Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu khoa học phương pháp phân tích và phát triển thị trường (MAD) và ứng dụng trong phân tích thị trường lâm sả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.83 KB, 14 trang )

Phương pháp Phân tích và phát triển thị trường (MA&D) và ứng dụng trong phân
tích thị trường lâm sản ngoài gỗ tại huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình
Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Văn Dưỡng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
I. Giới thiệu phương pháp MA&D (Market analysis and development – Phân tích
và phát triển thị trường)
Phương pháp MA&D được biết đến như là một phương pháp mới trong phân tích
thị trường của các loại sản phẩm. ở Việt Nam, phương pháp này đang được áp
dụng trong dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ” của Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên quốc tế (IUCN) để phân tích thị trường của các loại lâm sản ngoài gỗ.
1. Mục tiêu của phương pháp MA&D
-Giúp người kinh doanh đánh giá được sự hoạt động của hệ thống hiện hành để
liệt kê các loại sản phẩm và xác định được những người kinh doanh có tiềm năng
thực sự.
-Hỗ trợ những người kinh doanh xác định được những cơ hội và những trở ngại,
lựa chọn những loại sản phẩm có triển vọng và xác định được những người kinh
doanh chủ chốt trong tương lai.
-Giúp đỡ những người kinh doanh chủ chốt xây dựng một kế hoạch kinh doanh
bền vững các sản phẩm có triển vọng, sử dụng những công cụ thực hiện và giám
sát doanh nghiệp.
2. Nội dung của phương pháp MA&D


Phương pháp MA&D được tiến thành theo 3 pha, các pha và các bước trong mỗi
pha chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn tất các pha và các bước trước đó.
Pha 1: Đánh giá thực trạng
Đây là pha thăm dò nhằm mục đích hiểu được các vấn đề cốt lõi của tình hình.
Nhận biết những người kinh doanh có năng lực, các nguồn nguyên liệu, sản phẩm
có sẵn và hệ thống thị trường hiện hành. Pha 1 bao gồm 6 bước sau:
Bước 1: Xác định những người kinh doanh có tiềm năng. Họ có thể là người
khai thác, gây trồng, sản xuất, chế biến, vận chuyển, thương nhân. Các thông


tin này có thể được thu thập qua các số liệu thứ cấp và qua các phương pháp
như PRA, RRA. Tuy nhiên, tất cả các thông tin cần được kiểm tra chéo.
Bước 2:Xác định mục tiêu kinh tế cho những người kinh doanh
Vấn đề cải thiện thu nhập của những người kinh doanh kết hợp với sự đánh giá
tổng quan về hệ thống thị trường, về nguồn và các loại sản phẩm hiện hành sẽ góp
phần vào việc xác định kế hoạch hoạt động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các
đơn vị.
Bước 3: Điều tra sơ bộ các loại sản phẩm hiện có và trữ lượng
Dựa trên sự cung cấp của các cán bộ cấp TW, địa phương và thông qua điều tra
thực địa.
Bước 4: Xác định những trở ngại và hạn chế của mạng lưới thị trường hiện
hành ở các cấp từ TW đến địa phương, thậm chí là quốc tế (vì sản phẩm có
thể được xuất khẩu). ở pha 1 này chủ yếu điều tra tìm hiểu các vấn đề thị
trường ở cấp địa phương và đôi khi là toàn quốc, còn thị trường quốc tế sẽ
được nâng cao ở pha 2.


Cần chuẩn bị các mẫu câu hỏi in sẵn nhằm thu thập các thông tin cần thiết như sản
phẩm, những hạn chế tiềm năng, các tác nhân tham gia, chính sách, luật pháp, cơ
sở hạ tầng.
Bước 5: Loại bỏ các sản phẩm không có triển vọng
Các loại sản phẩm không có tiềm năng sẽ được loại bỏ. Để cách lựa chọn khách
quan cần phải có một hệ thống chỉ tiêu nhằm định ra tiêu chuẩn của sản phẩm có
triển vọng. Ví dụ: yếu tố thị trường, môi trường, công nghệ, xã hội...
Bước 6 : Thành lập nhóm sở thích
Đây là quá trình được diễn ra ở cả 3 pha. ở pha 1, quá trình này chỉ khởi đầu để
các nhà kinh doanh tương lai hiểu biết được tầm quan trọng của việc tham gia
nhóm, tổ chức. Trong những pha sau các thành viên mới hiểu rõ được lợi thế của
nhóm sở thích.
Pha 2: Lựa chọn sản phẩm, xác định thị trường tiềm năng và phương pháp

tiếp thị
Pha 2 gồm 3 bước:
Bước 1:
Phân tích 4 lĩnh vực của phát triển doanh nghiệp
Cần thành lập các bảng câu hỏi ở các cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia, quốc tế dựa
trên 4 lĩnh vực:
- Kinh tế thị trường: Nhu cầu, đối thủ cạnh canh, SP cạnh tranh, cơ sở hạ tầng,
phân phối, quyền vay vốn, vị thế thị trường.
- Quản lý sản phẩm: Đánh giá các tác động của SP ra ngoài và ngược lại.


- Tổ chức xã hội: Luật lệ, chính sách
- Khoa học, công nghệ.
Bước 2:
Lựa chọn các sản phẩm nhiều hứa hẹn nhất
Cần cân nhắc kỹ lưỡng các số liệu đã thu thập được trước đây để làm cơ sở cho
việc lựa chọn

Ph©n tÝch sè liÖu

Héi th¶o

S¶n phÈm høa hÑn

Công cụ sử dụng trong lựa chọn SP hứa hẹn
- Mẫu tiêu chuẩn lựa chọn sản phẩm
- Cho điểm so sánh

Bước 3:Hình thành các nhóm sở thích.



Khi kết thúc pha 1, những người kinh doanh đã nhận biết được lợi ích của việc
cộng tác cùng nhau. Song ở thời điểm đó họ chưa có đủ thông tin cho việc quyết
định thành lập nhóm sở thích.
Khi cấu trúc của nhóm sở thích được hình thành thì những người kinh doanh mới
nhận được sự hỗ trợ của các tác nhân gián tiếp. Sau khi phân tích tổ chức/ xã hội,
những người kinh doanh đã nắm được các cơ hội hợp pháp và họ sẽ đề xuất cơ cấu
các hoạt động của họ. Trong bước này họ sẽ thảo luận những cơ hội đó và bắt đầu
hình thành các nhóm sở thích
Pha 3: Xây dựng và triển khai kế hoạch cho những doanh nghiệp phát triển
bền vững
Pha này tập trung vào việc xây dựng giải pháp nhằm phát triển sản phẩm bền vững
với mục tiêu chủ yếu là xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm bền vững
liên quan đến nhiều lĩnh vực như xã hội, quản lý nguồn, chính sách, thể chế... Cần
chuẩn bị kỹ những chỉ số phù hợp trong xây dựng và triển khai kế hoạch.
II. Kết quả áp dụng Phân tích thị trường LSNG tại huyện Mai CHâu, tỉnh
Hoà Bình.
Các pha và các bước của phương pháp MA&D được tiến hành tuần tự trong
quá trình điều tra kết quả như sau:
1. Địa điểm lựa chọn
Thôn Suối Nhúng – xã Phúc Sạn - huyện Mai Châu - tỉnh Hoà Bình
2. Các sản phẩm có tiềm năng
Phương pháp PRA và RRA được triệt để áp dụng trong việc lựa chọn các sản
phẩm có tiềm năng


TT

Nhóm sản phẩm


Tên

1

Nhóm tre nứa

Luồng, nứa, giang, lành hanh, bương

2

Nhóm làm thực phẩm

Măng, mộc Nhĩ

3

Nhóm cây thuốc và gia vị

Sa nhân, gừng, giềng núi

4

Nhóm động vật rừng

Tắc kè, ong (mật ong)

5

Nhóm cây ăn quả


Vải, chuối, đu đủ, phật thủ, bưởi

3. Bình chọn sản phẩm và sở thích ưu tiên
Tiến hành bình chọn, cho điểm từng sản phẩm dựa theo 13 tiêu chí đã được thoả
thuận từ trước. Các tiêu chí đó là: 1- Trữ lượng; 2 - Khả năng tái sinh; 3 - Gây
trồng; 4-Lợi nhuận; 5-Tính hợp pháp; 6-Thời gian đến khi thu hoạch vụ đầu; 7 Kinh nghiệm gây trồng; 8-Chất lượng sản phẩm (so với các nơi khác); 9-Đầu tư
ban đầu; 10-Khả năng tiếp cận thị trường; 11-Bảo quản; 12-Vận chuyển; 13-Nhu
cầu thị trường. Kết quả

Tiêu chí 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 Tổng Sở
điểm thích


Sản


phẩm

Nhóm tre
nứa

Nứa

2

2

-

3

1

-

2

2

-

2


2

2

3

21

1

Luồng

1

1

2

2

1

1

2

2

2


2

2

0

3

21

2

Giang

0

1

-

1

1

-

-

1


1

2

2

2

3

14

Lành

1

2

2

1

1

0

2

2


2

1

2

1

3

20

0

2

2

2

1

0

2

2

2


1

2

0

2

18

Sa nhân 2

2

2

1

2

2

2

1

2

1


2

2

-

21

3

hanh

Bương

Nhóm
cây
thuốc

Gừng

Số lượng ít

1


Riềng

Số lượng ít

Nhóm

làm thực
phẩm

Mộc nhĩ 2

Măng

2

2

2

2

2

1

2

1

2

2

2

3


25

1

Bị cấm khai thác, chỉ khai thác nhỏ lẻ phục vụ cho gia đình

Nhóm
động vật

Tắc kè

Do dự án Canadahỗ trợ nhưng đến nay kết quả không tốt,
mặc dù vậy người dân rất mong muốn nuôi tắc kè vì theo
họ sẽ có thị trường tốt

Ong
(mật
ong)

Cây ăn
quả

Không có thông tin

1


Vải


0

-1 0

1

2

?

0

0

0

0

0

2

0

4

Bưởi

1


-1 2

1

2

0

2

1

1

1

2

2

1

15

Đu đủ

Không có thông tin

Phật thủ Không có thông tin nhưng người dân rất thích phát triển
do có thị trường


Chuối

Không có thông tin

4. Lựa chọn sản phẩm hứa hẹn nhất: Nứa
5. Phân tích kênh thị trường của sản phẩm nứa

Kênh thị trường

Nứa

Mục đích sử dụng cuối cùng

Làm chiếu và đan lát

Nguồn nguyên liệu

Thôn Suối Nhúng - xã Phúc Sạn

Người bán thứ nhất

1


Điểm bán

Thôn Suối Nhúng - xã Phúc Sạn

Cách thức của SP khi bán


Kg nứa chẻ

Chi phí cho chế biến (công chẻ

7000 VND/1tạ

nứa)

Giá bán

36000 VND/1 tạ

Ghi chú

Chi phí cho chế biến gồm
- Công lao động
- Lệ phí cho HTX, Ban quản lý rừng, UBND xã

Người mua đầu tiên

Chức năng thị trường

- Bốc lên xe
- Vận chuyển
- Bảo quản

Chi phí

- Nộp thuế cho xã: 100.000 VND/ xe tải

- Chi cho bốc vác 140. 000 VND


- Chi cho thuê xe (gồm lái xe, bảo vệ):
1.600.000 VND
- Lệ phí cấp giấy phép (Kiểm lâm): 50.000 VND
- Các loại thuế khác: 600,000 VND/xe
- Tiêu cực phí (nộp cho CA: 800-1400.000 VND

Giá bán

- 60.000 - 62.000 VND/tạ tại huyện Quốc Oai
tỉnh Hà Tây
- 65.000 - 69.000 VND/tạ tại tỉnh Thái Bình.
- 60.000 VND/tạ tại Cát Đằng tỉnh NamĐịnh

Người mua thứ hai

Chức năng thị trường

- Chế biến cho ra thành phẩm: chiếu, đan lát

Chi phí

15.000 VND/tạ

Giá bán

Theo loại sản phẩm


Người mua thứ 3 (người tiêu
dùng)


Chức năng thị trường

Nhu cầu tiêu dùng hàng ngày

Giá mua

Tuỳ loại SP

Nhận xét:
Có thể thấy người chịu thiệt trực tiếp nhiều nhất chính là người sản xuất và người
tiêu dùng. Mức giá tại gốc và ngọn chênh nhau khoảng 2 lần. Phí chênh lệch này
được phân bổ cho 2 đối tác trung gian và các chi phí dọc chu trình của kênh thị
trường. Cụ thể:
+ Khoảng cách về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng
là rất lớn. Người sản xuất gần như không biết mục đích sử dụng cuối cùng cũng
như giá trị thực tế của sản phẩm mình sản xuất ra.
+ Cơ sở hạ tầng, cụ thể là đường giao thông không thuận tiện cho việc vận chuyển
dẫn đến chi phí cho vận chuyển rất cao.
+ Chi phí gián tiếp cho sản phẩm rất cao như chi phí cho chuyên chở, bảo vệ, thuế
và đặc biệt là tiêu cực phí (phí làm luật), dẫn đến giá đến người tiêu dùng rất cao.
Theo một người mua hàng cho biết thì để vận chuyển 1 xe tải nứa (15-20 tấn) từ
Mai Châu về Hà Tây (80 km) phải mất số tiền tiêu cực phí cho công an là
1.400.000 đồng - 1600.000 đồng (17.500 đ - 20.000 đ/ 1km).
+ Sản phấm nứa được khai thác chủ yếu từ rừng tự nhiên do các hộ nhận khoanh
nuôi bảo vệ nên việc khai thác phải theo chỉ tiêu. Do vậy, bản thân người sản xuất
cũng không thể cập nhật trực tiếp được các thông tin về giá cả, nhu cầu do vậy

cũng không biết mức giá nào là hợp lý.


Một vài giải pháp:
- Rừng của Mai Châu có ý nghĩa rất lớn trong phòng hộ, đặc biệt là đối với thuỷ
điện Sông Đà, vì vậy việc khai thác phải gắn liền với việc chăm sóc gây trồng
nhằm đảm bảo hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích môi trường.
- Các thông tin về thị trường như người mua, người bán, sản lượng, giá cả của sản
phẩm cần phải được công khai hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng và
phải cập nhật hàng ngày.
- Nâng cao cơ hội cho người sản xuất và người tiêu dùng gặp nhau nhằm giảm bớt
các khâu trung gian từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình khai thác và
vận chuyển sản phẩm.
- Kết hợp tốt tiến bộ KHKT với kiến thức truyền thống trong khai thác, bảo quản
và chế biến lâm sản.
- Các chính sách, luật pháp cần phải triệt để hơn nhằm giảm bớt các tiêu cực cũng
như khuyến khích các đối tác tham gia vào thị trường một cách tích cực nhất.
III. Kết luận
MA&D là một phương pháp khó thực hiện trên cả hai khía cạnh thời gian và kinh
phí. Nhưng đây là một phương pháp đặc biệt linh hoạt vì nó kết hợp triệt để các
phương pháp RRA, PRA trong điều tra phân tích. Các kết quả thu thập được đều
phản ánh một cách rất khách quan và chính xác vì đó chính là những ý kiến, mong
muốn của những người cung cấp thông tin (từ TW đến địa phương). Do vậy các
giải pháp, khuyến nghị và dự báo đưa ra đều sát thực và hợp lý. Vì vậy, MA&D
thực sự cần thiết trong phân tích thị trường các sản phẩm nói chung và phân tích
thị trường lâm sản nói riêng.


Tài liệu tham khảo

1. John Raintree - Phương pháp phân tích và phát triển thị trường (MA&D) - Dự
án sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ - Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản IUCN
2. John Raintree, Lê Thị Phi, Nguyễn Văn Dưỡng - Kết quả nghiên cứu của việc
áp dụng phương pháp MA&D đối với các loại lâm sản ngoài gỗ tại huyện Ba Bể
tỉnh Bắc Kạn và huyện Kẻ Gỗ tỉnh Hà Tĩnh.
c



×