Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học di sản tư tưởng từ lê nin đến hồ chí minh về dân tộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.37 KB, 7 trang )

Di sản tư tưởng từ Lê Nin đến Hồ Chí Minh về dân tộc – Giá trị lý luận và
thực tiễn
Lênin, nhà lý luận thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc, người thừa kế và phát triển chủ
nghĩa Mác, lý luận cách mạng của giai cấp vô sản. Lênin phát triển chủ nghĩa Mác
từ hai cơ sở: - Chủ nghĩa tư bản phát triển từ chủ nghĩa tư bản tự do - sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền (hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc). - Chủ nghĩa tư bản từ
Tây Âu đến nước Nga Sa hoàng.
Lênin, nhà lý luận thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc, người thừa kế và phát
triển chủ nghĩa Mác, lý luận cách mạng của giai cấp vô sản.
Lênin phát triển chủ nghĩa Mác từ hai cơ sở:
- Chủ nghĩa tư bản phát triển từ chủ nghĩa tư bản tự do - sang chủ nghĩa tư bản độc
quyền (hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc).
- Chủ nghĩa tư bản từ Tây Âu đến nước Nga Sa hoàng.
Từ hai cơ sở ấy, Lênin đã đặt ra và giải quyết cả trên phương diện lý luận
lẫn trong thực tiễn vấn đề dân tộc. Đặc biệt là về phương diện lý luận. Bởi trong
thực tiễn Lênin mất sớm nên những gì về dân tộc trong thực tiễn sau khi Lênin
mất không hẳn đã hoàn toàn được những người kế thừa Người thực hiện một cách
đúng đắn như tư tưởng của Người.
Vậy, trong di sản tư tưởng của Lênin, vấn đề dân tộc được đặt ra như thế
nào?
Nếu như Mác chỉ đề ra khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!" thì Lênin đã
bổ sung khẩu hiệu ấy thành: "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn
kết lại!" (hay liên hiệp lại).
Như vậy, với Lênin công cuộc cách mạng giải phóng giai cấp vô sản trên
phạm vi toàn thế giới phải đi liền với công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức.


Các dân tộc bị áp bức muốn giải phóng được chính mình thì phải đi theo con
đường cách mạng của giai cấp vô sản.
Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, thuộc địa trở thành
vấn đề sống còn của các nước tư bản chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ


nhất chứng minh điều này. Vấn đề này thời C.Mác chưa đặt ra một cách trực tiếp
như thời của Lênin. Một nét đặc thù nữa là các nước thuộc địa của nước Nga Sa
hoàng nằm ngay trên biên giới Tây và Nam của nước Nga. Rất khác với các nước
tư bản ở Tây Âu - chính điều này đặt ra cho Lênin điều kiện lịch sử cụ thể để có tư
tưởng về vấn đề dân tộc trong luận cương về dân tộc của Lênin. Di sản tư tưởng
của Lênin còn ở rất nhiều lĩnh vực khác như: xây dựng Đảng vô sản kiểu mới,
biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, chính sách kinh tế mới, về
xây dựng nhà nước kiểu mới, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về con
đường tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa,… Trong bài viết này, xin chỉ đề cập đến phạm vi: Hồ Chí Minh đã tiếp
nhận và phát triển tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc như thế nào?
Sở dĩ như vậy là bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói sau khi đọc Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc, Người hoàn toàn sáng tỏ con đường mà bao
nhiều năm Người tìm kiếm để cứu nước, cứu dân. Con đường đó là: Muốn giải
phóng dân tộc Việt Nam, muốn cứu nước, cứu dân phải đi theo cách mạng vô sản,
phải đặt công cuộc giải phóng dân tộc mình vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế
giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Lênin, tin vào Lênin, đi theo con đường cách
mạng của Lênin trước hết và bắt đầu từ tư tưởng về dân tộc của Lênin. Có thể, Hồ
Chí Minh đã tiếp cận với những nội dung khác trong kho tàng tư tưởng Lênin,
nhưng chắc chắn rằng tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc đã tạo nên bước ngoặt
mang tính quyết định hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể có nhiều cách
định nghĩa, lý giải về tư tưởng Hồ Chí Minh, song tôi chỉ muốn nói rất gọn rằng:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu nước, thương dân được giải quyết trên lập trường
vô sản. Yêu nước - thương dân đó là hành trang đầu tiên của tinh hoa Việt Nam


mà Người mang theo để ra đi tìm đường cứu nước. Và khi bắt gặp tư tưởng về dân
tộc của Lênin thì kết hợp lại thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Hẳn vì thế chăng mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, học thuyết chân chính nhất là chủ nghĩa Lênin. Đến

đây cũng xin được nói thêm điều này: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên con đường đi
tìm "lối ra" cho Tổ quốc Việt Nam đã tiếp cận với nhiều học thuyết, nhiều chủ
nghĩa, và ở mỗi học thuyết, mỗi chủ nghĩa, Người đều tiếp nhận những hạt nhân
hợp lý nếu có trong học thuyết, trong chủ nghĩa ấy.
Tư tưởng về dân tộc - trong mối quan hệ với giai cấp từ Lênin đến Hồ Chí
Minh là một dòng chảy liên tục, được bổ sung và phát triển theo thời gian và trong
những điều kiện lịch sử, nhiệm vụ lịch sử cụ thể. Nếu Lênin từ lập trường giai cấp
để nhìn nhận vấn đề dân tộc, thì Hồ Chí Minh lại từ lập trường dân tộc (yêu nước thương dân) để tiếp cận lập trường giai cấp. Lênin từ phong trào cách mạng vô sản
đến với vấn đề dân tộc. Hồ Chí Minh lại từ phong trào yêu nước đến với phong
trào cách mạng vô sản. Có điều gì đó như là hai mạch nguồn từ hai phương trời
(Âu - Á), từ hai trình độ phát triển (tư bản - thuộc địa nửa phong kiến) đã dẫn đến
sự hợp lưu tất yếu bởi quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại. Sự hợp lưu ấy tạo
nên một dòng chảy lớn hơn nhiều, phong phú hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều để từ
sau những năm 50 của thế kỷ XX lịch sử nhân loại không chỉ có một dòng mà phát
triển lên thành 3 dòng thác cách mạng làm biến đổi hầu như hoàn toàn bản đồ
chính trị thế giới.
Hồ Chí Minh đã bổ sung, làm phong phú thêm tư tưởng dân tộc của Lênin trên các
phương diện sau đây:
- Về quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, Người cho rằng:
Không chỉ cách mạng vô sản có trách nhiệm với cách mạng dân tộc mà cách mạng
dân tộc cũng và hoàn toàn có trách nhiệm với cách mạng vô sản. Theo Người: Chủ
nghĩa đế quốc như con đỉa có hai vòi. Muốn thanh toán chủ nghĩa đế quốc (hay
con đỉa này) phải chặt đứt cả hai vòi của nó. Người còn chỉ rõ: Cách mạng thế giới


như con đại bàng với hai cánh - một cánh là cách mạng vô sản - một cánh là cách
mạng giải phóng dân tộc. Cả hai cánh cùng vỗ mạnh mẽ mới nâng tầm bay cao
bay xa của Đại bàng cách mạng. Giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc tạo
điều kiện cho nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau, hợp lực nhau vì mục đích
chung: Giải phóng con người, thúc đẩy tiến trình phát triển lịch sử nhân loại!

Với các dân tộc bị áp bức (các nước thuộc địa) nhiệm vụ dân tộc - dù do
giai cấp vô sản lãnh đạo - vẫn là số một, trước và trên cả nhiệm vụ giai cấp. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: Lợi ích dân tộc không giải quyết được thì lợi ích giai cấp
một vạn năm sau cũng không giải quyết được. Ở đây cần nhắc lại một luận điểm
của Mác rằng: Về bản chất giai cấp vô sản là một giai cấp quốc tế nhưng giai cấp
vô sản trước hết phải trở thành dân tộc. Dẫu ở một nước tư bản vấn đề độc lập dân
tộc không cần đặt ra, nhưng tính dân tộc, nhiệm vụ dân tộc không vì thế mà mất đi.
Nhân loại không chỉ phân chia theo giai cấp mà còn có sự phân chia về dân tộc.
Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải thanh toán được ách thống trị tư bản ở
nước mình rồi mới có thể làm cách mạng thế giới. Không trở thành dân tộc chắc
chắn giai cấp vô sản không thể thắng được giai cấp tư sản. Sự phát triển này của
Hồ Chí Minh trong những năm 30 của thế kỷ XX đã bị hiểu lầm, bị cho là rơi vào
chủ nghĩa dân tộc. Thực tế lịch sử những năm cuối thập niên 30, đầu thập niên 40
thế kỷ XX đã kiểm chứng cho sự sáng tạo, sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc. Ranh giới giữa chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế vô sản
là hết sức rõ ràng nhưng cũng rất mong manh. Buông lỏng ngọn cờ dân tộc, giai
cấp vô sản sẽ không trở thành dân tộc. Song, nếu dương ngọn cờ dân tộc nhưng
không đứng vững trên lập trường vô sản thì lập tức rơi vào chủ nghĩa dân tộc.
- Tư tưởng về vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa khi
vạch ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam mà còn được
vận dụng ngay từ đầu vào lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng kiểu mới - Đảng
cộng sản ở Việt Nam và ở các nước thuộc địa. Cùng với xây dựng Đảng kiểu mới
là việc xây dựng Mặt trận đoàn kết và thống nhất dân tộc. Đảng của Chủ tịch Hồ


Chí Minh không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động mà
còn là Đảng của toàn dân tộc. Đây là một sự đóng góp cực kỳ quan trọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc để bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, để
làm cho chủ nghĩa Mác không chỉ đúng cho châu Âu mà đúng cho toàn thế giới.
Đến đây cũng xin nhắc lại một nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa

Mác. Người cho rằng chủ nghĩa Mác là sự tổng kết lịch sử nhưng mới chỉ là lịch
sử châu Âu. Mà châu Âu thì chưa phải là thế giới.
Những trình bày ở trên đi đến điều sau đây: Di sản tư tưởng từ Lênin đến
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc đã làm cho chủ nghĩa Mác từ xa lạ đến gần gũi
thiết thân, thiết thực đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Đó chính là
đóng góp to lớn của Lênin, của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của nhân loài.
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại, tư
tưởng về dân tộc của Lênin được thực hiện tại Nga và các nước phụ thuộc vào
nước Nga Sa hoàng trước đây. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô Viết và sau đó là sự hùng cường của Liên Xô là minh chứng lịch sử về những
đóng góp không chỉ cho Liên Xô mà cho cả phong trào giải phóng dân tộc trên
toàn thế giới tư tưởng về dân tộc của Lênin. Sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô Viết là bài học phản diện để những người cộng sản, các Đảng
cộng sản và công nhân phải nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn vấn đề dân tộc nếu
như muốn thực hiện thắng lợi ý tưởng cách mạng của mình.
Với Việt Nam ta: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám - 1945; đánh thắng
hai đế quốc to; tiến hành công cuộc Đổi mới với những thành tựu có ý nghĩa to
lớn… hết thảy đều bắt nguồn từ đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, bắt nguồn từ sự kết hợp sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc với sức
mạnh của thời đại. Để kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại
phải kết hợp được chủ nghĩa yêu nước (dân tộc) với chủ nghĩa quốc tế vô sản (giai
cấp).


Chúng ta đang ở vào thời đại kinh tế mới, văn minh mới. Kinh tế thế giới
đang có hai quá trình đồng hành, hay hai xu hướng song song: Kinh tế tri thức và
toàn cầu hóa. Sự biến đổi này kéo theo quá trình biến đổi của văn hóa dẫn đến một
tất yếu là vấn đề dân tộc cũng biến đổi theo. Về chính trị, do tác động của toàn cầu
hóa về kinh tế và văn hóa sự nô dịch và thống trị dân tộc cũng biến tướng, cũng
thay đổi hình dạng. Toàn cầu hóa văn hóa đặt các dân tộc trước nguy cơ mới: bị

đồng hóa về văn hóa - một kiểu đồng hóa "mềm" nhưng kết cục thì không hề khác
với đồng hóa "cứng" trước đây. Các thế lực thù địch đang nêu chiêu bài "nhân
quyền" để xóa nhòa, thậm chí triệt tiêu giá trị dân tộc. Chúng coi “nhân quyền” là
tối thượng, lấy lợi ích "nhân quyền" cá nhân cực đoan để chà đạp lợi ích dân tộc.
Cùng với "vũ khí" toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa "nhân quyền" cũng là vũ khí cực
kỳ độc hại để các thế lực thù địch đồng hóa dân tộc ta cũng như các dân tộc chậm
phát triển khác. Cùng với nguy cơ ấy, chủ nghĩa Sô - vanh nước lớn, chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan,… cũng đang có xu hướng trỗi dậy,
cũng đang biến tướng dưới nhiều màu sắc đang được các thế lực thực dân, đế quốc,
các thế lực thù địch sử dụng để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, để chúng sử
dụng làm "vũ khí", làm "ngọn cờ" lôi kéo quần chúng phá hoại hoặc làm chệch
quỹ đạo của tư tưởng dân tộc từ Lênin đến Hồ Chí Minh. Cuộc đấu tranh dân tộc
đang diễn ra dưới những hình thức khác nhau nhưng không kém phần quyết liệt.
Do vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải kế thừa và phát triển di sản tư tưởng
Dân tộc của Lênin - Hồ Chí Minh để giải quyết đúng đắn - kịp thời - đầy đủ - có
hiệu quả những nội dung cơ bản, những nội dung mới của vấn đề dân tộc hiện nay
và tương lai đúng với thực tiễn đất nước và đúng trong bối cảnh quốc tế trong
những điều kiện lịch sử mới, làm thất bại mưu mô lợi dụng vấn đề dân tộc để
chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta - của dân tộc ta.
Vận dụng tư tưởng của Lênin - Hồ Chí Minh về Dân tộc không chỉ vào
đường lối cách mạng (chung và các đường lối cụ thể) vào việc hoạch định chiến
lược kinh tế - văn hóa, các chủ trương, chính sách (cả đối nội và đối ngoại) mà


còn phải vận dụng tư tưởng này vào nhiệm vụ xây dựng Đảng. Phải xây dựng
Đảng ta trên nền tảng vững chắc của bản chất giai cấp, đồng thời lại đậm đà tính
chất dân tộc. Bản chất giai cấp công nhân càng sâu sắc thì tính chất dân tộc càng
đậm đà. Có một Đảng như vậy mới huy động, tập hợp, đoàn kết, phát huy được
sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở nước ta, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của tất cả các

dân tộc trên toàn thế giới.



×