Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nguyên nhân và cách phòng bệnh hôi chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 4 trang )

Nguyên nhân và cách phòng bệnh hôi chân
Cũng như vùng da dưới cánh tay (nách), bàn chân là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nên rất dễ
gây mùi hôi. Đó là lí do tại sao hiện nay có rất nhiều người đang vướng phải rắc rối này
ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Cac bạn tìm hiểu kỹ nguyên nhân và
cách phòng bệnh hôi chân qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân
– Khi mang giày, chân đổ mồ hôi nhiều hơn, kết quả là vi khuẩn càng được “chiêu đãi”
lượng thức ăn dồi dào.
– Mùi hôi ở chân còn có thể xuất phát từ việc chân bị nhiễm nấm mà không được chữa trị
đúng cách.
– Những người bị tiểu đường hay mắc bệnh tim và những người lớn tuổi thường có xu
hướng bị nhiễm trùng ở chân và khiến cho đôi bàn chân “có mùi” vì khả năng lưu thông
máu ở chân kém.
– Những người có bàn chân bị hôi thường là những người có tuyến mồ hôi hoạt động quá
mức ở bàn chân. Mặt khác do luôn có các vi khuẩn phân huỷ cư trú ở ngay lớp tế bào
sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ
hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân huỷ càng hoạt
động mạnh, gây ra mùi hôi.
– Có thể bạn đã bị lây do đi giày dép chung với người khác
– Do đến phòng tắm công cộng, hồ bơi, đi tập thể dục thể hình, nơi mà nấm, bụi, vi khuẩn
từ những đôi bàn chân có mùi phát tán ra môi trường.
Chứng hôi chân thoát ra mùi hôi rất khó chịu.
Phòng bệnh hôi chân
– Không đi chân đất ở những nơi công cộng có khả năng lây nhiễm bệnh cao.
– Thường xuyên thay tất chân

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Những đôi tất dùng lâu ngày là lý do khiến “mùi hương” đặc biệt đó có nguy cơ bùng


phát. Hãy thay tất thường xuyên, nên dùng tất vải vì nó hút ẩm tốt hơn nhiều so với tất sợi
tổng hợp.
Có thể cùng một lúc đi hai đôi tất, tất vải bên trong và tất len bên ngoài để giảm bớt ra mồ
hôi và khoảng trống giữa hai lớp tất làm tăng mát mẻ cho chân.
Đi loại tất thấm hút tốt. Mùa hè cần đi giày có lỗ thoáng hoặc dép.
– Luôn giữ chân sạch sẽ
Hằng ngày phải rửa chân từ 2 lần trở lên, nhất là đối với người đã nhiễm bệnh. Chú ý kỳ
cọ sạch các ngón, nhất là các khe ké. Sau khi rửa, phải lau thật khô bằng khăn bông thấm
nước, dùng khăn mềm để không làm sây sát da chân.
– Khi đã mắc bệnh hôi chân, cần khám để xác định có phải nấm không rồi mới dùng
thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu có thuốc chống hôi chân, thuốc chống nấm, cần rắc hay xịt vào bàn chân, khe kẽ
các ngón chân, vào bít tất và giày.
– Nếu bị nấm ăn các khe kẽ chân, phải khám và điều trị triệt để; vệ sinh giày; tất sau khi
giặt cần là kỹ, hoặc luộc trước khi giặt.
– Đi xăng đan hoặc giày hở mũi: Đi giầy kín sẽ làm gia tăng mồ hôi chân, tạo môi trường
thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, càng làm tăng thêm mùi hôi. Nếu thuận lợi, hãy giữ cho
chân luôn thoáng mát.
Một số chất có tác dụng làm khô chân và giảm mùi hôi như:
– Trà: Đun sôi trà rồi đổ vào chậu, pha thêm cùng nước lạnh để ngâm chân. Nên ngâm 2
lần một ngày, mỗi lần từ 20 – 30 phút.

Giảm mùi hôi chân với trà xanh

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


– Ngâm chân vào chậu nước ấm đã pha thêm giấm. Để tăng thêm hiệu quả, cho thêm vài
giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào chậu nước. Loại tinh dầu này có khả năng khử trùng mạnh
mẽ nên sẽ tiêu diệt tận gốc những vi khuẩn gây mùi. Ngâm chân từ 15 – 20 phút, mỗi

tuần một lần.
– Giấm: Ngâm chân trong giấm khoảng 15phút/lần, và 2 lần/tuần.
– Rượu: Có thể dùng rượu để lau và rửa để làm chân mát và mau khô.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi: Lo âu, buồn bã và căng thẳng là những nguyên
nhân khiến mồ hôi tiết ra nhiều, vi khuẩn sẽ có cơ hội để tấn công đôi chân của bạn.
– Trà mạn 100g, hãm với 2 lít nước sôi, để ấm ngâm chân hàng ngày. Mỗi ngày ngâm
khoảng 20-30 phút. Thời điểm ngâm tốt nhất vào buối sáng. Lượng a-xít tanic trong trà sẽ
giết chết vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông, giúp chân khô và khử mùi hôi.
– Củ cải trắng tươi 50g (khô 30g), rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước
vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó nhỏ lửa trong 5 phút bắc ra, để nguội ngâm
chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi
ngủ.
– Muối tinh 5g, gừng tươi 20g. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng thái lát đun với 1
lít nước, sôi khoảng 5 phút bắc ra cho muối vào. Để ấm ngâm chân trong khoảng 10 phút.
Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong 7-10 ngày.
Bài thuốc này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm
giác thoải mái, dễ chịu.
– Lá sung tươi 200g, rửa sạch đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng
ngâm chân trong 15 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.
– 50g phèn chua, tán thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút vào buổi sáng. Làm
liên tục khoảng 5-7 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu.
– Lá lô hội tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá lô hội xoa lên lòng bàn chân rồi để khô
tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân. Mỗi tuần làm 2-3
lần.

Lô hội trị hôi chân rất tốt
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các

phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên
đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng
chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng,
thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí…
Sưu tầm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×