Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học KHẢO sát CHỈ XUẤT CHỈ NGÔI TRONG TIẾNG ANH và TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.77 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

KHẢO SÁT CHỈ XUẤT CHỈ NGÔI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
AN INVESTIGATION INTO PERSON DEIXIS IN ENGLISH AND VIETNAMESE
Lưu Quý Khương

Trần Tử Di

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Trường THPT Phan Bội Châu, Krông Năng,
Đak Lak

TÓM TẮT
Chỉ xuất là hiện tượng ngôn ngữ từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu ngôn ngữ. Nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này trong tiếng Anh và tiếng Việt sẽ ít nhiều
mang lại những giá trị thiết thực trong việc giảng dạy ngôn ngữ, cũng như trong dịch thuật.
Trong số năm loại chỉ xuất phổ biến trong các ngôn ngữ: chỉ xuất về ngôi, chỉ xuất thời gian, chỉ
xuất không gian, chỉ xuất diễn ngôn và chỉ xuất xã hội có lẽ chỉ xuất về ngôi là đáng quan tâm
nhất vì nó liên quan trực tiếp đến các vai tham gia vào sự kiện lời nói. Bằng việc sử dụng thủ
pháp đối chiếu thông qua các ví dụ minh họa, bài viết sẽ chỉ ra các nét tương đồng và khác biệt
về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của các yếu tố chỉ xuất về ngôi giữa tiếng Anh và tiếng Việt,
đồng thời cũng sẽ đề xuất một số giải pháp cho những vấn đề liên quan đến chỉ xuất phát sinh
trong quá trình dịch thuật các văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
ABSTRACT
Deixis is a linguistic phenomenon attracting much linguists’ concern. A study of deixis
in English and Vietnamese may be, more or less, of some practical value in language teaching
as well as in translation work. Among the five common types of deixis in languages: person,
time, place, discourse and social deixis, person deixis is perhaps worthest considering as it
deals with the roles participating in a speech event. With this contrastive analysis of person
deixis in English and Vietnamese through illustrating examples in both languages, the paper


attempts to point out some of the similarities and differences between them in terms of
semantics and pragmatics. It is also hoped to suggest some possible solutions to the issues of
person deixis which Vietnamese learners and translators may encounter when translating
English texts into Vietnamese and vice versa.

1. Đặt vấn đề
Trong giao tiếp hàng ngày ta thường gặp những phát ngôn trong tiếng Anh cũng
như tiếng Việt mà ta không dễ gì hiểu được nếu không biết chủ thể của phát ngôn, thời
gian và không gian phát ngôn. Ví dụ, xét hai phát ngôn sau đây:
(1)

Tôi không lấy cái ấy, lấy cho tôi cái kia.

(2)

I’ll put this here.

[9, p.83]
[6, tr.9]

(Tôi sẽ đặt nó ở đây)
Những cụm từ như tôi, ấy, kia trong (1) và I, this, here trong (2) làm cho người
nghe không hiểu được nội dung của phát ngôn nếu họ đứng ngoài ngôn cảnh (speech
context). Những cụm từ như vậy được gọi là chỉ xuất (deixis).
171


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Chỉ xuất đã được nhiều nhà triết học, ngôn ngữ học nghiên cứu. Lyons [5] và
Yule [31] nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố chỉ xuất không gian và thời gian với
phát ngôn trong hành vi lời nói. Levinson [4] chỉ ra cách thức mã hóa các nét đặc trưng
của ngôn cảnh hay sự kiện lời nói. Đỗ Hữu Châu [8] khảo sát về phạm trù xưng hô và
chỉ xuất không gian, thời gian. Diệp Quang Ban [7] nghiên cứu ba ngôi nhân xưng và
các chỉ định từ thời gian và không gian trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa
có những công trình đi sâu nghiên cứu, đối chiếu các từ chỉ xuất chỉ ngôi giữa tiếng Anh
và tiếng Việt.
3. Khái niệm chung về chỉ xuất
“Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ”
[8, tr.72] với các quy tắc: lấy người nói làm trung tâm, mốc thời gian và không gian
được xác định là tại thời điểm và địa điểm phát ngôn [4]. Trong hầu hết các ngôn ngữ
đều tồn tại năm loại chỉ xuất: chỉ xuất về ngôi, thời gian, không gian, diễn ngôn và xã
hội. Tuy nhiên, bài viết này chỉ trình bày và đối chiếu chỉ xuất về ngôi giữa tiếng Anh
và tiếng Việt .
3.1. Chỉ xuất về ngôi trong tiếng Anh
“Chỉ xuất về ngôi là những dấu hiệu ngôn ngữ để chỉ các vai (role) tham gia
vào một sự kiện lời nói (speech event)” [3,tr.210]. Vai tham gia trong một sự kiện lời
nói gồm có: ngôi thứ nhất - vai người nói, ngôi thứ hai- vai người nghe và ngôi thứ ba không phải người nói mà cũng chẳng phải phải người nghe.
3.1.1 Chỉ xuất vai người nói
Chỉ xuất vai người nói có thể là bản thân người nói được biểu thị qua các đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất số ít (I, me, myself, mine, my), hoặc là người nói và một hoặc
một số đối tượng hiện hữu hoặc không hiện hữu tại sự kiện lời nói được biểu thị qua các
đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều (we, us, ourselves, our, ours). Ví dụ:
(3)

I know you did not leave me because you doubted.

[12, tr. 1]


(Ông biết cháu đã không rời bỏ ông vì thiếu niềm tin.)
[14, tr.21]
We talked about hundreds of things.
(Chúng tôi đã trao đổi với nhau hàng trăm chuyện.)
(5)
But remember how you went eighty-seven days without fish and then we caught
big ones every day for three weeks .
[12, tr.1]
(Nhưng ông còn nhớ hồi suốt tám mươi bảy ngày ta không bắt được cá, nhưng
sau đó trong ba tuần lễ ngày nào ta cũng vớ được cá lớn)
I và me trong ví dụ (3) chỉ xuất vai người nói, trong khi đó we trong ví dụ (4) và
(5) chỉ xuất người nói và một hoặc một số đối tượng hiện hữu hoặc không hiện hữu tại sự
kiện lời nói. Theo Yule [6], we có thể ngoại trừ người nghe (exclusive first person deixis),
như ví dụ (4), hoặc bao gộp cả người nghe (inclusive first person deixis), ví dụ (5).
(4)

Trong thực tế, we có thể thay đổi chỉ xuất ngay trong một câu. Ví dụ:
172


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

(6) We do not know much about this part of the brain, which plays such an important
part in our lives, but we will see in the next chapter.
(Chúng ta không biết nhiều về phần này của não bộ, bộ phận đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ xem xét ở chương sau.)
Trong câu này, đại từ ngôi thứ nhất số nhiều we chỉ xuất đến ba đối tượng khác
nhau: đối tượng thứ nhất là cộng đồng khoa học, đối tượng thứ hai là nhân loại nói
chung và đối tượng thứ ba là tác giả và độc giả của bài viết.
3.1.2 Chỉ xuất vai người nghe

Chỉ xuất vai người nghe trong tiếng Anh được biểu hiện qua các đại từ nhân
xưng như you, yourself, yourselves.Ví dụ:
(7)
But you are your father’s and your mother’s son and you are in a lucky boat.
[11, tr. 57]
(Nhưng cháu là con trai của bố mẹ cháu và cháu đang trên một chuyến đò may
mắn.)
Đôi lúc đại từ nhân xưng you không được dùng để chỉ xuất mà mang nghĩa
chung chung. Ví dụ:
(8)

Think before you spit or litter on roads!

[29]

(Hãy suy nghĩ trước khi khạc nhổ hay vứt rác xuống đường)
Đây là câu khẩu hiệu thường thấy trên nhiều đường phố nước Anh khuyến cáo
mọi người giữ gìn vệ sinh chung, do đó, đại từ you không chỉ xuất một người nghe cụ
thể nào.
Ngoài ra, you còn có thể được sử dụng để chỉ xuất người nói. Ví dụ sau đây
được trích từ bộ phim The Sound of Music” (1965) của đạo diễn Robert Wise.
(9)

Captain von Trapp: Well, you can’t marry someone when you’re in love with
someone else… can you?
[32]

(Captain von Trapp: Phải, nhưng anh không thể yêu một người lại cưới người
khác. Em có làm thế được không?.)
Ở đây, anh chàng Captain von Trapp đã sử dụng đại từ you để chỉ xuất chính

bản thân mình, nhằm giải bày tình cảm cá nhân với cô nàng Maria.
3.1.3 Chỉ xuất ngôi thứ ba
Chỉ xuất ngôi thứ ba không chỉ đến người nói hay người nghe, mà là một đối
tượng nào đó liên quan đến sự kiện lời nói. Chỉ xuất ngôi thứ ba số ít biểu thị qua các
đại từ he, she, it…và ngôi thứ ba số nhiều là they, them,their. Ví dụ:
(10)

She smiled, her smile was really very sweet, and she blushed a little.

[14,tr.27]

(Cô ta cười, nụ cười thật ngọt ngào, và một chút e thẹn)
Các đại từ ngôi thứ ba số ít còn cho ta biết giới tính của đối tượng được chỉ xuất.
Trong văn phong không trang trọng, đại từ he được dùng để chỉ xuất động vật khi chưa
173


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

xác định rõ giới tính (ví dụ 11). Đối với những vật nuôi (chim, chó, mèo) hoặc những
loài vật xác định rõ giới tính cái (gà mái, bò cái,…), người ta dùng đại từ she để chỉ xuất
(ví dụ 12). Ngoài ra, she còn được sử dụng để chỉ xuất cho đất nước, tàu thủy như trong
ví dụ (13).
(11) Then he dove suddenly and the old man saw flying fish spurt out of the water
and sail desperately over the surface.
[12, tr.9]
(Rồi thình lình nó lao xuống, lão thấy đàn cá chuồn tung mình lên khỏi mặt
nước, tuyệt vọng bay trên mặt biển.)
(12) She closes an eye or calmly puts a straw on her back, but finally she gets more
exited.

[30]
(Nó nhắm một mắt lại, gắp một cọng rơm bỏ lên lưng, cuối cùng cũng tìm được
cảm giác vui sướng. )
(13)

God Bless America,
Land that I love.
Stand beside her, and guide her
Through the night with a light from above.
(Chúa ban phúc cho nước Mỹ, đất nước tôi yêu thương, chúa che chở và soi

sáng.)
3.2. Chỉ xuất về ngôi trong tiếng Việt
Chỉ xuất về ngôi trong tiếng Việt có lẽ là một trong những vấn đề hóc búa nhất
đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu [8], chỉ xuất về ngôi trong
tiếng Việt chịu ảnh hưởng của các yếu tố như quan hệ liên nhân, ngữ vực và phép lịch
sự. Dựa vào vai giao tiếp, chỉ xuất về ngôi trong tiếng Việt cũng được chia thành ba
ngôi: ngôi thứ nhất-vai người nói, ngôi thứ hai-vai người nghe và ngôi thứ ba- đối
tượng được đề cập trong sự kiện lời nói. Theo Diệp Quang Ban [7], chỉ xuất về ngôi
trong tiếng Việt bao gồm nhân xưng từ đích thực, danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ
chỉ chức vị và một số từ, tổ hợp từ khác.
3.2.1 Nhân xưng từ đích thực được dùng để chỉ xuất
Xem các ví dụ sau:
(14)

Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi.

(15)

Tôi đã bảo phải thì là phải.


(16)

Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.
[23, tr.26]

(17)

Chúng mày đợi u nhá.

Những đại từ như tao, mày trong (14), tôi trong (15), thị trong(16) và chúng mày
trong (17) theo phân loại của Diệp Quang Ban [7] là những nhân xưng từ đích thực.
Nhân xưng từ đích thực trong tiếng Việt được thống kê trong bảng dưới đây:
174


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

Bảng 1. Nhân xưng từ đích thực trong tiếng Việt
Nhân vật trong Nhân xưng từ
giao tiếp
Số ít
Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ hai
Ngôi tứ ba

Số nhiều ngoại trừ

[7, tr.520]
Số nhiều bao gộp


tôi, tao, tớ, ta, mình

chúng tôi ; chúng chúng ta, ta, chúng
tao, chúng tớ
mình

mày, mi

chúng mày, bay,
chúng bay

nó, hắn(ta), y, thị

chúng nó, chúng,
bọn nó, bọn chúng

Xem các ví dụ sau:
(18) Được ông chủ tịch cho phép, chúng tôi cứ mạnh dạn nêu chung như thế chứ
không có ý gì.
[25, tr.39]
(19)
Anh cứ nói tự nhiên, nói hết sức thoải mái, chúng ta tranh luận với nhau tự
nhiên.
[25, tr.41]
(20)

Cậu nói nhiều triển vọng, chúng mình tin lắm, rất tin!

(21) Anh biết em đã vượt qua thói quen rất nghiêm ngặt để chúng mình có dịp nói

chuyện với nhau.
Chúng tôi được sử dụng với ý nghĩa ngoại trừ (exclusive) trong ví dụ (18).
Chúng ta được sử dụng với ý nghĩa bao gộp (inclusive) trong (19). Chúng mình, tụi
mình, bọn mình có thể được sử dụng với ý nghĩa ngoại trừ như ở ví dụ (20), hoặc với ý
nghĩa bao gộp như trong ví dụ (21).
Cần phân biệt giữa thuộc tính chỉ xuất và không chỉ xuất, giữa khứ chỉ và hồi chỉ.
(22)

Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

(23) Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra
[17, tr.6]
cái thằng Chí Phèo.
(24) Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy, giục thêm vài tiếng nữa, và Chí Phèo chịu đi; hắn
chỉ cố khập khiễng cái chân như bị què.
[17, tr.12]
Ta trong (22) không có thuộc tính chỉ xuất vì mang nghĩa chung chung. Hắn
trong (23) là khứ chỉ, hắn trong (24) là hồi chỉ.
3.2.2 Danh từ thân tộc làm từ chỉ xuất
Những danh từ thân tộc như ông, bà, cô, chú, anh, chị được dùng như những
cụm từ chỉ xuất. Ngoài ra, những danh từ chỉ quan hệ bạn bè (bạn), ngôi thứ như đồng
chí, ngài, vị... cũng được sử dụng như những cụm từ chỉ xuất. Ví dụ.
(25)

A ông. Con tưởng ai. Con vừa mới về

[25, tr.8]

(26) Các bạn và các đồng chí lần sau trở lại với chúng tôi, có thể tin rằng nơi đây sẽ
hoàn toàn đổi khác.

[21, tr.7]
175


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

(27)

Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng.
[22, tr.111]

Trong các ví dụ trên, các danh từ thân tộc lần lượt đóng vai của người nói và người
nghe, và tạo nên các cặp vai “con-ông”, “chúng tôi-các bạn” , “chúng tôi-các đồng chí” và
“chúng tôi-ngài”. Các cặp vai phổ biến trong tiếng Việt được liệt kê trong Bảng 2.
Bảng 2: Các cặp vai thường gặp trong tiếng Việt
Người nói

Người nghe

con

bố, mẹ, ông, bà, chú, bác, thím, cụ,
thầy(cô),…

bố, mẹ, ông, bà,
thầy(cô),…

chú,

bác,


thím,

con

cháu

ông, bà, chú, bác, cô, thím, cụ…

ông, bà, chú, bác, cô, thím,…

cháu

em

anh, chị, thầy (cô)

anh, chị, thầy (cô)

em

tôi

bạn, đồng chí,…

tao, ta

mày, chúng mày,…

mình, tớ


bạn, cậu, các cậu,..

Người ta dễ nhận thấy rằng khi vai của người nói chuyển thành vai của người
nghe, thì các chỉ xuất về ngôi cũng biến đổi theo cho phù hợp.
(28)

+ Ông đang làm gì thế hở ông?

[26, tr.71]

- Ấy chết, cháu đừng mó vào hoa của ông. Ông đang thăm xem đúng hôm nào
thì hoa của ông nở đủ.
+ Ông cho cháu một cái... Cháu xin ông cái lá gẫy kia nhá!
Ở phát ngôn thứ nhất, ông là ngôi thứ hai, nhưng qua phát ngôn thứ hai ông lại
là ngôi thứ nhất và cháu là ngôi thứ hai, sang phát ngôn ba ông lại là ngôi thứ hai và
cháu là ngôi thứ nhất.
Chỉ xuất về ngôi trong tiếng Việt chịu tác động nhiều của các yếu tố phi ngôn
ngữ như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí xã hội và quan hệ xã hội. Trong thực tế
giao tiếp hiện nay, tiếng Việt tồn tại một số cặp vai không theo thông lệ chẳng hạn embác, anh-chú thay vì em-anh, anh-em. Người Việt có xu hướng xưng hô theo con, cháu
của mình trong giao tiếp. Ví dụ:
(29)

Cần gì chú cứ hét một tiếng tụi anh theo răm rắp ngay.

[25, tr.587]

Theo Đỗ Hữu Châu [8], cần có sự phân biệt giữa cụm từ chỉ xuất và biểu thức
gọi. Biểu thức gọi là sự kết hợp của danh từ thân tộc với các từ như ơi, ạ để thu hút sự
chú ý của người nghe. Ví dụ.

176


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

(30)

Anh ơi… Sao anh buồn thế?

(31)

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế.

[21, tr.13]
[31]

Khi chỉ xuất cho ngôi thứ nhất số nhiều, các danh từ thân tộc như anh, em, cháu
thường kết hợp với các từ chúng, bọn, tụi để tạo ra các cụm chỉ xuất tụi anh, bọn anh,
tụi cháu, bọn em, chúng em, chúng cháu…(không dùng: chúng anh, chúng bác,…). Khi
chỉ xuất vai người nghe ở số nhiều, các danh từ này lại kết hợp với từ chỉ số lượng
“các” để tạo ra các cụm từ chỉ xuất như các em, các bạn, các anh,.... Ví dụ:
(32) Anh Ba Quân chủ tịch nói anh Hai ngày trước là sếp bự của ảnh, ảnh dặn tụi em
phải đối xử với anh Hai thiệt đàng hoàng.
[21, tr.3]
(33) Trong thương trường và trong chính trường của bọn em, người như vậy kêu bằng
hãnh tiến.
[21, tr.72]
(34) Tôi xin các anh, các anh vì thương mà cứ nói quá lên như vậy, nghe kỳ lắm!
[21, tr.6]
Ngoại ra, các danh từ thân tộc (anh, chị, ông, bác…) cũng có thể được dùng cho

ngôi thứ ba khi kết hợp với các từ ta, ấy: anh ta, bác ta, ông ta, anh ấy, chị ấy.
3.2.3 Danh từ chỉ chức vị và một số từ, tổ hợp từ khác được sử dụng để chỉ xuất
Một số danh từ chỉ chức vị, nghề nghiệp như thủ trưởng, chủ tịch, giáo sư, bác
sỹ, thầy giáo... được sử dụng để chỉ xuất ngôi thứ hai. Ví dụ:
(35)

Em chào thủ trưởng ạ.

(36)

Ông Kác Mác cười trong hàm râu rậm: Thầy giáo đã có cô giáo chưa? [20, tr.351]

[19, tr.189]

Thủ trưởng trong (35) và thầy giáo trong (36) chỉ xuất vai người nghe; đôi khi
các từ như ông, bà, đồng chí được dùng kết hợp với các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ. Ví
dụ:
(37)

Có đúng vậy không hở bà giám đốc?

[21, tr.135]

(38) Một ly này xin chúc sức khoẻ và ý chí cũng như tấm lòng nhân ái của bà phó chủ
tịch tương lai.
[21, tr.16]
Ở đây hình thành các cặp vai như em-thủ trưởng, cháu-thủ trưởng, em-giám đốc,
tôi-giám đốc,.... Tùy vào tuổi tác và mức độ thân cận, người nói lựa chọn các cụm chỉ
xuất như em, cháu, tôi,... để chỉ xuất chính mình.
Các từ chỉ xuất không gian như đây, này, đằng ấy cũng được sử dụng để chỉ

xuất về ngôi. Ví dụ:
(39)

Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.

(40)

Sinh rằng: Hay nói dè chừng!

[24, tr.26]
[33, dòng1361-62]

Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao?
Đằng ấy trong (39) và đấy (40) chỉ xuất vai người nghe, đây trong (40) chỉ xuất
vai người nói. Ngoài ra, các từ như ngươi, người, người ta cũng được sử dụng để chỉ
xuất về ngôi.
177


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

(41)
Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân
vào đây.
[22, tr.111]
(42)

Người ơi người ở đừng về. Người về em vẫn nhớ....

(43)


Đồ quỷ! Vậy mà làm người ta...cứ tưởng.

(dân ca Quan họ)
[21, tr. 93]

Ngươi và người trong (41) và (42) chỉ xuất vai người nghe, người ta trong (43)
chỉ xuất vai người nói.
4. Tần số xuất hiện của các từ chỉ xuất về ngôi trong tiếng Anh và tiếng Việt
Kết quả khảo sát tần số xuất hiện của chỉ xuất về ngôi dựa trên 160 câu tiếng
Anh và 160 câu tiếng Việt được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3: Tần số xuất hiện của từ chỉ xuất về ngôi trong tiếng Anh
Loại chỉ xuất

Tần số

(%)

Chỉ xuất
về ngôi

Ngôi thứ nhất

I, we, me,us,…

109

44,1

Ngôi thứ hai


You, your,…

63

25,5

Ngôi thứ ba

He,she, they, him,…

75

30,4

247

100

Tổng số

Bảng 4: Tần số xuất hiện của từ chỉ xuất về ngôi trong tiếng Việt
Loại chỉ xuất

Tần số

(%)

55


27,0

6

2,9

Ngôi thứ ba
Nó, y, thị, chúng nó,…

17

8,3

Anh, chị, cô, bác, cháu,
ông…

103

50,5

Danh từ chức vị, nghề Thầy giáo, cô giáo, bác
sỹ,…
nghiệp

14

6,9

Một số từ và tổ hợp từ
Đằng ấy, đây, ngươi,...

khác

9

4,4

204

100

Ngôi thứ nhất
Tôi, tao, mình, chúng tôi,…

Chỉ xuất về ngôi
Tổng số

Nhân xưng từ đích Ngôi thứ hai
thực
Mày, chúng mày, …

Danh từ thân tộc

Số liệu cho thấy, số lượng từ chỉ xuất về ngôi trong tiếng Anh xuất hiện trong
nhiều hơn trong tiếng Việt, đặc biệt là ngôi thứ nhất. Trong tiếng Việt người ta sử dụng
các danh từ thân tộc để chỉ xuất về ngôi nhiều hơn so với nhân xưng từ đích thực.
178


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010


5. Kết luận
Qua khảo sát, người ta thấy rằng từ chỉ xuất về ngôi trong tiếng Anh và tiếng
Việt có một số điểm chung. Cả hai ngôn ngữ đều dựa vào vai tham gia vào sự kiện lời
nói để chỉ xuất cho ba ngôi: ngôi thứ nhất – vai người nói, ngôi thứ hai-vai người nghe
và ngôi thứ ba- đối tượng được đề cập đến trong sự kiện lời nói. Ở ngôi thứ nhất số
nhiều, trong cả hai ngôn ngữ đều có sự phân biệt giữa đại từ chỉ xuất bao gộp (chúng ta,
ta, chúng mình ) và ngoại trừ (chúng tôi, chúng tao, chúng tớ). Đối với ngôi thứ ba, ở
hai ngôn ngữ đều có sự phân biệt về giống và số.
Bên cạnh những điểm chung, qua khảo sát ta cũng nhận ra một số điểm khác
biệt. Tiếng Anh có sự phân biệt về cách: chủ thể cách (I, you, she, he, we, they), khách
thể cách (me, you, her, him, us, them) và sở hữu cách (my, your, her, his, our, their,
mine, yours), trong khi đó tiếng Việt không có sự phân biệt này. Đa số từ chỉ xuất về
ngôi trong tiếng Anh là nhân xưng từ đích thực, ít chịu tác động của các yếu tố phi ngôn
ngữ như tuổi tác, quan hệ liên nhân và xã hội. Trong khi đó, trong tiếng Việt có xu
hướng sử dụng nhiều danh từ thân tộc hơn, cũng có nghĩa là chỉ xuất về ngôi trong tiếng
Việt chịu nhiều tác động của các yếu tố phi ngôn ngữ như tuổi tác, quan hệ liên nhân và
xã hội của những vai tham gia vào sự kiện lời nói.
Việc đối chiếu phương tiện chỉ xuất về ngôi trong tiếng Anh và tiếng Việt là
việc làm cần thiết, hỗ trợ thiết thực trong việc giảng dạy tiếng Anh cho người Việt và
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đồng thời việc nghiên cứu này cũng giúp ích rất
nhiều cho việc dịch thuật các văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
[1] Fillmore C.J. (1997), Lectures on Deixis, Center for the Study of Language and Information,
Stanford, California.
[2]

Grundy, P. (2000), Doing Pragmatics, Arnold, London

[3]


Hatch, E. (1992), Discourse and Language Education, Cambridge University Press.

[4]

Levinson, S. C. (1983), Pragmatics, Cambridge University Press.

[5]

Lyons, John. (1977),“Deixis, Space and Time”. Semantics (Vol. 2) Cambridge: Cambridge
University

[6]

Yule, G. (1996), Pragmatics, Oxford University Press.

Tiếng Việt
[7]

Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]

Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương Ngôn ngữ học, tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]

Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]


/>
179


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

TƯ LIỆU ĐỂ DẪN CHỨNG
Tiếng Anh
[11]

Carroll, Lewis (1865), Alice’s Adventures in Wonderland, Macmillan.

[12]

Hemingway, E. (1983), The Old Man and the Sea, Moscow.

[13]

Lawrence, D.H. (1920), Women in Love, Thomas Seltzer

[14]

Maugham, W. Somerset (1990), The Moon and Sixpence, Mandaria Paperbacks

[15]

Shaw, G. B (1907), Major Babara (play), Ebook.

Tiếng Việt

[16]

Nguyễn Nhật Ánh, (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Ebook.

[17]

Nam Cao, (2001), Chí Phèo, Nxb Văn học.

[18]

Nguyễn Hồng, (2001), Bỉ Vỏ, Nxb Đồng Nai.

[19]

Ma Văn Kháng, (2000), Ngược dòng nước lũ, Nxb Hội Nhà Văn.

[20]

Ma Văn Kháng, (2001), Trăng non, Gặp gỡ Ở La Pan Tẩn, Nxb Văn Học.

[21]

Chu Lai, (1991), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Lao động.

[22]

Phan Trọng Luận, (2009), Ngữ văn 11- Tập 1, Nxb Giáo dục.

[23]


Phan Trọng Luận, (2009), Ngữ văn 12- Tập 1, Nxb Giáo dục.

[24]

Phan Trọng Luận, (2009), Ngữ văn 12- Tập 2, Nxb Giáo dục.

[25]

Lê Lựu, (1986), Thời xa vắng, Ebook.

[26]

Nguyễn Tuân, (1940), Bữa rượu máu , Nxb Mai Lĩnh, Hà Nội.

Internet
[27]

/>
[28]

/>
[29]



[30]

/>
[31]


/>
[32]

/>
[33

/>20Kieu%20%28Nguyen%20Du%29.pdf

180



×