấn đề chung về
CNPT nhƣ: khái niệm, những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển CNPT, sự cần thiết
phải phát triển CNPT ở Việt Nam và các lựa chọn ƣu tiên cho phát triển CNPT. Từ
đánh giá chung, nhóm tác giả đã đề xuất các chính sách và giải pháp phát triển
CNPT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm Tất Thắng, (2013), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: một số vấn đề đặt
ra”, Tạp chí Cộng sản điện tử, số tháng 10. Bài viết phân tích tƣơng đối sâu về vai

11

trò của CNPT và thực trạng CNPT trên 04 khía cạnh và khẳng định CNPT ở Việt
Nam đã tồn tại và đang phát triển tự phát. Chính sự yếu kém của CNPT cũng góp
phần vào thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt Nam. Từ sự phân tích, tác giả chỉ ra
04 khó khăn, yếu kém và 04 thách thức đối với quá trình phát triển CNPT ở Việt
Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra 06 quan điểm và 06 giải pháp thúc đẩy
CNPT trong thời gian tới đƣợc phát triển đúng hƣớng.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2013) “Kế hoạch trợ giúp phát triển
DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-
2020”, Kế hoạch số 131/KH – UBND, ngày 13/08/2013. Kế hoạch đƣa ra 04 quan
điểm, 03 định hƣớng và mục tiêu, nhiệm vụ trợ giúp phát triển DNVVN đến năm
2020, đồng thời phát triển các chƣơng trình, dự án trợ giúp DNVVN trong lĩnh vực
CNPT. Kế hoạch còn đƣa ra 06 chƣơng trình, dự án trợ giúp phát triển DNVVN
trong lĩnh vực CNPT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020.
Các công trình đƣợc nêu ra ở trên đã cung cấp những thông tin bổ ích dƣới các
khía cạnh và các mức độ khác nhau, nhất là lý luận về CNPT nói chung và CNPT

trong ngành điện tử ở Việt Nam thời kỳ đổi mới những năm gần đây; đúc rút nhiều
kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất các giải pháp có giá trị về những vấn đề lý luận
và thực tiễn trong việc phát triển ngành CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực
điện tử tại Việt Nam nói riêng, là nguồn tƣ liệu quý cho việc nghiên cứu để phát
triển và giải quyết các tồn đọng của ngành công nghiệp giàu tiềm năng này.
1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Các công trình khoa học trên đã tiếp cận các vấn đề xoay quanh phát triển
CNPT trong lĩnh vực điện tử từ nhiều góc độ khác nhau nhƣng tựu chung lại, các
nhà khoa học với tƣ cách là những chủ thể sáng tạo, nghiên cứu, khảo sát, phân tích
khái quát nêu trên đều cố gắng giải quyết những vấn đề căn cốt của việc phát triển
CNPT trong lĩnh vực điện tử với những mức độ khác nhau, xuyên qua những công
trình đó, có thể tổng quan lại những vấn đề sau đây:

̣
t la
̀
, các nhà khoa học đã tập trung phân tích quan niệm, vai trò và đặc
điểm của CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực Điện tử nói riêng với các nét

12

đặc thù của nó. Điều này rất có ý nghĩa quan trọng, giúp cho chúng ta có thể hiểu
biết rõ hơn về vai trò của CNPT trong lĩnh vực điện tử trong quá trình phát triển
kinh tế tại Việt Nam nói chung và tại các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm và
linh kiện Điện tử nói riêng.
Hai là, từ việc đánh giá thực trạng của việc phát triển CNPT trong lĩnh vực
điện tử tại Việt Nam, các nhà khoa học đã rút ra đƣợc ƣu điểm, tồn tại và nguyên
nhân của những tồn tại, từ đó xác định đƣợc mục tiêu, phƣơng hƣớng cho việc phát
triển ngành này trong giai đoạn tiếp theo. Một số ƣu điểm của việc phát triển công
nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử nhƣ giúp hạn chế nhập siêu, nâng cao giá trị

kinh tế, tăng tỉ lệ nội địa hóa, tạo công ăn việc làm cho một lƣợng nhân công lớn tại
Việt Nam cũng đƣợc các tác giả đề cập rất rõ nét trong các công trình nghiên cứu
của mình.
Nhìn chung, đã có không ít những công trình nghiên cứu đề cập đến việc phát
triển CNPT tại Việt Nam trong lĩnh vực Điện tử, góp phần làm rõ hơn quan niệm về
các chính sách cần làm cho ngành công nghiệp tiềm năng này và kinh nghiệm giải
quyết các tồn đọng đang khiến cho CNPT vẫn còn trì trệ. Những kết quả nghiên cứu
đó có những giá trị nhất định làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quy
hoạch phát triển CNPT. Tuy nhiên, các công trình khoa học nêu trên chƣa nghiên
cứu một cách có hệ thống về công tác phát triển CNPT trong lĩnh vực điện tử tại
Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Cụ thể là các công
trình này chƣa luận giải rõ và đề cập đến:
- Nội hàm của CNPT dƣới góc độ quản lý kinh tế
- Vai trò của CNPT đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công
nghiệp Việt Nam nói riêng
- Giải pháp cụ thể nhằm phát triển CNPT trong lĩnh vực điện tử
Luận văn này mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của việc
phát triển ngành công nghiệp trọng yếu này. Luận văn xin kế thừa và tiếp thu có
chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của mình.

13

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển CNPT trong lĩnh vực điện tử
1.2.1. Khái niệm CNPT và CNPT ngành điện tử
* CNPT
Cụm từ Công nghiệp phụ trợ đƣợc bắt nguồn từ Nhật Bản khi lần đầu tiên xuất
hiện trong “Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” của Bộ Công Thƣơng Nhật
Bản. Bản thân cụm từ CNPT đƣợc dịch trực tiếp từ thuật ngữ gốc trong tiếng Nhật
là “Suso-no San Gyuo” trong đó Suso-no là “Chân núi” và San Gyuo là “Công

nghiệp”. Nếu xem toàn bộ quy trình sản xuất một sản phẩm nhƣ một quả núi thì các
ngành CNPT đóng vai trò chân núi, còn công nghiệp lắp ráp, sản xuất hoàn tất sản
phẩm cuối cùng đóng vai trò đỉnh núi. Do đó, nếu không có CNPT vững chắc nhƣ
chân núi thì sẽ không có công nghiệp lắp ráp sản xuất cuối cùng bền vững, ổn
định.Ở tài liệu này CNPT đƣợc dùng để chỉ doanh nghiệp có đóng góp cho việc
phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nƣớc châu Á hay các công ty sản xuất
linh phụ kiện. Ở các nƣớc khác nhau, tùy theo tình hình cụ thể và đặc thù của từng
quốc gia mà khái niệm về CNPT hiện cũng chƣa thực sự rõ ràng và có những khác
biệt nhất định.
Ở Thái Lan, theo định nghĩa của cục phát triển CNPT (BSID) Thái Lan:
“CNPT là các ngành công nghiệp cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ
kiểm tra, đóng gói kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản”
Trong khi CNPT rất phổ biến ở các nƣớc châu Á, đặc biệt là các nƣớc Đông Á
thì lại rất khó có thể tìm đƣợc tài liệu liên quan tới lĩnh vực này ở Hoa Kỳ hay Châu
Âu. Mặc dù vậy, việc phân chia và chuyên môn hóa quá trình sản xuất sản phẩm
thành nhiều công đoạn bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau đã thông dụng từ lâu ở
các quốc gia phát triển với một số thuật ngữ nhƣ Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị,
mạng lƣới sản xuất, thầu phụ, thuê ngoài và nhà cung ứng.
Ở Việt Nam cho đến nay vẫn thiếu một định nghĩa pháp lý về CNPT, bản thân khái
niệm này đƣợc hiểu khác nhau giữa các cơ quan chính phủ. Tuy vậy, nhìn chung CNPT
là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất
các sản phẩm chính. Sản phẩm CNPT thƣờng đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện

×