Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo khoa học xác định tỷ lệ thích hợp trong cơ cấu sản xuất cây thức ăn xanh và phương pháp phát triển cây, cỏ họ đậu cho chăn nuôi bò sữa tại ba vì hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.29 KB, 9 trang )

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ THÍCH HỢP TRONG CƠ CẤU SẢN XUẤT CÂY THỨC ĂN
XANH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY, CỎ HỌ ĐẬU CHO
CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI BA VÌ - HÀ TÂY
Lê Xuân Đông1*, Nguyễn Thị Mùi2, Phan Thị Kiểm1, Phạm Doãn Huệ1,
Phan Thị Phần2, Đào Đức Biên1 và Hoàng Thị Lảng1
1

Trung tâm NC bò và đồng cỏ Ba Vì; 2Bộ môn Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc

*Tác giả để liên hệ: ThS. Lê Xuân Đông, Phó Giám đốc Trung tâm NC bò và đồng cỏ Ba
Vì; ĐT: 034-881 040 / 0912415680; E-mail:
ABSTRACT
Effects of different graminous grasses to leguminous grasses and cultivating method on yields and
quality of grasses
It was realized that yields of grasses (both graminous and leguminous grasses) were the higest when
using 30 MT of manure/ha/year. Irrigation in cold and dry winter improved the yield of grasses. Mono
cultured leguminous grasses (Leucaena leucocephala and Stylosanthes guianensis CIAT 184) had higher
yields than mixed-cultured leguminous grasses With 30 MT of manure/ha/year and irrigation in winter, the
first year green mass of Leucaena leucocephala in mixed cultured pasture of 50% elephant grasses to 50%
Leucaena leucocephala and of 67% Guinea grass to 33% Leucaena leucocephala occupied by 12.7 and 10.1%
in total green mass of mix cultured pasture, respectively. Under the similar condition, the first year green
mass of Stylo in mix cultured pasture of 67% Brachiaria hybrid to 33% Stylo, occupied by 20.9% of total
green mass from mix cultured pasture.
Key words: grass, legume species, irrigation, inter-storey, biomass.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi bò sữa ở nước ta trong những năm gần đây đã trở thành nghề sản xuất hàng
hoá trong các hộ gia đình nông dân và các trang trại. Tổng đàn bò sữa cả nước năm 2000 là
35.000 con, tăng lên 107.609 con (7/ 2005). Trong đó bò lai HF chiếm 84,65%, bò sữa
thuần chủng chiếm 15,35%. Chất lượng đàn bò sữa ngày càng được nâng lên, sản lượng
sữa của đàn bò lai đạt trung bình 3800 kg sữa/chu kỳ, bò HF thuần đạt 3500 - 6700 kg


sữa/chu kỳ (VCN – 2005).
Sự phát triển chăn nuôi bò sữa đang đặt ra yêu cầu phải cung cấp đủ, đều nguồn thức
ăn xanh thô giàu prôtêin, dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng sản xuất của các giống cỏ, cây
thức ăn gia súc. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu tạo nguồn thức ăn thô, xanh.
Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giống cỏ nhập
nội có năng suất (NS), chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái của nước ta. Các
giống cỏ hoà thảo: P. purpureum Kinggrass, P. maximum, Pangola, Bermuda đã cho NS
VCK 18-26 tấn/ha, 17,8 tấn/ha, 13,8 tấn/ha và 14,8 tấn/ha (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995).
Cỏ B. ruziziensis cho NS chất xanh 50-60 tấn/ha (Dương Quốc Dũng và cs, 2000). Một số
giống cỏ họ đậu như Stylo cook đã cho NS 12,5 tấn VCK/ ha/ năm (Nguyễn Ngọc Hà và
cs, 1995). Cây keo dậu (Leucaena K636, KT48, KX2) cho NS VCK 12-15 tấn/ha chứa 2223% prôtêin (tính theo VCK) trên vùng đất Ba Vì, Hoà Bình (Nguyễn Thị Mùi và cs,
1998).


Những nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo và
họ đậu trong hộ gia đình chăn nuôi (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2004; Lê Xuân Đông và cs,
2005) đã
bước đầu đánh giá khả năng sản xuất chất xanh trong mùa khô lạnh của một số giống cỏ
hoà thảo, cỏ họ đậu, đã xây dựng mô hình sản xuất tại hộ gia đình đạt từ 2,3% đến 6% keo
dậu trong thức ăn xanh hàng ngày cho bò sữa. Nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu đồng cỏ
hiện nay là: sản xuất và cung cấp đủ, đều thức ăn xanh quanh năm cho gia súc, tỷ lệ cỏ họ
đậu chiếm 15-20% trong khẩu phần thức ăn xanh hàng ngày.
Để góp phần vào nghiên cứu tạo nguồn thức ăn xanh thô dồi dào, phong phú, giàu
prôtêin thực vật phục vụ cho phát triển chăn nuôi bò sữa hiện nay, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu: “Xác định tỷ lệ thích hợp trong cơ cấu sản xuất cây thức ăn xanh và phương
pháp phát triển cây, cỏ họ đậu cho chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì - Hà Tây”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Giống cỏ hòa thảo
Pennisetum purpureum (cỏ voi); Panicum maximum TD

hybrid (Hybrit)

58

(ghinê TD58); Brachiaria

Giống cỏ họ đậu
Leucaena leucocephala K636 (Keo dậu); Stylosanthes guianensis CiAT 184 (Stylo)
Nội dung nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của các phương thức trồng, phân hữu cơ, chế độ tưới đến khả
năng sản xuất của các giống cỏ hoà thảo và cỏ họ đậu trong thí nghiệm.
Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
Từ tháng 5/ 2005 đến tháng 2/ 2006 tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì Ba Vì - Hà Tây.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 3 nhân tố
+ Nhân tố thứ nhất là các mức phân hữu cơ: 10 tấn/ ha, 20 tấn/ ha, 30 tấn/ ha.
+ Nhân tố thức 2 là các phương pháp phát triển cây họ đậu:
* Cỏ voi trồng xen keo dậu theo tỷ lệ diện tích 50: 50. Băng keo dậu rộng 2,0 m.
* Cỏ ghinê trồng xen keo dậu theo tỷ lệ 67% diện tích cỏ Ghinê, 33% diện tích keo
dậu. Băng keo dậu rộng 1m.
* Cỏ Hybrit trồng xen cỏ Stylo, tỷ lệ diện tích 67% diện tích cỏ Hybrit, 33% diện tích
cỏ Stylo. Băng cỏ Stylo rộng 1m.
* Cây keo dậu trồng thuần.
* Cỏ Stylo trồng thuần.


+ Nhân tố thứ 3 là chế độ tưới nước vào mùa khô: 9/ 2005 đến 2/ 2006. 7 ngày tưới 1
lần, lượng tưới 7,5 lít/ m2. Cây họ đậu tưới vào giai đoạn cây con khi thời tiết 7 ngày không
mưa.
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp RCB (Randomized complete block design).

Phân bón
+ Cỏ hoà thảo bón lót lân super 400kg, kali clorua 200kg. Sau mỗi lứa cắt bón 100kg
urê.
+ Cỏ họ đậu bón lót lân supper 400kg, kali clorua 200kg, urê 60kg.
Chăm sóc theo quy trình chăm sóc cỏ hoà thảo, cây họ đậu hiện hành.
Chỉ tiêu theo dõi
Năng suất chất xanh cỏ hoà thảo, họ đậu các lứa thu hoạch.
Phân tích xử lý số liệu
Số liệu được phân tích theo phương pháp của Phạm Chí Thành (1998).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của phân hữu cơ, chế độ tưới đến năng suất các giống cỏ hoà thảo trong thí
nghiệm
Năng suất chất xanh cỏ voi thu được trong thí nghiệm.
Bảng 1 cho thấy cùng chế độ tưới nước ở mức bón phân 10 tấn, 20 tấn và 30 tấn phân
hữu cơ/ha, có sai khác về năng suất (NS) cỏ voi, năng suất cao nhất 210,1 tấn/ha ở mức 30
tấn phân hữu cơ/ha (có tưới nước). Khi bón phân hữu cơ 30 tấn/ha so với bón 10 tấn/ha, NS
cỏ voi đã tăng 16,9%.
Bảng 1: Năng suất cỏ voi thu được (Đơn vị tính: Tấn/ ha)
Phân hữu cơ
Chế độ tưới
Có tưới
Không tưới
Mean
α = 0,05

10
178,1
176,3
177,2


20
190,8
186,0
188,4

30
210,1
204,1
207,1

Mean
193,0
188,8

Trong cùng mức phân bón chế độ tưới nước và không tưới nước không khác nhau.
Điều này có thể lý giải thời kỳ tưới vào giai đoạn nhiệt độ thấp, ánh sáng ngày ngắn, NS cỏ
thu được thấp so với tổng NS của cả kỳ nghiên cứu.
Năng suất chất xanh cỏ Ghinê thu được trong thí nghiệm
Khi tưới nước, NS cỏ Ghinê đã tăng so với không tưới nước là 3,9% trong kỳ nghiên
cứu, sai khác có ý nghĩa. Ở các mức bón phân hữu cơ khác nhau đã có khác nhau rõ rệt về
NS cỏ Ghinê thu được trong kỳ nghiên cứu. NS cỏ Ghinê tăng khi bón phân hữu cơ ở mức
20 tấn/ha so với 10 tấn/ha là 7,2%, mức 30 tấn/ha so với mức 20 tấn/ha là 11,8%, mức 30
tấn/ha so với mức 10 tấn/ha là 19,8%.
Bảng 2: Năng suất cỏ Ghinê thu được

(Đơn vị tính: Tấn/ ha)


Phân hữu cơ
Chế độ tưới

Có tưới
Không tưới
Mean
α = 0,05

10
107,5
104,1
105,8

20
115,5
111,2
113,4

30
129,7
123,9
126,8

Mean
117,6
113,1

Năng suất chất xanh cỏ Hybrit thu được trong thí nghiệm
Trong điều kiện có tưới, NS cỏ Hybrit tăng 6,2% so với không tưới và các mức phân
bón khác nhau cho năng suất sai khác có ý nghĩa. NS cỏ Hybrit tăng lên khi tăng phân bón
hữu cơ. Ở mức phân hữu cơ 20 tấn/ha, NS tăng so với mức bón 10 tấn/ha là 12,4%. Mức
phân hữu cơ 30 tấn/ha, NS tăng so với mức bón 20 tấn/ha là 10,9%. Mức phân bón 30
tấn/ha, NS tăng so với bón 10 tấn/ha là 24,8%.

Bảng 3: Năng suất cỏ Hybrit thu được (Đơn vị tính: Tấn/ ha)
Phân hữu cơ
Chế độ tưới
Có tưới
Không tưới
Mean
α = 0,05

10
72,7
68,8
70,7

20
81,5
77,5
79,5

30
91,4
85,0
88,2

Mean
81,9
77,1

Đánh giá hiệu quả của tưới nước đến năng suất các giống cỏ nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả tưới nước đến NS các giống cỏ nghiên cứu, chúng tôi phân tích
NS cỏ hoà thảo trong thí nghiệm thu được từ 9/ 2005 đến 2/ 2006. Kết quả phân tích trình

bày tại Bảng 4.
Bảng 4: Năng suất cỏ hoà thảo thu được từ 9/ 2005 đến 2/ 2006 (Đơn vị tính: Tấn/ ha)
Giống cỏ
Cỏ voi
Cỏ Ghinê
Cỏ Hybrit

Chế độ tưới
Có tưới
Không tưới
Có tưới
Không tưới
Có tưới
Không tưới

10
66,2
55,2
44,5
41,9
18,9
18,0

Mức phân bón
20
30
73,6
78,4
56,2
66,6

48,2
50,8
42,7
47,2
25,2
25,9
19,8
21,3

Mean
72,7
59,3
47,8
43,9
23,3
19,7

α = 0,05
Bảng 4 cho thấy trong thời kỳ khô lạnh chế độ tưới nước cho cỏ đã làm tăng NS của
các giống cỏ nghiên cứu, sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên khả năng tăng NS của các giống là
khác nhau. Đối với cỏ voi không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn do vậy tưới nước đã
làm tăng NS so với không tưới là 22,6%. Cỏ Ghinê và Hybrit ra hoa đồng loạt vào cuối
tháng 10 đến đầu tháng 11, giai đoạn này cỏ sinh trưởng kém, NS cỏ Ghinê tăng ở công
thức có tưới so với không tưới đạt 8,9%. Cỏ Hybrit tuy NS tăng 18,3% ở công thức tưới so
với công thức không tưới nhưng NS chất xanh thu được trong mùa khô lạnh thấp so với cỏ
voi và Ghinê. NS cỏ Hybrit ở công thức có tưới chỉ đạt 48,7% so với NS cỏ Ghinê thu
được, đạt 32% so với NS cỏ voi thu được.


Như vậy qua phân tích trên cho thấy:

- NS các giống cỏ tăng khi tăng lượng phân bón hữu cơ, ở mức 30 tấn phân hữu cơ các
giống cỏ đều đạt NS cao nhất.
- Trong điều kiện có tưới vào mùa khô lạnh từ 9/ 2005 đến 2/ 2006, NS các giống cỏ
đều tăng so với điều kiện không có tưới.
- NS cỏ thu được trong mùa khô lạnh cao nhất là cỏ voi, thấp nhất là cỏ Hybrit.
Ảnh hưởng của phân hữu cơ, chế độ tưới đến phương pháp phát triển cây họ đậu trong
thí nghiệm
Ảnh hưởng của phân hữu cơ, chế độ tưới đến phương thức trồng keo dậu (bảng 5)
Các phương thức trồng keo dậu khác nhau cho NS keo dậu thu được khác nhau. Trồng
xen keo dậu với cỏ Ghinê băng 1m (2 hàng) NS keo dậu thu được thấp nhất, chỉ đạt 68,4%;
68,0% so với keo dậu trồng thuần trong điều kiện có tưới và không có tưới. Trồng xen keo
dậu với cỏ voi băng 2m (4 hàng) NS keo dậu chỉ đạt 77,7%; 70,1% so với trồng thuần trong
điều kiện có tưới và không tưới. NS keo dậu tăng khi tăng phân bón hữu cơ và sai khác có
ý nghĩa. NS thu được ở mức bón 30 tấn/ ha phân hữu cơ có tăng so với bón 10 tấn/ha phân
hữu cơ là 40,8%; 41,1% trong điều kiện có tưới và không có tưới.
Keo dậu được tưới ở thời kỳ cây con và mùa khô lạnh NS tăng là 15% so với không
được tưới.
Bảng 5: Năng suất keo dậu thu được trong thí nghiệm (Đơn vị tính: Tấn/ ha)
Chế độ tưới
Có tưới

Không tưới

Phương thức trồng
Keo dậu xen cỏ voi
Keo dậu xen ghinê
Keo dậu thuần
Mean
Keo dậu xen cỏ voi
Keo dậu xen ghinê

Keo dậu thuần
Mean

10
14,8
13,2
16,0
14,7
11,5
11,8
15,4
12,9

Mức phân bón
20
30
16,3
19
14,6
16,3
21,6
26,8
17,5
20,7
13,4
16,0
12,5
14,3
18,5
24,4

14,7
18,2

Mean
16,7
14,7
21,5
17,6
13,6
12,8
19,4
15,3

α = 0,05

Ảnh hưởng của phân hữu cơ, chế độ tưới đến phương thức trồng cỏ Stylo
Bảng 6: Năng suất cỏ Stylo thu được trong thí nghiệm (Đơn vị tính: Tấn/ ha)
Chế độ tưới
Có tưới

Không tưới

α = 0,05

Phương thức trồng
Stylo xen Hybrit
Stylo thuần
Mean
Stylo xen Hybrit
Stylo thuần

Mean

10
18,7
29,8
24,3
17,4
29,7
23,5

Mức phân bón
20
30
20,6
24,1
35,1
38,7
27,9
31,4
21,7
23,1
33,8
36,2
27,7
29.6

Mean
21,1
34,5
27,8

20,7
32,2
26,9


Bảng 6 cho thấy sai khác NS rõ rệt với các phương thức trồng, khi trồng xen Stylo với
Hybrit băng 1m (2 hàng) NS Stylo chỉ đạt 61,2%; 64,3% trong điều kiện có tưới và không
có tưới so với trồng Stylo thuần. NS Stylo tăng khi mức phân bón hữu cơ tăng, NS thu
được khi bón 30 tấn/ha phân hữu cơ tăng là 29,2%; 26,0% so với mức bón 10 tấn/ha. NS
Stylo không khác nhau trong điều kiện có tưới và không có tưới. Nguyên nhân do đặc điểm
sinh trưởng của Stylo CiAT 184 thời kỳ ra hoa bắt đầu từ 20/10/ 2005 kéo dài đến tháng 2/
2006. Đây là giai đoạn ánh sáng ngày ngắn Stylo ra hoa liên tục đã hạn chế đến sinh trưởng
thân lá, do vậy được tưới nước nhưng NS chất xanh thu được tăng không cao.
Kết quả phân tích cho thấy:
- Cây họ đậu trồng thuần cho NS chất xanh cao hơn so với các phương thức trồng xen.
- NS chất xanh thu được tăng khi tăng mức phân bón hữu cơ.
- Tưới nước vào mùa khô lạnh đã tăng NS keo dậu, không tăng NS cỏ Stylo.
Đánh giá tỷ lệ cây họ đậu đạt được trong cơ cấu thức ăn xanh của công thức nghiên
cứu
Phương thức trồng keo dậu xen trong cỏ voi
140

114.6

100

110.1

103.6


120

97.7

93.9

96.5

80

Voi
Keo

60
40

15.4

20

7.4
0

Tưới

TLKD:7.7%

5.8

Không Không

tưới

6.1%
10 tấn/ha

18.5

16
8.2
Tưới

Tưới

7,9%

24.4

21.6

6.7

Không Không
tưới

6.7%
20 tấn/ha

9.5

Tưới


Tưới

8.3%

26.8

8

Không Không
tưới

7.3%
30 tấn/ha

Tưới

12,7%

Biểu đồ 1: Năng suất cỏ voi và keo dậu của thí nghiệm
Biểu đồ 1 cho thấy NS keo dậu trồng thuần ở nền 30 tấn phân hữu cơ/ ha trong điều
kiện có tưới đã đạt 26,8 tấn. Tỷ lệ keo dậu mới chiếm 6,1 đến 8,3% trong khẩu phần thức
ăn xanh ở các công thức trồng xen.
Trong điều kiện có tưới và bón 30 tấn phân hữu cơ/ha trồng xen với tỷ lệ diện tích 50%
cỏ voi, 50% keo dậu, NS chất xanh của thí nghiệm đạt 54,5% trong đó keo dậu chiếm 4,5%
so với trồng thuần cỏ voi. Tỷ lệ keo dậu trong thức ăn xanh đạt 8,3%. Nếu trồng thuần 50%
cỏ voi, 50% keo dậu trong điều kiện trên NS chất xanh đạt 56,4% keo dậu chiếm 6,4% so
với trồng cỏ voi. Tỷ lệ keo dậu đạt 12,7% trong thức ăn xanh.



100
80

9 2 .3 8 7 .7

8 2 .2 7 8 .6

7 6 .4 7 3 .7

60

G h in ª
K eo

40

1 5 .4

20

16

3 .9

4 .4

4 .8

0
T−íi


K h«ng K h«ng
t− í i

TLKD: 5.7%

T−íi

5.3%
10 tấn/ha

2 4 .4 2 6 .8

1 8 .5 2 1 .6

T−íi

5 .4

4 .1

K h«ng K h«ng
t− í i

5,9%

T−íi

T−íi


4 .7

K h«ng K h«ng
t− í i

5.8%

5.7%
20 tấn/ha

T−íi

5.4%
10,1%
30 tấn/ha

Biểu đồ 2: Năng suất cỏ Ghinê và keo dậu của thí nghiệm
NS thu được trong các mức bón phân hữu cơ - chế độ tưới khi xen keo dậu 33% trong
cỏ Ghinê (băng xen 1m). Tỷ lệ keo dậu chỉ đạt được từ 5,3 đến 5,9% trong chất xanh ở các
công thức nghiên cứu. Khi trồng xen keo dậu 33% cỏ Ghinê 67% bón 30 tấn phân hữu cơ
cỏ/ha có tưới, NS chất xanh đạt được 71,2%, trong đó keo dậu chiếm là 4,2%, tỷ lệ keo dậu
trong thức ăn xanh đạt 5,8%. Cũng trong tỷ lệ diện tích và điều kiện trên nếu trồng thuần cỏ
Ghinê và keo dậu, NS chất xanh đạt 73,8% so với trồng thuần cỏ Ghinê, trong đó keo dậu
chiếm 6,8%, tỷ lệ keo dậu trong chất xanh đạt 10,1%.
100

80

6 9 .2
6 1 .4

60

5 4 .9

6 4 .6

5 9 .1

5 1 .8

40

2 9 .7

3 3 .8

2 9 .8

3 5 .1

3 6 .2

3 8 .7

Kh«ng
t− í i

C ã t− í i

H y b r id

S ty lo

20

6 .2

5 .7

6 .8

8

7 .2

7 .6

0

T−íi

K h«ng

K h«ng
t− í i

C ã t− í i

T−íi

Kh«ng


K h«ng
t− í i

C ã t− í i

T−íi

K h«ng

Biểu đồ 3: Năng suất cỏ Hybrit và Stylo của thí nghiệm
Biểu đồ 3 cho thấy khi trồng thuần Stylo trên nền phân bón 30 tấn phân hữu cơ/ ha NS
đã thu được ngay từ năm đầu từ 36,2 đến 38,7 tấn/ ha. Tỷ lệ Stylo trong thí nghiệm chiếm
11,1% đến 12,1% trong thức ăn xanh.
Khi trồng xen 33% Stylo với 67% cỏ Hybrit bón 30 tấn phân hữu cơ, có tưới NS chất
xanh đạt 75% so với trồng thuần cỏ Hybrit. Trong đó Stylo chiếm 8,8%, tỷ lệ Stylo trong
chất xanh đạt 11,3%. Cũng trong tỷ lệ diện tích và điều kiện trên nếu trồng thuần cỏ Stylo


và Hybrit NS chất xanh đạt 81,1% so với trồng thuần Hybrit trong đó Stylo chiếm 14,1%,
tỷ lệ Hybrit trong chất xanh đạt 20,9%.
Khi tỷ lệ cây họ đậu trong thức ăn xanh tăng từ 10,1% tới 20,9% thì tỷ lệ prôtêin trong
thức ăn xanh đã tăng (Bảng 7). Với bò sữa có khối lượng 450 – 500 kg tiêu thụ hàng ngày 50
kg thức ăn xanh với tỷ lệ cây họ đậu của thí nghiệm thì prôtêin thô thu nhận đạt 1,18 – 1,24
kg.
Bảng 7: Tỷ lệ VCK và prôtêin trong thức ăn xanh khi trồng thuần cây họ đậu
Phương thức trồng
Cỏ voi thuần
Cỏ Ghinê thuần
Cỏ Hybrit thuần

Keo dậu thuần
Stylo thuần
Keo dậu xen cỏ voi
Keo dậu xen Ghinê
Stylo xen Hybrit

Tỷ lệ cây
họ đậu

100
100
12,7
10,1
20,9

VCK (%)
15,35
20,30
26,13
23,90
24,27
16,43
20,80
25,74

Prôtêin (%
chất xanh)
1,90
1,91
2,04

6,27
4,13
2,50
2,35
2,48

50 kg chất xanh
VCK (kg) Prôtêin (kg)
7,68
0,95
10,15
0,96
13,06
1,02

8,22
10,4
12,87

1,23
1,18
1,24

(Diện tích keo dậu 50% - cỏ voi 50%, Keo dậu 33% - Ghinê 67%, Stylo 33% - Hybrit 67%,
trong điều kiện bón 30 tấn phân hữu cơ, có tưới)

Như vậy thí nghiệm cho thấy: Khi trồng thuần keo dậu với tỷ lệ diện tích 50% - cỏ voi
50% tỷ lệ keo dậu trong thức ăn xanh trong năm đầu đã đạt 12,7%, khi trồng thuần keo dậu
với tỷ lệ diện tích 33% - cỏ Ghinê 67% trong năm dầu keo dậu đã đạt được tỷ lệ 10,1%
trong thức ăn xanh, cỏ Stylo trồng thuần 33% diện tích – Hybrit 67% diện tích tỷ lệ Stylo

đạt 20,9% trong thức ăn xanh.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Bón lót phân hữu cơ 30 tấn/ ha năng suất các giống cỏ hoà thảo và cây họ đậu tăng so
với mức bón 10 tấn, 20 tấn phân hữu cơ/ha.
Trong điều kiện có tưới trong mùa khô lạnh hầu hết đã tăng năng suất cỏ hoà thảo và
cây họ đậu. Cỏ voi, cỏ Ghinê, cây keo dậu có khả năng sản xuất chất xanh khá trong mùa
khô lạnh khi được tưới nước.
Phương thức trồng thuần cây họ đậu đã phát huy tốt hơn tiềm năng năng suất của nó.
Khi bón mức phân hữu cơ 30 tấn/ha trong điều kiện có tưới vào mùa khô lạnh, trong năm
thứ nhất với diện tích keo dậu 50% - cỏ voi 50% đạt được tỷ lệ keo dậu trong thức ăn xanh
là 12,7%, diện tích keo dậu 33% - cỏ Ghinê 67% đạt được tỷ lệ keo dậu là 10,1% trong
thức ăn xanh, diện tích Stylo 33% - Hybrit 67% đạt được tỷ lệ Stylo 20,9% trong thức ăn
xanh.
Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu năm thứ 2 khi thảm cỏ ổn định, cây keo dậu phát huy tiềm năng
năng suất của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Lê Xuân Đông và CTV. 2005. Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hoà thảo,
họ đậu phục vụ chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì (2005).
Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Mùi, Phan Thị Phần và Đoàn Thị Khang, 1995. Đánh giá khả
năng sản xuất của một số giống cỏ trồng tại các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam. Tuyển tập các
công trình khoa học chọn lọc. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Thị Mùi và CTV. 2004. Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hoà thảo,
họ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ sản xuất thức ăn xanh cho gia súc ăn cỏ tại Thái Nguyên
(2004).
Nguyễn Thị Mùi, Ngô Tiến Dũng, Đinh Văn Bình, Đỗ Thị Thanh Vân, Mullen B.F và Gutteridge R.C.. 2001.
Khả năng sản xuất và giá trị thức ăn của cây keo dậu KX2 trồng tại miền Bắc Việt Nam.

Phạm Chí Thành. 1988. Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Nhà xuất bản nông nghiệp.
Viện Chăn nuôi. Báo cáo Dự án phát triển giống bò sữa giai đoạn 2000 – 2005.
Viện Chăn nuôi. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông
nghiệp./.



×