Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học dạy và học BẰNG SONG NGỮ PHƯƠNG PHÁP tốt NHẤT để NÂNG CAO TRÌNH độ CHUYÊN môn và NGOẠI NGỮ của SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.62 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

DẠY VÀ HỌC BẰNG SONG NGỮ - PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT
ĐỂ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ NGOẠI NGỮ
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
DUAL LANGUAGE INSTRUCTION—THE BEST WAY FOR THE
IMPROVEMENT OF PROFESSIONAL KNOWLEDGE AND FOREIGN
LANGUAGE COMPETENCE
Nguyễn Tấn Hùng
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

MỞ ĐẦU
Hầu hết sinh viên, học viên cao học ở các trường đại học ở nước ta rất yếu kém về
ngoại ngữ, không sử dụng được ngoại ngữ để đọc tài liệu và giao tiếp quốc tế trong lĩnh vực
chuyên môn của mình. Lý do chủ yếu của tình trạng yếu kém về kỹ năng ngoại ngữ của sinh
viên là sự tách rời giữa việc giảng dạy ngoại ngữ với việc giảng dạy chuyên môn ở các trường
đại học, cao đẳng. Để khắc phục tình trạng này, bài báo chỉ ra sự cần thiết phải giảng dạy
chuyên môn bằng song ngữ và đề xuất những biện pháp và chính sách cụ thể đảm bảo việc
thực hiện công việc này nhằm nâng cao hơn nữa năng lực của sinh viên cả về chuyên môn và
về ngoại ngữ.
ABSTRACT
Most students and graduates of our universities are not able to use English for the
reading of literature and for the international communication in their speciality fields. The main
reason of the weakness and inadequacy in students’ foreign language skills is the separation
between the teaching of foreign languages and the teaching of specialities at universities and
colleges. To overcome this, the article points out the need of bilingual teaching of specialities
and suggests concrete measures and policy to ensure the realization of this task in order to
improve student’s qualifications both in speciality and in foreign language.

1. Nguyên nhân tình trạng yếu kém về ngoại ngữ của sinh viên hiện nay
Phải nhìn nhận một thực tế hiện nay ở nước ta là sinh viên rất yếu kém về ngoại


ngữ. Đại đa số sinh viên, kể cả học viên cao học, nghiên cứu sinh học trong nước (trừ
một vài chuyên ngành như ngoại ngữ, tin học …) không đọc được tiếng nước ngoài về
chuyên môn của mình, rất lúng túng trong khi nghe và trả lời các câu hỏi phỏng vấn
của các công ty nước ngoài. Phải nói rằng thời gian học ngoại ngữ từ phổ thông lên đại
học ở nước ta không phải là ít. Nhiều sinh viên bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp Ba tiểu
học, đến khi tốt nghiệp đại học đã có 13-14 năm tiếp xúc với ngoại ngữ. Nguyên
nhân yếu kém về ngoại ngữ cũng không phải ở khả năng tiếp thu của người Việt
Nam. Nên nhớ rằng tổ tiên của chúng ta trước đây học chữ Nho, tiếng Pháp trong
điều kiện sách giáo khoa, phương tiện rèn luyện và giao tiếp rất thiếu thốn nếu so
với điều kiện của chúng ta hiện nay. Hồ Chí Minh là một tấm gương điển hình;
192


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

Người không những làm thơ bằng chữ Hán mà còn làm báo bằng tiếng Pháp, giao
tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Nga.
Nguyên nhân thật sự của tình trạng yếu kém hiện nay trong việc học ngoại ngữ
của sinh viên là do phương pháp dạy và học: chủ yếu là do sự tách rời giữa dạy và học
học ngoại ngữ với dạy và học chuyên môn, làm cho học sinh, sinh viên coi ngoại ngữ
như là một món trang điểm, không liên quan gì đến chuyên môn cả; ngược lại khi dạy
và học chuyên môn thì thuần túy dùng tiếng Việt, nội dung học không có liên quan gì
đến ngoại ngữ, coi tiếng Việt là một ngôn ngữ đủ chuyển tải tất cả những nội dung khoa
học rồi.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác nữa là chưa có một sức ép trực tiếp. Sức ép
này trước hết là lợi ích cá nhân. Con người vốn có bản tính lánh nặng tìm nhẹ, lánh hại
tìm lợi cho bản thân mình. Nếu yếu ngoại ngữ mà không ảnh hưởng gì đến thu nhập của
giáo viên, kết quả ra trường của sinh viên, thì mấy ai (trừ một số rất ít người có tâm
huyết) chịu lao vào công việc khó nhọc là dạy và học bằng ngoại ngữ. Tình trạng này
không chỉ ở nước ta, mà có cả ở nhiều nước khác trên thế giới.

2. Mối liên hệ giữa ngoại ngữ và chuyên môn
Muốn nâng cao chất lượng ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên, trước hết cần
phải làm cho giảng viên và sinh viên hiểu rõ vai trò của ngoại ngữ trong việc nghiên
cứu, học tập chuyên môn.
Hầu hết các môn khoa học được dạy trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay
ở nước ta đều có nội dung được lấy từ giáo trình nước ngoài, chủ yếu từ các nguồn tài
liệu tiếng Anh. Đối với các môn khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin thì không cần
phải bàn cãi. Các môn kinh tế cũng vậy, các chương trình, giáo trình, bài giảng về kinh
tế vĩ mô, vi mô, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, v.v.. của các trường
đại học kinh tế nước ta hiện nay đều được cập nhật từ các nguồn tài liệu nước ngoài,
nhất là các nguồn tài liệu tiếng Anh. Riêng ở các ngành xã hội nhân văn, thí dụ ngành
triết học, chính trị học … được giảng dạy ở nước ta hiện nay trước đây căn cứ vào các
tài liệu tiếng Nga được dịch ra tiếng Việt khi Liên Xô chưa sụp đổ. Hiện nay nhiều
giảng viên của chúng ta do không đọc được tiếng Anh nên có khuynh hướng bằng lòng
với những nội dung và cách hiểu cũ mà ngay ở nước Nga hiện nay người ta đã thay đổi
rồi. Cho nên để cập nhật chương trình và bài giảng của mình, giảng viên các môn khoa
học triết học, chính trị học, xã hội học … cũng không thể không biết đến những thành
tựu nghiên cứu mới ở phương Tây, phải căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu của họ mà
biên soạn thành bài giảng của mình. Ngay cả triết học phương Đông, như triết học
Trung Quốc, Ấn Độ, cũng được phương Tây nghiên cứu rất kỹ; nên nếu giảng viên và
sinh viên tham khảo được các tài liệu phương Tây thì càng có hiểu biết sâu sắc hơn.
Giảng viên yếu ngoại ngữ thì không thể cập nhật bài giảng, đưa vào bài giảng
những thông tin mới, đồng thời không có tài liệu để thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học, viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành. Đúng là tiếng Việt có khả
193


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

năng chuyển tải tất cả những nội dung khoa học, nhưng vấn đề là hiện nay có nhiều

thuật ngữ triết học, chính trị-xã hội trong tiếng Việt được dịch từ tiếng nước ngoài một
cách chủ quan, thiếu chính xác. Do đó, có nhiều điểm khác nhau, thậm chí nhầm lẫn
không thể tha thứ được trong cách hiểu của chúng ta so với cách hiểu của người nước
ngoài về cùng một nội dung tư tưởng. Thí dụ, những thuật ngữ: “chủ nghĩa thực dụng”,
“chủ nghĩa hiện sinh”, “chủ nghĩa bảo thủ”, kể cả “chủ nghĩa cộng sản” và rất nhiều
thuật ngữ khác được dịch sai nguyên nghĩa gốc của nó trong tiếng nước ngoài. Nếu so
sánh từ “chủ nghĩa cộng sản” với thuật ngữ gốc của nó trong một số tiếng phương Tây,
như communism (tiếng Anh), communisme (tiếng Pháp), Kommunismus (tiếng Đức),
коммунизм (tiếng Nga), ta thấy các thuật ngữ này không hề có từ “sản” mà chỉ gần gũi
với từ “chung” (common), “cộng đồng” (community). Trong tiếng Latin, “communis”
có nghĩa là “chung”. “Communism” nếu dịch chính xác phải là “chủ nghĩa cộng đồng”
chứa không thể là “chủ nghĩa cộng sản” được. Từ “chủ nghĩa cộng sản” tạo ra một ấn
tượng sai lầm rằng xã hội tương lai mà chúng ta phấn đấu xây dựng phải là một xã hội
mà mọi tài sản đều là của chung. Khái niệm “communism” phản ánh mục đích phấn
đấu là cộng đồng xã hội, ưu tiên của cộng đồng xã hội so với cá nhân; còn tư liệu sản
xuất chung chỉ là con đường để thực hiện mục đích, chứ không phải là mục đích.
Có nhiều thuật ngữ Hán Việt rất khó hiểu đối với với người học, thí dụ như từ
“thời kỳ quá độ”, nhưng nếu ta truy nguồn gốc của thuật ngữ này từ một số ngôn ngữ
nước ngoài, như “transitional period” trong tiếng Anh, “переходный период” trong
tiếng Nga, thì hóa ra nghĩa của nó là “thời kỳ chuyển tiếp”, “thời kỳ chuyển đổi” rất đơn
giản và dễ hiểu. Một số thuật ngữ của Phật giáo, như “Tứ diệu đế”, nghe rất khó hiểu,
nhưng nếu ta tham khảo cách dịch cụm từ này ra tiếng Anh là “The Four Noble Truths”
(Bốn Chân lý cao cả) thì sự việc sẽ trở nên sáng sủa lạ thường. Tương tự, từ “mặc khải”
hay “khải huyền” trong Kinh thánh tiếng Việt có từ tương ứng trong Kinh thánh tiếng
Anh là reveal, revelation có ngĩa là tiết lộ (điều bí mật).
Đối với sinh viên, việc giảng dạy và học tập chuyên môn bằng tiếng nước ngoài
có nhiều tiện ích:
- Việc dạy học bằng song ngữ hoặc trực tiếp bằng tiếng nước ngoài không chỉ
nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn làm cho việc học chuyên môn của sinh viên đạt kết
quả tốt hơn, bởi vì nó kích thích được sự hứng khởi của người học, đòi hỏi sinh viên

phải nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn nhiều nội dung khoa học của môn học và nhớ lâu
hơn, mở rộng tầm hiểu biết về cách đặt vấn đề và giảng dạy các vấn đề này trong các
giáo trình nước ngoài.
- Giúp cho sinh viên đọc hiểu, nói được và trao đổi được những vấn đề chuyên
môn bằng ngoại ngữ để sau này có thể làm việc với người nước ngoài hoặc học tập ở
nước ngoài. Nếu sinh viên đã có quá trình học chuyên môn bằng tiếng nước ngoài thì
khi trả lời phỏng vấn của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
- Tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục học tập tốt hơn ở bậc cao học, nghiên cứu sinh,
nhất là rút ngắn quá trình chuẩn bị ngoại ngữ cho việc học tập ở nước ngoài.
194


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

3. Kinh nghiệm và phương hướng
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác, một trong những biện pháp cải
cách giáo dục hiện nay là áp dụng phổ biến việc giảng dạy bằng song ngữ (ngôn ngữ
quốc gia và tiếng Anh) trong các trường phổ thông và đại học. Hiện nay ở nước ta đã có
một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông dạy một số số môn khoa học như
Toán, Lý, Hóa bằng song ngữ (Viêt-Anh, Việt-Pháp) vừa đảm bảo được chương trình
giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo, vừa nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh đã
trở thành một lợi thế của các trường này. Còn ở bậc đại học, nhiều trường ở Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, v.v., đã có chương trình đào tạo quốc tế, dạy các
môn học bằng song ngữ hoặc hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, học phí của
các chương trình này rất cao vì nhà trường phải tốn một khoản chi phí rất lớn cho việc
mời giảng viên nước ngoài. Do đó, những chương trình đào tạo quốc tế này không thể
thu hút được nhiều sinh viên, nhất là sinh viên giỏi. Do đó, bên cạnh việc phát triển các
chương trình đào tạo quốc tế, theo chúng tôi nên thúc đẩy việc giảng dạy bằng song ngữ
với việc sử dụng đội ngũ giảng viên tại chỗ của các trường kết hợp với một số giảng
viên thỉnh giảng từ các trường nước ngoài.

Hiện nay ở các trường đại học số giảng viên đại học có khả năng dạy các môn
chuyên ngành bằng song ngữ tuy chưa nhiều, nhưng nếu có chính sách khuyến khích tốt
thì khả năng này sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện nay vì chúng ta có một đội ngũ giảng
viên trẻ học nước ngoài về nhưng chưa sử dụng hết tiềm năng của họ. Còn việc sử dụng
giảng viên nước ngoài cho đến nay thì chưa nhiều và chưa có hiệu quả lắm, chủ yếu là
giảng dạy ngoại ngữ phổ thông. Theo chúng tôi, nên thỉnh giảng một số giảng viện dạy
chuyên môn bằng tiếng Anh. Để đảm bảo việc giảng dạy của họ có hiệu quả hơn, nhà
trường cần yêu cầu họ phải có chương trình và giảng dạy theo bài giảng đã chuẩn bị và
cho sinh viên đọc trước thì sinh viên mới có thể tiếp thu tốt hơn.
Qua kinh nghiệm giảng dạy hai môn Triết học và Chính trị học cho sinh viên
chương trình đào tạo quốc tế của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng phối hợp
với Trường Đại học Towson, Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên thuộc đối
tượng này tuy đầu vào rất thấp, lại phải học chuyên môn bằng tiếng Anh, nhưng nhờ có
cố gắng lớn nên đa số các em cũng đạt được kết quả mong muốn. Từ đó suy ra cho các
đối tượng sinh viên hệ chính quy của chúng ta, việc dạy và học bằng song ngữ là hoàn
toàn có thể thực hiện được.
Trong học kỳ I vừa qua, Khoa Mác-Lênin đã áp dụng thí điểm việc giảng dạy
học phần “Một số trào lưu triết học hiện đại” bằng song ngữ Việt – Anh cho lớp
06SGC, chuyên ban Triết học, ngành Giáo dục Chính trị Trường Đại học Sư Phạm, Đại
học Đà Nẵng. Triết học hiện đại chủ yếu từ các nước nói tiếng Anh; một số tác giả
Pháp, Đức nhưng tài liệu của họ cũng đã được dịch chính xác ra tiếng Anh. Chúng tôi
thấy rằng việc cho sinh viên chúng ta trực tiếp tiếp xúc với quan điểm, tác phẩm của các
tác giả này bằng tiếng Anh là rất cần thiết, do đó chúng tôi đã đầu tư khá nhiều thời gian
để soạn bài giảng bằng song ngữ, phổ biến cho sinh viên nghiên cứu trước khi lên lớp.
Tuy kết quả bước đầu có nhiều hạn chế do trình độ Anh ngữ của sinh viên quá yếu,
195


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010


nhưng chúng tôi thấy rằng đây là công việc cần phải kên trì thực hiện. Nếu càng có
nhiều học phần được giảng dạy bằng song ngữ thì việc học tập của sinh viên về chuyên
môn và ngoại ngữ càng có kết quả tốt hơn.
4. Biện pháp và lộ trình thực hiện
Từ kinh nghiệm ban đầu, chúng tôi rút ra một số biện pháp và bước đi cần thiết
cho việc giảng dạy bằng song ngữ:
- Cải cách việc giảng dạy tiếng Anh cơ bản trong các trường đại học. Vì thời
gian dùng cho việc học tiếng Anh của sinh viên hiện nay đã bị rút ngắn so với trước
đây, do vậy giáo viên nên dành thời gian nhiều hơn cho việc luyện nghe hiểu và giao
tiếp trên lớp. Còn ngữ pháp và đọc hiểu thì sinh viên có thể tự mình nghiên cứu, rèn
luyện mà không cần giáo viên.
- Thành lập các câu lạc bộ, diễn đàn ngoại ngữ trong nhà trường để sinh viên có
điều kiện thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Lựa chọn những giảng viên có trình độ ngoại ngữ tốt, nhất là những giảng viên
đã có thời gian học đại học, cao học ở các nước nói tiếng Anh, khuyến khích họ đăng ký
giảng dạy một số học phần bằng song ngữ. Cho phép những sinh viên có trình độ tiếng
Anh khá (đã qua sát hạch) ghi danh học các tín chỉ dạy bằng song ngữ.
- Khi đã có một số môn chuyên ngành được giảng dạy bằng song ngữ thì có thể
bỏ môn “Anh văn chuyên ngành” do giáo viên tiếng Anh đảm nhiệm để tăng thêm thời
lượng cho các học phần chuyên môn được giảng dạy bằng song ngữ do giáo viên
chuyên môn đảm nhiệm.
- Mời giảng viên nước ngoài dạy một số môn chuyên ngành bằng tiếng Anh (sau
khi sinh viên đã học một số chuyên ngành bằng song ngữ).
Để sinh viên có thể nghe giảng trực tiếp bằng ngoại ngữ thì phải có một bước
quá độ từ thấp đến cao.
- Trong một hai năm đầu, nhiều môn học được giảng dạy bằng tiếng Việt kết
hợp với việc trang bị cho sinh viên các khái niệm của môn khoa học bằng tiếng Anh.
Trừ một ít môn học phải dạy thuần túy bằng tiếng Việt, đa phần các môn học khác, kể
cả những môn như Triết học, Chính trị học, Xã hội học, v.v., đều có một hệ thống khái
niệm, phạm trù có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài (Hy Lạp, latin, Anh, Pháp, Đức …),

dó đó, không có lý do gì giảng viên lại không biết và không giải thích được nguồn gốc
các thuật ngữ của môn học mình từ tiếng nước ngoài.
- Từ năm thứ hai hoặc ba trở đi, áp dụng giảng dạy bằng song ngữ. Giảng viên
biên soạn bài giảng bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung tiếng Anh
không phải do giảng viên tự viết ra hay dịch từ tiếng Việt, mà phải trích từ các giáo
trình, các tài liệu nghiên cứu nước ngoài. Hiện nay việc tìm kiếm những tư liệu này
không khó lắm vì có thể đặt mua các sách và truy cập trên internet. Nội dung bằng tiếng
Việt và tiếng Anh có thể không cần trùng khớp hoàn toàn với nhau về câu chữ nhưng
phải thống nhất với nhau về nội dung khoa học.
196


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

- Cho sinh viên đọc trước tài liệu bằng cả hai thứ tiếng. Sau khi nghiên cứu nội
dung phần tiếng Việt và đã hiểu thấu nội dung đó rồi thì mới chuyển sang nghiên cứu
nội dung vấn đề đó bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với một số nội dung đơn giản thì có
thể cho sinh viên đọc trực tiếp bằng tiếng Anh. Còn đối với những nội dung phức tạp thì
phải đi từ tiếng Việt trước. Sau khi sinh viên đã có một trình độ chuyên môn và Anh
ngữ nhất định thì mới có thể nghe giảng viên nước ngoài giảng dạy trực tiếp bằng tiếng
Anh. Cần phải có bước quá độ này nhằm tạo điều kiện để sinh viên tập làm quen dần
với việc nghiên cứu và nghe giảng trực tiếp bằng ngoại ngữ.
- Trên lớp, giảng viên nên dành một phần thời gian trao đỏi, thảo luận và giúp
sinh viên nắm vững một số số nội dung cốt lõi nhất của tiết giảng bằng tiếng Anh. Kết
quả của việc dạy học bằng song ngữ là sinh viên không chỉ nắm được nội dung bằng
tiếng Việt mà còn có thể nắm được những khái niệm, thuật ngữ của chuyên môn mình
bằng tiếng Anh, diễn đạt được một số nội dung cơ bản của tiết học bằng tiếng Anh.
5. Chế độ khuyến khích
Nhà trường cần phải tạo ra bước đột phá không phải bằng mệnh lệnh, mà bằng
chế độ, chính sách. Nếu không có chế độ thỏa đáng thì không thể phát huy tính tích cực

của giảng viên và sinh viên. Theo chúng tôi, cần thực hiện một số điểm sau đây:
- Ban hành chế độ thanh toán giờ giảng có ưu đãi đối với giảng viên dạy chuyên
môn bằng song ngữ. Có chế độ phụ cấp đối với việc biên soạn bài giảng, tài liệu học tập
bằng song ngữ. Ưu tiên tăng lương trước thời hạn và tặng các danh hiệu thi đua cho
những giảng viên có nhiều cố gắng trong công việc này.
- Chú ý tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ khi tuyển chọn giảng viên mới cũng
như khi xét chức danh giảng viên chính. Một trong những tiêu chuẩn để phong Giáo sư
và Phó giáo sư là phải giảng dạy được bằng song ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hàn Quốc cải cách đại học, Báo “Tuổi Trẻ Online”, Chủ Nhật, 18/10/2009
[2] Sẽ nhân rộng mô hình dạy song ngữ Việt-Anh ở các trường ngoài công lập, Báo Hà
Nội Mới - 05/01/2008
[3] Zang Zongrang, A research on the Gain and Cost of bilingual teaching of nonEnglish-oriented Course in Shangdong Institute of Business and Technology,

/>[4] China to Promote Bilingual Education,

/>[5] Liming Yu, English–Chinese Bilingual Education in China

/>
197



×