Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

LUẬN văn kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty liên doanh khách sạn renaissance rivers

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.31 KB, 47 trang )

LUẬN VĂN:

Kế toán chi phí, doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty
liên doanh khách sạn
Renaissance Riverside


lời nói đầu

Ngày nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước từ cơ chế
quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển
trong cơ chế mới này đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo và phải
đặt vấn đề hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu, bởi vì hạch toán kinh tế có nghĩa
là lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi. Quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết
quả và hiệu quả cao nhất của một quá trình, một giai đoạn và một hoạt động kinh
doanh.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh
nghiệp muốn tồn tại, vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện phát triển, cải
thiện và nâng cao đời sống người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách
Nhà nước.
Với xu thế phát triển của xã hội và của nền kinh tế, việc quan tâm đến chi
phí, doanh thu là vấn đề hàng đầu trong việc đảm bảo hiệu quả và nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Để có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường, doanh
nghiệp cần phải tính toán làm sao giảm được chi phí đến mức thấp nhất từ đó sẽ
nâng cao được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, công tác hạch toán chi phí, doanh thu là
công tác vô cùng quan trọng đây là hoạt động kinh doanh chính, luôn gắn liền
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhằm hoàn thiện vấn đề về chi phí
kinh doanh, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, em đã chọn đề tài: “Kế


toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty liên
doanh khách sạn Renaissance Riverside”.
Đề tài bao gồm 3 phần chính:
Chương I:

Lý luận chung về công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh trong đơn vị kinh doanh dịch vụ.


Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định
kết quả kinh doanh tại khách sạn Renaissance Riverside”.
Chương III: Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh khách
sạn.


Chương I:
Lý luận chung về công tác kế toán chi phí,
doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
trong đơn vị kinh doanh dịch vụ.

I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ảnh hưởng đến công tác kế toán chi
phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Nền kinh tế nước ta đang chuyển hoá từ nền kinh tế còn nhiều tính chất tự
cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cơ chế quản lý kinh tế
cũng chuyển hoá từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước.
Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là có nhiều thành phần kinh tế
tham gia, được tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, được sự hợp tác
và cạnh tranh với nhau. Sự chuyển hoá nền kinh tế ở nước ta không chỉ là một

tất yếu khách quan mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Nó có tác động thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao
hiệu quả kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cho phép khai thác và sử
dụng có hiệu quả sức mạnh về vốn, khoa học công nghiệp mới trên thế giới.
Trong thời kỳ chuyển hoá này, hoạt động kinh doanh được mở rộng và
phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp phải phát huy quyền tự chủ và chịu trách
nhiệm quyết định các vấn đề phương thức kinh doanh, phương án tổ chức kinh
doanh sao cho phù hợp với định hướng và chỉ đạo của Nhà nước về chiến lược,
kế hoạch và chương trình dài hạn cùng chính sách và pháp luật đã ban hành.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự chủ, lấy thu bù
chi và kinh doanh có lợi. Doanh nghiệp phải lấy lợi nhuận làm mục đích tồn tại
và hoạt động của mình, do đó phải xác định chính xác các chi phí phát sinh
trong kỳ.


Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ là những sản phẩm mà khách
hàng không được kiểm tra trước khi mua.
Hoạt động kinh doanh khách sạn là tổng hợp các dịch vụ cơ bản và dịch
vụ bổ sung khác nhau nhằm cung cấp cho khách sự hài lòng.
Dịch vụ cơ bản của khách sạn là dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ sung cơ bản
phục vụ cho dịch vụ lưu trú là dịch vụ ăn uống, đặt chỗ trước và dịch vụ làm cho
sự nghỉ ngơi của khách hàng thêm phong phú.
Kinh doanh khách sạn là một hoạt động dịch vụ cao cấp mang tính tổng
hợp nhất. Nó phục vụ việc lưu trú, đáp ứng những dịch vụ gắn liền với việc lưu
trú của khách như: phục vụ ăn uống, phục vụ sinh hoạt và các dịch vụ khác.
Ngoài ra, khách sạn còn đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống của khách vãng lai
và khách địa phương.
Khách mua một sản phẩm khách sạn phải được thông tin về quy cách,
phẩm chất của các dịch vụ đó (như loại phông, cơ cấu bữa ăn).
Khách hàng lưu trú ở xa nơi khách hàng thường trú nên cần đến một hệ

thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung gian.
Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn phục vụ việc lưu trú
đối với mọi du khách, là nơi sản xuất và bán, phục vụ các hàng hoá dịch vụ
nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách về ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi
giải trí và các nhu cầu cần thiết khác phù hợp với mục đích và chuyến đi của họ.
Hoạt động kinh doanh khách sạn so với ngành kinh doanh khác có những
đặc điểm đặc trưng vì kinh doanh khách sạn là nơi diễn ra các hoạt động mua
bán các dịch vụ và hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và hàng
hoá, các dịch vụ bổ sung phù hợp với khả năng thanh toán của khách, hoạt động
kinh doanh chính là buồng ở.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ là một trong những ngành kinh doanh
chuyên cung cấp những lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và thoả mãn
nhu cầu tinh thần của con người.


Hoạt động kinh doanh dịch vụ là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi
nhuận trên vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, song đòi hỏi vốn đầu tư
ban đầu phải nhiều.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn
hoá, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn.
Đối tượng phục vụ của ngành kinh doanh dịch vụ (như du lịch, khách sạn)
luôn luôn di động và rất phức tạp. Số lượng khách du lịch cũng như số ngày lưu
lại của khách luôn luôn biến động. Trong cùng một đợt nghỉ, nhu cầu của từng
nhóm khách về ăn, ở, tham quan cũng rất khác nhau. Tổ chức hoạt động kinh
doanh khá phân tán và không ổn định.
Kinh doanh dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều
ngành hợp đồng khác nhau như kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh hàng
hoá, kinh doanh vận tải, kinh doanh ăn uống, nghỉ ngơi, khách sạn, kinh doanh
xây lắp... các hoạt động này có quy trình công nghệ khác nhau, chi phí kinh

doanh cũng không giống nhau.
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ không có hình thái vật chất
không co quá trình nhập, xuất kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn
định. Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm kinh doanh dịch vụ được tiến hành
đồng thời ngay cùng địa điểm.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng, phong phú không chỉ về
nghiệp vụ kinh doanh, mà còn cả về chất lượng phục vụ của từng nghiệp vụ kinh
doanh.
Những đặc điểm hoạt động kinh doanh sản phẩm nói trên phần nào chi
phối công tác kế toán dẫn đến những khác biệt nhất định.
Từ những đặc điểm của sản phẩm kinh doanh dịch vụ những nhà quản lý
phải biết tổ chức công tác hạch toán trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc


điểm hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng công tác hạch toán,
cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý.
II. Sự cần thiết và nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định
kết quả kinh doanh.
1. Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh
doanh.
Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi
nhuận thu được nhiều hay ít đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã
chi ra. Do đó để kiểm soát được các khoản chi phí là rất khó khăn và vô cùng
quan trọng.
Có thể phân ra thành nhiều loại chi phí như:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động
- Chi phí cơ hội
Chi phí có thể chia làm 2 loại: Chi phí bất biến và chi phí khả biến (hay
biến phí và định phí).

Biến phí:
Là những chi phí mà giá trị của nó tăng hay giảm theo sự tăng giảm về
mức độ hoạt động. Tổng số biến phí tăng khi mức độ hoạt động tăng tuy nhiên
nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi. Chi
phí khả biến phát sinh khi nó hoạt động.
Biến phí bao gồm lương trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, hoa hồng bán
hàng, chi phí điện nước, lãi vay ngắn hạn, thuế doanh thu, xuất nhập khẩu.
Định phí:
Là những chi phí mà tổng số của nó không đổi khi mức độ hoạt động thay
đổi. Mức độ hoạt động tăng thì phần chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt
động sẽ giảm đi.


Định phí bao gồm: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mướn nhà cửa,
công cụ, chi phí duy trì bảo quản, chi phí lãi nợ vay dài hạn...
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, chi phí kinh doanh trong kinh
doanh dịch vụ du lịch, khách sạn bao gồm các khoản sau:
- Chi phí vật liệu trực tiếp: là những chi phí vật liệu kinh doanh phát sinh
liên quan trực tiếp đến kinh doanh du lịch, khách sạn. Trong từng hoạt động
kinh doanh, chi phí vật liệu trực tiếp không giống nhau.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền công, tiền lương và phụ cấp
lương phải trả cùng các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh tính vào chi phí.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí còn lại chi ra trong phạm vi bộ
phận kinh doanh (buồng, bếp, bar, vận chuyển...)
Đây là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến
việc tiêu thụ hay tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
Trong chỉ tiêu doanh thu của hoạt động kinh doanh dịch vụ có thể bao
gồm cả thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp trực tiếp) hay không bao
gồm thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp khấu trừ). Còn kết quả kinh

doanh dịch vụ được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi các khoản giá vốn
dịnh vụ tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong công tác quản lý, kế toán chi phí, doanh thu là những chỉ tiêu quan
trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm, vì chúng gắn liền với kết quả
hoạt động kinh doanh.
Tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí, doanh thu có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong công tác quản lý chi phí. Thông qua số liệu do bộ phận kế
toán tập hợp chi phí, nhà quản lý biết được chi phí hoạt động kinh doanh. Qua
đó người quản lý có thể phân tích đánh giá tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp.


Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của tất cả các hoạt động kinh
doanh. Cũng như các ngành khác, trong kinh doanh dịch vụ khách sạn thì mục
tiêu đề ra là phải thu được lãi. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tăng cường
công tác quản lý kinh tế và trước hết là quản lý chi phí và xác định được doanh
thu, kết qủa kinh doanh.
2. Nhiệm vụ của công tác quản lý hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết
quả kinh doanh.
Hiện nay, trong ngành du lịch có các hoạt động kinh doanh chủ yếu:
- Kinh doanh hàng ăn, uống
- Kinh doanh buồng ngủ
- Kinh doanh hướng dẫn du lịch
- Kinh doanh vận chuyển
- Kinh doanh các dịch vụ khác: giặt là, tắm hơi, điện thoại, điện tín...
- Kinh doanh hàng hoá
- Kinh doanh xây lắp xây dựng cơ bản
Vì vậy, hạch toán chủ yếu của đơn vị kinh doanh dịch vụ là hạch toán các
nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí, xác định doanh thu và kết quả kinh

doanh, kế toán kinh doanh dịch vụ khách sạn phải đáp ứng được các nhiệm vụ
sau:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh.
- Đảm trách việc thu, chi trong khách sạn
- Phân tích tài chính, lập báo cáo kế toán, doanh thu...
- Theo dõi hàng hoá, vật tư làm báo cáo cụ thể trình ban Giám đốc khách
sạn.


Hoạt động kinh doanh dịch vụ tương đối phức tạp, không ổn định đòi hỏi
nhu cầu thông tin mới và cũng làm phát sinh tính phức tạp chi phí, nhu cầu
thông tin phải nhanh, chính xác, thích hợp cho các quyết định quản trị, công bố
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
III. Nội dung công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
1. Kế toán chi phí tại đơn vị kinh doanh du lịch
Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, chi phí trực tiếp được xác định là
những chi phí phục vụ trực tiếp cho khách du lịch gồm:
- Tiền trả cho các khoản: ăn, uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé
vào tham quan...
- Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của
cán bộ hướng dẫn du lịch.
* Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho việc sản xuất sản
phẩm và thực hiện lao vụ, dịch vụ của ngành kinh doanh khách sạn du lịch và
dịch vụ. Trong từng hoạt động kinh doanh, chi phí vật liệu trực tiếp không giống
nhau. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt (kinh doanh hàng ăn, kinh doanh vận chuyển,
buồng ngủ, kinh doanh dịch vụ...) thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí
không thể tách riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để

phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
- Tài khoản sử dụng;
TK 621 “Chi phí NVLTT”
- Phương pháp hạch toán
+ Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực
hiện các lao vụ, dịch vụ.


Nợ TK 621: Chi tiết cho từng hoạt động
Có TK 152: Giá thực tế VL xuất dùng
+ Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho
việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 621: Chi tiết cho từng hoạt động
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331... vật liệu mua ngoài.
+ Cuối kỳ, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152
Có TK 621
+ Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển CP NVLTT theo đối tượng tập hợp chi
phí:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí lao động trực tiếp phải
trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ,
dịch vụ (nhân viên hướng dẫn dịch vụ, lái phụ xe, nhân viên phục vụ buồng ngủ,
nhân viên bếp, bar, bàn...) gồm các khoản lương chính, lương phụ phải trả và
các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương, trích cho các
quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh tính
vào chi phí.

- Tài khoản sử dụng:
Toàn bộ chi phí trên được tập hợp vào tài khoản 622 “chi phí nhân công
trực tiếp”.
Kết cấu của tài khoản này như sau:


+ Bên nợ: Phản ánh tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp.
+ Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154.
- Phương pháp hạch toán:
+ Tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622: Chi tiết theo từng hoạt động
Có TK 334: Phải trả CNV
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân theo tỷ lệ quy định phần
tính vào chi phí.
Nợ TK 622: Chi tiết theo từng hoạt động
Có TK 338
+ Cuối kỳ kết chuyển CP NCTT vào tài khoản tính giá thành theo từng đối
tượng tập hợp chi phí.
Nợ TK 154 hoặc 631
Có TK 622
* Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất cung là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát
sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ, là những
chi phí còn lại chi ra trong phạm vi bộ phận kinh doanh (buồng, bếp, bar, vận
chuyển...)
- Tài khoản sử dụng
TK 627 ‘chi phí sản xuất chung”
- Phương pháp hạch toán:
+ Tập hợp chi phí sản xuất chung

Nợ TK 627


Có TK 334, 338, 152, 153...
+ Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK 111, 112, 138
Có TK 627
+ Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các tài
khoản có liên quan cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo tiêu thức thích
hợp.
Nợ TK 154 hoặc 631
Có TK 627
Các khoản chi phí nói trên tạo thành chỉ tiêu giá thành thực tế của sản
phẩm và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ
khác còn phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là
toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ
hay tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty
Tài khoản hạch toán.
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí kinh doanh dở dang
Các TK trên được mở chi tiết theo từng bộ phận, từng hoạt động kinh
doanh (kinh doanh hướng dẫn du lịch kinh doanh vận tải du lịch, kinh doanh
khách sạn, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh dịch
vụ...)
2. Kế toán doanh thu trong đơn vị kinh doanh du lịch
Doanh thu là tổng giá trị mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ do việc bán
sản phẩm, hàng hoá hay cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.



Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao
vụ, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ nghĩa là phải đủ hai điều kiện: đã giao
hay đã thực hiện dịch vụ đối với khách hàng, đã được thanh toán hay cam kết
thanh toán.
Tuỳ theo phương pháp tính thuế VAT mà doanh nghiệp áp dụng, trong chỉ
tiêu doanh thu của hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ khác có thể bao gồm
cả thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp trực tiếp) hay không bao gồm
thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp khấu trừ).
Còn kết quả kinh doanh du lịch, dịch vụ được tính bằng cách lấy doanh
thu thuần trừ đi các khoản giá vốn dịch vụ tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
Bên nợ:
Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá ,
lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ.
Bên có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh
nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá ,
dịch vụ, lao vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ hạch toán.
Nợ TK111: Tiền mặt
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
Nợ TK131: Phải thu của khách hàng.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
- Xác định thuế doanh thu:
Nợ TK511: Doanh thu bán hàng.


Có TK333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả
kinh doanh.
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng.
Có TK911: Xác định kết quả kinh doanh.


Sơ đồ hạch toán doanh thu

TK 511
TK 333
Thuế
doanh
thu phải
TK 333

Doanh
thu đã
trừ thuế
chuyển
vào tài
khoản

TK 111, 112
131
Số chênh
lệch giữa
giá bán
phải
thanh
toán với

người có

TK 331
Số tiền
phải
thanh
toán cho

3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và các
hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số
tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động tài chính là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài
chính với chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả bất thường là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường
với các khoản chi phí bất thường.


Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ. Nếu lãi, doanh
nghiệp phải phân phối sử dụng cho những mục đích nhất định theo quy định của
cơ chế tài chính như: làm nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, chia lãi cho các
bên góp vốn và bổ xung các quỹ.
- Tài khoản sử dụng;
Kế toán sử dụng tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Nội dung của TK911 phản ánh việc xác định kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
- Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 632

- Kết chuyển doanh thu bán hàng trong kỳ:
Nợ TK 511, 512
Có TK 911
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN
Nợ TK 911
Có TK641, 642
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bất thường:
Nợ TK 711, 721
Có TK 911
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường
Nợ TK 911
Có TK 811, 821


- Kết chuyển chi phí quản lý DN còn lại của kỳ trước
Nợ TK 911
Có TK 142 (1422)
- Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421
- Nếu lỗ, kết chuyển lỗ
Nợ TK 421
Có TK 911
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và các
hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số
tiền lãi hay lỗ.


Chương II
Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh

tại khách sạn renaissance riverside

I. Đặc điểm chung của chủ nghĩa liên doanh khách sạn Renaissance Riverside
1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn
Vào năm 1880 khách sạn đầu tiên ở Việt Nam là khách sạn Continental
được xây dựng ở Sài Gòn. Sau đó là khách sạn Majestic vào năm 1925.
Các khách sạn nói trên chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn ở, vui chơi giải
trí của các quan chức, chứ chưa có hình thức tiếp thị rộng rãi mời gọi khách
Quốc tế.
ở Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945 cũng có sự phát triển du lịch nội
địa. Một số khách sạn, nhà nghỉ cũng đã được xây dựng, một số trung tâm miền
núi cũng đã được xây dựng và đầu tư phát triển du khách như Sapa, Đà Lạt...
nhưng chỉ ảnh hưởng đến thiểu số dân chúng thành thị thời đó.
Sau đó trong khoảng một thời gian dài, với chính sách mở cửa, các khách
sạn liên doanh đã vào hoạt động. Đầu tiên là Sài Gòn Floaty Hotel ở Thành phố
Hồ Chí Minh và Sotifel Metropol ở Hà Nội. Với những phương tiện vật chất tiên
tiến hơn, với phong cách quản lý và tiếp thị mới nên họ đã thu hút tuyệt đại đa
số du khách nước ngoài đến Việt Nam.
Sau đó, lần lượt các tập đoàn khách sạn lớn ra đời: Omni, New World,
Caravelle, Sotifel, Renaissance Riverside...
Khách sạn Renaissance Riverside là kết quả liên doanh giữa hai đối tác là
tập đoàn New World Development INC và Tổng công ty Bến Thành. Với tổng số
vốn đầu tư là 50 triệu USD, phía Việt Nam góp 28% vốn, phía Hồng Kông góp
72% vốn với thời hạn đầu tư là 49 năm. Khách sạn ven sông Renaissance được
quản lý bởi tập đoàn quản lý khách sạn Marriott nổi tiếng thế giới. Khách sạn


Renaissance Riverside Sài Gòn thực sự là một trong những khách sạn quốc tế tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách sạn Renaissance Riverside là một khách sạn có địa điểm hấp dẫn cũng

như do dịch vụ phù hợp và hoàn hảo. Khách sạn nằm ngay trên bờ sông Sài Gòn, rất
gần khu trung tâm thương mại và vui chơi giải trí của Thành phố cũng như các trung
tâm du lịch được ưa chuộng nhất. Quá trình thực hiện xây dựng khách sạn trải qua
những mốc quan trọng như:
- Tháng 10/1992 khách sạn được cấp giấy phép đầu tư.
- Tháng 1/1993 làm lễ khởi công xây dựng khách sạn Renaissance Riverside
Sài Gòn.
- Ngày 20/9/1999 khách sạn đã được chính thức khánh thành và đưa vào hoạt
động với ngành kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng ở, phục vụ ăn uống và yến tiệc.
Khách sạn Renaissance Riverside gồm diện tích 29,539m2, trong đó 349 phòng
ở, 21 tầng, 3 phòng họp với diện tích 186m2, một nhà hàng Trung Hoa, một nhà hàng
Riverside Cafe, một hồ bơi, bãi đậu xe hơi đi bằng thang máy (đây là một trong những
điểm nổi bật của khách sạn so với khách sạn khác xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh gần đây).
Khách sạn Renaissance được quản lý bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Marriot.
Năm 2001 khách sạn được nhận giải thưởng là khách sạn quản lý hạng nhất châu á, là
khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả hạng II thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn
Renaissane Riverside.
Trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, mục tiêu chính là đạt được công
suất cho thuê tối đa, chi phí cho việc phục vụ khách hàng có thể chấp nhận được, lợi
nhuận cao, thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, đồng thời tạo thêm được uy tín
của ngành kinh doanh khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và chuyên ngành
kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng nói riêng.


Để đáp ứng nhu cầu du lịch, khách sạn ngày càng nâng cao sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là toàn bộ các giá trị sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch. Đối với
lĩnh vực khách sạn, sản phẩm du lịch là những
dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu ăn, ở, vui chơi giải trí của khách. Để tổ chức

kinh doanh hợp lý, mối bộ phận của khách sạn có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
a/ Bộ phận đặt phòng:
- Đảm nhận việc đặt phòng của mọi đối tượng từ khách đoàn đến khách lẻ.
- Lên dự báo công suất phòng mỗi ngày cho toàn khách sạn.
- Liên lạc các bộ phận về các yêu cầu của khách.
b/ Bộ phận tiếp tân:
- Đây là bộ phận quan trọng nhất tại khách sạn, là bộ mặt của khách sạn. Mọi
hoạt động của khách sạn đều thông qua bộ phận này. Đây cũng là bộ phận liên lạc giữa
khách và khách sạn, giúp khách làm các thủ tục giải quyết các thắc mắc, than phiền
của khách và kết thúc khi khách rời khỏi khách sạn.
- Bộ phận này là khâu đón tiếp khách từ ngay khi khách vừa đặt chân vào khách
sạn cho đến khi khachs rời khỏi khách sạn. Điều này, quan trọng vì ngay chính ở thởi
điểm này, khách có chấp nhận ở lại khách sạn hay ở trở lại lần tiếp hay không.
- Mọi hoạt động về thanh toán, thu đổi ngoại tệ và đặc biệt là hoạt động trả
phòng tại khách sạn đều do bộ phận này chịu trách nhiệm.
c/ Bộ phận tổng đài.
Bộ phận này có mối quan hệ với tất cả các bộ phận trong khách sạn. Bộ phận
này chuyên:
- Ghi thông báo cho khách khi có người nhắn.
- Nhận điện thoại từ bên trong hay bên ngoài khách sạn.
- Cung cấp thông tin trong khả năng cho phép.
d/ Bộ phận trung tâm thương mại.


Bộ phận này chuyên cung cấp các dịch vụ bổ sung như Fax, đánh máy, cho thuê
máy vi tính, Internet…
e/ Bộ phận giúp đỡ khách:
Chuyên giúp khách vận chuyển hành lý, giao Fax, xác nhận vé máy bay. Nhân
viên bộ phận này thông thạo ngoại ngữ, có sức khoẻ tốt, nhiệt tình..
f/ Bộ phận vận chuyển khách.

Khi có yêu cầu thì bộ phận này chịu trách nhiệm đưa, đón khách.
Tóm lại, tất cả các bộ phận này chịu liên kết với nhau thật nhịp nhàng, tạo cho
khách ở lại khách sạn có cảm giác thoải mái.
g/ Bộ phận quản gia:
Là bộ phận cung cấp sản phẩm của khách sạn, chuyên lo về việc cung cấp
phòng, chuẩn bị phòng cho khách.
h/ Bộ phận ẩm thực:
Các nhà hàng trong khách sạn được đặt từ tầng 1 đến sân thượng có khả năng
cung cấp các món ăn cho khách bất cứ thời điểm nào.
Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của khách sạn:
Khách sạn Bnaissance Riverside là khách sạn liên doanh được quản lý bởi một
tập đoàn quản lý chuyên nghiệp, Tổng giám đốc và Ban điều hành khách sạn được bổ
nhiệm bởi tập đoàn quản lý, Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng là được phía liên
doanh Việt Nam bổ nhiệm.
Tổng giám đốc khách sạn tổ chức, sắp xếp các bộ phận quản lý đảm bảo hợp lý,
phục vụ khách với chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Renaissance:
1. Ban điều hành:
Ban điều hành gồm có:
- Tổng giám đốc.


- Phó giám đốc.
- Phó tổng giám đốc.
- Bốn giám đốc điều hành các bộ phận chính.
Giám đốc tài chính
Giám đốc nhân sự
Giám đốc ẩm thực
Giám đốc kinh doanh và tiếp thị.
Ban điều hành chịu trách nhiệm quản lý tổng quát tất cả các hoạt động hàng

ngày của khách sạn, cùng nhau đề ra các mục tiêu hoạt động của khách sạn. Kết hợp
với trưởng bộ phận để nắm bắt tình hình kinh doanh, hoạt động của các nhân viên để
khen thưởng hoặc kỷ luật. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về kết quả đạt
được trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn trước Công ty liên doanh
khách sạn Renaissance Riverside Hotel Sài Gòn.
2/ Các phòng ban.
a. Phòng hành chính: 3 người.
Phòng hành chính chuyên thông báo về nội dung hoạt động của khách sạn, là bộ
phận trung gian giữa ban điều hành khách sạn và các bộ phận.
Bộ phận phòng hành chính nghiên cứu các văn bản pháp lý của Nhà nước, bộ
luật dân sự, bộ luật lao động, thông tin, chỉ thị của các ngành và của Nhà nước.
b/ Bộ phận nguồn nhân lực: 3 người.
- Quản lý nhân viên trong khách sạn, thưởng, phạt hay thăng chức cho nhân
viên.
- Xem xét nhu cầu tuyển dụng:
- Tổ chức các khoá huấn luyện cho nhân viên của khách sạn nhằm nâng cao
trình độ, nghiệp vụ…
c/ Bộ phận kỹ thuật: 12 người.


Đây là bộ phận chuyên về các vấn đề kỹ thuật, điện nước, sửa chữa trang thiết
bị trong khách sạn.
d/ Bộ phận tài chính: 21 người.
Bộ phận tài chính chuyên thực hiện các nghiệp vụ kế toán như: Phân tích tài
chính, lập báo cáo kế toán, làm bảng lương, thống kê thu nhập, sổ quỹ, doanh thu…
- Có nhiệm vụ theo dõi thu, chi trong khách sạn.
- Theo dõi vật tư, hàng hoá xuất nhập, tiền như thế nào để làm báo cáo cụ thể
trình Ban giám đốc khách sạn.
- Quản lý hệ thống vi tính của toàn khách sạn.
- Giám đốc tài chính quản lý toàn bộ tình hình hoạt động của các nhân viên

thuộc bộ phận, xem xét duyệt các bản thu chi trong khách sạn và chịu trách nhiệm
trước Ban Giám đốc.
e/ Bộ phận kinh doanh và tiếp thị: 15 người.
Bộ phận này rất quan trọng trong khách sạn, đóng góp một phần rất lớn vào
doanh thu khách sạn.
Bộ phận này có chức năng chuyên về nghiên cứu thị trường, đề ra các biện pháp
nhằm gia tăng công suất phòng tối đa hoá doanh thu, giữ vai trò chính liên hệ bán
phòng, đặt phòng, đặt tiệc, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong khách
sạn.
f/ Bộ phận tiền sảnh: 38 người.
Đây là bộ mặt cho cả khách sạn nên việc tuyển chọn phải rất thận trọng. Nhân
viên tiếp tân là người đã trải qua khoá đào tạo của chuyên viên có kinh nghiệm trong
việc tiếp xúc và phục vụ các yêu cầu của khách tại khách sạn.
Nhân viên bộ phận này hướng dẫn và phục vụ khách hàng khi họ cần sự giúp
đỡ, tiếp nhận tất cả các cuộc điện thoại gọi đến khách sạn qua tổng đài.
g/ Bộ phận Quản gia: 71 người.


Các nhân viên làm việc theo ca: chịu trách nhiệm vệ sinh trong khách sạn và
khu vực khuôn viên khách sạn.
h/ Bộ phận bảo vệ: 7 người.
Bộ phận này được huấn luyện các kỹ năng để bảo vệ khách và các khu vực bên
trong khách sạn, đảm bảo an toàn, an ninh cho khách hàng.
i/ Bộ phận ẩm thực.
Bộ phận này chịu trách nhiệm đưa ra thực đơn mới, ngon thu hút khách hàng.
- Theo dõi và phục vụ đơn đặt tiệc và hội nghị.
Tóm lại, cơ cấu tổ chức của khách sạn Renaissance Riverside được phân bố một
cách hợp lý trong tất cả các bộ phận, phòng ban.
Đối với một doanh nghiệp nói chung và một khách sạn nói riêng thì cơ cấu tổ
chức là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức tốt sẽ

thúc đẩy tất cả cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả vì mỗi người đều biết
quyền hạn và trách nhiệm của mình trong công việc. Hơn nữa, cơ cấu tổ chức tốt sẽ là
điều kiện thuận lợi cho khách sạn thích nghi một cách linh hoạt với môi trường kinh
doanh đang cạnh tranh gay gắt hiện nay.


×