Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ứng dụng công nghệ (GIS) vào xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại xã phúc sơn huyện tân yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 67 trang )

i

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

DIấM TH Lí
Tờn ti:
ứng dụng công nghệ (GIS) vào xây dựng và quản lý
cơ sở dữ liệu địa chính tại x' Phúc Sơn
huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang

KHểA LUN TT NGHIP I HC

H o to

: Chớnh quy

Chuyờn ngnh

: a chớnh Mụi trng

Khoa

: Qun lý ti nguyờn

Khúa hc

: 2011 - 2015

THI NGUYấN - 2015



ii

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

DIấM TH Lí
Tờn ti:
ứng dụng công nghệ (GIS) vào xây dựng và quản lý
cơ sở dữ liệu địa chính tại x' Phúc Sơn
huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang

KHểA LUN TT NGHIP I HC
H o to

: Chớnh quy

Chuyờn ngnh

: a chớnh Mụi trng

Lp

: K43 - CMT - N01

Khoa

: Qun lý ti nguyờn

Khúa hc


: 2011 - 2015

Giỏo viờn hng dn: ThS. Ngụ Th Hng Gm

THI NGUYấN - 2015


ii

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

DIấM TH Lí
Tờn ti:
ứng dụng công nghệ (GIS) vào xây dựng và quản lý
cơ sở dữ liệu địa chính tại x' Phúc Sơn
huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang

KHểA LUN TT NGHIP I HC
H o to

: Chớnh quy

Chuyờn ngnh

: a chớnh Mụi trng

Lp


: K43 - CMT - N01

Khoa

: Qun lý ti nguyờn

Khúa hc

: 2011 - 2015

Giỏo viờn hng dn: ThS. Ngụ Th Hng Gm

THI NGUYấN - 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Sơn - huyện Tân Yên năm 2014 ..........15
Bảng 4.2: Hồ sơ địa chính xã Phúc Sơn năm 2014 ...................................................16
Bảng 4.3: Các lớp thông tin trên bản đồ số ...............................................................17


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Menu chức năng và giao diện của Phần mềm Famis ...................... 18
Hình 4.2. Menu khởi động giao diện cửa sổ tự động sửa lỗi MRF Clean ...... 18
Hình 4.3. Menu khởi động hộp thoại sửa lỗi MRF Flag Editor...................... 19
Hình 4.4. Menu khởi động chức năng tạo vùng (BUILD).............................. 19

Hình 4.5. Khởi động hộp thoại đánh số thửa tự động ..................................... 20
Hình 4.6. Menu khởi động hộp thoại gán thông tin từ nhãn ........................... 21
Hình 4.7. Menu khởi động giao diện sửa bảng nhãn thửa .............................. 21
Hình 4.8. Cửa sổ nhập thông tin thuộc tính cho các thửa đất ......................... 22
Hình 4.9. Menu khởi động giao diện bảng vẽ nhãn thửa ................................ 22
Hình 4.10. Hộp thoại Bản đồ chủ đề (TMAP - 2002)..................................... 23
Hình 4.11. Màn hình đăng nhập hệ thống ....................................................... 24
Hình 4.12. Menu khởi động giao diện đơn vị hành chính .............................. 24
Hình 4.13. Lựa chọn đơn vị hành chính làm việc ........................................... 24
Hình 4.14. Menu khởi động giao diện danh mục đơn vị hành chính ............. 25
Hình 4.15. Mã ĐVHC Xã Phúc Sơn ............................................................... 25
Hình 4.16. Bảng chọn xã (phường) ................................................................. 25
Hình 4.17. Menu khởi động giao diện chuyển đổi dữ liệu trên Famis sang
ViLIS ....................................................................................................... 26
Hình 4.18. Chuyển đổi dữ liệu FAMIS sang ViLIS ....................................... 26
Hình 4.19. Menu khởi động giao diện thiết lập cơ sở dữ liệu ........................ 27
Hình 4.20. Hộp thoại đòi đăng nhập mật khẩu để thiết lập cơ sở dữ liệu trong
ViLIS ....................................................................................................... 27
Hình 4.21. Hộp thoại thông báo ...................................................................... 27
Hình 4.22. Hộp thoại Nhập mật khẩu của người quản trị hệ thống ................ 28
Hình 4.23. Thiết lập CSDL trong ViLIS......................................................... 28
Hình 4.24. Thông báo khởi tạo CSDL thành công ......................................... 29
Hình 4.25. Dữ liệu bản đồ được nhập vào ViLIS ........................................... 29


iv

Hình 4.26. Menu khởi động thiết lập cơ sở dữ liệu thuộc tính vào ViLIS ..... 30
Hình 4.27. Chuyển file dữ liệu thuộc tính từ FAMIS sang ViLIS.................. 30
Hình 4.28. Thông báo tiếp tục chuyển dữ liệu từ FAMIS .............................. 31

Hình 4.29. Menu khởi động đăng ký sử dụng đất........................................... 32
Hình 4.30. Cửa sổ nhập các thông tin vào đơn đăng ký ................................. 32
Hình 4.31. Hiển thị đơn xin cấp giấy chứng nhận QSD đất ........................... 33
Hình 4.32. Menu khởi động chức năng in đơn đăng ký cấp giấy ................... 33
Hình 4.33. Màn hình in đơn đăng ký sử dụng đất .......................................... 34
Hình 4.34. Menu khởi động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........... 34
Hình 4.35. Cấp GCNQSD đất ......................................................................... 35
Hình 4.36. Sơ đồ thửa đất GCN ...................................................................... 36
Hình 4.37. Menu khởi động chức năng lập sổ địa chính ................................ 37
Hình 4.38. Màn hình tạo và in sổ địa chính .................................................... 37
Hình 4.39. Menu khởi động chức năng lập sổ mục kê đất ............................. 38
Hình 4.40. Màn hình tạo và in sổ mục kê đất ................................................. 38
Hình 4.41. Menu khởi động chức năng lập sổ cấp GCNQSD đất .................. 38
Hình 4.42. Tạo sổ cấp giấy chứng nhận .......................................................... 39
Hình 4.43. Menu khởi động chức năng lập sổ theo dõi biến động đất đai ..... 39
Hình 4.44. Menu khởi động chức năng in danh sách công khai ..................... 39
Hình 4.45. Cửa sổ in danh sách công khai ...................................................... 40
Hình 4.46. Menu khởi động chức năng thống kê kết quả cấp GCNQSD đất......... 40
Hình 4.47. Màn hình hiển thị kết quả cấp GCN ............................................. 41
Hình 4.48. Menu khởi động chức năng thống kê tổng hợp trên ViLIS .......... 41
Hình 4.49. Thống kê tổng hợp đất đai ............................................................ 41
Hình 4.50. Menu chọn biến động hồ sơ bao gồm các kiểu biến động ............ 42
Hình 4.51. In nội dung biến động ................................................................... 43
Hình 4.52. Menu khởi động chức năng cấp lại GCN ..................................... 43
Hình 4.53. Menu khởi động giao diện chức năng thu hồi GCN ..................... 44


v

Hình 4.54. Menu khởi động giao diện chuyển MĐSD đất trên ViLIS ........... 44

Hình 4.55. Menu khởi động giao diện thay đổi thời hạn sử dụng đất trên ViLIS ..... 45
Hình 4.56. Tách thửa theo phương pháp thực tế............................................. 45
Hình 4.57. Menu khởi động chức năng gộp thửa ........................................... 46
Hình 4.58. Gộp hai thửa thành một ................................................................. 46
Hình 4.59. Menu khởi động chức năng tra cứu lịch sử biến động trên ViLIS........ 47
Hình 4.60. Menu khởi động chức năng quản lý biến động trên ViLIS .......... 47
Hình 4.61. Màn hình giao diện quản lý biến động trên ViLIS ....................... 47
Hình 4.62. Menu khởi động chức năng thống kê biến động đất đai ............... 48
Hình 4.63. Menu khởi động chức năng tra cứu thông tin theo thửa đất trên
ViLIS ....................................................................................................... 48
Hình 4.64. Màn hình tra cứu theo thông tin thửa đất ...................................... 49
Hình 4.65. Menu khởi động chức năng tra cứu thông tin theo chủ sử dụng đất ..... 49
Hình 4.66. Tìm kiếm thông tin theo chủ sử dụng đất ..................................... 50
Hình 4.67. Menu khởi động chức năng tra cứu tìm kiếm thông tin theo GCN
trên ViLIS................................................................................................ 50
Hình 4.68. Tìm kiếm theo giấy chứng nhận ................................................... 51


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HSĐC
BĐĐC
GCNQSD
CSDL
GCN
QSDĐ
MĐSD
TT


TCĐC
BTNMT
CMND
LIS (Land Information System)
GIS (Geographic Information System)
ViLIS (Viet Nam Land Information
System)
UBND
CCPL
ĐVHC

Giải thích
Hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Mục đích sử dụng đất đai
Thông tư ban hành
Quyết định ban hành
Tổng cục địa chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Giấy chứng minh nhân dân
Hệ thống thông tin đất
Hệ thống Thông tin địa lý
Hệ thống thông tin đất Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Căn cứ pháp lý

Đơn vị hành chính


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được
sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài
Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện
chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ (GIS) vào xây dựng và quản lý cơ sở dữ
liệu địa chính tại xã Phúc Sơn - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang .”
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến
thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Quản Lý Tài Nguyên , người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng
em và đặc biệt là cô giáo Th.S.Ngô Thị Hồng Gầm, người đã trực tiếp hướng
dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị đang công tác tại Phòng Địa
Chính Xã Phúc Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo em hoàn thành bản báo cáo
tốt nghiệp này.
Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới
chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để chuyên đề
này được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015

Sinh viên
Diêm Thị Lý


viii

3.3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai tại xã Phúc Sơn - huyện Tân Yên - tỉnh
Bắc Giang ................................................................................................................8
3.3.3 Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng hệ thống phần mềm ViLIS tại xã
Phúc Sơn - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang ..........................................................8
3.3.4 Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý hồ sơ địa chính
bằng phần mềm ViLIS tại địa phương ....................................................................9
3.3.5 Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng phần mềm ViLIS ....................9
3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................9
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................9
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .........................................................9
3.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ bằng hệ thống phần mềm Microstation SE, Famis
và ViLIS .................................................................................................................10
3.4.4. Phương pháp quản lý và khai thác hồ sơ địa chính .....................................10
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................11
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội .................................................11
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................11
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................12
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ................................14
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai .......................................15
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ...............................................................15
4.2.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai trong những năm gần đây ..................16
4.3. Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng hệ thống phần mềm ViLIS trên địa
bàn xã Phúc Sơn - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang ............................................16
4.3.1 Thu thập dữ liệu ...........................................................................................16

4.3.2 Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm Microstation SE ..........17
4.3.3 Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm Famis ...........................18
4.3.4 Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLIS ..........................26
4.4 Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý hồ sơ địa chính
bằng phần mềm ViLIS tại địa phương ..................................................................31
4.4.1. Đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính .......................................................31
4.4.2. Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động ......................................41


ix

4.4.3. Tra cứu tìm kiếm thông tin..........................................................................48
4.5.Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng công nghệ phần mềm ViLIS ............51
4.6. Biện pháp khắc phục ......................................................................................52
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................54
5.1. Kết luận ..........................................................................................................54
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đổi mới nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm cho nền kinh tế xã hội phát
triển mạnh mẽ làm cho mối quan hệ giữa đất đai và con người trở nên căng
thẳng. Vậy nên ngành quản lý đất đai cần phải có những thông tin, dữ liệu về tài
nguyên đất một cách chính xác đầy đủ cùng với sự tổ chức sắp xếp và quản lý

một cách chặt chẽ thì mới có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả cho nhiều
mục đích khác nhau phục vụ việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý thông tin về đất đai
bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy mà các
tại xã, phường đang thực hiện khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai
thác các thông tin về đất đai. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một
trong những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên thế giới.
Xã Phúc Sơn là một xã thuộc khu vực miền núi phía bắc. Trong những năm
gần đây xã có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ. Để đảm
bảo tốc độ tăng trưởng cao có thể duy trì được, bắt buộc chúng ta phải xây dựng hệ
thống thông tin đất đai (LIS) đem lại hiệu quả nhất. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính số trên địa bàn Xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý đất đai. Đây cũng là cơ sở để xây dựng được hệ thống
thông tin đất đai thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S. Ngô
Thị Hồng Gấm em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ (GIS)
vào xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Phúc Sơn - huyện
Tân Yên - tỉnh Bắc Giang.”


2

1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Thành lập cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính bằng hệ thống
phần mềm Famis và ViLIS theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Ứng dụng dựa trên chức năng của hệ thống phần mềm ViLIS vào việc
khai thác cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý hồ sơ địa chính tại xã
Phúc Sơn - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang, nhằm giúp cho quản lý và khai thác

thông tin hồ sơ địa chính được thực hiện một cách nhanh chóng - chính xác.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của xã Phúc Sơn huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng thông tin thuộc tính theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường bằng hệ thống phần mềm ViLIS.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian theo đúng quy phạm thành lập bản
đồ địa chính theo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Bản đồ địa chính phải đáp ứng các thông tin về lưu chữ, xử lý số liệu,
cung cấp thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác.
- Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý hồ sơ địa
chính bằng phần mềm ViLIS tại địa phương.
- Đưa ra các biện pháp mang tính khả thi cao.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố thêm kiến thức và tìm hiểu thực tế công tác
quản lý hồ sơ địa chính tại địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Trong quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng phần mềm
ViLIS tại địa phương giúp tạo ra một môi trường làm việc mới, hiện đại và
đồng bộ trong quản lý đất đai.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu
2.1.1. Khái niệm về CSDL đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa
chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm

kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật
thường xuyên bằng phương tiện điện tử [5].
2.1.2. Các thành phần CSDL
* Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu
địa chính [5].
* Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa
đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ
thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ
liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về
đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo
vệ công trình [5].
* Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử
dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có
liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ
liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình
trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền
và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ
liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [5].
* Siêu dữ liệu (metadata): là các thông tin mô tả về dữ liệu [5].
* Cấu trúc dữ liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự
phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu [5].


4

* Kiểu thông tin của dữ liệu: là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông
tin của dữ liệu [5]
2.2. Tổng quan về hệ thống hồ sơ địa chính
2.2.1 Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính

Hệ thống hồ sơ địa chính được hiểu là hệ thống bản đồ địa chính và sổ
sách địa chính, gồm các thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội,
pháp lý của thửa đất, về người sử dụng đất, về quá trình sử dụng đất, được thiết
lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký lần đầu và đăng ký biến
động về sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [7].
2.2.2 Nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện nay
Hồ sơ địa chính gồm :
- Bản đồ địa chính
- Sổ địa chính
- Sổ mục kê đất đai
- Sổ theo dõi biến động đất đai [2].
+ Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lí
có quan lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất
quản lý nhà nước về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo
sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ
địa chính tại địa phương [7].
Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn. Mỗi thửa đất phải có số hiện riêng và không trùng
nhau với số hiệu của các thửa đất trong phạm vi cả nước [9].
Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ
bản gốc; Bản gốc được lưu tại văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thuộc Sở


5

Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại văn phòng quyền sử
dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [9].
2.3 Một số phần mềm quản lý hồ sơ địa chính đang áp dụng ở Việt Nam
2.3.1. Phần mềm Microtasion [8]
MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ
họa rất mạnh cho phép xây dựng và thể hiện các yếu tố bản đồ. Các công cụ
của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh Raster,
sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation được dùng làm
nền cho các phần mềm như IrasB, IrasC, Geovec, MSFClean, MRFFlag.
MicroStation còn cũng cấp các công cụ như nhập (Import) và xuất
(Export) dữ liệu đồ họa từ các phần mèm khác qua các file có định dạng như
*.DXF, *.DWG...
2.3.2. Phần mềm Famis
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phần mềm thích hợp đo vẽ và lập
BĐĐC FAMIS (Field Work and Cadastral Mapping Intergraph Software) là
phần mềm thành lập và quản lý bản đồ số địa chính. Famis có khả năng thực
hiện các công đoạn từ xử lý các số liệu đo ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh sản
phẩm BĐĐC. Nó liên kết với cơ sở dữ liệu HSĐC để dùng chung một dữ liệu
thống nhất.
Phần mềm FAMIS là phần mềm chuẩn được sử dụng trong ngành địa
chính, nhằm mục đích tiến tới chuẩn hóa hệ thống thông tin đo đạc bản đồ và
tài nguyên đất. Mọi hệ thống bản đồ và HSĐC đã được lập theo các hệ thống
phần mềm khác cần phải được chuẩn hoá theo hệ thống phần mềm này để
quản lý thống nhất từ trung ương đến các địa phương.
Nguyên lý sử dụng phần mềm FAMIS: các dữ liệu đầu vào tuân theo
các dạng file chuẩn mà phần mềm có thể liên kết. Cơ sở dữ liệu trị đo và cơ
sở dữ liệu bản đồ được FAMIS quản lý theo file chuẩn (Seed file). File bản đồ


6


được định dạng (*.dgn), nó chứa đựng dữ liệu không gian nằm trong hệ quy
chiếu, kinh tuyến trung ương và hệ toạ độ trắc địa quốc gia. Quản lý cơ sở dữ
liệu dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu dữ liệu bản đồ là Foxpro nó được lưu dưới
dạng file (*.dbf) thuộc dạng dữ liệu phi không gian.
2.3.3. Phần mềm ViLIS
Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê
khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục địa
chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất”,Nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, thông tư
08/2007/TT-BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư
09/2007/TT_BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản
lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Phần mềm
này là một trong số các Modules của Hệ thống thông tin đất đai (LIS) đang
được phát triển. Phần mềm được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình CSDL
Visual Basic 6.0, thao tác trên CSDL Access.[6]
Phần mềm ViLIS phiên bản 1.0 là phiên bản ViLIS chạy trên các máy
đơn lẻ, thích hợp cho các đơn vị sử dụng cấp quận, huyện, phù hợp với trình độ
của các cán bộ quản lý đất đai. Phần mềm ViLIS thực hiện các nhiệm vụ quản lý
đất đai bao gồm đăng ký đất đai, quản lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cung cấp thông tin, hỗ trợ việc lập,
thẩm định quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và bồi thường; cung cấp
thông tin phục vụ thanh tra đất đai; cung cấp thông tin đất đai.[6]
Phần mềm gồm 02 Môdul làm việc: Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ
địa chính; hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai. Hai modul này giúp



7

thực hiện hai nội dung quản lý đất đai trọng tâm tại cấp xã, phường, thị trấn vào
thời điểm hiện tại. Hơn thế nữa đây lại là phiên bản được cung cấp miễn phí cho
người dùng nên rất phù hợp với điều kiện tài chính hạn hẹp của các cấp xã,
phường, thị trấn[7].
Vào ngày 14/02/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra
quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ
thống thông tin đất đai ViLIS (Viet Nam Land Information System) tại các
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương.
2.4. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính tại tỉnh Bắc Giang
Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc giang đã từng bước áp dụng công nghệ
thông tin vào công tác quản lý đất đai theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Năm 2009, tỉnh tập trung triển khai công tác đo đạc bản
đồ, lập hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh cho thành phố và
một số huyện: Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên. Dự án xây
dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL đất đai đang được triển khai ở thành phố
Bắc Giang và huyện Hiệp H7a.
Tuy nhiên trong công tác xây dựng CSDL đã cho thấy rất nhiều hạn chế
từ quy trình xây dựng,những tồn tại của phần mềm sử dụng đến trình độ của
cán bộ trong ngành còn nhiều yếu kém.


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Sơn - huyện Tân Yên năm 2014 ..........15
Bảng 4.2: Hồ sơ địa chính xã Phúc Sơn năm 2014 ...................................................16
Bảng 4.3: Các lớp thông tin trên bản đồ số ...............................................................17



9

- Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLIS
3.3.4 Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý hồ sơ địa
chính bằng phần mềm ViLIS tại địa phương
* Đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính
- Kê khai đăng ký
- Hồ sơ địa chính: Cấp GCNQSD đất, in giấy chứng nhận, lập bộ hồ
sơ địa chính, in danh sách công khai, kết quả cấp giấy chứng nhận, thống kê
tổng hợp.
* Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động
* Biến động hồ sơ
* Biến động bản đồ: Tách thửa, gộp thửa
* Quản lý biến động: Lịch sử biến động, quản lý biến động, thống kê
biến động
* Tra cứu tìm kiếm thông tin
3.3.5 Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng phần mềm ViLIS
- Ưu điểm
- Nhược điểm
3.3.6 Biện pháp khắc phục
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Sơn.
- Thu thập các tài liệu về hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan.
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ liên quan đến hồ sơ địa chính.
- Hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
sổ theo dõi biến động đất đai.
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu



10

Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm tin học
như Word, Exel,...
3.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ bằng hệ thống phần mềm Microstation SE,
Famis và ViLIS
- Thực hiện dựa trên ba bộ phần mềm Microstation, Famis và ViLIS.
- Bản đồ địa chính số sẽ được hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuộc tính bằng
phần mềm Famis.
- Hoàn chỉnh và chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính sang ViLIS.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đầu ra bằng phần mềm ViLIS.
- Các dữ liệu thuộc tính sẽ được nhập thông qua bàn phím máy vi tính
3.4.4. Phương pháp quản lý và khai thác hồ sơ địa chính
Sử dụng các công cụ và chức năng của phần mềm ViLIS để quản lý và
khai thác hồ sơ địa chính (Tra cứu, tìm kiếm,…).


11

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Phúc Sơn là một xã miền núi của Huyện Tân Yên, nằm ở phía Tây Bắc
của huyện với tổng diện tích tự nhiên là 578,00 ha.
- Phía Bắc giáp xã Tân Đức huyện Phú Bình,tỉnh Thái nguyên.
- Phía Nam giáp với xã Lam Cốt.

- Phía Đông giáp với xã Đại Hoá - Tân Yên.
- Phía Tây giáp với xã Dương Thành -Phú Bình - Thái Nguyên.
Địa hình, địa mạo
Phúc Sơn có địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam.Địa hình khá
bằngphẳng chiếm 95% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã, tập trung phần lớn diện tích trồng lúa chiếm trên 75% diện
tích đất nông nghiệp.
Khí hậu
- Nhiệt độ : Phúc Sơn có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng
năm 230C - 240C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6 ) là 390C, nhiệt độ thấp nhất
(tháng 12 ) là 8,20C.
- Lượng mưa : tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1,400 mm/năm và
tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 - 80 %
lượng mưa cả năm.
Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Phúc Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 577,7 ha. Theo kết quả điều tra phân
hạng đất của huyện thì đất đai xã Phúc Sơn như sau : Phía Bắc của xã chủ yếu là
đất đồi có độ pH từ 4 - 4,5, tầng canh tác mỏng; Phía Nam chủ yếu là đất phù sa
cổ bạc mầu có độ pH từ 4,5 - 5,6, tỷ lệ mùn thấp , nghèo dinh dưỡng.


12

- Tài nguyên nước
Được cung cấp chủ yếu thông qua lượng nước mưa tự nhiên, cùng với
sông, suối, kênh, mương, ao, hồ là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu .
Theo các tài liệu khoan thăm dò cho thấy xã có trữ lượng nước ngầm
khá phong phú, mực nước ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng tương
đối dễ dàng, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân

dân trong xã.
- Tài nguyên rừng
Phúc Sơn có 22,11 ha đất lâm nghiệp, chiếm 6,30% diện tích đất nông
nghiệp, toàn bộ là đất trồng rừng sản xuất. Các loại cây trồng chính là bạch
đàn, keo tai tượng,…..
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Phúc Sơn là một xã nông nghiệp thuần túy với nông nghiệp chiếm 80%
song dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, UBND huyện, cùng sự nỗ lực phấn đấu
trong sự chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, chính trị của
Đảng bộ, chính quyền; sự năng động trong sáng tạo dám nghĩ dám làm của
nhân dân xã Phúc Sơn, đã góp phần làm cho kinh tế của xã trong những năm
qua là tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã trong những năm
qua là 7,5%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm
nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,
phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nuôi những cây có năng suất,
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường phát triển, phục vụ cơ bản đời
sống sinh hoạt của nhân dân trong và ngoài xã. Cơ cấu kinh tế của xã như sau:
Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản(83,6%); tiểu thủ công nghiệp và thương
mại dịch vụ (16,4%).


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Menu chức năng và giao diện của Phần mềm Famis ...................... 18
Hình 4.2. Menu khởi động giao diện cửa sổ tự động sửa lỗi MRF Clean ...... 18
Hình 4.3. Menu khởi động hộp thoại sửa lỗi MRF Flag Editor...................... 19

Hình 4.4. Menu khởi động chức năng tạo vùng (BUILD).............................. 19
Hình 4.5. Khởi động hộp thoại đánh số thửa tự động ..................................... 20
Hình 4.6. Menu khởi động hộp thoại gán thông tin từ nhãn ........................... 21
Hình 4.7. Menu khởi động giao diện sửa bảng nhãn thửa .............................. 21
Hình 4.8. Cửa sổ nhập thông tin thuộc tính cho các thửa đất ......................... 22
Hình 4.9. Menu khởi động giao diện bảng vẽ nhãn thửa ................................ 22
Hình 4.10. Hộp thoại Bản đồ chủ đề (TMAP - 2002)..................................... 23
Hình 4.11. Màn hình đăng nhập hệ thống ....................................................... 24
Hình 4.12. Menu khởi động giao diện đơn vị hành chính .............................. 24
Hình 4.13. Lựa chọn đơn vị hành chính làm việc ........................................... 24
Hình 4.14. Menu khởi động giao diện danh mục đơn vị hành chính ............. 25
Hình 4.15. Mã ĐVHC Xã Phúc Sơn ............................................................... 25
Hình 4.16. Bảng chọn xã (phường) ................................................................. 25
Hình 4.17. Menu khởi động giao diện chuyển đổi dữ liệu trên Famis sang
ViLIS ....................................................................................................... 26
Hình 4.18. Chuyển đổi dữ liệu FAMIS sang ViLIS ....................................... 26
Hình 4.19. Menu khởi động giao diện thiết lập cơ sở dữ liệu ........................ 27
Hình 4.20. Hộp thoại đòi đăng nhập mật khẩu để thiết lập cơ sở dữ liệu trong
ViLIS ....................................................................................................... 27
Hình 4.21. Hộp thoại thông báo ...................................................................... 27
Hình 4.22. Hộp thoại Nhập mật khẩu của người quản trị hệ thống ................ 28
Hình 4.23. Thiết lập CSDL trong ViLIS......................................................... 28
Hình 4.24. Thông báo khởi tạo CSDL thành công ......................................... 29
Hình 4.25. Dữ liệu bản đồ được nhập vào ViLIS ........................................... 29


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Menu chức năng và giao diện của Phần mềm Famis ...................... 18

Hình 4.2. Menu khởi động giao diện cửa sổ tự động sửa lỗi MRF Clean ...... 18
Hình 4.3. Menu khởi động hộp thoại sửa lỗi MRF Flag Editor...................... 19
Hình 4.4. Menu khởi động chức năng tạo vùng (BUILD).............................. 19
Hình 4.5. Khởi động hộp thoại đánh số thửa tự động ..................................... 20
Hình 4.6. Menu khởi động hộp thoại gán thông tin từ nhãn ........................... 21
Hình 4.7. Menu khởi động giao diện sửa bảng nhãn thửa .............................. 21
Hình 4.8. Cửa sổ nhập thông tin thuộc tính cho các thửa đất ......................... 22
Hình 4.9. Menu khởi động giao diện bảng vẽ nhãn thửa ................................ 22
Hình 4.10. Hộp thoại Bản đồ chủ đề (TMAP - 2002)..................................... 23
Hình 4.11. Màn hình đăng nhập hệ thống ....................................................... 24
Hình 4.12. Menu khởi động giao diện đơn vị hành chính .............................. 24
Hình 4.13. Lựa chọn đơn vị hành chính làm việc ........................................... 24
Hình 4.14. Menu khởi động giao diện danh mục đơn vị hành chính ............. 25
Hình 4.15. Mã ĐVHC Xã Phúc Sơn ............................................................... 25
Hình 4.16. Bảng chọn xã (phường) ................................................................. 25
Hình 4.17. Menu khởi động giao diện chuyển đổi dữ liệu trên Famis sang
ViLIS ....................................................................................................... 26
Hình 4.18. Chuyển đổi dữ liệu FAMIS sang ViLIS ....................................... 26
Hình 4.19. Menu khởi động giao diện thiết lập cơ sở dữ liệu ........................ 27
Hình 4.20. Hộp thoại đòi đăng nhập mật khẩu để thiết lập cơ sở dữ liệu trong
ViLIS ....................................................................................................... 27
Hình 4.21. Hộp thoại thông báo ...................................................................... 27
Hình 4.22. Hộp thoại Nhập mật khẩu của người quản trị hệ thống ................ 28
Hình 4.23. Thiết lập CSDL trong ViLIS......................................................... 28
Hình 4.24. Thông báo khởi tạo CSDL thành công ......................................... 29
Hình 4.25. Dữ liệu bản đồ được nhập vào ViLIS ........................................... 29


×