Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.53 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
I. Mô tả hình huống..................................................................................................4
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống....................................................................8
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả...................................................................11
1. Nguyên nhân...................................................................................................11
2. Hậu quả...........................................................................................................11
IV. Phân tích lựa chọn phương án xử lý vụ việc............................................13
V. Kế hoạch thực hiện phương án xử lý..........................................................16
VI. Kết luận và kiến nghị.................................................................................18
Tài liệu tham khảo............................................................................................20
Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Qua thời gian ba tháng học tập được bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
chương trình chuyên viên, được sự quan tâm của Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường, Ban Giám hiệu Trường Chính trị Bình Định cùng sự quan tâm, dạy bảo
và hướng dẫn tận tình của quý thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức kỹ
năng về quản lý hành chính nhà nước gồm những nội dung:
- Nhà nước và pháp luật;
- Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính;
- Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
Từ những kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
ngành tài nguyên và môi trường kết hợp với kiến thức đã học qua lớp bồi dưỡng
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trong thời gian qua đã giúp tôi mạnh dạn
nghiên cứu chọn đề tài “Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường ở xã
Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ” xảy ra trong hoạt động khai thác cát xây dựng, liên quan
đến việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Nhằm phân tích
tình huống, tìm ra và lựa chọn phương án xứ lý tối ưu nhất đảm bảo sự nghiêm
minh của pháp luật nhưng cũng đồng thời hợp tình, hợp lý trong điều kiện tình hình
kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước là bài kiểm tra cuối khoá nhằm đánh giá


khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn của hoạt động quản lý Nhà nước
hiện hành. Thông qua đó, các học viên có vai trò như là người cán bộ, công chức có
chức năng, thẩm quyền đưa ra phương hướng xử lý thực sự phù hợp với điều kiện
thể chế; phong tục tập quán Việt Nam, phong tục từng vùng, miền. Song, những yêu
cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không đơn giản chỉ là việc giải
quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả năng phân tích cơ sở lý
luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng vấn đề… làm cơ sở cho việc
đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung.
Trang 2
Do bài viết được thực hiện trong một thời gian có hạn, tính phức tạp của tình
huống có liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội và bài viết còn mang tính chủ
quan của người viết nên có thể không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và những người có quan tâm
đến công tác Quản lý nhà nước về Tài nguyên và môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu Trường chính trị
tỉnh Bình Định, quý thầy cô đã quan tâm truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích từ khoá
học và giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận này.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn Thầy giáo chủ nhiệm, Ban cán sự lớp và các anh
chị học viên lớp chuyên viên 2-2010 đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ kinh nhgiệm
trong quá trình học tập./.
Quy Nhơn, ngày 25 tháng 12 năm 2010
Học viên
Đặng Minh Tấn
Trang 3
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Tình huống là một câu chuyện kể về một sự kiện, một vụ việc xảy ra trong
hoạt động quản lý nhà nước. Sự kiện ấy, vụ việc ấy đã và đang xảy ra trong
hoạt động quản lý Nhà nước, đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước;
đòi hỏi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền và những cán bộ có liên quan
đến vụ việc, sự kiện đó phân tích, tìm ra phương án giải quyết.

Để giải quyết vấn đề cần thực hiện các yêu cầu xác định được thời gian,
không gian, lĩnh vực vụ việc xảy ra tiến hành phân tích và giải quyết vấn đề một
cách thấu đáo. Tình huống xảy ra là một câu chuyện có thật ở hai dạng: tình huống
đóng và tình huống mở. Tình huống đóng là tình huống đã xảy ra và đã xử lý. Tình
huống mở là tình huống đã và đang xảy ra nhưng chưa xử lý.
Tình huống và xử lý tình huống ở đây là tình huống mở. Tình huống xảy ra
trong quan hệ trên lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản. Cơ quan quản lý nhà
nước khoáng sản của tỉnh là ngành tài nguyên và môi trường và vấn đề cần đem ra
giải quyết sao cho đúng luật, bảo vệ quyền lợi các bên, thấu tình đạt lý nhưng cũng
phải tăng cường kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tình huống như sau:
Ngày 06/12/2010 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định có văn
bản số 1990/SNN-TL kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, UBND
huyện Phù Mỹ xem xét kiểm tra, đình chỉ việc khai thác cát trên sông Latinh, tại địa
bàn thôn Bình Long, xã Mỹ Hiệp của huyện Phù Mỹ do lo sợ việc khai thác cát sẽ
ảnh hưởng đến hệ thống Đê Latinh hiện nay đang thi công do UBND tỉnh giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, nguồn vốn vay của Ngân hàng
thế giới WB.
Qua nghiên cứu công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định xác định trên địa bàn xã Mỹ
Hiệp, huyện Phù Mỹ chưa được cấp phép khai thác khoáng sản cho tổ chức cá nhân
nào và khu vực này do chính quyền địa phương quản lý. Vì vậy, rất có thể đây là
việc khai thác cát trái phép hoặc có sự đồng ý của chính quyền địa phương, việc này
Trang 4
là làm trái với quy định của Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 (sửa đổi, bổ sung năm
14/6/2005) và Luật đê điều ngày 29/11/2006.
Ngày 13/12/2010, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình
Định đã phối hợp với đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp,
UBND huyện Phù Mỹ tiến hành kiểm tra khu vực khai thác cát của hộ ông Nguyễn
Văn An và làm việc với UBND xã Mỹ Hiệp để xác minh vụ việc.

Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện
như sau:
- Ngày 02/01/2006, UBND xã Mỹ Hiệp ký hợp đồng số 01/HĐ-TĐ cho thuê
bến bãi bồi sông để cho hộ ông Nguyễn Văn An là người dân tại địa phương xã Mỹ
Hiệp được khai thác cát lòng sông trên sông Latinh, thuộc địa phận thôn Bình Long
của xã Mỹ Hiệp. Diện tích khai thác cát là 02ha, rộng 40m, dài 500m dọc theo bờ
sông Latinh.
Hộ ông Nguyễn Văn An có trách nhiệm hằng năm nộp cho ngân sách
UBND xã Mỹ Hiệp với số tiền 10.000.000 đồng/ha/năm để UBND xã sử dụng vào
mục đích xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương và hỗ trợ một số gia đình
chính sách của thôn Bình Long.
- Trong các năm qua, hộ ông Nguyễn Văn An vẫn khai thác cát tại khu vực
trên và hộ ông Nguyễn Văn An đã thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký
với UBND xã Mỹ Hiệp. Cụ thể, trong các năm 2006 đến năm 2009, hộ ông Nguyễn
Văn An đã nộp cho ngân sách UBND xã Mỹ Hiệp với số tiền là 80.000.000 đồng,
riêng năm 2010 hộ ông Nguyễn Văn An mới nộp 10.000.000 đồng.
- Hiện tại, Nguyễn Văn An đang khai thác cát bằng máy đào tại sông Latinh
thuộc thôn Bình Long, xã Mỹ Hiệp, tuy nhiên ông Nguyễn Văn An không có giấy
phép khai thác khoáng sản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép, ông Nguyễn Văn
An chỉ đưa ra hợp đồng thuê bến bãi do UBND xã Mỹ Hiệp ký cho phép, đồng thời
việc khai thác cát của hộ ông Nguyễn Văn An cũng gây sạt lở, ảnh hường môi
trường tại khu vực khai thác. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vụ việc và ông Nguyễn
Văn An đã ký xác nhận.
Trang 5
- Làm việc với UBND xã Mỹ Hiệp, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp đã xác nhận
có hợp đồng cho hộ ông Nguyễn Văn An khai thác 02ha trên sông Latinh, thuộc
thôn Bình Long và nhiệm vụ ông Nguyễn Văn An phải nộp cho ngân sách xã
10.000.000 đồng/ha/năm để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương và hỗ
trợ các gia đình chính sách. Việc này đã được HĐND xã Mỹ Hiệp thông qua bằng
Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 25/12/2005.

Qua trao đổi thông tin với UBND xã Mỹ Hiệp, đại diện đoàn kiểm tra đã
khẳng định, việc xã cho hộ ông Nguyễn Văn An khai thác cát là trái quy định của
Luật Khoáng sản, đồng thời việc thu vào ngân sách xã từ hợp đồng cho khai thác
cát với số tiền là 10.000.000đ/ha/năm là trái quy định của Luật Ngân sách.
Tại điểm b, khoản 1, Điều 56 của Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 (sửa đổi,
bổ sung năm 14/6/2005) có quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; giấy phép khảo sát, giấy
phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản
đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng
khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự
trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia. Đồng thời tại điểm a, khoản 1, Điều 56 của
Luật Khoáng sản có quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép các loại giấy
phép hoạt động khoáng sản còn lại.
Tại điều 7 của Luật Khoáng sản quy định: căn cứ vào nguồn thu từ hoạt
động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước hàng năm dành một khoản từ
ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được khai
thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân dân nơi
có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất; Tổ
chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm kết hợp yêu
cầu của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng,
bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai tại địa phương theo báo cáo nghiên
Trang 6
cứu khả thi đã được chấp thuận; ưu tiên thu hút lao động tại địa phương vào hoạt
động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.
Đồng thời, hiện nay UBND tỉnh Bình Định đã quy định mức đóng góp để
xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác cát của các tổ chức, cá nhân là 3.100
đồng/m3cát, giao cho UBND cấp huyện thu và điều tiết khoản quỹ này. Vì vậy,
UBND xã Mỹ Hiệp thu tiền trong khai thác cát là trái các quy định trên.

Qua đó cho thấy đã có một số tổ chức, cá nhân vi phạm như sau:
- Việc Hội đồng nhân dân xã Mỹ Hiệp đã thông qua Nghị quyết 20/NQ-
HĐND ngày 25/12/2005 và UBND xã Mỹ Hiệp đã ký hợp đồng số 01/HĐ-
TĐ ngày 02/01/2006 cho hộ ông Nguyễn Văn An khai thác thác cát là trái quy định
của Luật Khoáng sản.
- Ông Nguyễn Văn An khai thác cát tại sông Latinh, thuộc thôn Bình Long,
xã Mỹ Hiệp không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp là vi phạm quy
định của Luật Khoáng sản, trong quá trình khai thác cát đã gây sạt lở, ảnh hưởng
đến môi trường là vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Bình Định đã hoạt động không đúng quy định của pháp luật về khoáng sản, đặc
biệt là vi phạm các quy định về môi trường đã gây nhiều bức xúc cho nhân dân tại
một số địa phương của tỉnh, trở thành điểm nóng.
Trên các con sông trên địa bàn tỉnh Bình Định hầu hết xảy ra nạn khai thác
cát trái phép, nhiều đoạn sông đã bị sạt lở, ảnh hưởng đến đê điều, phá hủy đất canh
tác của dân. Việc này cũng do nhu cầu bức xúc về vật liệu xây dựng trong giai đoạn
phát triển kinh tế hiện nay, phần do thiếu hiểu biết về pháp luật của một số người
dân, đồng thời có sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của chính quyền địa phương.
Trở lại vụ việc khai thác cát của hộ ông Nguyễn Văn An tại sông Latinh,
được Hội đồng nhân dân xã Mỹ Hiệp ra nghị quyết cho phép khai thác cát và
UBND xã Mỹ Hiệp ký hợp đồng cho khai thác cát trái quy định. Vì vậy cần phải xử
lý các tổ chức, cá nhân vi phạm để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, đồng
thời tuyên truyền các quy định pháp luật xuống cơ sở, đến người dân.
Trang 7
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Đây là sự việc diễn ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh, mục đích khai thác cát
để phục vụ xây dựng, tận thu nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương để khai thác
tạo nguồn thu cho xã. Tuy nhiên về góc độ quản lý nhà nước thì việc làm trên đã vi
phạm các quy định về quản lý hoạt động khoáng sản, vi phạm thẩm quyền, đặc biệt
là việc khai thác cát trái phép không đúng quy hoạch, không đúng quy trình sẽ gây

nguy cơ sạt lở bờ sông, các công trình thủy lợi, đất canh tác sản xuất của dân, nguy
hiểm hơn là ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân ở hai bờ sông khi mùa
mưa lũ đến.
Có thể xác định mục tiêu chung để giải quyết tình huống này là:
- Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý và khai thác tài
nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và bảo vệ đê điều: Đây là mục tiêu cơ bản
nhất, bao trùm nhất để đoàn kiểm tra xử lý tình huống này. Nếu không đảm bảo
được mục tiêu này thì việc việc chấp hành pháp luật của các cơ quan thực thi pháp
luật ở cơ sở và các tổ chức, cá nhân khác không nghiêm minh.
Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan hành chính Nhà nước và cán
bộ, công chức hành chính có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải thực sự am hiểu
chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, bảo
vệ đê điều của Đảng và Nhà nước ta, nắm chắc các lý do thực tế của tình huống để
phân tích, lựa chọn quy phạm pháp luật và ra văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
đúng đắn, đồng thời phải có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử
lý vi phạm.
Tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản có quy định như sau:
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản
theo quy định sau đây:
Trang 8

×