Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Béo phì khi mang thai có hại gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.29 KB, 2 trang )

Béo phì khi mang thai có hại gì?
Lúc mang thai bất cứ bà mẹ nào cũng nghĩ rằng mình phải bồi dưỡng để thai nhi được
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Và chính những suy nghĩ này đã khiến tỷ lệ phụ nữ béo
phì khi mang thai chiếm khoảng 1/3 đến một nửa tổng số phụ nữ béo phì.
Mức độ nguy hại của bệnh béo phì khi mang thai phụ thuộc vào sự béo phì và hội chứng
thai nghén. Nhiều nghiên cứu cho biết người mang thai mắc chứng béo phì thì khi sinh,
có tới 75% số ca xảy ra các hội chứng kèm theo như thai nghịch, vỡ nước ối sớm, thời
gian sinh kéo dài, khó đẻ, tỷ lệ đẻ mổ tăng cao, lượng máu ra nhiều, thiếu máu .vv…

Mức độ nguy hại của bệnh béo phì khi mang thai phụ thuộc vào sự béo phì và hội chứng
thai nghén.
Ngoài ra, béo phì làm tăng lực cản mạch máu ngoại vi, ảnh hưởng lưu thông máu, dẫn
đến bệnh huyết áp cao, phù nền, người nặng hơn sẽ làm tổn thương chức năng tim, thận
gây ra các triệu chứng suy giảm chức năng tim thận như đái anbumin, hụt hơi, khó nằm
ngửa vv… gọi chứng là hội chứng ngộ độc thai nghén, nếu không điều trị kịp thời sẽ xảy
ra co giật, mất ý thức, nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn con.


Tỷ lệ thai lớn ở phụ nữ béo phì khi mang thai cao hơn người mang thai mà cơ thể vẫn
bình thường; đồng thời tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của những người phụ nữ béo phì cũng
cao hơn; sữa của các sản phụ béo phì cũng kém hơn người bình thường. Có tài liệu điều
trị tỷ lệ tiết sữa một năm sau khi sinh, thấy rằng ở người béo phì là chừng 35%, còn người
trọng lượng cơ thể bình thường là 65%. Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở phụ nữ béo phì
khi mang thai cũng cao hơn bình thường.
Vì những lẽ trên, để bảo đảm an toàn của cả mẹ và con, việc phòng ngừa béo phì lúc thai
nghén có ý nghĩa vô cùng quan trọng.



×