Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Ứng dụng kích dục tố trong chăn nuôi lợn rừng sinh sản tại chi nhánh NCPT động thực vật bản địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.79 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

MA KHẮC VÕ
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG KÍCH DỤC TỐ TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG SINH
SẢN TẠI CHI NHÁNH NC&PT ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2011– 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------


MA KHẮC VÕ
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG KÍCH DỤC TỐ TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG SINH
SẢN TẠI CHI NHÁNH NC&PT ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Lớp

: K43 CNTY - N02

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS Trần Văn Phùng

Thái Nguyên - 2015



CỤM DANH TỪ VIẾT TẮT

Cs

: cộng sự

ĐC

: đối chứng

ĐVT

: đơn vị tính

TN

: thí nghiệm

STT

: số thứ tự

HTNC

: huyết thanh ngựa chửa


LỜI CẢM ƠN

Để góp phần tổng hợp lại kiến thức đã học và bước đầu làm quen với
thực tiễn, được sự nhất trí của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
thú y - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Ứng dụng kích dục tố trong chăn nuôi lợn rừng sinh sản tại Chi
nhánh NC&PT động thực vật bản địa”.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và
thực hiện đề tài này em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía
Nhà trường, thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y. Em xin được bày tỏ
lòng biết ơn các thầy giáo trong Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và toàn
thể các thầy cô giáo đã dạy bảo, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình của thầy PGS. TS Trần Văn Phùng, em đã hoàn thành đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em
và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu
khoa học.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Cán bộ, công nhân tại Chi nhánh
nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Do trình độ bản thân có hạn nên bản khóa luận của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2015
Sinh viên
Ma Khắc Võ



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, chăn nuôi lợn rừng đang phát triển ở nhiều nơi và trở thành
một hướng phát triển kinh tế cho bà con nông dân. Trong chăn nuôi lợn rừng,
nhiều người chăn nuôi đang gặp vấn đề sinh sản của lợn nái như lợn nái
chậm động dục, động dục nhưng phối giống không đạt, hoặc phối đạt nhưng
đẻ ít con… Hiện tượng này thường gặp đối với những người nuôi lợn rừng
của Việt Nam hoặc lợn nái lai giữa lợn rừng Việt Nam với lợn địa phương
miền núi.
Thông thường, trong tự nhiên lợn rừng thường động dục từ tháng 11
năm trước đến tháng 1 năm sau. Mỗi lần động dục chỉ đẻ 5 - 6 con, Chính
hiện tượng này đã làm cho nhiều người không thể phát triển chăn nuôi lợn
rừng của Việt Nam được. Trên thực tế, lợn rừng nhập từ Thái Lan ít gặp
những trở ngại về sinh sản hơn so với lợn rừng Việt Nam. Có nhiều thông tin
cho rằng, lợn rừng Thái Lan đã được cải tiến nhiều về khả năng sinh sản.
Nhưng sản phẩm thịt của lợn rừng Thái Lan ở một góc độ nào đó vẫn chưa
thực sự hấp dẫn người tiêu dùng như lợn rừng Việt Nam.
Xuất phát từ vấn đề đó, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Ứng
dụng kích dục tố trong chăn nuôi lợn rừng sinh sản tại Chi nhánh
NC&PT động thực vật bản địa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được việc sử dụng kích dục tố để nâng cao sức sản xuất của lợn
nái rừng, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng, tạo tiền đề phát
triển chăn nuôi lợn rừng cho người dân khu vực miền núi.
- Rèn luyện được tay nghề sau khi đã học xong lý thuyết.
1.3 Ý nghĩa của đề tài


Ý nghĩa khoa học: Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng kích

dục tố trong việc kích thích động dục, tăng số trứng rụng, tăng tỷ lệ thụ thai
và số con đẻ/lứa đối với lợn nái rừng.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc ứng dụng kích dục tố đối với lợn nái rừng góp
phần giải quyết được khó khăn trong chăn nuôi lợn nái sinh sản của những
người chăn nuôi lợn rừng Việt Nam, đẩy mạnh hiệu quả chăn nuôi, tạo ra
một hướng đi mới cho đồng bào khu vực miền núi phía Bắc.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Tổng quan về lợn rừng
Loài lợn Rừng có tên khoa học là Sus scrofa (Common Wild Pig), tên
địa phương là lợn lòi hay lợn kun bíu. Lợn Rừng có 21 phụ loài sống trên
phạm vi rất rộng gồm nhiều khu vực của Châu Âu, Bắc Á và nhiều vùng của
Bắc Phi. Nó chính là tổ tiên của các giống lợn ngày nay.
Trên thế giới nhiều nước đã thuần hóa con lợn Rừng để đưa vào hệ
thống chăn nuôi những con vật đặc sản của họ và với công nghệ cao. Ngay
cả hai nước cạnh chúng ta là Trung Quốc và Thái Lan cũng đã phát triển
chăn nuôi lợn rừng từ 12 – 18 năm nay, họ có những tài liệu chuẩn về quy
trình chăn nuôi lợn rừng. Vì vậy để phát triển chăn nuôi lợn Rừng ở nưới ta
thì cần học hỏi kinh nghiệm từ hai nước này rất nhiều.
Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Quốc tế phát triển
Nông nghiệp (Pháp) thì lợn rừng có tới 36 giống phân bố ở hầu khắp các lục
địa trên thế giới. Phân bố chủ yếu ở các vùng Bắc Phi; Châu Âu, phía nam
nước Nga, Trung Quốc, vùng Trung Đông… và các đảo đảo nam Thái Bình
Dương.
Đây là loài động vật hoang rã thị thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng,
nhu cầu của người dân đối với thịt lợn rừng ngày càng tăng. Tuy nhiên có
một điều thực tế là:

- Số lượng lợn Rừng ngoài tự nhiên có hạn
- Không được săn bắt
Vậy để đáp ứng nhu cầu của người dân về thịt lợn thơm ngon, từ những
năm 1990 các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu để biến lợn
Rừng hoang dã thành đối tượng có thể nuôi thương phẩm được. Các nội
dung nghiên cứu tập trung chủ yếu ở một số vấn đề sau.


- Nghiên cứu thuần hóa lợn Rừng
- Nghiên cứu nhân giống lợn rừng thuần
- Nghiên cứu lai, nhằm lai giữa lợn đực rừng với lợn cái bản địa
của địa phương để ttaoj ra con lai gần giống lợn rừng
- Nghiên cứu nuôi thương phẩm lợn rừng và lợn lai
Hiện nay vấn đề nuôi lợn rừng, lợn lai đã được phát triển rất mạnh,
mang lại giá trị kinh tế rất cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, New
Zealand. Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á nước Thái Lan đã tập t giống lợn
rừng nghiên cứu phát triển từ những năm 2000, họ đã thuần hóa, nhân giống
tạo ra giống lợn rừng Thái Lan rất phát triển, họ đã suất khẩu lợn rừng sang
quốc gia khác trong đó có Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lợn rừng của Thái
Lan.
Cùng với nghề lợn rừng phát triển trên thế giới đặc biệt là quốc gia
Thái Lan Đông Nam Á, thì tại Việt Nam mới đầu tư nghiên cứu, phát triển
để tạo ra nghành chăn nuôi có hiệu quả tại Việt Nam.
Để phát triển nghề nuôi lợn rừng ở Việt Nam được sự hỗ chợ của chính
phủ Việt Nam, Viện Chăn nuôi cùng các nhà khoa học ngoài Viện có lĩnh
vực chuyên môn Động vật rừng đã tập trung nghiên cứu về lợn rừng và
nghiên cứu thành công.
- Thuần hóa lợn rừng Việt Nam
- Lai lợn rừng Thái Lan với lợn rừng Việt Nam
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã xây dựng được nhiều quy trình kỹ

thuật về thuần hóa, nhân giống và nuôi thương phẩm lợn rừng, lợn lai.
Trên cả nước hiện nay đã có trên 50 trang trại chăn nuôi lợn rừng với
quy mô lớn chưa kể các hộ gia đình chăn nuôi số lượng ít. Hiện nay có rất
nhiều công ty đang kinh doanh con giống và tiêu thụ thịt lợn rừng là: Công ty
TNHH Khánh Giang (ở Bình Phước); Công ty Hương Tràm (ở quận Phú
Thuận – Tp.HCM; Công ty ANFA (ở quận 10 – Tp.HCM). Giữa năm 2006,
Công ty ANFA đã có hơn 400 đơn đặt hàng mua giống lợn rừng từ các tỉnh


CỤM DANH TỪ VIẾT TẮT

Cs

: cộng sự

ĐC

: đối chứng

ĐVT

: đơn vị tính

TN

: thí nghiệm

STT

: số thứ tự


HTNC

: huyết thanh ngựa chửa


-

Ống dẫn trứng: Được chia thành 4 đoạn: Tua diềm, phễu, phồng

ống dẫn trứng và eo. Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận
chuyển trứng và tinh trùng theo một hướng ngược chiều nhau, hầu hết là
đồng thời. Phồng ống dẫn trứng là nơi xảy ra sự thụ tinh. Ống dẫn trứng cung
cấp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nhất của các giao tử và cho sự phát triển
ban đầu của phôi.
- Tử cung: Gồm có 2 sừng, một thân và một cổ tử cung. Tử cung lợn
thuộc loại 2 sừng, các sừng gấp nếp hoặc quấn loại và có độ dài đến hơn 1m.
Độ dài này thích hợp cho việc mang thai nhiều. Ở lợn trưởng thành, trung
bình các sừng tử cung dài 40 - 45cm, thân tử cung 5cm, cổ tử cung dài 10cm
và có đường kính ngoài 2 - 3cm. Tử cung có nhiều chức năng. Nội mạc tử
cung và các dịch tử cung giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sản xuất bao
gồm các chức năng sau: Vận chuyển tinh trùng, điều hòa chức năng của thể
vàng, là nơi làm tổ của phôi, thực hiện các chức năng chửa đẻ (Nguyễn Đức
Hùng và cs, 2003) [7].
- Âm đạo: Có cấu tạo như một ống cơ có thành dầy, dài 10 - 12cm.
Đây là cơ quan giao cấu của lợn cái, là ống thải của dịch cổ tử cung, nội mạc
tử cung và ống dẫn trứng, đồng thời cũng là đường cho thai ra ngoài khi đẻ.
-

Bộ phận sinh dục bên ngoài: Là phần có thể sờ thấy và quan sát


được, bao gồm: Âm môn, âm vật và tiền đình.
* Đặc điểm sinh lý của lợn nái hậu bị
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biểu hiện về tính
dục. Lợn nái khi thành thục về tính sẽ xuất hiện các triệu chứng động dục và
kèm theo quá trình rụng trứng. Đồng thời lợn nái hậu bị vẫn tiếp tục sinh
trưởng đề thành thục về thể vóc. Tuy nhiên trong giai đoạn xảy ra chu kì
động dục lợn nái hậu bị thường bị giảm mức tăng trọng so với bình thường.
Chu kì động dục của lợn nái được chia thành 4 giai đoạn khác nhau:


- Giai đoạn trước động dục: Lúc này buồng trứng của lợn nái bắt đầu
có các noãn phát triển, đồng thời buồng trứng tăng cường tiết Oestrogen, bầu
vú cũng dần phát triển. Giai đoạn này kéo dài từ 2 - 3 ngày.
- Giai đoạn động dục: Buồng trứng có các noãn bao, bắt đầu chín và
chuẩn bị rụng. Đồng thời kèm theo các triệu chứng bên ngoài như lợn bắt
đầu kêu la, phá chuồng, bỏ ăn và đi tìm con đực. Âm hộ dần dần sưng lên và
xuất hiện màu cà chua chín và chuyển sang màu mận chín và lúc này trứng
chín rụng xuống loa kèn. Lợn ở vào trạng thái mê ì. Thời gian này thường
kéo dài từ 3 - 5 ngày.
- Giai đoạn sau động dục: Lợn bắt đầu trở lại bình thường, các triệu
chứng động dục giảm dần và hết động dục. Thời gian kéo dài từ 1 - 2 ngày.
- Giai đoạn yên tĩnh: Đây là giai đoạn lợn chuẩn bị cho một chu kì
tiếp theo. Thời gian khoảng từ 8 - 9 ngày.
* Đặc điểm chu kỳ động dục:
Lợn nái khi thành thục về tính, chúng có chu kỳ động dục và mỗi chu
kỳ trung bình là 21 ngày (biến động từ 18 - 25 ngày). Chu kỳ của lợn nái phụ
thuộc vào các yếu tố khác nhau:
- Ảnh hưởng của giống: Giống khác nhau có chu kỳ động dục khác
nhau: Lợn ỉ, từ 19 - 21 ngày lợn Móng Cái từ 18 - 25 ngày.

- Ảnh hưởng của tuổi: Nái tơ thì có chu kỳ tính thường ngắn hơn lợn
nái trưởng thành. Theo Kralling, lợn nái ở lứa đẻ thứ 2, thứ 3 thì chu kỳ tính
trung bình là 20,8 ngày, lứa 6 - 7 là 21,5 ngày; lứa 8 - 9 là 22,4 ngày. Khi
theo dõi sinh sản trên lợn ỉ thấy ở lứa thứ nhất chu kỳ tính 19 ngày, lứa thứ 2
là 20 ngày (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996) [2]. Theo Xignort thời gian
động dục lần đầu thường ngắn hơn những lần sau, đồng thời thường không
có trứng rụng hoặc trứng rụng rất ít, kích thước tế bào trứng nhỏ hơn những
lần sau. Theo Lubeski thì đường kính của tế bào trứng lợn nái 6 tháng tuổi là
146 µm, 10 tháng tuổi là 157 µm, 4 năm tuổi là 166 µm.


- Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kỳ tính ổn
định và ngược lại.
- Trong thời gian động dục lợn nái có sự rụng trứng, từ đó liên quan
đến sự thụ thai, chửa và đẻ.
Thời gian của động dục được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ khi bắt đầu động dục đến lúc chịu đực (T1), đây là
giai đoạn các triệu chứng động dục bắt đầu xuất hiện, dưới tác động của các
hormone sinh dục cái tế bào trứng phát triển và chuẩn bị chín và rụng. Lợn
nái ở giai đoạn này thường hoạt động mạnh, tìm kiếm con đực, bỏ ăn phá
chuồng và kêu la. Giai đoạn này kéo dài từ 1 -2 ngày.
Giai đoạn 2: Từ khi chịu đực đến lúc hết chịu đực (T2)
Giai đoạn 3: Từ khi hết chịu đực đến khi hết biểu hiện động dục (T3).
Nghiên cứu của Lưu Kỷ (1976) trên lợn Ỉ cho biết: T1 = 58,25 h; T2 =
48,45 h; T3 = 27,95 h, tổng cộng 136,41 h (khoảng 5,5 ngày). Từ đặc điểm
động dục trên đây của lợn nái, chúng ta có thể xác định thời điểm phối tinh
thích hợp cho chúng. Biểu hiện của chu kỳ động dục: Khi động dục lợn nái
biểu hiện không yên tĩnh: kêu la, phá chuồng, tìm đực, nhảy lên lưng con
khác, âm hộ xung huyết đỏ tươi, thích gần con đực. Nếu ta ấn tay lên lưng thì
nó đứng yên, đuôi cong lên thích giao phối. Nhưng cũng có lợn nái biểu

hiện động dục không rõ nét. Đối với những trường hợp này phải theo dõi để
quyết định thời điểm phối thích hợp. Hoặc dùng lợn đực thí tình hay sử dụng
con đực để phát hiện thời điểm phối thích hợp, tránh nhỡ thời điểm phối
giống, để nâng cao khả năng sinh sản. Qua hình biểu diễn các hàm lượng
hormone ở dưới đây cho chúng ta thấy sự thay đổi của các hormone khác
nhau qua các ngày trong chu kì động dục của lợn nái. Trong thời kì động
dục, hàm lượng hormone của lợn nái thay đổi, oestrogen tăng mạnh từ ngày
thứ 10 và cao nhất ở ngày 20 - 21 (29 - 30pg/ml trong huyết thanh), sau đó
giảm dần xuống 7 - 8 ở ngày thứ 8 sau động dục. Hàm lượng prostaglandin
trong tĩnh mạch tử cung thay đổi và đột nhiên tăng cao ở ngày 15 (6ng/ml),


trong khi bình thường tỷ lệ này 0,3 - 0,5 ng/ml. Hormone progesterone tăng
tiết từ ngày 1 đến 13 (32 ng/ml) trong huyết thanh và giảm dần và xuống tỷ
lệ thấp nhất ở ngày thứ 20, chỉ còn 0,8 - 1ng/ml. Hàm lượng prolactin huyết
thanh thay đổi liên tục từ ngày 13 đến ngày thứ 5 sau chu kì động dục biến
động lên đến 15 ng/ml và sau 1 ngày xuống lại 1,5 - 1,8ng/ml, cứ thay đổi
lên xuống theo chu kì 2 - 3 ngày nhưng ở ngày đầu chu kì từ 2 - 13 có hàm
lượng thấp 1,8ng/ml. FSH và LH thay đổi và khi động dục tỷ lệ FSH/LH =
1/3. Sau khi phối tinh được 15 phút, tinh trùng vận động đến tử cung lợn cái,
sau 1 - 2 h tinh trùng sẽ vận chuyển đến vị trí thụ tinh thích hợp (1/3 phía
trên của ống dẫn trứng). Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục
của con cái khoảng 12 - 20 h. Số tinh trùng cần cho lần phối tinh để có tỷ lệ
thụ thai cao là 3 tỷ. Tế bào trứng, sau khi xuất hiện triệu chứng động dục đầu
tiên khoảng 40 - 48 h thì tế bào trứng bắt đầu rụng (cuối giai đoạn T1, đầu
T2) lúc lợn cái biểu hiện "mê ì". Thời gian rụng trứng của lợn nái kéo dài 8 12 h. Sau khi trứng rụng xuống loa kèn, chúng theo ống dẫn trứng di chuyển
đến vị trí thụ tinh thích hợp mất khoảng 1 - 2 h tương ứng sau 24 - 36 h kể từ
lúc xuất hiện hiện tượng chịu đực (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006) [10].
Số lượng tế bào trứng rụng trong 1 chu kỳ động dục phụ thuộc vào
giống, tuổi, và chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc. Qua một số nghiên cứu cho

biết, lợn nái Móng Cái có 15 - 30 tế bào. Số lượng tế bào trứng rụng phụ
thuộc vào chế độ nuôi dưỡng. Vì vậy, người ta thường tăng cường nuôi
dưỡng lợn nái trước khi phối giống để tăng số tế bào trứng rụng nhưng đến
lúc gần động dục cho giảm tiêu chuẩn ăn (Kiều Minh Lực và cs, 1976) [9].
Trong thực tế sản xuất để xác định thời điểm phối tinh thích hợp, thì khi lợn
nái động dục phải tăng cường theo dõi để biết giờ xuất hiện triệu chứng động
dục đầu tiên, vì vậy, cần theo dõi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều tối). Thời
gian kéo dài động dục của lợn là 3 - 5 ngày tùy theo giống, thời gian phối
thích hợp là cuối ngày thứ 2, đầu ngày thứ 3. Thời gian này lợn nái biểu hiện
động dục cao độ nhất: "mê ì", âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng (cà chua chín),


LỜI CẢM ƠN
Để góp phần tổng hợp lại kiến thức đã học và bước đầu làm quen với
thực tiễn, được sự nhất trí của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
thú y - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Ứng dụng kích dục tố trong chăn nuôi lợn rừng sinh sản tại Chi
nhánh NC&PT động thực vật bản địa”.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và
thực hiện đề tài này em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía
Nhà trường, thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y. Em xin được bày tỏ
lòng biết ơn các thầy giáo trong Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và toàn
thể các thầy cô giáo đã dạy bảo, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình của thầy PGS. TS Trần Văn Phùng, em đã hoàn thành đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em
và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu
khoa học.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Cán bộ, công nhân tại Chi nhánh

nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Do trình độ bản thân có hạn nên bản khóa luận của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2015
Sinh viên
Ma Khắc Võ


lại nuôi, đối với lợn ngoại khối lượng lớn hơn 0,8 kg, đối với lợn nội khối
lượng lớn hơn 0,3 kg.
+ Tỷ lệ sống: tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờ là tỷ lệ số lợn con còn
sống đến 24 giờ so với số con đẻ ra còn sống.
+ Số con cai sữa/ lứa: đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng,
quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn
nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả
năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Đó là số lợn con còn sống cho
đến khi cai sữa, thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào trình độ chế
biến thức ăn và kỹ thuật nuôi. Trong chăn nuôi đại trà thường cai sữa vào 35
hoặc 42 ngày tuổi.
+ Số con cai sữa /nái/năm: là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng
suất chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con
và số lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ. Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số lứa
đẻ/nái/năm, và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn
con cai sữa/nái/năm cao và ngược lại. Số lượng lợn con cai sữa/nái/năm là tỷ
lệ giữa tổng số lợn con cai sữa trong năm so với tổng số lợn nái sinh sản

trong năm.
+ Khối lượng sơ sinh:
Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi đẻ, đã được căt rốn, lau
khô và bấm số tai và trước khi cho bú ngày đầu tiên.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai
của lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho
lợn nái chửa. Do đó thành tích này phụ thuộc cả vào phần của lợn nái và
phần nuôi dưỡng của con người.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn
sống và được phát dục hoàn toàn. Nếu những lợn sinh ra khỏe mạnh mà bị
lợn mẹ đè chêt thì đó thuộc về trách nhiệm của con người chứ không phụ
thuộc vào năng suất của lợn nái.


Khối lợn sơ sinh phụ thuộc vào giống, khối lượng sơ sinh của lợn nội
(Ỉ, Móng Cái) thường từ 0,4 – 0,6 kg/con, khối lượng sơ sinh của lợn ngoại
trung bình 1,1 – 1,2 kg/con.
Lợn con có khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng
nhanh, khôi lượng cai sữa sẽ cao.
+ Độ đồng đều:
Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch về khối lượng giữa các cá thể trong
đàn. Có 2 phương pháp tính:
Lấy khối lượng sơ sinh từng con so sánh với khối lượng sơ sinh bình
quân của toàn ổ. Sự chênh lệch càng nhỏ chứng tỏ sự đồng đều là rất cao.
Xác định độ đồng đều phát dục: là tỷ lệ giữa khối lượng sơ sinh nhỏ
nhất so với khối lượng sơ sinh lớn nhất.
Đồng đều là chỉ tiêu quan trọng để dánh giá chất lượng của nái về khả
năng sinh sản. Bởi vì khi so sánh giữa 2 đàn lợn có thể khối lượng sơ sinh
kém nhau không nhiều nhưng độ đồng đều của lợn con giữa các đàn là chênh
lệch rất lớn.

+ Khối lượng cai sữa toàn ổ:
Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa
cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất của lợn nái.
Hiện nay các cơ sở chăn nuôi thường áp dụng thời gian cai sữa khác
nhau tùy thuộc vào khả năng chế biến thức ăn và trình độ kỹ thuật nuôi
dưỡng, cho nên để đánh giá thành tích của lợn nái chúng ta thường xác định
khối lượng lợn con lúc 56 hoặc 60 ngày tuổi, có như vậy chúng ta mới so
sánh và đánh giá thành tích của lợn nái với nhau được. Còn việc xác định
khối lượng của lợn con lúc cai sữa ở thời điểm sớm hơn chỉ nhằm mục đích
xác định mức dinh dưỡng cho lợn con một cách chính xác đảm bảo cung cấp
đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con ở giai đoạn sau cai sữa.
Khối lượng lợn con cai sữa phụ thuộc rất lớn vào khối lượng sơ sinh và
là cơ sở cho việc nâng cao khối lượng xuất chuồng sau này.


Khối lượng bình quân của lợn con khi cai sữa (kg) bằng tổng số khối lượng
lợn con cai sữa (kg) so với tổng số lợn con cai sữa.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, lợn cái sẽ dần đi tới thành thục
về tính. Tuy nhiên sự thành thục về tính của lợn phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
- Giống: Giống là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái.
Giống có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống, số con cai sữa,
tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. Các giống lợn khác nhau cho
năng suất sinh sản khác nhau.
- Mùa vụ:
Mùa vụ có ảnh hưởng đến tính trạng số con sơ sinh sống, số con cai
sữa và tuổi đẻ lứa đầu. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa ở mùa xuân đều
cao hơn so với các mùa khác. Tuổi đẻ lứa đầu ở mùa xuân sớm hơn mùa hạ
và mùa thu nhưng lại cao hơn so với mùa đông. Kết quả này cho thấy, cần

thực hiện các biện pháp kỹ thuật tốt hơn nữa để nâng cao năng suất chăn
nuôi trong mùa hạ (mùa nắng nóng).
- Chế độ dinh dưỡng:
Anderson (1967) [14] tiến hành 9 thí nghiệm mức ăn hạn chế về năng
lượng đã làm chậm tuổi thành thục về tính dục 16 ngày. Nhưng ở 5 thí
nghiệm khác mức ăn hạn chế làm cho tuổi thành thục về tính dục sớm hơn
11 ngày. Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau trong thực tiễn sản xuất
người ta thấy cần nuôi dưỡng lợn nái sao cho không quá béo, không quá gầy,
mức độ dinh dưỡng cho lợn cái tùy thuộc vào giống, tuổi, thời tiết mùa
vụ......(Từ Quang Hiển và cs, 2001) [6].
- Sự có mặt của lợn đực:
Sự có mặt của lợn đực đã đẩy nhanh sự xuất hiện chu kỳ động dục có
trứng rụng. Brooks (1976) [15] cho biết có thể sử dụng những con đực đã
thành thục về tính dục để thúc đẩy sự thành thục về tính sớm hơn đối với


những lợn cái hậu bị. Cole (1970) đã chứng minh hàng ngày nếu cho con đực
vào chuồng lợn nái ở tuổi 165 - 190 ngày đã làm tăng nhanh hoạt động sinh
dục của con cái.
Như vậy, hầu hết các nhân tố giống, chế độ dinh dưỡng, mùa vụ, sự có
mặt của lợn đực, đều có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát dục của lợn nái, từ đó sẽ
ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.
2.1.5 Kích tố và ứng dụng trong chăn nuôi
2.1.5.1 Tác dụng của hormone
Hormone (Thuốc điều tiết sinh sản) là những chất có vai trò cực kỳ quan
trọng, chúng có khả năng ức chế hoặc kích thích chức năng của các cơ quan
sinh sản.
Sử dùng hormone để điều tiết sinh sản là một biện pháp hiệu quả làm
tang năng suất sinh sản của gia súc cái (trong điều trị vô sinh, chậm động
dục, an thai, đẻ nhiều con/lứa, đẻ nhiều lứa/năm và dễ đẻ), làm tang chất

lượng tinh trùng của gia súc đực, từ đó làm tang lợi nhuận cho người chăn
nuôi.
2.1.5.2 Cơ chế tác động của hormone
Hormone điều hòa tuyến sinh dục (Gonadotropin): Gồm hai loại
hormone FSH (Hormone kích thích nang noãn) và LH (Có tác dụng làm tế
bào trứng chín và rụng).
Gonadotropin có tác dụng kích thích hoạt động bình thường của tuyến
sinh dục và tiết hormone sinh dục của con đực và con cái.
Trong chu kỳ động dục bình thường, FSH có tác dụng kích thích noãn
nang trứng phát triển và thành thục. Khi đó, sẽ kích thích buồng trứng tiết ra
hormone oestrogen. Giữa chu kỳ động dục, oestrogen kích thích giải phóng
hormone LH, làm cho các tế bào noãn sẽ vỡ ra và rụng trứng. Đồng thời tại
chỗ rụng trứng, sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ra progesterone, có
chức năng ức chế quá trình động dục của con cái và an thai (tạo điều kiện
cho thai phát triển).


Đối với con đực, FSH có vai trò tạo tinh trùng, LH kích thích các tế bào
tiết ra Testosteron (Là hormone có tác động trực tiếp lên ống sinh tinh để sản
sinh tinh trùng).
Hormone prostaglandin: Có tác dụng thủy phân mạnh mẽ thể vàng,
kích thích phát triển buồng trứng, hoàn thiện chu kỳ động dục ở kỳ sinh sản
tiếp theo. Gây cảm ứng đồng bộ về động dục và cho nái đẻ đồng loạt để quản
lý sinh sản một cách hữu hiệu.
Chủ động thời điểm cho lợn nái đẻ theo ý muốn (lợn nái đẻ tự nhiên sau
khi dùng thuốc 20 - 30 giờ).
Điều tri rối loạn chức năng rụng trứng, chu kỳ dụng trứng không đều và
không có trứng.
Hormone oestradiol:
Kích thích động dục và phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục cái, gây

động dục cho lợn nái.
Kích thích tăng phát triển tử cung, tăng hormone sinh trưởng…
Hormome progesterone:
Là hormone tiết ra từ thể vàng của lợn nái. Progesterone được dùng
trong thời gian lợn nái mang thai và có nguy cơ bị sảy thai, hoặc lợn nai có
tiền sử bị sảy thai thường xuyên ở các lứa đẻ trước đó.
Tác dụng chính là kích thích phát triển và gây biến đổi trong tử cung,
chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh, tạo điều kiện cho phôi và thai phát triển.
Progesterone làm mềm tử cung (Có tác dụng giữ thai nên còn được gọi là
yếu tố trợ thai). Progesteron có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng, tang
cường kích thích tiết sữa, ảnh hướng đến quá trình trao đổi nước và muối
khoáng trong cơ thể.
Oxytocin:
Oxytocin theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “đẻ nhanh”. Là hormone của
động vật có vú, hoạt động như sự dẫn truyền các xung động thần kinh trong


não. Oxytocin kích thích co bóp tử cung để làm giãn cổ tử cung ở lợn nái
trước khi sinh và gây những cơn co bóp ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3.
Tác dụng hỗ trợ lợn nái đẻ khó, do co bóp tử cung yếu.
Tác dụng làm tang tiết sữa của lợn nái sau đẻ.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc sử nghiên cứu và sử dụng kích dục tố đã được tiến hành cách
nhiều năm và đạt hiệu quả tốt trong việc kích thích động dục, rụng trứng,
tang tỷ lệ thụ thai ở lợn.
Năm 1974 tại nông trại An Khánh tiêm huyết thanh ngựa chửa (HTNC)
cho 14 nái hậu bị chậm động dục (với liều lượng 20 đvc/kg) gây động dục
100%, thụ thai 64,30% - 75% và 21 nái phối giống nhiều lần không thụ thai
kết quả 52,4% nái động dục, tỷ lệ thụ thai đạt 80% (Lê Xuân Cương, 1986)

[1].
Lê Văn Thọ và cs, (1979) [13] cho biết: năm 1975 – 1976, trại lợn
ngoại Phú Lãm (Hà Sơn Bình) sử dụng kích dục tố tiêm lợn Đại Bạch vô
sinh cũng đạt kết quả tốt.Tiêm HTNC cho 9 nái tơ chậm động dục, số nái
động dục là 81,8% tỷ lệ thụ thai đạt 77,7%.
Lợn nái sinh sản sau khi cai sữa tác động bằng HTNC và HCG +
HTNC đã cho kết quả là: tỷ lệ động dục đạt từ 62 – 75% thời gian gian suất
hiện động dục sau khi tiêm là 11 - 16 ngày và tỷ lệ thụ thai là 66 – 80%.
Trên đàn lợn nái phối giống nhiều lần không thụ thai, sau khi tiêm
HTNC đã có 55,5% lợn động dục, thời gian suất hiện động dục sau khi tiêm
là 19,1 ngày, tỷ lệ thụ thai đạt 66,6%.
Còn sau khi tiêm HTNC + HCG có 66,6% lợn động dục, tỷ lệ thụ thai
đạt 75,0%.
Ở trại Tràng Duệ (Hải Phòng) sau khi tiêm cho lợn nái, kết quả động
dục đạt 95%, tỷ lệ thụ thai đạt 90%.


Ở trại Đông Á (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tiêm HTNC cho 30 lợn nái
chậm sinh sản. Sau khi tiêm từ 5 – 8 ngày có 80 – 85% lợn nái động dục, tỷ
lệ thụ thai đạt 75 – 77% (Lê Văn Thọ và cs, 1979) [13]
Nguyễn Như Hiển và cs, (1978) [5] khi dùng PMSG dạng đông khô
tiêm cho 140 nái cơ bản sau khi tiêm 10 ngày đã có 74,9% lợn động dục và
khi dùng kích tố HTNC dạng lỏng tiêm cho 542 nái sau khi cai sữa có 76,5%
lợn động dục trong vòng 10 ngày, tỷ lệ thu thai đạt 93,6% (tại trại lợn Dân
Quyền – Triệu Sơn)
Đinh Hoàng Căn (1976) tại công ty gia súc Hài Nam Ninh dùng PMSG
tiêm cho 150 con lợn cái tỷ lệ động dục đạt 75 – 85% thụ thai ở chu kỳ I là
80%.
Lê Xuân Cương, Lê Quang Phiệt, Đỗ Kim Liên, đã tiến hành tiêm
PMSG trên đàn lợn ngoại quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh, ở đàn lợn

cái tơ sau khi tiêm 4 – 7 ngày thì xuất hiện động dục tỷ lệ thụ thai đạt 75 –
87% còn đàn lợn nái sinh sản động dục trở lại sau khi tiêm 1 – 3 ngày kết
quả phối giống thụ thai đạt 86 – 92%. (Lê Xuân Cương, 1986) [1].
Nguyễn Mạnh Hà (1997) [3], tiêm kích dục tố HTNC với liều 15
đvc/kg P cho 11 lợn nái tơ chậm động dục và 14 lợn nái sinh sản sau khi tách
con trên 15 ngày chưa động dục trở lại thì thu được kết quả như sau: ở đàn
lợn nái tơ có 81,82% lợn cái động duc, tỷ lệ thụ thai 77,78%. Đàn nái sinh
sản có 85,71% nái động dục trở lại, tỷ lệ thụ thai đạt 91,66%.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà, Phan Văn Kiểm,
Nguyễn Khánh Quắc (2005) [4] tiến hành thí nghiệm tiêm PMSG cho 109
lợn nái tơ chậm động dục, tỷ lệ động dục là 85,52% (với liều là 15 đvc/kg P).
1.2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tình trạng chậm sinh ở lợn nái là một vấn đề bức thiết đối với nhiều
nhà chăn nuôi trên thế giới, nó ảnh hưởng tới sự sinh sản của lợn nái và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh tế trong ngành chăn nuôi. Do đó nhiều


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, chăn nuôi lợn rừng đang phát triển ở nhiều nơi và trở thành
một hướng phát triển kinh tế cho bà con nông dân. Trong chăn nuôi lợn rừng,
nhiều người chăn nuôi đang gặp vấn đề sinh sản của lợn nái như lợn nái
chậm động dục, động dục nhưng phối giống không đạt, hoặc phối đạt nhưng
đẻ ít con… Hiện tượng này thường gặp đối với những người nuôi lợn rừng
của Việt Nam hoặc lợn nái lai giữa lợn rừng Việt Nam với lợn địa phương
miền núi.
Thông thường, trong tự nhiên lợn rừng thường động dục từ tháng 11
năm trước đến tháng 1 năm sau. Mỗi lần động dục chỉ đẻ 5 - 6 con, Chính
hiện tượng này đã làm cho nhiều người không thể phát triển chăn nuôi lợn

rừng của Việt Nam được. Trên thực tế, lợn rừng nhập từ Thái Lan ít gặp
những trở ngại về sinh sản hơn so với lợn rừng Việt Nam. Có nhiều thông tin
cho rằng, lợn rừng Thái Lan đã được cải tiến nhiều về khả năng sinh sản.
Nhưng sản phẩm thịt của lợn rừng Thái Lan ở một góc độ nào đó vẫn chưa
thực sự hấp dẫn người tiêu dùng như lợn rừng Việt Nam.
Xuất phát từ vấn đề đó, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Ứng
dụng kích dục tố trong chăn nuôi lợn rừng sinh sản tại Chi nhánh
NC&PT động thực vật bản địa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được việc sử dụng kích dục tố để nâng cao sức sản xuất của lợn
nái rừng, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng, tạo tiền đề phát
triển chăn nuôi lợn rừng cho người dân khu vực miền núi.
- Rèn luyện được tay nghề sau khi đã học xong lý thuyết.
1.3 Ý nghĩa của đề tài


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Lợn nái rừng (Lợn nái rừng lai F1 (Đực rừng x nái ĐP)).
3.2 Điạ điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: Đề tài được tiến hành triển khai tại Chi nhánh nghiên cứu và
phát triển động thực vật bản địa (Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa)
Thời gian: Từ 15/12/2014 đến 24/05/2015.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Công tác phục vụ sản xuất
- Nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn đực, nái chờ phối và chửa kỳ I; lợn
thương phẩm.
- Công tác phòng trị bệnh cho đàn lợn đực và nái sinh sản tại Chi
nhánh Nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa.

3.3.2 Chuyên đề nghiên cứu
Tiến hành chuyên đề nghiên cứu: “Ứng dụng kích dục tố trong chăn
nuôi lợn rừng sinh sản tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa”.
Bao gồm:
(1) Ảnh hưởng của việc sử dụng kích dục tố đến một số chỉ tiêu sinh lý sinh
dục của lợn nái như tỷ lệ động dục, thời gian động dục trở lại của lợn nái
sau cai sữa, số con đẻ/lứa…
(2) Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng kích dục tố trong chăn nuôi lợn rừng
nái sinh sản.

3.3 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu


− Thí nghiệm tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo
đồng đều các yếu tố về giống, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sinh sản các lứa
trước đó, chăm sóc nuôi dưỡng…
− Thí nghiệm được phân thành 2 lô:
Lô thí nghiệm (TN): Lợn nái sau khi tách con được tiêm kích dục tố,
bao gồm:
Hormone Prostagladin: 1ml;
Hormone Gonadotropin + Oestradiol: 4 ml
Vitamin ADE: 4 ml
Lô đối chứng (ĐC): Không tiêm kích dục tố
− Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
STT

Diễn giải

ĐVT


Lô TN

Lô ĐC

1

Số lợn nái theo dõi

Con

10

10

2

Giống lợn nái

Lợn rừng

Lợn rừng

3

Lứa đẻ

3-5

3-5


4

Phương thức nuôi

Nuôi nhốt

Nuôi nhốt

5

Yếu tố thí nghiệm

Tiêm kích dục tố

Không tiêm

− Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái:
Chuồng trại: nhốt mỗi con nái vào một ô chuồng, hàng ngày vệ sinh
sạch sẽ chuồng nuôi (hót phân, rửa chuồng).
+ Nuôi dưỡng:
- Thức ăn: ngô, cám gạo/cám mỳ, thức ăn đậm đặc, muối, thân lá
cây chuối, cỏ voi, thân cây ngô…
- Lượng thức ăn:
Giai đoạn chờ phối: Ngày cai sữa không cho ăn. Những ngày tiếp theo
cho ăn với lượng thức ăn tinh là 1,2 kg/con/ngày + 2 kg thân lá ngô non hoặc


cây chuối). Khi lợn nái động dục giảm lượng thức ăn xuống còn 0,6 kg thức
ăn tinh + 2 kg thân lá cây ngô non hoặc thân lá chuối.

Chửa kỳ I: Cho ăn 0,6 kg thức ăn tinh (0,42 kg ngô + 0,12 kg cám mỳ +
0,06 kg đậm đặc + 6 g muối ăn) + thức ăn xanh: 2 kg thân lá cây chuối/ cỏ
voi/cây ngô (1kg/con/bữa)
Chửa kỳ II: Cho ăn 1,0 kg thức ăn tinh (0,7 kg ngô + 0,2 kg cám mỳ +
0,1 kg đậm đặc + 10 g muối ăn) + thức ăn xanh: 2 kg thân lá cây chuối/ cỏ
voi/cây ngô (1kg/con/bữa).
Chú ý: Nếu lợn nái quá gầy, yếu nên cho ăn thêm khoảng 0,3 kg thức ăn
tinh/ngày (0,15 kg/bữa).
- Chế biến thức ăn:
Thức ăn tinh nấu chín, pha loãng cho ăn trước khi cho ăn thức ăn thô
xanh.
Thức ăn xanh: Thái nhỏ, cho ăn sống.
- Cách cho ăn: Thức ăn tinh hòa loãng, trộn thức ăn xanh cho ăn
ngày 2 bữa (sáng: từ 9-10 giờ; chiều: từ 16-17 giờ).
− Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn thí nghiệm.
Tiêm phòng và phòng trị ký sinh trùng:
- Vaccine dịch tả: Tiêm ngày chửa thứ 70.
- Vaccine FMD: Tiêm ngày chửa thứ 84
- Vaccine PRRS: Tiêm toàn đàn một năm 2 lần (tháng 4 và tháng
10). Đối tượng: lợn nái chửa tuần 1 – 11, lợn nái đẻ, cai sữa. Lợn
nái chửa tuần 12-16 không tiêm mà sẽ tiêm khi đẻ 1 tuần trở ra.
- Vaccine Farrowsure: Nếu chưa tiêm trước khi cai sữa 7 ngày, thì
tiêm lúc chửa 90 ngày.
- Phòng nội ngoại ký sinh trùng: Tiêm hanmectin vào ngày chửa
thứ 100 – 105.
− Phương pháp tiêm kích dục tố cho lợn:
- Dụng cụ: sử dụng xi lanh sắt. Kim tiêm: dùng mũi kim 16 dài.



×