Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

dạy học theo nhóm nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.43 KB, 15 trang )

PPDH hîp t¸c trong nhãm nhá
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Học để cùng chung sống với nhau” – một trong bốn trụ cột của giáo
dục đã được UNESCO (1995) xác định – có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với thành công của cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng lực
của sự phát triển xã hội. Trong phạm vi lớp học, giá trị trên được xác lập
cũng đồng nghĩa với việc hình thành cho học sinh những kĩ năng xã hội
thông qua hoạt động học tập. Các kĩ năng này có thể được hình thành, phát
triển cũng như thể hiện, củng cố trong hoạt động học tập hợp tác giữa các
chủ thể học tập.
Quan niệm trên là cơ sở hình thành phương pháp dạy học hợp tác
trong nhóm nhỏ (Small group cooperative learning).
NỘI DUNG

I c¬ s¬ lÝ luËn cña ph¬ng ph¸p d¹y häc hîp t¸c trong nhãm
nhá

1. Sơ lược những giai đoạn lịch sử về vấn đề nhóm học tập
Lịch sử giáo dục đã ghi lại: những bước đi đầu tiên của con người
trong giáo dục nói chung và trong việc giảng dạy, học tập nói riêng chính là
việc truyền thụ, học hỏi lẫn nhau trong phạm vi gia đình. Nơi đó, cha mẹ
chỉ bảo, dạy dỗ con cái, anh em học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Cùng với sự
phát triển của xã hội, việc học tập của con người có nhu cầu hướng ra xa
hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình, ngày càng được xã hội hóa. Từ học hỏi
cá nhân chuyển dần sang từng nhóm nhỏ học hỏi kinh nghiệm và chính từ
những nhóm nhỏ học tập đó đã tạo nhu cầu ra đời những trường học đầu
tiên.
Cùng với thời gian, sự phát triển không ngừng về mọi mặt của
trường học, những cố gắng lớn lao của các nhà giáo nhằm cải thiện chất
lượng dạy học, thì việc học đã được tổ chức chặc chẽ hơn. Đặc biệt với sự
ra đời và trưởng thành của tâm lí thực nghiệm đã làm cơ sở cho việc cải


tiến, hoàn thiện các phương pháp trong giáo dục nói chung, trong dạy học
nói riêng.
Chính trong những giai đoạn cải tiến đó đã hình thành phương pháp
dạy học nhóm (hay gọi là phương pháp dạy học hợp tác). Đến thế kỉ XX,
các nhà giáo dục cũng như các giáo viên đã thấy rõ lợi ích ngày càng lớn
lao của phương pháp này mặc dầu đây là phương pháp không lấy gì làm
mới so với bề dày lịch sử quan niệm của nó.
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm đã được nhiều nhà giáo
dục nghiên cứu từ lâu và được biết đến trong hệ thống các phương pháp
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. PP này được đề cập từ rất sớm
thông qua việc xác định hệ thống các biện pháp hữu hiệu để phát huy tính
tích cực nhận thức của người học.
- Thời Cổ đại: nhà giáo dục Socrate (Hi Lạp), Quintilien (La Mã),
Khổng Tử (Trung Quốc);
- Thời Phục Hưng: Mông-tê-nhơ (Pháp - Ông tổ sư phạm châu Âu);
76


- Thời Cận đại:+ Cô-men-xki (Tiệp Khắc – Ông tổ nền giáo dục cận
đại)
+ Ta-lây-răng (Pháp)
Các nhà giáo dục rất chú trọng đến việc phát huy óc sáng tạo, cá tính
độc lập suy nghĩ của HS. Trong uy nghĩ của ông đã đề cập đế nhóm học
tập. Theo ông “Cần phải hấp dẫn tính tò mò và sự ganh đua sôi nổi của trẻ
em bằng cách nào cho chúng được dựa vào sự sáng tạo ra những tri thức
khác nhau mà người ta luôn trao đổi cho chúng, và bằng cách giúp cho
chúng cũng được chia sẻ cái vinh dự của người phát minh về mỗi tri thức.
- Thế kỉ XVIII – XIX có nhiều nhà giáo dục như: Giăng-giắc-rút-xô
(Pháp), Pêxtalozi, Usinxki (Nga),… cũng đề cập giáo dục, giảng dạy hướng
vào động lực tích cực, chủ động của người học và ít nhiều cũng khái quát

tới hình thức học tập nhóm.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu liên quan đến học tập theo
nhóm, trong đó các nhà giáo dục tiên phong:
J. Dewey cho rằng ảnh hưởng của môi trường đến sự đào tạo
con người có một sắc thái quá rõ ràng. Từ đó, phải tạo cho HS một môi
trường càng gần gũi với đời sống càng tốt. Hơn nữa, chỉ có sự làm việc
chung mới giúp cho HS có thói quen trao đổi những kinh nghiệm thực
hành, có cơ hộ phát triển lý luận và năng lực trừu tượng hóa.
Roger Cousinet phải tổ chức nhà trường sao cho trở thành
một môi trường mà trẻ em có thể sống. Sự làm việc chung thành từng
nhóm tạo nên một biện pháp phù hợp về mặt tâm lí, cũng như là về mặt
giáo dục học.
Hai ông đã cố gắng phổ biến đường lối của “trường hoạt động” cũng
như phương pháp học tập nhóm. Song trong giai đoạn này phương pháp
học tập nhóm chỉ được nhìn nhận ở bình diện tổng quát, đề cập phương
pháp này trong một sinh hoạt chung của một cơ cấu mới là “nhà trường
hoạt động”.
Các nhà giáo dục kế tục đã có những may mắn hơn, hoàn cảnh thuận
lợi để khảo sát nhóm học tập cụ thể hơn như: cách thành lập nhóm, cách
phân loại nhóm và với những yếu tố chi phối sinh hoạt của nhóm,… Sau
này, nhóm được khảo sát tỉ mỉ hơn trong mọi hoàn cảnh sinh hoạt xã hội.
Từ đó, nhiều vấn đề khác nhau về nhóm đã được tìm hiểu nghiên cứu như:
khái niệm nhóm, cách phân loại nhóm, vấn dề mục tiêu của nhóm, vấn đề
liên hệ giữa các thành viên trong nhóm với nhau,… Và những năm 60 của
thế kỉ trước, Mỹ đã vận dụng phương pháp học tập theo nhóm.
Ở Việt Nam, học tập theo nhóm đã hình thành từ rất sớm, ông cha ta
có câu: “Học thầy không tày học bạn”.
Sau năm 1945, chúng ta có phong trào học tập dân chủ, học tập tổ,
nhóm,…
Từ cuối thế kỉ XX, học tập nhóm diễn ra dưới nhiều hình thức khác

nhau: thảo luận nhóm, nhóm tự quản, nhóm học tập,… được áp dụng ở một
số môn học, bài học của các môn như Thủ công, Âm nhạc, Ngoại khóa,…
77


Gần đây, cách mạng Côpecnich với phương pháp học tập mới – lấy
người học làm trung tâm – phát huy tính tích cực chủ động của người học.
Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu phương pháp học tập nhóm như là một
trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
2. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2.1 Lý thuyết về nhóm và nhóm học tập
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ xuất phát từ lý thuyết
về nhóm - nhóm học tập đã được các nhà giáo dục nghiên cứu trước đó.
a. Tập hợp các quan niệm về nhóm của các nhà giáo dục:
- Trong cuốn Xã hội học nhập môn của J. Fichter: “Nhóm là những
kết hợp với nhau bởi những hành động tương hỗ dựa trên mô hình hành vi
xác định”.
- Từ điển giản yếu Oxford của Gorden Mashall: “Nhóm là những cá
nhân được xác định bởi tiêu chuẩn chính thức hoặc phi chính thức về quyền
thành viên của nhóm, họ là những người chia sẻ hoạt động chung và gắn bó
với nhau bởi mô hình quan hệ ổn định trong tương tác”.
Hay nói cách khác nhóm là tập hợp những cá thể lại với nhau theo
những nguyên tắc nhất định. Khi phân biệt nhóm với “tập thể” hay “khối”
người ta đã định nghĩa nhóm xã hội là toàn bộ những cá nhân cùng thống
nhất, cùng chung một liên hệ tâm lý, các cá nhân này thường xuyên tác
động lẫn nhau.
- Theo W.King Robert (Tạp chí Giáo viên Toán – số 5/1986): Nhóm
là một hiện tượng xã hội, một sự tập hợp của 2 hay trên 2 người trở lên có
sự tác động lẫn nhau.
- Theo Gs. Trần Bá Hoành, nhóm (đội, ekip) là một tập thể nhỏ được

hình thành để thực hiện một hiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian
nhất định.
Trong điều kiện khác nhau, các nhóm rất khác biệt nhau. Song nhóm
ở đây được quan niệm đơn giản như một sự tập hợp của nhiều cá nhân,
cùng hợp tác với nhau trong công việc, có phản ứng tương hỗ với nhau
trong sinh hoạt chung.
b. Quan niệm về nhóm học tập
Nhóm học tập là một tập hợp HS (gồm 2 hoặc nhiều HS) cùng nhau
phối hợp các hoạt động nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập.
Mục đích của việc thành lập hóm học tập: Nhà giáo dục người
BaLan V.ÔKôn cho rằng nhóm học tập lập ra với một mục đích được xác
lập rõ ràng. Mục đích đó phải là mục đích chung của mỗi nhóm – chính là
việc học tập có kết quả và thích thú hơn so với học tập riêng lẻ. Hoạt động
chung của mỗi nhóm thường dẫn đến chỗ giải quyết nhiều vấn đề lý thuyết
và thực tiễn đồng thời hoạt động này phân biệt tùy theo mức độ khó khăn
và phức tạp của vấn đề, tùy theo vấn đề học tập và đối tượng.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu nhóm
học tập, không phải các quan niệm về nhóm trong các lĩnh vực khác.
2.2 Cơ sở về mặt tâm lý của PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
78


Học tập hợp tác trong nhóm được xác định như là một trong những
phương pháp có vai trò chủ yếu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học. Bởi vì PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là
phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu, động cơ và hứng thú nhận
thức của người học. Động cơ học tập tốt là tiền đề của sự hứng thú tìm
kiếm trong biển kiến thức, tạo ra tính tự giác, độc lập, phát huy tính sáng
tạo, lòng say mê học tập. Đó là các yếu tố của PP dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ.

Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát huy
sự tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
- Thứ nhất, nhu cầu học tập thông hợp tác trong nhóm nhỏ. “Động
lực của quá trình dạy học chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong
của người HS. Không ai có thể thay thế họ khi họ không có nhu cầu, không
cố gắng vươn lên bằng sức lực và trí tuệ của bản thân mình”.
Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là PP dạy học mà nhu cầu giao lưu,
nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người học
được đáp ứng. Vì thế, nếu được tổ chức tốt, HS sẽ rất tích cực chủ động.
- Thứ hai, động cơ và quá trình hình thành động cơ trong PP dạy
học hợp tác trong nhóm nhỏ. Trong quá trình dạy học hợp tác trong nhóm
nhỏ, động cơ của người học được hình thành và phát triển một cách tự giác.
Nhóm là môi trường học tập, môi trường giao lưu trong đó diễn ra tương
tác trò-trò, trò-thầy, trò-tri thức được hình thành. Người học có động cơ học
tập để chiếm lĩnh tri thức mà quá trình ấy lại diễn ra tích cực bởi tính tự
giác, chủ động của người học khi khai thác những kiến thức hay vấn đề học
tập.
- Thứ ba, hứng thú nhận thức qua PP dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ. PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là PP dạy học hàm chứa
quá trình hoạt động để người học tích cực, tự giác chiếm lĩnh nội dung
khoa học. Bằng học tập nhóm, các thành viên có cơ hội liên hệ với nhau để
phân tích, mổ xẻ vấn đề; từ đó có thể nắm được bản chất bên trong của đối
tượng nhận thức. Chính quá trình đó làm cho hứng thú nhận thức nảy sinh
ở người học.
PP này có khả năng tạo ra hứng thú cho người học, tuy nhiên với
điều kiện là GV biết biên soạn tài liệu cho nhóm dưới dạng vấn đề, tình
huống phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS. Đồng thời có được quy trình
khoa học, có nghiệp vụ điều khiển mang tính nghệ thuật.
Nhu cầu và động cơ khác nhau như thế nào? Nhu cầu là sự đòi
hỏi cụ thể một cái gì đó, còn động cơ là sự lập luận việc giải quyết thỏa

mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đã chỉ ra trong môi trường chủ quan,
khách quan nào đó.
a. Cơ sở về mặt giáo dục
Với nhóm học tập ở nhà trường, điều đầu tiên cần được xét đến là sự
thành lập nhóm. Nhóm đó được thành lập như thế nào? Trong lĩnh vực giáo
dục, cần phân biệt “nhóm” và “đám đông”. Với sự làm việc chung của các
cá nhân trong nhà trường, người thầy đã khơi dậy lợi ích chung về một vấn
79


đề nào đó, để khi sự ham thích hành động của cá nhân giao nhau tới một
mức độ có thể cho những nhóm nhỏ tự nhiên được hình thành.
Reninger – nhà giáo dục người Pháp đã phân tích kĩ là: “Nhóm có sẵn
trong mỗi cá nhân trong khi đám đông là sự tạo lập từ bên ngoài” và ông
đưa đến kết luận: “Nhóm có một tác động kích thích trong sinh hoạt trí
thức của mỗi con người. Vì nó đòi hỏi những hoạt động có suy nghĩ theo
lương tâm”.
Như vậy, trong mỗi nhóm, chính mỗi cá nhân với cá tính của mình đã
nối kết về mặt lợi ích, tạo thành những sợi dây liên kết các cá nhân với
nhau.
Với quan niệm về nhóm như vậy, trong nhà trường, vấn đề đặt ra xem
xét trong sự thành lập nhóm là: Nhóm được thành lập nhất thời, bất ngờ
hay có hướng dẫn? Nhóm lớn hay nhỏ? Hệ thống sắp xếp để phân chia
công việc ra sao? Đó chính là cơ sở giáo dục của phương pháp này.
II. C¸c quan niÖm vÒ ph¬ng ph¸p d¹y häc hîp t¸c trong nhãm
nhá

Quan niệm 1: Phương pháp thảo luận nhóm (hội thảo, xemina,…) là
một sự trao đổi ý tưởng, quan niệm, nhận thức giữa các học viên và giáo
viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt

động đào tạo (Giáo dục đại học - Phương pháp dạy và học – Lê Đức Ngọc
– Nxb ĐHQG HN)
Quan niệm 2: Phương pháp học cặp/nhóm là cách tổ chức hoạt động
dạy học theo phương thức hợp tác. Cách thức này là một con đường thể
hiện quan điểm “hướng vào người học” trong dạy học (Bài giảng: Các
nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học – Th.S Hoàng
Thị Tuyết)
Quan niệm 3: Phương pháp dạy học thảo luận nhóm là một phương
pháp dạy học trong đó lớp học được phân chia thành các nhóm nhỏ từ 4
đến 6 người. Tùy vào mục đích sư phạm hay yêu cầu của các vấn đề học
tập mà nhóm được chia một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định; được duy
trì ổn định trong cả tiết hay được thay đổi trong từng hoạt động; từng phần
của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ khác nhau,
thực hiện trong một thời gian nhất định để đạt được hiệu quả học tập nhất
định. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập
chung của cả lớp. (Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường phổ
thông - PGS.TS Trần Kiều, PGS.TS Phạm Gia Đức, TS Phạm Đức Quang Tạp chí GD 119-8/2005; Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy
học bài 14 - Khoa học lớp 4 - Th.S Trương Thị Thu Yến - Tạp chí GD 1133/2006; Luận văn: Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực
trong quá trình dạy học tiểu học hiện nay - Th.S Dương Giáng Thiên
Hương)
Quan niệm 4: Hoạt động dạy học theo nhóm là hoạt động trong đó
GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong nhóm nhằm đạt được
mục tiêu học tập.
80


Tính hợp tác là đặc điểm nổi trội: nói chung trong bất kì hoạt động
nào cũng cần có hoạt động hợp tác nhưng ở đây, cần đặt ra quy trình để
mọi thành viên trong nhóm đều có hoạt động hợp tác vào từng giai đoạn
học tập của nhóm. (Đổi mói phương pháp dạy học ở tiểu học – Dự án phát

triển GV tiểu học – Nxb GD)
Quan niệm 5: Dạy học theo nhóm nhỏ là một hình thức tổ chức cho
HS học tập độc lập trong nhóm bạn có từ 2 thành viên trở lên. Dạy học theo
nhóm nhỏ có thể được sử dụng ở mọi giai đoạn của bài học: ôn luyện, hệ
thống hóa kiến thức trong một bài, một chương đã học trước đó; tìm hiểu
nội dung trong bài học mới; nghiên cứu về một đề tài thực tế. (Xây dựng kế
hoạch bài học có sử dụng hình thức nhóm nhỏ - TS Vũ Thị Sơn – Trường
ĐHSP HN)
Quan niệm của nhóm 8: Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là
phương pháp dạy học mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV làm việc
phối hợp cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích chung
của nhóm đã được đặt ra.
IiI. C¸c d©u hiÖu ®Æc trng cña ppdh hîp t¸c trong nhãm nhá

Để sự phối hợp trong học tập hợp tác mang lại hiệu quả, các thành
viên phải làm việc theo những êkip với đặc trưng là tương hợp tâm lý và
phối hợp hành động để thực hiện mục đích chung. PP học tập hợp tác trong
nhóm có những nhỏ được đặc thù bởi những nét sau:
- Thứ 1, hoạt động xây dựng nhóm: đòi hỏi sự nổ lực của từng cá
nhân (nhóm thường giới hạn 2 – 6 thành viên do GV phân công, trong đó
tính đến tỉ lệ cân đối về sức học, giới tính, … ); các thành viên trong nhóm
cùng chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo nhóm, trực diện trao đổi với nhau.
- Thứ 2, sự phụ thuộc (tương tác) lẫn nhau một cách tích cực: HS
cộng tác với nhau trong những nhóm nhỏ. Có thể nói, tương tác (tương tác
tự do hay tương tác vì nhiệm vụ học tập) giữa những người học trong khi
làm việc cùng nhau là đòi hỏi tất yếu của PP dạy học này, có nghĩa là các
thành viên trong nhóm không chỉ liên kết với nhau về mặt trách nhiệm mà
còn có mối liên hệ tình cảm, đạo đức, lối sống; thành công của cá nhân chỉ
mang ý nghĩa góp phần tạo nên sự thành công của nhóm.
- Thứ 3, ràng buộc trách nhiệm cá nhân – trách nhiệm nhóm: Đây

vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện của nhóm học tập. Các cá nhân thể
hiện trách nhiệm với bản thân và đối với các thành viên của nhóm, cùng hỗ
trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra; mỗi cá nhân cần có sự nỗ lực
bản thân trong sự ràng buộc trách nhiệm của cá nhân và nhóm.
- Thứ 4, kĩ năng hợp tác: HS nhận thức được tầm quan trọng của
các kĩ năng học hợp tác. Trong hoạt động học tập hợp tác, HS không chỉ
nhằm lĩnh hội những kiến thức liên quan đến nội dung – chương trình môn
học, mà quan trọng là được học, thực hành và thể hiện, củng cố các kĩ
năng xã hội (như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi – trả lời bạn, kĩ
năng sử dụng ngữ điệu khi giao tiếp,…). Đây là tiêu chí để đánh giá PP dạy
học hợp tác trong nhóm có đạt được hiệu quả hay không.
81


Iv. b¶n chÊt cña ph¬ng ph¸p d¹y häc hîp t¸c trong nhãm
nhá

1. Thực chất của PP dạy học hợp tác trong nhóm là gì?
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là một trong những
phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành ở HS khả năng giao tiếp,
đặc biệt là giao tiếp bằng miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và
khả năng độc lập suy nghĩ.
Xét về dấu hiệu bên ngoài, đây là hình thức học tập theo nhóm nhỏ.
Xét về bản chất thì đây chính là phương pháp học tập hợp tác, ở đó HS phải
trao đổi với nhau, chia sẻ kinh nghiệm để hình thành kiến thức, kĩ năng.
- Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực,
không thể ỷ lại vào một vài thành viên năng động và nổi trội nào trong
nhóm. Nhóm sẽ tự bầu nhóm trưởng nếu cần. Các thành viên trong nhóm
sẽ thay nhau làm nhóm trưởng. Sự lãnh đạo của nhóm trưởng là rất quan
trọng. Nhiệm vụ chính của trưởng nhóm là phát huy tinh thần trách nhiệm

và những sáng kiến của các nhóm viên để đặt thành những công tác chung.
Dưới sự chỉ huy, điều khiển của nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm
giúp nhau giải quyết vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác.
Kết quả là việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của lớp. Tuy
nhiên, GV cần phải lưu ý, HS thường coi thảo luận trong nhóm như một
hình thức cạnh tranh mà trong đó họ chiến thắng bằng cách đánh bại ý kiến
của người khác, nhóm khác. Do đó, cần khuyến khích tính hợp tác của các
em trong cùng một nhóm và giữa các nhóm với nhau, thi đua nhưng không
cạnh tranh.
- Haines và Mkeachie (1967) đã chỉ ra rằng phương pháp thảo luận
mang tính cộng tác thúc đẩy công việc hiệu quả hơn và đạo nghĩa hơn
phương pháp thảo luận mang tính ganh đua. Ngoài ra, trong những thí
nghiệm về tâm lý giáo dục và tâm lý chung, Gruber và Waitman (1962) đã
phát hiện rằng những HS được học tập trong nhóm nhỏ (những nhóm thảo
luận) dưới sự điều khiển của HS mà không cần GV thì không những làm
bài tốt như HS được nghe GV thuyết trình mà còn trội hơn ở sự tò mò ham
hiểu biết (thể hiện qua hành vi đặt câu hỏi) và thích thú hơn với môn học.
Vì thế, để nhóm có thể hoạt động đúng với yêu cầu thảo luận, GV cần phải
tập cho HS các kĩ năng điều hành của một nhóm trưởng. Đó là các kĩ năng:
trình bày câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận thật rõ ràng, chỉ định người phát
biểu, hạn định thời gian phát biểu của các thành viên trong nhóm một cách
hợp lý, biết lắng nghe, biết ghi chép, tổng hợp ý kiến,... Các kỹ năng này
không chỉ quyết định kết quả học tập của nhóm mà còn rất ý nghĩa trong
cuộc sống sau này của HS.
Như vậy, phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ cho phép các thành
viên trong nhóm chia sẻ những suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết
của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng cách nói ra
những điều mình đang nghĩ, mỗi người có thể nhận thức rõ trình độ hểu
biết của mình về vấn đề học tập được nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm
những gì. Bài học trở thành sự học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp

82


nhận thụ động từ GV. Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình
tham gia của mọi thành viên. Vì vậy, phương pháp này còn gọi là phương
pháp huy động mọi người cùng tham gia hoặc ngắn gọn là phương pháp
cùng tham gia.
Theo phương pháp này, mọi người dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được
tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng khi được
đóng góp một phần công sức của mình trong sự thành công chung của lớp.
Điều này thực sự có ý nghĩa khi phương pháp này được thực hiện trong các
lớp học có trình độ HS không đồng đều.
2. Vai trò của PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2.1. Việc tổ chức học tập theo nhóm góp phần hình thành và phát
triển năng lực hoạt động theo nhóm, bao gồm:
- Kĩ năng
+ Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng hoạt động hợp tác giữa các cá nhân
trong một nhóm làm việc.
+ Kĩ năng tìm kiếm thông tin.
+ Kĩ năng trao đổi thông tin: trình bày và tiếp nhận thông tin
+ Kĩ năng làm việc trong môi trường hợp tác.
+ Khả năng phối hợp với người khác cùng hoàn thành công việc.
+ Biết kết hợp sử dụng thành quả của người khác để hoàn thành công
việc của mình.
+ Có ý thức và có khả năng tổ chức người khác cùng hợp tác làm
việc. Biết chỉ huy điều hành công việc.
- Thái độ
+ Ý thức hợp tác trong công việc.
+ Ý thức chịu trách nhiệ trong nhóm.
+ Ý thức tôn trọng thành quả lao động của gười khác.

+ Ý thức cùng người khác hướng tới mục đích hoạt động chung.
2.2. Ích lợi của việc tổ chức dạy học theo nhóm
Hoạt động lao động hợp tác theo nhóm, hoạt động giao tiếp và có
tính tích hợp là đặc điểm nổi bật của công vệc lao động trong tương lai.
Hình thành và phát triển một số kĩ năng xã hội và phẩm chất cần thiết
chuẩn bị cho HS biết sống hợp tác, biết cùng chung sống. “ Học để cùng
chung sống” là một trong bốn trụ cột của hoạt động học tập mà UNESCO
đã tuyên bố vào cuối thập niên 90 (Học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống vời nhau và học để làm người).
- Tăng cơ hội thảo luận, trao đổi, hợp tác để từ đó hiểu sâu sắc kiến
thức hơn, nâng cao chất lượng học tập của từng HS.
- Tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung
- Tin tưởng và có ý thức tương trợ bạn, có điều kiện học hỏi lẫn
nhau.
- Tự khẳng định bản thân.
- Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập. HS chưa đạt yêu
cầu có điều kiện học các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá
trình liên tục hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
83


- Tăng cường tính tích cực trong học tập, phát triển sự sáng tạo của
HS. Tạo cơ hội cho HS được tham gia phát biểu, phân tích, phê phán, trình
bày, tranh cãi, hoạt động,…
v. quy tr×nh vËn dông ph¬ng ph¸p d¹y häc hîp t¸c trong
nhãm nhá

1. Trường hợp sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ
- HS ít nhiều có những kinh nghiệm, hiểu biết về vấn đề nhận thức

hay kĩ năng được yêu cầu; hoặc có thể có những hiểu biết hay quan tâm
khác nhau, dễ phân hóa thành các nhóm ý kiến để tranh luận, bàn cãi.
- Mỗi cá nhân HS không đủ khả năng để giải quyết, hoàn thành vấn
đề đặt ra.
- Đặc biệt là khi cần tập trung phát triển cho HS một số kĩ năng về
lời nói như trao đổi thông tin, kĩ năng lập luận để bảo vệ quan điểm của
mình, kĩ năng nghe hiểu nắm thông tin kết hợp truy cập nhanh những hiểu
biết hiện có để tao ra những phản hồi thích hợp trong giao tiếp.
2. Cách chia nhóm: Tùy thuộc vào nội dung học tập; tính chất của
nội dung học tập; mức độ khó dễ của các nhiệm vụ học tập và trình
độ của đối tượng HS mà có các cách chia nhóm nhỏ khác nhau:
- Chia ngẫu nhiên
- Chia thành nhóm cùng trình độ
- Chia thành nhóm gồm đủ trình độ
- Chia nhóm theo sở trường
Mỗi cách chia có ưu nhược điểm riêng. Trước khi quyết định việc
chia nhóm, GV phải cân nhắc dựa vào mục tiêu bài học, loại bài học, không
gian học tập nhóm, trình độ, sở trường của HS.
3. Các quy trình dạy học vận dụng PP dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ
3.1. Quy trình 1: Theo tài liệu Dự án phát triển GVTH: Đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học.
Bước 1: Tổ chức thành lập các nhóm
Danh sách các nhóm, nhóm trưởng
Bước 2: Đề ra nhiệm vụ
GV xác định nhiệm vụ của từng nhóm và cách tiến hành hoạt động
của các nhóm (trong trường hợp tất cả các nhóm đều thực hiện một nhiệm
vụ thì giao nhiệm vụ có thể đưa lên Bước 1)
Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Các đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung,

đánh giá.
Bước 5: Hoạt động chung cả lớp (nếu cần thiết), GV tổ chức chốt
lại các kiến thức mới xuất hiện, đánh giá hoạt động học tập của các nhóm.
3.2. Quy trình 2: Theo tài liệu gần đây nhất về phương pháp dạy học
tích cực của dự án Việt - Bỉ (2001 – 2003), một hoạt động được tổ chức
theo nhóm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
84


- Nờu vn , xỏc nh nhim v nhn thc.
- T chc cỏc nhúm (danh sỏch cỏc nhúm, nhúm trng), giao
nhim v cho cỏc nhúm.
- Hng dn cỏch lm vic theo nhúm.
Bc 2: Lm vic theo nhúm
- Phõn cụng trong nhúm, tng cỏ nhõn lm vic c lp.
- Trao i ý kin, tho lun trong nhúm.
- C i din (hoc phõn cụng trc) chu trỏch nhim trỡnh by kt
qu lm vic ca c nhúm.
Bc 3: Tho lun, tng kt trc ton lp
- Cỏc nhúm ln lt bỏo cỏo kt qu.
- Tho lun chung, nhn xột, b sung, ỏnh giỏ.
- GV tng kt, cht li kin thc mi, ỏnh giỏ kt qu hc tp ca
nhúm, t vn tip theo.
Tựy tng iu kin c th, s lng ngi trong nhúm cú th linh
hot thay i. Do ú, Bc 2 v 3 cú th rỳt ngn li, khi thng kờ cỏc ý
kin chung ca cỏc nhúm, nhúm no cú ý kin ging nhau thỡ ch cn mt
nhúm phỏt biu l c. Tuy nhiờn, du mun thc hin th no thỡ hot
ng nhúm phi t c mc tiờu l kt qu hc tp chung ca nhúm s
cao hn, GV cú c hi n gn, tip xỳc theo dừi vic hc tp ca HS mt

cỏch cht ch hn. Nhng hot ng ny u din ra di s hng dn
trc tip ca GV trong s thnh lp nhúm v kim soỏt hot ng ca HS.
S thnh lp nhúm ỳng giỳp cho HS thnh cụng trong hot ng chung
ca nhúm, cũn s kim soỏt cht ch ca GV s giỳp vic thnh lp nhúm,
hot ng nhúm mang li hiu qu cao.
vI. ví dụ minh họa về phơng pháp dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ

Các tiêu chí để đánh giá một tiết học sử dụng
hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ có hiệu quả





Mỗi hoạt động nhóm đều phải hớng vào 2 mục đích:
-Giải quyết nhiệm vụ học tập.
-Phát triển cho HS những kĩ năng làm việc
cùng ngời khác
Mỗi thành viên trong nhóm đều đợc giao trách nhiêm cụ thể
Các thành viên trong nhóm có sự hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ, học hỏi lẫn
nhau.



HS đợc làm việc trong một môi trờng vui vẻ, thân mật và tôn trọng
lẫn nhau.
Ví dụ minh hoạ: Hoạt động hình thành
công thức chu vi hình tròn
Mục tiêu:

85


-HS tự hình thành công thức tính chu vi hình tròn
-Hs có kĩ năng tính chu vi hình tròn và giải quyết đợc những tình huống
thực tế có liên quan
-HS rèn luyện kĩ năng làm việc trong nhóm nhỏ trong bầu không khí vui vẻ
hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng nhau.
Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài mới
Giáo viên giúp học sinh huy động các kiến thức liên quan đến bài học bằng
cách yêu cầu các em tính chu vi của các hình (tam giác, tứ giác) đã học.
Chu vi hinh tam giac

Chu vi hinh tu giac

Chu vi tam giac
ABC
= AB + BC + CA

Chu vi tu giac ABCD
= AB + BC + CD +
DA

C

A

A


B

D

B

C

R

Sau đó, gv đa ra 1Ahình tròn O
đã biết số B
đo đờng kính(bán kính) và tổ chức cho
d
học sinh tìm hiểu về chu vi hình tròn.

Đâyhiện,
chínhsau
là đó
điểm
đểthiệu:
dẫn tới
hoạt
độngtròn
1 là độ dài của hình
Học sinh tự phát
GVnối
giới
Chu
vi hình

tròn đó. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau hình thành công thức
Hoạt động 1: đo độ dài đờng tròn
tính chu vi hình tròn.
tiêu:
Tình Mục
huống
có vấn đề nảy sinh. Trong bài tính chu vi hình tròn không còn xuất
-Hs


độhình.
dài của
đờngthể
tròn(chu
vi hình
tròn)
hiện các yếu tốnăng
cạnhđo
của
Không
dùng thớc
kẻ để
đo chu vi của hình
tròn theo cách thông thờng. Vậy làm thế nào để đo đợc chu vi của hình tròn?
86




-Hs có kĩ năng làm việc nhóm

Chuẩn bị:
Đồ vật hình tròn, thớc kẻ, sợi dây (thớc dây), phiếu ghi KQ
Tiến hành:
-Hoạt động tạo nhóm đôi (2 hs ngồi cùng bàn tạo thành 1 nhóm)
-Gv phát cho mỗi nhóm 1 hình tròn đã ghi đờng kính (bán kính) và
yêu cầu học sinh đo độ dài đờng tròn

A

R
O
B
D=2cm

A

O
D=4c
m

R

B A

R

O

B


D=5c
m

-Hs trong nhóm suy nghĩ tìm cách đo, thống nhất ý kiến rồi phối hợp
thực hiện đo và ghi lại kết quả vào phiếu.
-Gv quan sát quá trình làm việc của các nhóm(cách làm việc và cách
ứng xử giữa các thành viên trong nhóm để có cách điều chỉnh phù hợp.)
-Các nhóm trình bày cách làm và kết quả làm việc của nhóm.
-Tập thể lớp nhận xét, đánh giá.
-GV nhận xét về kĩ năng làm việc nhóm đôi của từng nhóm
Dới đây là hình ảnh minh họa:
Học sinh tiến hành đo chu vi hình tròn bằng cách đánh dấu vị trí A
bất kì trên hình tròn, lăn hình tròn theo chiều dài của thớc đến vị trí B sao
cho vị trí B trùng vị trí A. Độ dài của hình tròn chính là chu vi hình tròn đó.

Hoạt động 2: Hình thành công thức tính chu vi hình tròn
Mục tiêu:
-Hs tự hình thành công thức tính chu vi hình tròn
-Hs có kĩ năng làm việc nhóm
Chuẩn bị: phiếu ghi KQ
Tiến hành:
-Tạo nhóm 6 (3 nhóm đôi gần nhau tạo thành nhóm 6, các nhóm có
sự luân phiên phân công nhóm trởng và th kí)

87


-Gv yêu cầu học sinh điền kết quả mà các em làm đợc ở hoạt động 1
vào phiếu đã đợc phát, tìm mối quan hệ giữa các đại lợng để hình thành
công thức tính chu vi hình tròn.

-Th kí của nhóm có trách nhiệm ghi lại kết quả mà các thành viên
trong nhóm tập hợp đợc.
Ví dụ minh hoạ:
Độ dài
đờng tròn (C)
Đờng kính (d)
Bán kính(r)

31,4cm

6,28cm

12,56cm

10cm
5cm

2cm
1cm

4cm
2cm

-Nhóm trởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm thảo luận, mò
mẫm, tính toán để tìm ra mối quan hệ giữa đờng kính (bán kính) và độ dài
đờng tròn.
-Th kí nhóm ghi lại kết quả.
Dới đây là một số kết quả mà học sinh có thể tìm đợc:
C : d = 3,14


C = r x 6,28

C : r = 6,28

C = d x 3,14

C : r = 3,14 x 2

C = r x 2 x 3,14

-GV tổ chức cho các nhóm lần lợt trình bày kết quả làm việc của
nhóm trớc lớp.
-Các nhóm khác so sánh, đối chiếu và nhận xét, đánh giá
-Giáo viên tổng hợp các kết quả, chuẩn hoá công thức:
C = d x 3,14

C = r x 2 x 3,14

-Gv khen ngợi tập thể lớp đã tìm ra mối quan hệ giữa các đại lợng
(chu vi đờng tròn) và (đờng kính, bán kính ) thông qua số : 3,14
-Gv nhận xét về kĩ năng làm việc nhóm của các nhóm.
-Giáo viên có thể giới thiệu qua về lịch sử của số Pi (3,14)
88


Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập thực hành
Mục tiêu:
-Hs có kĩ năng tính chu vi hình tròn và giải quyết đợc các tình huống
thực tế có liên quan
Bài tập 1: Tính chu vi của các hình tròn trong hình vẽ sau:


1c
m

Bài tập 2:
-Giáo viên cho học sinh ra ngoài vờn trờng đo độ dài vòng tròn của
thân cây và xác định đờng kính của thân cây đó.
Hoặc: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số loại rau, củ, quả có dạng hình
tròn. Yêu cầu hs tiến hành đo độ dài và xác định bán kính, đờng kính của
các đồ vật đó.

LI KT
Khụng th cú phng phỏp dy hc no l ti u cho mi trng
hp v mi hon cnh dy hc. Vic s dng hp lý PP dy hc trong tng
bi, tng lỳc cú nh hng quyt nh n cht lng hc tp ca HS. Dy
89


học hợp tác trong nhóm nhỏ khai thác được năng lực hợp tác lẫn nhau và
phát huy học tập độc lập của HS. Hơn nữa, phương pháp này có ưu thế đặc
biệt đối với sự phát triển những kĩ năng xã hội và kinh nghiệm xử lý những
mối quan hệ xã hội cho HS. Vì thế, việc sử dụng PP dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ trong dạy học - bên cạnh các PP dạy học tích cực khác - đã
trởthành một xu hướng mạnh mẽ rộng khắp không chỉ ở nước ta mà cả trên
phạm vi quốc tế.

90




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×