Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI đất ĐAI xã LONG TRỊ a HUYỆN LONG mỹ TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.53 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

NGUYỄN THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI XÃ LONG TRỊ A
HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI XÃ LONG TRỊ A
HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths: NGUYỄN THỊ SONG BÌNH


NGUYỄN THU HIỀN
MSSV: B1207462
LỚP: Quản Lý Đất Đai K38

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẨN
Xác nhận về đề tài: Đánh giá thích nghi đất đai ở Xã Long Trị A Huyện Long Mỹ
Tỉnh Hậu Giang
Do sinh viên: Nguyễn Thu Hiền, Lớp Quản Lý Đất Đai K38 thuộc Bộ môn Tài
Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học
Cần Thơ thực hiện từ ngày 09/08/2015 đến ngày 25/11/2015
Ý kiến của cán bộ hướng
dẩn: ...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................

Cần Thơ, ngày


tháng

năm 2015

Cán bộ hướng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Song Bình

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận về đề tài: Đánh giá thích nghi đất đai ở Xã Long Trị A Huyện Long Mỹ
Tỉnh Hậu Giang
Do sinh viên: Nguyễn Thu Hiền, Lớp Quản Lý Đất Đai K38 thuộc Bộ môn Tài
Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học
Cần Thơ thực hiện từ ngày 09/08/2015 đến ngày 25/11/2015
Xác nhận của hội
đồng: .................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.............................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng

Trưởng bộ môn

ii

năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM BÁO CÁO LUẬN VĂN
Xác nhận về đề tài: Đánh giá thích nghi đất đai ở Xã Long Trị A Huyện Long Mỹ
Tỉnh Hậu Giang
Do sinh viên: Nguyễn Thu Hiền, Lớp Quản Lý Đất Đai K38 thuộc Bộ môn Tài
Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học
Cần Thơ thực hiện từ ngày 09/08/2015 đến ngày 25/11/2015
Xác nhận của bộ
môn: ..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng

Chủ tịch Hội đồng

iii

năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Thu Hiền

iv


năm 2015


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. Lý lịch sơ lượt
Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền
Năm sinh: 1994

Giới tính: nữ

Dân tộc: kinh

Nơi sinh: Long Mỹ, Hậu Giang

Quê quán: Long Trị A, Long Mỹ, Hậu Giang.
Chỗ ở hiện nay: ấp 7, xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
II. Qúa trình đào tạo
1. Đại học
Hệ đào tạo: chính qui

Thời gian đào tạo: 2012-2016.

Nơi học: Đại học Cần Thơ
Ngành học: Quản Lý Đất Đai

Cần Thơ, ngày

tháng


Người khai ký tên

Nguyễn Thu Hiền

v

năm 2015


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên ba, mẹ.
Ba, mẹ đã luôn hết lòng tận tụy chăm lo, quan tâm cho tương lai và sự nghiệp của con.
Đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để con ăn học.
Chân thành biết biết ơn
Cô Nguyễn Thị Song Bình đã dạy bảo, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực hiện đề
tài và luôn động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận
văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, quý thầy cô khoa Môi
Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên và quý thầy, cô Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai đã
hết lòng dạy dỗ và truyền đạt ngững kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Cảm ơn các bạn lớp Quản Lý Đất Đai K38 đã giúp đỡ và tạo niềm tin cho mình trong
suốt thời gian trong suốt thời gian học tập.

vi


DANH DÁCH TỪ VIẾT TẮT

NGTK


Niên giám thống kê

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

LUT

Kiểu sử dụng đất đai

ÂL

Âm lịch

KSDĐĐ

Kiểu sử dụng đất đai

DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình
1.1
Qui trình đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai. De
Vos t.N.C.,1978; H.Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1977
1.2
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Long Trị A huyện
Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
3.1
Bản đồ đơn vị đất đai xã Long Trị A – H. Long Mỹ - T. Hậu
Giang
3.2
Bản đồ phân vùng thích nghi Xã Long Trị A – H. Long Mỹ T. Hậu Giang
3.3
Bản đồ phân vùng thích nghi sau nâng cấp xã Long Trị A

vii

Trang
12
16
24
40
45


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
1.1
Những đặc trưng chính quan trọng của sử dụng đất đai (beek,

1974, FAO, 1976)
3.1
Phân tích các chỉ tiêu đặc tính trong đơn vị bản đồ đất đai trên
địa bàn xã Long Trị A
3.2
Chi tiết đặc tính các đơn vị đất đai
3.3
Điều tra hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng 2 lúa
3.4
Hiệu quả đồng vốn của mô hình 2 lúa – cá
3.5
Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng chuyên màu
3.6
Xác định chất lượng đất đai và đặc tính đất đai cho các kiểu sử
dụng đất đai tại xã
3.7
Yêu cầu sử dụng đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai ( LUT)
3.8
Phân cấp yếu tố LUT 1: Lúa 2 vụ ( ĐX – HT)
3.9
Phân cấp yếu tố LUT 2: 2 lúa – cá (ĐX – HT – cá)
3.10 Phân cấp yếu tố LUT 3: 2 lúa – màu ( ĐX – màu – HT muộn)
3.11 Phân cấp yếu tố LUT 4: Chuyên màu
3.12 Phân cấp yếu tố LUT 5: Cây ăn trái
3.13 Phân hạng thích nghi cho LUT 1: 2 vụ lúa
3.14 Phân hạng thích nghi cho LUT 2: 2 vụ lúa – cá
3.15 Phân hạng thích nghi cho LUT 3: 2 vụ lúa – màu
3.16 Phân hạng thích nghi cho LUT 4: Chuyên màu
3.17 Phân hạng thích nghi cho LUT 5: Cây ăn quả
3.18 Tổng hợp thích nghi hiện tại của 5 kiểu sử dụng đất đai đối với

các đơn vị bản đồ đất đai ở xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang
3.19 Phân vùng thích nghi đất đai hiện tại cho các kiểu sử dụng
3.20 Điều kiện nâng cấp thích nghi đất đai xã Long Trị A, huyện
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
3.21 Kết quả nâng cấp thích nghi của các kiểu sử dụng
3.22 Phân vùng thích nghi và đề xuất mô hình sử dụng đất đai của xã
sau nâng cấp thích nghi

viii

Trang
7
23
24
27
28
29
32
32
33
33
34
34
35
35
36
36
37
37

38
39
41
42
43


MỤC LỤC
CHƯƠNG 4.........................................................................................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................48

ix


TÓM LƯỢC
* Qua kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy:
Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu khá thuận lợi cho sản xuất và phát triển nông
nghiệp. Kết quả xây dựng được 3 bản đồ đơn tính bao gồm: bản đồ độ sâu ngập, bản
đồ độ sâu xuất hiện tầng phèn, bản đồ khả năng tưới. Sau khi chồng lấp, tổng hợp 3
lớp thông tin đặc tính đất đai trên đã xây dựng được 6 đơn vị đất đai.
5 kiểu sử dụng đất đai được lựa chọn để đánh giá thích nghi đất đai cho xã bao gồm: 2
vụ lúa, 2 lúa – cá, 2 lúa – màu, chuyên màu và cây ăn trái.
Kết quả xây dựng được 3 vùng thích nghi sau nâng cấp:
- Vùng I: Gồm đơn vị đất đai 1, 4 có điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên
các kiểu sử dụng thích nghi cao với vùng vì vùng chủ động nước tưới, không bị ngập,
ít ảnh hưởng bởi phèn.
- Vùng II: Có hai đơn vị đất 2, 3 yếu tố giới hạn của vùng là khả năng cấp nước chưa
tốt nên kiểu sử dụng 2 vụ lúa và 2 lúa – cá thích nghi trung bình (S2) với vùng, các
kiểu sử dụng còn lại thì kém thích nghi (S3) do vùng bị ngập vào mùa mưa, nhưng sau
khi cải tạo chất lượng đất đai thì các mô hình đề xuất cho thích nghi cao hơn với vùng

này.
- Vùng III: Đây là tiểu vùng thấp nhất trong toàn vùng nghiên cứu, có hai đơn vị đất
đai 5,6 do độ sâu ngập khá cao vào mùa lũ từ 70 – 100 cm nên canh tác được những
mô hình chịu nước hoặc ngưng sản xuất vào mùa mưa. Để các kiểu sử dụng thích nghi
cao với vùng cần xây dựng hệ thống đê bao ngăn lụt khép kính và bền vững.
Kết quả đề xuất mô hình canh tác cho vùng:
- Vung I: Đề xuất kiểu sử dụng cây ăn trái
- Vung II: Đề xuất kiểu sử dụng 2 lúa – màu
- Vung III: Đề xuất kiểu sử dụng 2 lúa – cá

1


MỞ ĐẦU
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá, lại có giới hạn về diện tích và có vị trí
cố định, do vậy việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm, hợp lý, khoa học trên cơ sở
hiệu quả và bền vững. Nhưng ngày nay, hoạt động của con người ngày càng gia tăng
cùng với việc gia tăng dân số làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và đất đai
ngày càng bị suy thoái dẫn đến giảm năng suất và không mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho nên cần phải đánh giá lại vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi
trường để phục vụ cho công tác quy hoạch đạt hiệu quả lâu dài và ổn định.
Long Trị A là một xã thuộc huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang có địa hình bằng phẳng,
khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp. Tuy
nhiên vùng thường xuyên bị ngập lũ nghiêm trọng vào mùa mưa, khả năng cấp nước
chưa hoàn thiện và bị ảnh hưởng của độc tố phèn, điều này là những hạn chế lớn trong
quá trình canh tác nông nghiệp. Trong những năm gần đây chính quyền địa phương đã
xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ song chưa khép kín và bền vững. Bên cạnh đó
người dân cũng tiến hành bón vôi cải tạo đất phèn, nạo vét kênh mương để xả phèn và
phục vụ tưới tiêu, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao vì phương thức sản xuất ở địa phương
còn lạc hậu do người dân có trình độ còn thấp và canh tác dựa vào tập quán hoặc theo

hướng tự phát chạy theo lợi nhuận tức thời. Đầu ra sản phẩm chưa ổn định, dẩn đến
chất lượng cuộc sống của người dân còn nhều khó khăn. Mặc khác, trong quá trình
canh tác một số vùng còn chưa có đê bao ngăn lũ và thiếu nước tưới cho sản xuất vào
mùa khô dẩn đến hiệu quả sử dụng đất không cao, làm lãng phí nguồn tài nguyên đất
đai được coi là vô cùng quý hiếm như hiện nay. Do đó, có thể thấy rỏ tầm quan trọng
của công tác quản lý đất đai cũng như làm sau có thể đánh giá thích nghi đất đai ở tỉnh
Hậu Giang nói chung và ở địa bàn xã Long Trị A nói riêng nhằm tìm ra những mô
hình canh tác phù hợp và thích nghi cao giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người
dân. Theo FAO (1976) đã đưa ra phương pháp đánh giá đất đai tự nhiên có xem xét
thêm yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Dựa trên cơ sở đó, đề tài: “đánh giá thích
nghi đất đai ở xã Long Trị A huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với mục
tiêu:
- Phân vùng thích nghi đất đai.

- Đề xuất các mô hình canh tác hiệu quả với vùng ngiên cứu.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm đất đai
1.1.1 Tài nguyên
"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật
chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người".
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số
loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày
càng tăng (Tổng cục môi trường, 2015).
Người ta phân loại tài nguyên như sau:
Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên
không tái tạo.
- Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy
trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu
sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví
dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói
mòn v.v...
- Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc
biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể
cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt
của các loài sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể
hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán,
tín ngưỡng của các cộng đồng người.
1.1.2 Đất đai
Hiện nay có nhiều định nghĩa không giống nhau về đất đai và nó có những cách nhìn
nhận khác nhau tùy vào vai trò, vị trí và mục đích nghiên cứu.
Định nghĩa được nhiều người công nhận là: Về mặt địa lý mà nói thí đất đai “ là vùng
đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặt tính mang tính ổn định, hay có
chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh thái khí quyển theo chiều tăng dần từ trên
xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước và quần thể thực
động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở
quá khứ, hiện tại và trong tương lai” (Lê Quang Trí, 2010).
Vào năm 1993, trong hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio de Janerio, Brazil (1993),
thì đất đai về mật thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì đất đai là: “ diện
tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái
ngay trên và bên dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình,
mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm
3



và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa
nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá, nhà cửa,…) (UN, 1994).
Như vật đất đai có thể bao gồm:
Điều kiện tự nhiên:
- Khí hậu
- Đất
- Nước
- Địa hình/ địa chất
- Thực vật
- Động vật
- Vị trí
- Diện tích
Kết quả hoạt động của con người:
- Mẫu hình ruộng canh tác
- Trạng thái định cư của con người
- Hệ thống thoát nước
- Đường xá
- Nhà cửa
Một số định nghĩa khác:
Luật đất đai 2013 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “ Đất đai là
tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao
nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !".
Theo Lương Văn Hinh (2003), thì đất đai là khoảng không gian có giớn hạn, theo
chiều thẳng đứng gồm: khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thục vật,
động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất;
theo chiếu nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn,

thảm thực vật cùng các thành phân khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý
nghĩa to lớn đối với hoạt đông sản xuất cũng như cược sống của xã hội loài người.
Tóm lại, theo FAO (1976) đất đai bao gồm điều kiện tự nhiên và kết quả hoạt dông
của con người.
Ngoài ra, đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất không thể thiếu của con người và sự tồn
tại của động, thực vật mà còn là giá đở cho tất cả hệ sinh thái. Vì vậy, nó là nguồn tài
nguyên vô cùng quan trọng.

4


1.1.3 Vai trò và chức năng của đất đai
1.1.3.1 Vai trò và ý nghĩa của đất đai của đất đai
Đất đai giữ vai trò và ý nghĩa đặt biệt quan trọng trong xã hội loài người, và vai trò của
đất đai đối với từng ngành rất khác nhau :
- Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ
sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng
đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra
không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các
tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
- Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất,
là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động( luôn chịu sự
tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện
lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp
luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Mặt khác, đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động
đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất đai còn là vật mang của các hệ sinh thái tự
nhiên và hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân (Lê
Quang Trí (2010).
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và những hoạt

động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây
dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất,…), vừa là phương tiện lao động (cho công
nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc,…). Như vậy đất không phải là đối
tượng của từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không thuộc về
chúng ta. Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp
theo của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai
sau (Tổng cục địa chính, 1998).
Như vậy, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí
hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài
nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất
(là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần
khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như
cuộc sống của xã hội loài người.
Hơn thế, như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh
xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất
đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức
cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố
mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên
trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh
tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong
nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản
xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc
sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con
người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của
5


cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có ghi:“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản

xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ
được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý
nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất
đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia
thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất
đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính,
có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...
1.1.3.2 Chức năng của đất đai
Đất đai có thể chia ra thành 3 nhóm chức năng chính: Kinh tế - Xã hội – Môi trường
- Nhóm chức năng về kinh tế
+ Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua việc sản xuất sinh khối
để tạo ra lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gổ và các vật liệu sinh vạt sống
khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua vật nuôi như nuối trồng
thủy sản, đánh bắt thủy sản vùng ven biển. Chức năng sản xuất.
+ Đất đai điều hòa sự tồn trữ và lưu thông của các nguồn tài nguyên nước mặt, nước
ngầm, và những ảnh hưởng chất lượng của nước. Chức năng nước.
+ Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử dụng của con người.
Chức năng tồn trữ.
- Nhóm chức năng xã hội
+ Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng khu dân cư, nhà máy và
những hoạt động xã hội như thể thao, nơi nghĩ. Chức năng không gian.
+ đất đai là nơi chức đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của loài người, và
nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu và những sử dụng đất đai trong quá khứ.
Chức năng bảo tồn di tích lịch sử.
+ Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người, đầu tư và sản xuất,
và cho sự di cuyển của thực vật, động vật giữa những vùng riêng biệt của hệ sinh thái
tự nhiên. Chức năng nối liền không gian.

- Nhóm chức năng môi trường
+ Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật trong đất thông qua việc cung cấp môi
trường sống cho sinh vật và là nơi dự trữ nguồn gen cho thực vật, động vật và vi sinh
vật, ở trên và bên dưới mặt đất. Chức năng về môi trường sống.
+ Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa khí ga từ nhà kính hay hình thành
một sự cân bằng năng lượng toàn cầu giữa phản chiếu, hấp thu hay chuyển đổi năng
lượng bức xạ mặt trời cảu chu kỳ thủy văn trên toàn cầu. chức năng điều hòa khí hậu.
+ Đất đai có khả năng hấp thụ, lọc, đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại.
Chức năng kiểm soát chất thải ô nhiễm.
6


Khả năng phù hợp của đất đai cho những chức năng này thay đổi rất lớn trên thế giới.
những đơn vị sinh cảnh, như các đơn vị ngồn tài nguyên thiên nhiên, có những biến
động riêng trong bản thân đó, nhưng những ảnh hưởng của con người thì tác động
mạnh hơn trong những biến đổi này trong cả không gian lẩn thời gian. Những chất
lượng đất đai cho một hoặc nhiều hơn một chức năng có thể cải thiện, thí dụ như
phương pháp kiểm soát xoái mòn, nhưng những hoạt động này thường là ít hơn những
hoạt động làm suy thoái đất của con người (Lê Quang Trí, 2010).
1.1.4 Sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai được biểu hiện qua kiểu sử dụng đất đai. Kiểu sử dụng đất đai là một
phần trong sự phân chia của sử dụng đất đai, đặc biệt là trong sử dụng đất nông nghiệp
và được xác định một cách tổng quát trên cơ sở sản phẩm và một phần dựa trên kỹ
thuật được áp dụng.
Như vậy, kiểu sủ dụng đất đai là một loại riêng biệt trong sử dụng đất đai và được mô
tả dưới dạng tiêu chuẩn chuẩn đoán hay đặc trưng chính. Những đặc trưng chính được
chọn lọc dựa trên cơ sở liên quan trực tiếp đến khả năng cho sản lượng cây trồng của
đất đai.
Bảng 1.1: Những đặc trưng chính quan trọng của sử dụng đất đai (beek, 1974,
FAO, 1976)

Sinh học: cây trồng

1. Loại sản phẩm: cây trồng…

Kinh tế - xã hội

2. Cường độ lao động: công nhân
3. Cường độ vốn: đầu tư cố định và hàng năm
4. Trình độ kỹ thuật

(Con người)

5.Diện tích của nông trang
6. Hệ thống quyền sử dụng đất đai

Kỹ thuật: máy móc

7. Sức kéo vủa nông trang và các công cụ khác

Cơ sở hạ tầng

8. Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng

Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người – đất
trong tổ chức các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau và môi trường. Căn cứ vào
nhu cầu của thị trường sẽ phát triển, xác định phương hướng chung và mục tiêu sử
dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công cụ của đất đai nhằm đạt tới
hiệu ít sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất (Tổng cục địa chính, 1998).
Với ý nghĩa là nhân tố sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được
thể hiện theo 4 mặt sau:

- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng
đất.
- Phân phối cơ cấu đất đai trên diện tích được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử
dụng đất đai.
7


- Quy mô sử dụng đất đai cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô kinh tế sử
dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế
tập trung thâm canh.
Một số vấn đề trong sử dụng đất hiện nay:
Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài
nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do
đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lỹ giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để
đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng
bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống.
Có những sự mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại. Nhu cầu về đất nông nghiệp,
đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so với
nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này ngày
càng cấp bách hơn theo từng năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện tích đất
cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 25 đến 50
năm tới. Ngay cả ở một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu
và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó. Trong khi đó, sự suy thoái đất
đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước ngày càng thấy rõ, nhưng trong
từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc
chấm dứt tình trạng suy thoái này ( Lê Quang Trí, 2010).
1.2. Đánh giá đất đai
1.2.1 Định nghĩa về đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là phương pháp để giải thích và dự đoán về sử dụng tiềm năng đất đai

(van Diepen, Van Keuken et al., 1991). Do đó: đánh giá đất đai là đánh giá đặt tính
của đất đai khi sử dụng cho một mục đích sử dụng đặt biệt bao gồm sự thực hiện và
thể hiện các thông tin về khảo sát và nghiên cứu dạng hình của đất đai, thực vật, khí
hậu và những khía cạnh khác của đất đai để xác định và so sánh các loại sử dụng đất
đai có triển vọng, được thiết kế và hổ trợ trong việc quản lý và quy hoạch sử dụng đất
đai.
Theo Lê Quang Trí (2010), thì quyết định thay đổi sử dụng đất đai sẽ đưa đến các khả
năng như: tạo thuận lợi cho sử dụng đất đai hay thất bại hoàn toàn. Trong sự thay đổi
này đôi khi mang tính kinh tế nhiều hơn là chú ý đến tác sự động thay đổi môi trường.
Chủ trương và quyết định trong việc sử dụng đất đai là hoạt động chính trị, thường
xuyên chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng kinh tế xã hội. Đất đai biến đổi lớn về mặt:
địa hình, khí hậu, địa chất, đất nước và thực vật bao phủ. Do đó, trong việc thay đổi sử
dụng đất đai cần chú ý đến điều kiện thuận lợi và bất lợi của môi trường.
- Đánh giá đất đai là một cơ sở và nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai. Đánh gái
đất đai ngoài việc liên quan đến các thuận lợi và bất lợi cho môi trường, kết quả này
cũng cung cấp đầy đủ những thông tin về tính chất của đất đai và những tác động môi
trường trên đó.
Nhìn chung có thể phân ra 2 cấp đánh giá:
- Đánh giá trực tiếp: bằng các thí nghiệm bố trí ngay trên vùng muốn khảo sát, sau đó
thu thập các số liệu thí nghiệm để phân tích và đánh giá thích nghi cho một vùng
chuyên biệt và cho một cách sử dụng riêng nào đó.
8


- Đánh giá gián tiếp: dựa vào tính chất tương đối và ổn định của đất và môi trường có
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cùng các mục đích sử dụng đất đai khác
nhau để đánh giá và đề ra phương pháp sử dụng đất đai.
Một định nghĩa khác của Huizing (1992), đánh giá đất đai là một then chốt quan trọng
trong việc sử dụng đất đai cho cây trồng. Kết quả đánh giá đất đai cho ta những thông
tin về thích nghi của những loại đất khác nhau (đơn vị đất đai) cho việc lựa chọn kiểu

sử dụng đất đai.
Theo FAO (1976), đánh giá đất đai là để chọn loại đất thích hợp cho các loại cây trồng
hay để thích nghi một bản đồ đất, về phương diện khả năng thích nghi cho các cây
trồng và các kỹ thuật quản lý khác.
Tóm lại, đánh giá đất đai là quy trình lựa chọn ra kiểu sử dụng đất đai thích nghi dựa
vào tính chất đất.
1.2.2 Đánh giá đất đai với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường
Yếu tố kinh tế xã hội cũng giữ vai trò rất quan trọng trong đánh giá đất đai. Những yếu
tố kinh tế xã hội thay đổi theo từng vùng khác nhau liên quan đến khu vực dân cư,
những hoạt động của con người, những quyết định liên quan đến chính trị và hành
chánh cho phép quy hoạch, chính sách bao cấp sản phẩm nông dân, hay những yếu tố
mà không thể lượng hóa được như: tập quán, đạo giáo,… Do đó, trong đánh giá đất
cần chú ý:
- Thứ nhất là những giới hạn về điều kiện tự nhiên đến sử dụng đất đai trong đó bao
gồm luôn về hiện trạng sản xuất nông nghiệp.
- Thứ hai là ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội lên chọn lọc và đưa ra thực hiện
các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng.
Sự ảnh hưởng về môi trường trong sử dụng đất đai cũng là vấn đề quan trọng nhất hiện
nay cấn thiết được chú ý trong khi thực hiện đánh gái đất đai. Sự suy thoái môi trường
do con người khai thác tài nguyên đất đai không theo quy hoạch và định hướng đã làm
cho chất lượng đất đai ngày càng cạn kiệt dần đi và môi trường tự nhiên dần bị phá
hủy làm thay đổi lớn hệ sinh thái của một vùng và ảnh hưởng đến vùng khác.
Do đó, trong phương pháp đánh giá đất đai phải đạt yêu cầu về cây trồng, kinh tế - xã
hội và môi trường. Đây là tính bền vững trong đánh giá quy hoạch sử dụng đất (FAO,
1976).
1.2.3 Phương pháp cho đánh giá đất đai
Trong đánh giá đất đai bao gồm việc điều tra khảo sát trong cả 2 phần: điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội. do đó có hai phương pháp phân biệt rõ ràng dựa vào hai yếu tố
trên và tùy thuộc vào thời gain thực hiện.
- Phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn:

+ Trong phương pháp này thì gai đoạn đầu chủ yếu là khảo sát đánh giá đất đai về mặt
điều kiện tự nhiên. Sau đó, đến giai đoạn hai là điều tra khảo sát, đánh giá và phân tích
về mặt kinh tế xã hội. Thuận lợi của phương pháp này là khi nghiên cứu chi tập chung
vào từng phần theo phương pháp rõ ràng. Thời gian thực hiện cũng được uyển chuyển
và nhân sự cũng dễ dàng tổ chức.
- Phương pháp đánh giá đất đai song song
9


+ Nghiên cứu điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên và phân tích các yếu tố kinh tế xã
hội cúng thực hiện một lúc. Thuận lợi của phương pháp này là có sự hợp tác đa ngành
cùng thực hiện. Phương pháp này thường được thực hiện cho các tỷ lệ chi tiết và bán
chi tiết.
Tuy nhiên hai phương pháp này có thể kết hợp với nhau tạo thành một chuổi liên tiếp
như kết quả khảo sát thăm dò hay sơ bộ thì có thể áp dụng phương pháp hai giai đoạn
để làm tiền đề cho việc xây dựng tỷ lệ bản đồ chi tiết và bán chi tiết bằng phương pháp
sonh song. Tuy nhiên, trong thực tế thì giữa hai phương pháp này cũng chưa được rõ
ràng vì trong phương pháp hai giai đoạn, ở giai đoạn đầu chọn lọc kiểu sử dụng đất đai
cho đánh giá thích nghi đất đai cũng cần thông tin từ lĩnh vực kinh tế xã hội (Lê
Quang Trí, 2010).
1.2.4 Qui trình đánh giá đất đai theo FAO
1.2.4.1 Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:
Theo Lê Quang Trí (2010) thì:
- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá đất đai cho sử
dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo
tồn thiên nhiên.
- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phương của cả
các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
- Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những chiều
hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện

pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp
những thông tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng đất đai.
- Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất
đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
- Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá đất
đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.
- Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới.
1.2.4.2 Qui trình đánh gia đất đai được mô tả và tiến hành qua các bước sau:
- Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến mục
tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bới các nhà qui hoạch cũng như phải
phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực
đang thực hiện.
- Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc.
- Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát
các nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm.
Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn
vị bản đồ đất đai lân cận.
- Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất
lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiêp đến các kiểu sử
dụng đất đai đã được chọn lọc.
10


- Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả
dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được
diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích
nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và
những yêu cầu về quản trị vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc
thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống

canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng
vùng và mục đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà
thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi (Lê Quang Trí, 2010).

11


MỤC ĐÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

Quốc gia, vùng, khu vực, huyện

XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
CẦN PHÁT TRIỂN

Kiến thức về điều kiện
kinh tế, xã hội

Kiến thức về điều kiện
sinh học, tự nhiên

THẢO LUẬN BAN ĐẦU

Diện tích, mục đích, tỷ lệ,
phương pháp, thời gian

KHẢO SÁT KINH TẾ, XÃ HỘI

KHẢO SÁT SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Dân số, cơ sở hạ tầng, giá,

giao thông

Hiện trạng sử dụng đất, HTCT,
năng suất và quản lý tài
nguyên

KHẢO SÁT ĐẤT ĐAI

Khí hậu, địa chất, địa mạo,
nước, thực vật, đất

Bản đồ sinh thái khí
hậu nông nghiệp

Chọn lọc kiểu sử dụng đất
đai và định nghĩa

Hiện trạng sử dụng đất đai
và cách quản lý

YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Sử dụng đất có thể điều chỉnh
theo chất lượng đất đai

Bản đồ đơn vị đất đai
và đặt tính đất

CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI


ĐỐI CHIẾU

Chất lượng đất đai có thể cải
thiện theo yêu cầu sử dụng

THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG CHO MỔI ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI

BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI

Phân tích ktxh + môi trường

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI

Hình 1.1 Qui trình đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai. De Vos
t.N.C.,1978; H.Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1977
12


1.2.4.3 Nguyên lý trong đánh gái đất đai
Sáu nguyên lý cơ bản sau đây được sử dụng cho đánh giá đất đai (FAO, 1976), (Lê
Quang Trí, 2010):
- Nguyên lý 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một
loại sử dụng chuyên biệt.
- Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần
thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
- Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
- Nguyên lý 4: Đánh giá cần đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các yếu
tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu.
- Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững.
- Nguyên lý 6: Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau.

1.2.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai
Hiện nay có ba phương pháp đánh giá đất đai chính trên thế giới (Huỳnh Thanh Hiền,
2015).
- Đánh giá đất dựa vào mô tả và xét đoán trực tiếp – Định tính
- Đánh giá đất đai theo cách cho điểm các chỉ tiêu từ 0 – 100 điểm
- Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất với điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội – định lượng.
Tại việt Nam đánh giá đất đai đã có từ lâu gắn liền với lịch sử sản xuất và phát triển
nông nhiệp.
- Trong thời kỳ phong kiến thực dân: Đánh giá đất theo hạng đất “tứ hạng điền – lục
hạng thổ”
- Sau hòa bình năm 1954 – 1990: Đánh giá đất theo đặc điểm và khả năng sử dụng các
loại đất phát sinh tiếp đó phân hạng đất.
- Từ những năm 1990 đến nay: Đánh giá đất theo chỉ dẩn của FAO với quan điểm
đánh giá tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp đối với điều
kiện sinh thái, kinh tế, xã hội.
1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu xã Long Trị A huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Long Trị A nằm ở phía Đông của huyện Long Mỹ, có vị trí được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp xã Long Bình;
- Phía Đông giáp xã Long Trị và xã Tân Phú;
- Phía Nam giáp các xã Long Phú;
- Phía Tây giáp thị trấn Long Mỹ.

13


Tổng diện tích tự nhiên của xã 2.041,43 ha (Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày
31/12/2010), dân số 8.072 người (NGTK 2011), chiếm 5,12 % diện tích và 5,18 % dân

số toàn huyện.
Xã Long Trị A có vị trí tiếp giáp với trung tâm huyện lỵ Long Mỹ, trên địa bàn xã có
sông Cái Lớn và kênh Hậu Giang 3 chạy qua, là điều kiện hết sức thuận lợi để xã đẩy
mạnh phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng hàng
hóa phục vụ cho nhu cầu đô thị và công nghiệp.
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Long Trị A nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng với cao độ biến
đổi từ 0,6 - 1,1 m theo hướng thấp dần về hướng Nam, Tây Nam và bị chia cắt bởi hệ
thống kênh rạch khá dày. Nhìn chung, xã có nền đất tương đối thấp, thường xuyên bị
ngập lũ vào mùa mưa (thời gian ngập từ 1 - 2 tháng). Địa hình bằng phẳng khá thuận
lợi cho việc canh tác lúa nước, các loại rau màu và cây ăn trái, xây dựng các khu dân
cư và hệ thống cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do hệ thống kênh rạch phân bố tương đối dày
nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ gặp
nhiều khó khăn và tốn kém.
1.3.1.3. Khí hậu
Long Trị A nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nóng ẩm, mang
những nét đặc trưng của khí hậu vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Khí hậu được chia
làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng cuối tháng 10 và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu của xã Long Trị A nói riêng và huyện Long Mỹ nói
chung rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới,
đặc biệt có thế mạnh đối với cây lúa; các loại cây công nghiệp và cây ăn quả đều cho
năng suất và sản lượng khá cao.
1.3.1.4. Chế độ thuỷ văn
Chế độ thủy văn có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, gió, đặc điểm địa hình, hệ
thống sông rạch và thủy triều. Long Trị A mang những nét đặc trưng của vùng sông
nước Cửu Long với hệ thống kênh rạch chằng chịt (mật độ khoảng 1,5 km/km2), cùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa hàng năm lớn đã tạo cho nơi đây có một chế
độ thuỷ văn đặc trưng.
1.3.1.5. Tình trạng ngập lụt

Đây là một trong những hiện tượng thủy văn đặc trưng, xảy ra thường xuyên và có
tính quy luật ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Tình trạng ngập lụt ở Long Trị A xảy
ra trên diện rộng với thời gian ngập khoảng 1 đến 2 tháng (khoảng từ tháng 9 đến
tháng 11 hàng năm).
Tình trạng ngập lụt đã gây ra những khó khăn nhất định trong sản xuất cũng như sinh
hoạt hàng ngày của đồng bào vùng lũ; song nó cũng có mặt thuận lợi rất lớn là góp
phần bồi đắp thêm phù sa màu mỡ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thau mặn
rửa phèn và tàn dư của các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.

14


×