Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội thành tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

ĐẬU THỊ THÙY NHUNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG VIỆC XÂY DỰNG
BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở NỘI THÀNH TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn


: ThS. Nông Thu Huyền

Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua
đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp
làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc
sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và ban
chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà
ở nội thành tại thành phố Thái Nguyên”. Trong suốt quá trình thực tập em
đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn trong lớp 43C-ĐCMT,
các cô chú và anh chị nơi em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Thái nguyên và đặc biệt là cô giáo Th.S Nông Thu Huyền - người
đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản khóa luận tốt
nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bản
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 04 năm 2015
Sinh viên

Đậu Thị Thùy Nhung


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 2.1: Ngũ Hành .......................................................................................... 7
Hình 2.2: Bát quái đồ ........................................................................................ 9
Hình 2.3: Lượng thiên Xích ............................................................................ 10
Hình 2.4: Cổng cho gia chủ mệnh Thổ ........................................................... 22
Hình 2.5: Cổng cho gia chủ mệnh Kim .......................................................... 22
Hình 2.6: Cổng cho gia chủ mệnh Thủy ......................................................... 23
Hình 2.7: cổng cho gia chủ mệnh Mộc ........................................................... 23
Hình 2.8: Cổng cho gia chủ mệnh Hỏa ........................................................... 24
Hình 4.1: Phòng ngủ cho người hành Thủy .................................................... 39
Hình 4.2: Phòng ngủ cho người hành Mộc ..................................................... 40
Hình 4.3: Phòng ngủ cho người hành Hỏa...................................................... 40
Hình 4.4: Phòng ngủ dành cho người hành Thổ ............................................. 41
Hình 4.5: Phòng ngủ cho người hành Kim ..................................................... 42
Hình 4.6: Phần mặt tiền nhà ông Lê Xuân Thiên ........................................... 45
Hình 4.7: Phòng khách nhà ông Lê Xuân Thiên ............................................. 46
Hình 4.8: Bếp nhà ông Lê Xuân Thiên ........................................................... 47
Hình 4.10: Phòng thờ nhà ông Thiên .............................................................. 47
Hình 4.11: Phần mặt tiền nhà ông Trần Xuân Phương ................................... 48
Hình 4.12: Phòng khách nhà ông Trần Xuân Phương .................................... 49
Hình 4.13: Phòng bếp gia đình ông Trần Xuân phương ................................. 50

Hình 4.14: Phòng thờ gia đình ông Trần Xuân Phương ................................. 50
Hình 4.15: Phòng khách nhà ông Nguyễn Hùng ............................................ 52
Hình 4.16: Phòng ngủ vợ chồng ông Nguyễn Hùng ....................................... 52


iii

Hình 4.17: Phòng bếp gia đình ông Nguyễn Hùng ......................................... 53
Hình 4.18: Phần mặt tiền nhà anh Phan Trung Lâm ....................................... 54
Hình 4.19: Phòng khách nhà anh Phan Trung Lâm ........................................ 55
Hình 4.20: Phòng ngủ nhà anh Phan Trung Lâm............................................ 55
Hình 4.21: Phòng bếp nhà anh Phan Trung Lâm ............................................ 56
Hình 4.22: Phần mặt tiền nhà ông Mai Đức Hinh .......................................... 57
Hình 4.23: Phòng khách nhà ông Mai Đức Hinh............................................ 57
Hình 4.24: Phòng ngủ nhà ông Mai Đức Hinh ............................................... 58


iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU .................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của phong thủy........................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về phong thủy ............................................................................... 3
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy ................................................. 4

2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy..................................................................... 5
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................ 14
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới..................................................................... 14
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc ................................................................. 15
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam ................................................................... 17
2.3. Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở, công trình xây dựng, cảnh quan 19
2.3.1. Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở ................................................... 19
2.3.2. Ứng dụng phong thủy trong bố trí công trình xây dựng ............................ 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 30
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 31


v

3.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu ........................................................ 31
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ..................................................... 31
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 32
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu......................... 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 32
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại đại bàn nghiên cứu ....................................... 33
4.2. Khoa học phong thủy trong sắp xếp, bài trí nội thất...................................... 35
4.2.1. Phòng khách .................................................................................................. 35
4.2.2. Bàn thờ .......................................................................................................... 36
4.2.3. Phòng ngủ ..................................................................................................... 38

4.2.4. Nhà bếp ......................................................................................................... 42
4.3. Nghiên cứu một số công trình nhà ở ứng dụng theo phong thủy và không
theo phong thủy....................................................................................................... 45
4.3.2. Nghiên cứu các công trình nhà ở không ứng dụng phong thủy................. 54
4.3.3. Đánh giá chung về các công trình ứng dụng phong thủy và không ứng
dụng phong thủy...................................................................................................... 58
4.4. Đề xuất giải pháp ............................................................................................. 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 61
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 61
5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra
đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng
của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa
chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm
về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà…
Khoa học phong thủy hay còn gọi là môn địa lý học, đã được hình thành
và phát triển từ hàng ngàn năm trước công nguyên. Ngày nay cùng với sự phát
triển của xã hội, khoa học phong thủy đang đứng trước ứng dụng nhiều trong các
lĩnh vực của đời sống như kinh doanh, trong thiết kế, xây dựng, đặt huyệt mộ,
hợp hôn…
Thuật Phong thủy là nghệ thuật vận dụng bố cục, sắp đặt, trang trí nhà cửa,
văn phòng công ty, cơ sở thương mại theo những nguyên tắc cụ thể khai thông và

hướng dẫn sinh khí làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn phát đạt.
Trong cuộc sống thực tế, chúng ta vẫn được thấy những trường hợp
khác nhau, người làm nhà xong thì ăn lên làm ra, thăng quan tiến chức, con
cái đỗ đạt. Ngược lại, người thì lụn bại, thất thế sa cơ, suy sụp sức khỏe….
Vậy để tránh được những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người
cần phải bố trí công trình, nhà ở, bố trí nội ngoại thất như thế nào thì mới phù
hợp với quy luật phong thủy? Môi trường cảnh quan xung quanh công trình,
nhà ở có ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh công trình, nhà ở và những
người sống trong đó?
Đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, đối với đô thị ở
một tỉnh miền núi như Thái Nguyên thì chưa có nhiều tài liệu đề cập đến. Vì
vậy được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Trường


2

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo
Th.S Nông Thu Huyền, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ứng dụng
phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội thành tại thành
phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khái quát được những lý luận cơ bản của Phong thủy áp dụng trong
xây dựng nhà ở và bố trí nội thất.
- Đánh giá việc áp dụng Phong thủy trong bố trí nhà ở nội thành và bố
trí nội thất theo phong thủy để đề xuất một số giải pháp đối với các công trình
nhà ở không hợp phong thủy.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập được các tài liệu nghiên cứu về khoa học phong thủy.
- Nắm bắt được một số quy luật cơ bản của phong thủy trong xây dựng
nhà ở, công trình kiến trúc.

- Xác định được ảnh hưởng của việc xây dựng công trình nhà ở nội
thành theo phong thủy.
- Đưa ra được một số công trình trong thực tiễn có vận dụng khoa học
phong thủy và không hợp phong thủy.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: giúp sinh viên củng cố được
những kiến thức đã học trong nhà trường và bước đầu tiếp cận với phương pháp
nghiên cứu khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: hiểu được bản chất của khoa học phong thủy
và ứng dụng khoa học phong thủy trong thực tiễn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của phong thủy
2.1.1. Khái niệm về phong thủy
Phong Thủy là thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của gió, hướng
khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người. Về mặt từ nguyên,
Phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và Thủy có
nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.
Phong Thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà tổng hợp hàng loạt yếu tố về
địa hình, địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng
gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây
dựng. Phong Thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của
nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Hai chữ
Phong Thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chon lựa nơi trú ngụ hoặc mai
táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật phong thủy.
Có câu: “thủy khứ tắc phong lai”

“Thủy lai khắc phong khứ”
Khi gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Vì vậy mục
đích môn phong thủy là làm sao khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng
Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố
về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng
gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây
dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của
nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.
Sách Táng thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí
gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí
tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy".
Trên thực tế, phong thủy học chính là môn khoa học tự nhiên tổng hợp
nhiều ngành như địa lý, địa chất, khí tượng học, cảnh quan học, kiến trúc học,


4

sinh thái học và nhân thể học. Tôn chỉ của nó là khảo sát, tìm hiểu kĩ càng về
môi trường tự nhiên, thuận theo tự nhiên, sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lý,
tạo ra môi trường sinh sống tốt, được thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải
biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Vì vậy người ta nói:
Nhất Vận, nhì Mệnh, tam Phong thủy, tứ Gia tiên, ngũ Đèn sách
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy
Nguồn gốc phong thủy bí ẩn như chính tên gọi của nó. Ứng dụng của
phong thủy đã tồn tại từ rất lâu trong văn minh Đông phương cổ. Những tư
liệu và di vật khảo cổ lâu nhất tìm thấy được, mà người ta cho rằng mang dấu
ấn của phong thủy 1500 năm trước công nguyên. Qua những di vật khảo cổ
tìm thấy ở Ân Khư - thủ đô của Hạ Ân trong lịch sử cổ đại Trung Hoa. Nhưng
lý thuyết và phương pháp ứng dụng thực sự lưu truyền qua bản văn chữ Hán

thì lại gần 2000 năm sau mới xuất hiện, cuốn sách cổ nhất được ghi nhận của
Quách Phác đời Tấn, tựa là “Táng thư”. Từ đó về sau, những phương pháp
ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở, dinh thự và cả phương pháp chôn
cất với mục đích làm phát vượng cho dòng tộc đời sau (Âm trạch), tiếp tục
xuất hiện và nhiều nhất vào khoảng thời Đường Tống. Những phương pháp
này - chủ yếu là dùng trong Dương Trạch - gần như khác nhau và xuất hiện ở
những thời điểm khác nhau, nên người ta cho rằng nó thuộc về những trường
phái khác nhau. Ngoài những sách vở chính thống thì phong thuỷ còn được
lưu truyền một số phương pháp có tính bí truyền và chỉ truyền miệng trong
dân gian, qua các giang hồ thuật sĩ. Phong thuỷ cũng như Tử Vi, Bốc Dịch
....chỉ là những phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm
Dương Ngũ hành. Bản thân lý thuyết này đã thất truyền và rất mơ hồ, trí thức
hiện đại không hiểu được những thuật ngữ, khái niệm về những thực tại mà
nó phản ánh. Bởi vậy - chính vì tính mơ hồ và thất truyền ấy - nên một thời
gian rất dài khi tiếp xúc với nền văn minh Phương Tây, khoa Phong thuỷ đã
bị liệt vào loại “mê tín dị đoan”. Mặc dù hiệu quả của nó trên thực tế chính là


5

nguyên nhân để nó tồn tại trải hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương.Hiệu
quả thực tế trải hàng ngàn năm và tính khách quan, tính qui luật với khả năng
tiên tri của phương pháp phong thuỷ đã chứng tỏ một thực tại được nhận thức,
tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết và tạo ra một phương pháp ứng dụng
của nó.
Phong Thuỷ là một nghệ thuật bài trí không gian, rất tinh tuý, tuy nhiều bí
ẩn nhưng nếu hiểu được và áp dụng đúng thì sẽ mang lại những hệ quả hết sức
lớn lao nằm ngoài những nỗ lực về trí tuệ và sức lực thuần tuý của con người.
Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở
đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn, dù

theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo
dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ
huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.[9]
2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy
2.1.3.1. Khí
Khí trong phong thủy bao gồm 3 khí là Thiên khí, Đại khí và Nhân khí
gọi là tam khí. Nó thể hiện cho quan niệm của triết học phương đông về sự
thống nhất giữa Thiên - Địa - Nhân. Từ xưa đến nay, các nhà khoa học, các
nhà tư tưởng, và những bậc thầy phong thủy đều chú tâm vào việc tìm ra được
quy luật của sự hài hòa giữa 3 yếu tố: Trời - Đất - Người, và kết hợp 3 yếu tố
đó thành một thể thống nhất là cho con người sống hài hòa với tự nhiên. Đối
với khoa học phong thủy lại càng được chú trọng. Khi kết hợp 3 yếu tố đó
thành một thể thống nhất sẽ tạo được một môi trường phong thủy hoàn chỉnh
có ảnh hưởng tích cực đối với những người cư trú, bao gồm cả về giá trị sức
khỏe, giá trị tinh thần, giá trị về công danh và giá trị về tài lộc.
Theo phong thủy, có hai loại khí là sơn khí và thủy khí. Sơn khí bắt
nguồn từ các dãy núi cao, chảy theo các long mạch và chảy đến mọi vung đất
đai. Sơn khí là cơ sở nuôi dưỡng cho cuộc sống con người, cụ thể là sức khỏe,
quan hệ con cái. Thủy khí là khi phát ra từ các nguồn nước như nước sông,


6

biển, hồ chảy theo các con sông, con suối. Thủy khí đại diện cho tiền bạc và
công việc làm ăn.
Một vị trí nhà ở phong thủy tốt cần có sơn khí và thủy khí nuôi dưỡng,
do đó, trong phong thủy cổ điển thường coi trọng thế tọa núi nhìn sông bởi
tận dụng được cả sơn khí và thủy khí bao bọc ngôi nhà. Trong môi trường đô
thị hiện đại thì cần thế nhà có phía lưng vững chãi, có nhà cao hoặc đồi cao
che chắn, phía trước có mặt đường rộng thoáng hoặc ngã ba ngã tư đem thủy

khí vào phòng [2]
2.1.3.2. Âm dương
Học thuyết Âm Dương cho rằng mọi vật tồn tại và phát triển được đều do
hai khí âm dương vận động mà tạo thành. Âm Dương là hai mặt đối lập nhưng
thống nhất trong cùng một sự vật hiện tượng, mâu thuẫn nhau và chuyển hóa lẫn
nhau không thể tách rời. Đặc tính của Âm Dương luôn đối lập nhau. Dương là
cứng, mạnh, quả quyết, màu sáng, hướng lên. Âm là nhu thuận, mềm yếu, màu
tối, hướng xuống.
Trong tự nhiên, mọi vật đều tồn tại ở hai trạng thái đối lập nhau như nóng
với lạnh, đen với trắng, ngày với đêm, họa với phúc… Tuy mâu thuẫn nhưng lại
có sự thống nhất từ đầu đến cuối, dựa vào nhau mà tồn tại, cái này làm tiền đề
cho cái kia.
Một quy luật trọng yếu của Âm Dương đó là “vật cung tắc biến, vật cực tắc
phản” có nghĩa là âm dương luôn vận động, cái này yếu thì cái kia mạnh lên. Khi
Dương đến cực điểm sẽ biến thành Âm, khi Âm đến cực điểm sẽ biến thành
Dương. Âm Dương cân bằng là thế tối ưu của sự vật, giúp cho sự vật phát triển ở
mức độ tốt nhất
Nguyên lý Âm Dương được người xưa diễn tả qua đồ hình mang tính
triết học và khái quát sâu sắc. Trong hình vẽ Âm Dương cho thấy: Vòng tròn
thể hiện thái cực, tức vũ trụ. Vũ trụ chia làm hai phần Âm và Dương hòa
quyện vào nhau. Âm màu đen nặng hướng xuống, Dương màu trắng nhẹ nổi


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 2.1: Ngũ Hành .......................................................................................... 7
Hình 2.2: Bát quái đồ ........................................................................................ 9
Hình 2.3: Lượng thiên Xích ............................................................................ 10
Hình 2.4: Cổng cho gia chủ mệnh Thổ ........................................................... 22

Hình 2.5: Cổng cho gia chủ mệnh Kim .......................................................... 22
Hình 2.6: Cổng cho gia chủ mệnh Thủy ......................................................... 23
Hình 2.7: cổng cho gia chủ mệnh Mộc ........................................................... 23
Hình 2.8: Cổng cho gia chủ mệnh Hỏa ........................................................... 24
Hình 4.1: Phòng ngủ cho người hành Thủy .................................................... 39
Hình 4.2: Phòng ngủ cho người hành Mộc ..................................................... 40
Hình 4.3: Phòng ngủ cho người hành Hỏa...................................................... 40
Hình 4.4: Phòng ngủ dành cho người hành Thổ ............................................. 41
Hình 4.5: Phòng ngủ cho người hành Kim ..................................................... 42
Hình 4.6: Phần mặt tiền nhà ông Lê Xuân Thiên ........................................... 45
Hình 4.7: Phòng khách nhà ông Lê Xuân Thiên ............................................. 46
Hình 4.8: Bếp nhà ông Lê Xuân Thiên ........................................................... 47
Hình 4.10: Phòng thờ nhà ông Thiên .............................................................. 47
Hình 4.11: Phần mặt tiền nhà ông Trần Xuân Phương ................................... 48
Hình 4.12: Phòng khách nhà ông Trần Xuân Phương .................................... 49
Hình 4.13: Phòng bếp gia đình ông Trần Xuân phương ................................. 50
Hình 4.14: Phòng thờ gia đình ông Trần Xuân Phương ................................. 50
Hình 4.15: Phòng khách nhà ông Nguyễn Hùng ............................................ 52
Hình 4.16: Phòng ngủ vợ chồng ông Nguyễn Hùng ....................................... 52


8

Trong Phong thủy, một không gian có 8 góc và 8 cặp tam quái gọi là
bát quái, được dùng để chuẩn đoán các sự bất cân xứng trong môi trường và
đời sống, từ đó cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng. Khi thiết kế,
phải xem xét những góc không bình thường của một ngôi nhà để có giải phá
xử lý thoả đáng nhằm tạo sự cân bằng và hài hòa giữa chủ nhân và ngôi nhà.
Theo cổ nhân xưa, lúc đầu vũ trụ chỉ là 1 khối hỗn độn, không có hình
dạng rõ ràng gọi là thời hỗn mang. Trong sự hỗn mang đó, vũ trụ còn chưa có

sự định hình và phân chia được gọi là Thái Cực. Sở dĩ gọi là Thái Cực bởi vì
nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ ràng trạng thái của nó ra sao.
Biến hóa là biểu hiện bên ngoài của Thái Cực mà đạo Dịch căn cứ sự biến
hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hóa (Dịch)
một cách khái quát như sau: “Dịch hữu Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi
sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Ngũ Hành”: Đạo Dịch
có nguồn gốc là Thái Cực, Thái Cực sinh ra 2 Nghi (Âm và Dương), hai Nghi
sinh ra 4 Tượng (Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ), bốn Tượng sinh
ra 8 Quẻ (Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài). Tám quẻ sinh ra 5
Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Như vậy ta có thể hiểu, tám quẻ của Bát Quái
tượng trưng cho 8 trạng thái khác nhau của Âm Dương trong quá trình hình
thành Vũ trụ và mọi vật.
Bát quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn
theo một trật tự nhất định.
Có hai loại là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Phương vị của
Bát quái theo Thiên văn ngược với phương vị trên mặt đất.
+ Tiên thiên Bát Quái là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính
đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương
(vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng
dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào


9

dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai
hào dương.[7]
Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược
chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào
dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.
+ Hậu thiên Bát Quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng

hồ là: Càn - Khôn - Chấn - Tốn - Khảm - Ly - Cấn - Đoài, với quẻ Càn nằm
ở góc tây bắc, vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay - Trên Nam,
Dưới Bắc, Phải Tây, Trái Đông

Hình 2.2: Bát quái đồ
2.1.3.5. Huyền không phi tinh:
Theo trường phái Huyền không thì mọi sự tương tác của các sự vật hiện
tượng đều do Cửu tinh (9 ngôi sao) cai quản và họ dựa trên Cửu tinh để suy luận
cát hung. Huyền không phái hay còn gọi là Huyền không Phi tinh là một trường
phái xuất hiện từ lúc nào thì chưa thể xác định chính xác được. Theo sự ghi chép
của những thư tịch cổ thì vào đời Hán, trong "Hán Thư, Văn nghệ chí" người ta
thấy có mối quan hệ với các bài ca quyết của Huyền không phái được ghi chép
vào khoảng đời Đường (Trung Quốc) trở về sau của các Phong thuỷ học.


10

Huyền không phi tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9 sao (tức
Cửu tinh hay 9 số) mà đoán định họa, phúc của từng căn nhà (dương trạch)
hay từng phần mộ (âm trạch)
Lượng thiên Xích còn được gọi là "Cửu tinh đãng quái” là thứ tự di
chuyển của Cửu tinh trong Lạc thư hay Hậu thiên Bát quái. Gọi là Lượng
thiên xích vì đây được coi như là 1 công cụ (Xích: cây thước; lượng: để đo
lường; thiên: thiên vận). Nói một cách khác, "Lượng thiên Xích” chính là
phương pháp tính toán để tìm thấy những giai đoạn cát, hung, họa phước cho
dương trạch và âm trạch.
Sự di chuyển của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên xích là dựa theo thứ
tự số trong Lạc thư (hay Hậu thiên Bát quái) mà đi, bắt đầu từ chính giữa (tức
trung cung). Cho nên nếu nhìn vào thứ tự các con số trong Hậu thiên bát quái
thì chúng ta sẽ thấy số 5 nằm chính giữa, nên bắt đầu từ đó đi xuống lên số 6

ở phía Tây Bắc, xong lên số 7 nơi phía Tây. Rồi vòng xuống số 8 nơi phía
Đông Bắc, sau đó lại lên số 9 nơi phía Nam. Từ 9 lại đi ngược xuống số 1 nơi
phía Bắc, sau đó lên số 2 nơi phía Tây Nam, rồi quay ngược qua số 3 nơi phía
Đông, sau đó đi thẳng xuống lên nơi số 4 ở phía Đông Nam, rồi trở về trung
cung là hết 1 vòng. Cho nên quỹ đạo của vòng Lượng thiên xích như sau:
(1) Từ trung cung xuống Tây Bắc.
(2) Từ Tây Bắc lên Tây.
(3) Từ Tây xuống Đông Bắc.
(4) Từ Đông Bắc lên Nam.
(5) Từ Nam xuống Bắc.
(6) Từ Bắc lên Tây Nam.
(7) Từ Tây Nam sang Đông.
(8) Từ Đông lên Đông Nam.
(9) Từ Đông Nam trở về trung cung.

Hình 2.3: Lượng thiên Xích


11

Đó chính là bộ pháp (cách di chuyển) của Cửu tinh. Phải biết được nó mới
có thể biết cách bài bố tinh bàn cho 1 trạch vận mà luận đoán cát, hung được.
Sự vận chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh: Tuy Cửu tinh di chuyển
theo 1 quỹ đạo nhất định là từ trung cung xuống Tây Bắc, rồi từ đó lên Tây...,
nhưng khi di chuyển thì chúng sẽ tạo ra 2 tình huống:
1) Di chuyển thuận: Theo thứ tự từ số nhỏ lên số lớn, chẳng hạn như
từ 5 ở trung cung xuống 6 ở Tây Bắc, rồi lên 7 ở phía Tây, xuống 8 phía
Đông Bắc....
2) Di chuyển nghịch: Theo thứ tự từ số lớn xuống số nhỏ, chẳng hạn
như từ 5 ở trung cung xuống 4 ở Tây Bắc, lên 3 ở phía Tây, xuống 2 ở phía

Đông Bắc....
Sự di chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh là hoàn toàn dựa vào nguyên
tắc phân định âm - dương của Tam nguyên long. Tam nguyên long bao gồm:
Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao
gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau:
- ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
+ 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
+ 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.
- THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
+ 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
+ 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.
- NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
+ 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
+ 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.
Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có
thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển
chúng theo vòng Lượng thiên Xích.


12

Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ
thấy trong mỗi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba
Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ như hướng Bắc
được chia thành 3 sơn là Nhâm - Tý - Qúy, với Nhâm thuộc Địa nguyên long,
Tý thuộc Thiên nguyên long, và Quý thuộc Nhân nguyên long. Các hướng
còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa
nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía
tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu,
Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức

là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử.
Trong 3 nguyên Địa - Thiên - Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được
với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử
chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm
Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân
thì sẽ bị xuất quái.
Một vấn đề cần làm sáng tỏ trong Lượng thiên Xích là sự vận động của
9 sao phụ thuộc vào năm, tháng và ngày, cụ thể như sau:
Cửu tinh phối với năm: Được quy định năm Giáp Tý của Thượng
nguyên thì Sao Nhất bạch được đặt vào trung cung. Các năm tiếp theo cứ
giảm dần 1.
Như vậy, năm Ất Sửu sẽ là Cửu tinh vào trung cung, năm Bính Dần là
Bát bạch vào trung cung…cứ như thế cho đến hết Hạ nguyên. Lưu ý rằng:
Cửu tinh thì tính xuôi, còn năm thì tính ngược.
Cửu tinh trị niên còn gọi là “Tử bạch trị niên”. Cách dùng của nó là lấy
Nhất bạch, Lục bạch, Bát bạch và Cửu tử coi là năm tốt, trong đó tốt nhất là
Cửu tử, rồi đến tam bạch (Nhất bạch, Lục bạch, Bát bạch). Sau khi xác định


13

được sao đưa vào trung cung trị niên, lần lượt phân bố các sao còn lại theo thứ
tự xuôi. Phương vị các sao Tử, Bạch là phương tốt của năm đó.
Cửu tinh phối tháng: Theo quy định sao đưa vào trung cung tháng
giêng năm Giáp Tý của Thượng nguyên là Bát bạch (Vì thời xưa theo Hạ lịch
thì tháng Dần là đầu năm, như thế thì Giáp Tý là tháng 11 năm trước được
khởi đầu là Nhất bạch, tháng 12 là Cửu tử và tất nhiên tháng giêng sẽ là Bát
bạch). Theo quy luật các tháng tiếp theo cứ giảm dần 1. Như vậy, tháng 2 vào
trung cung là Thất xích, tháng 3 là Lục bạch….Cũng tức là bắt đầu từ Bát
bạch vào trung cung tháng giêng năm Tý, sau đó tính ngược lên. Như vậy thì

tháng giêng năm sau là Ngũ hoàng vào trung cung, tháng giêng năm sau nữa
là Nhị hắc vào trung cung. Lưu ý rằng: Cửu tinh thì tính xuôi, còn tháng thì
tính ngược.
Vậy trong 3 năm là 36 tháng, Cửu tinh tuần hoàn 4 lần, có nghĩa là cứ
cách 3 năm thì lại lặp lại sự tuần hoàn từ Bát bạch vào trung cung. Như thế thì
lần lượt tháng giêng các năm như sau sẽ có các sao vào trung cung, cụ thể:
- Sao Bát bạch: Vào tháng giêng các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu
- Sao Ngũ hoàng: Vào tháng giêng các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
- Sao Nhị hắc: Vào tháng giêng các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi
Trên cơ sở đó, ta dễ dàng tính được tháng nào của năm nào bất kỳ sẽ có
sao nào vào trung cung.
Cửu tinh phối ngày: Lấy ngày Giáp Tý gần Đông chí coi là ngày dương
bất đầu tiềm phục, Âm bắt đầu đắc thế để đưa sao Nhất bạch vào trung cung,
ngày sau tiếp theo là Nhị hắc, ngày sau nữa là Tam bích….(thuận). Đến ngày
Giáp tý gần Hạ chí lại nhập Cửu tử nhập trung cung và tính ngược: ngày sau
là Bát bạch, ngày sau nữa là Thất xích….Như vậy, chúng ta có thể áp dụng
hiện tại, cứ ngày Tý gần Đông chí là Nhất bạch vào trung cung, tính xuôi;
ngày Tý gần Hạ chí thì Cửu tử vào trung cung và tính ngược.


iii

Hình 4.17: Phòng bếp gia đình ông Nguyễn Hùng ......................................... 53
Hình 4.18: Phần mặt tiền nhà anh Phan Trung Lâm ....................................... 54
Hình 4.19: Phòng khách nhà anh Phan Trung Lâm ........................................ 55
Hình 4.20: Phòng ngủ nhà anh Phan Trung Lâm............................................ 55
Hình 4.21: Phòng bếp nhà anh Phan Trung Lâm ............................................ 56
Hình 4.22: Phần mặt tiền nhà ông Mai Đức Hinh .......................................... 57
Hình 4.23: Phòng khách nhà ông Mai Đức Hinh............................................ 57
Hình 4.24: Phòng ngủ nhà ông Mai Đức Hinh ............................................... 58



15

Nhà học giả Pôlypia (208 - 126 Trước Công Nguyên) lại rất coi trọng
địa chí học, đưa thủy văn và núi làm thành nhân tố chủ đạo tạo nên địa khu,
căn cứ vào độ màu mỡ, bạc màu của đất đai mà đánh giá tính cánh của cư dân
nơi đó hòa bình, bạo lực…
Bước vào trung thế kỷ, địa lý học cổ Hy Lạp bị rời rạc, thậm chí còn
đứt giữa chừng. Khi lịch sử phát triển cho tới cận đại, địa lý học cổ Hy Lạp đã
cung cấp tiền đề khoa học cho thời Phục Hưng của phương Tây.
Phong thủy cổ Ai Cập: người Ai Cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp
cũng có bài bản, đặc biệt về thuật tướng đất. Mỗi tòa Kim tự tháp đều theo
hướng chính Nam, chính Bắc, chạy đúng tuyến với đường từ lực của trái đất.
Bên trong Kim tự tháp là đá hoa cương xây nên có tính năng tích điện như một
ắc quy, có thể hấp thu các loại sóng vũ trụ để tồn trữ lại. Mặt ngoài được làm
bằng đá tảng và vữa đá xây nên, đá xây đá có thể phòng ngừa sóng vũ trụ ở trong
khỏi khuếch tán đi. Do vậy nên có thể bảo tồn lâu dài các tranh ghép bên trong
Kim tự tháp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rau tươi để trong tháp sau nửa tháng
vẫn tươi nguyên. Ngoài ra kim tự tháp còn có đường thông gió tiện cho khí lưu
thông, và các Pharaon có thể để linh hồn tự do ra vào.[9]
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc
Thuật phong thủy ở Trung quốc bắt đầu rất sớm từ thời Tiên Tần (tức
trước khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, tức là chỉ thời Xuân
Thu Chiến Quốc: từ năm 221 Trước Công Nguyên trở về trước) kéo dài cho tới
ngày nay.
Đối với nơi ở, người Trung Quốc xưa đã yêu cầu: về địa thế phải chọn
bờ dốc bậc thang, địa hình phải chọn ở ven sông, chất đất phải khô ráo, nền
đất phải rắn chắc, nguồn nước dồi dào, chất nước phải trong sạch, giao thông
phải thuận tiện, bốn bề phải có cây rừng, phong cảnh u nhã.



16

Thời Thương, Chu các môn địa hình và thủy văn đã được phân biệt
chính xác, đất liền thì được chia thành núi, đồi, gò, đống, mô, bãi…; về lòng
sông thì có bờ, bãi bồi, đảo, mép nước, bến…; về vùng nước thì có các loại
hình khe, suối, sông nhỏ, ao, đầm, sông lớn…
Thời Tần đã có quan niệm về mạch đất, “vương khí”. Các công trình “thổ
mộc” khổng lồ được xây dựng. Có dương trạch là cung A Phòng chiếm đất gần
300 dặm, ly cung biệt quán rải khắp thung lũng núi, lấy Nam Sơn làm cửa cung,
lấy Phàn Xuyên làm ao nước, điện trước cung A Phòng có thể ngồi gần một vạn
người. Lại có âm trạch là lăng mộ Thủy Hoàng, huy động hơn 70 vạn dân phu đào
rỗng cả núi Ly Sơn, đào xuyên cả đến ba tầng đất Tức Nhưỡng.
Thuật phong thủy thời Nam Bắc triều (từ năm 420 đến năm 589 sau
Công nguyên) và đời nhà Thanh là hưng thịnh hơn cả. Thời Nam Bắc triều
chọn Kiến Khang (Nam Kinh) làm quốc đô vì nơi đây có núi Thanh Lương
như một con hổ ngồi xổm, phía Đông có núi Chung Sơn giống con rồng nằm
cuộn khúc. Nơi mà Gia Cát Lượng từng than rằng: “Chung Sơn rồng nằm,
Thạch Đầu hổ ngồi, đây là nhà của bậc đế vương”. Thời kỳ này xuất hiện
nhiều thầy tướng số, phong thủy trong dân gian. Người dân tin phong thủy,
vua chúa lại càng tin phong thủy hơn. Tống Minh Đế là một ông vua kiêng kỵ
rất cẩn thận. Khi trăm quan bàn việc nếu ai thốt ra các từ “họa”, “bại”,
“hung”, “táng”…bất kể quan lớn đến đâu cũng bị tội chém. Linh sàng Thái
hậu từ Đông cung đi ra, Minh đế gặp phải cho là chẳng lành, liền bãi chức cả
mười mấy viên quan. Vua Vũ Đế nhà Nam Tề cũng tin phong thủy. Thời đó,
có người nhìn khí bảo: “Tân Lâm, Lâu Hồ, Thanh Khê đều có khí thiên tử, có
thể xây lầu gác, cung điện, vườn ngự ở đó”. Vũ đế nghe theo mà làm.
Qua bao nhiêu năm đến nay thuật phong thủy lại thịnh hành trở lại ở Trung
Quốc. Ở Bắc Kinh, cổng nhà hầu hết đều xây tại góc trái mặt chính ở trước sân gọi

là “cửa Thanh Long”, vì theo phong thủy kết cấu “Khảm trạch, Tốn môn” là may


17

mắn nhất. Nhà cửa nông thôn đa số chầu về Nam, Đông hoặc Đông Nam. Không
chỉ có người dân tin vào phong thủy mà nhiều cơ quan chính quyền tin vào phong
thủy. Ở Quảng Đông, tại Cục thuế vụ huyện Yết Dương có mời thầy phong thủy về
xem địa lý, sau đó cục lấp ao phun nước, bít cổng lớn nhà xe, làm lại lầu cơ quan
làm việc để hợp phong thủy.[12]
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam
Truyền thống ứng dụng phong thủy của nền văn hiến Việt cũng được
nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những câu chuyện truyền
miệng của các cụ già ở đất Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng tìm đất đóng
đô dựng nước, Đức Vua Thái Tổ Lý Công Uẩn với Chiếu dời đô lịch sử…
vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự tự hào. Nhà nghiên cứu
Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết này vào trong cuốn
Nghìn xưa văn hiến do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1999. Như
vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển trải hàng
nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy trong xã hội Đông phương là không
thể phủ nhận. Phong thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát
triển của các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần hoạch
định những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo nên những cung điện
nguy nga, khiến Tây phương cũng phải ngưỡng mộ.[6]
* Phong thủy trong kiến trúc Dinh Độc Lập
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng rất sùng bái khoa Phong thủy.
Ông đã từng thuê thầy địa lý đặt lại mộ cha Phan Rang để táng vào nơi được
đại “cát” nhất. Ông Thiệu muốn chức vị của mình trường tồn nên đã cho xây
lại và yểm bùa dinh “Tổng thống” tức là “Dinh Độc Lập”.
Nguyên nơi này trước kia gọi là dinh Nô-rô-đôm. Nó vốn là phủ toàn

quyền do thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Khi Pháp trao trả độc
lập “giả hiệu” cho Bảo Đại thì dinh mới bắt đầu đổi tên thành Dinh Độc Lập.


18

Thời kỳ ông Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống thì ngày 27/02/1962,
hai phi công thuộc phái chống đối tới ném bom làm sập cánh trái của dinh, rồi
ngày 01/11/1963, chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cho tới khi các ông Thiệu,
ông Kỳ lên nắm chính quyền, dinh vẫn chưa được sửa xong. Ông Thiệu đã đề
ra chương trình xây dựng lại Dinh Độc Lập, các kiến trúc sư phải thiết kế sao
cho dinh mới vững chãi để chống lại các cuộc tấn công của phe đảo chính.
Theo sách vở cũ thì bộ phận chính của dinh mới được cấu trúc thành ba
tầng lầu kéo ngang thành ba vệt dài và hệ thống cửa lớn ở chính giữa kéo
thành một nét thẳng dọc từ trên xuống dưới, như một nét sổ kết hợp lại với
nhau thành chữ vương (vua), chiếc kỳ đài trên nóc lầu lại tạo thành dấu chấm
trên chữ vương và nó tạo thành chữ chủ nghĩa là chúa.
Trên nóc mái bằng của dinh còn có một cái lầu nhỏ gọi là tứ phương
vô sự lầu. Cái lầu này là nơi yểm bùa làm cho dinh được bình yên vô sự,
chống được mọi hiểm họa từ bốn phương ập tới. Lầu nhỏ này xây theo hình
vuông kiểu chữ khẩu, trước lầu có một cột đâm thẳng thành một nét dọc tạo
thành chữ trung, ngụ ý dinh là trung tâm quyền lực, đồng thời có nghĩa là
chính giữa.
Ngày 31/10/1966, đúng giờ đại cát, ông Nguyễn Văn Thiệu tới cắt băng
khánh thành Dinh Độc Lập được tái tạo theo kiểu mới đó.
Từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ mặt bằng của Dinh Độc Lập được xây
dựng trên khu vực có hình chữ cát (có nghĩa là tốt lành), nhưng rồi có người
mách con đường thảo cầm viên đâm thẳng vào dinh như một mũi tên. Ông
Thiệu đến nhờ một pháp sư yểm cho lá bùa chôn ngay giữa cổng chính. Đồng
thời phía trước dinh, ông Thiệu còn bố trí những rào sắt chắn đặt thường

xuyên trên con lộ, tạo thành một vật cản chặt đứt ngang mũi tên.
Tuy nhiên, xét về tổng thể mà nói, từ trên cao nhìn xuống, tòa nhà Dinh
Độc Lập được thiết kế mang hình tượng cái triện và con dấu, mang ý nghĩa về


iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU .................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của phong thủy........................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về phong thủy ............................................................................... 3
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy ................................................. 4
2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy..................................................................... 5
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................ 14
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới..................................................................... 14
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc ................................................................. 15
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam ................................................................... 17
2.3. Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở, công trình xây dựng, cảnh quan 19
2.3.1. Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở ................................................... 19
2.3.2. Ứng dụng phong thủy trong bố trí công trình xây dựng ............................ 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 30

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 30
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 31


×