Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Hệ thống quản lý môi trường và sản xuất sạch hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.6 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hệ thống quản lý môi trường và sản xuất sạch hơn
* Các tiêu chuẩn tự nguyện quốc tế có thể là những hàng rào thương
mại
Lời giới thiệu
Sự phát triển của các tiêu chẩn tự nguyện trong quản lý môi trường bắt
đầu ở Anh vào năm 1972 với BS 7750. Sau đó, một số nước Châu Âu khác đã
hưởng ứng và hiện nay Uỷ ban Kế hoạch kiểm tra và quản lý Kinh tế của cộng
đồng Châu Âu (EMAS) đã đạt tới tiêu chuẩn quốc tế. Trong thời gian vừa qua,
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã phát triển một hệ thống các tiêu chuẩn
quản lý môi trường ISO 14 000, nhằm mục tiêu cải thiện công tác môi trường
trong ngành công nghiệp và thương mại. Bằng cách cung cấp một tiêu chuản
quốc tế cho hệ thống quản lý môi trường (ISO 14 001), ISO phấn đấu đạt tới sự
hài hòa giữa các tiêu chuẩn của quốc gia và của khu vực.
Khó khăn trong việc đặt ra một tiêu chuẩncho toàn thế giới là tiêu chuẩn
này phải áp dụng được cho các quốc gia với trình độ phát triển kinh tế và quản
lý môi trường khác nhau. Do những khác biệt kinh tế và quản lý môi trường, đặc
biệt là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, các tiêu chuẩn này
có thể dẫn đến tình trạng các nước công nghiệp tiến bộ áp đặt những yêu cầu và
hệ thống quản lý của mình cho các nước đang phát triển. Cũng không rõ ngành
công nghiệp ở các nước phát triển có chấp nhận hệ thống quản lý môi trường
(EMS) trên quy mô lớn hay không và những chính sách này sẽ hạn chế hay tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của họ.
Một cuộc điều tra gần đây do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
(UNDP) tiến hành trong số các chuyên gia tham gia đặt tiêu chuẩn ISO 14000
cho thấy, họ cũng không chắc chắn các tiêu chuẩn này có tạo ra hàng rào thương
mại phi thuế quan hay không?
Một trong những ý kiến bất đồng chủ yếu với ISO 14001 là việc tự giác
đăng ký tiêu chuẩn. Vì là một kế hoạch tự giác nên tiêu chuẩn ISO 14 001 không
thể tạo ra một hàng rào thương mại chính thức như theo định nghĩa của Tổ chức
thương mại Thế giới (WTO) về các hàng rào chuyên môn của hiệp định thương


Website: Email : Tel : 0918.775.368
mại (TBT). Tuy nhiên, ảnh hưởng của ISO 14001 đối với thương mại của các
nước đang phát triển sẽ phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh của các tiêu chuẩn đó
đối với doanh nghiệp. Việc triển khai rộng rãi các tiêu chuẩn ISO 9000 đã chứng
tỏ rằng, mặc dù việc thực hiện các tiêu chuẩn này là tự nguyện nhưng đã trở
thành yêu cầu của các tổ chức trên toàn thế giới. Người ta cũng đang trông đợi
ISO 14001 cũng được như vậy. Hiện nay, chính phủ các nước công nghiệp đang
xem xét vai trò của tiêu chuẩn này trong hệ thống quản lý của họ.
Trong phạm vi cộng đồng Châu Âu, chứng chỉ ISO 14001 có thể đáp ứng
yêu cầu của EMAS về hệ thống quản lý môi trường (EMS).
Như đã thảo luận ở Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại (UNCTAD)
(xem UNCTAD 1995) và hội nghị của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp
quốc (UNIDO) (xem Luken et al - ISO /CASCO 1995), ISO 14001 có thể có cả
tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với thưong mại. Yêu cầu về chứng chỉ
ISO 14001, cho dù là do chính quyền hay do thị trường đưa ra, đều có thể gây
khó khăn cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển bởi vì dù sao việc
giành được chứng chỉ cũng là rất khó đối với họ. Những nhà sản xuất này có thể
bị mất một phần khả năng cạnh tranh hoặc thậm chí mất thị trường tiêu thụ. Mặt
khác, với những công ty đã được cấp chứng chỉ ở các nước đang phát triển, ISO
14001 có thể có những ảnh hưởng tích cực. Trong những phần dưới đây, chúng
tôi sẽ phân tích khả năng tạo hàng rào thương mại phi thuế quan của ISO 14001
cũng như việc liệu các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có đang đối mặt
với những khó khăn đặc biệt trong việc giành chứng chỉ EMS hay không và làm
thế nào để giải toả bớt những vấn đề đó.
Những tác động tích cực đến thương mại
Nếu ISO thành công trong việc thống nhất giữa các tiêu chuẩn EMS của
khu vực và của quốc gia, người được lợi có thể là những nhà xuất khẩu ở các
nước đang phát triển. Việc tiếp nhận những thông tin về một tiêu chuẩn quốc tế
sẽ dễ dàng hơn việc tìm hiểu về một số tiêu chuẩn riêng lẻ của các quốc gia khác
nhau.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp tránh được những yêu cầu trái ngược nhau,
giảm chi phí cho thanh tra đa phương và giảm những phiền phức cho các công
ty của các nước đang phát triển khi thực hiện những yêu cầu của các cơ quan
cấp chứng chỉ ở các nước nhập khẩu khác nhau.
Không giống như hệ thống của Anh và cộng đồng Châu Âu, ISO 14001
không bao gồm yếu tố thực hiện. Ðiều này có thể có ảnh hưởng tích cực đối với
thương mại của các nước đang phát triển, nếu không kể đến những nhược điểm
khác của hệ thống ISO 14001. Nếu một công ty được phép đặt ra những mục
tiêu công tác môi trường của riêng mình, trên cơ sở một hệ thống quản lý quốc
gia thì công ty đó có thể dễ dàng được cấp chứng chỉ hơn.
Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường của một công ty có thể làm gia
tăng tín nhiệm của khách hàng, cơ quan tài chính, công ty bảo hiểm và những
người điều hành đối với công ty đó. Công ty được cấp chứng chỉ có thể có thêm
khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường nhanh hơn và rộng hơn, cải thiện được
thị phần và thu được nhiều lợi nhuận hơn từ xuất khẩu. Sự tham gia vào ISO
14001 của các nước đang phát triển có thể làm tăng tín nhiệm với nước ngoài do
được tin tưởng hơn vào năng lực quản lý của địa phương.
Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra do UNIDO tiến hành trong số các hiệp
hội công nghiệp và các cơ quan tiêu chuẩn hóa ở các nước đang phát triển, phần
lớn các tổ chức đều cho rằng việc không tuân thủ ISO 14001 sẽ đe dọa khả năng
cạnh tranh của các công ty địa phương và do đó sẽ áp đặt một hàng rào thương
mại (Xem UNIDO 1995a).
Hàng rào thương mại có thể có
Một số điều khoản của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 có thể tạo ra những
hàng rào thương mại. Người ta khuyến khích các công ty xem xét những tác
động đến môi trường của các sản phẩm của họ khi đặt ra những mục tiêu môi
trường. Những sản phẩm không phù hợp với những mục tiêu này có thể bị loại
bỏ. Thêm vào đó, những phương thức và những yêu cầu liên quan đến khía cạnh
môi trường do công ty đặt ra cần được thông báo cho nhà cung cấp (xem ISO

1996, ISO 14001, phần 4.2a và 4.1.6c). Các công ty lớn ở các nước công nghiệp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có thể gây áp lực với các nhà phân phối của mình, bao gồm cả những nhà phân
phối ở các nước đang phát triển, buộc họ phải được công nhận và có chứng chỉ
nhằm đảm bảo việc cải tiến công tác môi trường và thể hiện trách nhiệm môi
trường của họ.
Những áp lực này có thể đi xa hơn, trở thành việc sử dụng chứng chỉ làm
một tiêu chí để đạt được những ưu đãi trong thương mại, mua quotas của nhà
cung cấp hay thậm chí từ bỏ những nhà cung cấp không có chứng chỉ để làm ăn
với những phía khác có chứng chỉ. Ðây là một kinh nghiệm của ISO 9000.
Chứng chỉ cho tiêu chuẩn chất lượng thường buộc các nhà cung cấp phải duy trì
các mối quan hệ buôn bán mặc dù đó không phải là một yêu cầu bắt buộc khi
đăng ký làm nhà cung cấp.
Ngay cả khi những công ty của các nước đang phát triển không bị buộc
phải có chứng chỉ ISO 14001, họ có thể vẫn phải xem xét ít nhất là một số yêu
cầu nhất định về EMS, nếu như các công ty của các nước đang phát triển đã có
chứng chỉ này. Ðiều này có thể buộc các nhà cung cấp phải thực hiện nhiều yêu
cầu khác nhau của mỗi một công ty khách hàng. Việc thực hiện những yêu cầu
này sẽ càng trở nên khó khăn nếu những yêu cầu đó trái ngược nhau hoặc nêú
vai trò của công ty môi trường chỉ chiếm hàng thứ yếu ở đất nước của nhà cung
cấp (xem UNCTAD 1995).
Các nhà sản xuất ở những nước đang phát triển có thể phải xem xét những
tiêu chuẩn của một hàng rào thương mại nếu như họ gặp phải khó khăn khi xin
chứng chỉ hoặc khi đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Dưới đây, chúng tôi
sẽ mô tả một số trở ngại cả về mặt chính sách lẫn về phía doanh nghiệp.
Thiếu thông tin và thiếu sự tham gia tích cực
Không giống như khi thiết lập các tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc tế, trong
quá trình thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, ISO luôn mở rộng cửa chào đón mọi
quốc gia có cơ quan thành viên của ISO. Mặc dù số lượng các nước đang phát
triển là "thành viên tham gia " (tức là có quyền tham gia và biểu quyết về các tài

liệu dự thảo ) của tính chất 207- Uỷ ban làm việc về hệ thống tiêu chuẩn ISO
14000 đã tăng đến 27 nước (tính đến tháng 9/1996) nhưng đa số quốc gia đều
Website: Email : Tel : 0918.775.368
báo cáo rằng họ không thể tham gia một cách có hiệu quả vào các họat động tiêu
chuẩn hóa. Do khó khăn về tài chính, họ không thể cử đại diện thường trực tới
các cuộc họp của ISO. Sự thiếu khả năng tham gia tích cực vào quá trình đặt ra
những tiêu chuẩn quốc tế làm cho các nước đang phát triển không thể thể hiện
được những mối quan tâm của mình, do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Các tiêu chuẩn, luật lệ, thủ tục chủ yếu do các nước công nghiệp và đại diện của
công ty lớn đặt ra mà động cơ của họ rất khác nhau. Các quốc gia không phải
thành viên của ISO thường không có đầy đủ thông tin về các tiêu chuẩn dự thảo.
Do đó, họ rất thiệt thòi vì họ chỉ được biết về các tiêu chuẩn khi chúng đã được
ban hành và như vậy họ sẽ bị tụt hậu so với những nước trực tiếp tham gia vào
quá trình chuẩn bị cho việc cấp chứng chỉ EMS.
Thiếu kiến thức và thiếu chuyên môn
Theo cuộc điều tra của UNIDO, trở ngại chính cho các nước đang phát
triển khi tham gia vào ISO 14001 là sự thiếu kiến thức cần thiết về các tiêu
chuẩn EMS của cả phía những người điều hành cũng như các quan chức chính
phủ. Ngoài ra, người ta cũng có thể hiểu nhầm hoặc sử dụng sai ISO 14000 do
cách diễn đạt các tiêu chuẩn đó. Các văn bản về tiêu chuẩn này cần được người
sử dụng dịch ra và cần phải cụ thể hóa hơn nữa trước khi đưa vào áp dụng thực
tế.
Việc thiếu các chuyên gia, thiếu cán bộ kiểm tra đủ tiêu chuẩn và thiếu
người tư vấn cũng là một trở ngại cho các nước đang phát triển. Những công ty
của các nước đang phát triển có thể không có những kin nghiệm cần thiết để
thực hiện EMS do họ không quen phải chấp hành các quy định về môi trường.
Nếu không được đào tạo và trợ giúp, nhiều công ty sẽ không thể hoàn thành
những thay đổi về hoạt động và cơ cấu cần thiết và duy trì một lực lượng cán bộ
kiểm tra nội bộ nhằm tuân theo những qui định của tiêu chuẩn ISO 14001.
Thiếu cơ sở hạ tầng và sự tín nhiệm

Chứng chỉ cho bên thứ ba có thể là một rào cản đối với các nước đang
phát triển do thiếu những cơ quan cấp giấy chứng nhận trong nước có uy tín và
do chi phí liên quan đến các cơ quan quốc tế này. Mặc dù ISO 14001 đã cho
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phép hình thức tự chứng nhận nhưng liệu hình thức này có được khách hàng
chấp nhận hay không thì còn cần phải xem xét. Thiếu kinh phí và thiếu các kỹ
năng chuyên ngành là lí do chủ yếu dẫn đến cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù khi
cấp chứng nhận, ISO 14001 không yêu cầu phòng thí nghiệm đắt tiền hay trang
thiết bị quá hiện đại nhưng nhiều khi nó lại đòi hỏi về quản lý chất lượng và các
tiêu chuẩn an toàn cũng như sức khoẻ, mà chính các tiêu chuẩn này lại đòi hỏi
cơ sở vật chất hiện đại cao cấp...Các chuyên gia UNIDO đã phát hiện ra rằng, ở
nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước lạc hậu nhất đều thiếu những
chính sách phù hợp để phát triển cơ sở hạ tầng sao cho có thể đạt yêu cầu để
được cấp chứng chỉ. Chính phủ các nước này thường không quan tâm đến sự
phát triển và củng cố của các thể chế nhằm giúp đẩy mạnh thực hiện hệ thống
quản lý môi trường EMS (theo UNIDO 195b). Do thiếu luật pháp về môi trường
hoặc do những luật này không được thực hiện nghiêm chỉnh ở các nước đang
phát triển nên các công ty của các nước này khó có cơ sở để xây dựng chính
sách những mục tiêu môi trường.
Ngay cả khi ở các nước đang phát triển có cơ quan cấp chứng nhận riêng
thì những công ty xuất nhập khẩu vẫn có thể gặp những khó khăn do các đối tác
buôn bán nước ngoài không tin tưởng vào chứng chỉ do các tổ chức trong nước
cấp. Từ sau khi có ISO 9000, những nhà nhập khẩu ở các nước công nghiệp hóa
thường yêu cầu các chứng chỉ do một tổ chức quốc tế hoặc tổ chức nước ngoài
có uy tín cấp. Uy tín của một hệ thống cấp chứng chỉ phụ thuộc chủ yếu vào
năng lực của cán bộ kiểm tra và đánh giá. Do thiếu một hệ thống các chuyên gia
kiểm tra quốc tế có đủ điều kiện, các nước đang phát triển phải lĩnh hội kiến
thức chuyên môn trong lĩnh vực này thông qua những khoá đào tạo tại nước
ngoài do các tổ chức có uy tín hướng dẫn. Vấn đề là ở chỗ vai trò của danh tiếng
rất quan trọng. Cùng một tổ chức cấp chứng nhận có thể được các đối tác

thương mại khác nhau đánh giá rất khác nhau.
Thiếu quản lý
Do thiếu những khuyến khích kinh tế từ phía chính quyền, do thiếu thông
tin và do thiếu nhận thức nên có thể dẫn đến việc các công ty của các nước đang

×