Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Báo cáo khoa học : Xác định giá chuyển tải điện và các phương thức chống tắc nghẽn trong điều kiện liên kết thị trường điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 96 trang )



BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

VIỆN NĂNG LƯỢNG


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
NĂM 2009


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN VÀ
CÁC PHƯƠNG THỨC CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG ĐIỀU KIỆN LIÊN
KẾT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

MÃ SỐ: I156



7904

Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Năng lượng
Chủ nghiệm đề tài : TS. Nguyễn Anh Tuấn





BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
VIỆN NĂNG LƯỢNG


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
NĂM 2009


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG ĐIỀU KIỆN
LIÊN KẾT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

MÃ SỐ: I156



Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài




TS. Nguyễn Anh Tuấn

Tham gia thực hiện đề tài :



Số
TT
Họ và Tên Tổ chức công tác Chữ ký
1 Nguyễn Anh Tuấn
Phòng quan hệ quốc tế
Viện Năng Lượng

2 Phạm Minh Hòa
Phòng quan hệ quốc tế
Viện Năng Lượng

3 Nguyễn Anh Dũng
Phòng quan hệ quốc tế
Viện Năng Lượng

4 Tiết Minh Tuyết
Phòng Kinh tế dự báo và
Quản lý nhu cầu Năng Lượng
Viện Năng Lượng


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 1


Tham gia thực hiện đề tài :

Số

TT
Họ và Tên
Tổ chức công tác Chữ ký
1 Nguyễn Anh Tuấn
Phòng quan hệ quốc tế
Viện Năng Lượng

2 Phạm Minh Hòa
Phòng quan hệ quốc tế
Viện Năng Lượng

3 Nguyễn Anh Dũng
Phòng quan hệ quốc tế
Viện Năng Lượng

4 Tiết Minh Tuyết
Phòng Kinh tế dự báo và
Quản lý nhu cầu Năng Lượng
Viện Năng Lượng


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 2


Mục lục
Bảng thuật ngữ và viết tắt 4
Đặt vấn đề 6

Chương 1. Thị trường điện ở Việt Nam 7
1.1 Khái niệm cơ bản về thị trường điện
7
1.2 Các điều kiện tiên quyết cho một thị trường cạnh tranh hoàn hảo 8
1.3 Các giao dịch trong thị trường điện 12
1.4 Các mô hình tổ chức thị trường điện 14
1.5. Các thành phần chính trong thị trường điện 19
1.6. Các thị trường truyền tải 20
1.7 Lộ trình phát triển thị trường điện và truyền tải điện ở Việt nam 22
1.7.1 Hiện trạng ngành điện ở Việt nam 22
1.7.2 Hiện trạng mua bán điện của EVN 25
1.7.4 Lộ trình phát triển thị trường điện ở VN 28
1.8 Kết luận
35
Chương 2. Giá truyền tải 38
2.1. Nguyên tắc và các trường phái khi xác định giá truyền tải
38
2.2 Xác định tổng doanh thu cho phép hàng năm 39
2.3. Nhóm phương pháp thiết lập phí truyền tải điện theo tổng chi phí 41
2.3.1. Phương pháp giá “tem thư” 41
2.3.2. Phương pháp giá trên hợp đồng tuyến truyền tải 44
2.3.3. Phương pháp giá trên cơ sở trào lưu phụ tải và cơ sở khoảng cách (MW-
mile) 45
2.4. Nhóm phương pháp theo chi phí gia tăng
46
2.4.1. Phương pháp chi phí biên ngắn hạn 47
2.4.2 Phương pháp chi phí gia tăng trung bình dài hạn (LRAIC) 51
Phương pháp giá theo vùng hoặc nút 1
2.5 Đề xuất phương pháp tính giá điện truyền tải điện áp dụng cho Việt Nam
57

2.5.1. Nguyên tắc chung 58
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 3


2.5.2. Đề xuất phương pháp tính toán tổng doanh thu yêu cầu hàng năm 59
2.5.3. Phương pháp phân chia giá sử dụng lưới truyền tải hàng năm cho các đơn vị
phải trả chi phí truyền tải điện 63
Chương 3. Quản lý tắc nghẽn trong thị trường điện 66
3.1. Tổng quan về quản lý tắc nghẽn trong thị trường điện
66
3.2. Các phương pháp quản lý tắc nghẽn 67
3.2.1. Một số khái niệm trong quản lý tắc nghẽn 67
3.2.2. Các phương pháp quản lý tắc nghẽn 68
3.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý tắc nghẽn
71
3.4. Ví dụ tính toán kết hợp phương pháp phân vùng thị trường và thương mại đối
lưu.
77
Chương 4. Kết luận và kiến nghị 85
Tài liệu tham khảo 88
Phụ Lục 90


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 4



Bảng thuật ngữ và viết tắt
Viết tắt Thuật ngữ Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
Social suplus Lợi ích xã hội ròng
Consumer suplus Thặng dư người tiêu dùng
Producer suplus Thặng dư nhà sản xuất
Monopoly model Mô hình độc quyền liên kết dọc
Single buyer Model Mô hình cạnh tranh trong khâu sản xuất
Wholesale competition Model Mô hình cạnh tranh trong khâu phân phối
Retail competition Model Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
IPP Independent power producer Nhà phát điện độc lập
BOT Build – Operate – Tranfer Xây dựng – Hoạt động – Chuyển giao
TSO Transmission system operator Công ty quản lý truyền tải điện
ISO Independent system Operator Công ty vận hành hệ thống điện độc lập
PX Power Exchange Công ty quản lý thị trường điện
MO Market Operator Công ty quản lý thị trường
PPA Power purchage Agreement Hợp đồng mua bán điện
SRIC Short run incremental cost Giá trị gia tăng ngắn hạn
LRIC Long-run incremental cost Giá trị gia tăng dài hạn
SRMC Short-run marginal cost Giá biên ngắn hạn
LRMC Long-run marginal cost Giá biên dài hạn
LRAIC
Long – run – average incremental
cost
Chi phí gia tăng trung bình dài hạn
ROE Return on equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
CAPEX Capital expenditures Chi phí vốn
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam


Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 5


Viết tắt Thuật ngữ Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
OPEX Operating expenditure Chi phí vận hành và bảo dưỡng
TTC Total transmission capacity Tổng công suất truyền tải
TRM Transmission reliability margin Biên độ truyền tải tin cậy
NTC Net transfer capacity Dung lượng truyền tải trên lưới

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 6


Đặt vấn đề
Trên thế giới đã có rất nhiều nước có thị trường điện và họ đã thành công trong
việc lựa chọn phương pháp tính giá truyền tải và đưa ra được cách tính giá truyền tải
hợp lý cho thị trường điện của họ. Riêng về các giải pháp chống tắc nghẽn mạch trong
điều kiện thị trường thì có 5 giải pháp chính hiện đang được áp dụng. Tuy nhiên mỗi
giải pháp đều có ư
u điểm và nhược điểm mà chưa được phân tích và tổng quát hoá cho
từng điều kiện thị trường khác nhau.
Ở nước ta hiện nay, giá truyền tải điện đang được nghiên cứu bởi Cục Điều tiết
Điện lực, và Bộ Công thương đó có văn bản quy định về phương pháp tính giá truyền
tải trên hệ thống truyền tải điện.Tuy nhiên, các phương pháp tính giá hi
ện nay chưa
xem xét đến các phương thức chống tắc nghẽn trong điều kiện liên kết thị trường điện.
Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu giá truyền tải hợp lý và các

phương pháp hạn chế tắc nghẽn mạch trong điều kiện thị trường trong tương lai.
Đề tài tập trung vào việc đánh giá và phân tích các phương pháp xác định giá
truyền tải đ
iện và các phương thức chống tắc nghẽn trong điều kiện liên kết thị trường
điện. Từ đó đưa ra đề xuất tính giá truyền tải và đề xuất phương thức chống tắc nghẽn
áp dụng cho thị trường điện Việt Nam trong giai đoạn đầu của lộ trình phát triển thị
trường bán buôn cạnh tranh. Mục tiêu của đề tài bao gồm:
- Cơ
sở và triển vọng phát triển của ngành điện và thị trường điện ở Việt Nam
sẽ được phân tích và đánh giá, đặt cơ sở phương pháp luận cho tính giá
truyền tải và đề xuất phương pháp chống tắc nghẽn.
- Một số khái niệm về giá thành chuyền tải và phương pháp luận sẽ được phân
tích đánh giá theo 03 nhóm chính: giá cố định, giá tăng dần, và kết hợp giá cố

định và tăng dần .
- Các phương pháp chống tắc nghẽn truyền tải sẽ được phân tích về mặt lý
thuyết cũng như thực tiễn như: phân chia theo tỷ lệ, theo thứ tự ưu tiên, giá
đấu thầu, giá vùng, kết hợp chia vùng và đấu thầu. Kinh nghiệm và bài học
trong quá trình áp dụng các phương pháp trên tại châu Âu và Mỹ sẽ được
đánh giá.
- Kiến nghị các phương pháp và phương thức thích hợp nhất cho
điều kiện thị
trường điện ở Việt Nam



Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 7



Chương 1. Thị trường điện ở Việt Nam
1.1. Khái niệm cơ bản về thị trường điện
Việc truyền tải điện đến khách hàng là tổng hợp của rất nhiều dịch vụ khác nhau
bao gồm: phát điện, truyền tải, phân phối và các dịch vụ hỗ trợ khác (như điều chỉnh
tần số, điểu khiển lưới, nguồn dự phòng khôi phục hệ thống v.v ). Mỗi mộ
t dịch vụ
lại yêu cầu một thị trường riêng biệt, thậm chí có một vài dịch vụ yêu cầu nhiều hơn
một thị trường. Việc tự do hóa không nhất thiết chỉ mang ý nghĩa cạnh tranh hoàn hảo
mà bao hàm theo nó là tổng hợp của nhiều quá trình. Điều đó cho thấy rằng mức độ tự
do hóa phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống để có mức độ cạnh tranh hoàn h
ảo. Chúng
ta sẽ phân tích cấu trúc của thị trường điện Việt Nam để đưa ra các luận điểm tương
xứng.
Một thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo đạt được khi giá trị lợi ích xã hội ròng
là cao nhất. Lý thuyết kinh tế vi mô cho thấy rằng lợi ích xã hội ròng bằng thặng dư
của bên mua cộng thặng dư của bên bán (xem hình 1.1). Giá trị này sẽ đạt giá trị cao
nh
ất trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong khi sẽ thấp hơn ở các dạng thị
trường với điều kiện khác như thị trường độc quyền hay bán tự do. Vì vậy, khi tiến
hành thực hiện thị trường cạnh tranh, các cấu trúc được xem xét cần hướng đến thị
trường cạnh tranh hoàn hảo để tối ưu hóa giá trị lợi ích xã hội ròng.


Hình 1.1: Lợi ích xã hội ròng trong điều kiện thị trường cạnh tranh (LIXH = thặng dư người sản xuất+ thặng dư
người tiêu dùng)

Sản lượng
Giá

Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư sản xuất
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 8


1.2 Các điều kiện tiên quyết cho một thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo cần phải bao gồm các đặc điểm
sau:
1. Các nhà cung cấp và khách hàng tự do đặt giá (price takers)
2. Thông tin đầy đủ và chính xác
3. Tự do trong việc tham gia thị trường
4. Các sản phẩm mang tính đồng nhất trên thị trường
5. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô không quá lớn (No large economies of
scale).
Hiện trạng ở Việt nam hiện nay, việc mua bán điện diễn ra trực tiếp với hình
thái rất đơn giản. Vì vậy vấn đề xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo thực
hiện rất khó khăn. Chúng ta sẽ xem xét từng đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn
hảo với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Đặc đ
iểm thứ nhất là cả các nhà cung cấp và khách hàng được tự do đặt giá.
Đối với các khách hàng, điều này có nghĩa là không một khách hàng nào được quyền
áp đặt giá mua. Đối với nhà cung cấp, điều này thể hiện ở 2 vấn đề là: tối ưu quy mô
nhà máy và thị trường điện.
Để kích thích việc cạnh tranh trong thị trường điện, hiện nay trên thế giới
khuyến khích việc phát triển các nguồn phân tán để t
ăng số lượng các nhà cung cấp và
giảm ảnh hưởng của mỗi nhà cung cấp đơn lẻ lên thị trường. Đồng thời, việc phát triển

nguồn phân tán sẽ làm giảm áp lực lên hệ thống truyền tải và tăng độ tin cậy cũng như
độ ổn định của hệ thống điện. Tuy nhiên, thị trường điện Việt Nam đang có xu hướng
ngược lại.
Mộ
t so sánh đơn giản giữa Việt nam và Mỹ cho thấy xu hướng trái ngược nhau
khi phát triển nguồn điện. Quy mô nhà máy ở Việt nam năm 2008 là 230 MW/1 nhà
máy và giảm xuống 193 MW/ 1 nhà máy vào năm 2010. Trong khi đó ở Mỹ, giá trị
trung bình cao nhất của một nhà máy là 151 MW trong giai đoạn 1975-1979 và giảm
nhanh chóng xuống 87 MW trong giai đoạn 1980-1984 và 26.5 MW trong giai đoạn
1990-1994. Ngoài ra, theo tổng sơ đồ phát triển điện Việt Nam đến năm 2025, ở Việt
Nam có xu hướng xây dựng các nhà máy có công suấ
t lớn, điều đó đồng nghĩa với
việc các nhà máy này sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường điện Việt Nam.
Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI - Herfindahl-Hirschman Index) được sử
dụng để đánh giá mức độ cạnh tranh của các thị trường điện. Chỉ số HHI được tính
theo công thức sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 9



=
=
N
i
i
sHHI
1


Trong đó: N là số đơn vị thành viên tham gia thị trường
Si là tỷ lệ trên thị trường của nhà cung cấp i
Theo đó, các thị trường được đánh giá như sau:
Chỉ số HHI < 1000 : Thị trường không tập trung
1000 < HHI < 1800 : Thị trường tương đối tập trung
HHI > 1800 : Thị trường tập trung cao
Chỉ số HHI cao nhất là 10.000 trong trường hợp thị trường chỉ có 1 nhà cung
cấp duy nhất. Chỉ số này ở thị trường Vi
ệt nam được nhóm nghiên cứu tính toán như
sau
Bảng 1.1. Giá trị tính toán HHI cho từng năm
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2010
Chỉ số HHI 8553 6208 6208 5983 5153 5153 4508
Nguồn: tính toán của đề tài nghiên cứu
Một chỉ số quan trọng khác là hệ số tập trung CR – là hệ số xác định tỷ trọng
chiếm lĩnh trên thị trường của m công ty lớn nhất. Trong trường hợp này, chúng tôi
tính toán với m = 3.
Bảng 1.2. Giá trị tính toán CR3 cho từng năm
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
CR3(%) 99 88 88 86 86 78
Hai chỉ số trên cho thấy thị trường điện Việt Nam đang có mức độ tập trung rất
cao và xu hướng giảm chậm. Điều này cho thấy, thị trường điện Việt Nam hiện đang
có tính cạnh tranh yếu vì EVN đang nắm giữ tỷ trọng lớn trên thị trường điện.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 10




Hình 1.2. So sánh giá trị HHI ở các thị trường
Khi phân tích thị trường điện Việt Nam dưới 2 góc độ về tối ưu quy mô nhà
máy và sự tập trung của thị trường điện, không thể đưa ra kết luận được về mức độ tác
động vào giá điện trong thị trường của các nhà máy điện. Tuy nhiên có thể khẳng định
một điều là các nhà máy điện không đơn thuần chỉ là ng
ười cung cấp điện, mà họ sẽ có
ảnh hưởng đáng kể tới thị trường điện (áp đặt giá bán), như các chỉ số phân tích về sự
tập trung của thị trường và quy mô tổ máy phát điện đều cho thấy ảnh hưởng không
tích cực (âm) tới tính cạnh tranh của thị trường điện.
Đặc điểm thứ 2 mang tính lý thuyết cao khi thực tế không có ai có khả năng
truy cập thông tin hoàn hảo. Tuy nhiên, yêu cầu cho đặc tính này là ở khả năng quản lý
liên kết và kỹ thuật xử lý. Điều này giúp cho việc phân hóa cấu trúc dọc của thị trường
ở những nước phát triển. Ở Việt Nam, không có dấu hiệu cho thấy việc tự do thông tin
đang được tiến hành. Hiện trạng ở Việt Nam cho thấy quá trình tập trung trong việc
điều khiển và quản lý đã diễn ra từ rất lâu vớ
i hệ quả là khả năng truy cập thông tin rất
hạn chế.
Đặc điểm thứ 3 là thông qua các kế hoạch cũng như khung pháp lý, chính phủ
thúc đẩy việc gia nhập thị trường một cách tự do. Các dự luật và kế hoạch cần được
xem xét một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp phải
chi trả khoản chi phí lớn cho việc gia nhập thị trường điện vớ
i những thủ tục tương đối
phức tạp. Những yêu cầu cụ thể cho thị trường truyền tải sẽ được phân tích kỹ lưỡng
trong các phần sau của đề tài.
Đặc điểm thứ 4 là tính đồng nhất, điện năng có thể được coi như một sản phẩm
mang tính đồng nhất.
Đặc điểm thứ 5 là lợi thế kinh tế nhờ qui mô không quá lớ
n. Điều này quyết
định khả năng các nhà máy có ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Khi một nhà máy

2008,
5153.21
2010,
4508.096
Nordpool,
13 0 0
Swedish,
3300
1
10
10 0
1000
10000
Thị trường tập trung cao
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 11


bắt đầu đi vào hoạt động, có 2 dạng chi phí ngắn hạn chính: Chi phí cố định và Chi phí
thường xuyên. Chi phí thường xuyên thường thay đổi theo các yếu tố sản xuất. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, chi phí lao động cố định trong khoảng thời gian ngắn
và một phần trong tổng vốn đầu tư được tái sử dụng theo các hợp đồng phụ thuộc vào
sản phẩm đầu ra. Chúng ta có thể giả thiết là công lao động thay
đổi theo thời gian và
tổng vốn đầu tư cố định trong thời gian ngắn.






Hầu hết các dịch vụ liên quan đến như vận tải, truyền tải và phân phối điện đều
có tính hiệu quả kinh tế theo quy mô. Hơn nữa, đối với một số công nghệ phát điện
hiện nay, chi phí hoàn vốn đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí thường xuyên của s
ản
phẩm (bao gồm cả thủy điện và điện hạt nhân). Do vậy, điện năng là mặt hàng mang
tính hiệu quả kinh tế theo quy mô mặc dù một số công nghệ phát điện có đường đặc
tính chi phí tương đối bằng phẳng. Các số liệu phân tích cho EVN cho thấy chi phí sản
xuất trung bình của một kWh đang tăng lên từ 321 VND/kWh vào năm 2000 đến 450
VND/kWh vào năm 2005 và khoảng 728 VND/kWh vào năm 2009
1
. Tuy nhiên, tính
qui đổi ra giá cố định của năm 2000 thì chi phí sản xuất trung bình lại tương đối ổn
định, mặc dù sản lượng điện phát liên tục tăng trưởng.

1
Con số ước tính căn cứ vào giá trung bình bán điện trừ đi chi phí chuyền tải, phân phối và điều độ theo công bố
của EVN
Tổng chi phí (TC) là tổng hợp của Chi phí thường xuyên (VC, như chi phí nhân công v.v ) và
chi phí cố định (FC, như chi phí hoàn vốn) được tính theo công thức sau:
TC = w . L + r . K = VC + FC
Chi phí trung bình (AC) bằng tổng chi phí TC chia cho số lượng sản phẩm:
AC = TC / Q = VC / Q + FC / Q = AVC + AFC
Trong đó : VC/Q là chi phí thường xuyên trung bình trên một đơn vị sản phẩm (AVC)
FC/Q là chi phí cố định trung bình trên một đơn vị sản phẩm (AFC)
Giá trị AFC sẽ giảm tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm, trong khi giá trị AVC có thể cố đị
nh
hoặc giảm xuống tùy thuộc vào việc đổi mới trong cách thức tổ chức, tuy nhiên khi xét trong
một giai đoạn dài thì AVC sẽ tăng lên do ảnh hưởng của các hệ số giới hạn. Khi một xí nghiệp

sản xuất một mặt hàng cố định tìm cách giảm chi phí trung bình bằng việc tăng sản lượng, tỷ lệ
hoàn vốn sẽ thay đổi. Khi chi phí trung bình tiệm cận với chi phí biên (có nghĩa là trong trường
hợp này chi phí trung bình sẽ
không thay đổi), hoạt động này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Khi
xí nghiệp muốn tăng chi phí trung bình đồng thời với việc tăng sản lượng, xí nghiệp sẽ rơi vào
trạng thái không mang lại hiệu quả kinh tế theo quy mô (economy of scale).
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 12


Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể kết luận rằng có rất nhiều yếu tố hạn
chế ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng một thị trường điện hoàn hảo ở Việt Nam. Tuy
nhiên, cũng có rất nhiều mô hình có thể áp dụng cho Việt Nam trong chiến lược phát
triển thị trường điện tự do để chuyển dịch dần từ việc mua bán điệ
n trực tiếp sang sàn
giao dịch mua bán điện. Trong phần sau của đề tài sẽ trình bày cụ thể hơn về các mô
hình thị trường điện.
1.3 Các giao dịch trong thị trường điện
Trong các mô hình thị trường điện có hai hình thức mua bán phổ biến. Thứ nhất
là giao dịch trực tiếp giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng song phương
hoặc đa phương. Thứ hai là bên mua và bên bán sẽ giao dịch thông qua một tổ chức
trung gian có nhiệm vụ mua điện của bên bán và bán điện cho bên mua.
Bảng 1.3. Các dạng giao dịch trong thị trường
Dạng hợp đồng
Song phương Song phương
Trung gian Đơn vị điều phối Sàn giao dịch

Tổ chức đơn giản Tập trung cao

1.3.1 Giao dịch song phương và đa phương
Trong hình thái giao dịch này, bên mua và bên bán sẽ thương lượng và giao dịch
với nhau một cách độc lâp được gọi là “phương pháp tiếp xúc trực tiếp”. Phương pháp
này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Bên mua có thể mua điện từ nhiều nhà cung cấp
và bên bán cũng có thể bán điện cho nhiều bên mua tùy thuộc vào cân bằng công suất
giữa bên mua và bên bán nhằm tối ưu hóa nguồn cấp và phụ tải. Tuy nhiên, hình thái
giao dịch này có chi phí lớn như: th
ương lượng, ký kết hợp đồng, các bảo lãnh về tài
chính v.v






Hình 1.3. Dạng giao dịch trực tiếp song phương và đa phương
Ng
u

n
p
hát 1
Ng
u

n
p
hát 2
Ng
u


n
p
hát 3
Ng
u

n
p
hát n
H

tiêu th

1
H

tiêu th

2
H

tiêu th

3
H

tiêu th

n

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 13


1.3.2 Mua bán điện tập trung
Trong hình thái này, không có chi phí thực hiện giao dịch giữa bên mua và bên
bán. Tất cả các giao dịch đều tập trung tại một khu vực giao dịch. Trong các sàn giao
dịch, nguyên tắc cơ bản nhất để xác định giá mua điện và sản lượng điện được mua
dựa vào điểm cân bằng giữa các đường đặc tính của giá điện và sản lượng của bên mua
và bên bán. Giá điện tại điể
m này được gọi là giá xác định của thị trường. Thị trường
tập trung có nhiều ưu điểm hơn thị trường giao dịch song phương. Thị trường tập trung
giúp các bên tham gia giao dịch giảm được chi phí giao dịch, tăng tính cạnh tranh giữa
các bên, có cơ chế giá rõ ràng và giảm thời gian thực hiện giao dịch. Quá trình vận
hành của thị trường điện tập trung như sau:
1. Đấu thầu: Các nhà máy đưa ra bản chào giá và công su
ất phát cho từng thời
điểm trong ngày tùy theo quy định của thị trường ( thông thường các thời điểm
được tính là 1 giờ hoặc nửa giờ). Bên mua sẽ đưa ra các yêu cầu về nhu cầu
công suất và giá mua cao nhất có thể chấp nhận được.
2. Lập kế hoạch và giá điện: Sau khi kết thúc quá trình đặt thầu, người vận hành
thị trường điện sẽ tính toán giá xác định của thị trường v
ới cân bằng công suất
theo từng giai đoạn. Giá điện xác đinh theo thị trường được gọi là giá biên của
hệ thống được áp dụng cho tất các các nhà máy.
3. Quá trình truyền tải điện: Sau khi các giao dịch đã xác định vào ngày n-1, quá
trình truyền tải điện sẽ được thực hiện vào ngày n. Quá trình truyền tải tuân thủ
theo các thông tin xác định trong hợp đồng như thời gian truyền tải, công suất

đỉnh và đi
ện năng truyền tải.
4. Giao dịch tài chính: Trong giai đoạn này, bên mua sẽ trả tiền mua điện cho đơn
vị điều hành thị trường và đơn vị này sẽ trả tiền cho bên bán. Chi phí được tính
toán dựa theo giá biên của thị trường.
Trong một số trường hợp, hai mô hình này được kết hợp với nhau. Bên mua và
bên bán thiết lập các hợp đồng mua bán điện dài hạn nhằm tránh rủi ro về giá đi
ện.
Ngoài ra, bên mua và bên bán còn có thể tham gia thị trường điện trong những giai
đoạn ngắn.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 14











Hình 1.4 Mô hình kết hợp giữa hợp đồng song phương và sàn giao dịch
1.4 Các mô hình tổ chức thị trường điện
Trong thập niên 90, các nước còn khá mơ hồ trong khái niệm về thị trường điện.
Quá trình tái cấu trúc được đặt ra nhằm chuyển cấu trúc ngành điện từ độc quyền sang
dạng cấu trúc khác mang tính cạnh tranh cao hơn. Trong quá trình tái cấu trúc và tự do

hóa thị trường điện, phân biệt giữ
a các khu vực phát điện, truyền tải và phân phối điện
được xóa bỏ dần dần bằng các biện pháp khác nhau. Chúng ta cùng nhau xem xét một
số mô hình tổ chức.
1.4.1 Mô hình tổ chức 1: Mô hình độc quyền liên kết dọc
Mô hình này có cấu trúc mua bán điện theo cấu trúc dọc truyền thống. Điện
năng được nhà máy bán cho một đơn vị duy nhất. Đơn vị này phụ trách việc truyền tải
điện và s
ẽ bán điện cho các công ty điện lực. Sau đó, các công ty điện lực lại bán điện
cho các khách hàng. Mô hình này được sử dụng ở các nước: Pháp, Bồ Đào Nha, Italy,
Malaixia
Ưu điểm: Cả ba khâu sản xuất, truyền tải và phân phối đều do một công ty điều
khiển, vì vậy việc điều hành hệ thống tập trung và trong nhiều trường hợp được thực
hiện nhanh chóng. Công ty chủ độ
ng trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Trong một số trường hợp, Nhà nước bảo trợ cho kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty bằng cách bù giá. Hệ thống giá mua và bán điện được thống nhất
cho tất cả các khách hàng trên toàn quốc và có tính ổn định trong khoảng thời gian
nhất định.
Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là không có sự cạnh tranh cần thiết ở
tất
cả các cấp. Các nhà máy phải bán điện cho một đơn vị duy nhất (ở Việt Nam là EVN).
Các khách hàng cùng chỉ mua điện từ 1 nhà cung cấp duy nhất (thường là các công ty
điện lực). Điều này khiến cho giá điện bán ra của các nhà máy, hoặc giá điện mua vào
Bên bán No.1 Bên bán No.2 Bên bán No. n
Thị trường điện
MWh
MWh
MWh
$ $

$
Bên mua No.1 Bên mua No.2 Bên mua No. n
ti nghiờn cu khoa hc cp B: Nghiờn cu phng phỏp xỏc nh giỏ truyn ti in v cỏc phng thc
chng tc nghn phự hp iu kin th trng in Vit Nam

Phũng Quan h quc t -Vin Nng Lng 15


ca cỏc h tiờu th khụng c xỏc nh theo th trng m xỏc nh theo tớnh toỏn
ch quan ca mt n v duy nht. iu ny khin cho giỏ bỏn in cú th thp hn
hoc cao hn giỏ biờn v gõy thit hi cho th trng chung c bờn mua v bờn bỏn.
Thờm vo ú, do s
can thip quỏ sõu ca nh nc s hn ch kh nng ch ng ca cỏc
cụng ty. Do cú s bo tr ca nh nc, nờn cỏc cụng ty ớt quan tõm n vic u t
cụng ngh, k thut hin i cho h thng in, cng nh cỏc gii phỏp gim tn tht
in nng. Do c thự ca ngnh in, u t phi i trc mt bc v vi lng vn
ln. õy s l gỏnh n
ng cho Chớnh ph khi nhu cu s dng in ngy cng tng
nhanh. B mỏy qun lý, t chc an xen chc nng v thng rm r. Khỏch hng
ph thuc vo cỏc c s c quyn v khụng c chn nh cung cp cho mỡnh.




















Mua bán điện
Truyền tải trong cùng đơn vị
Nhà máy
Mua bán tổng

Phân phối
Khách hàng
Nhà máy
Mua bán tổng

Phân phối

Khách hàng


Hỡnh 1.5 Mụ hỡnh c quyn mua bỏn in
1.4.2 Mụ hỡnh 2 : Mụ hỡnh cnh tranh trong khõu sn xut
mụ hỡnh ny, cỏc nh mỏy c lp bỏn in cho mt n v mua in duy
nht, sau ú n v ny s bỏn li in cho cỏc cụng ty in lc khỏc nhau. Mụ hỡnh
ny thng c s dng : Bc Ailen, Tõy Ban Nha, Trung Quc, B.
Cu trỳc ny khụng cho phộp cỏc h tiờu th mua in t n v mua in hay t nh

mỏy. Vic bỏn in c mt cụng ty in lc c quyn cho mt khu vc c th. Tuy
nhiờn, trong mụ hỡnh ny ó cú s cnh tranh gia cỏc nh mỏy v gia cỏc cụng ty
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 16


điện lực trong việc mua bán điện. Trong trường hợp này, nhà nước thường quy định
giá bán điện đến hộ tiêu thụ







Mua bán điện
Truyền tải trong cùng công ty

Hình 1.6. Mô hình một đơn vị mua buôn điện
1.4.3 Mô hình 3: Mô hình cạnh tranh trong khâu phân phối
Ở trong mô hình này, đơn vị mua bán điện tổng được thay thế bằng một thị
trường mua bán điện. Thị trường này được thành lập nhằm giảm bớt các thủ tục giao
dịch giữa bên mua và bên bán và làm đơn giản hóa quá trình mua bán điện. Các công
ty điện lực có thể mua bán điện trực tiếp từ nhà máy thông qua các hợp đồng mua bán
đ
iện dài hạn hoặc mua bán điện trên thị trường điện trong giai đoạn ngắn. Giá điện
trên thị trường được đơn vị điều hành thị trường tính toán dựa theo giá biên ( hay giá
xác định của thị trường). Trong mô hình này, việc truyền tải điện trên lưới điện được

thực hiện cạnh tranh. Lưới điện truyền tải sẽ do một đơn vị
độc lập quản lý. Tuy nhiên,
cũng giống như hai mô hình trước, hộ tiêu thụ vẫn phải mua điện từ một nhà cung cấp
duy nhất trong khu vực.
Mua bán tổng
Phân phối
Mua bán tổng
Phân phối
IPP IPP IPP
IPP
NM sở hữu
IPP
Phân phối
Phân phối
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng Khách hàng
Khách hàng
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 17
























Mua bán điện

Hình 1.7. Mô hình thị trường mua bán điện cấp công ty
1.4.4 Mô hình 4 : Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Trong thị trường này, ngoài việc xóa bỏ đơn vị mua điện độc quyền ở cấp
truyền tải, các công ty điện lực vẫn tồn tại nhưng dưới hình thái khác hơn, là công ty
mua bán điện trung thế. Điều đó có nghĩa là song song với đơn vị quản lý lưới điện
truyền t
ải, các đơn vị quản lý lưới điện trung thế cũng được thành lập. Đặc trưng của
mô hình này là thành lập thị trường điện cạnh tranh ở tất cả các cấp điện áp. Thông
qua đó, các hộ tiêu thụ có thể tự do trong việc mua bán trên trên thị trường điện bên
cạnh việc mua bán điện thông qua hợp đồng trực tiếp với các đơn vị kinh doanh điện.
IPP
Phân phối
Phân phối

IPP IPP
IPP
IPP
Phân phối
Phân phối
Khách
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Thị trường
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 18
























Hình 1.8. Mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Bảng 1.3 Tổng hợp so sánh 4 loại mô hình thị trường
Đặc tính Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Đặc điểm
Độc quyền tại
tất cả các cấp
Cạnh tranh giữa
các nhà
Cạnh tranh giữa
các nhà máy và
các Distcos tự
do ký hợp đồng
Cạnh tranh giữa
các nhà máy và
hộ tiêu thụ tự do
ký hợp đồng
Cạnh tranh giữa
các nhà máy
Không Có Có Có
Bán lẻ tự do Không Không Có Có
Hộ tiêu thụ tự
do
Không Không Không Có


KD đi

n
KD điện
IPP
IPP
IPP
IPP
IPP
Phân phối
KD điện
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Thị trường
Phân phối
Khách hàng
Hệ thống phân phối
Trực
tiếp
Trực tiếp
Trực
tiếp
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 19



1.5. Các thành phần chính trong thị trường điện
• Gencos
Các Gencos có chức năng vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện. Thông
thường, các Gencos là các chủ sở hữu của nhà máy. Khi có các Gencos, lưới điện
truyền tải cần được mở cho việc tự do truyền tải điện của các Gencos thông qua các
hợp đồng và chỉ được hạn chế dựa trên tính toán theo thị trường.
• Các nhà máy dạng BOT và IPP
Các nhà máy dạ
ng BOT (xây dựng, vận hành và chuyển giao) hoặc IPP thường
có những hợp đồng dài hạn có tầm cỡ quốc gia sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc
bổ sung nguồn phát cho hệ thống điện đối với các hệ thống điện có mức độ tăng
trưởng phụ tải cao như ở Việt Nam. Đối với các nhà máy dạng này, để khuyến khích
các nhà đầu tư, thông thường các chính phủ thường tạo các c
ơ chế hỗ trợ cho các nhà
đầu tư như các dạng hợp đồng Take-or-pay.
• Các công ty phân phối điện và kinh doanh điện
Các công ty phân phối điện và kinh doanh điện đều hoạt động trong phạm vi
lưới phân phối tuy nhiên chức năng và nhiệm vụ của các công ty này là khác nhau.
Các công ty phân phối điện thông thường chỉ có chức năng quản lý và bảo dưỡng hệ
thống phân phối. Ngoại trừ trong các mô hình mua bán đ
iện độc quyền ở cấp phân
phối, trong đó công ty phân phối điện vừa làm chức năng quản lý hệ thống phân phối,
vừa độc quyền trong việc bán điện đến hộ tiêu thụ.
Các công ty kinh doanh điện, trong mô hình cạnh tranh ở cấp phân phối, có
chức năng bán điện đến từng hộ tiêu thụ theo các dạng hợp đồng song phương hoặc
giao dịch qua sàn mua bán điệ
n. Hệ thống lưới điện phân phối trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu của thị trường điện có thể được bán lại cho các công ty phân phối điện với
giá thấp. Điều này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lưới điện trung và hạ

thế, góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống phân phối điện.
• Công ty quản lý truyền tải điện (TSO)
Các công ty quản lý hệ thống truyền tải như trạm biến áp hoặc đường dây truyền
tải thông thường do nhà nước quản lý. Các công ty này không có chức năng kinh
doanh và không được tham gia vào thị trường điện. Điều này đảm bảo cho việc truyền
tải điện theo các gói hợp đồng được diễn ra lành mạnh theo cấu trúc lưới điện mà
không có sự can thiệp mang tính lợi ích của các công ty quản lý h
ệ thống truyền tải
điện. Nguyên tắc cơ bản của quản lý hệ thống truyền tải là tất cả các nhà cung cấp
điện, hoặc khách hàng đều tự do tham gia quá trình truyền tải và có quyền lợi tương
đương nhau.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 20


Thông thường, ở các thị trường điện có mức độ cạnh tranh cao và lành mạnh,
việc thành lập các đơn vị vận hành hệ thống điện độc lập là cần thiết.
• Công ty vận hành hệ thống điện độc lập (ISO)
Công ty vận hành hệ thống điện độc lập có nguyên tắc làm việc quan trọng nhất
là không có sự liên hệ hoặc tham gia của các nhà cung cấp đi
ện hoặc khách hàng. Điều
này đảm bảo cho thị trường điện vận hành với tính minh bạch cao nhất. Đồng thời, các
công ty này không được thu lợi nhuận trong các hoạt động mua bán điện ở tất cả các
cấp. Công ty vận hành hệ thống điện độc lập có thể là một công ty độc lập với TOs.
Tuy nhiên, các TOs cũng có thể đồng thời là chủ sở hữu của lưới đ
iện truyền tải, đồng
thời vận hành lưới điện truyền tải theo nguyên tắc kỹ thuật thuần túy. Các công ty vận
hành hệ thống điện độc lập có 3 chức năng chính bao gồm:

• Bảo trì và bảo dưỡng hệ thống điện truyền tải
• Đảm bảo suất sự cố trong giới hạn
• Tăng cường hiệu quả kinh t
ế trong việc truyền tải và tính chất vô vụ
lợi trong việc truyền tải
• Công ty quản lý thị trường điện (PX)
Công ty quản lý thị trường điện có chức năng quản lý, giám sát thị trường điện,
cung cấp sàn giao dịch minh bạch cho các hoạt động mua bán điện. Công ty này có
chức năng tính toán cân bằng công suất trên hệ thống, đồng thời tính toán giá biên mua
bán điện trong từng thời
điểm. Công ty quản lý thị trường điện lên kế hoạch truyền tải
theo từng thời điểm và tính toán trào lưu công suất khi trạng thái tắc nghẽn xảy ra trên
hệ thống. Tùy thuộc vào quy mô của hệ thống và mức độ tham gia thị trường, công ty
quản lý thị trường điện sẽ quy định thời gian chào giá. Thông thường các mức thời
gian từ nửa giờ đến một giờ, tuy nhiên có thể
lên đến 1 tuần hoặc dài hơn. Trong các
thị trường điện trên thế giới, thông thường áp dụng thời gian đấu thầu từ 1 ngày trước
khi truyền tải. Tuy nhiên, mốc thời gian ngắn hơn theo giờ cũng có thể được áp dụng
khi mất cân bằng lưới ngắn hạn. Ở một số nước như Anh, PX và ISO sẽ trực thuộc
công ty quản lý lưới điện quốc gia, nhăm đảm b
ảo không có sự can thiệp của các nhà
cung cấp hoặc khách hàng lên hoạt động của các công ty này.
1.6. Các thị trường truyền tải
Các thị trường truyền tải luôn được quản lý rất chặt chẽ. Trên một số nước như
Mỹ, Đức, Scandinavia, các đơn vị vận hành hệ thống điện thường có chức năng quản
lý toàn bộ các dịch vụ hỗ trợ trên lưới.
Ở phần trên của
đề tài đã đề cập đến các yếu tố tiên quyết khi thành lập thị
trường điện, trong đó yếu tố thứ 3 nêu rõ về tính chất tự do trong việc gia nhập thị
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức

chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 21


trường điện. Tuy nhiên, đặc tính này không được thực hiện đầy đủ ở Việt Nam. Hiện
nay, lưới điện truyền tải và phân phối ở Việt Nam do một đơn vị duy nhất là EVN
quản lý. Do đó, các nhà đầu tư có tiềm năng khó có khả năng tham gia thị trường do
các rào cản về cấu trúc lưới và rào cản về tài chính. Các chi phí về thủ tục và khởi
động dự án thường rất cao, đ
iều đó làm giảm tính cạnh tranh của thị trường.
Khi xem xét đến tính hiệu quả kinh tế theo quy mô trong các ngành công
nghiệp, chi phí trung bình sẽ giảm tương ứng với việc tăng sản lượng. Do vậy, các xí
nghiệp có sản lượng lớn thường có chi phí thấp, tạo ra mức độ cạnh tranh cao trên thị
trường. Đây được coi là mô hình độc quyền tự nhiên. Sở dĩ hiện tượng này được gọi là
tự nhiên do hai yếu t
ố: thứ nhất là do các đặc tính trong quá trình sản xuất điện; thứ hai
là do quy mô của thị trường điện. Khi thị trường có hiện tượng độc quyền, nhà cung
cấp chính trên thị trường sẽ lợi dụng cơ hội để áp đặt mức giá cao hơn giá trị thực của
hàng hóa. Do các đặc tính tự nhiên, thị trường điện dễ dẫn đến hiện tượng độc quyền
tự
nhiên. Đây là trường hợp thị trường đã mất tính cạnh tranh cần thiết để đảm bảo giá
trị trường tiệm cận với giá biên của sản phẩm. Trong thị trường độc quyền tự nhiên,
nhà sản xuất có thể cung cấp sản phẩm với tổng chi phí thấp nhất.
Khi xem xét thị trường truyền tải điện, có thể kết luận rằng đây là một dạ
ng thị
trường độc quyền tự nhiên. Chi phí cố định cao trong khi chi phí thường xuyên lại có
xu hướng thấp. Hệ thống điện có đặc tính hiệu quả kinh tế theo quy mô và phải được
kết nối (kỹ thuật) để đạt tới hiệu suất thương mại lớn nhất, tạo nên một hệ thống độc
quyền tự nhiên. Vì những lý do như vậy, chính phủ phải đưa ra các quy đị

nh cụ thể để
tạo ra tính cạnh tranh trong các hoạt động của các doanh nghiệp tham gia thị trường.
Các quy định cụ thể và tác dụng của nó đối với thị trường truyền tải sẽ được xem xét
và phân tích trong các đề tài khác.
Dựa vào những phân tích ở trên, có thể thấy để tạo ra tính cạnh tranh minh bạch
trong thị trường điện, cần thiết phải thành lập các công ty quản lý hệ thống (SO). Các
công ty này có thể hoạt
động độc lập phi lợi nhuận hoặc có thể có lợi nhuận.
Các công ty hoạt động có lợi nhuận như SO hoặc TransCo sở hữu, quản lý và
vận hành hệ thống điện như một dạng độc quyền tự nhiên. Nó được điều hành dựa vào
khả năng và chức năng của công ty nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Đối với các công ty này,
các quy định được đạ
t ra rất chặt chẽ nhằm đảm bảo thị trường điện vận hành an toàn
và thuận lợi.
Một dạng công ty khác là công ty quản lý hệ thống phi lợi nhuận được gọi là các
công ty quản lý hệ thống độc lập ISO. Các công ty này không sở hữu hệ thống truyền
tải mà có chức năng quản lý và vận hành hệ thống. Do hoạt động của công ty không
nhằm mục đích lợi nhuận nên các quy đị
nh áp dụng cho dạng công ty này mang tính
linh hoạt cao.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Phòng Quan hệ quốc tế -Viện Năng Lượng 22


Có 4 nguyên tắc chính cần được đảm bảo khi vận hành thị trường truyền tải bao
gồm:
• Đảm bảo quyền tự do và công bằng cho tất cả các pháp nhân tham
gia thị trường

• Đảm bảo cân bằng công suất
• Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ
• Khả năng sẵn sàng của hệ thống truyền tải
Tóm lại, một thị trường đ
iện tự do yêu cầu các tổ chức mới, không tồn tại trong
mô hình độc quyền truyền thống. Một mặt phải thành lập một hoặc một vài công ty
quản lý thị trường điện cùng với một công ty vận hành thị trường (MO) có chức năng
quản lý chung với toàn bộ thị trường. Các cơ cấu giá điện và các thời điểm đặt giá
được thiết lập đa dạ
ng để phù hợp với thị trường trong từng giai đoạn cụ thể. Mặt
khác, công ty vận hành hệ thống điện (SO) cũng cần thành lập để quản lý hệ thống
điện về mặt kỹ thuật. Cấu trúc của thị trường điện tự do cũng cho phép các quan hệ
song phương, đa phương giữa các tổ chức sở hữu lưới truyền tải, MO và SO. Thêm
vào đó, để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch, chính phủ cần có
những biện pháp và quy định để quản lý nhằm tạo ra công bằng cho tất cả các pháp
nhân tham gia thị trường.
Bảng 1.4. Các mô hình quản lý trên thế giới
Mô hình Nhóm chức năng Các nước áp dụng
TSO TR & SO Anh, Pháp, Hà Lan, Tây ban Nha, Đức, Nord Pool
MO/SO MO & SO PJM(Mỹ), Úc, Hàn Quốc, Canada
ISO SO độc lập Brazil, California

1.7 Lộ trình phát triển thị trường điện và truyền tải điện ở Việt nam
1.7.1 Hiện trạng ngành điện ở Việt nam
Ngành điện hiện tại đang được vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu một phần lớn công suất các
nguồn phát điện (trừ mộ
t số nhà máy được sở hữu bởi các đơn vị phát điện bên ngoài),
nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán
lẻ điện.

×