Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học tạo THƯ VIỆN các mẫu mặt cắt TRONG AUTOCAD PHÙ hợp với TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.66 KB, 5 trang )

TO TH VIN CC MU MT CT TRONG
AUTOCAD PH HP VI TIấU CHUN VIT NAM
CREATING THE HATCH-PATTERNS SOFTWARE LIBRARY IN AUTOCAD
CORRESPONDS TO VIETNAM STANDARDS

NGUYN
Trng i hc Bỏch khoa, i hc Nng

TểM TT
Bi bỏo trỡnh by th vin phn mm nh ngha cỏc mu mt ct s dng trong AutoCAD
phự hp vi tiờu chun Vit Nam. Cỏc mu mt ct ny thng c s dng biu din
ký hiu vt liu trờn mt ct trong cỏc bn v k thut thuc cỏc ngnh cụng nghip v xõy
dng.
ABSTRACT
The paper presents the hatch-patterns software library used in AutoCAD corresponding to
Vietnam standards. The hatch- patterns have often been used to represent material symbols
on the section in technical drawings of the industrial and constructional branches.

1. Đặt vấn đề
Khi thiết kế các bản vẽ kỹ thuật thuộc các ngành công nghiệp và xây dựng; để thể hiện
hình dạng cấu tạo của vật thể bị cắt người ta dùng loại hình biểu diễn đó là mặt cắt; thiết diện
trên mặt cắt được biểu thị bằng các mẫu ký hiệu vật liệu. Trong phần mềm AutoCAD có sẵn
một thư viện các mẫu ký hiệu vật liệu mặt cắt, khi sử dụng có thể chọn mẫu thích hợp để biểu
diễn mặt cắt .
Tuy nhiên trong thư viện các mẫu mặt cắt đã tạo sẵn của AutoCAD không có đủ các
mẫu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam chẳng hạn như: Mẫu chất lỏng; mẫu thuỷ tinh (vật liệu
trong suốt); mẫu đá; mẫu mái tôn; mẫu đất đắp; mẫu bê tông cốt thép TCVN; ...
Trong phần mềm AutoCAD, muốn thể hiện các mẫu mặt cắt này ta có thể tạo ra các
hình dạng tương ứng rồi sao chép chúng ra nhiều vị trí trong đường bao kín cần tạo mẫu ký
hiệu vật liệu. Cách tạo mẫu mặt cắt thủ công như thế sẽ không đều, không đẹp và mất nhiều
thời gian.


Để biểu diễn các mẫu ký hiệu vật liệu trên mặt cắt một cách tự động và nhanh chóng
cho đường bao kín bất kỳ. Dựa vào mã nguồn mở của phần mềm soạn thảo mặt cắt của ngôn
ngữ lập trình Autolisp, hãy tạo sẵn một thư viện phần mềm định nghĩa các mẫu mặt cắt trong
AutoCAD từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam - Đó là nội dung của
bài viết này.
2. Tạo các files định nghĩa mẫu mặt cắt

2.1. Định nghĩa các mẫu mặt cắt
Các mẫu mặt cắt sử dụng trong phần mềm AutoCAD được định nghĩa và ghi lại thành
file acadiso.pat.
Ta có thể thêm các mẫu mặt cắt mới cho file acadiso.pat này.
Ta cũng có thể ghi các files định nghĩa mẫu mặt cắt thành một file riêng.


Các mẫu mặt cắt được tạo ra là kết hợp của một họ gồm một dãy các dấu chấm, các
gạch và các khoảng trống giống như định nghĩa dạng đường để tạo ra nhiều hình dạng
khác nhau.
Cấu trúc mỗi định nghĩa mẫu mặt cắt gồm một dòng tiêu đề và một hoặc nhiều dòng
mô tả các đường "gạch gạch" thành phần tạo thành mẫu. AutoCAD không bắt buột giới
hạn số dòng. Mỗi dòng mô tả mẫu được xem như là thành phần thứ nhất của một họ
"gạch gạch", nó được tạo thành bằng cách áp dụng các khoảng dời theo cả hai hướng x
và y để tạo ra một họ vô hạn các đường song song.
Mỗi dòng trong định nghĩa mẫu có thể chứa tối đa 80 kí tự; AutoCAD bỏ qua các dòng
trống và văn bản bên phải dấu chấm phẩy (;)
2.1.1. Dòng tiêu đề.
Nhằm định nghĩa tên mẫu mặt cắt và cung cấp mô tả tuỳ chọn description có cú pháp
như sau:
*pattern-name [, description]
Dòng này phải bắt đầu bằng một dấu hoa thị (*) và được theo sau bởi tên mẫu patternname, tên mẫu không có khoảng trống ở giữa các kí tự. Nếu có sử dụng phần mô tả
description thì chúng ngăn cách với tên mẫu bằng dấu phẩy (,); nếu không sử dụng phần mô tả

description thì không có dấu phẩy theo sau tên mẫu.
2.1.2. Các dòng mô tả.
Mẫu mặt cắt gồm có một hoặc nhiều dòng mô tả các đường thành phần tạo thành các
đường "gạch gạch" của mẫu và có cú pháp như sau:
Angle, x-origin, y-origin, delta-x, delta-y [, dash-1, dash-2, ...]
Trong đó:
Angle
hành.
x-origin
y-origin
delta-x

Góc nghiêng của đường "gạch gạch" hợp với trục x của hệ trục toạ độ hiện

Hoành độ của điểm gốc mà đường thứ nhất của họ "gạch gạch" đi qua.
Tung độ của điểm gốc mà đường thứ nhất của họ "gạch gạch" đi qua.
Giá trị này thiết lập khoảng cách bước của các thành phần của họ các đường
"gạch gạch" tính theo hướng của đường gạch. Nó chỉ có ý nghĩa đối với các
đường "gạch gạch" không liên tục.
delta-y
Giá trị này thiết lập khoảng hở giữa hai thành phần kế nhau của họ các đường
"gạch gạch" và đo theo hướng vuông góc với đường "gạch gạch".
dash-1, dash-2,... Các giá trị thể hiện vẽ đoạn gạch nếu nhập giá trị dương; hoặc chừa
khoảng trống nếu nhập giá trị âm; hoặc vẽ một dấu chấm nếu nhập giá trị 0 của loại đường không liên tục theo hướng của góc nghiêng đường "gạch gạch".

2.2. Định nghĩa các mẫu mặt cắt bởi họ các đường gạch liên tục
Định nghĩa các mẫu mặt cắt bởi họ các đường gạch liên tục theo trình tự sau:
- Đầu tiên là nhập góc nghiêng của đường gạch gạch.
- Tiếp theo là nhập toạ độ (x,y) của điểm gốc mà thành phần thứ nhất của họ đi qua.



- Tiếp theo nhập số 0.
- Cuối cùng là nhập giá trị thể hiện khoảng cách giữa hai thành phần kề nhau của họ
gạch tính theo hướng vuông góc với các đường gạch.

2.3. Định nghĩa các mẫu mặt cắt bởi họ các đường gạch không liên tục
Định nghĩa các mẫu mặt cắt bởi họ các đường gạch không liên tục (như nét đứt, đường
tâm,...), cũng được định nghĩa giống như họ các đường gạch liên tục nhưng bổ sung thêm giá
trị chiều dài đoạn gạch không liên tục đó vào cuối mỗi dòng định nghĩa mẫu. Mỗi giá trị chiều
dài đoạn gạch không liên tục xác định chiều dài của đoạn thẳng tạo thành đường. Nếu giá trị
chiều dài đoạn gạch là số dương thì vẽ một đoạn thẳng; nếu giá trị chiều dài đoạn gạch là số
âm thì chừa ra một khoảng trống; nếu giá trị chiều dài đoạn gạch là số 0 thì vẽ một dấu chấm.
Trên mỗi dòng định nghĩa mẫu mặt cắt bằng đường gạch không liên tục có thể nhập lên
tới 6 giá trị chiều dài đoạn gạch.
3. Hiển thị tên và hình ảnh các mẫu mặt cắt
Sử dụng mã nguồn mở của phần mềm soạn thảo mặt cắt của ngôn ngữ lập trình Autolisp,
tác giả đã tạo được một thư viện phần mềm định nghĩa các mẫu mặt cắt trong AutoCAD phù
hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Tên và hình ảnh của chúng được hiển thị trên hộp thoại
Boundary Hatch (hình1) và Hatch Pattern Palette (hình 2a, b) bằng cách sử dụng lệnh Bhatch
(H).

Hình 1


a)

b)
Hình 2

Thay đổi tỉ lệ của mẫu mặt cắt thể hiện khoảng hở giữa các đường "gạch gạch" bằng cách

nhập giá trị vào ô Scale ở (hình 1)
Thay đổi góc nghiêng của các đường "gạch gạch" bằng cách nhập giá trị góc tính bằng độ
vào ô Angle (hình 1).
4. Biểu diễn minh hoạ các mẫu mặt cắt đã tạo
Hình vẽ sau đây biểu diễn minh hoạ hình ảnh của thư viện phần mềm các mẫu mặt cắt
đã tạo chủ yếu phù hợp với TCVN 7-1993 và các mẫu tiêu chuẩn cũ vẫn còn đang được sử
dụng ở Việt Nam (hình 3).
5. Kết luận
Kết quả đã tạo được một thư viện phần mềm các mẫu mặt cắt gồm 36 mẫu chủ yếu phù
hợp với TCVN 7-1993: Mẫu tô đen; các mẫu kim loại; mẫu phi kim loại (chất dẽo, vật liệu
cách điện, cách nhiệt, cách âm); mẫu lưới vuông; mẫu chất lỏng; mẫu thuỷ tinh (vật liệu trong
suốt); mẫu các loại đá ; mẫu cát; mẫu đất đắp; mẫu bê tông; mẫu bê tông gạch vỡ; mẫu bê
tông cốt thép tcvn; mẫu bê tông cốt thép ISO; Mẫu gạch các loại; mẫu gạch; mẫu gạch chịu
lữa; mẫu mái tôn; mẫu xỉ than; mẫu bãi cỏ; mẫu chữ thập; mẫu đất thiên nhiên. Trong thư viện
này có một vài mẫu giống mẫu của thư viện chuẩn của AutoCAD nhưng đã định nghĩa lại kích
thước hợp lý hơn.
Các mẫu mặt cắt đã tạo có ưu điểm:
Tên các mẫu mặt cắt đều là tiếng Việt Nam nên dễ sử dụng
Tỉ lệ mặt cắt (Scale) cho tất cả các mẫu đã tạo thường để nguyên bằng 1 và cũng có thể
thay đổi lại tuỳ ý nếu cần thiết.
Sử dụng các mẫu mặt cắt này có thể tạo ký hiệu vật liệu trên mặt cắt cho bất kỳ đường
bao kín nào.
ứng dụng các mẫu mặt cắt này vào việc giảng dạy môn học "Vẽ kỹ thuật trên máy vi
tính" (hay AutoCAD) cho sinh viên kỹ thuật cũng như các cán bộ kỹ thuật làm công tác
vẽ - thiết kế trên máy vi tính sử dụng phần mềm AutoCAD.


H×nh 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.

3.
4.

Nguyễn Quang Cự, Nguyễn Sĩ Hạnh, Đoàn Như Kim, Dương Tiến Thọ, Vẽ kỹ thuật xây
dựng, Nhà xuất bản giáo dục, 2001.
Nguyễn Độ, Tạo các files phần mềm định nghĩa mẫu mặt cắt trong AutoCAD2000 phù
hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 6 trường đại học,
số 46+47/2004, trang 18-21, Hà Nội, 2004.
Nguyễn Độ, Bài giảng AutoCAD 2000, Đà Nẵng, 2002.
Ю. Kopoeв, Чepчeние для строителей, Mockва, 1982.



×