Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Vì sao không nên quá béo khi mang thai? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.81 KB, 5 trang )

Vì sao không nên quá béo
khi mang thai?

Hiện nay rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú mắc
phải chứng tăng cân quá mức, gây nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe.
Cơ thể phụ nữ Việt Nam hiện nay hầu hết cao trên dưới 1m60cm, trong quá
trình mang thai thể trọng sẽ tăng dần, không còn dáng vẻ như xưa nữa. Cùng với
sự phát triển của thai nhi, tử cung người mẹ ngày một to, ngực căng lên, lượng
máu tuần hoàn cao và lượng muối tích tụ trong nước nhiều, khiến chị em thấy
nặng nề. Cân nặng cần thiết trong quá trình mang thai tăng trong vòng từ 10 -
15kg là bảo đảm.
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sau khi thai nhi chào đời, tử cung sẽ
hồi phục lại, lượng Natri tích tụ giảm, thể trọng cơ thể có thể phục hồi lại như
trước (thậm chí có người còn gầy hơn lúc chưa mang thai). Tuy nhiên, cũng có
một số người tăng cân rất nhanh trong thời kỳ mang thai, có người tăng 20-30 kg,
có người sau khi sinh rất béo, không thể trở về thể trọng ban đầu.
Như chúng ta đã biết, béo phì rất không có lợi cho sức khoẻ. Có mấy
nguyên nhân sau đây:
1. Sau khi mang thai, sự bài tiết và trao đổi chất trong cơ thể người mẹ diễn
ra hàng loạt biến đổi, những biến đổi này có khuynh hướng tích tụ mỡ, dẫn tới béo
phì.
2. Bản thân phụ nữ mang thai và người thân thường nghĩ rằng ăn nhiều cá,
thịt, đồ tanh, đồ mỡ… rất tốt và có lợi cho bản thân người mẹ và thai nhi, nên
thường xuyên cho ăn nhiều, mà không hiểu đây là nguyên nhân dẫn tới sự thừa
mỡ, thể trọng tăng quá cao.
3. Những phụ nữ bình thường chú ý giữ gìn cơ thể nhưng tới lúc có bầu,
cũng muốn hi sinh, thà bị béo cũng không để thai nhi phải “chịu thiệt thòi”.

Khi đời sống kinh tế được cải thiện, người phụ nữ đã có nhiều điều kiện
được chăm sóc hơn về dinh dưỡng, nhưng một số bà bầu đã ăn uống không cẩn
thận (thậm chí “vô tội vạ”). Hậu quả là trọng lượng cơ thể không tương xứng với


cân nặng, thai quá to khiến họ không thể sinh theo đường tự nhiên mà phải phẫu
thuật mổ lấy thai, nguy cơ tai biến sản khoa cũng nhiều hơn. Tỷ lệ mắc hội chứng
cao huyết áp thai nghén ở các bà mẹ béo phì cũng khá cao. Có thể thấy rõ qua
hàng loạt những điều tra đối với phụ nữ mang thai, dưới đây có một vài thông số
chứng minh cụ thể (xem biểu đồ).
Đơn vị:
kg, %
Phụ nữ mang thai bình
thường
Phụ nữ mang thai
quá béo
Thể trọng
bình thường
59 65.8
Tỉ lệ sảy thai 2.1 8.7
Tỉ lệ chết lưu 1.2 5.3

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, để không gây khó khăn cho việc sinh đẻ
sau này do thể trọng quá cao thì phụ nữ mang thai nên kiểm tra trọng lượng
thường xuyên, đặc biệt từ tháng thứ 6 trở đi, nếu phát hiện thấy thể trọng tăng vượt
mức bình thường thì nên điều chỉnh ăn uống hợp lý.
Cách giảm béo đơn giản nhất là húp canh, tức là: Húp một bát canh trước
khi ăn cơm, như vậy có thể làm giảm tốc độ ăn và đạt được mục đích kìm hãm
ham muốn ăn, không ăn quá no. Song vẫn cần phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
hợp lý.
Cần duy trì vận động hằng ngày, nhiều người đặt ra câu hỏi là khi “bầu bí”
nên tập luyện thế nào cho tốt, có cần thiết phải tập ngay từ khi mới bắt đầu có thai
hay không? Để tốt nhất thì việc này cần được các chị em duy trì ngay cả trước và
sau sinh, tuy nhiên đối với những người có tiền sử sảy thai thì 3 tháng đầu cần vận
động hạn chế, còn người khỏe mạnh thì vẫn tiến hành những biện pháp như đi bộ

hay tập yoga.
Việc tập luyện hợp lý trong thời kỳ mang thai không chỉ giúp cơ thể người
mẹ dẻo dai hơn khi đẻ mà còn làm cho quá trình trao đổi chất giữa người mẹ và
thai nhi được tốt, tăng sức đề kháng của cả hai mẹ con, giảm được nhiễm độc thai
nghén, đồng thời duy trì nguồn sữa dài hơn và chất lượng hơn.


×