Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HÀ HOÀNG DŨNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN
TỈNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hà Hoàng Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................... 1


2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ............................................. 3
6. Bố cục của đề tài ................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI .............................................................................................. 12
1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI.......................................... 12
1.1.1. Các khái niệm .............................................................................. 12
1.1.2. Các đặc trƣng của kinh tế trang trại. ............................................ 13
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của kinh tế trang trại. .......................................... 14
1.1.4. Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại ............................ 16
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KTTT.................................. 18
1.2.1. Phát triển số lƣợng trang trại......................................................... 18
1.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực....................................................... 18
1.2.3. Liên kết sản xuất các trang trại. .................................................... 20
1.2.4. Phát triển thị trƣờng của các trang trại .......................................... 21
1.2.5. Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của trang trại cho phát
triển kinh tế xã hội địa phƣơng. .............................................................. 23
1.3. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI .................................................... 26
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 26
1.3.2. Điều kiện xã hội ............................................................................ 28


1.3.3. Điều kiện kinh tế ........................................................................... 30
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở VIỆT NAM.................................................................................................. 32
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KTTT của huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phú. . 32

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển KTTT của huyện Vũ Thƣ tỉnh Thái Bình ...... 33
1.4.3. Kinh nghiệm phát triển KTTT của huyện Hƣng Nguyên tỉnh Nghệ An...... 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK .................................................... 36
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNVÀ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở
HUYỆN BUÔN ĐÔN ..................................................................................... 36
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 36
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế. ..................................................................... 42
2.1.3. Đặc điểm về xã hội........................................................................ 51
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN..... 56
2.2.1. Thực trạng phát triển về số lƣợng trang trại ................................. 56
2.2.2. Thực trạng các yếu tố nguồn lực................................................... 59
2.2.3. Thực trạng về liên kết sản xuất ..................................................... 68
2.2.4. Thực trạng về phát triển thị trƣờng ............................................... 69
2.2.5. Thực trạng về kết quả, hiệu quả và đóng góp của trang trại cho
phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng ....................................................... 73
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN.................................. 79
2.3.1. Những mặt đã đạt đƣợc về phát triển KTTT .................................... 79
2.3.2. Những mặt hạn chế trong quá trình phát triển KTTT ................... 81
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 83


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 85
CHƢƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI

HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK


TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 86
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KTTT 86
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 86
3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................... 87
3.1.3. Định hƣớng .................................................................................. 88
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI ................................................................................................. 90
3.2.1. Giải pháp phát triển số lƣợng trang trại ........................................ 90
3.2.2. Giải pháp gia tăng các yếu tố nguồn lực ....................................... 92
3.2.3. Giải pháp tăng cƣờng liên kết sản xuất các trang trại ................... 96
3.2.4. Giải pháp phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các trang trại .. 97
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng loại
hình trang trại ................................................................................ 100
3.2.6. Giải pháp tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc đối với KTTT .. 105
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 106
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 111
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
GO ( Gross Output)

: Tổng giá trị sản xuất

VA (Value Added)


: Giá trị gia tăng

IC (Intermediate Cost)

: Chi phí trung gian

Tiếng Việt
BNN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CNH-HĐH

: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CNKTTT

: Chứng nhận kinh tế trang trại

CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH-KT


: Khoa học – Kỹ thuật

KHCN

: Khoa học công nghệ

KTTT

: Kinh tế trang trại



: Quyết định

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TT

: Thông tƣ

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Phân loại đất huyện Buôn Đôn

Trang
40

Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo
2.2

các giai đoạn

43

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản
2.3

theo các giai đoạn

44

Tình hình dân số và lao động của huyện Buôn Đôn qua
2.4


các năm

53

Biến động trang trại trên địa bàn huyện giai đoạn 20052.5

2013

57

Tình hình phát triển trang trại giai đoạn 2011-2013 và
2.6

phân theo địa bàn các xã năm 2013

59

Diện tích đất của trang trại giai đoạn 2011-2013 và phân
2.7

theo địa bàn các xã năm 2013

60

Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại giai
2.8

đoạn 2011-2013 và phân theo loại hình sản xuất năm 2013


61

Thực trạng lao động của trang trại giai đoạn 2011-2013 và
2.9

phân theo địa bàn các xã năm 2013

63

Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại giai
2.10

đoạn 2011-2013

65

2.11

Tỷ lệ trang trại phân theo khả năng tiếp cận thị trƣờng

70

Tỷ lệ trang trại phân theo mức độ tiếp cận thông tin thị
2.12

trƣờng

70

2.13


Tỷ lệ trang trại phân theo mức độ tiếp cận nguồn thông tin

71


2.14

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các trang trại năm 2013

72

Sản lƣợng các sản phẩm của trang trại giai đoạn 20112.15

2013

75

Kết quả sản xuất của trang trại giai đoạn 2011-2013 và
2.16

phân theo loại hình sản xuất năm 2013

76

2.17

Hiệu quả sản xuất của trang trại

77


3.1

Chỉ tiêu phát triển KTTT huyện Buôn Đôn đến năm 2020

88


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1

Biểu đồ cơ cấu các dạng địa hình huyện Buôn Đôn

37

2.2

Cơ cấu kinh tế huyện Buôn Đôn theo các giai đoạn

45

2.3


Biểu đồ so sánh lực lƣợng lao động trong các ngành
kinh tế giai đoạn 2010-2013

55

3.1

Mô hình liên kết giữa các trang trại và các loại hình công ty

98

3.2

Mô hình các trang trại theo lãnh thổ

99

3.3

Mô hình các trang trại theo ngành

99

3.4

Giải pháp phát triển trang trại cây hàng năm

100

3.5


Giải pháp phát triển trang trại cây lâu năm

101

3.6

Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi

103

3.7

Giải pháp phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản

104

3.8

Giải pháp phát triển trang trại tổng hợp

105


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình
nông dân, đƣợc hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị

trƣờng. Hay nói một cách khác kinh tế trang trại đƣợc hình thành từ cơ sở của
các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự túc, tự cấp khép kín
vƣơn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trƣờng, từng
bƣớc thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Ngày nay loại hình kinh tế trang
trại gia đình đã khẳng định là loại hình có qui mô hiệu quả nhất trong sản xuất
nông nghiệp thay thế dạng nông hộ phân tán.
Kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk, cũng nhƣ các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc, đã và đang từng bƣớc khẳng định vai trò – vị trí
của nó trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trang
trại ở đây thời gian qua mang tính tự phát nên tính bền vững không cao, đa số
trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ
thuật, tìm kiếm thị trƣờng, định hƣớng đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng
còn rất lớn. Tuy nhiên, những vấn đề vƣớng mắc cần nhanh chóng giải quyết
để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
trong giai đoạn hiện nay là:
Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch,
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc sử dụng khai thác nguồn tài
nguyên chƣa hiệu quả, chƣa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh
thái, đa dạng hóa sinh học.
Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp
cận thị trƣờng, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến
thức về pháp luật, đặc biệt là về các chủ trƣơng chính sách phát triển kinh tế


2

trang trại của các chủ trang trại còn hạn chế.
Chất lƣợng sản phẩm hàng hóa của trang trại chƣa cao, chủ yếu dƣới
dạng nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Nhiều chủ trang trại chƣa

nắm đƣợc nhu cầu của thị trƣờng nên sảu xuất còn thụ động, hiệu quả thấp.
Tuy nhiên đa số trang trại còn e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết
tiêu thụ sản phẩm.
Những điều kiện kinh tế và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển kinh tế
trang trại còn nhiều bất cập. Đặc biệt là các vấn đề về quy mô đất đai, thuê
mƣớn lao động, vốn đầu tƣ, kiến thức khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý
của các chủ trang trại còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, tâm lý của các chủ trang
trại về các vấn đề hạn điền, “Giấy chứng nhận trang trại” để đƣợc hƣởng ƣu
đãi của chính sách Nhà nƣớc.
Xuất phát từ tính cấp thiết và thực tiễn của vấn đề tôi chọn đề tài "Phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn" nhằm khai thác có hiệu
quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng khoa học công nghệ mới vào
sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trƣờng nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất
hàng hoá trong cơ chế thị trƣờng; góp phần phân công lại lao động, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vƣơn lên làm giàu chính đáng của ngƣời
nông dân; từng bƣớc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới một
nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn, chất lƣợng cao, đủ sức
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng, đồng thời xây dựng nông thôn mới
phù hợp với định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn Đôn
- Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn
Đôn.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển kinh tế trang trại
tại huyện Buôn Đôn, tỉnh ĐăkLăk.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy mô, cơ cấu, loại hình,
kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế... của các mô hình kinh tế trang
trại có trên địa bàn huyện Buôn Đôn.
- Về không gian: Nội dung nghiên cứu trên đƣợc tiến hành tại huyện
Buôn Đôn, tỉnh ĐăkLăk.
- Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng đƣợc thu thập từ năm 20092013. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm đến.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích thực chứng: Phân tích lý giải khách quan về
bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế. mà ở đây là phát triển kinh tế trang trại.
Câu hỏi trung tâm ở đây là: nhƣ thế nào?
- Phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc: Nhằm đƣa ra những đánh giá và
khuyến nghị dựa trên cơ sở các giá trị cá nhân của ngƣời phân tích. Câu hỏi
trung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phải
làm nhƣ thế nào trƣớc một vấn đề kinh tế?
- Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Dùng phƣơng pháp này để phân tích,
đánh giá về mặt không gian và thời gian, tìm ra các mối liên hệ giữa các yếu
tố để nhìn nhận chính xác hơn về đối tƣợng nghiên cứu.
trên
địa bàn huyện Buôn Đôn trong thời gian tới.


4

- Phƣơng pháp phân tích so sánh: So sánh kết quả, hiệu quả phát triển
kinh tế trang trại, giửa các hình thức tổ chức phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện Buôn Đôn qua các năm

- Phƣơng pháp phân tích thống kê: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số
tƣơng đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất để phân tích thực trạng phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn
Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng
pháp biểu đồ; Dãy số biến động theo thời gian và các phƣơng pháp khác...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đƣa ra những căn cứ và cơ sở
khoa học cũng nhƣ những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho
quy hoạch phát triển KTTT, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Đồng thời
giúp cho huyện Buôn Đôn lập kế hoạch phát triển KTTT hợp lý trên quan
điểm phát triển bền vững;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chƣơng trình
khuyến nông, khuyến lâm và các chính sách hỗ trợ nhằm hƣớng dẫn các trang
trại áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải
thiện đời sống nhân dân trong vùng;
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
"Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách,


5

giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt
Nam". Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, chủ nhiệm TS. Lê Văn Thăng năm

2006. Điểm mới của đề tài nghiên cứu ở chổ: Lần đầu tiên nghiên cứu tổng
hợp đã khái quát đƣợc m ột bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển, thực
trạng môi trƣờng của KTTT tại DHMT và ĐBSCL. Đánh giá một cách toàn
điện về những mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế về cơ chế, chính sách trên cơ
sở đó đề tài xây dựng bổ sung và đƣa ra nhiều giải pháp mới. Đã thuyết minh
đƣợc 04 mô hình KTTT đặc trƣng tại vùng DHMT và ĐBSCL nhƣ là những
nghiên cứu điển hình. Lần đầu tiên xây dựng đƣợc tài liệu hƣớng dẫn thực
hiện các chính sách giải pháp bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hợp lý và có hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu này giúp tác giả có thể đánh giá toàn
diện về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững [22].
“Phát triển trang trại và vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế
quốc dân” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Việt
Nam tổ chức vào ngày 19/5/2013 tại Hà Nội, GS.TS Ngô Thế Dân Phó Chủ
tịch thƣơng trực Trung ƣơng Hội làm vƣờn trang trại Việt Nam có nhận xét:
Hiện nay, Câu lạc bộ trang trại ở các địa phƣơng hoạt động khá hiệu quả,
nhƣng để tập hợp các Câu lạc bộ lại thì cần có tổ chức ở Trung ƣơng với tiêu
chí, mục đích hoạt động rõ ràng. Hoạt động của Câu lạc bộ trang trại phải
đảm bảo 4 nội dung chính: Khâu nối hệ thống các trang trại của Hội ở các địa
phƣơng; thông tin cho chủ trang trại về tiến bộ kỹ thuật, thị trƣờng, tạo điều
kiện đẩy mạnh tiêu thụ nông sản; tổ chức giao lƣu, tham quan học hỏi kinh
nghiệm, tôn vinh những chủ trang trại giỏi; đề xuất, tham mƣu cho ngành
chức năng, chính quyền địa phƣơng về các cơ chế, chính sách hỗ trợ KTTT
phát triển. Qua đây, giúp tác giả định hƣớng đƣợc một phần giải pháp để phát
triển KTTT tại địa phƣơng đặc biệt là về vấn đề liên kết sản xuất [11].
“Mô hình sản xuất nông nghiệp nào phù hợp với cơ chế thị trường và


6

quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” của TS. Bùi Sĩ

Tiếu, Phó chủ tịch Hội Làm vƣờn Việt Nam. Bài viết này đã nhận đƣợc giải
nhất cuộc thi “Xây dựng nông thôn mới ” của Báo Nhân Dân tổ chức năm
2011. Nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề cấp bách đặt ra cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nƣớc ta hiện nay trong đó chỉ ra rằng
nông dân là chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc, là ngƣời khởi
xƣớng công cuộc đổi mới, nhƣng ít hƣởng lợi nhất về đổi mới. Nếu đổi mới
mà khoảng cách giàu nghèo càng rộng, chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn càng lớn thì đổi mới ấy đang chệch hƣớng, đổi mới không thành công.Vì
vậy, làm gì để nâng cao sức sản xuất cho nông nghiệp, nông dân, nâng cao
đời sống cho nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là
nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của Đảng và Nhà nƣớc ta. Ngoài ra,
nghiên cứu đã phân tích ƣu điểm và những tồn tại của một số mô hình sản
xuất nông nghiệp hiện nay trong đó có mô hình kinh tế trang trại. Từ đó, giúp
tác giả nắm đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế của mô hình KTTT
nói chung của nƣớc ta để phát huy những ƣu điểm và khắc phục những nhƣợc
điểm cho mô hình KTTT ở địa phƣơng [11].
"Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn Tây Nguyên". Luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị
Tằm, năm 2006. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vai trò của
kinh tế trang trại trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn; khẳng
định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế
trang trại. Luận án đi sâu phân tích tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Tây
Nguyên sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000
của Chính Phủ về kinh tế trang trại; thực trạng tín dụng ngân hàng đối với
phát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên giai đoạn 2001-2005; Đánh giá
những mặt đạt đƣợc và những tồn tại vƣớng mắc hiện nay trong chính sách tín


7


dụng của hệ thống ngân hàng nhất là ngân hàng nông nghiệp đối với kinh tế
trang trại. Luận án đã đề xuất một số giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010. Nghiên cứu
giúp tác giả hiểu thêm về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển
kinh tế trang trại, là cơ sở kế thừa và định hƣớng các giải pháp tín dụng phù
hợp với phát triển kinh tế trang trại theo tiêu chí mới [20].
"Dự án quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Lăk giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến 2020" của Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk. Dự án
đƣợc tiến hành điều tra, nghiên cứu, lập quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh,
gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố với tổng diện tích
tự nhiên 13.125 km2. Dự án đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển kinh tế
trang trại của tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 nhƣ về số lƣợng, loại hình sản xuất,
quy mô diện tích, lao động, vốn đầu tƣ, giá trị sản xuất, thu nhập, tình hình
cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, cơ sở hạ tầng của trang trại; đánh giá
những tồn tại và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại
nhƣ: năng lực sản xuất và quản lí của trang trại, vốn và vay vốn của các trang
trại,vấn đề đất đai, tiêu thụ nông sản hàng hóa, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngƣ, điều kiện thời tiết khí hậu tác động đến sản xuất. Trên cơ sở đó
xây dựng phƣơng án quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2010 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020 đó là quy hoạch số lƣợng, loại
hình trang trại, diện tích đất cho trang trại, quy hoạch phát triển sản xuất, chế
biến tiêu thụ nông sản gắn với bảo vệ môi trƣờng. Dự án đã xây dựng đƣợc hệ
thống các giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại [19].
Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo tốt để tác giả có thể định hƣớng
đƣợc việc bố trí và tổ chức sản xuất các loại hình trang trại một cách chi tiết
trên địa bàn huyện Buôn Đôn, là cơ sở kế thừa và phát triển sâu hơn nữa một
số giải pháp mới thiết thực, tìm ra hƣớng đi mới để phát triển kinh tế trang


8


trại huyện Buôn Đôn.
"Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre". Tác giả
Phạm Đăng Đoan Thuần, năm 2008. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là
xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi
tỉnh Bến Tre, từ đó gợi ý chính sách nhằm phát triển trang trại chăn nuôi của
tỉnh. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Cobb Douglas để xác định mối tƣơng
quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hƣởng. Kết quả hồi qui cho thấy hình
thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tƣ tài sản cố
định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinh
doanh tổng hợp) có ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại. Trên cơ sở
kết quả mô hình hồi qui tác giả đề xuất một số chính sách phát triển trang trại
chăn nuôi tỉnh Bến Tre nhƣ sau: sửa đổi tiêu chí định lƣợng phân loại
hộ/trang trại chăn nuôi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế; qui hoạch
vùng chăn nuôi, nâng cao chất lƣợng con giống, hỗ trợ vay vốn đầu tƣ để tạo
điều kiện phát triển qui mô đàn – thay đổi công nghệ trong chăn nuôi ; nâng
cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho chủ trang trại; khuyến khích đa
dạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất – kinh doanh, phát
triển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro trong nông
nghiệp. Nghiên cứu giúp tác giả kế thừa, xem xét và bổ sung các nhân tố ảnh
hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại. Nghiên cứu đã định lƣợng hóa các
nhân tố thông qua mô hình CD một cách tổng quát và khoa học là cơ sở để tác
giả phân tích và đánh giá tác động, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố [23].
"Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương. Hiệu quả kinh tế và giải pháp phát
triển". Tác giả Võ Thị Thanh Hƣơng, năm 2007. Đề tài phân tích cơ sở khoa
học của kinh tế trang trại, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn, đồng thời kết hợp đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở tỉnh Bình
Dƣơng - đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nƣớc trong xu hƣớng toàn



9

cầu hóa nền kinh tế thế giới- từ đó rút ra các nhận định về những thành tựu,
tiềm lực phát triển và các vấn đề đặt ra; so sánh hiệu quả kinh tế trang trại với
kinh tế nông hộ, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất giải pháp [12].
Tiếp cận nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trên cơ sở kết quả
điều tra, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của
trang trại dựa vào kết quả của mô hình kinh tế lƣợng ứng dụng trong đề tài
nghiên cứu. Qua đó, xác định mô hình kinh tế trang trại nổi lên với vai trò
tích cực thông qua hiệu quả hoạt động đƣợc đúc kết bởi thực tiễn Việt Nam
và kinh nghiệm của Thế giới. Thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của kinh tế trang trại ở địa phƣơng và sự phù hợp của
mô hình này từ đó đề xuất một số giải pháp để tập trung chính sách nhằm phát
triển mô hình kinh tế trang trại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn. Các kết quả này có ý nghĩa với nghiên cứu đang
đƣợc thực hiện của tác giả bởi đã giúp cho tác giả kế thừa và phát triển trong
đề tài của mình, có cái nhìn tổng quan, rõ ràng và có khoa học về mô hình
kinh tế trang trại.
“Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả Trần Lệ Thị Bích Hồng, năm 2007.
Nghiên cứu của tác giả chỉ ra đƣợc điều kiện tự nhiên có vai trò rất lớn
trong việc phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Mặc dù, huyện Đồng Hỷ không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
trang trại với quy mô đất đai lớn nhƣ ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng
đồng bằng phía Nam, nhƣng tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc là
nơi có nhiều điều kiện ƣu đãi về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu đặc biệt
là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của
ngƣời dân tƣơng đối cao. Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh
Thái Nguyên trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt



10

đƣợc nhiều tiến bộ quan trọng. Nhƣng để ngành nông nghiệp của huyện đáp
ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả
hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất
đai cũng nhƣ khả năng lao động của con ngƣời vùng miền núi này và mô hình
kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu trả lời
các Câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của vùng đến đâu?
Làm sao để mô hình đƣợc áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất?
Nghiên cứu trên sẽ giúp tác giả vận dụng các thông tin về điều kiện tự
nhiên của huyện Buôn Đôn để khai thác sự ảnh hƣởng của nó đến sự phát
triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Mặc khác, các câu hỏi đặt ra
trong nghiên cứu trên cũng là gợi ý giúp cho tác giả có thể định hƣớng đƣợc
mục tiêu nghiên cứu của mình [13].
“ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định”. Tác giả Phạm Văn Chung, năm 2011. Đóng góp mới của nghiên cứu
là tác giả đã hệ thống hóa lý luận về các điều kiện để hình thành và phát triển
kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trƣờng, trang trại và sản phẩm hàng hóa.
Vai trò kinh tế, xã hội và môi trƣờng của trang trại. Từ thực trạng của trang trại
tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính xây dựng để giúp nâng cao hiệu
quả sản xuất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm của các trang trại [5].
“ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Tác giả Trần
Đình Trân, năm 2011. Nghiên cứu này đã nêu khá đầy đủ tổng quan về kinh tế
trang trại. Trong phần thực trạng, đề tài đã khái quát, phân tích tình hình phát triển
kinh tế trang trại của huyện. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu các giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng sản xuất của các trang trại và phát triển thị trƣờng tiêu thụ [24].
Nhìn chung các nghiên cứu, bài viết đã tập trung phân tích và chỉ ra
những mặt đạt đƣợc và hạn chế trong việc phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam trong thời gian qua. Qua đó đã đề xuất một số giải pháp thích đáng cho



11

việc phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới. Cho đến nay chƣa có một
công trình nghiên cứu nào về vấn đề phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk. Một số các nghiên cứu chỉ là các bài viết, các tham
luận trong các cuộc hội thảo.Vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả là không
trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây. Đề tài xem xét kế thừa và bổ sung cho
nghiên cứu của mình nhằm cụ thể hóa và đánh giá một cách toàn diện về phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn.


12

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1.1. Các khái niệm
a. Trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngƣ
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tƣ liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất đƣợc tiến
hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đƣợc tập trung tƣơng đối
lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động
tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng thời kỳ công nghiệp hoá, trang trại đƣợc
hiểu với các khái niệm cụ thể sau:

- Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất
hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá.
- Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể
pháp lý có tƣ cách pháp nhân trong các quan hệ kinh tế - xã hội, có cơ sở vật
chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, có tổ chức lao động sản xuất
kinh doanh, có quản lý kiểu doanh nghiệp (hạch toán kinh tế) [5], [7].
b. Kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá, phát sinh
và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông
tự cấp tự túc, là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh nông nghiệp bao gồm: các hoạt động trƣớc và sau sản xuất nông sản
hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại thuộc các
ngành, nông, lâm, ngƣ nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau.


13

Kinh tế trang trại là sản phẩm thời kỳ công nghiệp hoá. Quá trình hình
thành và phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ
thấp đến cao. Kinh tế trang trại phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, phục
vụ nhu cầu sản xuất hàng hoá trong công nghiệp là phù hợp với quy luật phát
triển kinh tế, là một tất yếu khách quan của nền kinh tế nông nghiệp trong quá
trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá [5], [12].
c. Phát triển kinh tế trang trại
Phát triển kinh tế trang trại là sự gia tăng thực tế giá trị sản lƣợng hàng
hóa nông sản sản xuất ra hay thu nhập trên trang trại trong một thời kỳ nhất
định. Đồng thời, phát triển kinh tế trang trại là một quá trình hoàn thiện về
chất của phát triển sản xuất trang trại với sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
trình độ của chủ trang trại đƣợc nâng cao, tạo việc làm ở khu vực nông thôn,
môi trƣờng sinh thái, thể chế…theo hƣớng hiện đại, trong một thời gian nhất

định nhằm phát triển kinh tế trang trại bền vững [16].
1.1.2. Các đặc trƣng của kinh tế trang trại.
a. Sản xuất hàng hóa mang tính nông nghiệp
Kinh tế trang trại chủ yếu là sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
nông, lâm và ngƣ nghiệp đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của thị trƣờng để
thu đƣợc lợi nhuận, tích lũy vốn nhằm phát triển mở rộng quy mô sản xuất.
Còn hộ tiểu nông chỉ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu để tự đáp ứng những
nhu cầu hàng ngày của gia đình và mua bán càng ít càng tốt
b. Trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa
Quy mô sản xuất, vốn đầu tƣ, trang thiết bị, lao động…lớn hơn nhiều
so với kinh tế hộ và tạo ra khối lƣợng hàng hóa nhiều. Mặt khác muốn đạt lợi
nhuận cao thì phải tập trung hóa và chuyên môn hóa.
c. Trình độ áp dụng khoa học – kỹ thuật
Mức độ đầu tƣ công nghệ và trình độ công nghệ đƣợc các trang trại đƣa


14

vào sử dụng càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đầu tƣ trang bị và áp
dụng những kỹ thuật mới cho việc SXKD nhằm nâng cao năng suất, chất
lƣợng sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trƣờng từ tƣ duy đến trình độ lỹ
thuật, quản lý và phong cách làm ăn mới trong nền kinh tế thị trƣờng đáp
ứng nhu nhu cầu tất yếu của công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
d. Mối quan hệ với thị trường
Đối với kinh tế trang trại, việc hạch toán dƣới hình thức giá trị là tối
cần thiết. Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn gắn chặt với thị
trƣờng, lấy thị trƣờng và lợi nhuận là mục tiêu, là đích cuối cùng cho hoạt
động SXKD của mình. Do vậy, chủ trang trại phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu
thị trƣờng trong và ngoài vùng, từ đó xác định đƣợc nhu cầu của thị trƣờng để
có chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp với trang trại của mình.

e. Chủ trang trại là nhà kinh doanh
Chủ trang trại là ngƣời có đầu óc tổ chức kinh doanh, biết hạch toán lỗ,
lãi, có khao khát và tham vọng làm giàu. Tuy không hình thành bộ máy tổ
chức quản lý, chủ yếu là sử dụng lao động của gia đình, việc thuê mƣớn lao
động chỉ phát sinh khi thực sự cần thiết với quy mô hạn chế. Hiện nay, một
số trang trại quy mô tƣơng đối lớn đã thuê lao động thƣờng xuyên [15].
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của kinh tế trang trại.
a. Về mặt kinh tế
Cũng nhờ quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, cũng với tính chất sản
xuất hàng hóa mà sản phẩm của trang trại là những sản phẩm có giá trị cao.
Hơn thế nữa, sản phẩm làm ra thƣờng có giá thành cạnh tranh, chất lƣợng
đồng đều, có khả năng cung cấp với khối lƣợng lớn nên thƣờng dễ đƣợc các
cơ sở chế biến và ngƣời tiêu dùng chấp nhận. Giá trị sản phẩm cao không chỉ
đem lại thu nhập cho chủ trang trại mà trong phạm vi toàn ngành, nó sẽ là


15

phần đóng góp đáng kể để gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Phát triển KTTT đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH NN nông thôn
Sản xuất nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Không những thế, sản phẩm của
trang trại sẽ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp
năng lƣợng trong các mối liên hệ ngƣợc với các ngành này. Để làm ra sản
phẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần



b. Về mặt xã hội
-


-


16

c. Về mặt môi trường
Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên đất, nƣớc, rừng có hiệu quả. Trang trại góp phần tăng nhanh diện tích
rừng che phủ, đa dạng hóa sinh học thông qua trồng và bảo vệ rừng, cải thiện
môi trƣờng sinh thái.
Về mặt môi trƣờng, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái có quan hệ chặt chẽ và
ảnh hƣởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. Ba mặt trên của trang
trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Sự kết hợp hài hòa
ba mặt này sẽ đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển bền vững và bảo vệ tốt
môi trƣờng, sử dụng tối ƣu các nguồn lực [5].
1.1.4. Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại
a. Phân loại Kinh tế trang trại
* Theo các hình thức tổ chức quản lý:
- Trang trại gia đình: toàn bộ tƣ liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu
của hộ gia đình, hộ gia đình là ngƣời tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh
doanh. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính,
kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ.


×