Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích nhưng quan điểm cở bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.8 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc,
vừa là danh dân nhân văn hóa thế giới; đồng thời cũng là người thầy vĩ đại của cách
mạng Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng cho Đảng và
nhân dân ta cùng lớp lớp thế hệ người Việt Nam phấn đấu suốt đời học tập và noi
theo. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối
với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đấy là tư tưởng xuyên
suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng
lợi vẻ vang của dân tộc. Cũng xuất phát từ tư tưởng đó mà cuối năm 1920, sau khi
quyết định đi theo chủ nghĩa Mác- Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã xác định được con
đường cứu nước đúng đắn. Và bằng những hoạt động thực tiễn, Người đã rút ra
những vấn đề cơ bản về đại đoàn kết dân tộc . Vì vậy, để làm rõ hơn về vấn đề này,
em xin trình bày đề tài: “Phân tích nhưng quan điểm cở bản của Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc”.

NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên cơ sở tư
tưởng – lý luận và thực tiễn rất phong phú. Đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ
nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu
nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là
đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình
và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
- Đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân
tộc, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sử
1


đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền
vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam.


Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết đã trở thành
một tình cảm tự nhiên, thành một triết lý nhân sinh, thành phép ứng xử và tư duy
chính trị. Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống. Và truyền
thống ấy được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được anh hùng dân tộc ở
các thời kỳ lịch sử khác nhau đúc kết nâng nên thành phép đánh giặc, giữu nước.
Truyền thống ấy, được tiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các
nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phản
động tay sai.
Hồ Chí Minh đã sớm hấp thu được truyền thống yêu nước – nhân nghĩa –
đoàn kết của dân tộc. Hơn nữa, Người còn phát huy truyền thống đó trong giai đoạn
đó mới của dân tộc.
- Về mặt thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình
thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam
và phong trào cách mạng ở nhiều nươc trên thế giới, nhất là phong trào cách mạng
dan tộc ở các nước thuộc địa. Những thành công hay thất bại của các phong trào ấy
đều được Người nghiên cứu để rút ra những bài học cần thiết cho việc hình thành
tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc.
Đó là sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam chống thực dân pháp
xâm lược đầu thế kỷ XX. Thực tiễn đó đã chứng tỏ rằng vào thời đại mới, chỉ có
tinh thần yêu nước thì không thể đánh bại các đế quốc thực dân xâm lược. Vận
mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lưỡng lãnh đạo cách mạng mới, đề ra
được một đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch
sử và những yêu cầu của thời đại mới, đủ sức quy tụ được cả dân tộc vào cuộc đấu
tranh chống đế quốc và thực dân, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền
vững thì giành được thắng lợi.
2


- Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê

nin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử,
giai cấp vô sản lãnh đão cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là
cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với
đoàn kết quốc tế,…
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin là vì chủ nghĩa Mác – Lê nin đã
chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng, đã chỉ ra sự cần thiết và
con dường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và
trên toàn thế giới để giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đề quốc thực dân.
Hồ Chí Minh đã sớm nắm được linh hồn của chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhờ đó,
Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cũng như
những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của
các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, những
bài học rút ra từ các cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thành và hoàn chỉnh tư
tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
II. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của
cách mạng.
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân
ta. Người cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động
phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản.
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều
chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối
tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề
sống còn của cách mạng.
3


- Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản,
nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

- Đoàn kết quyết định thành công cách mạng. Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh,
là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng
đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất.
Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết
định quy mô,mức độ của thành công.
- Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.
2. Đoàn kết dân tộc – một nhiệm vụ hàng đầu để tập hợp lực lượng của
cách mạng
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối chủ
trương, chính sách của cả Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng
Việt Nam như lời Người nói năm 1951: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam
có thể gồm tám chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”.*
Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách
quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ
chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do
cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo
quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể
của đại đoàn kết dân tộc. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp
được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Người
đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn
kết toàn dân, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo…trong cộng đồng
dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
4


Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nướcnhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con
người. Xác định khối đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức. Tin vào dân,
dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân. Người cho rằng: liên minh công nônglao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố

vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ
thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
4. Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở
những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành
một khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta.
Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật
chất có tổ chức. Tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân
tộc thống nhất. Theo Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng
theo những nguyên tắc sau:
- Là thực thể của tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận dân tộc
thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – trí, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản, từ đó mở rộng mặt trận, làm cho mặt trận thực sự quy
tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một khối vững chắc.
- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất
lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng
cố và không ngừng mở rộng.
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau
cùng tiến bối.

5


5. Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại
vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày
càng vững chắc
Đảng vừa là Đảng của giai cấp công nhân, lại vừa là Đảng của nhân dân lao
động và của cả dân tộc. Đại bộ phận nhân dân Việt Nam coi Đảng cộng sản là Đảng
của mình. Muốn quy tụ được cả dân tộc, Đảng phải vừa là đạo đức, vừa là văn
minh.
Là tổ chức chính trị to lớn nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, là bộ phận

tham mưu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt
trận dân tộc thống nhất, đồng thời cũng là một thành viên của mặt trận. Quyền lãnh
đạo mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình mà là được nhân dân thừa nhận.
Muốn lãnh đạo mặt trân, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, Đảng phải
thực sự đoàn kết nhất trí. Sự đoàn kết của Đảng là cơ sở vũng chắc để xây dựng
đoàn kết của toàn dân. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết
của dân tộc càng được tăng cường.
6. Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế.
Ngay khi thành người cộng sản, Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và chỉ có thể giành được thắng lợi
hoàn toàn khi có sự đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Trong
quá trình cách mạng, tư tưởng cuả Người về vấn đề đoàn kết với cách mạng thế
giới càng được làm sáng tỏ hơn và đầy đủ hơn. Cách mạng Việt Nam phải gắn với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất
cả các lực lượng tiến bộ đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ và hoà bình thế giới. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công 3 tầng Mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết
dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt-Miên-Lào và Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết
với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
6


Đây là sự phát triển rực rỡ và là thắng lợi to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết.
Đoàn kết trong Đảng là cơ sở để đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết toàn dân tộc
là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết quốc tế. Tư tưởng Đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh được thực hiện thành công là một nhân tố quyết định cách mạng dân tộc
dân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam lên giai
đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Đúng vậy, Người đã vận dụng một cách sáng tạo và phát triển học thuyết
Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống các luận điểm mới mẻ,
khoa học, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; Không có sự gò bó theo những khuôn
mẫu. Và sự thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ đã chứng minh hùng hồn tính đúng đắn, khoa học sáng tạo của Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc. Từ nhu cầu thực tiễn và hành
động, mỗi thế hệ, mỗi ngành, mỗi người sẽ tìm thấy trong tinh thần và phương
pháp Hồ Chí Minh những chỉ dẫn cụ thể để vận dụng và phát triển tư tưởng của
Người trong thời đại mới. Đây cũng chính là điều kiện để tinh thần yêu nước của
nhân dân được phát huy cao độ và biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô
song của dân tộc.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, Bộ giáo dục và
đào tạo năm 2005.
2, Sách tham khảo: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của TS.Nguyễn Mạnh
Tường, Nxb.Chính trị quốc gia, năm 2009.
3, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, PGS.TS Phạm
Ngọc Anh.
4, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB CTQG GS. Đặng Xuân Kỳ.
5, Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh ( Hỏi đáp), Nxb.Giáo dục, TS.Trần Thị
Huyền, CN. Phạm Quốc Thành.
6,

/>

dan-toc.d-473.aspx

8



×