Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp thu hồi dinh dưỡng bởi lúa dùng để xử lý chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản năng suấ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.05 KB, 24 trang )

Thu hồi dinh dưỡng bởi lúa dùng để xử lý chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản:
năng suất, tình trạng dinh dưỡng và cân đối dinh dưỡng
Cao văn Phụng1, Nguyễn bé Phúc2, Trần kim Hoàng2 and Bell R.W. 3
1. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Ô Môn-TP. Cần Thơ, Vietnam. Email:


2. Đại Học An Giang , TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, Vietnam
3. Khoa Khoa Học Môi Trường, Đại Học Murdoch, Murdoch 6150, Australia.

Tóm lược
Chất thải từ sản xuất thâm canh cá Tra làm ô nhiễm nguồn nước mặt vùng đồng bằng
sông Cửu Long ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xử lý chất thải rắn từ các ao
nuôi cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách dùng bón cho đất ruộng để cây lúa
thu hồi các chất dinh dưỡng như nguồn phân bón thay thế. Thí nghiệm đồng ruộng được
thực hiện từ vụ mùa mưa 2007 và trong 6 vụ lúa kế tiếp bằng cách dùng 3 liều lượng chất
thải rắn (1, 2 và 3 tấn/ha) kết hợp với 1/3 hoặc 2/3 liều lượng phân vô cơ khuyến cáo ở
mức (60N-17P-24K trong mùa mưa và 80N-17.4P-49.8K/ha trong mùa khô tính bằng
kg/ha). Năng suất lúa nhìn chung ở các nghiệm thức đều như nhau ngoại trừ nghiệm thức
chỉ bón 1 tấn chất thải rắn kết hợp với 1/3 lượng phân vô cơ theo khuyến cáo thì năng
suất bị giảm khoảng 0,3 tấn/ha. Tuy vậy, nghiệm thức bón 3 tấn chất thải rắn khi kết hợp
với 1/3 lượng phân vô cơ trong mùa khô lại cho năng suất lúa cao hơn khi sử dụng với
2/3 lượng phân vô cơ . Khi rơm rạ bị lấy đi hết thì cân bằng N và P thường vẫn dương
trong vụ mùa mưa nhưng lại âm trong vụ mùa khô. Để lại rơm rạ thì cân bằng K tăng
thêm rất cao nhưng cân bằng N chỉ dương khi bón chất thải rắn và phân bón vô cơ ở liều
cao. Cân bằng P luôn luôn dương. Trị số trung bình của tổng C, N, Zn và lượng hữu dụng
của P, K gia tăng trong đất qua 6 vụ lúa. Các kết quả này cho thấy chất thải rắn từ ao
nuôi cá Tra thay thế được từ 1/3 đến 2/3 lượng phân vô cơ thường sử dụng cho lúa và
khẳng định rằng chát thải rắn từ ao nuôi cá có thể được tái chế để sử dụng cho lúa để
giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và giảm chi phí phân bón.
Từ khóa: Cá Tra, Chất thải ao nuôi, ô nhiễm, dinh dưỡng.
                                                        


1

Corresponding author Cuu Long Rice Research Institute, O’Mon district, Cantho city-Vietnam. Phone No
(84) 710861452. Fax: (84) 710861457. Email:


Dẫn nhập
Chất thải từ ao nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã trở thành chất
gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (Phuong,
1998). Từ các ao này, một lượng lớn chất thải lỏng và rắn được thải ra đường nước mà
không qua xử lý. Hậu quả là làm ô nhiễm kênh hoặc sông rạch do phải chứa các chất thải
từ ao nuôi cá giàu dinh dưỡng (đặc biệt là đạm, lân và kali) là vấn đề cần quan tâm.
Nuôi cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã có từ lâu nhưng ngành công nghiệp này chỉ
trở nên quan trọng cho xuất khẩu sau năm 2000 với mức tăng trưởng hàng năm khoảng
15-20 %. Tổng sản lượng cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã gia tăng 6 lần từ mức
400.000 tấn vào năm 2004 lên đến hơn 1,5 triệu tấn vào năm 2007 với diện tích ao nuôi
vào khoảng 5.000 ha (Phương và CTV.,2008). Để sản xuất một lượng lớn cá này hàng
năm ước lượng có khoảng 450 triệu mét khối chất thải lỏng và rắn từ các ao nuôi được
thải trực tiếp vào nguồn nước (Phương, 1998). Ô nhiễm do chất thải ao nuôi cá vì có hàm
lượng cao chất hữu cơ và dưỡng chất (Pillay, 1992). Lượng chất thải sản sinh ra tùy thuộc
vào số lượng và chất lượng thức ăn (Cowey and Cho, 1991). Tuy nhiên việc kết hợp nuôi
trồng thủy sản vào hẹ thống nông nghiệp hiện hữu được cho là cải thiện được độ phì của
đất và sinh thái bền vững do quản lý tốt và cải thiện độ phì nhiêu đất do tái chế chất thải
(Bartone and Arlosoroff; 1987). Hơn thế nữa, tái chế phân ủ hữu cơ có thể giảm nhu cầu
sử dụng phân hóa học (Falahi-Ardakani et al. 1987).
Việc cung cấp các chất dinh dưỡng trong chất thải rắn cho ruộng lúa cần phải được quản
lý cẩn thận để tránh sự thay đổi rõ rệt trong đất về chất dinh dưỡng hữu dụng. Sự tích tụ
lân trong đất qua thời gian dẫn đến hiện tượng phú dưỡng các đường nước quanh khu vực
như đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới (Brookes et al. 1997). Hơn thế nữa, việc cung cấp
dư thừa đạm cho lúa do kết hợp với đạm trong chất thải rắn và phân bón có thể dẫn đến

đỗ ngã làm giảm năng suất lúa. Như vậy bất kỳ sự phối hợp sử dụng chất thải rắn từ ao
nuôi cá phải được tính toán cẩn thận về lượng dưỡng chất thừa và phải có sự điều chỉnh
thích hợp lượng phân bón và thời gian áp dụng. Lượng dinh dưỡng hữu dụng trong chất
thải rắn cũng cần phải được xác định.


Nghiên cứu này nhằm tái chế chất thải rắn từ ao nuôi cá bằng cách sử dụng chúng cho
canh tác lúa để thu hồi chất dinh dưỡng và tận dụng hàm lượng hữu cơ trong chất thải.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định giá trị thay thế phân bón của chất thải rắn để
làm thế nào điều chỉnh lượng phân bón khuyến cáo cho lúa.
Vật liệu và phương pháp
Chất thải rắn từ ao nuôi dưới dạng bùn đáy ao có 60% nước được để cho ráo nước
và rồi được ủ để làm phân ủ hữu cơ. Thành phần chất thải rắn trong mùa mưa (Cw) và
mùa khô (Cd) được trình bày trong bảng 1. Phân vô cơ dùng trong thí nghiệm là urea,
super lân và KCl.
Thí nghiệm đồng ruộng về tái chế chất thải rắn được thực hiện qua 6 vụ liên tiếp
bắt đầu từ vụ Hè Thu 2007 và kết thúc vào vụ mùa khô 2010 tại Viện lúa đồng bằng sông
Cửu Long thuộc huyện Ô Môn-TP. Cần Thơ (trên loại đất phù sa UmbriEndoOrthiThionic-Gleysols). Đặc tính đất thí nghiệm được trình bày trong bảng 2. Các
nghiệm thức bao gồm phân vô cơ (T1-đối chứng) ở liều lượng khuyến cáo 60N-17.44P49.8K/ha cho vụ mùa mưa và 80N-17.4P-49.8K/ha cho vụ mùa khô, tương ứng. Phân hữu
cơ từ bùn đáy ao được áp dụng ở mức 1, 2 or 3 tấn/ha tính theo trọng lượng khô kết hợp
với phân vô cơ ở liều lượng 1/3 (cho các nghiệm thức T2, T3, T4) hoặc 2/3 (cho các
nghiệm thức T5, T6 và T7, tương ứng) lượng phân của lô đối chứng. Thí nghiệm được bố
trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại và kích thước lô 7x7 m.
Giống lúa ngắn ngày Thai Bonet được sạ với liều lượng 100 kg/ha cho cả hai vụ mùa
mưa và mùa khô. Tất cả phân hữu cơ từ bùn đáy ao và 50% phân vô cơ P và K được bón
trước khi sạ. Lượng phân P và K còn lại được bón lúc tượng khối sơ khởi vào thời điểm
35 ngày sau khi gieo (DAS) trong khi N được chia ra làm 3 lần bón lúc (7, 20 và 35 DAS)
với liều lượng 25, 50 và 25 % lượng N tương ứng. Nước ruộng được duy trì ở mức 2 cm
trong suốt vụ.



Các thành phần năng suất được đo trong mẫu thu từ 2 khung vuông 0.5x 0.5 m.
Năng suất thực tế được ghi nhận bằng cách thu hoạch 5 m2 trong mỗi lô. Lúa được phơi
khô, cân và đo ẩm độ. Thu hoạch lúa bằng tay bằng cách cắt 2/3 cây lúa tính từ gốc chừa
lại 1/3 rơm trên ruộng như cách thức mà nông dân thường thực hiện. Lúa được tuốt ngay
trên ruộng và để lại rơm tại chổ. Trong hệ thống lúa 3 vụ, rơm thường được rải đều và
được đốt để dễ dàng cho việc xới đất cho vụ sau. Tuy nhiên , vẫn còn khoảng 1/3 lượng
rơm trên ruộng trong hệ thống lúa 2 vụ bởi vì thời vụ không quá nghiêm nhặt và việc cày
xới có thể được tiến hành ngay cả khi gốc rạ còn hiện diện trên đồng.
Các bon hữu cơ được xác định bằng cách vô cơ hóa ướt; phân tích dưỡng chất (N,
P, K, Ca, Mg, Fe, Cu, Zn, Mn) theo phương pháp chuẩn về đất (Page et al. 1982), cây
trồng (Chapman and Pratt, 1961); nước và mẫu chất thải phân tích theo phương pháp
phân tích hóa học cho nước và chất thải (MCAWW) EPA/600/4/79-020 biên soạn vào
tháng 3 năm 1983. Phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT phiên bản 5.1 bằng
phân tích độ biến thiên cân bằng 1 chiều.
Cân bằng dưỡng chất (N, P, K) được tính theo phương cách của Dobermann and Fairhurst
(2000) để ước lượng tổng đầu vào và đầu ra. Các giá trị của Dobermann and Fairhurst
(2000) được thay bằng các trị số có được từ các giá trị đặc thù hiện có. Ngân quỹ dưỡng
liệu của đạm, lân, kali ở hệ thống 2 lúa được tính theo kịch bản khi mà 2/3 lượng rơm
được lấy đi, và khi 100 % lượng rơm rạ được giữ lại xem như cách thức của các chiến
lược quản lý rơm rạ khác nhau.
Kết quả
Trong vụ mùa mưa năm 2007, năng suất lúa không khác biệt nhau ở tất cả các nghiệm
thức. Tuy nhiên, do năng suất lúa thấp biến thiên trong khoảng từ 2.04 đến 2.40 t/ha nên
dinh dưỡng trong vụ này có lẻ không phải là yếu tố hạn chế.


Năng suất lúa gia tăng lên đến 6 t/ha trong vụ mùa khô năm 2008 (Hình. 1). Nghiệm thức
T1 (100 % phân vô cơ ở mức khuyến cáo cho vụ mùa khô) đạt năng suất cao nhất. Tuy
nhiên, nó không cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức T2, T5, T6 và T7. Nghiệm

thức T3 có năng suất thấp hơn cho thấy rằng bón 1 t phân hữu cơ bùn đáy ao/ha và giảm
lượng phân bón vô cơ đi chỉ còn 1/3 là không cung cấp đủ dinh dưỡng cho năng suất tối
hảo. Tuy nhiên, khi gia tăng lượng chất thải áp dụng lên tới 2 hoặc 3 t/ha bù đắp lại cho
việc giảm bớt 1/3 lượng phân vô cơ. Hơn thế nữa, việc sử dụng 2/3 lượng phân vô cơ kết
hợp với 1 t chất thải rắn không làm giảm năng suất.
Kết quả phân tích đất, rơm và hạt về nồng độ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng
và vi lượng cho thấy không có sự khác biệt nào ở các nghiệm thức trong cả 2 vụ (chỉ trình
bày kết quả phân tích đa lượng trong bảng 4-9). Điều này cho thấy rằng việc sử dụng chất
thải rắn cho canh tác lúa không gây ra tác động tiêu cực nàu cho sinh trưởng của lúa.
Năng suất cao nhất được ghi nhận ở nghiệm thức T7 trong vụ mùa mưa 2008 (vụ thứ 3)
nhưng nó không khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác. Cũng không có
sự khác biệt nào khi phân tích nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất, rơm và hạt. Vụ
mùa khô kế tiếp (vụ thứ 4) cũng không có sự khác bệt nào về năng suất và nồng độ các
chất dinh dưỡng giữa các nghiệm thức. Tuy vật đạm tổng số và lân hữu dụng trong đất
cao ở nghiệm thức tương ứng T7 và T1. Năng suất lúa cao nhất được ghi nhận ở nghiệm
thức T6 trong vụ mùa mưa năm 2009 và nó khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức
khác. Trong khi năng suất thấp nhất tìm thấy ở nghiệm thức T2 do bón phân thấp nhất
nhưng nó không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức T4. Một lần nữa các nghiệm
thức T1, T3, T4, T5 và T7 có năng suất không khác biệt nhau qua phân tích thống kê.
Nồng độ đạm trong rơm ở nghiệm thức T6 cũng cao nhất; tuy nhiên nó không khác biệt
có ý nghĩa so với các nghiệm thức T1, T3, T5, T7. Nồng độ kali trong thân của T4 là thấp
nhất so với các nghiệm thức khác. Ngược lại, T1 có nồng độ kali cao nhất nhưng nó


không khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức T2, T6 và T7. Nồng độ kali của
các nghiệm thức T6&T7 lại gần như bằng nghiệm thức T3&T5. Trong mùa khô năm
2009-2010 (vụ thứ 6), không có sự khác biệt nào về năng suất giữa các nghiệm thức mặc
dù nghiệm thức T7 có năng suất cao nhất. Nồng độ đạm trong thân của nghiệm thức T2 là
thấp nhất. Số liệu này cho thấy rằng liều lượng bón phân thấp của nghiệm thức này không
đủ đáp ứng nhu cầu cho cây lúa tăng trưởng và phát triển.

Ngân quỹ dưỡng liệu
Cân bằng đạm qua 6 vụ lúa liên tiếp được trình bày trong bảng 11a&b bắt đầu bằng vụ
thứ 1 ở vụ mùa mưa năm 2007 và kết thúc ở vụ thứ 6 vào mùa khô 2009-2010. Số liệu
trong các bảng này chỉ ra rằng các nghiệm thức bón phân đạm cao (T1, T3, T5, T7) có
cân bằng đạm dương ngay cả khi rơm rạ được lấy đi. Khi rơm rạ được trả lại hết, nghiệm
thức T6 cũng có cân bằng đạm dương do nhu cầu dinh dưỡng thấp ở các vụ mùa mưa.
Thêm vào đó, việc cung cấp đạm cao ở cả hai dạng hữu cơ và vô cơ làm cho cân bằng
dương ở tất cả các nghiệm thức cho các vụ mùa mưa năm 2008 và 2009 ngay cả khi rơm
rạ được lấy đi. Nhìn chung, kết quả cho thấy rằng việc bón phân đạm càng cao thì cân
bằng đạm càng dương.
Năng suất lúa trong vụ mùa khô cao gấp 2 lần trong vụ mùa mưa cho thấy rằng dinh
dưỡng bị lấy đi gấp 2 lần hơn; kết quả là cân bằng đạm ở vụ này khi rơm rạ được lấy đi
hầu như bị âm ngoại trừ nghiệm thức T5 và T7 ở vụ thứ 6 bởi vì chúng được bón ở liều
lượng phân đạm và phân hữu cơ cao. Trong trường hợp rơm rạ được trả lại, cân bằng đạm
dương nổi bật ở các nghiệm thức T1, T3, T5, T7 và cả nghiệm thức T6 ở vụ thứ 6.
Cân bằng lân qua 6 vụ liên tiếp luôn dương ngay cả khi rơm rạ được lấy đi. Điều này chỉ
ra rằng phân bón và chất thải rắn dùng trong thí nghiệm này cao hơn cây trồng lấy đi. Lân


có thể tích lủy trong đất phèn này qua thời gian dài nếu sử dụng phân lân và chất thải rắn
được bón đều đặn (Bảng 12 a&b).
Khi rơm rạ được lấy đi, cân bằng kali trong vụ mùa mưa hầu như dương ngoại trừ nghiệm
thức T2&T4 ở hai vụ đầu tiên do bón lượng kali thấp. Chiều hướng này bị đảo ngược ở
vụ mùa khô do năng suất lúa cao mà kết quả là nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì nghiệm thức
T1 và T7 ở vụ thứ 4 được bón liều lượng kali cao ở cả 2 dạng hữu cơ và vô cơ nên chúng
vẫn cân bằng kali dương.
Khi rơm rạ được trả lại cho đồng ruộng, cân bằng kali của tất cả các nghiệm thức đều
dương. Điều này khẳng định rằng việc sử dụng hợp lý rơm rạ bằng cách hoặc để lại tại
chổ hoặc ủ phân hữu cơ hoặc phối trộn với bùn đáy ao cá có thể giúp cho nông dân tiết
kiệm tiền mua phân kali.

Sự thay đổi đặc tính đất
Sự thay đổi ấn tượng các đặc tính hóa học là hàm lượng chất hữu cơ ở nghiệm thức T7 đã
gia tăng sau vụ thứ 2 (Bảng 14). Từ đó trở đi lượng carbon ở nghiệm thức này không tăng
hơn nữa. Lượng đạm và kali tổng về cơ bản cũng gia tăng theo thời gian bằng việc sử
dụng phân bón và chất thải ao cá sau 6 vụ liên tiếp. Hàm lượng kẽm trong đất gia tăng rõ
do hàm lượng kẽm cao trong chất thải ao cá được bón vào đồng ruộng.
Thảo luận
Sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là độc canh lúa từ 2 đến 3 vụ
trong năm. Vụ lúa mùa mưa có năng suất thấp hơn vụ mùa khô (Hoa 2006). Các nghiên
cứu gần đây cho thấy lượng carbon hữu cơ tích tụ trong đất ruộng trong điều kiện ngập
nước liên tục, nhưng sự phân hủy yếm khí các vật chất hữu cơ cũng sẽ ngăn cản sự
khoáng hóa (Olk et al. 2000). Nguyễn bảo Vệ và CTV. (1993) cho thấy rằng canh tác lúa


3 vụ có thể làm cho đạm tổng số trong đất tăng cao hơn lúa 2 vụ nhưng đạm khoáng hóa
là rất thấp. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy đạm tổng số gia tăng.
Cân bằng đạm là âm chủ yếu xảy ra trong vụ mùa khô ở các nghiệm thức T2 và T4 do
được cung cấp đạm thấp, điều này chỉ ra rằng các công thức phối hợp này không đủ duy
trì sản xuất lúa bền vững ngay cả khi rơm rạ được trả lại hoàn toàn cho đồng ruộng. Cân
bằng đạm trong các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có thể giảm liều lượng phân đạm
trong vụ mùa mưa hơn nữa do tiềm năng năng suất lúa thấp để giảm nhẹ rủi ro ô nhiễm.
Bên cạnh đó các yếu tố giới hạn phải được xác định nhằm gia tăng năng suất lúa trong vụ
mùa mưa để sử dụng phân bón cho có hiệu quả. Kết quả điều tra do Phạm sĩ Tân và
CTV. (2000) cho thấy rằng hầu hết nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long áp dụng
liều lượng phân bón không đúng cho vụ lúa mùa mư. Nông dân thường áp dụng ,ức phân
đạm khoảng 123 kgN/ha cho vụ lúa mùa mưa nhưng lượng đạm chỉ có 113 kg N/ha cho
vụ lúa mùa khô mặc dù năng suất lúa mùa mưa thấp hơn. Lý do cho sự lựa chọn này là
cây lúa vào mùa mưa thường cằn hơn và nông dân thường chỉ biết bón phân đạm là biện
pháp giúp cho lúa được khỏe mạnh. Như vậy nguy cơ cho cân bằng đạm dương càng cao
hơn các số liệu được tính toán ở đây so với liều lượng phân đạm được nông dân bón quá

cao trong vụ mùa mưa.
Các nghiên cứu về tác động dài hạn của hệ thống canh tác trên cân bằng đạm còn rất hạn
chế và thường cho kết quả trái ngược nhau. Campbell và Zentner (1993) tìm thấy cân
bằng đạm âm sau 24 năm luân canh nhưng Drinkwater và CTV., (1998) phát hiện rằng
cân bằng đạm dương trên hệ thống canh tác nền cây họ đậu. Anh (2001) kết luận rằng cân
bằng đạm âm treen hầu hết đất ở Việt Nam nhưng ông không cho biết rõ chi tiết để minh
chứng cho kết luận này. Các nghiên cứu này có lẻ chỉ đúng trong trường hợp bón liều
lượng phân thấp nhưng do năng suất cây trồng cao và tất cả xác bả thực vật được lấy đi
hết. Số liệu trong bảng 11a&b cũng cố cho giải thích này. Pampolino (2007a) báo cáo


rằng tổng đạm trong đất thay đổi rất ít hoặc không đổi gì hết sau 13 năm canh tác lúa mà
không bón phân. Ông ta chỉ ra rằng đạm bị mất còn cao hơn đạm được cố định khi phân
đạm được áp dụng ở liều cao. Một thí nghiệm tại Viện lúa ĐBSCL về sự bốc hơi
ammonia trên công thức phân bón 100 kg N/ha được tiến hành vào năm 2009 trên ruộng
lúa. Kết quả cho thấy sự bốc hơi NH3 chỉ có 1 kg N/ha trong mùa mưa và 11 kg N/ha
tong mùa khô (Trần văn Giàu, 2010). Các số liệu này được dùng để điều chỉnh cân bằng
đạm trong nghiên cứu này nhưng sự thay đổi về cân bằng đạm không quá lớn.
Dựa trên các số liệu về cân bằng đạm qua 6 vụ lúa trên các nghiệm thức phân bón khác
nhau trong thí nghiệm này, điều có thể kết luận rằng nghiệm thức T1 (công thức phân vô
cơ khuyến cáo) dùng trong thí nghiệm này là hợp lý để duy trì cân bằng đạm khi rơm rạ
được lấy đi hết. Công thức phân phối hợp như ở nghiệm thức T3 và T6 có thể được
khuyến cáo cho nông dân nếu họ có thể tự sản xuất phân hữu cơ để sử dụng nhằm tiết
kiệm tiền mua phân bón. Việc giảm liều lượng phân vô cơ hơn nữa là có thể được một khi
tất cả rơm rạ được giữ lại và trong trường hợp này nghiệm thức T2 và T4 nên được
khuyến cáo.
Cân bằng lân được trình bày trong bảng 12a&b cho thấy chỉ có các nghiệm thức T2, T4
và T6 (bón liều lượng phân vô cơ thấp) trong vụ lúa mùa khô đầu tiên (vụ thứ 2nd) có cân
bằng P âm. 5 vụ lúa khác có cân bằng lân dương. Các kết quả này cũng tương tự như kết
quả của Trần văn Giàu (2010) nghiên cứu cân bằng lân trên hệ thống lúa-lúa trên đất

vùng ĐBSCL. Dat (2009) cũng nhận thấy cân bằng P dương trên hệ thống lúa-bắp-lúa.
Qua 2 vụ lúa vào mùa mưa, vụ thứ 5 so với vụ thứ 3, lân hữu dụng trên các nghiệm thức
đều gia tăng có ý nghĩa thống kê. Nghiệm thức T2, T6 và T7 sau vụ thứ 5 đều gia tăng có
ý nghĩa so với sau vụ thứ 3 (Bảng 15). Các kết quả này minh chứng là đất được bón với
chất thải ao cá có thể giúp gia tăng lân hữu dụng trên loại đất phèn này. Do hàm lượng lân
hữu dụng còn ở mức thấp nên cần có thời gian để lượng lân đạt mức cao đủ để không cần


bón lân hoặc để tránh nguy cơ tác động của lân thải ra môi trường bên ngoài gây phú
dưỡng do việc sử dụng liên tục chất thải ao cá. Tuy nhiên do cẩn trọng và để giảm thiểu
chi phí cho sản xuất lúa dường như đã mở ra viễn ảnh để giảm thiểu phân lân về cơ bản
một khi chất thải ao cá được sử dụng.
Cân bằng kali dương khi rơm rạ được trả lại hết cho đồng ruộng và ở các nghiệm thức có
bón phân kali cao, ngay cả khi rơm rạ được lấy đi (Bảng 13 a&b). Các kết quả này cũng
tương tự như kết quả của Nguyễn Mỹ Hoa (2006) nghiên cứu về cân bằng kali trên đất
của Viện lúa ĐBSCL. Doberman và CTV. (1998) nói rằng đa số ruộng lúa thâm canh ở Á
châu có cân bằng kali âm. Cân bằng kali tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nước, sự hấp phụ
K của đất, quản lý rơm rạ và năng suất lúa. Một nghiên cứu khác trên hệ thống canh tác 2
lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng cho thấy cân bằng kali dương về kali trao đổi,
không trao đổi và kali tổng số trong đất (Trần văn Giàu, 2010). Qua kết quả tất cả các
nghiên cứu cho thấy rằng nông dân ở vùng ĐBSCL nên sử dụng rơm rạ và chất thải ao cá
nhiều hơn nữa để trả lại kali cho đồng ruộng để phục vụ cho sản xuất lúa bền vững và để
giảm chi phí cho sản xuất.
Số liệu trong nghiên cứu này cho thấy rằng carbon hữu cơ cũng như đạm tổng số đã tích
lũy thêm qua 6 vụ canh tác liên tiếp bón phân hữu cơ từ bùn đáy ao (Bảng 14). Điều này
có lợi cho đất có hàm lượng carbon thấp đặc biệt trong vùng có hệ thống đê bao khép kín
của tỉnh An Giang canh tác lúa 3 vụ hiện lượng phân bón /vụ rất cao khoảng 600-700
kg/ha.
Bùn đáy ao cá có thể được sử dụng theo một số phương cách như ủ phân compost, phối
trộn với rơm rạ để làm phân hữu cơ hoặc áp dụng trực tiếp lên đồng ruộng (Bảng 1&2).

Cây lục bình cũng là một nguồn vật liệu tốt để phối trộn với bùn đáy ao để làm phân hữu
cơ nhưng loại phân này còn có hàm lượng P tổng và dễ tiêu cao hơn so với rơm rạ (Birch,


2008). Phân hữu cơ phối trộn từ bùn đáy ao với rơm rạ đã minh chứng trong thí nghiệm
có thể thay thế 1/3 đến 2/3 lượng phân vô cơ. Phân trùn sản xuất từ bùn đáy ao và rơm rạ
theo tỉ lệ 1:1 cho thấy ưu thế hơn phân vô cơ trong sản xuất rau màu. Áp dụng 10 tấn
phân trùn kết hợp với 50% liều lượng phân vô cơ của nông dân trên ha (150N-100 P2O530K2O) cho năng suất cải xà lách (Lactuca sativa )  cao hơn nghiệm thức áp dụng đơn
thuần 100 % phân vô cơ (Nguyễn Thúy Tiên, 2010). Tuy nhiên, năng suất của rau muống
(Ipomoea  aquatica) giữa 2 nghiệm thức này không khác biệt nhau qua kết quả phân
tích thống kê.
Việc áp dụng chất thải rắn ao cá có thể gây ra “bít kín” khe rổng trên đất mặt do các vật
chất hữu cơ và vô cơ được dùng. Sự đóng váng làm cản trở sự di chuyển của không khí
và chất lỏng đi vào trong đất (Fuller and Warrick 1985; Loehr et al. 1979). Trên lúa, việc
tran bằng mặt ruộng tránh được chất thải tích tụ ở chổ trũng, nơi mà dư thừa N làm cho
lúa có khuynh hướng bị đỗ ngã. Như vậy ưu điểm của việc sử dụng chất thải rắn để thay
thế phân vô cơ cần được cân nhắc tránh tác động bất lợi về phân bố dinh dưỡng không
đều và việc đóng váng bề mặt. Tuy nhiên, hệ thống ruộng lúa không phải là hệ thống xử
lý có thấm lậu, như vậy việc đóng váng bề mặt có lẻ không cần quan tâm nhiều trừ khi
trước khi gieo thẳng trên nương mạ.
Giả định thu hoạch được 300 t cá /ha/năm từ ao nuôi, và hệ số biến đổi thức ăn cho 1 tấn
cá thịt là 1.6 t thức ăn, 1 ha ao nuôi cá sản sinh ra 180 t chất thải hữu cơ. Dựa trên liều
lượng áp dụng là 3 t/ha, khoảng 60 ha ruộng lúa cần cho 1 ha ao cá. Đây là tỉ lệ tối thiểu
của diện tích ao nuôi và ruộng lúa. Khuyến cáo nhiều hơn 60 ha ruộng cho 1ha ao nuôi cá
để giảm thiểu rủi ro tích lủy dưỡng chất như đã thảo luận ở trên và một số ruộng không có
sẳn ở thời điểm xả thải chất thải rắn. Do có khoảng 5,000 ha ao cá ở đồng bằng sông Cửu
Long, > 300,000 ha ruộng lúa cạnh ao nuôi cá có lẻ cần thiết để xử lý chất thải.


Kết luận

Việc sử dụng chất thải rắn ở mức 1-2 t/ha có thể tiết kiệm 1/3 hoặc hơn nữa lượng phân
đạm, lân và kali hiện đang dùng cho hoa màu dưới dạng phân vô cơ trong khi dùng ở
mức 3 t/ha có tới 2/3 lượng phân theo khuyến cáo có thể được thay thế. Thật ra do nông
dân thường sử dụng phân đạm quá mức trong mùa mưa, cho nên việc tiết kiệm nhiều hơn
phân bón nữa là có thể được.
Tái chế chất thải từ ao cá có tiềm năng làm giảm ô nhiễm nước bằng cách giảm được
lượng xả thải trực tiếp vào nguồn nước.
Không có ngộ độc cho cây lúa nào được thấy do áp dụng chất thải ao nuôi cá vào đồng
ruộng.
Tiếp tục giám sát ruộng lúa dùng để xử lý chất thải ao nuôi cá là cần thiết để xác định tác
động dài hạn trên cân bằng dinh dưỡng, đặc tính đất đai và chất lượng môi trường nước.
Cảm tạ
Nghiên cứu này có kinh phí do dự án CARD mã số VIE/023/06. Sự giúp đở của nhân
viên Bộ môn Khoa Học Đất và các sinh viên Đại học An Giang để thực hiện nghiên cứu
này được tri ân nhiều. Cũng cám ơn Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn của Việt Nam cung cấp dụng cụ và các dịch vụ hổ trợ
hoàn tất nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
Bartone, C.R., Arlosoroff, S., 1987. Irrigation reuse of pond effluents in developing
countries. Wat. Sci. Tech. 19, 289-297.
Brookes, P.C., Heckrath, G., De Smet, J., Hofman, G., Vanderdeelen, J. 1997. Losses of


phosphorus in drainage water, in: Tunney, H. Carton, O.T. Brookes P.C. and Johnston
A.E. (Eds), Phosphorus Loss from Soil to Water. CAB International Press: Oxon, U.K.,
pp 253-271.
Chapman, H.D., Pratt, P. F., 1961. Methods of analysis for soil, plant and water. Division
of Agricultural Sciences, University of California, Riverside.
Cho, C.Y., Hynes, J.D., Wood, K.R., Yoshida, H.K., 1991. Quantification of fish culture
wastes by biological and chemical (limnological) methods, in: Cowey C.B. and Cho C.Y.

(Eds), Nutritional Strategies and Aquaculture Waste. University of Guelph, Canada.
Cong, P.T., Sat, C.D, Castillo, E.G., Singh, U., 1995. Effect of phosphorus and growing
season on rice growth and nutrient accumulation on acid sulfate soils, in: Vietnam and
IRRI: A Partnership in Rice Research. International Rice Research Institute, Manila 1099,
Philippines. pp. 123-135.
Cripps,  S.J.  1995.  Serial  particle  size  fractionation  and  characterisation  of  an 
aquacultural effluent. Aquaculture 133, 323‐339. 
Falahi-Ardakani, A., Bouwkamp, J.C., Gouin, F.R., Chaney, R.L., 1987. Growth response
and mineral uptake of vegetable transplants grown in a composted sewage sludge
amended medium. J. Environment Horticulture 5, 559-602.
Giau, T, V.2010. Effects  of  crop  rotation  and  water  saving  technique  on  chemical 
changes and NPK balance in acid sulfate paddy soils. Ph.D thesis‐Cantho University.
Guong, V.T, Lap, T.T, Hoa, N.M., Castillo, E.G., Padilla, J.L., Singh, U., 1995. Nitrogen
use efficiency in direct seeded rice in the Mekong River Delta: varietal and phosphorus
response, in: Vietnam and IRRI: A Partnership in Rice Research. International Rice
Research Institute, Manila, Philippines. pp. 150-159.


Hung, N.N, Singh, U., Xuan, V.T, Buresh, R.J., Padilla, J.L., Lap, T.T., Nga, T.T., 1995.
Improving nitrogen use efficiency of direct seeded rice on alluvial soils of the Mekong
River Delta, in: Vietnam and IRRI: A Partnership in Rice Research. International Rice
Research Institute, Manila, Philippines. pp. 138-149.

Hoa, N.M. 2006. Additional sources of K for soils in the Cuu Long delta under
intensive cropping. Viet. J. Soil. Sc. No. 24, pp 62-65.
Olk, D.C., Brunetti, G., Senesi, N., 2000. Decrease in humification of organic matter with
intensified lowland rice cropping: A wet chemical and spectroscopic investigation. Soil
Sci. Soc. Am. J. 64,1337–1347.
Page, A.L., Miller, R.H., Keeney, D.R., (eds) 1982. Methods of Soil Analysis. Number 9
(part 2). Soil Sci. Soc. Amer. Madison, Wisconsin USA.

Phuong, N.T. 1998. Cage culture of Pangasius catfish in Mekong delta, Vietnam: current
situation analysis and studies for feed improvement. Unpublished Ph.D thesis, National
Institute Polytechnique of Toulouse, France.
Phuong, N.T., Oanh, N.T.H., Tuan, N.A., 2008. Striped Catfish (Pangasianodon
hypophthalmus) Aquaculture in Vietnam: An Unprecedented Development within a
Decade. Catfish Aquaculture in Asia: Present Status and Challenges for Sustainable
Development. Handbook and Abstracts from Conference at CanTho University, CanTho
City, Vietnam. p. 25.
Pillay, T.V.R. 1992. Aquaculture and Environment. Blackwell Scientific Publ.,
Cambridge,
Tien, N.T. 2010. Study on vermicompost prepared from fishpond sludge and agricultural
wastes for production of vegetables. MSc. thesis-Cantho University.



Bảng 1: Nồng độ dinh dưỡng tính theo trọng lượng khô của phân compost từ chất thải rắn
ao nuôi cho mùa mưa (Cw) và mùa khô (Cd).
Mẫu

N%

P%

K%

Mg %

Fe %

Mn

(%)

Ca
(mg/kg)

Cu
Zn
(mg/kg) (mg/kg)

Cw

0.280

0.067

0.75

0.371

5.557

0.122

42.0

61.7

120

Cd


0.551

0.108

1.99

0.532

4.121

0.097

42.7

128

255

Bảng 2: Nồng độ dinh dưỡng tính theo trọng lượng khô của phân hữu cơ từ chất thải rắn
ao nuôi và rơm rạ theo tỉ lệ 1:1
Mẫu

N% P%

K%

Ca %

Mg %


Fe (%)

Mn (%)

Cu
(mg/kg)

2008

2.04
2

0.82

0.743

2.200

0.901

0.453

0.291

62

309

2009


1.96
7

0.812

0.735

2.730

0.901

0.393

0.296

61

306

2010

2.29
7

1.066

0.848

2.928


0.941

0.423

0.306

73

346

Bảng 3: Đặc tính đất thí nghiệm ở Viện lúa tại Cần Thơ
Phân loại đất
(FAO/UNESCO)
Eutric Gleysol

pH
(1:5 H20)
4.8-5.2

Org. C %
2.29

Total (%)
N

P

K


0.268

0.021

0.915

Bảng 4: Nồng độ N (%) trong hạt. Giá trị trung bình cho 4 lần lập lại.
Nghiệm
Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3
Vụ 4
Vụ 5
Vụ 6
thức#
T1
1.898
1.305
1.268
1.358
1.311
1.522
T2
1.859
1.323
1.258
1.309
1.307
1.246
T3

1.689
1.302
1.365
1.241
1.293
1.366
T4
1.828
1.331
1.290
1.292
1.251
1.485
T5
1.523
1.292
1.346
1.278
1.325
1.418
T6
1.802
1.418
1.220
1.332
1.283
1.536
T7
1.684
1.294

1.223
1.309
1.353
1.664
CV%
6.6
4.4
6.7
4.0
7.4
11.3
LSD5%
0.201
0.103
0.150
0.095
0.116
0.29
# T1 (đối chứng) –Phân vô cơ ở liều lượng khuyến cáo 60N-17.44P-49.8K/ha cho mùa
mưa và mùa khô 80N-17.4P-49.8K/ha tương ứng. Bùn đáy ao dạng compost được bón ở

Zn
(mg/kg)


mức 1, 2 hoặc 3 tấn/ha tính theo trọng lượng khô kết hợp với phân vô cơ với liều lượng
1/3 (cho các nghiệm thức T2, T4, T6) hoặc 2/3 (cho các nghiệm thức T3, T5 và T7, tương
ứng) liều lượng của đối chứng.

Bảng 5: Nồng độ N (%) trong rơm. Giá trị trung bình của 4 lần lập lại.

Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
0.705
T2
0.655
T3
0.644
T4
0.681
T5
0.632
T6
0.695
T7
0.621
CV%
12.0
LSD5%
0.092
# xem Bảng 4

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5


Vụ 6

0.644
0.658
0.616
0.695
0.662
0.662
0.670
11.3
0.132

0.840
0.826
0.859
0.784
0.756
0.877
0.812
11.2
0.163

0.859
0.733
0.770
0.784
0.812
0.821
0.742

12.9
0.184

0.688
0.636
0.581
0.662
0.590
0.611
0.676
4.4
0.050

0.648
0.614
0.684
0.568
0.572
0.614
0.622
17.6
0.262

Bảng 6: Nồng độ P trong hạt (%). Giá trị trung bình cho 4 lần lập lại.
Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
0.226
T2

0.218
T3
0.225
T4
0.231
T5
0.225
T6
0.218
T7
0.246
CV%
4.4
LSD5%
0.017
# xem Bảng 4

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

0.246
0.256
0.277

0.259
0.257
0.256
0.251
7.5
0.034

0.248
0.253
0.298
0.305
0.224
0.226
0.319
2.3
0.167

0.238
0.242
0.258
0.294
0.204
0.236
0.242
1.1
0.063

0.257
0.263
0.285

0.277
0.236
0.242
0.253
5.8
0.045

0.248
0.236
0.242
0.264
0.252
0.266
0.258
16.5
0.083

Bảng 7: Nồng độ P trong rơm (%). Giá trị trung bình cho 4 lần lập lại
Nghiệm
thức #
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7

Vụ 1


Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

0.079
0.082
0.082
0.083
0.082
0.085
0.081

0.116
0.106
0.105
0.109
0.112
0.106
0.112

0.179
0.157
0.157
0.163

0.143
0.219
0.159

0.087
0.078
0.079
0.076
0.077
0.082
0.079

0.095
0.102
0.103
0.098
0.103
0.099
0.097

0.126
0.104
0.114
0.142
0.146
0.128
0.152


CV%

8.2
LSD 5%
0.007
# xem Bảng 4

5.4
0.010

17.5
0.053

6.9
0.010

5.1
0.032

13.3
0.029

Bảng 8: Nồng độ K trong hạt (%). Giá trị trung bình cho 4 lần lập lại.
Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
0.235
T2
0.300
T3
0.281

T4
0.207
T5
0.267
T6
0.215
T7
0.229
CV%
12.7
LSD 5%
0.110
# xem Bảng 4

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

0.268
0.268
0.290
0.292
0.277
0.284

0.274
6.7
0.033

0.227
0.255
0.361
0.271
0.299
0.230
0.252
19.0
0.092

0.242
0.251
0.232
0.284
0.232
0.343
0.214
11.3
0.078

0.167
0.152
0.140
0.131
0.169
0.163

0.160
13.0
0.025

0.261
0.221
0.205
0.231
0.213
0.205
0.218
19.9
0.078

Bảng 9: Nồng độ K trong rơm (%). Giá trị trung bình cho 4 lần lập lại..
Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
1.575
T2
1.160
T3
1.231
T4
1.632
T5
1.769
T6
1.356

T7
1.445
CV %
13.8
LSD 5%
0.412
# xem Bảng 4

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

1.613
1.710
1.457
1.616
1.867
1.637
1.529
17.4
0.506

1.623
1.655

1.643
1.543
1.635
1.669
2.079
21.0
0.410

1.225
1.348
1.458
1.386
1.488
1.263
1.287
15.0
0.404

1.673
1.587
1.440
1.307
1.433
1.493
1.470
8.5
0.205

1.980
1.881

1.903
1.978
1.454
1.970
1.826
19.6
0.648

Bảng 10: Ngân quỹ dinh dưỡng cho lúa được bón ở liều lượng 2/3 mức khuyến cáo phân
NPK và 3 t chất thải rắn ao cá/ha (T7) cho vụ 1 (mùa mưa).
Đầu vào

N

P

K

11.7

33.2

IN1

Phân bón

40

IN2


Mưa

2

IN3

Nước tưới

15

Ghi chú
Mùa mưa ở Viện lúa liều lượng 1/3
mức khuyến cáo
Mùa khô chỉ sử dụng nước tưới

8.5

20

5 times


IN4

Chất thải
rắn

24

IN5


Cố định
đạm tự do

23

2.01

22.5

Assume all nutrients are soluble
Dobermann and Fairhurst (2000)

104

22.2

75.7

OUT1 Hạt

54.9

8

7.5

Năng suất=3.29 t/ha

OUT2 Thân


13.5

1.8

31.4

Chỉ số thu hoạch HI 0.5 từ
Dobermann and Fairhurst (2000)

OUT3 Thấm lậu

17

1

10

Dobermann and Fairhurst (2000)

OUT4 Bay hơi mất

1

0

0

Bay hơi mất dạng NH3 và khử nitrate


86.4

10.8

48.9

17.6

11.5

26.9

Lấy đi rơm rạ (chỉ 2/3)

31.1

13.2

58.2

Giữ lại rơm rạ 100%

Đầu ra

Cân bằng thuần

 
 
Bảng 11a: Cân bằng N cho mỗi vụ với liều lượng phân bón áp dụng đầy đủ, 1/3 và 2/3
(Rơm rạ lấy đi).

Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
5.87
T2
-24.0
T3
4.80
T4
-18.2
T5
14.4
T6
-6.85
T7
17.7
# xem Bảng 4

Vụ 2
-26.1
-66.2
-12.6
-50.5
-27.3
-60.5
-15.7

Vụ 3
28.4

13.9
25.9
23.7
45.6
49.7
64.5

Vụ 4
-33.8
-61.0
-35.1
-43.9
-15.0
-38.3
-0.01

Vụ 5
41.9
32.9
48.0
50.1
67.4
54.2
86.8

Vụ 6
-24.7
-42.7
-15.1
-21.6

3.02
-4.8
13.4

Bảng 11b: Cân bằng N cho mỗi vụ với liều lượng phân bón áp dụng đầy đủ, 1/3 và 2/3
(Rơm rạ giữ lại)
Nghiệm
thức #
T1
T2
T3

Vụ 1
20.98
-9.93
18.01

Vụ 2
3.60
-37.59
8.50

Vụ 3
44.85
28.64
42.63

Vụ 4
4.10
-27.79

0.88

Vụ 5
52.30
40.16
55.97

Vụ 6
1.51
-17.04
11.83


T4
-3.06
T5
28.18
T6
8.05
T7
31.14
# xem Bảng 4

-22.63
0.90
-30.81
11.79

40.79
61.18

67.07
82.53

-7.77
21.65
2.56
35.26

58.65
75.53
66.03
95.94

-4.73
30.15
22.60
43.84

Bảng 12a: Cân bằng P cho mỗi vụ với liều lượng phân bón áp dụng đầy đủ, 1/3 và 2/3
(Rơm rạ lấy đi)
Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
16.14
T2
5.25
T3
11.30
T4

5.14
T5
11.43
T6
6.54
T7
11.47
# xem Bảng 4

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

7.80
-2.16
7.19
-0.41
4.51
-1.51
6.32

14.34
6.79
15.69

16.28
25.75
26.93
29.68

29.34
6.70
10.78
11.05
23.44
21.38
27.92

17.84
15.93
20.18
23.15
29.35
29.03
37.42

10.83
7.52
7.89
14.67
20.38
23.40
25.72

Bảng 12b: Cân bằng P cho mỗi vụ với liều lượng phân bón áp dụng đầy đủ, 1/3 và 2/3

(Rơm rạ giữ lại)
Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
17.83
T2
7.01
T3
12.98
T4
6.99
T5
13.21
T6
8.37
T7
13.23
# xem Bảng 4

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6


13.15
2.45
10.78
4.34
9.28
3.24
10.91

17.83
2.81
18.75
19.82
28.70
31.26
33.21

33.17
10.23
14.47
14.55
26.92
25.46
31.68

19.27
17.09
21.60
24.41
30.77
30.94

38.73

15.13
11.87
12.37
19.25
25.46
27.27
32.27

Bảng 13a: Cân bằng K cho mỗi vụ với liều lượng phân bón áp dụng đầy đủ, 1/3 và 2/3
(Rơm rạ lấy đi)
Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
18.49
T2
-0.50
T3
16.79
T4
-1.65
T5
10.89
T6
13.11
T7
26.85
# xem Bảng 4


Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

-21.25
-45.70
2.04
-28.19
-26.88
-31.5
-1.80

21.45
6.85
8.20
-0.87
15.11
9.13
11.00

7.47
-32.01
-21.63

-29.97
-12.76
-27.45
1.12

30.73
13.44
28.14
22.11
34.93
15.34
42.53

-24.28
-46.43
-24.36
-38.16
-1.51
-12.59
-15.17


Table 13b: Cân bằng K cho mỗi vụ với liều lượng phân bón áp dụng đầy đủ, 1/3 và 2/3
(Rơm rạ giữ lại)
Nghiệm
Vụ 1
thức #
T1
52.24
T2

24.43
T3
42.05
T4
34.68
T5
49.47
T6
42.19
T7
58.24
# xem Bảng 4

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

53.24
28.63
47.81
36.16
52.53
41.98
60.86


53.15
29.62
40.13
32.67
48.85
42.13
57.16

61.53
29.01
46.41
33.88
54.39
35.36
62.29

56.01
31.46
47.79
38.97
51.62
44.22
62.32

55.94
32.19
50.55
39.84
57.20

48.78
63.47


Yield (T/ha)

4
3.5
a

3
b

2.5

b

2

bc

b

b

c

WS 07
WS 08
WS 09


1.5
1
0.5
0
T1

T2

T3

T4
Treatment

T5

T6

T7

T1: 60N-17.44P-49.8K kg/ha (WS); 80N-17.44P-49.8K/ha (DS);
T2: 1 T phân compost bùn đáy ao/ha + 1/3 T1

T5: 2 T phân compost bùn đáy ao/ha + 2/3 T1

T3: 1 T phân compost bùn đáy ao/ha + 2/3 T1

T6: 3 Tphân compost bùn đáy ao/ha/ha + 1/3 T1

T4: 2 T phân compost bùn đáy ao/ha + 1/3 T1 T7: 3 T phân compost bùn đáy ao/ha + 2/3 T1


Hình 1. Năng suất lúa trong mùa mưa bón phân vô cơ và chất thải ao cá.

 


Yield (T/ha)
8
a
7

a

a

a
ab

6

ab

b

5

DS 08
DS 09

4


DS 10

3
2
1
0
T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

Treatment

Hình 2. Năng suất lúa trong mùa khô bón phân vô cơ và chất thải ao cá.
 
 


Bảng 14: Đặc tính đất của nghiệm thức T7 trước khi thí nghiệm và sau khi thu hoạch vụ
thứ 6 .

 

pH 

EC 
(mS/
cm) 

Trước khi
gieo mùa
mưa 07

4.57  1.23 

Sau thu
hoạch
WS07

P% 

K% 

Ca 
(mg/
kg) 

Mg% 

Fe% 


Mn% 

Zn 
(mg/
kg) 

Cu 
(mg/
kg) 

2.14  0.27 

0.02 

1.12 

12 

0.09 

2.98 

0.03 

92 

35 

4.98  0.82 


2.11  0.26 

0.02 

1.22 

13 

0.08 

2.63 

0.03 

95 

35 

Sau thu
hoạch
DS08

5.22  0.95 

2.05  0.26 

0.02 

1.44 


14 

0.08 

2.11 

0.01 

76 

27 

Sau thu
hoạch
WS08

5.21  0.97 

2.12  0.23 

0.02 

0.98 

13 

0.10 

2.65 


0.02 

112 

32 

Sau thu
hoạch
DS09

5.12  0.98 

2.03  0.28 

0.03 

1.56 

17 

0.07 

2.31 

0.03 

124 

26 


Sau thu
hoạch
DS10

5.14  1.09 

2.54  0.29 

0.02 

1.54 

11 

0.08 

2.32 

0.03 

152 

26 

CV% 

2.3 

8.8 


18.0 

21.2 

15.2 

10.0 

12.1 

10.0 

11.9 

10.5 

LSD5% 

0.19  0.15 

0.01 

0.48 

4.6 

0.02 

0.60 


0.01 

21 

5.14 

11.3 

C% 

N% 

7.2 

0.33  0.02 

 
Bảng 15: Lân hữu dụng P (mg/kg) ở các nghiệm thức khác nhau. Giá trị
trung bình cho 4 lần lập lại.
Nghiệm
thức#
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
Mean
# xem Bảng 4


 

Vụ 3

Vụ 5

P(T<=t)

2.11
1.24
2.29
2.29
2.25
2.27
2.39

2.70
2.69
2.78
2.44
2.97
3.46
3.14
2.88

Non sig.

2.26


0.047

Non sig.
Non sig.
Non sig.
0.038
0.010
0.009



×