Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Mô hình hóa sự thay đổi nồng độ oxi trong môi trường nước dưới tác động của lớp bùn đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.83 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN HÓA HỌC
------------ 

 
 

LÊ MINH THÀNH
 
 
 
MÔ HÌNH HÓA SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ OXI
TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LỚP BÙN ĐÁY 

 
Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý 
Mã số: 62.44.01.19 
 
 
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
 
 
 
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. LÊ QUỐC HÙNG
2. TS. PHẠM HỒNG PHONG
 


Hà Nội – 2015
 


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Lê Minh Thành, nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa lý thuyết và 
Hóa lý, khóa 2010-2014. Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Mô hình hóa sự thay đổi
nồng độ oxi trong môi trường nước dưới tác động của lớp bùn đáy” là công trình 
nghiên cứu của riêng tôi, đây là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa 
học của GS.TS. Lê Quốc Hùng và TS. Phạm Hồng Phong. Các số liệu, kết quả trình 
bày trong luận án hoàn toàn thu được từ quá trình tính toán lý thuyết và đo đạc thực 
nghiệm của bản thân, được tiến hành một cách trung thực và không sao chép. Các 
tài liệu và thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc. 
 

 

 

 

 

 

 

Nghiên cứu sinh

 


 

 

 

 

 

Lê Minh Thành

 
 
 
 
 
 

 




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS.TS. 
Lê Quốc Hùng và TS. Phạm Hồng Phong, những người đã truyền cho tôi tri thức, 
cũng như tâm huyết nghiên cứu khoa học, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và 
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận án này!  

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi 
cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia nghiên cứu sinh!   
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, các anh chị và các em Phòng Ứng 
dụng  Tin  học  trong  Hóa  học,  Viện  Hóa  học  –  Viện  Hàn  lâm  Khoa  học  và  Công 
nghệ Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và trợ giúp tôi thực hiện các 
nghiên cứu! 
Và  tôi  xin  gửi  lời  cảm  ơn  chân  thành  tới  các  đồng  nghiệp,  bạn  bè,  những 
người đã luôn quan tâm, động viên tôi trong suốt thời gian qua!  
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm đặc biệt đến gia đình, người thân của tôi, 
những người đã luôn tin tưởng, động viên và tiếp sức cho tôi thêm nghị lực để tôi 
vững bước và vượt qua mọi khó khăn! 
 

 

 

 

 

 

 

       Tác giả

 


 

 

 

 

 

Lê Minh Thành

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

ii 



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii 
MỤC LỤC................................................................................................................. iii 
Danh mục kí hiệu ...................................................................................................... vi 
Danh mục hình ............................................................................................................x 
Danh mục bảng ....................................................................................................... xiii 
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 
1   Lý do lựa chọn đề tài luận án.............................................................................1 
2   Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án..................................2 
3   Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận án...............................................3 
4   Nội dung nghiên cứu..........................................................................................3 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................5 
1.1   Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ oxi hòa tan trong nước ...........................5 
1.1.1   Sự trao đổi oxi giữa không khí và nước ..................................................6 
1.1.2   Quá trình quang hợp và hô hấp của thủy sinh vật ...................................8 
1.1.3   Nhu cầu oxi sinh hóa .............................................................................14 
1.1.4   Nhu cầu oxi bùn đáy..............................................................................16 
1.1.5   Nhu cầu oxi hóa học ..............................................................................18 
1.1.6   Quá trình nitrat hóa................................................................................20 
1.1.7   Sự xáo trộn và lắng đọng chất hữu cơ giữa trầm tích và nước..............21 
1.1.8   Các yếu tố khác ảnh hưởng đến oxi hòa tan..........................................22 
1.2   Các tính chất của bùn đáy .............................................................................28 
1.2.1   Thành phần hóa học của bùn đáy ..........................................................29 
1.2.2   Độ xốp của bùn đáy...............................................................................30 
1.2.3   Mật độ của bùn đáy ...............................................................................31 
1.2.4   Tỉ khối của bùn đáy ...............................................................................31 
1.3   Nghiên cứu về mô hình hóa các thông số chất lượng nước..........................31 
1.3.1   Phương trình lan truyền khuếch tán tổng quát ......................................32 


 

iii 


1.3.2   Các dạng điều kiện biên ........................................................................34 
1.3.3   Các dạng phương trình đạo hàm riêng trong phần mềm Comsol 
Multiphysics .....................................................................................................35 
1.4   Tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết.................................37 
1.4.1   Tình hình nghiên cứu.............................................................................37 
1.4.2   Những vấn đề cần giải quyết .................................................................39 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................42 
2.1   Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình oxi hòa tan.............................................42 
2.1.1   Các giả thiết trong xây dựng mô hình ...................................................42 
2.1.2   Các yếu tố trong mô hình oxi hòa tan ...................................................42 
2.1.3   Thiết lập và giải mô hình.......................................................................49 
2.2   Thiết bị và phần mềm sử dụng......................................................................49 
2.2.1   Mô hình vật lý và thiết bị ......................................................................49 
2.2.2   Phần mềm máy tính ...............................................................................52 
2.3   Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................53 
2.3.1   Phương pháp số giải bài toán khuếch tán ..............................................53 
2.3.2   Phương pháp xây dựng và đánh giá mô hình ........................................54 
2.3.3   Phương pháp đo đạc thực nghiệm .........................................................59 
2.4   Nhận xét chương 2........................................................................................64 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................65 
3.1   Bước đầu khảo sát khả năng mô phỏng của mô hình oxi hòa tan ................65 
3.1.1   Thiết lập mô hình và phương trình mô tả..............................................66 
3.1.2   Kết quả mô phỏng .................................................................................72 
3.1.3   Nhận xét mô hình 1 ...............................................................................83 

3.2   Mô hình oxi hòa tan do ảnh hưởng chủ đạo bởi bùn đáy .............................85 
3.2.1   Thiết lập mô hình và phương trình mô tả..............................................86 
3.2.2   Đánh giá mô hình, so sánh kết quả mô phỏng và khảo sát sự biến thiên 
nồng độ oxi hòa tan ..........................................................................................90 
3.2.3   Nhận xét mô hình 2 ...............................................................................99 

 

iv 


3.3   Mô hình khảo sát oxi hòa tan tại khu vực ranh giới pha bùn – nước .........101 
3.3.1   Thiết lập mô hình và phương trình mô tả............................................102 
3.3.2   Đánh giá mô hình, so sánh kết quả mô phỏng và khảo sát sự biến thiên 
nồng độ oxi hòa tan ........................................................................................107 
3.3.3   Nhận xét mô hình 3 .............................................................................113 
3.4   Mô hình tổng hợp........................................................................................116 
3.4.1   Thiết lập mô hình và phương trình mô tả............................................117 
3.4.2   So sánh kết quả mô phỏng và phân tích độ nhạy ................................121 
3.4.3   Nhận xét mô hình 4 .............................................................................127 
3.5   Nhận xét chương 3......................................................................................129 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................131 
1   Kết luận..........................................................................................................131 
2   Những đóng góp mới của luận án..................................................................133 
3   Các kiến nghị, đề xuất....................................................................................134 
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐàCÔNG BỐ ......................................................135 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................136 
PHỤ LỤC................................................................................................................147 
PL.1   Một số mô hình toán học của oxi hòa tan theo lịch sử.............................147 
PL.2   Các dạng phương trình tham khảo tính hằng số k2 ..................................150 

PL.3   Các toán tử thường gặp trong phương trình PDE ....................................152 
PL.4   Quy trình thực hiện giải số hệ phương trình PDE bằng phần mềm Comsol 
Multiphysics........................................................................................................153 
PL.5   Thành phần và tính chất của một số mẫu bùn đáy nghiên cứu ................164 
PL.6   Một số kết quả đo đạc nồng độ DO trong thực tế ....................................164 
 
 
 
 

 




Danh mục kí hiệu

 



Hệ số hấp thụ 

BOD 

Nhu cầu oxi sinh hóa. 

CA  

Nồng độ của chất A tại thời điểm t bất kỳ (mg/L). 


CAlg

Nồng độ tảo trong nước (mg/L). 

CBOD 

Nhu cầu oxi sinh hóa của hợp chất hữu cơ chứa cacbon. 

CBOD

Giá trị BOD (mg/L), đại diện cho nồng độ các chất hữu cơ tiêu thụ oxi. 

CBODo

Giá trị BOD ở thời điểm ban đầu (mg/L). 

CBODsed

Giá trị BOD trong lớp bùn đáy (mg/L). 

CClo

Nồng độ ion clorua trong nước (mg/L). 

CCOD

Giá trị COD (mg/L). 

CDO


Nồng độ DO tại thời điểm bất kỳ (mg/L). 

CDO∞

Nồng độ DO ở xa vô cực (mg/L). 

CDOdef

Nồng độ DO thiếu hụt so với nồng độ DO bão hòa (mg/L). 

CDOint

Nồng độ DO tại ranh giới pha bùn – nước (mg/L). 

CDOo

Nồng độ DO tại thời điểm ban đầu (mg/L). 

CDOobs

Nồng độ DO đo đạc (mg/L). 

CDOsat

Nồng độ DO bão hòa (mg/L). 

CDOsim

Nồng độ DO mô phỏng (mg/L). 


COD 

Nhu cầu oxi hóa học. 

CSOD

Giá trị SOD (mg/L). 

D

Hệ số khuếch tán của chất tan trong nước (m2/s). 

d

Độ dày lớp bùn đáy (m). 

D1

Hệ số khuếch tán của oxi hòa tan trong nước (m2/s). 

D1*

Hệ số khuếch tán của oxi trong môi trường bùn (m2/s).  

D2

Hệ số khuếch tán của chất hữu cơ hòa tan trong nước (m2/s). 

da


Hệ số thấm. 

DO 

Oxi hòa tan. 

ea

Hệ số khối. 

vi 




Số hạng nguồn 

fc 

Ứng suất cắt tới hạn (critical shear stress) (N/m2) 

FEM 

Phương pháp phần tử hữu hạn. 

fr 

Ứng suất cắt tham chiếu (reference shear stress) (N/m2) 


fs 

Ứng suất cắt (shear stress) (N/m2) 

h

Độ sâu môi trường nước (m). 

k1

Hằng số tốc độ tiêu thụ DO bởi chất hữu cơ dạng bậc nhất (1/s). 

k1*

Hằng số tốc độ tiêu thụ DO bởi chất hữu cơ dạng bậc hai (L mg-1 s-1). 

k2 

Hằng số tốc độ trao đổi oxi tại ranh giới pha nước – không khí (1/s). 

k2*

Hằng số tốc độ trao đổi oxi tại giữa nước – không khí ở điều kiện biên (1/m). 

k3

Hằng số tốc độ tiêu thụ DO bởi bùn đáy (mg L-1 s-1). 

k3*


Hằng số tốc độ tiêu thụ DO bởi bùn đáy ở điều kiện biên (mg L-1 m-1). 

k4 

Hằng số tốc độ phản ứng khử của COD (1/s). 

k5 

Hằng số tốc độ phản ứng nitrat hóa (1/s). 

kAlg 

Hằng số tốc độ tảo chết (1/s). 

kDOhalf

Hằng số bán bão hòa của DO (mg/L) 

kH

Hằng số Henry (L atm/mol) 

krese 

Hằng số tốc độ tổng hợp các quá trình phát tán chất hữu cơ từ bùn vào 
nước và lắng đọng chất hữu cơ từ nước vào bùn (1/s). 

krese*

Hằng số tốc độ tổng hợp các quá trình phát tán chất hữu cơ từ bùn vào 

nước và lắng đọng chất hữu cơ từ nước vào bùn ở điều kiện biên (1/m). 

kset 

Hằng số tốc độ lắng đọng của chất hữu cơ (1/s). 

kset* 

Hằng số tốc độ lắng đọng của chất hữu cơ ở điều kiện biên (1/m). 

n

Vectơ pháp tuyến trên biên của vùng tính toán, hướng ra phía ngoài. 

NBOD 

Nhu cầu oxi sinh hóa của hợp chất hữu cơ chứa nitơ. 

Oxyz

Hệ tọa độ Descartes với trục Ox là chiều rộng (m); trục Oy là chiều dài 
(m); Oz là chiều sâu (m) của môi trường nước. 

 

P

Tốc độ oxi sinh ra do quang hợp (mg L-1 h-1) 

PDE 


Phương trình đạo hàm riêng. 

vii 


Pmax

Tốc độ oxi sinh ra tối đa (mg L-1 h-1) 

R

Tốc độ oxi tiêu thụ do hô hấp của thực vật (mg L-1 h-1) 

R2

Hệ số xác định 

RSS 

Tổng bình phương phần dư 

SOD 

Nhu cầu oxi bùn đáy. 

SR 

Tỉ số độ nhạy 


Ssed

Diện tích tiếp xúc giữa bề mặt bùn đáy và nước (m2) 

t

Thời gian (s). 

T

Nhiệt độ (oC). 

TSS 

Tổng bình phương toàn phần 

v

Vận tốc dòng chảy của nước (m/s). 

V

Vận tốc của gió (m/s). 

vBOD

Vận  tốc  trao  đổi  chất  hữu  cơ  tại  bề  mặt  nguồn  thải  ở  điều  kiện  biên  
(mg L-1 m-1). 

 


vDO

Vận tốc trao đổi oxi tại ranh giới pha không khí – nước (m/s). 

X1

Giá trị đầu vào cơ sở của biến X. 

X2

Giá trị đầu vào của biến X sau khi tăng/giảm một lượng xác định. 

X3

Sinh khối của vi sinh vật dị dưỡng (mg/L). 

X4

Sinh khối của vi sinh vật tự dưỡng (mg/L). 

Y1

Giá trị đầu ra cơ sở tương ứng với biến X1. 

Y2

Giá trị đầu ra tương ứng với biến X2. 

α


Hệ số đối lưu dòng bảo toàn 

α1, α2

Bộ hệ số điều chỉnh tương ứng với quá trình quang hợp. 

α3, α4

Bộ hệ số điều chỉnh tương ứng với quá trình hô hấp. 

Pcons

Tốc độ oxi tiêu thụ do hô hấp (mg L-1 ngày-1). 

β 

Hệ số đối lưu 

β1

Lượng oxi được tạo ra từ mỗi đơn vị khối lượng của tảo (g O2/g tảo).

β2

Lượng oxi được tiêu thụ từ mỗi đơn vị khối lượng của tảo (g O2/g tảo). 

β3

Tốc độ quang hợp của tảo (1/s). 


viii 


 

β4

Tốc độ hô hấp của tảo (1/s). 

γ 

Số hạng nguồn của dòng bảo toàn. 

γ1

Hằng số tốc độ phát triển của vi sinh vật dị dưỡng (1/s). 

γ2

Hằng số tốc độ phát triển của vi sinh vật tự dưỡng (1/s). 

δs

Độ sâu xâm nhập (m) 

δw

Độ dầy lớp biên khuếch tán (m) 


θs

Hệ số điều chỉnh nhiệt độ. 

µ

Nhân tử Lagrange 

ε

Phần thời gian của ngày có ánh sáng mặt trời. 

μ*

Tốc độ tiêu thụ oxi sinh hóa cực đại (mg L-1 ngày-1) 



Vùng tính toán.  

∂Ω

Biên của vùng tính toán. 

θ 

Hệ số điều chỉnh nhiệt độ. 

ix 



Danh mục hình
Hình 1.1.  Minh họa các nguồn sinh và tiêu thụ oxi trong tự nhiên [9] .....................6 
Hình 1.2.  Ngưỡng nồng độ oxi cho sự tồn tại và phát triển của thủy sinh vật........10 
Hình 1.3.  Ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm đến nồng độ DO [32].14 
Hình 1.4.  Ảnh hưởng của dòng chảy tới nồng độ DO [32].....................................25 
Hình 1.5.  Sự biến đổi nồng độ DO theo ngày đêm ở môi trường nước ..................27 
Hình 1.6.  Minh họa các dạng điều kiện biên trên biên ∂Ω của miền xác định Ω ...34 
Hình 2.1.  Mô hình vật lý nghiên cứu oxi hòa tan trong phòng thí nghiệm.............50 
Hình 2.2.  Thiết bị đo DO đa kênh (MCDM) ghép nối máy tính.............................50 
Hình 2.3.  Các loại sensor dùng để đo oxi hòa tan ...................................................51 
Hình 2.4.  Cấu tạo sensor DO...................................................................................51 
Hình 2.5.  Phần mềm đo đa kênh oxi hòa tan...........................................................52 
Hình 2.6.  Các bước cơ bản trong phương pháp FEM .............................................54 
Hình 2.7.  Minh họa các bước để xây dựng một mô hình mô phỏng.......................56 
Hình 2.8.  Minh họa thiết kế các cột nước trong mô hình vật lý..............................59 
Hình 2.9.  Các vị trí lấy mẫu bùn đo đạc trong thực tế ............................................60 
Hình 2.10.  Sơ đồ bố trí hệ thống MCDM đo đa tầng trên mô hình vật lý ..............61 
Hình 2.11.  Hệ thống MCDM đo đạc DO trong phòng thí nghiệm .........................61 
Hình 2.12.  Vị trí các hồ vùng Hà Nội được đo nồng độ DO...................................62 
Hình 2.13.  Sơ đồ bố trí hệ thống MCDM đo đa tầng trong hồ tự nhiên .................63 
Hình 3.1.  Minh họa hệ khảo sát trong hệ tọa độ Descartes Oxyz (m) ....................67 
Hình 3.2.  Sự biến thiên nồng độ DO (mg/L) trong toàn bộ hệ ...............................73 
Hình 3.3.  Nồng độ DO (mg/L) trong hệ theo mặt phẳng Oyz ................................74 
Hình 3.4.  Sự biến thiên nồng độ DO theo thời gian tại một số vị trí ......................75 
Hình 3.5.  Đường đồng mức nồng độ DO (mg/L) theo mặt phẳng Oyz (a, b); và 
theo mặt phẳng Oxy (c, d).........................................................................................76 
Hình 3.6.  Xu hướng biến đổi nồng độ DO (mg/L) theo mặt phẳng Oyz (a, b); và 
theo mặt phẳng Oxy (c, d).........................................................................................78 
Hình 3.7.  Kết quả tính thời gian hồi phục DO tại một số vị trí...............................79 


 




Hình 3.8.  Sự biến thiên nồng độ DO (mg/L) trong hệ trong trường hợp nhiều 
nguồn thải hữu cơ......................................................................................................80 
Hình 3.9.  Nồng độ DO (mg/L) trong hệ theo mặt phẳng Oyz ................................82 
Hình 3.10.  Các thành phần trong hệ nghiên cứu .....................................................86 
Hình 3.11.  So sánh kết quả mô phỏng và đo đạc sự biến thiên nồng độ DO, cùng 
kết quả phân tích tương quan trong quá trình hiệu chỉnh .........................................91 
Hình 3.12.  So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét đứt) 
sự biến thiên nồng độ DO trong cột nước 1,0 m (hình a, b), cột nước 0,5 m (hình c, 
d), cùng kết quả phân tích tương quan trong quá trình kiểm chứng .........................92 
Hình 3.13.  Giá trị SR của một số tham số trong mô hình 2 ....................................94 
Hình 3.14.  Mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO trong cột nước 0,5 m .................95 
Hình 3.15.  Mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO tại một số vị trí...........................97 
Hình 3.16.  Mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO trong các môi trường nước khác 
nhau của các vị trí A(0;0;-0.49), E(0;0;-0.99) và J(0;0;-1.99) ..................................98 
Hình 3.17.  Các thành phần trong hệ khảo sát........................................................102 
Hình 3.18.  So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét đứt) 
sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan trong hiệu chỉnh, tại 
vị trí cách bề mặt bùn 1,0 cm ..................................................................................107 
Hình 3.19.  Giá trị nồng độ DO mô phỏng (đường nét liền), DO đo đạc (đường nét 
đứt) và kết quả phân tích tương quan trong quá trình kiểm chứng, tại vị trí cách bề 
mặt bùn 1,0 cm........................................................................................................108 
Hình 3.20.  Giá trị SR của một số tham số trong mô hình 3 ..................................110 
Hình 3.21.  Mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO gần ranh giới pha bùn – nước..111 
Hình 3.22.  So sánh kết quả mô phỏng (của mô hình 3, mô hình 2) và đo đạc sự 

biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan tương ứng .................112 
Hình 3.23.  Minh họa các yếu tố ảnh hưởng tới DO trong bài toán.......................117 
Hình 3.24.  So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét đứt) 
sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan..............................122 
Hình 3.25.  So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét đứt) 
sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan..............................125 

 

xi 


Hình 3.26.  Giá trị SR của một số tham số trong mô hình 4 ..................................126 
Hình 3.27.  Mối liên hệ giữa bốn mô hình .............................................................129 
Hình PL.1.  Tọa độ Oyz trong mô hình của O’Connor .........................................147 
Hình PL.2.  Miền khảo sát giả định .......................................................................155 
Hình PL.3.  Chọn chiều không gian.......................................................................156 
Hình PL.4 . Chọn module tính toán .......................................................................156 
Hình PL.5.  Khai báo tên và số biến số..................................................................157 
Hình PL.6.  Chọn kiểu tính toán ............................................................................157 
Hình PL.7.  Vẽ miền khảo sát ................................................................................157 
Hình PL.8.  Chọn thuộc tính của miền khảo sát ....................................................158 
Hình PL.9.  Nhập các thông số cần sử dụng ..........................................................158 
Hình PL.10.  Nhập hệ phương trình chủ đạo .........................................................159 
Hình PL.11.  Nhập điều kiện ban đầu....................................................................159 
Hình PL.12.  Tạo điều kiện biên Neumann cho mặt nước.....................................160 
Hình PL.13.  Nhập điều kiện biên cho mặt nước...................................................160 
Hình PL.14.  Tạo điều kiện biên cho ranh giới bùn – nước...................................161 
Hình PL.15.  Nhập điều kiện biên cho ranh giới bùn – nước ................................161 
Hình PL.16.  Điều kiện biên cho các mặt bên .......................................................162 

Hình PL.17.  Chia lưới cho miền khảo sát.............................................................162 
Hình PL.18.  Nhập khoảng thời gian cần mô phỏng..............................................163 
Hình PL.19.  Thực hiện tính toán...........................................................................163 
 

 

xii 


Danh mục bảng
Bảng 1.1.  Giá trị BOD của một số nguồn nước [33]...............................................15 
Bảng 1.2.  Độ hòa tan của DO trong nước (mg/L) phụ thuộc vào nhiệt độ, độ muối 
tại điều kiện không khí ẩm, áp suất 760 mmHg [13]................................................23 
Bảng 1.3.  Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ cao đến nồng độ DO (mg/L) [12] ..........28 
Bảng 1.4.  Phân loại trầm tích theo kích thước hạt [66]...........................................29 
Bảng 1.5.  Thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra [4] ...............................30 
Bảng 2.1.  Tọa độ các vị trí lấy mẫu bùn đo đạc ......................................................60 
Bảng 2.2.  Các vị trị đo nồng độ DO ........................................................................62 
Bảng 3.1.  Nồng độ chất hữu cơ tại bề mặt nguồn thải theo các mốc thời gian.......70 
Bảng 3.2.  Giá trị các tham số, hệ số sử dụng trong mô hình 1................................71 
Bảng 3.3.  Giá trị các tham số, hệ số sử dụng trong mô hình 2................................89 
Bảng 3.4.  Giá trị các tham số, hệ số sử dụng trong mô hình 3..............................105 
Bảng 3.5.  Giá trị các tham số, hệ số sử dụng trong mô hình 4..............................121 
Bảng 3.6.  Giá trị các tham số, hệ số sử dụng trong mô hình 4..............................124 
Bảng PL.1.  Một vài phương trình dự đoán k2 trong sông, suối ............................151 
Bảng PL.2.  Một vài phương trình dự đoán k2 cho ao, hồ, đầm ............................152 
Bảng PL.3.  Giá trị các tham số và hệ số giả định .................................................155 
Bảng PL.4.  Thành phần cơ, lý, hóa của một số mẫu bùn đã sử dụng ...................164 
Bảng PL.5.  Nồng độ DO theo thời gian trong cột nước 2,0 m (số liệu được sử dụng 

trong mô hình 2)......................................................................................................164 
Bảng PL.6.  Nồng độ DO theo thời gian trong cột nước 1,0 m (số liệu được sử dụng 
trong mô hình 2)......................................................................................................166 
Bảng PL.7.  Nồng độ DO theo thời gian trong cột nước 0,5 m (số liệu được sử dụng 
trong mô hình 2)......................................................................................................168 
Bảng PL.8.  Nồng độ DO theo thời gian trong cột nước 2,0 m (số liệu được sử dụng 
trong mô hình 3)......................................................................................................170 
Bảng PL.9.  Nồng độ DO theo thời gian (số liệu được sử dụng trong mô hình 3) 170 

 

xiii 


Bảng PL.10.  Nồng độ DO ở hồ Bảy Mẫu theo độ sâu (số liệu được sử dụng trong 
mô hình 4) ...............................................................................................................172 
Bảng PL.11.  Nồng độ DO ở hồ Gươm theo độ sâu (số liệu được sử dụng trong mô 
hình 4) .....................................................................................................................173 
Bảng PL.12.  Nồng độ DO ở hồ Tây theo độ sâu (số liệu được sử dụng trong mô 
hình 4) .....................................................................................................................173 
Bảng PL.13.  Nồng độ DO ở hồ Hòa Bình theo độ sâu (số liệu được sử dụng trong 
mô hình 4) ...............................................................................................................173 
 
 

 

xiv 



 

MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Một trong các thông số quyết định đến chất lượng nước là lượng oxi hòa tan 
(Dissolved Oxygen – DO). Giá trị thông số này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như 
không khí, hệ thủy sinh vật trong nước và bùn đáy. Bên cạnh đó, DO còn tham gia 
vào các quá trình hóa học, sinh hóa trong môi trường nước. Vì vậy, DO được coi là 
một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước và kiểm soát chất lượng môi trường, 
đồng thời là thước đo mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học [1, 
2]. Đồng thời, các nghiên cứu liên quan đến DO là thực sự cần thiết trong việc đánh 
giá, quản lý chất lượng môi trường nước. 
Một  trong  những  hướng  nghiên  cứu  đang  được  quan  tâm  nghiên  cứu  hiện 
nay đó là sự phân bố DO trong môi trường nước khi bị tác động bởi các điều kiện 
môi trường trong đó có lớp bùn đáy. Lớp bùn đáy thường có hàm lượng chất hữu cơ 
phân hủy sinh học rất lớn, và cũng là đối tượng gây ảnh hưởng mạnh nhất đến sự 
thay đổi hàm lượng DO trong nước, nhất là ở những vùng nước ô nhiễm hoặc vùng 
nước nuôi trồng thủy sản [3, 4]. Ví dụ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để hạn 
chế quá trình DO bị tiêu thụ bởi nhu cầu oxi bùn đáy cũng là để đảm bảo vệ sinh 
cho ao hồ thì việc cải tạo bùn đáy ao hồ là cần thiết và phải được tiến hành định kỳ. 
Do đó, nghiên cứu về ảnh hưởng của bùn đáy đến sự phân bố DO đang là một vấn 
đề khá bức thiết và cần được quan tâm nghiên cứu. 
Trong các phương pháp nghiên cứu sự biến đổi nồng độ DO dưới tác động 
của  lớp  bùn  đáy,  phương  pháp  mô  hình  hóa  bằng  cách  sử  dụng  các  phương  trình 
toán học là một hướng nghiên cứu còn khá mới. Mô hình hóa là một công cụ mạnh 
giúp  đưa  ra  những  đánh  giá,  dự  báo  sự  thay  đổi  của  nồng  độ  DO  cũng  như  các 
thông  số  chất  lượng  nước  khác  dưới  tác  động  của  thiên  nhiên  cũng  như  các  hoạt 
động của con người. Mô hình hóa cũng giúp cho việc khảo sát, đánh giá riêng rẽ các 
yếu tố được thuận lợi hơn; điều mà thường không thể thí nghiệm được trong môi 
trường tự nhiên vì sự phức tạp và ảnh hưởng lẫn nhau của vô số các yếu tố khác lên 

đối tượng khảo sát. Trên thế giới, hướng nghiên cứu mô hình hóa sự biến đổi nồng 

 




 

độ  DO  do  ảnh  hưởng  của  lớp  bùn  đáy  đã  có  những  kết  quả  nhất  định  [5-7].  Tuy 
nhiên, để thu được những kết quả đó các tác giả đã sử dụng các phương trình toán 
học đã được công bố để áp dụng cho các sông hồ hoặc vùng nước cụ thể, mà chưa 
đưa ra một mô hình toán học mới hơn. Ở Việt Nam cho đến nay, hướng nghiên cứu 
này vẫn còn để ngỏ với nhiều thách thức, chưa có công trình nghiên cứu nào được 
công bố.  
Từ các lý do ở trên, kết hợp với kinh nghiệm của tập thể hướng dẫn, luận án 
hướng  đến  vấn  đề  “Mô hình hóa sự thay đổi nồng độ oxi trong môi trường nước
dưới tác động của lớp bùn đáy” làm nội dung nghiên cứu.  
2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục  đích  của  luận  án  nhằm  xây  dựng  và  phát  triển  mô  hình  toán  học  mô 
phỏng sự biến đổi nồng độ DO trong nước dưới tác động chủ yếu của bùn đáy và 
một số yếu tố khác như: sự khuếch tán, tiêu thụ oxi bởi vi khuẩn tham gia phân hủy 
chất  hữu  cơ  chất  hữu  cơ,  quá  trình  trao  đổi  oxi  giữa  không  khí  và  nước....  Đồng 
thời, khảo sát sự biến đổi nồng độ DO dưới tác động của lớp bùn đáy.  
DO – đối tượng nghiên cứu của bản luận án, là thông số chịu tác động của 
nhiều  quá  trình  như:  hóa  học,  vật  lý,  sinh  học,  thủy  lực,  khuếch  tán  trong  môi 
trường nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong bản luận án chỉ tập trung vào các quá 
trình hóa học và khuếch tán, bởi đây là các quá trình thuộc lĩnh vực Hóa lý thuyết 
và Hóa lý. Để đạt được mục đích đó, các phương trình toán học mô phỏng sự biến 
đổi nồng độ DO cũng như quá trình liên quan là khuếch tán cũng đã được tập trung 

nghiên cứu. 
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trong môi trường nước ngọt, 
trong đó quá trình thực nghiệm chủ yếu được tiến hành với hệ thống nước cấp sinh 
hoạt và nước trong các hồ tự nhiên khu vực Hà Nội và Hòa Bình, trong đó các hồ tự 
nhiên đều được giả thiết là hồ tĩnh  (không có dòng  chảy  trong  môi trường nước). 
Đồng thời, quá trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động lên DO (đã 
nêu trong phần mục đích luận án ở trên) được tiến hành dưới góc độ Hóa lý thuyết 
và Hóa lý. Việc xây dựng các bài toán biên được xuất phát từ các phương trình toán 

 




 

học mô tả các quá trình hóa, lý của các yếu tố liên quan đến DO đã nêu. Việc giải 
các bài toán biên đó được tiến hành thông qua phần mềm Comsol Multiphysics. 
3 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học:  
o Đã đưa ra được dạng phương trình động học mô tả tổng quát hơn sự tiêu 
thụ oxi bởi phản ứng sinh hóa với các chất hữu cơ trong môi trường nước. 
o Đã xây dựng được mô hình toán học mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO 
trong môi trường nước, trong đó đã kết nối được các kiến thức toán học, 
vật lý, hóa học vào việc mô phỏng.  
o Luận án đã kết hợp được giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý thuyết 
với thực tế. 
Ý nghĩa thực tiễn:
o Đưa  ra được  mô hình  toán học mô  phỏng sự  biến  đổi  nồng độ DO, mô 
hình  được  sử  dụng  như  một  công  cụ  để  dự  đoán,  so  sánh,  đánh  giá  sự 

biến đổi hàm lượng DO trong nguồn nước theo thời gian dưới tác động 
của các yếu tố như bùn đáy, chất hữu cơ phân hủy tiêu thụ oxi...  
o Tạo  được  cơ  sở  cho  định  hướng  nghiên  cứu  chuyên  sâu  giải  quyết  các 
vấn đề của thực tiễn chăn nuôi thủy sản. 
o Góp phần vào việc nghiên cứu, bảo vệ chất lượng môi trường nước. 
4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các điểm sau: 
o Xây  dựng  mô  hình  toán  học,  các  phương  trình  mô  tả  các  quá  trình  hóa 
học, vật lý, sinh học liên quan đến sự sinh ra và tiêu thụ oxi trong nước. 
Cụ thể: quá trình trao đổi oxi giữa không khí và nước, nhu cầu oxi sinh 
hóa (BOD), nhu cầu oxi bùn đáy (SOD), sự xáo trộn và lắng đọng chất 
hữu cơ giữa bùn và nước, quá trình khuếch tán của DO và các chất hữu 
cơ tiêu thụ oxi. 
o Thiết  lập  các bài  toán  biên  nhằm  khảo  sát sự  biến đổi của nồng  độ  DO 
trong  một  số  trường  hợp  cụ  thể:  khảo  sát lý  thuyết khả năng  mô phỏng 

 




 

của mô hình, xây dựng mô hình DO do ảnh hưởng chủ đạo của bùn đáy, 
xây dựng mô hình khảo sát DO tại khu vực ranh giới pha bùn nước, và 
xây dựng mô hình DO theo độ sâu. 
o Giải các bài toán biên đặt ra bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), 
sử dụng phần mềm Comsol Multiphysics. 
o Xây dựng mô hình vật lý để khảo sát thực nghiệm ảnh hưởng chủ đạo của 
bùn  đáy  lên  quá  trình  tiêu  thụ  DO  trong  nước,  đồng  thời  để  so  sánh  và 

kiểm nghiệm mô hình toán học đã thiết lập. 
o Ứng dụng thiết bị đo đa kênh oxi hòa tan (MCDM) do Phòng Ứng dụng 
Tin  học  trong  Nghiên  cứu  Hóa  học  thuộc  Viện  Hóa  học  tự  chế  tạo,  và 
phần mềm điều khiển thiết bị đo (MultiDO) để nghiên cứu sự biến thiên 
nồng độ DO trong nước theo thời gian. 
o Khảo sát thực nghiệm sự biến đổi nồng độ DO do ảnh hưởng của bùn đáy 
trên mô hình vật lý trong phòng thí nghiệm. Đo khảo sát hiện trường sự biến 
đổi nồng độ DO theo độ sâu tại các hồ tự nhiên vùng Hà Nội và Hòa Bình. 
o So sánh, kiểm tra và phân tích sự tương quan giữa kết quả mô phỏng với 
các số liệu đo thu được theo mô hình vật lý và trong các hồ tự nhiên. 
o Đánh  giá  sự  phù  hợp  kết  quả  nghiên  cứu,  từ  đó  đề  xuất  khả  năng  ứng 
dụng của mô hình đã xây dựng trong lĩnh vực nghiên cứu, dự báo sự biến 
đổi nồng độ DO trong môi trường nước. 

 




 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Oxi hòa tan (Dissolved Oxygen – DO) trong nước rất cần thiết cho sự hô hấp 
của các thủy sinh vật như cá, tôm, động vật lưỡng cư, côn trùng v.v... Nồng độ DO 
trong các nguồn nước có thể dao động từ 0-18 mg/L, và đối với môi trường nước 
sạch  tự  nhiên  giá  trị  này  trong  khoảng  8-10  mg/L  [8].  Mức  độ  dao  động  này  phụ 
thuộc vào cấu tạo địa chất của hồ, điều kiện địa lý tự nhiên, nhiệt độ, sự phân hủy 
chất vô cơ, hữu cơ trong nước, và một số tác nhân khác. 
Oxi có mặt trong nước thông quá các quá trình như khuếch tán từ không khí, 
sản phẩm của quá trình quang hợp, và một phần nhỏ do quá trình hòa tan oxi khi 

dòng nước chảy qua các khu vực như thác ghềnh... Bất kể sự thay đổi nào về hàm 
lượng oxi hòa tan trong nước, dù cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến sự phát triển 
bình thường của động vật thủy sản. Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến 
hiện tượng khó hô hấp, giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước, dẫn đến 
các tác động xấu lên hệ sinh thái.  
DO  không  chỉ  có  vai  trò  là  nguồn  dưỡng  khí  cần  thiết  cho  hoạt  động  sống 
của sinh vật nuôi trồng, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hiếu 
khí, sự phân giải các chất hữu cơ, với việc đảm bảo hàm lượng DO phù hợp còn có 
tác dụng làm giảm các chất độc hại, ức chế hoạt động của vi sinh vật yếm khí có hại 
và tăng cường sức miễn dịch của các loài động vật thủy sản. 
1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ oxi hòa tan trong nước
Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nồng độ DO trong môi trường nước có 
thể được phân chia thành hai nhóm chính là nguồn sinh và nguồn tiêu thụ oxi. Các 
nguồn này được diễn ra nhờ các quá trình như: quang hợp của thực vật thủy sinh, 
trao đổi oxi giữa không khí và nước, suy giảm do bị bùn hấp thu, do hô hấp của sinh 
vật thủy sinh, hay DO tham gia phản ứng oxi  hóa với các chất hữu cơ hoặc chất 
khử khác... như được minh họa ở hình 1.1. 

 




 

 
Hình 1.1.  Minh họa các nguồn sinh và tiêu thụ oxi trong tự nhiên [9] 
1.1.1 Sự trao đổi oxi giữa không khí và nước
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng oxi từ không khí vào nước là 
nguồn sinh lớn nhất của DO trong môi trường nước [10, 11].  

Oxi không khí hòa tan vào nước khi nồng độ oxi trong nước ở trạng thái dưới 
mức bão hòa và sẽ thoát lại vào khí quyển khi nồng độ oxi trong nước ở mức quá 
bão hòa. Động lực của quá trình hòa tan oxi chính là sự chênh lệch oxi tại thời điểm 
đó. Theo định luật Henry thì nồng độ của DO tỷ lệ với áp suất riêng phần của oxi 
trong không khí:  
 

CDO  kH  pO  
2

(1.1) 

trong đó, kH là hằng số Henry ở 25  oC;  pO2 là áp suất riêng phần của oxi trong pha 
khí (atm). Như vậy khi áp suất riêng phần của oxi tăng lên thì càng có nhiều phân tử 
oxi hòa tan vào trong dung dịch, nồng độ DO sẽ tăng. 
Tốc độ hòa tan khí oxi vào nước còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác. Thứ 
nhất, phụ thuộc vào diện tích của ranh giới pha nước – không khí, diện tích tiếp xúc 
này càng lớn thì lượng oxi khuếch tán vào nước càng lớn. Thứ hai, sự chuyển động 
của không khí gây ra sóng và tạo ra các dòng đối lưu, làm tăng tiết diện tiếp xúc 

 




 

giữa không khí và mặt nước. Thứ ba, điều kiện thủy lực của nước, nếu nguồn nước 
tĩnh thì tốc độ hòa tan oxi vào nước sẽ phụ thuộc vào quá trình khuếch tán phân tử 
nên sự hòa tan oxi xảy ra chậm; nếu nguồn nước bị khuấy trộn (do các dòng nước 

nội tại, hoặc do đối lưu nhiệt) thì quá trình hòa tan khí sẽ phụ thuộc vào quá trình 
đối  lưu.  Tốc  độ  khuếch  tán  của  oxi  trong  nước  chỉ  bằng  khoảng  1/10000  tốc  độ 
khuếch tán của oxi trong khí quyển, chính vì vậy môi trường nước là môi trường có 
tốc độ khuếch tán oxi thấp [12]. 
Nghiên cứu khác cũng đã cho thấy, quá trình hòa tan oxi từ khí quyển vào 
nước đóng vai trò là nguồn sinh oxi chủ yếu  trong một vài trường hợp điển hình 
sau [13]: 
o Trường hợp các hoạt động sinh hóa trong ao hồ xảy ra chậm (mật độ tảo, 
mật độ vật nuôi thấp). Khi đó nồng độ DO hầu như không đổi, đạt mức gần 
bão hòa do lượng oxi hòa tan từ không khí xuống tuy chậm nhưng đều. 
o Trong điều kiện gió to tạo ra sóng, làm cho nguồn nước được khuấy trộn 
mạnh, khi đó nồng độ DO tương đối đồng đều theo chiều sâu của nước, 
kể cả khi nguồn nước đó có các hoạt động sinh hóa xảy ra mạnh.   
o Trường hợp sục khí cơ học, hoạt động này vừa có tác dụng tăng cường 
khả  năng  tiếp  xúc  giữa  không  khí  với  nước,  vừa  tăng  cường  khả  năng 
khuấy trộn. 
Để hiểu rõ sự khuếch tán của oxi diễn ra tại ranh giới pha nước – không khí, 
đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các dạng khác nhau của phương trình mô phỏng sự 
trao  đổi  oxi  tại  ranh  giới  pha  giữa  nước  và không  khí.  Trong  đó  hai  dạng  thường 
gặp là:  
o Dạng cổ điển từ công trình của Streeter – Phelps [14-16]: 
 

  CDOsat  CDO 
t

 k2   CDOsat  CDO   

(1.2) 


o Dạng cải tiến [10, 17, 18]: 
 

 

CDO
 k2   CDOsat  CDO   
t



(1.3) 


 

trong đó, t: thời gian (s); k2: hệ số trao đổi oxi (s-1);  CDOsat : nồng độ DO bão 
hòa trong nước (mg/L); CDO: nồng độ oxi hòa tan trong nước (mg/L), thường 
là hàm số của (x, y, z, t), tức là CDO = CDO(x, y, z, t)  [14]. 
1.1.2 Quá trình quang hợp và hô hấp của thủy sinh vật
1.1.2.1 Vai trò của oxi hòa tan trong quá trình quang hợp và hô hấp
a) Với thực vật thủy sinh
Nguồn  sinh  oxi  ngoài  sự  khuếch  tán  từ  không  khí  như  đã  trình  bày  ở  trên, 
còn do sự quang hợp của các thực vật thủy sinh. Đây vừa là đối tượng tiêu thụ oxi 
cũng vừa là đối tượng tạo ra oxi cho môi trường nước, trong các loài thực vật thủy 
sinh thì tảo là yếu tố đóng vai trò tạo ra oxi chủ yếu nhất trong nước. Nhiều công 
trình khảo sát chỉ ra rằng, quá trình sinh hóa của tảo là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất 
đến lượng oxi hòa tan có trong ao hồ. Với mật độ tảo có trong các ao hồ tự nhiên 
hiện nay thì quá trình quang hợp là nguồn sản sinh oxi chính và quá trình hô hấp 
của tảo là nguồn tiêu thụ oxi chính [13].  

Quá  trình  quang  hợp  có  thể được  chia  thành  hai  phần:  giai  đoạn  "sáng"  và 
giai  đoạn  "tối".  Giai  đoạn  sáng  diễn  ra  trong  hệ  thống  màng  thylakoid  của  tế  bào 
thực vật, ở đó hidro trong nước được tách ra và chuyển vào trong ion nicotinamit 
adenin  dinucleotit  phosphat  (NADP+),  tạo  thành  NADPH2  và  giải  phóng  oxi.  Giai 
đoạn tối diễn ra trong chất đệm của lục lạp ở tế bào thực vật, khi này NADPH2 sẽ 
khử CO2 tạo thành hợp chất hữu cơ dạng cacbonhidrat (CH2O)n. Cả hai giai đoạn 
này  có  sự  tham  gia  xúc  tác  của  adenosin  diphosphat  (ADP),  adenosin  triphosphat 
(ATP) và inorganic orthophosphate (Pi). Hai giai đoạn này có thể được tóm tắt như 
sau [10]: 
 

8 hv
2H 2O + 2NADP + + 2e-  
 O 2 + 2NADPH 2
  

 e
4ADP  4Pi    4ATP

(1.4) 

 

CO 2  + 2NADPH 2  
 (CH 2 O) + H 2O  2NADP + + 2e 

 e
3
ATP


 3ADP

3
P

i

(1.5) 

Phản ứng tổng hợp của hai giai đoạn trên sẽ là: 

 






8hv
(CH2O)+O2
CO2+H2O



(1.6)

Bờncnhquỏtrỡnhquanghp,thcvtcũndinrashụhpvquỏtrỡnh
úlmtiờuthoxi.Squanghpvhụhpthcvtuliờnquanncỏcquỏ
trỡnhchuynhúadngnitvphotpho,nhbiudintúmttdiõy[19]:
CH 2O (NH 3 )16 (H 3PO 4 )

106CO 2 +16NH +4 +HPO 2-4 +108H 2O
106

hoõ haỏp

(1.7)

quang hụùp

taỷo

107O 2 + 18H +
CH 2 O (NH 3 )16 (H 3 PO 4 )
106CO 2 +16NO3 +HPO 2-4 +122H 2 O+18H +
106

hoõ haỏp
(1.8)
quang hụùp

taỷo

138O 2

Khimttothp,tcquanghptrờnmtnvsinhkhitocaodo
dinhdngvỏnhsỏng,nhngtnglngoxithpdomttha.Khimt
totngsgõyrahintngdthaoxivobanngydoquanghpnhiuvthiu
oxivobanờmdohụhpnhiu,lmnhhngnquỏtrỡnhhụhpcang
vt.ngthi,hmlnglncatotrongncsdnnkhitochtlmtng
lng mựn ỏy,kộotheo quỏtrỡnh phõnhybivi sinh vt tibựnỏy tng lờn,

lmhmlngchthuctiờuthDOtngtheo.Hnna,khitochtsgõyhin
tngbựnlnglmaohngycngnụnghn,ktqullmthayicutrỳcca
mụitrngsinhthỏinc.


Mttrongnhngnguyờnnhõngúpphnvosphỏttrinvttricathc

vtthysinhthnggpngynayúlsphỳdngcỏcaoh.õylmtdng
biuhincaaohbụnhimdodthacỏcchtdinhdng,vihmlngnit
(N) ln hn 500 àg/L v photpho (P) ln hn 20 g/L [20]. S d tha cỏc cht
dinhdngnysthỳcysphỏttrincacỏcloito,rong,rờuvcỏcthcvt
thõnmmtrongnc.
HintngphỳdngcúthlmDOvtquỏgiỏtrDObóohũat1,5n
2lndosquanghpcarongtodinramnhvobanngy,trongkhiúquỏ
trỡnh hụ hp ca chỳng vo ban ờm cú th tiờu th hon ton lng oxi hũa tan
trongnc.Sbinngquỏlncanngoxihũatangiangyvờmnhvy



9


 

có  thể  làm  cho  các  loài  thủy  sinh  vật  không  kịp  thích  nghi  với  môi  trường,  sẽ  ảnh 
hưởng đến sự cân bằng sinh học của môi trường sinh thái nước [20].  
b) Với động vật thủy sinh
Bên cạnh việc vai trò đối với thực vật thủy sinh ở trên, DO cũng là yếu tố 
cần  thiết  để  duy  trì  và  phát  triển  sự  sống  cho  động  thực  vật  thủy  sinh.  Vì  tốc  độ 
khuếch tán của oxi trong nước rất chậm, khoảng 5 × 10-5 cm2/s [21], và độ tan của 

oxi nhỏ, khoảng 8 mg/L, nên nếu như tốc độ tiêu thụ oxi của sinh vật lớn hơn tốc độ 
khuếch tán của oxi thì sẽ hình thành các vùng nước có lượng oxi thấp (hypoxia, độ 
tan của oxi nhỏ hơn 2 mg/L) hay thiếu oxi (anoxia, vùng nước gần như không có 
oxi) như minh họa trên hình 1.2. Hiện tượng lượng oxi thấp hoặc thiếu oxi như trên 
xảy  ra  phổ  biến  nhất  vào  mùa  hạ  khi  nước  bị  phân  tầng  theo  nhiệt  độ.  Các  vùng 
nước thiếu oxi đó sẽ là nơi sống và phát triển của các vi sinh vật kị khí quang dưỡng 
và hóa dưỡng. Hệ quả của việc thiếu oxi là làm ô nhiễm nguồn nước, mất đi nguồn 
tài nguyên nước sạch, và đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh cũng như 
sinh hoạt và các hoạt động sản xuất của con người [21].  

 
Hình 1.2.  Ngưỡng nồng độ oxi cho sự tồn tại và phát triển của thủy sinh vật 
Hình 1.2. cho thấy quá trình tồn tại và phát triển của các dạng sinh vật hiếu 
khí  trong  nước  luôn  đòi  hỏi  mức  độ  oxi  đầy  đủ.  Đối  với  động  vật  thủy  sinh,  khi 

 

10 


×