Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “Học đi đôi với hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.54 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
“HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” VẬN DỤNG NÓI CHUNG VÀ
SINH VIÊN BÁCH KHOA HÀ
NỘI NÓI RIÊNG

GVHD :
SINH VIÊN :

BÁCH KHOA HÀ NỘI -2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ” - VẬN DỤNG NÓI
CHUNG VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NÓI RIÊNG

GVHD :
SINH VIÊN

BÁCH KHOA HÀ NỘI-2011

2


PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU


Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “Học đi đôi với hành”
Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật kiệt xuất của thế kỷ 20, từ
buổi khai sinh cho đến phút cuối cùng, Người đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng, vì quyền lợi của dân tộc và nhân dân Việt Nam. Trong diễn
văn truy điệu Người do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc có đoạn viết: “Non
sông Việt Nam đã sinh ra Người, Người làm rạng rỡ non sông ta, nhân dân ta, tổ
quốc ta,…”. Người thật xứng đáng với danh hiệu Danh nhân văn hóa thế giới, anh
hùng giải phóng dân tộc.
Người đã để lại cho dân tộc ta một kho tư liệu quý về lý luận cũng như thực tiễn
cách mạng do chính người đã thực hiện.
Trong suốt cuộc đời cách mạng, Người đã phấn đấu vì một đất nước Việt Nam
thoát khỏi nô lệ lầm than, áp bức, bóc lột và bất công. Trong bản Tuyên ngôn độc
lập đọc ngày 02/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Người đã tuyên bố với thế
giới rằng “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ quyền sống,
quyền mưu cầu hạnh phúc, không ai có thể xâm phạm”.
Khi đất nước giành được độc lập tự do, Người lại chăm lo để “Ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành”. Người nói: “Có độc lập tự do mà dân đói, dân rét
thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì”.
Khi còn sống và làm việc, ngoài việc lo cho dân nói chung, Bác còn dành sự quan
tâm đặc biệt đến các cụ già và em nhỏ.
Bác quan tâm đến các đoàn thể như Hội phụ lão, phụ nữ, nông dân, công nhân,
thanh niên, thiếu niên (thiếu niên Bác dạy 5 điều, quân đội, công an Bác dạy 6
điều). Đối với thanh niên Bác dạy rằng: “Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm
nên”.
Bác chăm lo phát triển mọi ngành, mọi hoạt động như y tế, giáo dục, tài chính, du
lịch, hải sản, thủy lợi,…
Bác dạy: “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì
phải hết sức tránh”.
3



Bác dạy người cán bộ cách mạng phải là công bộc của dân, không được quan liêu
hách dịch. Người cán bộ phải lo tu dưỡng đạo đức cách mạng và không ngừng học
tập để nâng cao trình độ để “vừa hồng vừa chuyên”. Bởi vì, theo Bác lý luận đi đôi
với thực tiễn: Thực tiễn mà không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng, lý
luận mà không có thực tiễn là lý luận suông; học phải đi đôi với hành và là cán bộ
phải luôn tu dưỡng rèn luyện vì “đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi
xuống, mà phải tu dưỡng bền bĩ hàng ngày cũng như “ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”.
Người luôn chăm lo sự nghiệp trồng người là vì Người đã nhận thấy: Muốn có Chủ
nghĩa xã hội phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa; vì sự nghiệp 10 năm
trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người. Người còn chỉ ra rằng: Con người là
gốc của mọi công việc, người tốt thì việc tốt, người xấu thì việc xấu.
Trong công tác xây dựng Đảng, Người nói: Vào Đảng không phải để thăng quan
tiến chức, hưởng bổng lộc, mà phải phấn đấu cho sự nghiệp của Đảng; đặt lợi ích
của Đảng, của dân lên trên hết.
Dù bận trăm công việc, xong Bác luôn xuống cơ sở, dành tình cảm cho mọi người:
Bác đến thăm các đơn vị bộ đội, trường học, bệnh viện, nhà máy, công trường,
đồng ruộng.
Bác thương đồng bào miền Nam ruột thịt chưa được giải phóng, Bác nói: “Một
ngày đồng bào miền Nam chưa được giải phóng thì tôi ăn không ngon, ngủ không
yên”; miền Nam là máu - máu Việt Nam, là thịt - thịt Việt Nam, miền Nam luôn
trong trái tim Bác.
Bác coi nhân dân Việt Nam là ruột thịt, là đồng bào phải thương yêu đoàn kết giữa
54 dân tộc anh em. Đất nước còn nghèo nhân dân phải tích cực tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm. Vì theo Bác tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, đặc biệt
cán bộ nhà nước phải: “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư,…”.
Có thể nói rằng có đến hàng ngàn vạn lời dạy của Bác đối với chúng ta, trước khi
qua đời Người đã để lại bản di chúc quý giá cho Đảng, Nhà nước và dân tộc, nhân
dân ta.

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước Đảng ta đã ghi “Lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng, như sợi chỉ đỏ
4


xuyên suốt”. Do đó, việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, có ý nghĩa vô cùng to lớn, và tầm quan trọng
đặc biệt trong suốt quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt,
cũng như trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội còn nhiều chông gai, sóng gió mà
nhân dân Việt Nam phải trải qua. Nó không chỉ có ý nghĩa tác dụng to lớn đối với
cả nước nói chung mà ngay cả trong từng ngành, từng địa phương, đơn vị, và trong
từng người dân Việt Nam.
Qua 4 năm học tập và hơn thế nữa là suốt cuộc đời của mỗi chúng ta, từ buổi còn
là học sinh, thiếu niên, và khi đã đi làm việc, đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Việt Nam chúng ta luôn phấn đấu, khắc phục khó khăn gian khổ, hy sinh để cống
hiến sức mình cho sự nghiệp chung vì đã được mái trường xã hội chủ nghĩa giáo
dục, nghe và làm theo lời dạy của Bác Hồ.
Tôi nhận thức rằng tất cả những lời nói, bài viết của Bác đều có tác dụng rất thiết
thực, việc gì cũng vậy nếu làm theo lời Bác sẽ đem lại kết quả. Do đó, lĩnh vực nào
cũng có sức sống bất diệt, mà khẩu hiệu đã nêu:
-

Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư;

-

Đảng viên đi trước, làng nước theo sau;

Là cán bộ đảng viên phải chung tay lo công việc nước nhà chớ nên “ăn cỗ
đi trước, lội nước theo sau”;

-

Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong;

-

Người cán bộ phải vừa hồng vừa chuyên;

-

Phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân;

-

Chống quan liêu, tham ô;

công;
-

Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta,…
5


Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng được kết tinh từ truyền thống cha ông và
những tiến bộ thế giới. Do đó, việc học tập và làm theo Người là việc làm đem lại
những điều tốt đẹp, những lợi ích cho từng cá nhân, tổ chức, đoàn thể,… Vì vậy,
chúng ta cần tiếp tục phát huy những ưu điểm, những điều Bác dạy đã học được, ra
sức khắc phục những yếu điểm thực sự phê và tự phê để trờ thành người tốt. Ra
sức tu dưỡng rèn luyện để giữ vững phẩm chất đạo đức của người cán bộ đảng viên

để thực sự là người đầy tớ, công bộc của nhân dân.
Ra sức học tập và làm theo Bác về mọi lĩnh vực: Tôn trọng quần chúng, chí công
vô tư, cần kiệm liêm chính, nói ít làm nhiều nâng cao năng lực lãnh đạo để lãnh
đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, nhìn chung đã tạo ra
sự chuyển biến tốt về mặt nhận thức; trong nhiều ngành, địa phương, đơn vị và cá
nhân đã thực sự làm theo lời Bác. Đã đem lại kết quả tốt, tạo ra sự tiến bộ, công
bằng, tạo tiền đề cho việc học tập và làm theo lời Bác trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, mỗi tổ chức, cơ quan đơn vị và đặc biệt học sinh sinh viên phải có kế
hoạch chương trình công tác cụ thể, thiết thực nhằm biến những lời dạy của Bác
thành kết quả cụ thể, phải có kiểm tra, sơ kết hàng năm trên cơ sở đánh giá kết quả
hàng tháng, hàng quý, nêu gương, khen thưởng cho những kết quả, thắng lợi mà
mỗi tập thể, cá nhân phấn đấu đạt được.
Thiết nghĩ những lời nói, bài viết, bài phát biểu của Bác đã được biên soạn thành
sách, thành giáo trình rất dễ hiểu; vấn đề còn lại là chúng ta phải thực hành và làm
theo chính câu nói của Bác “Học đi đôi với hành” và “nói ít làm nhiều” như các
khẩu hiệu hành động của chúng ta hàng ngày. Được như vậy, trong cõi vĩnh hằng
chắc chắn Bác của chúng ta sẽ vui.

6


PHẦN HAI : NỘI DUNG
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “học đi đôi với hành ’’
2.1.1 Cơ sở lĩ luận –tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn
Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư
tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm
ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”,
“Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với
nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế . Dù nói “đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp”
nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có
liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” . Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi
đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh
nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn
liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý
luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý
luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới
bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người
ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh
nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý
luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm
kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên “chỉ bo bo giữ
lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành
cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của
cách mạng” . Những cán bộ ấy quên rằng, “kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng
cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh
7


nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ” . Thực chất là
họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có
vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ

phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng
túng như nhắm mắt mà đi” . “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò
trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” . Làm mò mẫm chính là biểu hiện
của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh
nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên
không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể
hiểu được bản chất những vấn đề thực tiên mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng
được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng
thì cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp
chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh
lý luận suông, tức bệnh giáo điều. Người khẳng định, “Lý luận cũng như cái tên
(hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để hắn. Có tên mà không bắn, hoặc
bắn lung tung, cũng như không có tên” . Như vậy cũng có nghĩa là lý luận suông,
lý luận sách vở thuần túy. “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận
mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn,
hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái
hòm đựng sách”. Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực
tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo điều. Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa
đính thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ thực tiễn, đóng vai trò soi
đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn. Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì
phải phù hợp điều kiện thực tiễn. Rõ ràng, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở
Hồ Chí Minh phải được hiểu là, thực tiễn – lý luận, lý luận – thực tiễn luôn hòa
quyện, thống nhất với nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát
triển.
Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm chuyên khảo về sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, nhưng ở nhiều bài viết, bài nói Người luôn luôn đề cập tới
nguyên tắc cơ bản này bằng nhiều cách nói, cách viết, cách diễn đạt khác nhau
nhằm giúp cán bộ, đảng và quần chúng nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng. Cả
cuộc đời của Người là tấm gương sáng về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất

8


giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những biểu hiện sinh động ấy là, trong hoạt
động cách mạng Người luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với
nhân dân. Trong khoảng 10 năm từ 1955 – 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện trên
700 lượt đi thăm, tiếp xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông
dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh
niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường học… Như vậy, mỗi năm có
tới hơn 70 lần xuống cơ sở, gặp gỡ tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Điều này đủ
thấy Hồ Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát với cơ sở, thực tế như thế nào.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên rằng, quán triệt tốt nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục
bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để làm tốt điều này thì một mặt, phải ra sức
học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, phải
có phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ
với thực tế. Nếu không, chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải
bệnh giáo điều, bệnh sách vở. Người chỉ rõ, “lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách
học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận,
chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế. Điều quan trọng nữa theo
Người là phải thống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa Lênin. Khi còn sống
Người luôn phê phán kiểu học học thuộc lòng chủ nghĩa Mác- Lênin, “học sách vở
Mác – Lênin nhưng không học tinh thần Mác – Lênin”. Đó là học theo kiểu “mượn
những lời của Mác, Lênin dễ làm cho người ta lầm lẫn”. Theo Hồ Chí Minh, học
tập chủ nghĩa Mác – Lênin là “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, học
tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng
lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực
tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học
tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là
học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách

sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm”. Hồ Chí Minh cũng
căn dặn cán bộ, đảng viên “học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ
không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau
này đưa ra mặc cả với Đảng”. Như vậy, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin không phải
vì chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng không phải vì học tập thuần túy, càng không phải
học tập vì mục đích cá nhân nhằm có cái để mặc cả với tổ chức. Học tập trước hết
là để làm người, rồi mới làm cán bộ và phụng sự Tổ quốc, nhân dân, giai cấp. Cho
9


nên người cán bộ, đảng viên phải có thái độ học tập đúng đắn mới có thể khắc
phục được bệnh giáo điều trong nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư
tưởng này của Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực
tiễn đối với chúng ta. Người cũng lưu ý rằng, không nên coi chủ nghĩa Mác –
Lênin là kinh thánh, là những công thức có sẵn, cứng nhắc. Có như vậy thì việc
nghiên cứu, học tập vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin mới có hiệu quả. Cùng với
việc chống giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác – Lênin thì còn phải chống giáo
điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước khác, ngành khác.
Người căn dặn cán bộ, đảng viên: “Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc
mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng,
là phạm chủ nghĩa giáo điều . Để chống cả hai loại giáo điều này, theo Hồ Chí
Minh thì biện pháp cơ bản là phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước nhà.
Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn cách mạng, khi vận
dụng kinh nghiệm và lý luận phải xuất phát từ thực tiễn nước nhà. Người cũng
nhấn mạnh rằng, cùng với việc chống bệnh giáo điều thì phải đề phòng, ngăn ngừa
chủ nghĩa xét lại. Bởi lẽ, nếu không có quan điểm đúng đắn trong việc quán triệt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì người ta dễ nhấn mạnh thái quá
những đặc điểm dân tộc để phủ nhận những giá trị phổ biến của chủ nghĩa Mác –
Lênin. “Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến
của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm

nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại. Đồng thời, Người còn nhắc nhở cán bộ, đảng
viên phải biết dùng lý luận đã học được để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả công tác. “… công việc gì bất kỳ thành công hoặc thất bại,
chúng ta cần nghiên cứu cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ
là cái chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”. Người còn
nhấn mạnh ” …cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại
đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ dồi dào thêm”
. Đó chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để bổ
sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Làm được như vậy cũng có nghĩa là làm cho lý
luận cần được “bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh
động”. Đồng thời, thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận
mới. Cứ như vậy, lý luận luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển bởi những kết
luận mới được rút ra từ tổng kết thực tiễn. Còn thực tiễn luôn được chỉ đạo, soi
đường dẫn dắt bởi lý luận đã được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới.
10


Đây là biểu hiện sinh động của việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn ở Hồ Chí Minh. “Làm như thế theo Người là tổng kết để làm cho nhận
thức của chúng ta đối với các vấn đề đó được nâng cao hơn và công tác có kết quả
hơn”.
Kết luận: lí luận và thực tiễn thỗng nhất với nhau có quan hệ biện chứng với nhau.
2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “học đi đôi với hành” .
Có thể nói rằng học đi đôi với hành là biểu hiện rõ nhất cho cơ sở thống
nhất giữa lí luận và thực tiễn và quan hệ biện chứng giữa chúng .
Làm thế nào để học có hiệu quả thì Bác có nói là phải thực tế nhiều ,phải vào thực
tế thì việc học mới có ý nghía và thấy cần phải học.
“Trăm hay không bằng tay quen” người xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay
không bằng thực hành giỏi điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực
hành trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ

chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết
và thực hành được hiểu khác hơn học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách
rưòi nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà
không học thì hành không trôi chảy”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.
Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu
kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong
các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi
trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu
biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức
cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía
cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến
thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể
tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa
là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp
11


thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học
mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo
hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ttrong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi
học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê.
Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được
đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở
ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi
chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó
“hành“ mà không “học”.
Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái

gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường,
không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới
lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có
giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học - học ở
nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một
ngày đàng học một sàng khôn”.
Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ
học tập nghiêm túc, không học qua loa, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe
thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài
mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải
kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô
truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.
Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó
trong thực tế. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục
của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía
lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình, em sẽ cố
gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng
tiến bộ hơn.
2.2 Vận dụng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “học đi
đôi với hành”.
2.2.1 Vận dụng nói chung .
12


Học phải đi đôi với hành, giáo dục phải gắn với thực tiễn.
Bác Hồ đã dạy: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý
luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để
bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt
để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô
ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành…”. Lời nói đi đôi

với việc làm là một trong những tư tưởng nổi bật, hành động tiêu biểu mà Bác Hồ
là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo,
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì giáo dục phải làm sao để thế hệ trẻ trở
thành đội quân xung kích đi vào khoa học công nghệ mới. Tuy nhiên, giáo dục của
ta vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của thời đại. Học sinh vẫn học theo kiểu “bị
động”, tức là thầy dạy gì trò chỉ học nấy, có khi thầy dạy mười trò chỉ biết một.
Hơn nữa, cơ sở vật chất của chúng ta còn nghèo, chưa đủ để học sinh có thể tự
mình học. Thư viện thì lèo tèo vài cuốn sách, máy tính thì chưa phổ biến rộng rãi
(nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa). Internet cũng là một thứ “xa xỉ”.
Trong khi, mỗi môn học cần phải có những thiết bị chuyên dụng để thực hành thì
học sinh chỉ được chiêm ngưỡng nó qua những tấm ảnh hoặc qua những vật dụng
trong tủ kính thư viện nhà trường; thiếu liên hệ thực tế với công việc sau này nên
nó mông lung. Nội dung sách giáo khoa thì quá nặng, không chỉ ở chương trình
phổ thông mà cả bậc học khác. TS. Vũ Quang Việt cho biết: Thời gian học 4 năm ở
lớp tại Việt Nam là 2.183 giờ so với 1.380 giờ ở Mỹ. Như vậy chương trình ở Việt
Nam dài hơn gần 60%. Điều này có thể là do thiếu sách vở, nên thầy phải vào lớp
đọc cho sinh viên chép hoặc là quán tính từ quá khứ để lại. Với thời gian ngồi lớp
như vậy, sinh viên sẽ còn ít thì giờ để tự học, nghiên cứu.
Muhammad Yunus- ông chủ nhà băng của người nghèo nổi tiếng nhờ sáng lập
Grameen Bank năm 1983 ở Bangladesh tuyên bố: “Giáo dục cần phải gắn kết với
cuộc sống, với thực nghiệm và với hành động...”; “Trong khi cuộc sống luôn thay
đổi, giáo dục phải đi trước và không phân phát những kiến thức cũ cho người dân.
Giáo dục là phải mang đến những kiến thức tương lai, chỉ cho người dân hướng đi
tới đó”. Nhiệm vụ của công tác giáo dục nước ta hiện nay là xây dựng con người
mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, giáo dục phải đáp ứng tất
cả những kỹ năng cơ bản cần thiết, phải có ích cho cuộc sống sau này.
13


Với phương châm “giáo dục tức là cuộc sống”, “nhà trường là xã hội”, “lấy học

sinh làm trung tâm” học bắt đầu từ làm. “Nhà trường mới phải là nhà trường gắn
bó mật thiết với cuộc sống, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các loại
hình lao động sản xuất công- nông- lâm- ngư nghiệp và lao động tự phục vụ. Lấy
định hướng phát triển năng lực làm định hướng cho việc truyền thụ kiến thức.
Chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, sang dạy học về tổ chức các
hành động học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, đánh
thức khả năng tư duy của cả thầy và trò, làm cho giáo dục thích ứng với sự phát
triển đa dạng của kinh tế- xã hội hiện đại. Giáo dục còn phải coi trọng kỹ năng
thực hành, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên.
Mỗi học sinh phải nắm được lý thuyết, lý luận để ứng dụng kiến thức thực tiễn đời
sống. Dân gian cũng có câu: “Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà
không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Học ở
đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do
thầy truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải
học, sự học rất mênh mông bao la, không có giới hạn cho nên ta phải học tập
không ngừng dù ở lứa tuổi nào cũng phải học- học ở nhà trường, gia đình, xã hội;
học thầy, học bạn, học ở mọi nơi mọi chốn. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến
thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới
được nâng cao. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lý, phương châm giáo dục
của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta.
Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao
năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề; đẩy mạnh phong trào học tập
trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực
hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện
phương châm “học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn với xã hội.
2.2.2 Vận dụng với sinh viên Bách Khoa Hà Nội.


14


Vì đặc thù lá sinh viên một trường đại học kĩ thuật như đại học Bách Khoa
Hà Nội thì việc thực hiện học tập gắn liền với thực tế là điều đầu tiên chúng ta phải
xác định.Chúng ta biết rằng khoa học kĩ thuật là từ thực tế mà ra ,không thể tự
nhiện các nhà khoa học lại ngồi trong một căn phòng với đầy đủ giấy bút mà nghĩ
ra hàng vạn lĩ thuyết có ứng dụng như thế được.Rồi sau này khi chúng ta ra trường
thì mới thây thực hành quan trọng.Việc một kĩ sư giỏi phải đánh giá trên cả hải mặt
đó là lĩ thuyết và khả năng thực hành.
Việc bộ giáo dục đào tạo đưa vào môn học tư tường Hồ Chí Minh là một điều vô
cùng quan trọng trong nền giáo dục hiện nay.Nó không những làm cho sinh viên
yêu nước hơn mà từ đó tu dưỡng rèn luyện theo tấm gương của Bác .Những lời
Bác dạy đó như là bước đi đúng đắn để có được thành công . Bác nói “Thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà
không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” đây là một chân lí mà biểu hiện
của nó rõ nhất là “học đi đôi với hành”
Vậy chỉ có lí thuyế không thi điều đó chỉ là mù quáng ,khi đó lí thuyết chỉ là nhưng
môn học để có thôi ,không có ý nghĩa gì .Nhưng nhờ những buổi đi thực tế ,buổi đi
thực tập ,đi thực hành thì lí thuyết biểu hiện rõ hơn bao giờ hết ,làm cho lí thuyết
có ý nghĩa có tác dụng.
Ai ai gần như cũng hiểu ,gần như cũng rõ học đi đôi với hành như là một chân lí ,
một cách thức học tập đúng đắn nhất .Như ng phải nói rằng để sở hữu nó thì
không phải chuyện dễ dàng gì .Để có được nó thì cần có cả một niềm say mê học
tập và quyết tâm lớn . Trường ta đã xây dững được một thương hiệu lớn nhưng để
mãi giữ được nó thì cần sự cố gắng trong mọi mặt : tổ chức , giảng dạy…Nhưng
quan trọng nhất vẫn là nhân vật trung tâm là sinh viên .Hiện nay chúng ta đang là
nhưng chủ nhân tương lai của đất nước hãy cố gắng lao động học tập đề sau náy

xây dựng đất nước giàu mạnh hơn , sánh vai với các cường quốc năm châu như
tâm nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh .
Mọi sinh viên của trường Bách Khoa hay cố gắng quyết tâm học tập theo tâm
gương của Bác Hồ đề sàu nay là nhưng chủ nhân tương lai của đất nước!

15


PHÂN BA : KẾT LUẬN
“Nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn” - tư duy, phong cách, tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Nếu nói nhiều, làm ít, hoặc nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo
thì giá trị đạo đức đó bị xem thường, thiếu niềm tin. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí
Minh đã giáo dục cho mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều này
một cách nghiêm túc và đẩy đủ nhất.
Trong giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên Người nói: Nếu cán bộ,
đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí thì khác nào “trống đánh xuôi, kèn
thổi ngược”, như vậy thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm được cách
mạng; đối với cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, Người dạy “quân lệnh như sơn”
nghĩa là lệnh cấp trên đã ra thì vô luận thế nào cũng phải thi hành; trong gia đình
lời nói, việc làm mẫu mực của cha mẹ có ảnh hưởng giáo dục rất quan trọng đối
với các con, của anh chị đối với các em; trong nhà trường là tấm gương của thầy,
cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể đó là tấm gương của những người
phụ trách, lãnh đạo cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội đó là tấm gương của
người này đối với người khác, v.v... Sinh thời, Người thường phê phán những cán
bộ, đảng viên nói một đàng, nhưng làm một nẻo, nói không đi đôi với làm, nói
nhiều làm ít, thậm chí nói suông mà không làm. Người nêu kinh nghiệm trong sử
dụng cán bộ: “những người hay khoe khoang công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ
mà làm, tránh việc lớn, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh,
hay công kích, ghen tị với người khác, tự tâng bốc mình, ... những người như thế,

tuy họ làm được việc, cũng không phải là cán bộ tốt”. Theo Người, lời nói đi đôi
với việc làm, học đi đôi với hành là phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Nó thể
hiện lòng trung thực, ngay thẳng, thật thà trong công việc. Người cho rằng, một
cán bộ, đảng viên tốt, khi được giao việc thì phải làm đến nơi đến chốn, tìm mọi
cách khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; tuyệt đối không được “đánh
trống bỏ dùi”, nếu thấy công việc quá sức mình thì phải thỉnh thị báo cáo kịp thời
để cấp trên phân công cho người khác. Người rất quý trọng những cán bộ, đảng
viên có tinh thần thái độ làm việc tận tâm tận lực, ngay thẳng, nói đi liền với làm,
nói ít làm nhiều, cầu thị, không khoe khoang, dấu dốt, không che dấu khuyết điểm,
không chọn việc dễ, tránh việc khó, bất kỳ trong hoàn cảnh nào, lòng dạ không
16


thay đổi. Những cán bộ như thế theo Người dù trong công tác họ có kém một chút
nhưng cũng là cán bộ tốt cần được khuyến khích sử dụng.
Học tập tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20
năm đổi mới, với quan điểm lãnh đạo và đường lối đúng đắn, sáng tạo, quyết tâm
thực hiện bằng được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”, Đảng và Nhà nước đã tạo được bước đột phá về phát triển kinh tế – xã
hội, đất nước đang trên đường thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Kinh tế, chính trị, văn
hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống
nhân dân không ngừng được cải thiện và ngày một nâng cao. Sau khi gia nhập
WTO nước ta sẽ có nhiều cơ hội phát triển phồn thịnh; điều đáng ghi nhận là:
những năm qua học tập phong cách “nói đi đôi với làm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đã thực sự quan tâm đề cao, nhiều
tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... giữa chủ trương đề ra và
biện pháp tổ chức thực hiện có sự thống nhất, quyết tâm cao, phát huy được sáng
kiến, quy tụ được lòng tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong tổ chức thực
hiện, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng dần đi vào cuộc sống. Đã xuất hiện thêm
nhiều giá trị đạo đức mới trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như sự năng động, sáng

tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết tâm vượt khó, quyết chí làm
giàu, đoàn kết giúp nhau cùng phát triển, xây dựng nếp sống trong sạch lành
mạnh...
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, bên cạnh những ưu điểm, thì một trong
những khuyết điểm, yếu kém mà Đảng ta mạnh dạn chỉ ra là: “Năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cấp ủy cấp
trên của nhiều tổ chức cơ sở đảng còn yếu, chưa đủ sức phát hiện, giải quyết những
vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở; có tổ chức cơ sở đảng bị mất sức chiến đấu... cá
biệt có tổ chức cơ sở đảng mờ nhạt, có nơi chỉ tồn tại trên danh nghĩa; một số cấp
ủy, cán bộ đảng viên còn làm theo, ủng hộ cho những việc làm sai trái, vi phạm
pháp luật của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...”. Một thực trạng
đáng buồn hiện nay là: một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về chính
trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; giữa “lời nói không đi đôi với việc làm” gia
trưởng, quan liêu, xa dân, lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng, làm giàu bất
chính. Tệ hại hơn còn có những cán bộ, đảng viên có cương vị lãnh đạo hẳn hoi
17


miệng luôn nói lời cao đạo, giáo huấn, mị dân nhưng tư tưởng và việc làm thì cầu
danh, trục lợi, chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, trên quần chúng, đầu óc
mang nặng tư lợi cá nhân, việc gì có lợi cho mình tìm đủ mọi cách để chiếm đoạt,
việc gì không có lợi thì thờ ơ, lãnh đạm; lợi dụng dân chủ để kéo bè, kết cánh, mưu
toan đấu đá, thanh lọc lẫn nhau làm rối loạn kỷ cương... đã đem lại không ít những
vấn đề làm cho toàn xã hội và chúng tap hải băn khoăn lo lắng.
Hiện nay, toàn Đảng đang quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 6, khóa X của Đảng gắn với việc “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thiết nghĩ rằng, đối với mỗi tổ chức Đảng khi nghị
quyết việc gì phải được bàn bạc thống nhất trong tập thể, cân nhắc thận trọng. Khi
đã ra Nghị quyết rồi thì phải kiên quyết thi hành, đảng viên trong chi bộ phải

nghiêm túc thực hiện, nếu cố tình làm sai nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng
phải chịu kỷ luật; mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở bất cứ điều kiện
hoàn cảnh nào cũng cần phải tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần sáng
tạo, có năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài
sản của tập thể, của nhân dân, không xa hoa, lãng phí, không phô trương hình thức;
kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, chạy theo danh vọng, địa
vị, tiền tài; lạm dụng chức quyền để chiếm đoạt của công, thu vén cho cá nhân, gia
đình. Ở bất cứ cương vị lãnh đạo nào khi làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì
nhân dân, phải đề cao trách nhiệm không tham lam, vụ lợi, khắc phục thói vô cảm,
lãnh đạm, thờ ơ trước khó khăn, bức xúc của nhân dân, hướng mọi suy nghĩ và
hành động của mình vào việc lo cho dân, giúp dỡ dân, học hỏi dân, thấu hiểu tâm
tư nguyện vọng của nhân dân, đồng thời cũng phải biết làm cho dân hiểu, dân tin,
rèn luyện tác phong quần chúng trong sinh hoạt; sống có trước có sau, trong sạch,
giản dị, khiêm tốn, chính trực, vượt qua những cám dỗ, ham muốn tầm thường về
vật chất cũng như danh vị, chức, quyền... có như vậy cán bộ, đảng viên chúng ta
mới thật sự là “công bộc của dân”, xứng đáng với sự tin cậy yêu mến của nhân
dân.
Sinh viên ngay lúc này chúng ta hay cố gắng rèn luyện “học đi đôi với hành”
không muộn một chút nào hết nếu ta có quyết tâm.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
5


BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA CÔ HÀ THỊ DÁNG
HƯƠNG –GVHD
GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH –NXB CHÍNH TRỊ QUỐC
GIA 2009
BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH- BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -2007
HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP
MỘT SỐ TRANG WEB MẠNG

19


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỘT : MỜ ĐẦU
------------------------------------------------------------------2
PHẦN HAI : NỘI DUNG----------------------------------------------------------------6
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “học đi đôi với hành”.
2.1.1 Cơ sở lí luận-tư tương Hồ Chí Minh thống nhất giữa lí luận với thực
tiễn.---------------------------------------------------------------------------------6
2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “học đi đôi với hành”.------------------------10
2.2 Vận dụng học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “học đi đôi
với hành”-----------------------------------------------------------------------------11
2.2.1 Vận dụng nói chung .---------------------------------------------------------11
2.2.2 Vận dụng với sinh viên Bách Khoa Hà Nội.------------------------------13
PHẦN BA : KÊT LUẬN----------------------------------------------------------------15
TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------------------------------------18
MỤC LỤC----------------------------------------------------------------------------------19

HẾT


20



×