ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
-------*&*--------
NGUYỄN TIẾN SƠN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – 09/2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
-------*&*--------
NGUYỄN TIẾN SƠN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – 09/2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
-------*&*--------
NGUYỄN TIẾN SƠN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành:
Kinh tế chính trị XHCN
Mã số:
50201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Chu Văn Cấp
HÀ NỘI - 09/2004
PHẦN MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
6
1.1.
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
6
1.2.
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
8
1.2.1. Thị trƣờng Hoa Kỳ
8
1.2.2. Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ
18
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU RA THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI (TRONG ĐÓ CÓ THỊ
TRƢỜNG HOA KỲ)
25
1.3.1. Cộng hoà Indonesia
26
1.3.2. Thái Lan
28
1.3.3. Trung Quốc
30
1.3.4. Hàn Quốc và Đài Loan
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ
MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ THỜI KỲ ĐẾN 2003 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
37
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG
HOA KỲ CỦA VIỆT NAM
37
2.1.1. Trƣớc khi Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu
lực
37
2.1.2. Sau khi Hiệp thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực
42
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT
HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
46
2.2.1. Hàng thuỷ hải sản
47
2.2.2. Hàng dệt may
50
2.3.
2.2.3. Giày dép và phụ kiện giày dép
56
2.2.4. Hàng nông sản
57
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
59
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ THỜI KỲ ĐẾN 2010
65
3.1. NHỮNG DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
65
3.1.1. Dự báo về môi trƣờng xuất khẩu của Việt Nam
65
3.1.2. Những thuận lợi (cơ hội) và khó khăn (thách thức) đối với việc
xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới
70
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI
75
3.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
vào thị trƣờng Hoa Kỳ
3.2.3. Giải pháp đối với một số ngành hàng khi xuất khẩu sang Hoa
75
83
Kỳ
92
KẾT LUẬN
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
104
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu phát triển từ sau khi Hoa
Kỳ bỏ chính sách cấm vận đối với nước ta và cho đến hiện nay, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam. Đặc biệt là từ sau khi Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001,
là một bước đột phá và cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam, cũng như
những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai
quốc gia. Do đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam tăng lên tới 827,4 triệu
USD trong năm 2000, tăng 37,63% so với mức 601,9 triệu USD của năm 1999 và
đến năm 2002, năm đầu tiên sau Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, kim
ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng hơn gấp đôi (128% trong năm 2002) so với
năm 2001 [11,108], [6,47].
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay vào thị trường
Hoa Kỳ là hàng dệt may, hải sản, cà phê, hạt tiêu, giày dép, sản phẩm gỗ, thực
phẩm chế biến. Tuy nhiên, quy mô và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hạn chế về chủng
loại, sức cạnh tranh kém, bị áp đặt, chèn ép,....Trong thời gian tới, cùng với lộ
trình thực hiện AFTA và sẽ trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách ngoại thương phù hợp và hữu
hiệu để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt là đối với thị
trường Hoa Kỳ, một thị trường có tiềm năng lớn, xếp vào hàng đầu thế giới về
nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn nước ta đang đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết, cấp bách,
có ý nghĩa lý luận thực tiễn quan trọng.
1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua có nhiều công trình đã công bố liên quan đến hướng
nghiên cứu đề tài. Trong đó, có một số công trình nổi bật là:
- TS. Lê Thị Anh Vân (2003), “Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao
động, 4/2003.
- Nguyễn Hữu Khải, “Các giải pháp đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất
và xuất khẩu một số sản phẩm cây công nghiệp của Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ
kinh tế, Trường đại học ngoại thương, 4/2001.
- PGS.TS. Hoàng Đức Thân “Chính sách thương mại trong điều kiện hội
nhập”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
- GS.TS. Bùi Xuân Lưu và Ths. Phạm Thị Hồng Yến, “Chính sách bảo hộ
nông nghiệp của Mỹ”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 4/2003.
- TS. Bùi Ngọc Sơn, “Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị
trường Mỹ”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 4/2003.
- Ths. Nguyễn Văn Hồng, “Một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu
của doanh nghiệp”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 4/2003.
- Nguyễn Thị Hường, “Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong xu
thế tự do hoá thương mại”, Luận văn TS kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 4/2003.
- Đề tài “Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ”, mã số: 9778-060-Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại.
2
- Dự án STAR Việt nam và Viện Quản lý kinh tế Trung ương "Đánh giá
tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt nam – Hoa Kỳ",
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 6/2003.
- GS.TS. Võ Thanh Thu, Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb thống
kê, 5/2001.
Các công trình trên đã tiếp cận dưới những gốc độ khác nhau cả về mặt lý
luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam,
như: nghiên cứu chính sách xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực; Chính sách xuất nhập khẩu một số mặt hàng và các công cụ của
chính sách ngoại thương, một số chuyên đề của Bộ thương mại về biện pháp đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ,.... Tuy nhiên, còn ít công trình nghiên
cứu một cách toàn diện về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa
Kỳ dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì thế, đề tài luận văn này không trùng lặp với
các luận văn, các công trình khoa học đã công bố và vẫn cần thiết, có tính thời sự
cấp bách.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường, hệ thống luật pháp và chính sách nhập
khẩu của Hoa Kỳ; Kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu của một số quốc gia (Châu Á). Luận văn cố gắng làm rõ thực trạng xuất
khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, trên cơ sở đó đề xuất
một số định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
3
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang Hoa Kỳ. Là đề tài thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, do đó luận văn chú
ý tới các vấn đề chung có tính chất định hướng ở tầm vĩ mô. Chẳng hạn như:
- Nghiên cứu các cơ chế chính sách ảnh hướng tới khả năng xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Những điều kiện thuận lợi khó khăn, đối
thủ cạnh tranh của Việt Nam khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Thời gian nghiên cứu là từ 1995 đến nay. Các số liệu thống kê lấy đến hết
năm 2003.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu các lĩnh vực
khoa học – xã hội nói chung, cũng như kinh tế chính trị nói riêng, đó là: phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng khoa học. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng một số phương pháp khác, như: phân tích kinh tế, tổng hợp thống kê
nhằm minh hoạ cho các luận điểm.
6. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng góp phần nhỏ cho việc tham
khảo, nghiên cứu hoạch định chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam và có thể
làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn khoa học chuyên ngành
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo,....luận văn gồm có 3 chương:
CHƢƠNG 1: Xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ; Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn.
4
CHƢƠNG 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trƣờng Hoa Kỳ thời kỳ đến 2003 và những vấn đề đặt ra.
CHƢƠNG 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ thời kỳ đến 2010.
5
CHƢƠNG 1
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ; MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế
giới đang phát triển mạnh mẽ và trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh
tế. Do đó, “mở cửa”, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực và việc mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan.
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, không có quốc gia
nào có thể phát triển nhanh nếu thực hiện chính sách “đóng cửa”, tự cấp, tự túc.
Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều là những nước biết
dựa vào phát triển kinh tế đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, biết
dựa vào những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để hiện đại
hoá sản xuất, biết khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy các nguồn lực
trong nước.
“Mở cửa”, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực thì ngoại thương được coi là
“mũi nhọn”. Ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hữu hình
và vô hình, gia công, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất tái nhập, xuất khẩu tại chỗ
(bán hàng thu ngoại tệ trong nước)…Trong đó, xuất khẩu là hướng ưu tiên và là
một trọng điểm của hoạt động ngoại thương các nước nói chung và nước ta nói
riêng, bởi nó liên quan đến phương thức xâm nhập thị trường. Phương thức xâm
nhập thị trường là một sự sắp xếp có tổ chức cần thiết cho sự xâm nhập thị trường
của sản phẩm, kỹ thuật, nguồn vốn, con người của một doanh nghiệp vào một
6
quốc gia hay một thị trường nước ngoài. Hình thức đơn giản và dễ dàng đáp ứng
nhu cầu của thị trường nước ngoài là xuất khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu có tính đặc thù là hoạt động ở thị trường nước
ngoài, khách hàng phần lớn là các đối thủ có kinh nghiệm dày dạn trong hoạt
động thương mại quốc tế, có tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh
cao…Vì thế, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là khó khăn phức tạp đòi
hỏi phải có tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị
trường trong và ngoài nước nhanh nhạy, chính xác, có đội ngũ cán bộ tinh thông
về nghiệp vụ, ngoại ngữ, về hệ thống luật pháp, thông lệ thương mại quốc tế và có
lập trường chính trị vững vàng thì mới đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu
chủ động, hiệu quả cao, tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế quốc dân.
Vai trò của ngoại thương nói chung, xuất khẩu nói riêng đã được khẳng
định cả về mặt lý luận và thực tiễn, đó là một trong những yếu tố cơ bản của tăng
trưởng kinh tế và do đó góp phần quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phải trải qua những thử thách gay go
trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp
không những cố gắng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá, phải giảm chi phí
sản xuất, mà còn có những cơ hội tiếp xúc với những công nghệ mới và bí quyết
kinh doanh, do vậy có thể nâng cao được trình độ công nghệ sản xuất, quản lý và
tiếp thị.
Xuất khẩu cũng đã góp phần vào giải quyết những vấn đề cấp bách của xã
hội như: tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự biến đổi của thị trường thế giới.
7
Tất cả những đóng góp trên đây của hoạt động xuất khẩu đã góp phần nâng
cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế
của Việt Nam và tạo dựng những cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh.
1.2.
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
1.2.1. Thị trƣờng Hoa Kỳ
1.2.1.1. Vài nét về kinh tế Hoa Kỳ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có diện tích 9.364.000 km2. Tính đến tháng 07/
2001, dân số Hoa Kỳ khoảng hơn 278 triệu người. Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) là 9.963 ngìn tỷ USD, GDP/người của Hoa Kỳ năm 2000 là 33.900 USD
[30].
Hoa Kỳ, một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, quốc gia dẫn
đầu công nghiệp thế giới về các phân ngành đa dạng và áp dụng những công nghệ
tiên tiến nhất như: hoá dầu, luyện kim, ô tô, thiết bị động cơ, hàng không, vũ trụ,
viễn thông, hoá chất điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai khoáng và
gỗ. Năm 1999, trong cơ cấu nền kinh tế Hoa Kỳ, nông nghiệp chiếm 2%, công
nghiệp: 18%, dịch vụ: 80%. Hoa Kỳ chính là nước có lĩnh vực phát triển dịch vụ
cao nhất thế giới [30].
Giai đoạn 1994 – 1999 là thời kỳ Hoa Kỳ đạt tăng trưởng kinh tế cao, mức
lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%. Các công ty lớn của Hoa Kỳ đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Hoa Kỳ, chi tiêu Chính
phủ cũng chiếm một phần quan trọng trong toàn bộ chi tiêu khổng lồ của một xã
hội tiêu dùng.
Hoa Kỳ vốn có thị trường quốc nội rất lớn (nước Nhật cũng không bằng) và
một thị trường rất thống nhất (Châu Âu không có được). Nhu cầu trong nước là
8
động lực chủ yếu để phát triển. Hoa Kỳ cũng có một thị trường ngoài nước rất to
lớn, ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và còn có một thị trường
nhập khẩu lớn nhất thế giới. Do đó, có thể nói thị trường Hoa Kỳ có sức ảnh
hưởng lớn đến thị trường thế giới và cả nền kinh tế các nước trên thế giới.
Phải nói thêm rằng, Hoa Kỳ có ưu thế về kinh tế vùng ven. Quan hệ vùng
ven của Hoa Kỳ có tính toàn diện, bao gồm vùng Bắc Mỹ là Sở thuộc (khuôn vào
tổ chức “Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ – NAFTA”, cũng bao gồm Châu á - Thái
Bình Dương) và hướng đến Châu Âu (trong dự tính của Mỹ sẽ có “Khu mậu dịch
tự do Âu - Mỹ”). Chính điều này đã làm cho quan hệ và sự ảnh hưởng của kinh tế
đối ngoại Hoa Kỳ có “quyền uy” ở bất cứ khu vực nào trên thế giới.
Có thể nói, sự kiện khủng bố ở nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã làm
chấn động và kinh hoàng cả nước Mỹ và thế giới. Do đó, tăng trưởng thương mại
thế giới giảm từ mức 12%/năm (năm 2000) xuống còn 5,5% (năm 2001). Cả
IMF, OECD, WB đều thống nhất nhận định, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng năm
2001 chỉ đạt 1,1% tức là giảm 4,1% so với năm 2000. Những năm 2002 – 2003
kinh tế Mỹ có sự phục hồi và tăng trưởng ở mức chậm.
Mặc dù vậy, Hoa Kỳ vẫn là cường quốc kinh tế hàng đầu và là một trong ba
trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
1.2.1.2. Tiềm năng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Một là, tiềm năng chung: Hoa Kỳ có một thị trường nhập khẩu lớn nhất thế
giới. Năm 1988, hàng hoá nhập khẩu của Hoa Kỳ đạt 800 tỷ USD. Năm 2002,
kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đạt 1408,3 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu
chính gồm: dầu thô, các sản phẩm dầu tinh chế, máy móc, ô tô, hàng tiêu dùng,
vật liệu công nghiệp, thực phẩm và đồ uống. Trong đó thủy sản, dệt may, giày
dép, cà phờ là những mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn. Chẳng hạn năm 2000
9
Hoa Kỳ nhập khẩu 19 tỉ USD mặt hàng thủy sản, trong đó riêng tôm là 3,76 tỉ
USD; Hàng dệt may năm 2000 nhập 76 tỉ USD, năm 2001 nhập 75,1 tỉ USD.
Năm 2002 hàng hoá nhập khẩu chiếm 1.166,9 tỷ USD và dịch vụ chiếm 243,3 tỷ
USD.
Những mặt hàng nhập khẩu gần đây có sự tăng trưởng là hàng tiêu dùng,
bia, thực phẩm,…và những mặt hàng có sự suy giảm là nguyên vật liệu, thiết bị
công nghiệp, ô tô và phụ tùng,…Tất cả những con số trên cho thấy Hoa Kỳ là một
nước nhập siêu và là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nước trên thế giới.
Hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất đa đạng về chủng loại và được phân
theo các nhóm hàng sau:
Bảng 1.1: Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ 1997 - 1998
Đơn vị tính: Triệu USD
NHÓM NGÀNH HÀNG
Năm 1997
Năm 1998
Giá trị
Tỉ trọng%
Giá trị
Tỉ trọng%
39.694
4,56
41.229
4,51
213.767
24,55
200.395
21,93
3. Máy móc, thiết bị
254.175
29,19
270.372
29,57
4. Ô tô, xe tải, phụ tùng và
140.779
16,17
150.715
16,49
5. Hàng tiêu dùng
192.918
22,16
215.530
23,58
6. Nhóm hàng hoá khác
29.338
3,38
35.587
3,89
870.671
100
923.828
100
1. Thực phẩm, thức ăn gia
súc, đồ uống.
2. Nguyên liệu và vật liệu
công nghiệp
động cơ ô tô
Tổng
Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 25]
10
Hoa Kỳ là một thị trường lớn về nhiều loại hàng hoá và dịch vụ với các dải
phân đoạn thị trường rất rộng lớn có thể thu hút, tiêu thụ vô số chủng loại hàng
hoá. Với hệ thống cửa hàng, siêu thị bán buôn, bán lẻ rộng khắp và tâm lý thích
tiêu dùng, mua sắm của người Mỹ, Hoa Kỳ đã, đang và sẽ là một thị trường đầy
hứa hẹn cho các doanh nghiệp và công ty các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Các chủng loại hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều có số lượng lớn,
đây là một yếu tố thuận lợi mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt để tăng
cường xuất khẩu và đầu tư tái sản xuất mở rộng.
Hai là, một số nhóm ngành hàng nhập khẩu chủ yếu mà Việt Nam có nhiều
lợi thế để đưa sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ, đó là:
* Nhóm thực phẩm, thức ăn gia súc và đồ uống:
Qua số liệu thể hiện ở Bảng 1.1 cho ta thấy hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu
nhóm hàng này ở mức trên dưới 40 tỷ USD. Những mặt hàng chủ yếu trong nhóm
này gồm:
Bảng 1.2: Tình hình nhập khẩu thực phẩm, đồ uống vào Hoa Kỳ 1998
Đơn vị tính: Triệu USD
Mặt hàng
TT
1997
1998
98/97
1.
Rượu vang
3.253
3.627
+374
2.
Trái cây và nước quả cô đặc
4.057
4.095
+38
3.
Hải sản
7.702
8.117
+415
4.
Sản phẩm thịt
4.162
4.315
+153
5.
Cà phê hạt
3.575
3.499
+562
6.
Chè, gia vị
660
751
+91
11
7.
Rau các loại
2.937
3.499
+562
8.
Dầu ăn
1.641
1.534
+562
9.
Các sản phẩm thực phẩm khác
9.518
9.928
+410
39.694
41.229
1.535
Tổng
Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 26]
Trong nhóm ngành hàng này có nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế và khả
năng thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ như: hải sản, rau, cà phê hạt, chè, gia vị.
Trong đó đáng kể nhất là mặt hàng thuỷ sản và cà phê.
Đối với mặt hàng thuỷ sản, Hoa Kỳ là thị trường nhiều triển vọng mà Việt
Nam bắt đầu khai thác. Thị trường này có sức mua lớn và giá cả tương đối ổn
định. Với GDP/người/năm là 33,882 USD và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình hàng năm là 4%, Hoa Kỳ là một thị trường có mức tiêu dùng mặt hàng thuỷ
sản rất cao. Hiện nay trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu thụ hết khoảng 4,9
pounds thuỷ sản tương đương 8 kg. Trong tương lai, mức tiêu thụ thuỷ sản sẽ
ngày càng tăng mạnh do nhiều người Mỹ có xu hướng chuyển sang sử dụng sản
phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia đình. Theo thống kê của Bộ thuỷ sản
Hoa Kỳ, hiện nay người Mỹ sử dụng xấp xỉ 80% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới,
trong đó hơn một nửa có nguồn gốc nhập khẩu. Tại Hoa Kỳ có nhiều cơ sở chế
biến phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Khoảng 1000 cơ sở chế
biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, Hoa
Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản rất hấp dẫn đối với nhiều nước,
trong đó có Việt Nam.
Đối với mặt hàng cà phê, từ năm 1994 Việt Nam đã bắt đầu khai thác thị
trường tiềm năng về tiêu thụ cà phê - thị trường Hoa Kỳ và ngay trong năm đầu
12
tiên Hoa Kỳ bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam (2/1994), tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã đạt 32 triệu USD. Vào
năm 1998 Hoa Kỳ đã trở thành thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam
với mức nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 142,5 triệu USD (21%-26% tổng
lượng cà phê Việt Nam) và Việt Nam đứng thứ 7 về trị giá trong số các nước xuất
khẩu cà phê vào Hoa Kỳ, từ năm 1994 – 1998 tăng 350%, mức tăng bình quân
70%/năm [13, 45-46].
* Nhóm hàng nguyên liệu và vật liệu công nghiệp:
Đối với nhóm hàng này Hoa Kỳ hàng năm nhập khẩu trên 200 tỷ USD.
Trong đó, chủ yếu các mặt hàng sau:
Bảng 1.3: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu công nghiệp
vào Hoa Kỳ 1997- 1998
ĐVT: Triệu USD
Mặt hàng
TT
1997
1998
98/97
1.
Dầu thô
54.226
37.533
- 16.693
2.
Sản phẩm Dầu mỏ
7.733
6.050
- 1.683
3.
Nhiên liệu
5.743
4.834
- 909
4.
Hoá chất hữu cơ
11.085
10.778
- 307
5.
Thép cán
10.889
13.157
+ 2.268
6.
Cao su thiên nhiên
1.229
977
- 253
7.
Giấy và sản phẩm nhựa
4.448
5.012
+ 564
Tổng
95,353
72,896
- 17,013
Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 28]
13
Trong thời gian qua, chúng ta chỉ mới xuất khẩu dầu thô và một trị giá
không nhiều cao su thiên nhiên sang thị trường Hoa Kỳ. Sau năm 2005, khi khu
công nghiệp hoá dầu Dung Quất đi vào hoạt động Việt Nam có thể mở rộng xuất
khẩu các sản phẩm dầu mỏ, các loại hoá chất làm từ dầu mỏ.
* Nhóm hàng tiêu dùng
Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu nhóm ngành hàng này trên dưới 200 tỷ USD.
Khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì đây là nhóm ngành
hàng Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu cả về quy mô lẫn số lượng. Bởi
vì, những sản phẩm nằm trong nhóm ngành hàng này Việt Nam có những lợi thế
tương đối lớn như hàng may mặc, giày dép,…
Bảng 1.4: Tình hình nhập khẩu hàng tiêu dùng vào Hoa Kỳ 1997- 1998
Đơn vị tính: Triệu USD
Mặt hàng
TT
1997
1998
98/97
1.
Đồ trang sức, kim cương
7.598
8.496
+ 898
2.
Đồ gỗ gia đình
8.269
9.732
+ 1.462
3.
Ti vi, điện tử gia dụng
10.546
13.361
+ 2.815
4.
Đồ chơi, game
18.102
19.252
+ 1.150
5.
Giày dép
10.576
10.865
+ 289
6.
Hàng may mặc từ vải dệt
19.859
21.591
+ 1.732
7.
Hàng may mặc từ vải bông
21.775
27.321
+ 5.546
8.
Quần áo thể thao
5.552
5.102
- 450
9.
Các loại đồ gia dụng khác
63.333
67.981
+ 4.648
Tổng
165.61
183.701
754.353
14
Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 30]
Nhóm hàng tiêu dùng là nhóm hàng có tính cạnh tranh quyết liệt nhất trên
thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam muốn gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhóm
ngành hàng này, trước hết phải có những chiến lược lớn nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hoá Việt Nam trên thị trường này càng sớm càng tốt.
Đối với mặt hàng dệt may, Hoa Kỳ là thị trường đầy tiềm năng cho các
nước xuất khẩu hàng dệt may, trong đó có Việt Nam. Song cần lưu ý rằng: thị
trường Hoa Kỳ có nhu cầu rất đa dạng, kể cả các sản phẩm trung bình, nhưng lại
có những quy định nghiêm ngặt về tuân thủ luật thương mại, nhãn hiệu hàng hoá,
xuất xứ sản phẩm. Thị trường Hoa Kỳ chỉ mua hàng thành phẩm không qua gia
công, trong khi đó ngành may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu. Đây là
một trở ngại không nhỏ trong tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
1.2.1.3. Đặc điểm thị trƣờng Hoa Kỳ (chủ yếu là tâm lý và thị hiếu tiêu dùng
của ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ)
- Dân cư của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều
dân tộc khác nhau trên thế giới tụ tập về đây sinh sống nên nhu cầu rất đa dạng,
phong phú, chất lượng hàng hoá đòi hỏi không cao và khắt khe như thị trường
EU. Những đặc điểm riêng có về địa lý và lịch sử, đã hình thành nên một thị
trường tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Ngày nay, với những tâm lý
đặc trưng ưa chuộng mua sắm và tiêu dùng không những chỉ ảnh hưởng tới riêng
nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn
thế giới. Hàng hoá dù chất lượng cao hay vừa đều có thể bán được trên thị trường
Hoa Kỳ, do sự đa dạng của các tầng lớp dân cư và thói quen tiêu dùng nhiều.
- Hoa Kỳ là một quốc gia có tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng
nặng nề bởi hai cuộc đại chiến thế giới, cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu
15
dài đã tạo cho Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người
dân. Với thu nhập đó, việc mua sắm nay đã trở thành một nét đặc trưng trong văn
hoá hiện đại của nước này. Mua sắm tại cửa hàng là một thói quen của người Hoa
Kỳ, họ đến đó không chỉ mua hàng mà còn gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao
tiếp xã hội. Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ có một niềm tin gần như tuyệt
đối vào siêu thị, cửa hàng đại lý bán lẻ trên lãnh thổ của quốc gia, nơi họ có sự
bảo đảm về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này
cũng làm cho họ ấn tượng rất mạnh khi tiếp xúc lần đầu tiên với những sản phẩm
mới, nếu ấn tượng này là xấu thì mặt hàng đó khó có cơ hội quay lại. Còn nếu
được sự đảm bảo của các nhà phân phối nổi tiếng và có uy tín thì chắc chắn hàng
hoá sẽ được chấp nhận. Vì vậy, sự xâm nhập của những nhà nhập khẩu đơn lẻ
thường không mấy khi đe doạ đến sự hiện diện thương mại của những người đến
trước.
- Đối với những đồ dùng cá nhân như sản phẩm quần áo, may mặc, giày
dép nhìn chung người tiêu dùng Hoa Kỳ thích sự giản tiện nhưng đòi hỏi phải
hiện đại và hợp thời trang. Hơn nữa nếu đồ dùng cá nhân là đồ hiệu thì càng được
ưa thích và được mua nhiều. Mặt khác, khi mua đồ dùng cá nhân nhiều người
thường coi trọng yếu tố độc đáo, khác biệt, mỗi người có thể mặc những đồ họ
thích. Ở những thành phố lớn, nam giới thường mặc complê, nữ giới thường mặc
váy hoặc juýp khi đi làm. Trong khi đó ở nông thôn người ta thường ăn mặc khá
xuyềnh xoàng, quần Jean và quần vải thô rất phổ biến. Tuy vậy, hầu hết người
Hoa Kỳ kể cả người lớn tuổi, ngoài giờ làm việc thường ăn mặc thoải mái theo ý
thích của mỗi người. Nhìn chung những đồ dùng cá nhân thường phải là những
hàng hoá theo mùa và hợp với thời trang.
- Hoa Kỳ không có các lệ ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội bắt buộc như
ở một số quốc gia khác, Những nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn
16
giáo của mình và dần dần theo thời gian hoà trộn và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính
điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thói quan tiêu dùng của người Hoa Kỳ so
với người tiêu dùng ở các nước Châu Âu. Họ rất tôn trọng chất lượng những sự
thay đổi luôn là yếu tố chính, cùng một đồ vật nhưng thời gian sử dụng của họ có
thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển
khác. Với thói quen thường xuyên thay đổi như vậy, giá cả là yếu tố có vai trò
quan trọng trong việc ra quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với
một sản phẩm nào đó. Điều này giải thích tại sao hàng hoá tiêu dùng có xuất xứ từ
những nước đang phát triển, có chất lượng không bằng so với hàng hoá tiêu dùng
của các nước phát triển nhưng vẫn có chỗ đứng ở thị trường Hoa Kỳ vì có mức
giá bán thực sự cạnh tranh.
Nói tóm lại, chất lượng sự tiện lợi, nét độc đáo, phân phối và giá cả là
những yếu tố ưu tiên trong thứ tự cân nhắc quyết định tiêu dùng hàng hoá của
người dân Hoa Kỳ.
- Thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ rất đa dạng do nhiều nền văn hoá
khác nhau đang đan xen cùng tồn tại. Ví dụ: kích thước giường ngủ của người gốc
Châu Á khác với người gốc Châu Âu hay người gốc Châu Á ăn uống nhiều gia vị
hơn,…sở thích về màu sắc cũng khác nhau theo từng vùng, người miền Bắc ưa
chuộng màu ấm cúng như màu đỏ, màu nâu,…trong khi đó người miền Nam lại
thích các gam màu mát dịu hơn như màu xanh dương, trắng,…
Với diện tích rộng lớn, phong cảnh đa dạng đã tạo cho người dân Hoa Kỳ
một thói quen ham mê du lịch, thích khám phá thế giới thiên nhiên, đất nước con
người. Vì thế, tất cả những hàng hoá tiêu dùng liên quan đến những chuyến du
lịch bằng xe hơi có một thị trường hết sức rộng lớn. Các mặt hàng tiêu dùng như
sản phẩm may mặc, giày dép, mũ nón liên quan đến thể thao bán rất chạy với đủ
17
dải thị trường từ hàng hoá có giá trị cao giành cho giới có thu nhập cao đến những
hàng hoá rẻ tiền dành cho người tiêu dùng có thu nhập thấp. Xác định rõ phân
đoạn thị trường, lựa chọn phương thức hợp lý nhất để thâm nhập vào thị trường
Hoa Kỳ, đồng thời tranh thủ sức mạnh cộng đồng, hoạt động kinh tế của các
doanh nghiệp, những người di cư từ quốc gia xuất khẩu để làm bàn đạp đẩy mạnh
hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ mà không cần buôn bán qua các trung gian.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan là những ví dụ điển hình cho sự thành công khi
áp dụng theo phương thức này. Hoặc những nhà xuất khẩu tham gia vào hệ thống
phân phối có sẵn tại Hoa Kỳ và buộc phải chấp nhận tuân thủ chặt chẽ các quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như về thương mại mang tính toàn cầu mà họ đề
ra. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được cả hai điều trên nhà xuất khẩu phải hiểu
biết một cách thấu đáo hệ thống pháp luật, chính sách và những thủ tục của Hoa
Kỳ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nắm chắc được yếu tố trên, có thể
nói nhà xuất khẩu đã cơ bản nắm chắc được chìa khoá của sự thành công khi thâm
nhập vào và hoạt động trong lãnh thổ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Một điều nữa phải nói tới là ở Hoa Kỳ có hơn 1 triệu Việt kiều rất thích các
mặt hàng quê hương và họ cũng là những người tham gia đầu tư và xúc tiến
thương mại.
1.2.2. Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ
Nằm trong tổng thể chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, chính sách nhập
khẩu Hoa Kỳ nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia, cụ thể là phục vụ người tiêu
dùng và phát triển các ngành kỹ thuật cao, từ đó tối ưu hoá cơ cấu nền kinh tế.
Xét về tổng thể, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ có 5 mục đích nổi bật như sau:
18
- Hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích đa dạng hoá nền kinh tế và tăng
tính năng động cho mỗi ngành sản xuất cũng như đối với từng doanh nghiệp Hoa
Kỳ.
- Tăng cường cơ hội và phạm vi để tối ưu hoá sự lựa chọn về hành vi tiêu
dùng của người dân Hoa Kỳ.
- Tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Hoa Kỳ và doanh nghiệp
nước ngoài, thúc đẩy không ngừng cải thiện công nghệ quản lý, công nghệ kỹ
thuật và cuối cùng là giảm giá bán cho người tiêu dùng.
- Tạo đối trọng nhằm gây sức ép để các nước đối tác mở cửa thị trường
cho sản phẩm của Hoa Kỳ.
- Kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách quân sự và ngoại giao tạo thành
công cụ gây sức ép trong quan hệ đối ngoại, giành cho mình những nguồn lợi to
lớn về kinh tế cũng như chính trị. Điển hình là các công cụ trừng phạt hoặc trợ
giúp kinh tế đã được Hoa Kỳ áp dụng cho nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ và những mục đích của nó hoàn toàn
phù hợp với chiến lược khuyếch trương tự do hóa thương mại, toàn cầu hoá kinh
tế mà Hoa Kỳ đã và đang tiến hành. Tuy nhiên, xem xét trên góc độ một quốc gia
có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ có thể thấy hai mặt trong chính sách nhập
khẩu của Hoa Kỳ. Một mặt, tính mở đối với việc tiếp cận thị trường – do Hoa Kỳ
muốn các nước khác mở cửa thị trường cho hàng hoá của mình, thì trước hết Hoa
Kỳ phải mở cửa thị trường của chính mình. Mặt khác xét đến tính đóng đối với
một số khu vực và một số quốc gia, do Hoa Kỳ lợi dụng triệt để các công cụ tiếp
cận thị trường nhằm đạt được các mục đích kinh tế và phi kinh tế.
Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ hiếm khi được trình bày cụ thể, riêng rẽ
mà phần lớn được biểu hiện trực tiếp trong các đạo luật, đặc biệt là từ cơ quan Đại
19
diện thương mại Hoa Kỳ (USTR). Tuy vậy, có thể nhận thấy những điểm nổi bật
trong chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ, như sau:
Thứ nhất, các điều luật, quy tắc nhập khẩu áp dụng, phổ biến nhất là hệ
thống luật và quy tắc của WTO mà Hoa Kỳ và một số nước phát triển đã dày công
xây dựng. Trong đó, các biện pháp thuế quan được sử dụng chủ yếu, ngoài ra một
số ít biện pháp phi thuế quan được WTO cho phép được sử dụng.
- Thuế quan là một công cụ mà Hoa Kỳ áp dụng phổ biến đối với những
quốc gia nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ. Hệ thống thuế quan của Hoa
Kỳ là Biểu thuế quan hài hoà được thống nhất giữa các bang và chính thức áp
dụng từ ngày 01/01/1998. Hệ thống này dựa trên cơ sở của Hệ thống hài hoà
(Harmonized System viết tắt là HS) được tất cả các nước buôn bán lớn trên thế
giới áp dụng, miêu tả mã số hàng hoá thống nhất do Tổ chức Hải quan thế giới –
một tổ chức liên chính phủ đặt tại Brussels.
- Hầu hết thuế quan của Hoa Kỳ là thuế theo trị giá - thuế được tính trên
cơ sở phần trăm của trị giá hàng nhập khẩu (Advalorem Duty Rate). Loại thuế
này bao gồm từ mức dưới 1% tới gần 90%, mặt hàng dệt may và giày dép nhập
khẩu thường phải chịu mức thuế suất cao. Thông thường, thuế theo trị giá nằm ở
mức 2% - 7%, với mức thuế MFN trung bình toàn biểu là 4% [11, 64].
- Một số mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu là nông sản và những mặt hàng
chưa qua chế biến thì bị đánh thuế theo lượng (Weight Duty Rate) là thuế đánh
theo lượng hay dung tích hàng hoá, một số lượng quy định trên trọng lượng đơn
vị hoặc các số đo khác về số lượng. Một số mặt hàng phải chịu thuế gộp
(Compound Rate), tức là thuế suất gồm hai phần thuế theo trị giá và thuế đặc
định. Cũng có một số mặt hàng khác chẳng hạn như đường lại chịu “hạn ngạch
20