Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 217 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN
VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN
VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

62.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. Phạm Vân Đình

HÀ NỘI, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, các nhân. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn và các thầy, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu tại Học viện cũng như trong quá trình thực hiện luận án.
- GS.TS. Phạm Vân Đình đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực
hiện luận án.
- Lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên thuộc các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và PTNT; Ủy
ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở NN&PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản Hải Phòng; Ủy ban nhân dân, Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế các quận
huyện: Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã
phường: Ngọc Hải (Đồ Sơn), Đại Hợp (Kiến Thụy), Lập Lễ (Thủy Nguyên), Phù Long
(Cát Hải) và người dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,

khảo sát, điều tra thực tế, cung cấp thông tin, số liệu.
- Các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập và hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Cường

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục đồ thị ............................................................................................................... xi
Danh mục hình ................................................................................................................. xi
Danh mục hộp ................................................................................................................. xii
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii
Thesis abstact .................................................................................................................. xv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.4.

Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, cải thiện sinh kế
trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận về cải thiện sinh kế đối với ngư dân .............................................. 6

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................................. 6
2.1.2. Khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản đối với ngư dân ...................... 10
2.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân .......... 16
2.1.4. Đặc điểm cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng
ven biển ............................................................................................................... 17
2.1.5. Nội dung nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ........ 19
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân ............................................................................................................... 26
2.2.

Cơ sở thực tiễn về cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân..... 28

2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới .................................................. 28


iii


2.2.2. Thực tiễn cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ở nước ta........ 32
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 40
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41
3.1.

Cách tiếp cận và khung phân tích cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản
đối với ngư dân ................................................................................................... 41

3.1.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 41
3.1.2. Khung phân tích cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân ............................................................................................................... 42
3.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 44

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 47

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực sinh kế ................................................................... 47
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về môi trường dễ bị tổn thương .................................................. 48
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu về tổ chức, định chế, chính sách ................................................. 49
3.3.4. Nhóm chỉ tiêu về chiến lược sinh kế .................................................................. 49
3.3.5. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sinh kế ........................................................................ 50
3.3.6. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sinh kế và sinh kế bền vững ................................... 51
3.4.


Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 51

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................................ 51
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .................................................................. 52
3.5.

Phương pháp xử lý thông tin, số liệu .................................................................. 53

3.6.

Phương pháp phân tích ....................................................................................... 54

3.6.1. Phương pháp phân tổ thống kê ........................................................................... 54
3.6.2. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................. 54
3.6.3. Phương pháp phân tích định lượng ..................................................................... 54
3.6.4. Phương pháp phân tích định tính ........................................................................ 55
3.6.5. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 55
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 56
Phần 4. Thực trạng sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven
biển thành phố Hải Phòng................................................................................ 57
4.1.

Môi trường dễ bị tổn thương đối với ngư dân .................................................... 57

4.1.1. Biến động giá xăng dầu ...................................................................................... 57
4.1.2. Cạnh tranh trong khai thác .................................................................................. 57

iv



4.1.3. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông ...................................................................... 58
4.1.4. Xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng ....................................................... 59
4.2.

Các nguồn lực sinh kế của ngư dân .................................................................... 59

4.2.1. Nguồn lực con người .......................................................................................... 59
4.2.2. Nguồn lực vật chất .............................................................................................. 65
4.2.3. Nguồn lực xã hội................................................................................................. 73
4.2.4. Nguồn lực tự nhiên ............................................................................................. 76
4.2.5. Nguồn lực tài chính ............................................................................................. 79
4.2.6. Đánh giá về các nguồn lực sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ...... 82
4.3.

Tổ chức, định chế và chính sách cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối
với ngư dân vùng ven biển.................................................................................. 85

4.3.1. Các tổ chức ......................................................................................................... 85
4.3.2. Các định chế, chính sách ................................................................................... 88
4.4.

Chiến lược sinh kế của ngư dân .......................................................................... 94

4.4.1. Lựa chọn phương thức kiếm sống ...................................................................... 94
4.4.2. Lựa chọn vùng biển khai thác ............................................................................. 95
4.4.3. Lựa chọn nghề khai thác ..................................................................................... 95
4.4.4. Lựa chọn kết hợp làm thêm nghề khác ............................................................... 97
4.5.


Kết quả sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân vùng ven biển .................. 98

4.5.1. Hiệu quả kinh tế khai thác gần bờ ...................................................................... 98
4.5.2. Hiệu quả kinh tế khai thác xa bờ ...................................................................... 100
4.5.3. Thu nhập của ngư dân từ hoạt động khai thác hải sản ...................................... 102
4.5.4. Thu nhập của ngư dân từ nghề khác ................................................................. 104
4.6.

Sự phát triển và tính bền vững của sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân ............................................................................................................. 104

4.6.1. Sự phát triển của sinh kế ................................................................................... 104
4.6.2. Tính bền vững của sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ................ 107
4.6.3. So sánh sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân giữa các điểm
nghiên cứu ......................................................................................................... 108
4.7.

Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư
dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng .......................................................... 109

4.7.1. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường dễ bị tổn thương ........................ 109

v


4.7.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện nguồn lực sinh kế ......................................... 113
4.7.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện tổ chức, định chế, chính sách ....................... 118
4.7.4. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện chiến lược sinh kế ........................................ 119
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 128
Phần 5. Giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân

vùng ven biển thành phố Hải Phòng ............................................................. 129
5.1.

Quan điểm và định hướng cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân vùng ven biển ...................................................................................... 129

5.1.1. Quan điểm ......................................................................................................... 129
5.1.2. Định hướng ....................................................................................................... 130
5.2.

Một số giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng ................................................... 130

5.2.1. Giải pháp cải thiện môi trường dễ bị tổn thương .............................................. 130
5.2.2. Giải pháp cải thiện các nguồn lực sinh kế ........................................................ 133
5.2.3. Giải pháp cải thiện chiến lược sinh kế .............................................................. 137
5.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khai thác hải sản, hỗ trợ
ngư dân ............................................................................................................. 140
5.2.5. Giải pháp về chính sách phát triển khai thác hải sản, hỗ trợ ngư dân............... 142
5.3.

Điều kiện để thực hiện các giải pháp ................................................................ 146

Tóm tắt phần 5 .............................................................................................................. 147
Phần 6. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
6.1.

Kết luận ............................................................................................................. 148

6.2.


Kiến nghị........................................................................................................... 150

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án ......................................... 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 162

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADB
APFIC
CARE
CFP
CV
DFID
EU
FAO
FCA
HĐND
HTX
IFAD
IUU
KTHS
KT&BVNLTS
KT&QHTS
NN&PTNT
NOAA

NTTS
PCLB&TKCN
TSCĐ
UBND
UNDP
UNESCO

Nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)
Ủy ban nghề cá châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Fishery
Commission)
Hợp tác xã gửi hàng của Mỹ sang châu Âu (Cooperative for American
Remittances to Europe)
Chính sách nghề cá chung (Common Fisheries Policy)
Mã lực
Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (Department for
International Development)
Liên minh châu Âu (European Union)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
Hiệp hội Hợp tác xã nghề cá (Fisheries Cooperative Association)
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (International Fund for
Agricultural Development)
Khai thác bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo
(Illegal, Unreported and Unregulated)
Khai thác hải sản
Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Kinh tế và quy hoạch thủy sản

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn phòng cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ
(National Oceanic and Atmospheric Administration)
Nuôi trồng thủy sản
Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
Tài sản cố định
Ủy ban nhân dân
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development
Programme)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản ở nước ta giai đoạn
2001 - 2011 ....................................................................................................... 34
Bảng 3.1. Tàu thuyền khai thác hải sản phân theo địa phương giai đoạn 2005 - 2013 ......... 44
Bảng 3.2. Điểm nghiên cứu và số mẫu điều tra ngư dân ................................................... 52
Bảng 4.1. Trình độ học vấn của ngư dân vùng ven biển năm 2013 .................................. 60
Bảng 4.2. Cơ cấu độ tuổi của ngư dân tham gia khai thác hải sản năm 2013 ................... 61
Bảng 4.3. Cơ cấu giới tính của ngư dân tham gia khai thác hải sản năm 2013 ................. 62
Bảng 4.4. Thâm niên trong nghề khai thác hải sản của ngư dân năm 2013 ...................... 63
Bảng 4.5. Số lượng ngư dân được đào tạo về khai thác hải sản tính đến năm 2013 ......... 64
Bảng 4.6. Số lượng và cơ cấu ngư dân sở hữu tàu khai thác hải sản năm 2013 ............... 66
Bảng 4.7. Loại tàu thuyền khai thác hải sản của ngư dân năm 2013 ................................ 66
Bảng 4.8. Các loại thiết bị và ngư cụ chủ yếu ngư dân thường sử dụng trong khai
thác hải sản ........................................................................................................ 67

Bảng 4.9. Tỷ lệ ngư dân sử dụng thiết bị, ngư cụ khai thác hải sản năm 2013 ................. 68
Bảng 4.10. Tình hình nhà ở của ngư dân năm 2013 ............................................................ 69
Bảng 4.11. Tình hình một số tài sản khác của ngư dân năm 2013 ...................................... 70
Bảng 4.12. Hệ thống cảng cá của thành phố Hải Phòng năm 2013 .................................... 71
Bảng 4.13. Hệ thống bến cá của thành phố Hải Phòng năm 2013 ...................................... 71
Bảng 4.14. Nguồn lợi hải sản ở Vịnh Bắc bộ ...................................................................... 77
Bảng 4.15. Vốn đầu tư mua sắm tàu thuyền của ngư dân năm 2013 .................................. 80
Bảng 4.16. Tình hình vốn tự có của ngư dân làm thuê năm 2013....................................... 81
Bảng 4.17. So sánh nguồn lực sinh kế của ngư dân chủ tàu và ngư dân làm thuê .............. 82
Bảng 4.18. So sánh nguồn lực sinh kế của ngư dân khai thác xa bờ và ngư dân khai
thác gần bờ ........................................................................................................ 83
Bảng 4.19. Số tổ, đội khai thác hải sản của thành phố Hải Phòng năm 2013 ..................... 86
Bảng 4.20. Vốn đầu tư của Tp. Hải Phòng theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012 ....... 91

viii


Bảng 4.21. Tình hình tham gia khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển
giai đoạn 2005 - 2013 ....................................................................................... 95
Bảng 4.22. Nghề khai thác hải sản truyền thống của ngư dân tại một số quận, huyện
của Hải Phòng năm 2013 .................................................................................. 96
Bảng 4.23. Tình hình tham gia khai thác hải sản của ngư dân theo các nhóm nghề
giai đoạn 2011 - 2013 ....................................................................................... 96
Bảng 4.24. Tình hình làm thêm nghề khác của ngư dân năm 2013 .................................... 97
Bảng 4.25. Vốn đầu tư của ngư dân đối với tàu khai thác gần bờ năm 2013...................... 98
Bảng 4.26. Chi phí bình quân cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác gần bờ
năm 2013 ........................................................................................................... 99
Bảng 4.27. Hiệu quả kinh tế đối với tàu khai thác gần bờ năm 2013 ............................... 100
Bảng 4.28. Vốn đầu tư của ngư dân đối với tàu khai thác xa bờ năm 2013...................... 101
Bảng 4.29. Chi phí bình quân cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác xa bờ

năm 2013 ......................................................................................................... 101
Bảng 4.30. Hiệu quả kinh tế đối với tàu khai thác xa bờ năm 2013 ................................. 102
Bảng 4.31. So sánh thu nhập của ngư dân là chủ tàu xa bờ và gần bờ năm 2013 ............. 102
Bảng 4.32. Thu nhập của ngư dân làm thuê theo hình thức trả tiền công năm 2013 ........ 103
Bảng 4.33. Thu nhập của ngư dân là chủ tàu và ngư dân làm thuê theo hình thức
giao tàu ............................................................................................................ 103
Bảng 4.34. Thu nhập từ một số nghề khác của ngư dân năm 2013................................... 104
Bảng 4.35. Số lượng và cơ cấu tàu khai thác của thành phố Hải Phòng giai đoạn
2011 - 2013 ..................................................................................................... 106
Bảng 4.36. Thu nhập đối với ngư dân là chủ tàu giai đoạn 2011 - 2013 .......................... 106
Bảng 4.37. Thu nhập hàng năm đối với ngư dân làm thuê giai đoạn 2011 - 2013 ........... 107
Bảng 4.38. Tình hình tai nạn tàu cá của Tp.Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2014 ................. 107
Bảng 4.39. Chi phí cho một chuyến đi biển theo các mô hình tổ chức khai thác của
ngư dân ............................................................................................................ 109
Bảng 4.40. Ý kiến của ngư dân về chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định
289/QĐ-TTg ................................................................................................... 110
Bảng 4.41. Tình hình biến động số lượng và công suất tàu thuyền khai thác của Hải
Phòng giai đoạn 2005 - 2013 .......................................................................... 110

ix


Bảng 4.42. Ý kiến của ngư dân về nguyên nhân bị tàu nước ngoài bắt giữ, xua đuổi
năm 2013 ......................................................................................................... 111
Bảng 4.43. Ý kiến của ngư dân về hoạt động của các lực lượng chức năng năm
2013................................................................................................................. 112
Bảng 4.44. Tỷ lệ ngư dân qua đào tạo theo trình độ học vấn của ngư dân năm 2013 ...... 113
Bảng 4.45. Ý kiến của ngư dân về công tác tập huấn, đào tạo nghề cho ngư dân
năm 2013 ......................................................................................................... 114
Bảng 4.46. Nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư mua sắm tàu thuyền khai thác

của ngư dân năm 2013 .................................................................................... 116
Bảng 4.47. Ý kiến của ngư dân về việc chưa tham gia khai thác hải sản theo mô
hình tổ, đội năm 2013 ..................................................................................... 116
Bảng 4.48. Vốn tự có của ngư dân với tổng vốn đầu tư tàu thuyền năm 2013 ................. 120
Bảng 4.49. Tỷ lệ ngư dân đầu tư đóng tàu theo số năm kinh nghiệm khai thác hải
sản năm 2013 .................................................................................................. 120
Bảng 4.50. Kế hoạch đóng mới, cải hoán tàu và nhu cầu vốn vay theo Quyết định
số 1356/QĐ-UBND ........................................................................................ 121
Bảng 4.51. Tỷ lệ ngư dân lựa chọn vùng biển khai thác hải sản theo số năm kinh
nghiệm năm 2013 ............................................................................................ 122
Bảng 4.52. Tình hình tàu thuyền và lao động khai thác hải sản của Tp. hải Phòng
giai đoạn 2011 - 2013 ..................................................................................... 122
Bảng 4.53. Thuận lợi, khó khăn trong lựa chọn nghề khác để làm thêm .......................... 125
Bảng 4.54. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác
hải sản đối với ngư dân ................................................................................... 126
Bảng 5.1. Một số căn cứ lựa chọn ngư dân được vay vốn ưu đãi để đóng mới, cải
hoán tàu ........................................................................................................... 143

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 2.1a.

Mối tương quan giữa năng suất khai thác và công suất tàu thuyền ............. 34

Đồ thị 2.1b.

Mối tương quan giữa năng suất và sản lượng khai thác hải sản .................. 35


Đồ thị 4.1a.

Số lượng tàu khai thác của Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2013 ..................... 57

Đồ thị 4.1b.

Công suất tàu khai thác của Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2013.................... 57

Đồ thị 4.2.

Cơ cấu vốn vay của ngư dân năm 2013 ....................................................... 80

Đồ thị 4.3a.

Sản lượng hải sản khai thác hàng năm của Tp. Hải Phòng ........................ 105

Đồ thị 4.3b.

Năng suất khai thác hải sản hàng năm của Tp. Hải Phòng ........................ 105

Đồ thị 4.4.

Mối tương quan giữa công suất tàu thuyền và sản lượng khai thác đối
với tàu khai thác gần bờ của Tp. Hải Phòng .............................................. 105

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID .................................................................. 10
Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững của UNDP ................................................................. 11

Hình 2.3. Khung sinh kế bền vững của CARE ................................................................. 11
Hình 2.4. Khung phân tích sinh kế của IFAD................................................................... 12
Hình 2.5. Năm loại nguồn lực sinh kế .............................................................................. 13
Hình 2.6. Khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản đối với ngư dân .................... 15
Hình 3.1. Khung phân tích cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ............ 43
Hình 3.2. Bản đồ hành chính của thành phố Hải Phòng ................................................... 44
Hình 4.1. Ngư trường khai thác hải sản của ngư dân thành phố Hải Phòng..................... 78
Hình 4.2. Tổ chức quản lý ngành thủy sản của thành phố Hải Phòng .............................. 85
Hình 5.1. Mô hình chiến lược sinh kế thời gian tới đối với ngư dân là chủ tàu ............. 138
Hình 5.2. Mô hình chiến lược sinh kế thời gian tới đối với ngư dân làm thuê ............... 139

xi


DANH MỤC HỘP
Trang
Hộp 4.1.

Chi phí khai thác hải sản mỗi chuyến tăng gần gấp đôi.................................. 123

Hộp 4.2.

Giá dầu lên, vật giá lên nhưng giá hải sản tăng lên quá ít .............................. 123

Hộp 4.3.

Chi phí tăng, tàu khai thác xa bờ chuyển sang khai thác gần bờ .................... 123

Hộp 4.4.


Khó tìm lao động, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác .................................. 124

xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Tóm tắt
- Họ và tên NCS:

Nguyễn Văn Cường

- Tên đề tài:

Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối
với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng

- Chuyên ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số: 62 31 01 05

- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
2. Nội dung trích yếu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sinh kế của ngư dân trong khai thác hải sản, từ
đó đưa ra những giải pháp cải thiện sinh kế đối với ngư dân vùng ven biển thành phố
Hải Phòng.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Cách tiếp cận và khung phân tích cải thiện sinh kế: Đề tài đã sử dụng các cách

tiếp cận như tiếp cận sinh kế; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận theo phạm vi khai thác hải
sản trên các vùng biển và khung phân tích cải thiện sinh kế.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Phương pháp này được sử dụng để lựa chọn
ra các điểm nghiên cứu, khảo sát, cụ thể là 4 xã, phường: Lập Lễ (Thủy Nguyên), Ngọc
Hải (Đồ Sơn), Đại Hợp (Kiến Thụy) và Phù Long (Cát Hải).
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Bao gồm hệ thống 6 nhóm chỉ tiêu: nguồn lực sinh
kế; môi trường dễ bị tổn thương; tổ chức, định chế, chính sách; chiến lược, kết quả sinh kế;
phát triển sinh kế và sinh kế bền vững.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Các thông tin, số liệu chung về tình hình sinh kế của ngư dân được điều tra, thu thập từ
các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan; niên giám thống kê; các văn bản nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của các ngành chức năng thành phố Hải Phòng.
Các thông tin, số liệu về thực trạng sinh kế của ngư dân thành phố Hải Phòng được
thu thập trực tiếp qua điều tra, khảo sát thực tế tại các điểm nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin, số liệu:
Mã hóa số liệu: các số liệu định tính thu thập được sẽ được chuyển đổi, mã hóa
thành các con số để tính toán.

xiii


Nhập liệu và hiệu chỉnh: các số liệu thu thập được, kể cả số liệu đã được mã hóa sẽ
được nhập và lưu phục vụ cho việc xử lý, tính toán tiếp theo. Trong quá trình nhập số liệu,
với những số liệu có sự sai sót trong quá trình thu thập sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh lại.
Công cụ xử lý: Các số liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ được tổng hợp và xử lý chủ yếu
bằng phần mềm excel trên máy tính.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tổ thống kê, thống kê mô tả, phân tích
định tính, phân tích định lượng, so sánh được sử dụng để mô tả, phân tích hoạt động sinh kế
của ngư dân qua các năm.
2.3. Các kết quả nghiên cứu và phát hiện chính của luận án

Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận về sinh kế, sinh
kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân; đưa ra khái niệm đầy đủ về sinh kế, sinh
kế đối với ngư dân trong khai thác hải sản phù hợp với tình hình thực tế; chỉ rõ các đặc
điểm sinh kế đối với ngư dân vùng ven biển.
Vận dụng và kế thừa khung sinh kế bền vững của các tổ chức DFID, UNDP, IFAD,
CARE, luận án đã xây dựng khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản đối với ngư
dân vùng ven biển; xác định được các nội dung nghiên cứu trên cơ sở khung sinh kế bền
vững đó; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân vùng ven biển.
Áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững đối với ngư dân, luận án đã giải quyết
được các vấn đề có liên quan đến sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven
biển TP. Hải Phòng; nêu bật được thực trạng về nguồn lực sinh kế của ngư dân; chỉ rõ
nguồn lực về con người và tài chính có vai trò quan trọng, quyết định việc tiếp cận và sử
dụng hiệu quả các loại nguồn lực khác.
Luận án đã đánh giá thực trạng môi trường dễ bị tổn thương đối với ngư dân, trong
đó biến động giá cả, cạnh tranh khai thác, tranh chấp chủ quyền Biển Đông, biến đổi khí
hậu là những nhân tố có tác động tiêu cực đến sinh kế của ngư dân. Từ việc phân tích các
chính sách hỗ trợ sinh kế cho ngư dân, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong việc tổ chức
triển khai, thực hiện các chính sách này.
Luận án cũng đã phân tích, đánh giá kết quả sinh kế trong khai thác hải sản của ngư
dân ven biển TP. Hải Phòng theo các chiến lược sinh kế; làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến
việc cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra định hướng và hệ thống các giải
pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển
TP. Hải Phòng.

xiv


THESIS ABSTACT

1. Summary
- Full name of the research student: Nguyen Van Cuong
- Name of the thesis:

Research to improve livelihoods in fishing for coastal
fishermen in Haiphong City

- Specialization:

Development Economics

Code: 62 31 01 05

- Training institution: Vietnam National University of Agriculture.
2. Thesis’ compendia contents
2.1. Thesis’ research objectives
To research and assess on the status of fishermen's livelihoods in fishing, thereby
offering solutions to improve the livelihoods for coastal fishermen in Haiphong City.
2.2. Research methods used
- Approach and framework of livelihood improvement: livelihood approach;
Participatory approach; Approach under the fishing scope on the sea waters; Analytical
framework of livelihood improvement.
- Method of research site selection: This method is used to select research sites,
surveys, namely as 4 wards and communes: Lap Le (Thuy Nguyen), Ngoc Hai (Do Son),
Dai Hop (Kien Thuy) and Phu Long (Cat Hai).
- System of research indicators: includes 6 groups of indicators: livelihood
resources; vulnerable environment; organizations, institutions, and policies; strategies,
livelihood results; livelihood development and sustainable livelihoods.
- Method of data collection:
The information and data on fishermen’s livelihood status are surveyed and collected

from the related study works which have been published; Statistical Yearbook; Documents,
Resolutions and Directives of the Party, the State and those of authorities in Haiphong.
The information and data on fishermen’s livelihood status in Haiphong are directly
collected through surveys, field surveys at the research sites.
- Method of information and data processing:
Data encryption: Collected qualitative data will be converted, encoded into
numbers for calculation.

xv


Data input and editing: the collected data, including encrypted data will be entered
and saved for the processing and next calculation. During data entry, for the data which has
errors in the data collection process will be checked and corrected.
Processing tools: The primary data and secondary data are aggregated and
processed primarily by Excel on the computer.
- Method of analysis: Methodology disaggregates statistics, descriptive statistics,
qualitative analysis, quantitative analysis, comparison is used to describe, analyze the
fishermen’s livelihood activities over the years.
2.3. Thesis’ research results and findings
The thesis has systematized, clarified and developed the theoretical issues on
livelihoods, sustainable livelihoods in fishing by fishermen; offering complete concepts of
livelihoods and livelihoods for fishermen in fishing in conformity with the actual
situations; specifying the livelihood characteristics for coastal fishermen.
Applying and inheriting of sustainable livelihood frameworks of DFID, UNDP,
IFAD, CARE, the thesis has developed a framework for sustainable livelihoods in fishing
for coastal fishermen; identifying research contents on the basis of that sustainable
livelihood framework; pointing out the factors affecting the livelihood improvement in
fishing for coastal fishermen.
Applying the analytical framework for sustainable livelihoods for fishermen, the

thesis has solved problems related to the livelihoods in fishing for coastal fishermen in
Haiphong City; highlighting fishermen’s reality of livelihood resources; specifying the
human and finance resources which have an important and decisive role regarding access
and effective use of other types of resources.
The thesis has assessed the vulnerable environmental situation to fishermen,
including price fluctuations, fishing competitions, territorial disputes in the East Sea,
climate change as the factors that have a negative impact on fishermen’s livelihoods.
From the analysis on policies to support fishermen’s livelihoods, the thesis has
specified limitations in organization and deployment, and implementation of these policies.
The thesis has analyzed, evaluated the livelihood results in fishing for coastal fishermen in
Haiphong City according to the livelihood strategies; clarifying the factors affecting
livelihood improvements for fishermen.
Derived from the research results, the thesis has given orientations and major
measures to improve livelihoods in fishing for coastal fishermen in Haiphong City.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam là quốc gia biển với bờ biển dài trên 3.260 km, diện tích vùng

biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền; Tiềm năng, lợi thế về
biển, trong đó có thủy sản là rất lớn; Vai trò hoạt động của cộng đồng ngư dân
trên biển có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội cũng
như bảo vệ an ninh, chủ quyền của đất nước. Phát triển kinh tế biển là nội dung
quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước, đã được
Đảng, Nhà nước ta cụ thể hóa thành chủ trương và nhiều Nghị quyết cụ thể. Kinh

tế thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua đã liên tục phát triển, tạo thu nhập và
giải quyết việc làm cho khoảng 4 triệu lao động. Năm 2014, sản phẩm thủy sản
của Việt Nam đã có mặt tại thị trường của hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ;
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD; Việt Nam trở thành một trong bốn
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (Tạ Hà, 2014).
Thành phố (Tp.) Hải Phòng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
của Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 1.526,3 km 2; là một trong 3 cực tam
giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng
và lợi thế về phát triển kinh tế biển, thuỷ sản (Thế Đạt, 2009). Hải Phòng được
xác định là một trong năm trung tâm nghề cá lớn của cả nước (Thủ tướng Chính
phủ, 2013a, 2013b); là Trung tâm dịch vụ nghề cá lớn của Vịnh Bắc bộ (Thủ
tướng Chính phủ, 2009a); là một trong những trung tâm thương mại lớn của cả
nước và trung tâm dịch vụ thủy sản của vùng duyên hải Bắc bộ (Bộ Chính trị,
2003). Trong giai đoạn 2005 - 2012, kinh tế thủy sản Tp. Hải Phòng hàng năm
đã đóng góp bình quân trên 2,3% GDP của toàn Thành phố, góp phần không nhỏ
vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm
nghèo. Sản phẩm thủy sản Tp. Hải Phòng đã có mặt nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế biển và
bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo thành phố Hải Phòng trong thời gian qua
(Chi cục KT&BVNLTS Hải Phòng, 2012).

1


Tuy nhiên, nằm trong tình trạng chung của cả nước, so với tiềm năng, lợi
thế về biển, quá trình đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh
ven biển chưa tương xứng, khai thác nguồn lợi chưa đạt hiệu quả cao (Đỗ Hoài
Nam và cs., 2003). Hoạt động khai thác hải sản cũng như sinh kế của ngư dân vùng
ven biển Tp. Hải Phòng cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân được ban hành mặc dù đã có tác động tích

cực, giúp ngư dân vượt qua được những khó khăn ban đầu nhưng vẫn còn nhiều
bất cập. Về cơ bản, ngư dân vẫn là đối tượng nghèo, trình độ dân trí thấp. Trong
khi đó, nguồn lợi thủy sản ngày một suy giảm, nhất là nguồn lợi ven bờ; cạnh
tranh ngư trường khai thác giữa các quốc gia, giữa các địa phương diễn ra ngày
một gay gắt; biến đổi khí hậu ngày một phức tạp; tranh chấp Biển Đông tiếp tục
gia tăng; tình trạng tàu cá và ngư dân nước ta bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt tại
các vùng biển giáp ranh, chồng lấn có những diễn biến phức tạp. Những thách
thức này đã và đang là nguy cơ tiềm ấn gây mất ổn định chính trị, xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân.
Nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên, có nhiều tổ chức, cá
nhân đã tiến hành các công trình nghiên cứu, điển hình như: (1) Nguyễn Chu Hồi
và cs. (2007) đã nghiên cứu về Chính sách ngành thuỷ sản Việt Nam, đã phân
tích, đánh giá các mặt được, chưa được, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục
của hệ thống chính sách phát triển và quản lý thủy sản trong thời gian qua; (2)
Nguyễn Dương Bình (2005) đã nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của cư dân
làm nghề cá vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, đã khái quát các nét cơ bản về
đặc điểm trong sinh hoạt kinh tế như các loại hình nghề cá, nuôi trồng thuỷ sản
và đặc điểm về văn hoá, tinh thần, các tập quán sinh sống của cư dân ven biển
Bắc bộ; (3) Công trình nghiên cứu về Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
các tỉnh ven biển Việt Nam của Đỗ Hoài Nam và cs. (2003) đã phân tích động
thái và các nhân tố tác động đến tiến trình phát triển tổng thể kinh tế - xã hội môi trường ở các tỉnh ven biển nước ta trong 15 năm đổi mới theo quan điểm
phát triển bền vững; (4) Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Kháng và cs.
(2011) về Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu
2


và nghề nghiệp khai thác hải sản đã xác định được số lượng tàu cá cần cắt giảm
trong cả nước và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới và (5) Nguyễn Văn
Thành (2008) với công trình Nghiên cứu định hướng chiến lược biển Hải Phòng
đến năm 2015 và 2020 đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế

biển Hải Phòng, trong đó có giải pháp phát triển kinh tế khai thác hải sản… Các
công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh có liên quan
về đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của vùng ven biển, đã có đánh giá,
phân tích những tác động qua lại làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của ngư dân. Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả phần lớn mới chỉ
đề cập đến các vấn đề ở tầm vĩ mô trên phạm vi rộng, ít đi sâu vào vấn đề sinh
kế của ngư dân, đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu về sinh kế trong khai
thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng. Từ những thực tế trên
cho thấy, để giúp ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng cải thiện sinh kế trong
thời gian tới, cần phải tiếp tục có nghiên cứu sâu hơn về sinh kế trong khai thác
hải sản đối với ngư dân, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giúp ngư dân vùng
ven biển Tp. Hải Phòng cải thiện sinh kế.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp cải thiện sinh kế

trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận và thực tiễn về
sinh kế và cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế của ngư dân và các nhân tố ảnh
hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển
Tp. Hải Phòng.
+ Đề xuất những giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng thời gian tới.

3



1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
+ Vấn đề nghiên cứu: Sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân vùng ven biển.
+ Đối tượng khảo sát: Ngư dân làm nghề khai thác hải sản vùng ven biển

Tp. Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về sinh kế của ngư dân trong khai thác
hải sản và việc cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven
biển Tp. Hải Phòng.
+ Về không gian: Tại Tp. Hải Phòng, trong đó tập trung tại các điểm nghiên
cứu đại diện là xã Đại Hợp (Kiến Thụy), xã Lập Lễ (Thủy Nguyên), xã Phù Long
(Cát Hải) và phường Ngọc Hải (Đồ Sơn).
+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 2011 - 2013, khảo sát năm
2012 - 2013.
1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý

luận về sinh kế, sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân; đưa ra khái
niệm đầy đủ về sinh kế, sinh kế đối với ngư dân trong khai thác hải sản phù hợp với
tình hình thực tế; chỉ rõ các đặc điểm sinh kế đối với ngư dân vùng ven biển.
Vận dụng và kế thừa khung sinh kế bền vững của các tổ chức DFID,
UNDP, IFAD, CARE, luận án đã xây dựng khung sinh kế bền vững trong khai
thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển; xác định được các nội dung nghiên
cứu trên cơ sở khung sinh kế bền vững đó; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cải

thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển.
- Về thực tiễn: Áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững đối với ngư dân,
luận án đã giải quyết được các vấn đề có liên quan đến sinh kế trong khai thác hải
sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp.Hải Phòng; nêu bật được thực trạng về
nguồn lực sinh kế của ngư dân; chỉ rõ nguồn lực về con người và tài chính có vai
4


trò quan trọng, quyết định việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các loại nguồn lực
khác. Luận án đánh giá thực trạng môi trường dễ bị tổn thương đối với ngư dân,
trong đó biến động giá cả, cạnh tranh khai thác, tranh chấp chủ quyền Biển Đông,
biến đổi khí hậu là những nhân tố có tác động tiêu cực đến sinh kế của ngư dân.
Từ việc phân tích các chính sách hỗ trợ sinh kế cho ngư dân, luận án đã chỉ rõ
những hạn chế trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai, thực hiện các
chính sách này.
Luận án đã phân tích, đánh giá kết quả sinh kế trong khai thác hải sản của
ngư dân ven biển Tp. Hải Phòng theo các chiến lược sinh kế; làm rõ các nhân tố
ảnh hưởng đến việc cải thiện sinh kế đối với ngư dân. Xuất phát từ kết quả nghiên
cứu, luận án đã đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế
trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SINH KẾ, CẢI THIỆN SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN
ĐỐI VỚI NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯ DÂN


2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Sinh kế, sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế thường sử dụng xuất phát từ ý tưởng về sinh kế của
Chambers and Conway (1992) theo cách hiểu đơn giản nhất, sinh kế là phương tiện
để kiếm sống. Sau đó Chambers and Conway đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn
về sinh kế: “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống của con người”. Một sinh kế là bền vững “khi nó có thể giải quyết
được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng
cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương
lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và cấp toàn
cầu, trong ngắn hạn và dài hạn” (Chambers and Conway, 1992).
Dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững của Chambers and Conway
(1992), một số tác giả như Scoones (1998), Ellis (2000), Cơ quan Phát triển
Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) cũng đã đưa ra các khái niệm sinh kế (DFID,
2001). Các khái niệm này về cơ bản giống với khái niệm sinh kế của Chambers
and Conway, đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 2 phương diện là bền
vững về môi trường và bền vững về xã hội. Scoones (1998), Ashley and Carney
(1999), DFID (2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bền vững của sinh
kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế, thống nhất đánh giá tính bền vững
của sinh kế trên 4 phương diện bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
Cùng trên quan điểm đó, Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài Thu (2012) cho rằng, một
sinh kế là bền vững khi: (i) có khả năng thích ứng và phục hồi trước những cú
sốc hoặc đột biến từ bên ngoài; (ii) không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên
ngoài; (iii) duy trì được năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và (iv) không làm phương hại đến các sinh kế khác.
Trong thực tế, mọi hoạt động sinh kế của con người trong xã hội đều
được đặt trong sự quản lý của các tổ chức, chính quyền với các định chế, chính
sách cụ thể. Xuất phát từ các quan điểm của các tác giả về sinh kế, sinh kế bền
vững và để phù hợp với thực tế, khái niệm về sinh kế được hiểu là hoạt động

6


kiếm sống của con người thông qua chiến lược sử dụng các nguồn lực (con
người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội) trong môi trường dễ bị tổn thương
có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. Một sinh kế được xem là
bền vững khi nó thích ứng, hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi
trường dễ bị tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn
lực trong cả hiện tại và tương lai.
2.1.1.2. Vùng ven biển
Nghiên cứu này không đề cập đến ngư dân nói chung mà giới hạn là ngư dân

sống tại vùng ven biển. Hầu hết các tài liệu hướng dẫn quản lý tổng hợp vùng ven
biển đều cho rằng vùng ven biển (hay còn gọi là vùng bờ) là vùng giao hội của biển
và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tương tác lẫn nhau
khá phức tạp giữa đất liền và biển. Vùng này bao gồm hai phần: vùng đất ven biển
(vùng ven biển) và vùng biển ven bờ (vùng ven bờ). Phạm vi lớn nhỏ của vùng bờ
tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng quản lý (Nguyễn Chu Hồi, 2005). Theo Nghị
định số 25/2009/NĐ/CP, ngày 06/3/2009 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa
lục địa và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo
ranh giới hành chính để quản lý” (Chính phủ, 2009a).
Từ khái niệm trên, vùng ven biển trong đề tài này được hiểu là vùng địa giới
hành chính của tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường, thị trấn) có tiếp giáp trực
tiếp với biển hoặc cửa sông, cửa biển.
2.1.1.3. Khai thác hải sản
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Luật Thủy sản năm 2003, khai thác thủy
sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng
nước tự nhiên khác (Quốc hội, 2003). Để phân biệt giữa thủy sản trên biển với thủy
sản ở các vùng nước khác, trong rất nhiều tài liệu, các tác giả thường sử dụng cụm

từ “hải sản” để thay thế cho tên gọi thủy sản trên biển. Do vậy, khái niệm khai thác
hải sản trong đề tài được hiểu là hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển;
sản phẩm thủy sản khai thác được trên biển được gọi là hải sản thay cho tên gọi
chung là thủy sản.
Theo Quyết định số 393-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế
quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và
tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ quy định: tàu đánh cá xa bờ là tàu có lắp máy

7


×