Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.52 KB, 11 trang )

KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
Phan Huyền Trang – Đại học Sư Phạm Huế
Tóm tắt: Khi bước chân vào giảng đường Đại học, sinh viên phải giải quyết các nhiệm vụ học
tập nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã được tích lũy
qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động học tập của sinh viên cũng diễn ra
suôn sẻ, nhất là với các bạn sinh viên vừa bước chân vào môi trường Đại học đầy mới mẻ. Kết
quả điều tra cho thấy, sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học Sư phạm Huế gặp nhiều khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề tài đã đề xuất một số biện
pháp nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên
năm thứ nhất.
Từ khóa: Khó khăn tâm lý, hoạt động, hoạt động học tập, sinh viên năm thứ nhất.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống, mỗi con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt
động (HĐ), bằng HĐ và thông qua HĐ nhân cách con người được hình thành và phát triển. Tùy
vào mục đích, nhiệm vụ và vị trí cùng hoàn cảnh mà mỗi cá nhân sẽ có những thuận lợi và những
khó khăn nhất định khi tham gia vào HĐ. Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những nỗ lực khắc
phục khó khăn, vượt qua khó khăn để HĐ diễn ra được suôn sẻ và đạt được mục đích đề ra. Do
đó, việc tìm hiểu những khó khăn và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình là điều hết sức
cần thiết.
Đối với con người thì học tập là một trong những HĐ chính nhằm tiếp thu và lĩnh hội kiến
thức, tích lũy kinh nghiệm xã hội loài người để làm giàu vốn hiểu biết và vận dụng vào thực tiễn.
Đối với SV Đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản mà qua đó người SV “nắm vững kỹ
năng chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề
thuộc chuyên ngành đào tạo”[5], để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo. Do đó HĐ học
tập cần sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo cho SV nhiều điều kiện thuận lợi và
giảm bớt những khó khăn trong HĐ học tập. Thực tế cho thấy, sinh viên (SV) năm thứ nhất ở các
trường Đại học nói chung và SV năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm nói riêng phần lớn là
chuyển tiếp từ bậc trung học phổ thông lên Đại học, bỡ ngỡ và lạ lẫm với môi trường học tập
mới, với nội dung, cách thức, phương pháp dạy học ở Đại học. Đứng trước những khó khăn tâm


lý (KKTL) đó, SV rất dễ chán nản, bỏ bê nhiệm vụ học tập và không đáp ứng được các yêu cầu
học tập. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phát hiện KKTL cụ thể và tìm biện pháp tác động phù hợp, tháo
gỡ KKTL trong HĐ học tập, đẩy nhanh quá trình thích ứng với nhiệm vụ học tập của SV năm thứ
nhất là việc làm cấp bách.
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp một số phương
pháp như phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu chân dung


điển hình, phương pháp thống kê toán học. Khảo sát trên số mẫu là 261 SV năm thứ nhất trường
ĐHSP – ĐHH, chúng tôi đã thu được một số kết quả bước đầu về những KKTL trong HĐ học tập
của SV trường ĐHSP – ĐHH.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Sư phạm – Đại học Huế
1.1. Thực trạng KKTL biểu hiện ở mặt nhận thức của SV năm thứ nhất
Bảng 1. Đánh giá của SV về KKTL trong hoạt động học tập
Mức độ

Khoa
Tự nhiên
(TN)

Giới tính
Xã hội

Nam

Chung



Khoa

(XN)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Rất nhiều khó khăn

11

9.5


11

8.5

8

14.5

14

7.4

22

9

Nhiều khó khăn

78

67.2

82

63.6

23

41.8


68

35.8

160

65.3

Có nhưng không nhiều

22

19

29

22.5

14

25.5

96

50.5

51

20.8


Không đáng kể

5

4.3

7

5.5

10

18.2

12

6.3

12

4.9

Bảng 1 cho thấy, có 245/261 ý kiến cho rằng “Có” gặp KKTL trong HĐ học tập, chiếm
tỷ lệ 94%. Trong đó có 22/245 ý kiến cho rằng gặp “rất nhiều khó khăn”, chiếm 9%; 51/245 ý
kiến cho rằng “có nhưng không nhiều”, chiếm 20.8%; 160/245 ý kiến cho rằng “nhiều khó khăn”,
chiếm 65.3%; số còn lại cho rằng “không đáng kể” chiếm 4.9%.
Để biết được tần số mức độ KKTL của SV trong các khâu của HĐ học tập có sự khác biệt
hay không, bảng hỏi đã đưa ra các mức độ khó khăn để SV đánh giá, kết quả thu được thể hiện ở
bảng sau:


Bảng 2. Nhận thức về mức độ KKTL qua các khâu trong HĐ học tập của SV
Hoạt động học tập

Giới tính

Khối ngành

Chung


n = 261

n = 261
Nam

(Khối)
N = 261

Nữ

t(261)

TN

XH

t(261)

Std


Ghi chép, tiếp thu bài giảng

2.01

2.23

0.85

2.33

2.40

0.47

2.37

0.61

Ôn tập, hệ thống hóa tri thức

1.89

1.97

1.32

1.78

1.96


0.93

1.88

0.89

Chuẩn bị bài trước khi lên lớp

2.11

2.36

1.21

2.36

2.21

0.88

2.29

0.85

Tự học, sắp xếp thời gian học tập

2.17

2.08


1.32

2.05

1.99

0.97

2.03

0.77

Làm việc độc lập với Giáo trình và
Tài liệu tham khảo

1.88

1.74

0.55

1.81

1.92

1.22

1.85


0.59

Chuẩn bị và tiến hành xêmina

1.55

1.71

0.56

1.69

1.85

1.32

1.73

0.65

Kiểm tra, đánh giá

1.66

1.75

0.98

1.77


1.95

1.12

1.94

0.63



1.90

1.98

1.97

2.04

2.01

SV năm thứ nhất trường ĐHSP Huế gặp KKTL trong tất cả các khâu của HĐ học tập với
ĐTB X = 2.01. Trong đó có 4/7 khâu có ĐTB X < 2. Đó là: Chuẩn bị và tiến hành xêmina;
Làm việc độc lập với Giáo trình và Tài liệu tham khảo; Ôn tập, hệ thống hóa tri thức; Kiểm tra,
đánh giá.
1.2. Thực trạng KKTL biểu hiện ở mặt thái độ của SV năm thứ nhất
Bảng 3. Thái độ của SV với KKTL qua các khâu của HĐ học tập

Giới tính

Khối ngành


Chung

n = 261

(Khối)

n = 261

Hoạt động học tập
Nam

n = 261

Nữ
t(261)

TN

XH

t(261)

Std

Ghi chép, tiếp thu bài giảng

2.10

2.33


1.86

2.18

2.08

1.06

2.14

0.51

Ôn tập, hệ thống hóa tri thức

2.33

2.35

0.88

2.19

2.01

0.53

2.10

0.66


Chuẩn bị bài trước khi lên lớp

1.97

2.01

1.10

1.95

1.87

0.77

1.92

1.01

Tự học, sắp xếp thời gian học tập

1.85

2.24

1.23

2.01

2.32


0.61

2.20

0.39

Làm việc độc lập với Giáo trình và
Tài liệu tham khảo

1.92

1.95

0.03

1.86

2.01

1.82

1.94

0.56


Chuẩn bị và tiến hành xêmina

2.01


1.98

1.99

1.72

1.80

0.85

1.76

0.84

Kiểm tra, đánh giá

1.98

2.05

1.01

1.95

2.07

0.69

2.01


0.61

2.02

2.13

1.98

2.02



2.01

Kết quả ở bảng 3 cho thấy, SV năm thứ nhất trường ĐHSP Huế gặp KKTL về mặt thái độ
đối với các khâu của HĐ học tập ( X = 2.01).
SV hứng thú nhiều nhất với các HĐ: Tự học, sắp xếp thời gian học tập ( X = 2.20); Ghi
chép, tiếp thu bài giảng ( X = 2.14); Ôn tập, hệ thống hóa tri thức ( X = 2.20).
Bên cạnh đó, có một số HĐ học tập mà SV không có nhiều hứng thú như: Chuẩn bị và
tiến hành xêmina ( X = 1.76); Chuẩn bị bài trước khi lên lớp ( X = 1.92); Làm việc độc lập với
Giáo trình và Tài liệu tham khảo ( X = 1.94); Kiểm tra, đánh giá ( X = 2.01).
Tóm lại: Thái độ của SV năm thứ nhất trường ĐHSP Huế đối với các HĐ học tập nhìn
chung còn thấp. Điều này có thể lý giải: SV năm thứ nhất hầu hết là HS vừa rời ghế nhà trường
PT để bước vào giảng đường ĐH, các em phải đối mặt với nhiều sự khác biệt cần phải thích ứng
và những điều kiện không thuận lợi đối với HĐ học tập. Chính thực tế này đã tạo cho SV năm
thứ nhất nhiều KKTL về mặt thái độ, cảm xúc như: chán nản, lo lắng quá mức, sợ mắc sai lầm…
cũng là điều dễ hiểu. Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì bản thân SV cần có sự điều chỉnh và đánh
giá một cách đúng đắn để bày tỏ thái độ phù hợp hơn; bởi việc có thái độ đúng sẽ là tiền đề cho
việc học tích cực của SV trong quá trình học tập, từ đó có thể nâng cao hiệu quả học tập.

1.3. Thực trạng KKTL biểu hiện ở mặt kỹ năng trong HĐ học tập của SV năm thứ nhất
Chúng tôi tiến hành khảo sát 7 khâu trong HĐ học tập của SV và trích lọc 4/7 khâu SV
gặp nhiều khó khăn nhất.
1.3.1. Khó khăn tâm lý trong việc chuẩn bị và tiến hành xêmina
Bảng 4. Khó khăn tâm lý trong việc chuẩn bị và tiến hành xêmina
Các vấn đề

Giới tính

Khối ngành

Chung

n = 261

n = 261

(Khối)
n = 261


Nam

Nữ

t(261)

Chuẩn bị đề cương xêmina với
cấu trúc thích hợp


1.98

2.01

Biết sắp xếp cấu trúc và trình bày
vấn đề khoa học theo quan điểm
của mình

1.53

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, tác
phong tự tin trước tập thể

t(261)

Std

TN

XH

0.62

1.92

2.00

0.29

1.96


0.71

1.71

1.02

1.63

1.97

0.09

1.90

0.65

2.00

1.98

0.32

1.85

2.06

0.58

2.00


0.74

Hướng cuộc thảo luận đi theo
đúng chủ đề chính

1.86

1.89

0.65

1.93

1.91

0.81

1.91

0.38

Biết phân tích, phê phán các quan
điểm thiếu khoa học trước tập thể

1.82

2.01

0.71


2.03

2.05

0.73

1.89

0.54



1.83

1.92

1.87

2.00

1.9

Kết quả ở bảng 4 cho thấy: SV năm thứ nhất gặp khó khăn nhất trong việc chuẩn bị và
tiến hành xêmina ( X = 1.9), trong đó có 4/5 kỹ năng đều có X < 2. Điều này có thể giải thích:
xuất phát từ thái độ của SV đối với việc “chuẩn bị và tiến hành xêmina” ( X = 1.73). Khi người
học không thích học, họ sẽ biểu hiện thái độ thờ ơ, không huy động các chức năng tâm lý vào HĐ
học tập. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên khó khăn trong quá trình chuẩn bị và tiến
hành xêmina của SV.
* So sánh Khó khăn tâm lý trong việc chuẩn bị và tiến hành xêmina xét theo khối ngành (P < 0.05)

Khi xét khó khăn hai khối ngành, chúng tôi nhận thấy, SV khối TN ( X = 1.87) gặp nhiều
khó khăn hơn khối XH ( X = 2.00). Sự khác biệt này có thể được lý giải là do đặc trưng của
ngành học, khối học. Ở khối XH, thuyết trình thảo luận là phương pháp học thường được áp dụng
hơn ở khối TN. Do đó, việc đòi hỏi kỹ năng thuyết trình thảo luận của SV khối XH phải tốt, bài
bản và hiệu quả.
* So sánh Khó khăn tâm lý trong việc chuẩn bị và tiến hành xêmina xét theo giới (P < 0.05)
Khi so sánh việc chuẩn bị và tiến hành xêmina xét theo giới, chúng tôi nhận thấy SV nam
( X = 1.83) gặp nhiều khó khăn hơn SV nữ ( X = 1.92). Điều này được giải thích bởi sự khác
nhau trong nét tính cách của hai giới: các em nữ thường chăm chỉ và chịu khó hơn so với các em
nam. Mặt khác, để hình thành được đề cương xêmina, đòi hỏi SV phải đọc nhiều, tổng hợp kiến
thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Những yêu cầu này được thực hiện tốt hơn ở SV nữ.
1.3.2. Khó khăn tâm lý trong quá trình làm việc độc lập với GT và TLTK
Bảng 5. Khó khăn tâm lý trong quá trình làm việc độc lập với GT và TLTK


Giới tính

Khối ngành

Chung

n = 261

(Khối)

n = 261

Các vấn đề

n = 261


Nam

Nữ

t(261)

Đọc sơ qua một lượt rồi đọc kỹ
toàn bộ

1.75

2.31

Chỉ đọc những phần GV yêu cầu
tham khảo

2.12

Đọc sách kết hợp với ghi chép
những điều cần thiết

t(261)

Std

TN

XH


0.31

2.32

2.14

1.03

2.24

0.70

2.19

0.84

2.41

2.18

0.70

2.13

0.47

2.03

2.29


0.47

2.31

2.03

0.41

2.17

0.45

Đọc và tóm tắt những thông tin
quan trọng cho chuyên ngành

2.21

2.00

1.03

2.19

2.11

0.65

2.16

0.63


Biết tổng hợp chọn lọc kiến thức
từ nhiều sách khác nhau

1.98

2.15

0.56

2.17

1.98

0.85

2.07

0.81



2.01

2.19

2.09

2.28


2.15

Kết quả ở bảng số liệu 5 cho thấy: nhìn chung SV trường ĐHSP Huế đã biết cách đọc
sách ( X = 2.15). Tuy nhiên SV thường chỉ “Đọc sơ qua một lượt rồi đọc kỹ toàn bộ” ( X =
2.24). Đây là thói quen của hầu hết các bạn SV trước khi học một môn học nào đó. Chúng tôi
nhận thấy đa phần SV chưa thực sự say mê đọc sách, chưa chịu tìm đọc tài liệu liên quan đến
chuyên ngành. Không ít SV cho rằng: đối với những môn học chung chỉ mong sao đủ điểm để
qua học phần, nếu đạt điểm cao càng tốt; nếu có thi lại các môn này thì cũng không chịu sức ép
tâm lý lớn như các môn chuyên ngành. Chính với lối suy nghĩ này làm hạn chế đến việc phát huy
tính tích cực học tập của SV và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập bộ môn của họ.
1.3.3. Khó khăn tâm lý trong việc ôn tập và hệ thống hóa tri thức

Bảng 6. Khó khăn tâm lý trong việc ôn tập và hệ thống hóa tri thức
Các vấn đề

Giới tính

Khối ngành

Chung

n = 261

n = 261

(Khối)
n = 261


Nam


Nữ
t(261)

TN

XH

t(261)

Std

Lập đề cương ôn tập

2.21

2.48

1.36

2.09

2.37

0.08

2.23

0.75


Phân loại tri thức đã học vào
mối liên hệ dễ nhớ

2.34

2.39

0.05

2.21

2.35

0.23

2.16

0.65

Phân loại tri thức theo mức độ
khó, dễ, quan trọng

1.88

2.03

0.32

2.13


2.14

0.02

2.13

0.41

Hiểu và tái hiện tri thức đã học

2.01

2.13

0.98

1.85

1.95

0.16

2.17

0.66

Kết hợp vở ghi, giáo trình và đề
cương ôn tập

1.95


2.04

0.10

2.06

2.29

0.94

2.18

0.38



2.08

2.21

2.07

2.22

2.18

Kết quả ở bảng 6 cho thấy, SV năm thứ nhất gặp KKTL trong việc “ôn tập và hệ thống
hóa tri thức” ( X = 2.18). Các khó khăn này trải đều ở các khâu.
SV gặp khó khăn nhất ở khâu: “Phân loại tri thức theo mức độ khó, dễ, quan trọng” ( X =

2.13). Khâu này đòi hỏi SV phải biết năm bắt nội dung chương trình, biết liên hệ, phân loại tri
thức một cách rõ ràng. Việc phân loại tri thức liên quan đến vấn đề chuẩn bị bài, nghe giảng và
ghi chép của SV. Bởi vì, SV phải biết đánh dấu vào những phần thầy nhấn mạnh, hiểu được phần
nào quan trọng mới có thể phân loại kiến thức theo các mức độ khác nhau.
Khó khăn thứ hai mà SV gặp phải là: “Phân loại tri thức đã học vào mối liên hệ dễ nhớ” (
X = 2.16). Điều này có thể lý giải: Kỹ năng này đòi hỏi SV phải có khả năng khái quát hóa ở
mức độ cao mới có thể tìm ra được mối liên hệ, điểm chung của các tri thức. Tuy nhiên, những
thao tác ở SV năm thứ nhất còn nhiều điểm hạn chế gây ra nhiều cản trở khi thực hiện việc phân
loại tri thức vào mối liên hệ dễ nhớ.
1.3.4. Khó khăn tâm lý trong việc kiểm tra, đánh giá
Bảng 7. Khó khăn tâm lý trong việc kiểm tra, đánh giá
Các vấn đề

Giới tính

Khoa

Chung

n = 261

n = 261

(Khoa)
n = 261


Nam

Nữ

t(261)

TN

XH

t(261)

Std

Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước
giờ kiểm tra

1.96

2.00

0.52

2.23

2.36

0.69

2.30

0.69

Bình tĩnh đọc và phân tích đề

trước khi làm bài

2.12

2.06

0.07

2.10

2.10

0.00

2.10

0.09

Lập dàn ý trước khi làm bài

1.35

1.69

0.90

1.79

2.03


1.42

1.91

0.71

Phân bố thời gian hợp lý cho từng
câu hỏi

1.78

1.83

0.74

1.86

1.99

0.54

1.92

0.52

Dành một lượng thời gian nhất
định đề xem lại bài trước khi nộp

1.49


1.98

0.36

2.11

2.20

1.39

2.16

0.45

Đánh giá, rút kinh nghiệm sau
mỗi lần kiểm tra

2.09

2.16

1.02

1.95

2.00

0.06

1.98


0.67

1.80

1.95

2.01

2.11



2.06

Bảng 7 cho thấy, SV năm thứ nhất gặp KKTL trong kỹ năng kiểm tra, đánh giá ( X =
2.06). Tuy nhiên, trong HĐ này SV chủ yếu thực hiện “chưa thuần thục” ở từng khâu. SV gặp
khó khăn nhất ở khâu: “Lập dàn ý trước khi làm bài” ( X = 1.91). Đây là khâu quan trọng trong
mỗi bài kiểm tra nhưng phần lớn SV không thực hiện. nhiều SV không hiểu được ý nghĩa của
việc lập dàn ý trước khi làm bài kiểm tra nên đã bỏ qua khâu quan trọng này. Trong thực tế, việc
lập dàn ý không mất nhiều thời gian nhưng nó lại là “mũi tên chỉ đường” cho bài làm của mình.
Thực chất của kỹ năng này là yêu cầu SV vận dụng khả năng phân tích, phát hiện được những ý
cần trình bày ở từng câu, từ đó có định lượng thòi gian làm bài sao cho hợp lý. Tuy nhiên, mới
đầu làm quen với hình thức kiểm tra ở ĐH nên nhiều SV còn lúng túng, chưa biết cách hoặc chưa
có thói quen lập dàn ý và phân bố thời gian phù hợp.
Khó khăn thứ hai mà SV gặp phải là: “ Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi” ( X =
1.92). Điều này có nguyên nhân từ việc SV không lập dàn ý trước khi làm bài nên thường viết lan
man theo ngẫu hứng. Có khi phần không trọng tâm thì trình bày quá nhiều, còn phần trọng tâm
thì làm sơ sài hoặc không đủ thời gian để viết.
SV ít gặp KKTL ở khâu: “Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước giờ kiểm tra” ( X = 2.30).

Kiểm tra là việc làm quen thuộc từ thời PT nên SV không còn cảm thấy xa lạ. Phần lớn SV đều
có tâm thế sẵn sàng trước giờ kiểm tra. Mặt khác, ở trường ĐH, SV có một quỹ thời gian nhất
định để ôn tập rồi mới bước vào đợt thi học kỳ nên SV có sự chuẩn bị tâm lý và tâm thế sẵn sàng
cho mỗi đợt thi. Việc bình tĩnh đọc và phân tích đề trước khi làm bài cũng được SV chú ý vì đây
là khâu cần thiết để tạo nên chất lượng một bài kiểm tra.
2. Nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐHSP – ĐHH
Bảng 7. Nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra KKTL trong HĐ học tập


STT

Nguyên nhân khách quan

Thứ
bậc

Nguyên nhân chủ quan

Thứ
bậc

1

Các phương pháp giảng
dạy của GV chưa phù hợp

2.19

6


Lực học của bản thân

2.33

3

2

Chương trình học chưa hợp 2.01


8

Không hứng thú với ngành
sư phạm

1.56

10

3

Ảnh hưởng cách dạy và
học ở phổ thông

1.95

10


Chưa hiểu hết các HĐ học
tập ở trường Đại học

2.29

4

4

Lượng tri thức ở trường
Đại học quá nhiều

2.48

2

Chưa biết bố trí, sắp xếp
thời gian hợp lý

2.01

7

5

Thiếu sách, giáo trình, tài
liệu tham khảo

2.38


3

Cảm thấy không tự tin trao
đổi, học hỏi với bạn bè và
thầy cô giáo

2.42

2

6

Phương tiện học tập còn
thiếu

2.33

4

Động cơ chọn nghề của
chính bản thân

1.77

9

7

GV ít gần gũi. Ít chú ý đến
đặc điểm tâm sinh lý của

SV

1.98

9

Chưa thấy được vai trò của
việc lĩnh hội tri thức, kỹ
năng đối với nghề nghiệp
tương lai của mình

2.12

6

8

Lớp học quá đông

2.21

5

Chưa có phương pháp học
tập hợp lý

2.59

1


9

Không có thời gian học tập
vì các HĐ khác quá nhiều

2.06

7

Thiếu kinh nghiệm sống và 1.98
học tập, nghiên cứu độc lập

8

10

Biến động lớn về môi
trường sống và học tập

2.71

1

Bản thân chưa tích cực,
chủ động

5

2.23


Kết quả khảo sát thực trạng nguyên nhân gây ra KKTL trong HĐ học tập của SV năm thứ
nhất trường ĐHSP Huế cho thấy: Tất cả những nguyên nhân được khảo sát đều ảnh hưởng đến
kết quả học tập của SV. Như vậy chứng minh một điều thực tế là có rất nhiều nguyên nhân khác
nhau đã gây ra những KKTL trong HĐ học tập. Trong đó, một số nguyên nhân có ĐTB cao, có
thể xem đó là những nguyên nhân chính gây ra KKTL trong HĐ học tập của SV năm thứ nhất.
Cụ thể là: Biến động lớn về môi trường sống và học tập ( X = 2.71); Lượng tri thức ở trường Đại
học quá nhiều ( X = 2.28); Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo ( X = 2.38);…
Về mặt nguyên nhân chủ quan, SV năm thứ nhất được khảo sát đánh giá khả năng nhận
thức, tính cách, khả năng thích ứng và thái độ của bản thân đối với việc học là những nguyên
nhân chủ yếu gây ra các KKTL trong HĐ học tập của mình: Chưa có phương pháp học tập hợp lý
( X = 2.59); Cảm thấy không tự tin trao đổi, học hỏi với bạn bè và thầy cô giáo( X = 2.42); Lực
học của bản thân ( X = 2.33);…


Nhìn chung, các nguyên nhân ảnh hưởng đều có ĐTB khá cao bao gồm cả những nguyên
nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan.
Xét về mặt chủ quan, SV năm thứ nhất được khảo sát đánh giá do khả năng nhận thức,
tính cách, khả năng thích ứng và thái độ của bản thân đối với việc học là những nguyên nhân chủ
yếu gây ra các KKTL trong HĐ học tập của mình.
Về mặt khách quan, nguyên nhân chủ yếu gây ra KKTL trong HĐ học tập tập trung vào
vấn đề nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập ở trường ĐH.
Như vậy, xét về nguyên nhân gây ra KKTL trong HĐ học tập của SV năm thứ nhất,
chúng ta cần tìm hiểu không chỉ những điều kiện thuận lợi xuất phát từ môi trường khách quan
bên ngoài mà còn cần phải xác định những yếu tố xuất phát từ chính chủ thể. Có như thế, việc
nhận thức về những nguyên nhân gây ra KKTL trong HĐ học tập của SV năm thứ nhất mới đầy
đủ và chính xác nhằm giúp đề xuất những biện pháp phù hợp để khắc phục những KKTL, giúp
SV năm thứ nhất học tập hiệu quả hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Thông qua thực tiễn điều tra về những KKTL trong HĐ học tập cả SV năm thứ nhất trường
Đại học Sư Phạm – Đại Học Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đa số SV năm thứ nhất đều gặp KKTL trong HĐ học tập ở mức độ “nhiều khó khăn” và
gặp KKTL trong tất cả các khâu của HĐ học tập. Những khó khăn chiếm chiếm vị trí đầu là:
Chuẩn bị và tiến hành xêmina; Làm việc độc lập với GT và TLTK; Ôn tập, hệ thống hóa tri thức
và Kiểm tra, đánh giá. Thực trạng KKTL trong học tập của SV chịu sự tác động của nhiều yếu tố
mang tính khách quan lẫn yếu tố chủ quan, mỗi yếu tố có những ảnh hưởng ở mức độ nhất định
đến vấn đề học tập của SV. Trong đó, xét về yếu tố chủ quan nổi bật hơn cả là SV chưa xác định
cho mình phương pháp học tập phù hợp. Xét về yếu tố khách quan chủ yếu do biến động lớn về
môi trường sống và học tập.
Đề xuất biện pháp khắc phục những KKTL trong HĐ học tập của SV năm thứ nhất trường
ĐHSP
- Nâng cao nhận thức của SV về khả năng tự học, tự nghiên cứu, sự tích cực và tự giác
trong quá trình học tập.
- Nâng cao hứng thú học tập của SV bằng công tác định hướng cho SV những HĐ ở
trường ĐH khi các em vừa bước chân vào môi trường mới.
- Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có khả năng phát
huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo, tạo điều kiện cho SV rèn luyện kỹ năng giao tiếp của
bản thân.
- Hình thành ở SV những kỹ năng cần thiết trong HĐ học tập.
- SV phải xây dựng kế hoạch học tập hợp lý ngay từ khi mới bắt đầu chương trình ở
trường ĐH.


- Nhà trường cần trang bị thêm các phương tiện học tập, đặc biệt là giáo trình và tài liệu
tham khảo, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của GV lẫn SV.
- GV cần có sự quan tâm sâu sát hơn đối với các SV của mình, đặc biệt là SV năm thứ nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc (1983), Tuyển tập Tâm lý học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (1994), Lý luận dạy học ĐH, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
3. Lê Văn Hồng (Chủ biên), (2001), TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, NXB Đại học Quốc gia,

Hà Nội.
4. A.N. Lêônchiep (1989), Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
6. Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Thức (2003), Khó khăn tâm lý của trẻ em đi học lớp một, Tạp chí Tâm lý
học, (số 10/2003), tr.18 -19 - 20.
8.
PSYCHOLOGICAL DIFFICULTIES IN LEARNING THE FIRST – YEAR STUDENT'S
AT HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION – HUE UNIVERSITY.
Abstract: At University, students have to solve tasks to acquire knowledge, historical experience
of human society accumulated over many generations. However, students hardly have their
learning activities done smoothly, especially for those who have just entered University – a
totally new environment. The survey shows that first-year students at the University of Hue
Pedagogical encounter psychological difficulties in learning. Basing on reality studies, the subject
proposes a number of solutions for freshmen to overcome the existing difficulties so that they can
improve the efficiency of learning.
Keywords: Psychological difficulties, activities, learning activities, first-year students.



×