Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

phuong phap to chuc hoat dong NLGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.74 KB, 24 trang )

I. NỘI DUNG CHÍNH
1. Những vấn đề chung về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và gương đạo đức của Bác.
2. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong Chương trình HĐGD NGLL.
3. Gợi ý nội dung và địa chỉ tích hợp học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
Chương trình HĐGD NGLL.
4. Thực hành một số bài soạn minh họa về tích hợp học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong Chương trình HĐGD NGLL.
II. VỀ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
1. Tổ chức tập huấn giáo viên theo quan điểm phát huy tính tích cực của học viên
2. Hạn chế sử dụng các phương pháp cổ truyền như thuyết trình, giảng giải; tăng cường làm việc
theo nhóm nhỏ nhằm tạo mơi trường học tập tích cực, phát huy tính chủ động cho học viên. Báo
cáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, điều phối trong hoạt động tập huấn.
3. Phát huy vốn kinh nghiệm của học viên nhằm kích thích học tập và nâng cao lịng tự tin cho họ.
4. Xây dựng bầu khơng khí thân thiện, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau trong học tập.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HĐGD NGLL
Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL rất đa dạng và phong phú. Ở đây có sự phối hợp giữa
phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với
nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn. Có thể giới thiệu một vài phương pháp cơ bản sau
đây :
1. Một số vấn đề về phương pháp sư phạm tích cực và tương tác
Các phương pháp tổ chức HĐGDNGLL có thể rất khác nhau, đều cùng dựa trên một hệ
thống tư tưởng và quan điểm chủ đạo là: Lấy học sinh và hoạt động tích cực của học sinh làm
trung tâm. Giáo viên là người tổ chức, thiết kế; học sinh là người thực hiện hoạt động trong sự
tương tác tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được các mục tiêu hoạt động. Phương pháp
sư phạm tương tác khác biệt so với phương pháp sư phạm truyền thống về mặt bản chất và có thể
tạo ra những hiệu quả của giáo dục cao. Do đó, nó trở thành một kiểu phương pháp đặc trưng cho
việc tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS.
Kết luận
PPSP tích cực và tương tác là một PPSP mới được xây dựng trên cơ sở lấy học sinh và hoạt
động của học sinh làm trung tâm, nó hướng vào phát huy tinh thần trách nhiệm và tự chủ của học


sinh, khơi dậy tiềm năng và tạo cơ hội cho học sinh phát huy tối đa nội lực của bản thân để tham

1


gia hoạt động. Trên cơ sở đó, giúp học sinh từng bước hình thành và phát triển các năng lực tự hoạt
động, tự giáo dục, hoàn thiện nhân cách.
Bằng các hoạt động tự chủ mà học sinh tự thể nghiệm, tự khẳng định mình, chủ động, tích
cực trong các mối quan hệ giao tiếp, biết làm việc một cách độc lập và hợp tác với người khác.
Trên cơ sở đó để phát triển nhân cách con người lao động sáng tạo, tự chủ, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
PPSP tích cực và tương tác là những phương pháp chủ đạo trong nhà trường Việt Nam hiện
đại nói chung và trong việc tổ chức HĐGDNGLL nói riêng. Các phương pháp tổ chức hoạt động
sẽ được giới thiệu sau đây cũng được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở của PPSP tích cực và tương
tác.
2. Phương pháp thảo luận
Thảo luận là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên đều giải quyết
một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận tạo ra một mơi trường
an tồn cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau
hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong HĐGD NGLL là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học
sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được
giao. Tuỳ từng hoạt động cụ thể, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo
nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ (tổ hoặc nhỏ hơn).
3. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn
đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc
“diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau
phần diễn ấy.
* Quy trình thực hiện

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, u cầu đóng vai cho từng nhóm.
Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các
cách ứng xử.
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
4. Phương pháp giải quyết vấn đề

2


Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực
của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy
luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước
cơ bản sau đây :
Bước 1 : Nhận biết vấn đề
Trong HĐGD NGLL thì đó là sự việc nảy sinh ra tình huống có vấn đề, địi hỏi học sinh phải
giải quyết vấn đề đó để đạt được u cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày
rõ ràng, cịn gọi là phát biểu vấn đề.
Bước 2 : Tìm các phương án giải quyết
Khi có khó khăn hoặc khơng tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại việc nhận biết vấn
đề để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu vấn đề.
Bước 3 : Quyết định phương án giải quyết
5. Phương pháp trò chơi (Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi)
Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐGD NGLL
như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố
những tri thức đã được tiếp nhận. Phương pháp trị chơi có những thuận lợi như : phát huy tính
sáng tạo; hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp

chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu khơng khí thân thiện; tạo cho
học sinh tác phong nhanh nhẹn ...
Vì vậy, tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình HĐGDNGLL phổ biến và có ý nghĩa
tích cực.

Quy trình:
Bước 1 : Ổn định tổ chức, bố trí đội hình
Bước 2 : Xác định vị trí của người quản trò
Bước 3 : Giới thiệu tên của trò chơi, chủ đề chơi, mục đích và các u cầu của trị chơi. Giới
thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện bao gồm các bước sau :
- Nói tên trị chơi, chủ đề chơi.
- Nêu mục đích và các u cầu của trị chơi.
Bước 4 : Nêu cách chơi và luật chơi
Bước 5 : Chơi nháp
Bước 6 : Chơi thật, phạt người chơi nào khơng đúng luật (nếu có)
(phạt theo cách nào do người quản trị u cầu, nói chung hình thức phạt cần nhẹ nhàng, vui vẻ,
hấp dẫn ...).
Bước 7 : Rút kinh nghiệm

3


Kết luận
1) Hoạt động trị chơi có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức HĐGDNGLL cho
học sinh . Đây là một phương pháp giáo dục có hiệu quả cao.
2) Để tổ chức hoạt động trò chơi có hiệu quả giáo dục cao, cần nắm vững mục đích, ý nghĩa,
tác dụng của trị chơi, những đặc trưng cơ bản của trò chơi, biết cách phân loại trò chơi và biết vận
dụng các trò chơi một cách phù hợp vào đúng đối tượng, điều kiện cho phép để tổ chức cho học
sinh.
3)Tổ chức hoạt động trò chơi cho học sinh nhất thiết phải tuân theo quy trình được cụ thể

hóa thành 7 bước. Tuy nhiên hiệu quả giáo dục cho các em thơng qua tổ chức trị chơi cịn phụ
thuộc vào tính sáng tạo, khả năng sư phạm của giáo viên khi vận dụng thực hiện quy trình trên
cùng với việc phát huy cao nhất vai trò chủ động, tích cực của học sinh.
6. Phương pháp tổ chức hội thi
Hội thi là một trong những hình thức tổ chức các HĐGDNGLL hấp dẫn, lôi cuốn học sinh
và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng phát triển giá trị cho tuổi
trẻ. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh trong trường học là một yêu cầu mang tính nghiệp
vụ sư phạm quan trọng, cần thiết đối với mỗi giáo viên trong quá trình dạy học và tổ chức
HĐGDNGLL cho học sinh.
Cách thức tổ chức và tiến hành hội thi:
Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi
Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi
Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi
Bước 4: Thành lập ban tổ chức (BTC) hội thi
Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi
Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sơ vật chất...cho hội thi.
Bước 7: Tổ chức hội thi
Bước 8 : Kết thúc hội thi
IV. MỘT SỐ KỶ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THÊR ÁP DỤNG HĐGD NGLL
1 Kĩ thuật chia nhóm
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm
khác nhau để gây hứng thú cho học sinh , đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu
với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:
* Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…:
* Chia nhóm theo hình ghép
* Chia nhóm theo sở thích

4



* Chia nhóm theo tháng sinh:
Ngồi ra cịn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo
giới tính,....
2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh , thời gian, không gian hoạt
động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
3 Kĩ thuật đặt câu hỏi
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ học sinh
- Kích thích suy nghĩ của học sinh
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
- Khơng hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
4. Kĩ thuật khăn trải bàn
- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên
bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành
4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6 người.)

- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà giáo viên
yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý
tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”
5. Kĩ thuật phòng tranh

5


Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng
về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm
tranh.
- HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
6. Kĩ thuật cơng đoạn
- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ:
nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận
câu D,…
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển
giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau.
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho
nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý
kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hồn thiện lại
kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hồn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường
lớp học.
7 Kĩ thuật các mảnh ghép
- HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân cơng cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về
một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B,

nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận vấn đề D,….
- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân cơng
- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi
nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và mỗi “ chuyên gia” về từng vấn đề
sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
8. Kĩ thuật động não
Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng
hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng).
9. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều
còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp.

6


10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
- GV nêu chủ đề cần thảo luận.
- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà
các em biết về chủ đề này.
- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp. - - Mỗi nhóm sẽ cử
một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
11. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- GV nêu chủ đề .
- GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác
trả lời câu hỏi đó.
- HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác
trả lời.
- HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi

GV quyết định dừng hoạt động này lại.
12. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ
đề nhất định.
- Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề
mình được phân cơng.
- Nhóm ”chun gia” lên ngồi phía trên lớp học
- Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong
lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời.
13. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm
việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
- Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.
- Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội
dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
14. Kĩ thuật ”Hoàn tất một nhiệm vụ”
- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết
một phần và u cầu HS/nhóm HS hồn tất nốt phần còn lại.

7


- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
- HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.
- Gv hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá

8



15. Kĩ thuật “Viết tích cực”
GV cũng có thể u cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong
khoảng thời gian nhất định.
GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV
về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em cịn hiểu sai.
16. Kĩ thuật ”Nói cách khác”
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hãy liệt kê ra giấy khổ lớn 10 điều không hay mà
thỉnh thoảng người ta vẫn nói về một ai đó/việc gì đó.
- Tiếp theo, u cầu các nhóm hãy tìm 10 cách hay hơn để diễn đạt cùng những ý nghĩa đó và tiếp
tục ghi ra giấy khổ lớn.
- Các nhóm trình bày kết quả và cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của việc thay đổi cách nói theo
hướng tích cực.

NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP
HỌCTẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG
TRÌNH HĐGD NGLL
I. NỘI DUNG TÍCH HƠP THCS

9


ST
T

Lớ
p

Tên hoạt động


Chủ đề tích hợp

1

6

HĐ 1, tháng 10
- "Nghe giới
thiệu thư Bác
Hồ"

Gương sáng học tập Liên
và rèn luyện của hệ
Bác

- Tinh thần yêu nước, ý thức học tập, rèn
luyện để trở thành người công dân tốt.
- Tài liệu tham khảo (TLTK): Thư Bác gửi các
HS, 9/1945, Hồ Chí Minh tồn tập T4, Tr53.
Thư Bác gửi các thày cơ giáo ngành giáo
dục, 16/10/1968, HCM TT - T12, Tr 403.

2

6

HĐ 1, tháng 4 "Thiếu nhi các
nước là bạn của
chúng ta"


Gương sáng về tình Bộ
đồn kết giữa các phận
dân tộc, tinh thần
quốc tế của Bác

Tình cảm của Bác với thiếu nhi quốc tế và
thiếu nhi Việt Nam.

HĐ 1, tháng 5
- " 5 điều Bác
Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng"

Những lời dạy của Toàn
Bác với thiếu niên bộ
nhi đồng về học tập,
rèn luyện đạo đức

- Học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức
của Bác.
- Thực hiện lời dạy của Bác với thiếu niên,
nhi đồng.

HĐ 2, tháng 5
- "Chúng em kể
chuyện Bác
Hồ"

Hết lịng vì nước, vì Tồn

dân; những đức tính bộ
q báu của Bác

- Sự hi sinh cả cuộc đời cho độc lập thống
nhất của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc của
nhân dân.
- Đức tính giản dị, trong sáng, yêu nước,
thương dân, hết lịng vì thanh thiếu niên nhi
đồng của Bác.

3

4

6

6

Mức
độ
tích
hợp

Nội dung tích hợp

TKTK: Những lời dạy của Hồ Chủ tịch, NXB
Thanh niên 1/2008, Tr 92 nói về tình đồn kết
quốc tế.

TKTK: Thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn

quốc nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập
Đội TNTP, 14-5-1961, HCM TT - T10, Tr 356.

TLTK: Bác luôn gần gũi với nhân dân. Học
tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB Thanh
niên 3/2007, Tr 80.

5

6

HĐ 3, tháng 5
- "Văn nghệ
mừng sinh nhật
Bác"

Bác Hồ là tấm Tồn
gương cao cả suốt bộ
đời vì tự do, độc lập
của dân tộc, vì hạnh
phúc của nhân dân

- Những bài hát, bài thơ, chuyện kể ca ngợi
cuộc đời và cơng lao to lớn của Bác đối với
dân tộc nói chung, với thiếu niên, nhi đồng
nói riêng.
- Đạo đức trong sáng, giản dị của Bác.

6


7

HĐ 1, tháng 10
- "Vâng lời Bác
Hồ dạy, em
gắng học chăm"

Tấm gương cần cù, Liên
chịu khó, ham học hệ
hỏi của Bác.

Bác Hồ là tấm gương của tinh thần hiếu học
và nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để vươn lên.
TLTK: Một ngày làm việc của Bác. Học tập
tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB Thanh niên
3/2007, Tr 142.

7

7

HĐ 3, tháng 12
- "Thi kể
chuyện lịch sử"

Bác là tấm gương Liên
trọn đời phấn đấu hi hệ
sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc


- Liên hệ kể chuyện Bác Hồ hoạt động cách
mạng, tìm đường cứu nước.
- Đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị,
khiêm tốn của Bác.

8

7

HĐ 3, tháng 3
- "Gương sáng
đoàn viên"

Bác là tấm gương Liên
sáng về ý chí và hệ
nghị lực vươn lên
để đạt được mục
đích.

Các gương sáng đồn viên học tập, rèn
luyện đạo đức theo lời dạy của Bác.

HĐ 2, tháng 4

Nhân

Bác Hồ là tấm gương của tình đồn kết sắt

9


7

ái,

khoan Bộ

10

TLTK: Bài nói chun tại Đại hội đại biểu
tồn quốc Đồn TNLĐVN, 2-11-1956, T8, Tr
263


ST
T

10

Lớ
p

7

Tên hoạt động

Chủ đề tích hợp

Mức
độ

tích
hợp

Nội dung tích hợp

- "Tình đồn kết
hữu nghị"

dung, đồn kết,tơn phận
trọng sự bình đẳng
và quyền con người

son, tình hữu nghị giữa các dân tộc.

HĐ 2, tháng 5
- "Bác Hồ với
thiếu nhi, thiếu
nhi với Bác Hồ"

Tình thương yêu Toàn
bao la của Bác đối bộ
với thiếu niên, nhi
đồng.

- Sự quan tâm của Bác đối với thiếu niên,
nhi đồng.
- Giản dị trong cách ăn mặc, trong giao tiếp,
trong quan hệ với mọi người.
- Thiếu niên, nhi đồng yêu kính Bác Hồ, học
tập, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác.


TLTK: Đoàn kết toàn dân phụng sự tổ quốc.
Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB
Thanh niên 3/2007, Tr 136.

TLTK: Thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc
nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Đội
TNTP, 14-5-1961, HCM TT - T10, Tr 356.

11

12

13

14

15

16

8

8

8

8

8


9

HĐ 1, tháng 10
- " Làm thế nào
để học tốt theo
lời Bác Hồ dạy"

Ý thức tổ chức, kỉ Liên
luật, ý thức trách hệ
nhiệm cao, khiêm
tốn, học hỏi.

Phong cách làm việc và ý chí tự học, tinh
thần rèn luyện không biết mệt mỏi của Bác.

HĐ 3, tháng 10
- "Những tấm
gương học tập
tốt"

Bác Hồ là gương Liên
sáng về ý chí và hệ
nghị lực, vượt qua
mọi khó khăn để
đạt mục đích.

Những gương sáng học sinh noi theo lời dạy
của Bác để vươn lên học tập tốt.


HĐ 2, tháng 12 - "Thi viết, vẽ
ca ngợi công ơn
của Đảng và vẻ
đẹp của quê
hương em"

Bác là tấm gương Liên
tuyệt đối tin tưởng hệ
vào sức mạnh của
nhân dân, hết lòng
phục vụ nhân dân.

Công ơn của Đảng, của Bác với quê hương
đất nước.

HĐ 1, tháng 5 " Bác Hồ với
thiếu nhi"

Tấm gương nhân ái, Tồn
khoan dung, nhân bộ
hậu hết mực vì con
người.

Tình cảm của Bác với thiếu nhi, Bác luôn
chăm lo đến hạnh phúc, tương lai của các
cháu.

HĐ 2, tháng 5 "Thực hiện 5
điều Bác Hồ
dạy"


Bác là gương sáng Toàn
về yêu tổ quốc, yêu bộ
đồng bào, học tập,
lao động, khiêm
tốn, trung thực, ...
cần, kiệm, liêm
chính, chí cơng, vơ
tư.

- Tình u bao la và sự quan tâm chăm sóc
đối với thế hệ trẻ.
- Những lời dạy của Bác đối với thiếu niên,
nhi đồng luôn thể hiện sự quan tâm của Bác
đồi với mầm non – tương lai của đất nước.

Tơn trọng quyền Bộ
con
người
nói phận
chung, quyền trẻ
em và quyền học
tập của trẻ em nói

Những lời dạy của Bác, tình cảm của Bác
với học sinh.
TLTK: Thư Bác gửi các HS, 9/1945,
HCM TT - T4, Tr53. Thư Bác gửi các thày
cô giáo ngành giáo dục, 16/10/1968, HCM


HĐ 2, tháng 10
- “Thi tìm hiểu
thư Bác Hồ”

11

TLTK: Khó khăn phải tìm cách khắc phục.
Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB
Thanh niên 3/2007, Tr 144.

TLTK: Khó khăn phải tìm cách khắc phục.
Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB
Thanh niên 3/2007, Tr 144.

TLTK: Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ,
NXB Thanh niên 3/2007, Tr 77.

TLTK: Thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi
Việt Nam nhân dịp Tết trung thu, 15-9-1945

TLTK: Thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc
nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Đội
TNTP, 14-5-1961, HCM TT - T10, Tr 356.


ST
T

Lớ

p

Tên hoạt động

Chủ đề tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

Nội dung tích hợp

riêng

TT - T12, Tr 403.

17

9

HĐ 1, tháng 12
- “Thảo luận
chủ đề “Thanh
niên phát huy
truyền thống
cách mạng của
dân tộc”

Tinh thần tiến công Liên

cách mạng, ý chí hệ
vươn lên khơng
ngừng.

Bác Hồ trọn đời hy sinh cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc, làm rạng danh truyền
thống cách mạng của dân tộc.
TLTK: Nói chuyện với nam nữ thanh
niên học sinh các trường trung học Nguyễn
Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương, Hà Nội,
18-12-1954, HCM TT - T7, Tr 398.

18

9

HĐ 3, tháng
1,2 - “ Giao lưu
với đảng viên
tiêu biểu ở địa
phương”

Tấm gương trọn đời Liên
phấn đấu, hy sinh vì hệ
tương lai của đất
nước, vì hạnh phúc
của nhân dân

Lối sống cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ
tư, đời riêng giản dị trong sáng của Bác mà

các đảng viên học tập và phát huy.

HĐ 1, tháng 3 –
“Toạ đàm về vai
trị của Đồn và
lí tưởng của
thanh niên hiện
nay”

Lí tưởng sống của Liên
Bác là độc lập tự do hệ
cho đất nước, là
hạnh phúc của nhân
dân.

Thanh niên làm việc, học tập và rèn luyện,
khơng ngừng phấn đấu cho lí tưởng “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

HĐ 1, tháng 5 Thảo luận chủ
đề “Bác Hồ với
thanh niên”

Chăm lo bồi dưỡng Toàn
thế hệ trẻ cho sự bộ
nghiệp cách mạng
xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.


Những lời dạy của Bác đối với thanh niên
luôn thể hiện sự chăm lo bồi dưỡng thế hệ
trẻ cho đất nước.

19

20

9

9

TLTK: Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ
Chủ tịch. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ,
NXB Thanh niên 3/2007, Tr 207.

TLTK: Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc
trường Đại học nhân dân Việt Nam. 21-1-1955,
HCM TT - T7, T455.

TLTK: Bài nói tại Hội nghị cán bộ Đoàn
TNLĐVN, 19-1-1959, HCM TT - T9, Tr 310.

Ghi chú : Một số TLTK lấy trong Hồ Chí Minh, tồn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

12


BÀI SOẠN MINH HỌA
Lớp 8

Chủ điểm tháng 9 - Hoạt động 3
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.
- Biết trân trọng truyền thống rèn luyện đạo đức theo gương Bác Hồ.
- Biết xây dựng kế hoạch phấn dấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của
lớp, của trường.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng biểu đạt sáng tạo.
- Hình dung và xây dựng được kế hoạch phấn đấu của lớp,của cá nhân
3. Thái độ:
- Biết cách xây dựng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của lớp của
trường.
- Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG
- Truyền thống rèn luyện đạo đức theo gương Bác Hồ : Cần, kiệm, giản dị, khiêm tốn, ý chí
vượt khó vươn lên, đồn kết.
- Mức độ : Liên hệ.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG
1. Phương pháp:
- Thảo luận .
2. Kỷ thuật:
- Công đoạn
- Bản đồ tư duy.
- Hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN



- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà HS cần học tập, giữ gìn và phát huy như :
+ Truyền thống học tập : Những gương HS giỏi; HS vượt khó vươn lên; HS đạt các giải
thưởng trong các kì thi HS giỏi các cấp; HS đã ra trường thành đạt; những gương học tập tốt,
rèn luyện tốt của lớp; ...
+ Các truyền thống tốt đẹp khác : Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng tập thể
vững mạnh; rèn luyện đạo đức; tôn sư trọng đạo; ...
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp : văn nghệ; thể dục
thể thao; rèn luyện sức khoẻ; đến ơn đáp nghĩa; ...
- Một số câu hỏi thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Giấy A0, bút dạ.
- Các phiếu học tập.
- Hồ dán.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá
- Xây dựng bản đồ tư duy :
+ Người điều khiển treo lên bảng 2 tờ giấy A0 : ở tâm điểm một tờ viết chữ “Truyền thống
trường ta”, tờ kia viết “Truyền thống lớp ta”.
+ Phát cho mỗi HS một tờ phiếu nhỏ màu sắc khác nhau, yêu cầu một nửa số HS viết tên các
truyền thống của trường, một nửa viết tên các truyền thống của lớp. Mỗi HS chỉ được viết tên
1 truyền thống vào tờ phiếu của mình, viết to, rõ (Ví dụ : Truyền thống học giỏi; Truyền
thống đoàn kết; ...) .
+ HS lên dán vào xung quanh tâm điểm “Truyền thống của trường” và “Truyền thống của
lớp” các phiếu đã viết tên truyền thống.
+ Người điều khiển cho một, hai HS lần lượt lên đọc to các phiếu ở mỗi bên sau khi đã loại
bỏ đi những phiếu trùng nhau.
- Như vậy, chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp và của trường.
Hoạt động tiếp theo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn các truyền thống và tiếp tục bổ sung
thêm các truyền thống của trường và của lớp.
2. Kết nối

Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm

14


- Người điều khiển chia mỗi tổ thành một nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và bút
dạ.
- Mỗi nhóm làm việc với 1 hoặc 2 câu hỏi. Câu hỏi được biết sẵn vào các phiếu và cho các
nhóm bốc thăm.
- Các nhóm thảo luận (Sử dụng kỷ thuật cơng đoạn)và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm (với
các hình thức do các nhóm sáng tạo).
- Khi một nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp
ý kiến bổ sung cho nhóm đó; có thể tranh luận khi cần thiết.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời GV cho ý kiến.
- Tiếp tục, người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận.
Câu hỏi : + Theo bạn, HS chúng ta phải làm thế nào để giữ gìn, phát huy được những
truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Cần nêu rõ các ý tưởng/biện pháp).
+ Để học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, bạn phải làm gì?
- Cho HS suy nghĩ và động viên các em xung phong biểu đạt ý kiến của mình.
- Cuối cùng người điều khiện kết luận.
Hoạt động 3 : Văn nghệ ca ngợi truyền thống của lớp, của trường.
- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, ...
- Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn một số tiết mục văn nghệ.
- Các tiết mục văn nghệ cần đa dạng về hình thức, biểu đạt sáng tạo xoay quanh nội dung ca
ngợi vẻ đẹp tuổi học trò, vẻ đẹp nhà trường, truyền thống tốt đẹp của nhà trường ...
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt động 4 : Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường

- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ. Bản
kế hoạch được trình bày trên giấy khổ to A0.
- Các tổ tổ chức thảo luận để ra được bản kế hoạch của tổ.
- Các bản kế hoach các tổ được treo lên trên bảng.
- Mời đại diện của các tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các
truyền thống tốt dẹp.

15


- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung hoặc góp ý cho kế hoạch của tổ bạn.
- Người điều khiển mời GVCN nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của các tổ. Sau đó
GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện ý chí của mọi HS, của cả lớp để xây dựng, giữ
gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp ta, của trường ta.
4. Vận dụng
GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây
dựng kế hoạch cá nhân tuỳ thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân (ví dụ như khả
năng học tốn, ngoại ngữ, thể thao, văn nghệ, ...) phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các
điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của
trường.
VI. TƯ LIỆU
1. Một số câu hỏi tham khảo dùng cho Hoạt động 1
- Bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn và phát
huy?
- Theo bạn, lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
- Bạn hãy kể chuyện về một gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học
tập?
- Theo bạn, do đâu mà trường ta có được những truyền thống tốt đẹp đó?
- Bạn hãy kể những tấm gương tiêu biểu mà bạn biết về những HS hoặc thầy cơ giáo đã có
cơng xây dựng, vun đắp cho truyền thống tốt đẹp của nhà trường?

- Bạn đã thực hiện 5 lời dạy của Bác Hồ như thế nào? Điều nào bạn đã làm được? Điều nào
bạn chưa làm được? Vì sao?
2. Gợi ý mẫu kế hoạch của tổ dùng cho hoạt động 4
Bản kế hoạch phấn đấu của tổ : (tên tổ)
TT

Các truyền
thống

Mục tiêu

Biện pháp

16

Kết quả


17


Lớp 10
Chủ điểm tháng 5 - Hoạt động 1
CÔNG LAO CỦA BÁC HỒ ĐỐI VỚI DÂN TỘC
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
− Hiểu học sinh có quyền được tiếp nhận các thơng tin về Bác Hồ và có quyền hình thành
những quan điểm riêng về công lao của Bác Hồ đối với dân tộc; xác định trách nhiệm học tập
và rèn luyện để đền đáp công ơn của Bác Hồ.
− Tự hào, kính trọng và biết ơn những đóng góp vĩ đại của Bác cho dân tộc.

− Tích cực rèn luyện, học tập để xứng đáng là thanh niên thời đại mới.
II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG
- Mức độ tích hợp : Bộ phận
- Nội dung :
1. Công lao của Bác Hồ đối với dân tộc
Khi trao đổi về nội dung này, giáo viên giúp học sinh có khả năng hình thành quan điểm
riêng về cơng lao của Bác Hồ, có quyền được biểu đạt ý kiến của mình như điều 12, 13 trong
Cơng ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đã nêu. Cần lưu ý tập trung vào những điểm sau
đây :
− Sớm nhận thấy nỗi thống khổ của nhân dân, ngay từ khi cịn trẻ tuổi, Người đã ra đi tìm
đường cứu nước. Phân tích để thấy được sự hi sinh, lịng quyết tâm của Bác đối với sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
− Công lao của Bác thể hiện ở việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam − Đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng đã lãnh đạo
nhân dân làm nên những kì tích lịch sử mà cả thế giới phải khâm phục. Đó là đánh đuổi hai đế
quốc to là Pháp và Mĩ, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước.
− Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho độc lập thống nhất của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc của
nước nhà. Những tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ
− Dù bận trăm cơng nghìn việc, Bác vẫn ln ln quan tâm tới thế hệ trẻ, tới từng bước đi,
sự trưởng thành của lớp lớp công dân tương lai của đất nước.

18


− Tình cảm của Bác đối với thế hệ trẻ là rất cụ thể và thiết thực. Bác chăm lo tới việc học
tập, tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của học sinh. Bác vui cùng niềm vui với học sinh,
buồn khi thấy các cháu ở những nơi khó khăn còn gặp nhiều thiếu thốn.
2. Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc đền đáp công ơn của Bác Hồ
− Hiểu rõ cơng lao của Bác, những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ, mỗi người học
sinh chúng ta hãy tự xác định trách nhiệm của mình trong việc học tập, rèn luyện hằng ngày

để xứng đáng là lớp con cháu của Bác kính yêu.
− Trách nhiệm đó thể hiện cụ thể bằng những hoạt động, những việc làm tốt khi chúng ta
còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận .
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-

Các tư liệu về Bác Hồ, về công lao của Bác với dân tộc

-

Các câu hỏi thảo luận, tọa đàm.

-

Một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1 : Toạ đàm về công lao của Bác Hồ.
+ Người điều khiển chương trình hướng dẫn lớp toạ đàm theo một số câu hỏi hay vấn đề mà
giáo viên đã xây dựng theo phương châm để mọi học sinh đều có đủ khả năng bày tỏ quan
điểm riêng của mình.
+ Đại diện các tổ trình bày ý kiến của mình. Khi trình bày nên giới thiệu một vài tư liệu đã
sưu tầm được để minh hoạ.
+ Các thành viên trong lớp tham gia bổ sung ý kiến theo cách hiểu của bản thân về cơng lao
của Bác, về tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ. Mỗi học sinh bằng hiểu biết của mình tự
trình bày ý kiến cho các bạn cùng nghe. Có thể liên hệ thực tế về những đổi thay của quê
hương mình nhờ sự lãnh đạo của Đảng và công lao của Bác Hồ.

+ Giáo viên phát biểu ý kiến của mình hoặc có thể tổng hợp ý kiến của học sinh và nêu lên
một số điểm cơ bản để các em khắc sâu trong tình cảm và nhận thức của mình.
Hoạt động 2 : Vui văn nghệ

19


Hình thức có thể là : biểu diễn các bài hát hoặc thi hát liên khúc, đọc các bài thơ hay một
truyện ngắn có liên quan đến nội dung hoạt động.
VI. TƯ LIỆU
1. Một số câu hỏi tham khảo dùng cho Hoạt động 1
+ Theo bạn, Bác Hồ đã có những công lao to lớn đối với dân tộc như thế nào ? Hãy cho ví dụ
cụ thể.
+ Bạn đã được học nhiều bài học về Bác Hồ, hãy nói cho các bạn trong lớp cùng biết về cuộc
đời và sự nghiệp Cách mạng của Bác theo cách hiểu của mình.
+ Bạn hãy kể một câu chuyện nói về tình cảm của Bác với thế hệ trẻ.
+ Bác ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào ? Khi ấy dân tộc ta đang trong hoàn cảnh
như thế nào ?
+ Bạn đã học lịch sử Việt Nam, trong đó có đề cập đến vai trị của Bác Hồ trong cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm. Bạn có thể kể một vài ví dụ về vai trị lãnh đạo của Bác trong ai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ Bạn đã thực hiện quyền được thu nhận thông tin về công lao của Bác Hồ như thế nào ? Hãy
cho các bạn cùng biết.
2. Một số bài hát ca ngợi Bác Hồ

20


Lớp 12
Tháng 5- Hoạt động 1

THẢO LUẬN VỀ TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ DÀNH CHO TUỔI TRẺ
VÀ LỊNG KÍNH U CỦA TUỔI TRẺ ĐỐI VỚI BÁC HỒ
(1 tiết)
I – MỤC TIÊU

Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu rõ tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với đất nước, với nhân dân và thế hệ trẻ.
- Tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng theo tấm gương của Bác và những lời Bác Hồ dạy;
xác định lí tưởng sống đúng đắn theo con đường mà Đảng và Bác đã chỉ ra.
II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG
- Mức độ tích hợp : Bộ phận
- Nội dung :
1. Công lao của Bác đối với dân tộc
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Bác Hồ và Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, từng
bước xây dựng chế độ XHCN.
- Tư tưởng của Bác như ánh bình minh soi sáng, đưa cách mạng Việt nam vượt qua khó khăn
giành thắng lợi huy hồng và ngày nay, tư tưởng của người vẫn tiếp tục góp phần to lớn trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta trong thời kì mới.
2. Những tình cảm Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ.
- Bác Hồ ln đánh giá cao vị trí, vai trò của thế hệ trẻ. Người khẳng định: thế hệ trẻ là người
quyết định vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của đất nước; thanh niên là lực lượng to
lớn, là đội quân xung kích trên mọi lĩnh vực.
- Bác Hồ hiểu rõ tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, luôn coi tuổi trẻ là bộ phận tiêu biểu cho sức
sống và sự phát triển của một dân tộc. Người ln đặt niềm tin ở lịng nhiệt tình hăng hái, khả
năng sáng tạo, tinh thần hi sinh phấn đấu của tuổi trẻ trong mọi thời kỳ cách mạng.

21



- Bác Hồ coi tất cả thanh, thiếu niên nhi đồng Việt Nam là con, cháu của Người. Bác luôn
quan tâm đến việc giáo dục chăm sóc bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát
triển toàn diện, xứng đáng là lực lượng kế thừa sự nghiệp cách mạng của cha anh.
- Bác Hồ đã hi sinh cả cuộc đời mình để đem lại cho nhân dân Việt nam -trong đó có thế hệ
trẻ, một cuộc sống trong hịa bình, độc lập, tự do, và giờ đây, cuộc sống đó ngày càng trở nên
ấm no, hạnh phúc.
- Bác Hồ luôn theo dõi từng bước đi, sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Người luôn ân cần chăm
lo tới việc học tập vui chơi và cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các thế hệ thanh, thiếu
nhi, kịp thời động viên những thành tích mà các em đã đạt được trong học tập, lao động và
rèn luyện.
- Bác là người chủ trương thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam để tập hợp đoàn kết thanh niên.
- Bác căn dặn thanh niên phải chuyên tâm học tập và tự rèn luyện.
- Trước lúc đi xa Bác căn dặn Đảng, chính phủ phải chăm lo giáo dục thanh niên, có chính
sách quan tâm phát triển thế hệ trẻ.
3. Trách nhiệm của thanh niên học sinh thực hiện những lời Bác Hồ dạy
- Thấy rõ con đường cách mạng mà Bác Hồ đã xác định và theo đuổi cả cuộc đời của Người,
đó chính là nhằm đem lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho mỗi người dân, trong đó có tuổi
trẻ chúng ta.
- Thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện tốt để trở thành những người vừa có đức, vừa có
tài, có khả năng kế thừa và phát triển những thành quả mà Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã
trao lại, kiên trì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận .
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.

22



IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-

Các tư liệu về công lao của Bác và tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ.

-

Trách nhiệm của thế hệ trẻ học tập gương đạo đức và lời dạy của Bác với thanh niên.

-

Các câu hỏi thảo luận.

-

Một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
*Hoạt động mở đầu: Giới thiệu
- Người điều khiển cho lớp hát bài “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”, Nhạc và lời: Triều Dâng.
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động.
* Hoạt động 2: Thảo luận chung cả lớp
- Người điều khiển nêu yêu cầu của buổi thảo luận và lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận theo
từng phần nội dung.
- Mời những người được phân công chuẩn bị trước lên phát biểu (4 ý kiến, mỗi ý kiến khơng
q 5 phút)
- Ngồi các ý kiến phát biểu theo sự phân công, cần khuyến khích động viên ý kiến phát biểu
của những học sinh khác trong lớp.
- Xen kẽ các tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ; kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh.
* Hoạt động kết thúc:
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu khẳng định những công lao của Bác Hồ và tình cảm của Bác
đối với tuổi trẻ. Chỉ rõ trách nhiệm của người học sinh trong việc phấn đấu học tập, xứng
đáng với niềm tin yêu và tình cảm của Bác đã dành cho.
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở việc chuẩn bị cho hoạt
động tiếp theo.
Có thể tiến hành đánh giá kết quả hoạt động theo cách như sau:
Yêu cầu học sinh viết bài văn, thơ hoặc cảm tưởng về tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ
và tình cảm của thế hệ trẻ đối với Bác Hồ. Nêu rõ kế hoạch rèn luyện của bản thân thực hiện
nhiệm vụ của người học sinh theo lời dạy của Bác Hồ.
VI. TƯ LIỆU
Gợi ý một số câu hỏi thảo luận dùng cho Hoạt động 2
+ Tại sao Bác Hồ sớm có hồi bão cứu nước, giải phóng dân tộc?

23


+ Nêu những cống hiến lớn của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam thời tuổi trẻ?
+ Con đường cứu nước Bác tìm ra cho dân tộc Việt Nam gồm những vấn đề gì?
+ Để chuẩn bị thành lập Đảng CSVN Bác đã làm những việc gì?
+ Tại sao tổ chức cách mạng Bác thành lập ngày tháng 6/1925 tại Quảng Châu – Trung Quốc
lại mang tên là Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng?
+ Nhắc lại một số câu nói, đoạn viết của Bác Hồ đánh giá vai trò của thế hệ trẻ?
+ Nhắc lại một số câu nói, đoạn viết của Bác Hồ thể hiện tình cảm của Bác dành cho thanh
thiếu niên nhi đồng?
+ Bác Hồ viết: “Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là
nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em”. Câu này Bác Hồ viết khi nào? Ý nghĩa của
câu đó?

+ Hãy kể một số câu chuyện về tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ và tình cảm của thế hệ
trẻ đối với Bác Hồ?
+ Bác Hồ viết “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết”. Câu này Bác viết khi nào? Ý nghĩa của câu đó?
Giới thiệu một số tài liệu để học sinh tham khảo :
+ Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác. Nxb Thanh niên, Hà Nội 2007.
+ 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tài liệu của Ban tuyên giáo Trung
ương, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng – Hà Nội 2007.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2010

24



×