Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệ vụ năm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.15 KB, 6 trang )

SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đức Thọ, ngày 20 tháng 5 năm 2011

BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2010 – 2011
I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- Trường tiếp tục quán triệt, hướng dẫn cán bộ- giáo viên “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo các chủ đề học tập trong năm học như
“Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân
dân”, “Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh - là đạo đức - là văn minh”
tạo ra một tinh thần mới, ý thức tận tâm trong công tác giảng dạy của đội ngũ
CBGV; thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 với những kết
quả đạt được đáng trân trọng.
2. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Thực hiện cuộc vận đông “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
nhà trường lên kế hoạch, đẩy mạnh công tác phối kết hợp trong liên ngành; thực
hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục.
- Thực hiện kế hoạch đó, trong năm học 2010 -2011, trường THPT Đức Thọ
đã gặt hái được nhiều thành công trong việc xây dựng trường lớp xanh, sạch,
đẹp, an toàn; nâng cao hiệu quả dạy và học; rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; tổ
chức các hoạt động tập thể; tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và
phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương….
Kết quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có 5 chi Đoàn xuất
sắc, 5 chi Đoàn tốt, 12 chi Đoàn khá


3. Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng
tạo”
Thực hiện cuộc vận động trên, phổ biến, quán triệt tới cán bộ, giáo viên về quy
định đạo đức nhà giáo và cam kết thực hiện theo đúng yêu cầu. Kết quả, 100% cán
bộ, giáo viên nhà trường đã thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đặc biệt là việc
đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trường có nhiều biện pháp sáng tạo trong
việc nâng cao nhận thức và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ban Giám
hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao việc tự liên hệ, kiểm điểm cá nhân theo nội dung
“Đạo đức, tự học và sáng tạo” trong các dịp sơ kết, tổng kết học kì và năm học.
Năm học 2010 - 2011 nhà trường không có nhà giáo vi phạm đạo đức bị xử lý kỷ
luật. 100% cán bộ, giáo viên đều không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ công
tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục với nhiệm vụ được giao. Nhiều CB-GV khắc phục
1


khó khăn, có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học
4. Chủ đề năm học: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục
- Công tác thanh tra, kiểm tra
Hoạt động thanh tra, kiểm tra hành chính, chuyên môn được tiến hành thường
xuyên nghiêm túc, khách quan và đảm bảo qui định của thanh tra ngành. Sau mỗi
đợt thanh tra, kiểm tra có kết luận chỉ đạo cụ thể, các nhà trường đã thực hiện
nghiêm chỉ đạo sau thanh tra làm cho hoạt động sư phạm được kết nối chặt chẽ,
hiệu quả;
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy học
Tiếp tục tăng cường chất lượng dạy và học, tăng cường rèn kỹ năng thực hành,
thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn đảm bảo đổi mới chương trình, vận dụng
tốt các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Khuyến khích giáo viên tăng

cường việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại các phần mềm hỗ trợ soạn giảng. Sử
dụng tối đa các thiết bị dạy học, đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học, viết
và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm;
- Việc đổi mới công tác kiểm tra; kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục
+ Việc đổi mới công tác kiểm tra
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng coi thi, chấm thi; thực hiện an toàn
các khâu ra đề, duyệt đề, sao in và bảo mật, phân công giám thị coi thi và thực hiện
coi thi đúng theo qui chế. Không có sai sót trong quá trình tổ chức các kỳ thi và kiểm
tra suốt trong năm học
+ Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Thành lập tổ công tác thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ kiểm
định họp định kì theo từng giai đoạn, từng thành viên được phân công thực hiện
nhiệm vụ tự đánh giá.
- Đổi mới công tác tài chính
Ngày từ đầu năm nhà trường đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ. Thực hiện dự
toán thu, chi ngân sách nhà nước đảm bảo công khai, dân chủ. Chấp hành tốt về thu,
chi và quản lý sử dụng các nguồn kinh phí, đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả, không có
tình trạng lạm thu trong nhà trường.
Hàng quý, hàng năm thực hiện công khai tài chính trước toàn thể CB-GV
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục:
a. Chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa THPT:
Khối 12: Tổng số lớp 10 lớp, học theo chương trình ban cơ bản
Khối 11: Tổng số lớp 10 lớp, học chương trình ban cơ bản
Khối 10: Tổng số lớp 9 lớp, học chương trình ban cơ bản
b. Thực hiện dạy học tự chọn:
Khối 12: Tổng 10 lớp học ban cơ bản
+ 4 lớp 12A1, 12A2,12A3 và 12A4: Học các môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh
(1tiết/môn/tuần)
2



+ 1 lớp: 12B1: Học các môn: Văn, Sử, Địa (1tiết/môn/tuần )
+ 5 lớp còn lại: Học các môn: Toán , Văn, Anh (1tiết/môn/tuần )
Khối 11:
+ 3 lớp 11A1, 11A2, 11A3: Học các môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh
(1tiết/môn/tuần)
+ 1 lớp: 11A5: Học các môn: Văn, Sử, Địa (1tiết/môn/tuần )
+ 5 lớp còn lại: Học các môn: Toán , Văn, Anh (1tiết/môn/tuần )
Khối 10: Tất cả 9 lớp học theo ban cơ bản:
+ 3 lớp 10A1, 10A2, 10A3: Học các môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh
(1tiết/môn/tuần)
+ 1 lớp: 10A4: Học các môn: Văn, Sử, Địa (1tiết/môn/tuần )
+ 4 lớp còn lại: Học các môn: Toán , Văn, Anh (1tiết/môn/tuần )
2. Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu chuẩn kiến thức - kĩ năng cho tất cả giáo
viên. Trong quá trình giảng dạy phải bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ
năng của các môn học. Bám sát đối tượng học sinh.
3. Dạy học nội dung giáo dục địa phương: Các bộ môn: Lịch sử, Địa Lý, GDCD
thực hiện việc tích hợp chương trình giáo dục theo quy định
4. Triển khai dạy học tích hợp giáo dục môi trường: Các bộ môn: Sinh học, Hoá
học, Địa Lý, GDCD, Ngữ văn. .. thực hiện việc tích hợp chương trính giáo dục môi
trường nâng cao ý thức, nhận thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
5. Triển khai dạy học tích hợp sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tích
hợp nội dung tiết kiệm năng lượng cho các bộ môn: Vật lý, Công nghệ, Sinh học,
Hoá học, nhằm nâng cao ý thức về việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng,
ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng trong cuộc sống.
III. QUY MÔ PHÁT TRIỂN.
1. Học sinh.
- Tổng số lớp: 29

+ Khối 12: 10 lớp . Tổng số học sinh: 479 em
+ Khối 11: 10 lớp . Tổng số học sinh: 496 em
+ Khối 10: 09 lớp . Tổng số học sinh khối 10: 399 em
- Tổng số học sinh: 1374 em.
+ Học sinh nữ :
724 em, Tỉ lệ: 54%
+ Học sinh dân tộc:
0 em, Tỉ lệ: 0 %
+ Học sinh khuyết tật:
0 em, Tỉ lệ: 0 %
+ Học sinh con TB, BB: 103 em, Tỉ lệ: 7,5%
- Số học sinh giảm so với đầu năm học là: 15em (0,08%)
+ HS bỏ học 9 em (lớp 10: 4 em, lớp 11: 5em)
+ HS chuyển trường: 6em
2 . Đội ngũ CB - GV.
- Tổng số CBGV- CNV: 72. Trong đó giáo viên đứng lớp: 64. Tỉ lệ 2,2 gv/lớp
- Gồm 6 tổ chuyên môn và 1 tổ Hành chính
+ Tổ Toán – Tin: 15 GV
+ Tổ Ngoại ngữ: 7 GV
+ Tổ Lí – Hoá: 12 GV
+ Tổ Ngữ văn: 9 GV
+ Tổ Sử - Địa – GDCD: 12 GV
+ Tổ Sinh - Thể - Kỉ: 11 GV
3


+ Tổ Hành chính: 6
3. Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia (Địa điểm trường đóng chưa ổn
định)
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Đổi mới phương pháp dạy học
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã đưa việc đổi mới PPDH là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và của từng giáo viên.
- Các tổ nhóm chuyên môn đã tổ chức các chuyên đề chuyên sâu về đổi mới
phương pháp dạy học (Quy định mỗi nhóm chuyên môn mỗi tháng có 1 chuyên đề
báo cáo thảo luận) . Thảo luận sâu về các phương pháp dạy học tích cực chú ý phát
huy năng lực, tính tích cực của học sinh.
- Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại như: Các thiết bị thí nghiệm
mới, soạn giảng bằng giáo án điện tử, sử dụng đèn chiếu PrôJerter..vv. Đổi mới các
hình thức tổ chức dạy học, như tăng cường tổ chức hoạt động cho học sinh, hình
thức thảo luận nhóm. Phương pháp soạn giảng các tiết dạy học theo từng loại hình
tiết học. Thống nhất mẫu giáo án ở các tổ, nhóm chuyên môn. Tăng cường tổ chức
các tiết dạy thử sau đó góp ý rút kinh nghiệm, và nhân rộng trong quá trình giảng
dạy của giáo viên.
- Xây dựng nguồn học liệu mở, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:
Nhiều giáo viên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy như:
Soạn bài, thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Các phần mềm ứng dụng trong
Vật Lý, Hoá học...
2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Trường đã tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu kĩ các văn bản về đánh giá
xếp loại học sinh, thực hiện nghiêm túc chế độ cho điểm của giáo viên từng bộ
môn.
Đổi mới phương pháp, hình thức ra đề kiểm tra: Các giáo viên đã vận dụng linh
hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá đối với học sinh, tăng cường việc kiểm tra
thường xuyên trên lớp, thực hiện đủ các tiết kiểm tra định kì. đề ra kết hợp giữa trắc
nghiệm khách quan và tự luận, các môn xã hội 100% tự luận theo cấu trúc của Sở
đề ra từ đầu năm. Các tổ nhóm chuyên môn đã thảo luận để đưa ra cấu trúc đề thi
cho các bài kiểm tra học kì theo các mức độ: Hiểu, biết, vận dụng. Tỉ lệ các câu hỏi
trắc nghiệm và phần tự luận ..vv. Các đề kiểm tra đều được đánh máy, phô tô và

thông qua tổ chuyên môn. Mỗi đề thi được trộn, xáo thành nhiều mã đề khác nhau
để đảm bảo nghiêm túc trong khi làm bài của học sinh.
V. CÔNG TÁC TỔ CHỨC ÔN THI TỐTNGHIỆP KHỐI 12
1. Lựa chọn GV dạy Ôn thi TN:
Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn sắp xếp
những giáo viên có năng lực chuyên môn và nhiều kinh nghiệm vào giảng dạy khối
12. Mỗi giáo viên, mỗi tổ chuyên môn phải lên chương trình, kế hoạch ôn thi cụ thể
trình BGH xem xét.
2. Đối với học sinh và phụ huynh:
Nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh đầu năm để lên kế hoạch Ôn thi TN cho
khối 12, theo tinh thần: Nhà trường phân tích vai trò, tác dụng và sự cần thiết của
4


việc học Ôn thi TN. Học sinh tự viết đơn đăng kí học ôn (có chữ kí của phụ huynh)
và cam kết tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc theo yêu cầu của nhà trường. (Theo
đơn đăng kí, 100% HS đều tham gia)
3. Kế hoạch dạy - học:
- Trên cơ sở đăng kí của học sinh, bộ phận chuyên môn lên thời khoá biểu hợp lí
cho 3 môn: Toán - Văn - Anh và yêu cầu hoàn thành chương trình trước 31/3/2011
(Thời điểm biết thêm 3 môn còn lại).
- Sau khi biết thêm 3 môn còn lại (Lí – Sinh - Địa), trường tiếp tục cho HS đăng
kí học và lên thời khoá biểu cụ thể cho 3 môn nêu trên. Đồng thời tiếp tục ôn tập
bổ sung 3 môn Toán - Văn - Anh.
- Đối với các lớp học khối: 12A1, 12A2 (Khối A) chỉ học ôn TN các môn Văn –
Anh – Sinh - Địa, 12B1 (Ban C) chỉ học ôn TN các môn Anh – Toán.
4. Công tác kiểm tra, đánh giá:
BGH thường xuyên kiểm tra tính chuyên cần, thái độ (trong các buổi học), kết
quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra, bài thi thử... Đồng thời kiểm tra tinh
thần trách nhiệm trong giảng dạy, việc soạn giáo án, chất lượng giáo án và kết quả

giảng dạy của giáo viên.
Trong quá trình thực hiện, nếu các lớp học chậm chương trình, giáo viên phải tự
bố trí dạy bù hoặc báo cho bộ phận chuyên môn để có kế hoạch lên thời khoá biểu
học bù cụ thể. Thực hiện đúng kế hoạch nêu trên, đến ngày 15/5/2011, tất cả các
môn học đều hoàn thành chương trình ôn thi và bước đầu cho thấy được hiệu quả
khá cao (Qua kết quả thi thử)
VI. XÂY DỰNG CSVC, TỰ LÀM VÀ MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phòng học, phòng bộ môn
Số phòng học, phòng bộ môn đảm bảo đủ cho dạy học 1ca.
- Tổng số phòng học: 29 (29 phòng học cao tầng).
- Tổng số phòng học bộ môn: 6 phòng thực hành (2 phòng tin, 1 phòng vật lí, 1
phòng sinh học, 1 phòng hoá học, 1 phòng học máy chiếu)
2. Trang thiết bị và đồ dùng dạy học
Nhà trường chỉ đạo bộ phận thiết bị, thư viện kiểm tra số đồ dùng dạy học, sách
giáo khoa, sách tham khảo để có kế hoạch sữa chữa, bổ sung kịp thời. Do vậy, thiết
bị, đồ dùng phục vụ giảng dạy học tập cơ bản được đảm bảo, việc sử dụng đồ dùng
dạy học thường xuyên và hiệu quả (cả năm giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học
3438 lượt ).
3. Việc ứng dụng CNTT vào quản lí và giảng dạy:
Trường đã nhận được sự quan tâm của Bộ, Ngành về việc hỗ trự trang thiết bị và
đồ dùng dạy học như: máy chiếu, máy Fax, loa máy văn phòng, máy in... trị giá hơn
400 triệu đồng. Ngoài ra nhà trường còn nhận được sự hỗ trợ về CSVC của học sinh
cũ. Toàn bộ hệ thống máy tính trong nhà trường đã được kết nối mạng Internet phục
vụ cho công tác quản lí và giảng dạy. Đến nay thiết bị, đồ dùng phục vụ giảng dạy
học tập đảm bảo tốt, việc sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên và hiệu quả.
VII. CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Để động viên, khích lệ tinh thần trong công tác giảng dạy cũng như một số hoạt
động khác, nhà trường thường phát động các phong trào thi đua như: thao giảng,
thăm lớp dự giờ, dạy mẫu...để chào mừng các ngày lễ lớn. Đặt chỉ tiêu và khuyến
5



khích CB-GV viết sáng kiến kinh nghiệm (100% GV viết SKKN, có 7 đề tài gửi
Sở), những tiết thao giảng tốt, những SKKN được HĐKH trường và Ngành công
nhận đều được thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ...
Cuối mỗi học kì, cuối năm trường tổ chức xét thi đua giữa các tổ chuyên môn và
từng CB-GV. Việc đánh giá, xếp loại CB -GV được thực hiện dân chủ, công khai:
Giáo viên tự đánh giá xếp loại chuyên môn, thi đua, tổ chuyên môn xếp loại và cuối
cùng là Hội đồng thi đua nhà trường sẽ xếp loại chung:
Kết quả xếp loại chuyên môn và thi đua năm học 2010 - 2011 như sau:
Xếp
CSTĐ
Chuyên môn
Thi đua
loại
G
K
TB
T
K1
K2
K3
S.lượng
3
12
49
0
15
29
17

7
Tỉ lệ %
4,2
20,2
79,8
0
21,7
42,3
24,6
10,1

TB
1
1,3

VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được

a. Thành tích, ưu điểm :
Trong năm học 2010 - 2011 trường đã triển khai đầy đủ các hoạt động, thực hiện
nghiêm túc các cuộc vận động lớn do ngành phát động. Kỹ cương nề nếp nhà
trường ngày càng ổn định, ý thức học sinh ngày càng chuyển biến tốt. Hiện tượng
học sinh vi phạm kỷ luật ngày càng giảm cả số lượng và mức độ. Không có học
sinh vi phạm các tệ nạn xã hội, an ninh trật tự đảm bảo tốt.
b. Tồn tại:
Trường THPT Đức Thọ có đội ngũ thường xuyên không ổn định, hàng năm có sự
biến động lớn, nhiều giáo viên chưa yên tâm công tác. Do đó, mức độ cố gắng chưa
cao, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng văn hoá của học sinh còn hạn chế.
2. Bài học kinh nghiệm: Nhà trường cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục tư
tưởng chính trị cho cán bộ giáo viên, Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn như

các chuyên đề của tổ nhóm chuyên môn. Tăng cường việc kiểm tra của Ban giám
hiệu và ban kiểm tra nội bộ trường học về việc thực hiện quy chế chuyên môn.
IX. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trường THPT Đức Thọ đóng ở địa bàn cuối Huyện Đức Thọ, số lượng học sinh
ngày càng giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Vị trí của trường hiện tại không còn
phù hợp với sự phát triển của giáo dục huyện nhà. Vì vậy, kính đề nghị Sở GD-ĐT
có kế hoạch và tạo điều kiện để nhà trường sớm có địa điểm mới ổn định và phát
triển.
X. THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Có biểu mẫu kèm theo)
HIỆU TRƯỞNG

Đoàn Trung Nga
6



×